Stalin. Sự trở lại

Bí mật về những ngày cuối cùng của cuộc đời nhà lãnh đạo

 

Joseph Stalin không còn sống cùng chúng ta đã bao nhiêu năm. Nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa nhận thức hết được tầm vĩ đại nhân cách của ông, chưa hiểu hết nguồn cảm hứng sáng tạo của ông, chưa hiểu được sức mạnh của ông.

Việc Stalin qua đời vẫn thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu. Nhiều ý kiến ​​cho rằng ông không còn trẻ và cái chết đến tự nhiên. Các vĩ nhân luôn luôn ra đi không đúng lúc. Điều đó đã xảy ra với Stalin. Là một người mang tinh thần Chính thống giáo, ông có lẽ đã đối xử với cái chết một cách bình tĩnh, với sự kỳ vọng và muốn tổng kết những kết quả nhất định của cuộc đời trần thế. Nhưng ông không có thời gian.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng Stalin đã bị sát hại. Nikolai Dobryukha cùng với Abdurakhman Avtorkhanov nói rằng Lavrenty Beria đứng sau hành động đáng hổ thẹn này, Yuri Mukhin chứng minh rằng Nikita Khrushchev đã làm điều đó. Các tác giả của những cuốn sách, gần 50 cuốn viết như vậy, họ thường xem xét các sự kiện giống nhau, cố gắng tái tạo một kịch bản những sự kiện. Câu chuyện về những ngày cuối đời Stalin được người đọc chú ý đến cũng là một bản tái hiện có thể bị chỉ trích, nhưng một tuyển tập đầy đủ hơn, tiểu sử chính trị và cá nhân của Stalin (bao gồm các sự kiện trong những ngày cuối đời của ông) sẽ được biên soạn khi tài liệu lưu trữ được giải mật đầy đủ.

Được biết, lãnh đạo hàng đầu của nhà nước được tháp tùng bởi những người bảo vệ gắn bó: sĩ quan bảo vệ cá nhân - sĩ quan và trung sĩ của Tổng cục An ninh chính thuộc Bộ An ninh Nhà nước. Mỗi ngày họ phải viết báo cáo về những gì đang xảy ra, cách "chủ nhân" mình cư xử (như họ gọi với nhau), liệu ông có đi chệch khỏi tuyến đường hay không, có những trường hợp khẩn cấp nào. Sẽ đến lúc cung cấp những tài liệu này cho các nhà nghiên cứu. Và sau đó chúng ta sẽ có thể đặt dấu chấm cho tất cả những tranh cãi, chẳng hạn, liệu Joseph Vissarionovich có đến thăm bà già may mắn Matrona hay không. Liệu vị tu sĩ có thú tội hay không và liệu ông ấy có đi rước lễ với Đại giáo chủ Nikolai (Yarushevich) hay không, như lời người đáng kính này nói với những đứa con tinh thần của mình vào cuối đời. Có lẽ họ đã gặp nhau ở Dacha của Stalin. Nhưng nhật ký chuyến thăm vẫn chưa được giải mật.

Trong một thời gian dài, họ nói rằng không còn tài liệu nào về thời Stalin, và sau đó các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một cuốn nhật ký về các chuyến thăm đến văn phòng nhà lãnh đạo Điện Kremlin. Và chúng ta biết rằng toàn bộ lịch sử của những ngày đầu tiên của cuộc chiến, được trình bày trước đó theo hồi ký của Mikoyan và Khrushchev là hư cấu. Stalin không biến đi đâu cả. Ông đã làm việc miệt mài 20 giờ mỗi ngày trong tuần đầu tiên của cuộc chiến.

Cuốn sổ này cho biết lần cuối cùng Stalin ở văn phòng Điện Kremlin vào ngày 17 tháng 2 năm 1953 và không bao giờ xuất hiện trong đó nữa. Vì vậy, câu chuyện của Khrushchev rằng, vào ngày 28 tháng 2, hắn ta cùng Beria, Malenkov và Bulganin ở trong văn phòng của nhà lãnh đạo, và sau đó họ cùng nhau đi xem phim, chẳng khác gì một câu chuyện tiếu lâm. Khrushchev cần giải thích nơi Stalin đã biến mất ​​trưa ngày 28 tháng 2. Vì vậy, hắn ta đã bịa ra một câu chuyện về bộ phim miền Tây nước Mỹ, mà Stalin đã bắt họ phải xem 2 lần. Trong câu chuyện, thuyền trưởng của một con tàu cướp biển, nghi ngờ rằng một trong những thành viên thủy thủ đoàn của mình sắp đầu hàng quân chính phủ, đã hướng con tàu đến những tảng đá trong cơn thịnh nộ điên cuồng và đánh đập anh ta. Bằng cách này, Khrushchev ám chỉ rằng Stalin mắc chứng cuồng bắt bớ, và ông ta đang tìm kiếm gián điệp trong giới nội bộ của mình.

Ở đây, cần phải suy nghĩ kỹ và làm rõ mối quan hệ với các cộng sự thân cận nhất hoàn toàn không phải là tình bạn.

Cái chết bất ngờ vào tháng 8 năm 1948 của Andrey Zhdanov khi còn khá trẻ, người mà Stalin coi là bạn bè và ông tin tưởng, "vụ Leningrad" sau đó, đã khiến Joseph Vissarionovich suy yếu đáng kể. Ông đặt nhiều hy vọng vào những người kế nhiệm Zhdanov ở Leningrad: Nikolai Voznesensky làm Chủ tịch tương lai của Hội đồng Bộ trưởng Liên xô và Alexey Kuznetsov có thể là lãnh đạo đảng, làm bí thư BCHTW. Nhưng họ đã trở thành nạn nhân của những âm mưu mà đứng sau, cầm đầu là Georgy Malenkov. Từ năm 1947, án tử hình đã được bãi bỏ ở Liên xô. Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 1950, tức là ba ngày trước khi thi hành án đối với nhóm Leningrad, án tử hình đã được phục hồi với tội danh những kẻ phản bội. Khi vắng mặt Stalin, những người này đã bị xử bắn.

Từ những ghi chép mà chúng ta biết rằng vào cuối tháng 12 năm 1950, khi Stalin trở về sau chuyến nghỉ phép ở Kavkaz và hỏi Voznesensky đã tìm được việc làm chưa, đồng đội của ông trả lời rằng anh ta thú nhận tội lỗi và bị kết án, bị đưa đến Orenburg, nhưng vì mặc quần áo mỏng, nên sau đó bị cảm lạnh trong xe và chết nhanh chóng. Thực sự là, lúc đầu Stalin thậm chí còn không biết rằng tất cả những người này đều bị bắn và ngay cả những người thân trong gia đình của họ cũng bị bức hại. Có lẽ sau này, qua giới thân cận, Stalin đã tìm ra toàn bộ bối cảnh của sự việc.

Cần phải tính đến sự phức tạp của tình hình chính sách đối nội và đối ngoại lúc bấy giờ. Từ phía Mỹ - vụ tống tiền hạt nhân. Chúng ta đã lên kế hoạch phát triển nền kinh tế, củng cố tình hữu nghị và láng giềng tốt đẹp với các nước đối tác, và chúng ta bị đe dọa bởi một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ví dụ, chúng ta đã lên kế hoạch để mở rộng Biển Caspi, đào một con kênh dẫn đến Vịnh Ba Tư - họ đe dọa chúng ta bằng việc ném bom, yêu cầu quân đội của chúng ta phải rút khỏi Iran và hủy bỏ toàn bộ dự án này. Nhưng trong thời kỳ hậu chiến, cùng với những nhượng bộ, chúng ta cũng có những thắng lợi không thể phủ nhận: việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc vĩ đại, cũng như các vụ thử thành công vũ khí hạt nhân của chúng ta.

Chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra trong tương lai, chúng ta đang bắt đầu định hình nền kinh tế theo một trật tự mới: các công trường xây dựng đồ sộ cho các mục đích lưỡng dụng quân sự và dân sự; Do đó, chúng ta đang bắt đầu xây dựng Đường sắt Xuyên Cực, một dự án độc đáo được thiết kế để đưa một vùng lãnh thổ rộng lớn phía Tây Bắc và Trung Siberia (lên đến Yenisey) vào lưu thông kinh tế, vì tuyến đường sắt này đi từ Salekhard đến Igarka với khả năng đi ra tuyến Dudinka - Norilsk. Tại Igarka, đã lên kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân cho tàu ngầm. Các kế hoạch cũng bao gồm một đường hầm xuyên qua Sakhalin.

Nhưng những kế hoạch này đặt bên trên sự thăng trầm của các mối quan hệ trong giới lãnh đạo chính trị hàng đầu của đất nước và sự già yếu, bệnh tật của họ. Ngày quan trọng và định trước cho cái kết bi thảm của cuộc đời Joseph Stalin là ngày 16 tháng 2 năm 1951. Đó là ngày chưa đầy hai tháng sau khi Stalin trở về từ chuyến đi Kavkaz và có một quyết định đáng kinh ngạc của BCT BCHTW Đảng Cộng sản Liên xô, theo đó các cuộc họp của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Ban thường vụ sẽ do “Tam mãBeria, Bulganin và Malenkov luân phiên chủ trì.

Cho đến khi đó, mọi cuộc họp là do Stalin chủ trì, mọi quyết định phải được ban hành với chữ ký của Stalin, chức danh Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, lãnh đạo tối cao nhà nước.

Lưu ý là Hiến pháp 1936, cũng như bộ luật liên quan không hề cho phép Đảng CSLX ra bất cứ quyết định hay nghị quyết nào hợp pháp. Để hợp pháp hóa, song song với Nghị quyết Đảng, Xô viết tối cao cần đưa ra một nghị quyết tương tự, nhánh hành pháp - là Hội đồng Bộ trưởng cũng ban hành quyết định tương ứng. Tất cả cần 2 đến 3 nghị quyết, quyết định để hợp pháp hóa một ý định của Đảng. Do đó, quyết định như bên trên của phe Đảng đương nhiên phi pháp.


Nhà sử học Yuri Zhukov nói rằng Stalin đã bị buộc phải từ bỏ chức vụ, bởi vì lúc đó ông đã bị đột quỵ lần thứ ba (là ông Zhukov có chút nhầm lẫn). Tuy nhiên, có một đoạn phim thời sự vào mùa hè năm 1951, với cuộc duyệt binh hàng không ở Tushino, nơi chúng ta thấy một Stalin vui vẻ, tươi tắn, trên thực tế, chạy trên cầu thang lên bục, ở đó ông quan sát các chuyến bay một cách thích thú. Trong khi các thành viên khác trong ban lãnh đạo chính trị hàng đầu của đất nước bước đi chậm rãi: Malenkov dáng nặng nề, Bulganin chậm rãi, Khrushchev ục ịch...

Dù vậy, có một thực tế là kể từ ngày 16 tháng 2 năm 1951, Stalin không tham gia bất kỳ cuộc họp nào của chính phủ và có 38 cuộc họp như vậy trong năm 1951, còn năm 1952 là 43 cuộc họp. Tức là, xuất hiện một kiểu "Stalin tập thể" nào đấy mà không có Stalin, còn bản thân Stalin thời gian này đã không tham gia vào công việc của các cơ quan lãnh đạo quản lý. Vào thời điểm này, đúng là có một loại “sùng bái cá nhân” xuất hiện, họ phải mượn danh ông khi không có đủ tư cách, uy tín để giải quyết công việc, một cách tạo hiệu ứng hiện diện của nhà lãnh đạo, các bức chân dung của ông cũng xuất hiện thường xuyên hơn, nhiều hơn trong các cuộc họp, trên báo chí Liên xô.

Một nhà lãnh đạo yếu, một hình nộm, là ước mơ của bất kỳ quyền lực ngầm hay quyền lực bất chính nào (ở đây là Đảng CSLX), đơn giản vì kẻ yếu luôn luôn dễ điều khiển. Rõ ràng, nhà nước Liên xô đã ở vào tình trạng không bình thường từ thời điểm này. Stalin đã trở thành nhà lãnh đạo danh nghĩa kể từ thời điểm này. Ông không đưa ra quyết định và không tham gia vào việc xem xét các vấn đề chính sách đối nội, đối ngoại quan trọng. Ông thậm chí còn nhận được biệt danh "cư dân mùa hè" từ một số giới nhất định. Stalin bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho công việc làm vườn, mặt khác, trước đây ông không thường xuyên được nghỉ ngơi. Giờ đây, ông đến Kavkaz trong chuyến đi 6 tháng - từ ngày 9 tháng 8 năm 1951 đến ngày 12 tháng 2 năm 1952. Một trường hợp chưa từng có trong bối cảnh chiến tranh bùng nổ ở Triều Tiên và có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới mới; và lúc như thế, nhà lãnh đạo bỏ lại tất cả và bình thản lên núi để nhớ về tuổi thơ của mình.

Từ hồi ký lãnh đạo bảo vệ của Stalin, ông Nikolai Vlasik, chúng ta biết rằng ông đã gặp rất nhiều người ở Kavkaz và giành nhiều thời gian ở bên những đứa trẻ. Hơn nữa, ông còn mua đặc biệt nhiều bánh kẹo và để sẵn trong túi để khi có lũ trẻ đến chơi vây quanh, ông sẽ phân phát cho chúng. Ông thường cùng một nhóm nhỏ (chỉ một bảo vệ) lên núi và làm món thịt nướng. Nói chung, họ chỉ nghỉ ngơi, khi hiểu rằng sự nghiệp chính trị của mình sắp kết thúc? Nhưng rõ hơn, ông cũng có thể đang tiếp thêm sức mạnh cho một cuộc đấu tranh mới nào đó. Cuộc đấu tranh, là một bản dự thảo điều lệ mới và triệu tập ĐH Đảng XIX vào tháng 10 năm 1952.

ĐI HI XIX TRONG LIÊN XÔ – NA SÁNG NA TI, NA R NA DI

Rõ ràng, Stalin là một người rất tích cực, và trong giai đoạn này, ông bắt đầu phát triển một lý thuyết. Nó xuất hiện trong các tác phẩm nổi tiếng và cuối cùng của ông "Chủ nghĩa Mác và những vấn đề của ngôn ngữ học - Марксизм и вопросы языкознания", trong đó ông giải thích và định nghĩa lại rất nhiều khái niệm triết học; tác phẩm: "Những vấn đề kinh tế của CNXH ở Liên xô - Экономические проблемы социализма в СССР", nêu ra và đề nghị nhiều vấn đề thực tế ở Liên xô, trong đó có đề nghị: Chúng ta bỏ một số yếu tố của Chủ nghĩa Marx, gắn giả tạo vào xã hội và đời sống chúng ta.

Lãnh đạo Đảng chẳng thể nào lấy cớ “vạch đường lối” quanh năm ngày tháng, qui luật tự nhiên là bất biến, cây lúa chẳng mọc theo đường lối mới nào mà nó vẫn mọc như cũ từ hàng ngàn năm nay. Nhìn chung, Stalin hiểu vấn đề, ông nói với các đồng nghiệp thân tín rằng giới lãnh đạo chính trị hàng đầu của đất nước đã đến lúc phải nghỉ ngơi. Công việc của một bộ trưởng là nghề nghiệp của người có chuyên môn, vì vậy hãy chọn những cán bộ cấp dưới, những cán bộ trẻ và chuẩn bị dần dần để nhường chỗ cho họ, các vị đó sẽ vẫn là những nhà lãnh đạo xuất sắc của đảng, sẽ là người cố vấn cho lớp trẻ.

Giới lãnh đạo chính trị trong đảng không hiểu điều này, họ hiểu theo cách khác. Khrushchev vào lúc Stalin qua đời đã 60 tuổi, và ông ta không muốn nghỉ ngơi. Mikoyan cũng gần 60, trong hồi ký của mình, ông ta viết rằng, khi Stalin nói với ông ta về triển vọng nghỉ hưu, ông ta muốn lao vào nhà lãnh đạo và bóp cổ Stalin, bởi vì ông ta cảm thấy còn trẻ, tràn đầy năng lượng và có nhiều kế hoạch lớn: quan điểm của ông ta về sự phát triển của dự án Liên xô và xây dựng quan hệ quốc tế, v.v.

Những ai đã tuyên bố trở thành "Stalin tập thể"? Nikolai Bulganin là phó chủ tịch thứ nhất của Hội đồng Bộ trưởng Liên xô, trên thực tế, là phó của Stalin, thay mặt Stalin giải quyết các công việc khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vắng mặt. Ông này được coi là "người của Stalin" vì là một thường dân được "thừa kế" chức vụ Bộ trưởng Các Lực lượng Vũ trang. Bulganin thậm chí còn được phong Nguyên soái Liên xô, và ngoài ra, Bulganin còn giám sát hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật, bao gồm cả Bộ An ninh Nhà nước. Sự xuất hiện của "Tam mã": Beria, Bulganin và Malenkov, trên thực tế, là một tín hiệu cho tầm quan trong của ông ta đã giảm.

Đối với các đồng nghiệp trong đảng, ví dụ với Khrushchev, thì Bulganin thực sự đã thất bại trong công việc, sợ phải đưa ra những quyết định có trách nhiệm. Còn Beria và Malenkov được cho là sẽ giúp Bulganin. Trong Tam mã, Malenkov là kẻ nhiều quyền lực hơn cả: là Ủy viên BCT, đồng thời nắm chức Bí thư BCHTW và còn thêm chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Lavrenty Beria kể từ năm 1946 đã không còn liên quan gì đến các cơ quan nội chính, Beria làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tập chung vào dự án nguyên tử; việc thử nghiệm thành công vũ khí nguyên tử đã làm tăng uy tín và ông ta trở thành nhân vật thứ ba của bộ Tam mã này.

Phải nói rằng "Tam mã" rất nhanh chóng biến thành "Tứ mã", khi Nikita Khrushchev nhảy vào tham gia. Năm 1949, Khrushchev trở lại Mátxcơva sau 11 năm chôn chân tại Kiev - Ukraine (không kể lần bế vợ con tháo chạy một mạch về Mátxcơva, bỏ mặc 1 triệu quân ở khi Kiev thất thủ năm 1941). Điều này xảy ra không tình cờ khi "nhóm Leningrad" bị triệt hạ. Trên thực tế, Khrushchev có khá đông “bạn bè” tại thủ đô: hữu hảo với Malenkov từ lâu năm, làm việc với Bulganin từ những năm 1936-37 khi còn trong đảng, có ông bạn Beria coi như người mình. Đúng như vậy, Stalin gọi nhóm này là "Dân Turkey trẻ", ông tin rằng họ có nhiều nhiệt huyết, nhưng ít kinh nghiệm chính trị và hiểu biết về chính trị quốc tế, và ông nói rằng họ có thể mắc nhiều sai lầm nếu làm việc thiếu suy nghĩ. Bằng cách nào đó, Stalin từng cho rằng bọn tư bản sẽ nghiền nát họ như những con gà tơ nên ông kêu gọi họ kiên định và cứng rắn trong việc duy trì lợi ích của dự án xã hội chủ nghĩa Xô Viết.

Vì vậy: một “Bộ tứ, Tứ mã”, “tập thể làm chủ” đã xuất hiện... Việc định dạng lại quyền lực đã bắt đầu, đây là một thời điểm rất quan trọng, ai cũng hiểu việc nghỉ hưu dần dần có nghĩa là toàn bộ nhóm thân cận Stalin sẽ ra đi, sẽ hình thành các cơ quan chính phủ với những người mới. Stalin có một đội ngũ thân tín, những người đã giúp đỡ ông trong việc thực hiện các chính sách của mình, nhưng không phải lúc nào họ cũng chiếm giữ những vị trí hàng đầu và những vị trí quan trọng trong hệ thống quyền lực nhà nước.

Khó có thể nói cụ thể ai là người cung cấp thông tin riêng cho Stalin, ai tư vấn cho Stalin, ai đã giúp ông thực hiện đầy đủ các sáng kiến ​​của Stalin, nhưng có những đường nét nhất định về mạng lưới những người này.

Tất nhiên, một người hàng đầu là Nikolai Vlasik – lãnh đạo bộ phận bảo vệ cá nhân lâu năm của Stalin, trong những năm cuối của Stalin, Vlasik là Cục trưởng Cục an ninh của Bộ An ninh Nhà nước. Nhưng ngay sau khi trở về cùng Stalin sau 6 tháng nghỉ phép ở Kavkaz, Vlasik bị ghép tội, giáng chức và bị điều đến Urals để làm phó giám đốc một trong số những trại cải tạo lao động, và vào cuối năm 1952, ông bị bắt và khai trừ đảng. (xem ở bài kế tiếp: CÁI BÓNGCỦA STALIN - ТЕНЬ СТАЛИНА);

Alexander Poskrebyshev, một cộng sự lâu năm của Stalin và là lãnh đạo ban thư ký riêng của Stalin từ năm 1928 đến năm 1952. Tháng 12 năm 1952, ông là thư ký của Đoàn Chủ tịch và Văn phòng của Đoàn Chủ tịch của Ủy ban Trung ương CPSU rồi bị vu khống và cách chức vào tháng 2 năm 1953.

Lev Mekhlis là Bộ trưởng Bộ Kiểm soát Nhà nước đến năm 1950 thì lâm bệnh, nhưng tại Đại hội Đảng lần thứ 19, Stalin lại đưa ông vào cơ quan chủ quản, ông trở thành Ủy viên BCHTƯ. Không biết tình trạng sức khỏe thực sự của ông ấy. Có thể Stalin muốn sử dụng năng lực của Lev Mekhlis để “định dạng lại” bộ máy. Nhưng Mekhlis qua đời vào ngày 13 tháng 2 năm 1953, thi hài được hỏa táng và chôn cất dưới chân tường điện Kremlin.

Matvey Shkiryatov - cho đến năm 1952Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm soát Đảng, sau Đại hội XIX của CPSU  là Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát Đảng, sau khi Stalin qua đời, sự nghiệp chính trị của ông sa sút, ông mất năm 1954.

Viktor Abakumov - người đứng đầu lực lượng SMERSH, là cấp phó của Stalin với tư cách là Chính ủy quốc phòng nhân dân trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Từ năm 1946 đến năm 1951, Abakumov giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ An ninh Nhà nước. Abakumov bị buộc tội cấp độ cao nhất: phản quốc và bị bắt ngày 12 tháng 7 năm 1951. Án tù giam kéo dài đến 1954 và bị xử bắn. Việc tố cáo Abakumov là do Malenkov, kẻ có tư thù với Abakumov kể từ năm 1946.

Không ngạc nhiên, khi bị bắt khám xét nhà Abakumov, giới chức an ninh thấy có rất nhiều tro bếp còn mới, dường như Abakumov đã biết trước và đốt rất nhiều thứ, nhưng họ vẫn thu giữ được các giấy tờ, tài liệu được cho là liên quan đến Malenkov và Beria, đủ để đưa 2 kẻ này ra tòa với tội danh cao nhất. 

Quyết định của BCT, không chỉ bắt giam Abakumov mà cả vợ và con trai 4 tháng tuổi, nhà cửa, tư trang, đồ dùng cá nhân đều bị tịch thu. Như thường thấy ở giới CSLX, một nhóm tự xưng là CS tụ họp với nhau trong một cái hội gọi là BCT hay BCHTƯ sẽ bỏ lá phiếu quyết định thế nào là chân lý và để để loại bỏ đối thủ chỉ cần chụp mũ phản động, hay tội gì đó rồi ra Nghị quyết đảng, không cần bất cứ bằng chứng nào, bằng chứng sẽ tự đến, tự có hay sáng tác theo Nghị quyết.

Nguyên soái Alexander Vasilevsky (1895-1977), 1949-1950 - Bộ trưởng Các Lực lượng vũ trang Liên xô, sau đó - Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Liên xô (cho đến ngày 16 tháng 3 năm 1953). Sau cái chết của Stalin, cuộc đời binh nghiệp của A.M. Vasilevsky thay đổi đáng kể, nhiều lần bị buộc tội, cách chức rồi lại được bãi bỏ tội danh, bổ nhiệm chức vụ. Nhưng quan trọng nhất, ông gần như là người duy nhất trong nhóm Stalin còn sống sót đến tận cùng, Nguyên soái Vasilevsky qua đời ở tuổi già vào năm 1977.

Stalin rất tin tưởng giao cho Pyotr Kosynkin trọng trách phó chỉ huy Điện Kremlin từ năm 1943 đến ngày 15 tháng 2 năm 1953. Trên thực tế, Kosynkin là người đảm bảo an ninh, an toàn cho Stalin tại Điện Kremlin cũng như an toàn, bí mật trong những chuyến đi thị sát ngoài mặt trận đầy nguy hiểm. Năm 1948, Kosynkin thực hiện một nhiệm vụ bí mật: chuyển giao thánh tích cho Giáo chủ Chính thống giáo Alexy. Kosynkin đột ngột qua đời ngày 15 tháng 2 năm 1953, ở tuổi 49 và ngay trước cái chết của Stalin chỉ hơn 2 tuần. Ngày 17 tháng 2 xuất hiện một thông báo Kosynkin đã chết. Cái chết của Kosynkin, theo nhiều tài liệu, có liên quan đến “chiếc két sắt” chứa các tài liệu riêng của Stalin đã biến mất khỏi Điện Kremlin. Stalin thời kỳ này đã không làm việc tại Kremlin, dường như ông đã thấy được nơi này đã không chắc chắn được an toàn. Còn sự việc chiếc két sắt biến mất thì tất cả đều biết là nó làm cho Beria vô cùng tức giận. Rất có thể Kosynkin đã phải trả giá đời mình trong cơn giận dữ của Beria.

Cũng kỳ lạ, không có bất cứ ghi chép nào của Ban thư ký về hoạt động của Stalin kể từ 22h ngày 17 tháng 2, còn trước đó thì có và đầy đủ. Có một ít ngoại lệ: Một cuộc điện thoại của Stalin đến cô con gái và chúc mừng sinh nhật vào ngày 28 tháng 2, một ghi chép về thực đơn bữa tối.

Và Stalin là ngưới rất cẩn trọng trong vấn đề an ninh, đôi khi ông còn mang theo một khẩu súng ngắn bên mình. Năm 1952, khi thay thế vệ binh và người phục vụ các Dacha ở Biển Đen, Stalin đã đột ngột từ bỏ kỳ nghỉ theo kế hoạch của mình đến đó vào cuối năm.

Thông tin về sự kỳ lạ ngày 17 tháng 2 còn đến từ Đại sứ Ấn Độ Menon, ngày hôm đó Đại sứ Menon có cuộc gặp với Stalin. Ông này để ý đến điều khác lạ ở Stalin: dường như vị lãnh đạo bị thu hút vào một suy nghĩ không ngừng nào đó và vẽ những con sói vào sổ tay làm việc của mình. Đại sứ Ấn Độ chú ý đến điều này và hỏi Stalin. Câu trả lời cũng rất khó hiểu và vị chủ nhà vẫn chìm trong dòng suy tư, nói bất chợt rằng những người nông dân Nga khôn ngoan đã bắn những con sói điên. Đoạn hồi ức ngắn của đại sứ Ấn Độ có thể được giải thích theo cách Stalin đã nhận biết rõ ràng tình trạng nội bộ đã chuyển sang các hoạt động khủng bố đối với ông, còn ông đang rất đắn đo trong việc đối phó.

Sau tất cả, những nỗ lực thay đổi tỉnh hình, nói trắng ra là loại bỏ bọn phiếm đảng CSLX thông qua Dự thảo mới tại Đại hội XIX vào tháng 10 năm 1952 đã bất thành. Bọn chúng đã thi hành cả một chiến dịch đồ sộ để loại bỏ Stalin, trước hết là đồng đội của ông. Bất chấp Liên xô đạt đến sự hưng thịnh vào lúc đó, thành công khôi phục kinh tế sau chiến tranh, đã lấy lại đà tăng trưởng GDP như trước chiến tranh và tiếp tục phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân Liên xô ngày càng tốt hơn, khả năng quốc phòng được tăng cường, Liên xô đã xây dựng và vận hành một khu vực thương mại khối các nước XHCN không dùng đồng đô la mà dùng đồng rúp bảo đảm bằng vàng, nó đang mở rộng và gia tăng ảnh hưởng lân sân sau của Mỹ: châu Mỹ Latinh, Ấn Độ và Indonesia. Vị thế của Liên xô trên trường quốc tế cao hơn bao giờ hết.

 

Nhưng cũng cần phải nói là ngoài Stalin, “Tứ mã” Beria-Bulganin-Malenkov-Khrushchev cũng đang hạ bệ nhau. Điển hình là các vụ như bên dưới:

"Vụ án Pháo binh" đã bùng lên vào tháng 12 năm 1951, một số lãnh đạo quân đội cấp cao và giám đốc các xí nghiệp quốc phòng đã bị bắt với lý do sản xuất các sản phẩm kém chất lượng. Còn người phụ trách của Bộ quốc phòng là Bulganin, tương ứng, uy tín của Bulganin đi xuống mức rất thấp.

Đầu não CPSU bắt đầu đưa ra sáng kiến "Vấn đề thành phố nông nghiệp" của Khrushchev vào tháng 3 năm 1951, đúng nghĩa chỉ vài ngày sau Nghị quyết của BCT cho phép “Tam mã” Beria-Bulganin-Malenkov được quyền điều hành Hội đồng Bộ trưởng mà không cần Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Stalin. Khrushchev đưa ra ý tưởng mở rộng các nông trại tập thể và biến chúng thành các thành phố nông nghiệp. Tối kiến này của Khrushchev bị phản đối quyết liệt ngay trong “Tứ mã”. Cho đến Đại hội XIX (vào tháng 10 năm 1952), Malenkov trong báo cáo chỉ trích sáng kiến ​​của Khrushchev để cải thiện nông thôn là một sai lầm hoàn toàn. Còn Khrushchev phản bác rằng, bãi bỏ sáng kiến này là thiếu cân nhắc. Sau này, tận khi rối loạn nông thôn, lương thực tụt giảm thảm hại và nạn đói quay trở lại, rất nhiều lãnh đạo hàng đầu của CPSU mới tỏ ra ân hận vì chót nghe Khrushchev xui dại.

Lavrenty Beria thì cảm thấy khó ăn khó ở với vụ "Hồ sơ Mingrelian" nổi lên theo gợi ý của Ryumin và Ignatiev. Một số lãnh đạo Gruzia, lãnh đạo đảng Mingrelian bị dàn dựng là ly khai và hợp tác với các nước phương Tây qua bàn tay Beria. Vấn đề này liên quan đến những người được Beria đề cử ở đó.

Vụ án Ủy ban EAK làm Malenkov lúng túng vì cố tình dàn dựng để vừa củng cố vị trí vừa thăng tiến. Đó là đòn Mã hồi của các đồng chí trong “Tứ mã”, nhằm đáp trả các vụ mà chính Malenkov khui ra.

Cứ như thế, “bầy chuột CS” của Stalin trong “Tứ mã” vừa cắn nhau, làm suy yếu lẫn nhau, phá hoại tập thể lãnh đạo, lật đổ cán bộ cũ của nhau, đề bạt người mới của mình lại vừa vừa đổi chác mặc cả với các đối thủ nếu có thể.

Sau khi thỏa hiệp với Abakumov, Malenkov đề cử thuộc hạ của mình Ignatiev vào chức Bộ trưởng Bộ An ninh Nhà nước, Ignatiev là kẻ đặc biệt hám danh lợi trong CPSU giờ đây mang ơn cá nhân Malenkov đã đề cử. Khrushchev không chịu kém cạnh, với tư cách là Bí thư BCHTW, chịu trách nhiệm giám sát các ban đảng, ông ta lấy lý do phục vụ đảng để đề nghị bổ nhiệm cả loạt phe cánh vào các chức vụ ngành an ninh: Ivan Serov, Averki Aristov, Sergei Savchenko, Alexei Epishev.

Tất cả những điều này khiến Stalin đau đầu suy nghĩ, liệu những con người này có thể đảm trách công việc được giao, tương lai Liên xô sẽ ra sao với họ?

Sự rút lui và im lặng của Stalin cho đến trước ĐH XIX có lẽ đã làm lộ ra tất cả bộ mặt thật của “Tứ mã”.

Ông bất ngờ triệu tập Đại hội, còn trước đó không lâu, Stalin nói rằng đảng đã biến thành một "đám tụng kinh thánh, một dàn đồng ca nhà thờ". Ông tin rằng không còn bất cứ lý do nào để nó tồn tại. Nhưng sau đó, có gì đó không rõ ràng, dường như ông nhớ lại kinh nghiệm của các kỳ Đại hội đảng, nhờ đó vào những năm 1930 ông trở thành người lãnh đạo đất nước. Sau Đại hội XVIII, ông thực sự là người lãnh đạo đất nước mà không hẳn nắm bất cứ cơ quan công quyền nào cho đến tháng 5 năm 1941, khi ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Liên xô.

Vì vậy, Stalin tham gia vào việc chuẩn bị Đại hội XIX, nhưng không phải chính ông, mà thông qua Poskrebyshev. Chính Poskrebyshev sẽ là người nói lên những suy nghĩ quan trọng của người lãnh đạo. Bản thân Stalin không thể hiện sự tham gia tích cực vào công việc của Đại hội, ngoài Dự thảo, ông ngồi bên lề để cho Malenkov đưa ra báo cáo, Khrushchev đưa ra những đề xuất thay đổi điều lệ đảng.

Stalin đã có một bài phát biểu tiên tri sống động vào ngày cuối cùng của đại hội. Những mẩu tin còn sót lại cho thấy Stalin cảm thấy bình thản, thậm chí là hào hứng khi thực tế ông đi như chạy đến bục sân khấu Đại hội, ông phát biểu theo cách thường thấy: chậm rãi, nhấn mạnh điều cần thiết và toàn bài rất sâu sắc, lần này, ở một mức độ nào đó thậm chí còn tin tưởng khi nói về tương lai của thế giới, nói về nguy cơ toàn cầu hóa, nói về thực tế là bây giờ các đảng XHCN và nhân dân cần phải giương cao các ngọn cờ tự do dân tộc, kháng chiến kiến ​​quốc, dân tộc tự quyết về kinh tế và văn hóa mà giai cấp tư sản ném ra. Nhìn chung, có thể nói rằng Stalin đã xác định đường nét của một hiện tượng chính trị như chủ nghĩa Stalin. Xét cho cùng, chủ nghĩa Stalin là một chính sách nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân và văn hóa dân tộc dựa trên tiềm năng quản trị kinh tế XHCN. Từ tác phẩm "Những vấn đề kinh tế của sự phát triển CNXH ở Liên xô" của Stalin, ý nghĩa chính của quản trị kinh tế là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân cư trên cơ sở phát triển khoa học và kỹ thuật.

Những thay đổi được thông qua tại đại hội, liên quan đến cơ cấu đảng, đều được biết đến: đảng đổi tên, thay vì VKP(b), nó trở thành Đảng Cộng sản Liên xô, và thay vì Bộ Chính trị và BCHTW là Đoàn chủ tịch với số lượng thành viên tăng lên đáng kể. Nếu trước đây Bộ Chính trị là tổ chức nắm quyền gồm “9 thành viên” (có điều kiện): 7 ủy viên và 2 dự khuyết, thì đến cuối Đại hội, 25 ủy viên và 11 dự khuyết được chỉ định trong Đoàn Chủ tịch. Trên thực tế, mỗi nhà lãnh đạo cũ có kinh nghiệm đều có một hoặc hai "người dưới quyền" - một khả năng cạnh tranh nhất định đã nảy sinh. Rất khó để làm việc với một tổ chức như vậy, vì thế, một cơ cấu không theo luật định đã được tạo ra trong đó – là Văn phòng Đoàn Chủ tịch, bao gồm cả nhân sự cũ và một số nhân sự mới.

Hãy xem kỹ hơn về điểm quan trọng này. Đại hội kết thúc vào ngày 14 tháng 10 năm 1952 và hai ngày sau, ngày 16 tháng 10, Hội nghị toàn thể BCHTW bắt đầu làm việc. Số lượng thành viên của BCHTW cũng tăng lên, và Stalin bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách yêu cầu từ chức hai chức vụ mà ông nắm lúc đó: Bí thư BCHTW và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Cần nói là Stalin giữ chức Bí thư BCHTW, trong khi chức vụ Tổng bí thư đã bị bãi bỏ trong đảng kể từ năm 1934. Stalin là một trong những Bí thư của Ban bí thư. Phải nói rằng tài liệu của Hội nghị toàn thể này, cuộc họp này ngày nay đã được phân loại. Hơn nữa, một số nhà nghiên cứu cho rằng giao thức này đã không được tuân thủ. Nhưng không hẳn thế.

Đương nhiên, có những người để lại ghi chép về Hội nghị toàn thể... Konstantin Simonov trong cuốn sách "Qua đôi mắt của người thế hệ tôi - Глазами человека моего поколения" viết rằng Malenkov hiện rõ nỗi khiếp đảm và kinh hoàng trong đôi mắt, Khrushchev và Bulganin bối rối, họ bắt đầu giơ tay, đưa tay cho nhau, như thể ám chỉ: không, không, chúng tôi không chấp nhận Stalin từ chức. Xin hãy ở lại! Và trong điều kiện đó, ngày càng xôn xao rằng điều này sẽ không được phép, Stalin nói rằng nếu ông còn ở lại các chức vụ này, ông sẽ làm việc, vì ông ta không được nuôi dưỡng để không thực hiện nhiệm vụ được giao phó.

Trên thực tế, điều này ngược hẳn việc BCT CPSU ra Nghị quyết ngày 16 tháng 2 năm 1951, cắt cử "Tam mã" thay nhau điều hành Hội đồng Bộ trưởng mà không cần Stalin có mặt. Ngày 16 tháng 10 năm 1952, họ hủy bỏ điều ấy: Stalin lấy lại quyền hành của mình.

Sau đó, ông lấy ra một tờ giấy trong túi áo dài của mình và bắt đầu đọc tên của các thành viên tương lai của Đoàn Chủ tịch, những người đã được Hội nghị toàn thể BCHTW phê chuẩn. Tất nhiên, các thành viên của Ủy ban Trung ương đã chấp nhận tất cả những điều này. Nhưng, theo Khrushchev, chúng ta biết rằng họ đã bối rối, "Tứ mã" nhìn nhau bối rối và sau cuộc họp, họ hỏi nhau: ai đã đưa tên những người này cho Stalin, làm thế nào ông ấy nhận ra họ? Dường như đối với "Tứ mã", họ biết mọi động tĩnh của Stalin, biết ông gặp ai, biết ai, ông ta không thể biết được, chẳng hạn như không biết được Leonid Brezhnev, đã được giới thiệu vào các cơ quan điều hành của đảng, và những người mới khác nữa bên đảng. "Tứ mã" thậm chí còn yêu cầu Lazar Kaganovich tích cực làm việc với nhân sự và trên thực tế, ngay cả việc thăng chức Khrushchev cũng là "công lao" của Kaganovich, ngay cả việc phát hiện ra đồng chí, đồng tộc Khrushchev hoạt bát này vào những năm 1930 xa xôi cũng là Kaganovich.

 

Không ai biết Stalin xác định những người mới vào Đoàn chủ tịch này từ đâu. Do đó kết luận:Stalin đã không nghỉ ngơi, như "Tứ mã" muốn thấy, mà đã chuẩn bị một kế hoạch khác cho tương lai đất nước.

Đại hội Đảng lần thứ XIX và các công trình lý luận của Stalin về chủ nghĩa Mác với ngôn ngữ học, Các vấn đề kinh tế của sự phát triển CNXH ở Liên xô – Trong đó đề nghị: Chúng ta từ bỏ một số yếu tố của chủ nghĩa Mác… cũng là một sự chuẩn bị. đã trở thành minh chứng cho ông. Những người mà ông đề cử vào các vị trí lãnh đạo - những cán bộ trẻ, sinh ra trong những năm sau của thế kỷ XX, lớn lên trong điều kiện thực tế của Liên xô, lao động và học tập trong trong môi trường Liên xô và sẽ cống hiến cho nhân dân Liên xô, cho sự nghiệp hòa bình, CNXH và là những người kế nhiệm ông.

Quá trình phổ biến quyết định của Đại hội không dễ dàng, và nó không phải là một bước. Vào ngày 10 tháng 11, một định dạng quyền lực mới đã được xác định, với các đường nét chính: Malenkov, Bulganin và Khrushchev được yêu cầu tập trung vào công việc trong các cơ quan đảng - khi không có Stalin, luân phiên chủ trì Đoàn Chủ tịch và Văn phòng Đoàn Chủ tịch của BHTW CPSU. Ngoài ra, khi vắng Stalin, lần lượt Beria, Pervukhin và Saburov được chỉ thị chủ trì các cuộc họp của chính phủ. Một "troika" khác được thành lập: Malenkov, Pegov và Suslov luân phiên chủ trì các cuộc họp của Ban Bí thư trong trường hợp Stalin không tham gia.

Được biết, từ tháng 2 năm 1951 cho đến khi qua đời, Stalin không xuất hiện tại các cuộc họp của chính phủ dù chỉ một lần. Về thời kỳ đó, Mikhail Smirtyukov, Phó trưởng ban thư ký của Hội đồng Bộ trưởng Liên xô, nói rằng ông nhớ nhà lãnh đạo là người không muốn làm việc với các tài liệu và thích làm việc trong vườn. Vyacheslav Molotov, trong cuộc trò chuyện với nhà văn Chuev, nói rằng “Tứ mã” không dám mở thư từ và bưu kiện từ các cơ quan an ninh nhà nước gửi đến. Nhân tiện, đó là vào năm 1951, một khái niệm mới về quyền lực như là "cấp bậc" đã xuất hiện. Nếu trước đó họ hiểu rằng các giấy tờ sẽ đến tay Stalin, thì bây giờ họ bắt đầu thông báo cho nhóm những người trong cuộc rằng chúng “đã đến cấp có thẩm quyền”, “cơ quan có thẩm quyền đã xem xét vấn đề”, nghĩa là viết rằng Stalin đã xem xét vấn đề, họ - như người ta có thể nói, rất nhút nhát.

Nhưng hệ thống này đã sụp đổ vào tháng 10 năm 1952, và từ ngày 10 tháng 11 nó bắt đầu mất đi các đòn bẩy quyền lực thực sự. Các chức vụ của Malenkov, Bulganin và Khrushchev suy yếu. Nhóm này trong một năm rưỡi độc lập cai trị đất nước, núp sau Stalin, và sau đó quyền lực bắt đầu trượt dưới chân của họ. Họ dường như cảm thấy Stalin đang để Beria “bay bổng”, ngay khi Stalin bổ nhiệm ông ta vào làm việc trong chính phủ thì tương lai của họ càng thêm mù mịt. Có thể tưởng tượng được "nguồn lực" cũng như thế với Malenkov, kẻ từng đã ở trong hệ thống này từ cuối những năm 1930, một kẻ khá cứng rắn, từng sắp đặt rất nhiều người của mình, từng đích thân tham gia vào các cuộc bắt giữ và thẩm vấn của đối thủ chính trị của mình. Người ta thường nhớ đến Malenkov như một kẻ dễ cáu kỉnh, nhu nhược mang biệt danh "Melania", có một bài thơ trào phúng về biệt danh này xuất hiện vào cuối những năm 1950, khi Malenkov được ghi danh vào "nhóm chống đảng":

Tôi yêu ông Melania

Đến cuộc họp đảng,

Tranh luận bắt đầu thế nào -

Ý kiến ​​đã thay đổi.

Nhưng Malenkov không muốn rời chính trường. Hắn ta được giao quyền lãnh đạo đảng, nhưng Stalin có mặt trong tất cả các cuộc họp của Đoàn Chủ tịch và Văn phòng Đoàn Chủ tịch BCHTW, trừ một lần – đó là lần vào ngày 9 tháng 1, khi có các tranh cãi về "Vụ án các bác sĩ". Trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1952 đến tháng 1 năm 1953, lần lượt có 4 cuộc họp của Đoàn Chủ tịch và 7 cuộc họp của Văn phòng Đoàn Chủ tịch đã diễn ra, tức là mỗi cuộc họp 1 tuần. Các biên bản của chúng được bảo mật, có nghĩa là các vấn đề được thảo luận vẫn mang tính thời sự.

Từ hồi ký của vợ của Tướng Pyotr Kosynkin, Quyền chỉ huy trưởng an ninh Điện Kremlin, biết rằng vào cuối tháng 1, ông nói rằng tình hình trong Điện Kremlin đã trở nên không thể chịu đựng nổi, và đúng nghĩa đen là hơn 2 tuần sau đó ông chết đột ngột. Tình trạng này là gì và nó đã kéo dài bao lâu? Người ta chỉ có thể đoán. Andrei Zhdanov vào năm cuối đời đã nói với con trai của mình rằng: nếu cha chết trước Stalin hay chúng ta có sống sót cùng ông ấy, thì con cũng không biết họ sẽ làm gì với chúng ta, họ chỉ đơn giản là xé nát, chà đạp, tiêu diệt chúng ta. Người em thứ Yuri Zhdanov cũng nói về điều này trong hồi ký của mình, nó được xuất bản sau khi ông qua đời, khá gần đây. "Họ" có tính tập thể này là ai, mức độ khốc liệt của trận chiến như thế nào, chúng ta có thể biết khi có các tài liệu được công khai, làm sáng tỏ điều này.

Nhưng bất kể cuộc chiến dọc theo các nhánh quyền lực mới, một số người vào các thời điểm khác nhau và với các chi tiết khác nhau có bằng chứng khẳng định rằng Stalin đã quyết định người kế nhiệm mình, và đó không phải là Beria, Malenkov, Bulganin, và cũng không phải Khrushchev. Người đó là Panteleimon K. Ponomarenko, người từng có thời gian dài làm Bí thư thứ nhất BCHTW Belarus. Từ năm 1948 – là Bí thư BCHTW CPSU (b) đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên xô kể từ ngày 12 tháng 12 năm 1952. Lần đầu tiên, cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ivan Benediktov viết về điều này là trong hồi ký của mình, sau đó Anatoly Lukyanov nói về điều này, sau đó Mikhail Poltoranin nói với thế giới điều tương tự. Họ là những người khác nhau, mang quan điểm khác nhau và vào các thời điểm khác nhau nói cùng một điều như vậy. Một trong số họ là người trực tiếp tham gia trong các sự kiện, trong khi những người còn lại có quyền truy cập vào các tài liệu bí mật. Để đi đến chỗ xác định một con người cụ thể như vậy, lưu ý rằng việc ứng cử của Ponomarenko không chỉ do Stalin giới thiệu mà còn được sự đồng ý của đa số thành viên Đoàn Chủ tịch BCHTW đảng.

Sau khi được phê duyệt, cần hợp pháp hóa - một quyết định của Hội nghị toàn thể và phê chuẩn tại một phiên họp của Xô viết tối cao Liên xô. Sau đó, Stalin giới thiệu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mới với chính phủ và ra đi một cách xứng đáng với tư cách của một chính khách, một trong những nhà tư tưởng của hệ thống XHCN trên thế giới.

Sau khi trở lại làm việc, Stalin đã giải quyết rất nhiều vấn đề quốc tế. Các quốc gia mới đã được mời tham gia vào quỹ đạo thương mại, công nghệ và ý thức hệ nước Nga Xô Viết. Liên xô đã sẵn sàng cho sự phát triển công nghệ. Việc thay đổi đội ngũ lãnh đạo đất nước bằng đội ngũ quản lý trẻ không chỉ nhằm củng cố những thành công đã đạt được mà còn thay đổi con đường phát triển của cả nhân loại. Nhưng thay đổi lãnh đạo có nghĩa là thay đổi đội ngũ cầm quyền. Và điều này có nghĩa là "già cũ" tốt nhất nên nghỉ hưu. Và tệ nhất, họ được cho là sẽ bị bắt và có lẽ là bị bắn. Vì vậy, họ có động cơ để dốc toàn lực.

Ngoài ra, dự án toàn cầu Nga của chủ nghĩa Stalin khiến giới cầm quyền Anh-Mỹ sợ hãi. Vì vậy, họ cũng tìm mọi cách để loại bỏ vật lý "pharaoh đỏ". Hội đồng Chiến lược Tâm lý Mỹ đã lập ra nhóm "Stalin" để "Stalin phải ra đi hoặc loại bỏ khỏi quyền lực". Có thể là họ đã cài cắm người của mình trong ban lãnh đạo chính trị cao nhất của Liên xô. Stalin đoán về sự tồn tại của một "con chuột chũi" như vậy, đây là lý do dẫn đến cuộc truy lùng "điệp viên người Anh" trong số các cộng sự của Stalin trong suốt 5 tháng cuối đời của nhà lãnh đạo.

Cuộc chiến công khai bắt đầu sau ngày 10 tháng 11 năm 1952, khi các ranh giới quyền lực đã được xác định và các chức vụ đã được lên kế hoạch. Malenkov và người của hắn ta trong Bộ An ninh Nhà nước đã phản công: họ tổ chức bắt giữ Vladimir Vinogradov, và truy lùng Boris Preobrazhensky – các bác sĩ đã theo dõi sức khỏe của lãnh đạo và điều trị. "Vụ án bác sĩ" bắt đầu. Người đứng đầu bộ phận y tế và vệ sinh của Điện Kremlin cũng bị buộc tội và thay thế, Bộ trưởng Bộ Y tế bị cách chức. Hơn nữa, ngay cả bác sĩ gia đình của Stalin, Alexander Kulinich cũng bị thay bằng một bác sĩ mới là Vladimir Ivanov-Neznamov.

Không còn ai xung quanh Stalin biết về bệnh tật của ông và đủ điều kiện để có thể nhanh chóng cung cấp sự trợ giúp cho ông. Rất có thể, Stalin không phải là một trong số những người bình tĩnh quan sát cách họ âm mưu chống lại ông, đe dọa sự an toàn và tính mạng của ông. Ông không thể cứu Vinogradov ngay lập tức khi bị bắt với tội danh giết hại Zhdanov. Có thể, ông có ý định với "Vụ án bác sĩ" để phụ thêm và tạo cho nó một sự thúc đẩy chống lại những kẻ chủ mưu của vụ án này: Bộ trưởng An ninh Nhà nước Ignatiev và kẻ bảo trợ của ông ta là Malenkov và đứng sau là Khrushchev – hắn ta tham gia vào vụ án này với tất cả những đức tính ngang ngạch của mình.

Hai nhà nghiên cứu Gennady Kostyrchenko và Yury Zhukov đã làm việc với các tài liệu từ kho lưu trữ về “Vụ án bác sĩ”, họ nói rằng Vụ án bác sĩ vốn được báo chí Liên xô hồi ấy đưa tin rầm rộ, bắt đầu mờ dần vào cuối tháng 2. Tất cả các tài liệu về "các bác sĩ đầu độc" đã bị loại bỏ khỏi báo Pravda và các trang của các tờ báo trung ương khác. Malenkov, với tư cách là một chính trị gia lão luyện và mưu lược có thể cảm rằng tại cuộc họp Đoàn Chủ tịch vào thứ hai ngày 2 tháng 3 và tại Hội nghị toàn thể BCHTW CPSU vào thứ ba ngày 3 tháng 3 không chỉ có thể bầu ra một lãnh đạo mới, mà cũng còn buộc tội Ignatiev, và có lẽ cả chính Malenkov, vì đã phóng tay ra vụ án bẩn thỉu này.

Thật không may, vì “Vụ án bác sĩ” mà Stalin không còn những bác sĩ đáng tin cậy cũng không có sự bảo vệ trung thành - những người bảo vệ mới đã thay thế và yếu rất đáng kể. Ngay trong thời của chúng ta ngày nay, những người lính bảo vệ này vẫn còn nhớ Stalin đã không tin tưởng họ, không nói trước nơi ông ta sẽ đi. Trung tướng Nikolai Vlasik bị đình chỉ, bị bắt và vị trí của ông vẫn bị bỏ trống. Bộ trưởng Ignatiev đóng vai trò là người đứng đầu Bộ An ninh nhà nước, nhưng Đại tá cấp phó Nikolai Novik phụ trách hoạt động và công việc hàng ngày. Tuy thế, ngày 27 tháng 2 năm 1953, Novik phải nhập viện. Có thể là ông ta thực sự có bệnh, bởi vì ông ta được phẫu thuật, và những kẻ chủ mưu, nếu chúng ta thừa nhận sự phát triển của các sự kiện như vậy, đã lợi dụng thực tế là quyền kiểm soát đối với các vệ sĩ của Stalin đã yếu. Hoặc Novik đã tạo chứng cứ ngoại phạm cho mình bằng cách ở lại bệnh viện trong thời gian này.Trong mọi trường hợp, từ ngày 27 tháng 2, an toàn cho Stalin càng thêm yếu.

Một số sự kiện kỳ ​​lạ khác cũng đã diễn ra trong những ngày này, chúng chỉ được biết đến chỉ từ việc nhớ lại và khó để nói liệu chúng có chính đáng hay không. Ai đó đã giết tình nhân của Khrushchev, cô này là nữ thư ký của Malenkov. Họ cũng nói về việc bắt giữ sĩ quan GB và bà quản gia Valentina Istomina của Stalin, chúng đã cố để lấy lời khai, mua chuộc, thậm chí được cho là đã đưa bằng máy bay đến Nadym, nơi chúng để bà cả đêm trong trại để được dễ chịu hơn. Istomina là người mà Stalin rất tin tưởng, bà phục vụ ông đồ ăn, lấy thuốc từ tay bà. Không thể là tình cờ khi bà Istomina được cho nghỉ vào ngày 28 tháng 2 và ngày 1 tháng 3, hai ngày đó rơi vào thứ bảy và chủ nhật, bà đã không có mặt ở Dacha của Stalin và không hay biết chuyện gì đang xảy ra ở đó.

Có một người tinh ý và nhạy bén, Tướng Pavel Sudoplatov, người đã nhìn thấy Bộ trưởng Bộ An ninh Nhà nước Semyon Ignatiev trong những ngày cuối đời của Stalin - Sudoplatov lưu ý rằng bộ trưởng Ignatiev ngày càng thiếu tự tin trong hành vi của mình. Có thể, Ignatiev đã tham gia vào một vụ nào đó mà hắn ta ngờ vực về khả năng thành công. Có thể hắn ta không chắc chắn về việc giữ được chức vụ của mình, vì có tin đồn hợp nhất Bộ An ninh Nhà nước với Bộ Nội vụ - rõ ràng là Lavrenty Beria ngay sau khi Stalin qua đời, đã tuyên bố rằng ông ta đang đến để tiêu diệt "bọn Ignatiev", cũng như khi ông ta năm 1938 tiêu diệt "bọn Yezhov". Việc hợp nhất các phòng ban lớn không thể thực hiện được một cách tự phát: tính toán và chuẩn bị cho các sự kiện như vậy cần vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Theo đó, Ignatiev có thể đoán được rằng hắn ta sẽ sớm bị loại bỏ, và không chắc liệu hắn có còn sống hay không. Ở đây cần phải nói rằng sau cái chết của Stalin, tức là một tháng sau, vào ngày 5 tháng 4, Ignatiev bị loại khỏi hàng ngũ Bí thư Trung ương (Ignatiev đảm nhiệm chức vụ này sau khi Stalin qua đời), và vào ngày 28 tháng 4 – bị trục xuất ra khỏi BCHTW Đảng, cũng như vào tháng 6 năm 1953, thậm chí bị đặt vấn đề về tư cách thành viên Đảng của hắn ta. Và điều này có nghĩa là hắn sẽ bị bắt. Một cuộc điều tra do Beria khởi xướng bắt đầu, và, rõ ràng, nó bao gồm cáo buộc về trách nhiệm bảo vệ không đầy đủ, và thậm chí có thể có vấn đề thủ tiêu Stalin. vì vậy vào tháng 6 năm 1953, ngay cả câu hỏi về tư cách thành viên của hắn trong đảng đã nảy sinh.

Chúng ta biết rằng sau cái chết của Tướng Kosynkin (có thể là bị giết), Stalin đã không xuất hiện ở Điện Kremlin. Ông đã làm gì trong suốt thời gian qua? Không có bằng chứng tài liệu. Nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là Stalin không làm gì trong tất cả các ngày kể từ 17 tháng 2. Đó là thời điểm mùa đông, vì vậy không thích hợp cho công việc làm vườn. Điều này nghĩa là ông đã có thời gian làm việc với các tài liệu, gặp gỡ một số người. Đây là những cuộc gặp gỡ kiểu gì - chúng ta sẽ có thể tìm hiểu khi nào mục những vị khách đến thăm Near Dacha trong ghi chép về Stalin được giải mật.

Stalin cũng có thể đã lưu lại tại các Dacha khác - ở Sosnovka hoặc Gorki. (một lần nữa muốn nhấn mạnh rằng các nhà nghiên cứu không có tài liệu nào về cuộc đời và công việc của Joseph Stalin kể từ tối ngày 17 tháng 2).

Từ các ngày 20 tháng 2 năm 1953, các đại biểu Xô Viết Tối cao bắt đầu tập trung tại Mátxcơva để họp phê chuẩn chính phủ mới cũng như các thành viên của BCHTW tại phiên họp toàn thể của họ. Stalin có thể gặp một trong số họ, nếu ông có cơ hội. Được biết, Nguyên soái Zhukov đã có mặt tại Matxcova từ ngày 21 tháng 2, ông tiếp tục cố gắng tìm ra sự phù hợp trong giới lãnh đạo chính trị cao nhất của đất nước, những câu hỏi của hội nghị trung ương tiếp theo. Zhukov đã biết Stalin sẽ từ chức. Nhìn chung, hai chủ đề trong chương trình nghị sự - sự từ nhiệm của Stalin và cuộc tìm kiếm điệp viên người Anh - đã trở thành tin tức khá phổ biến. Vì vậy, cuộc họp ngày 2 và 3 tháng 3 không được tổ chức mà không gây ra sự chú ý đặc biệt nào. Về mặt con người, rõ ràng là một người già và bệnh tật nên được tạo cơ hội để đi nghỉ ngơi một cách xứng đáng.

Khrushchev và Sudoplatov khẳng định rằng Stalin được cho là vào nhà hát hôm 27 tháng 2 nhưng không có tài liệu nào làm căn cứ. Còn ngày 28 tháng 2, ngày cuối cùng Stalin vẫn có khả năng là còn sống, người ta được biết buổi sáng Stalin đã gọi điện cho con gái mình là Svetlana Alliluyeva vì có kỷ niệm sinh nhật. Svetlana ghi lại hồi ức thú vị về cuộc gọi này của cha: cô nói rằng cha cô đã gọi điện, chúc mừng và mời cô ấy và các con, là các cháu ngoại của Stalin đến căn nhà gỗ Blizhnyaya vào Chủ nhật, ngày 1 tháng 3! Ông ấy nói rằng ông cũng sẽ mời Vasily và nói với Svetlana để Vasily đến cùng bọn trẻ. Cần phải nói rằng Stalin thậm chí đã lâu không gặp một số đứa cháu của mình - trước đó ông bận rộn với các vấn đề nhà nước!

Tôi phải nói rằng cuộc sống cá nhân của Svetlana và người anh trai Vasily của cô khá khó khăn: mấy cuộc hôn nhân, con cái từ các cuộc hôn nhân, con nuôi (từ Vasily).Và sau đó Stalin mời tất cả họ và nói thêm với Svetlana rằng ông có một tin quan trọng cho họ: "cuộc sống của chúng ta sẽ sớm thay đổi". Svetlana hiểu điều này theo cách, là thế nào ông cũng nghỉ hưu, là người cha như trút được gánh nặng. Mặc dù một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng Stalin hoàn toàn không phải là loại người dễ bỏ đi và ông có một vị trí đầy hứa hẹn trong hệ thống quyền lực của Liên xô – chức vụ Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên xô, mà sau cái chết của Mikhail Kalinin thì Nikolai Shvernik đang nắm. Những người sau này không có những chức vụ quan trọng trong đảng, chỉ là ủy viên dự khuyết BCT, không có nhiều quyền hành. Sau khi Stalin qua đời, Shvernik bị thay thế bởi Kliment Voroshilov. Nhưng liệu Stalin có sẵn sàng chức vụ này cho mình hay không - chúng ta không biết chắc chắn. Tuy nhiên, những lời của Svetlana Alliluyeva cần được xem xét một cách nghiêm túc: Stalin đã nghỉ hưu và muốn dành một ngày nghỉ trước các cuộc họp quan trọng cho người thân và con cái.


Cả ngày 1 tháng 3, Svetlana gọi đến Blizhnyaya Dacha cho cha cô, nhưng cả đường dây thành phố lẫn điện thoại "bàn quay" đều không trả lời. Điều gì đã xảy ra vào ngày 1 tháng 3 tại nhà nghỉ của Stalin, cho dù Stalin đã bị giết ngay lúc đó, bị tra tấn hay chỉ đơn giản là liên lạc bị cắt để chờ ông chết, chúng ta vẫn không biết chắc chắn.

Trở lại hôm trước, ngày 28 tháng 2 Stalin có một cuộc họp nào đó - có lẽ là với Matvey Shkiryatov, Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát Đảng thuộc BCHTW. Stalin rời đi với thực đơn bữa tối viết tay của chính mình: khoai tây thịt băm hấp, sữa chua, nước trái cây. Rõ ràng là ông không định mời ai làm khách. Điều gì đã xảy ra với Stalin sau 11 giờ ngày 28 tháng 2 năm 1953, chúng ta không biết. Vì vậy, sau buổi tối ngày 17 tháng 2, ngày quan trọng nữa là ngày 28 tháng 2, và không phải là ngày 2 tháng 3, khi ông được phát hiện đã bất tỉnh, và 7 giờ sáng các bác sĩ đã được gọi đến, bắt đầu hội chẩn, kiểm tra, hóa ra bác sĩ gia đình không biết gì về tình trạng sức khỏe của Stalin, các bác sĩ được gọi thậm chí không thể tìm thấy hồ sơ bệnh án của ông, vì tất cả những người đã điều trị cho ông trước đây đã bị sa thải với lời vu khống của kẻ thù.

Vì vậy, từ ngày 28 tháng 2, chúng tôi đang đi vào khu vực giả thiết. Nhưng cũng có những sự thật: các nhân viên an ninh vòng ngoài ở cổng chết rất nhanh - họ được cho là đã tự sát vì sợ hãi trách nhiệm. Nhưng rõ ràng, họ có thể thấy Stalin đến nhà nghỉ Blizhnyaya hay được đưa đến trong tình trạng nào. Có sự chú ý vào bản tin về bệnh tật của Stalin. Nó được Beria chuẩn bị, ông ta vì một lý do nào đó tin rằng Stalin bị một cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não, xuất huyết não) xảy ra trong căn hộ ở Matxcơva. Do đó, nếu có âm mưu ám sát, cố gắng giết người, cô lập hoặc đầu độc trong một thời gian dài, thì nó xảy ra chính xác vào ngày 28 tháng 2 chứ không phải ngày 1 tháng 3, và không phải tại Blizhnyaya dacha...

Nhiều tài liệu và hồi ký đã xuất bản bác bỏ những tuyên bố của Khrushchev cho rằng Stalin đã mời cả "Tứ mã" (Beria, Malenkov, Bulganin và ông ta) đến Dacha của Stalin; và rằng họ ở đó cho đến 5 giờ sáng và uống rượu mới; rằng Stalin rất vui vẻ, và sau đó đi ngủ; rằng Stalin nói với nhân viên an ninh, Ivan Khrustalev, ông không cần lính bảo vệ nữa, họ có thể đi ngủ. Ngay cả khi Stalin đã nói như vậy, thì những người lính canh gác và trực tại vị trí chiến đấu cũng không thể ngủ. Nhưng những người này, để bảo toàn mạng sống của mình, tất cả đều như một khẳng định: chúng tôi được bảo là đi ngủ và chúng tôi đã ngủ.

Còn lúc 10 giờ ngày 1 tháng 3, theo lời Khrustalev và các đồng sự bảo vệ tiếp nhận ca trực từ Mikhail Starostin và các cộng sự, Stalin vẫn đang ngủ, và họ không hề để ý đến điều này? Đồng thời, cần biết rằng các chuyển động của Stalin có thể nhìn thấy từ bên ngoài: rèm cửa giúp không chỉ có thể nhìn thấy việc bật đèn mà còn có thể thấy Stalin đi lại qua các phòng. Ngoài ra, các cảm biến chuyển động đã được lắp đặt trong đồ nội thất, và dịch vụ an ninh của nhà lãnh đạo biết mọi chuyển động của ông. Ngoài ra còn có hệ thống liên lạc nội bộ - người ta có thể liên lạc với Stalin mà không cần gặp ông.

Rất có thể, không sớm biết được bí mật về những ngày cuối đời của Stalin, vì việc loại bỏ ông có lợi cho cả một bộ phận quanh ông và giai cấp tư sản thế giới. Nếu Malenkov chuẩn bị cho vụ ám sát Stalin từ mưu đồ cùng đồng bọn trong nước. Thì việc tiêu diệt Stalin theo lệnh của các thế lực nước ngoài cũng có lẽ đã được Khrushchev chuẩn bị, dù ông ta có rất ít cơ hội. Giới bạn bè của họ, Bulganin cũng đã tham gia cùng họ ở công đoạn nào đó, còn Mikoyan đóng vai trò gì trong câu chuyện này - mỗi độc giả có thể có phiên bản của riêng mình.

Cái tên Anastas Mikoyan thường không được đặt trong trong danh sách những kẻ chủ mưu, nhưng hắn ta có đủ mọi lý do để chờ đợi cái chết của Stalin, hắn không có tên trong Văn phòng của Đoàn Chủ tịch. Cả Mikoyan, Molotov và Voroshilov đã phải hứng chịu những lời phê bình thậm tệ từ Stalin tại Hội nghị toàn thể ngày 16 tháng 10 năm 1952. Tất nhiên, là với những chính trị gia có kinh nghiệm, họ hiểu rằng Stalin phê phán họ là những người "thăng tiến" mà trong tâm trí công chúng có thể được coi là người thừa kế của ông, trong khi ông đang mở đường cho các cán bộ trẻ. Về mặt này, Molotov, Mikoyan và Voroshilov bị Stalin coi là “kẻ hưu trí”. Tuy nhiên, họ đều củng cố vị trí của mình trong giới lãnh đạo chính trị cao nhất của đất nước ngay sau khi Stalin qua đời. Và nếu sự trở lại của Molotov vẫn có thể được giải thích bởi uy tín to lớn trong nước: Tên tuổi Molotov luôn đứng cùng tên Stalin, còn sự trở lại của Mikoyan, có lẽ, là cần thiết để hợp pháp hóa cuộc đảo chính trong mắt các "đối tác" phương Tây.


Ai trong số họ có thể là "gián điệp người Anh"?

Ngày nay, Khrushchev ngày càng được gọi tên nhiều hơn, đặc biệt là bởi ông ta không phải là kẻ như ông ta giả vờ. Trên thực tế, Stalin đã từng nói với ông ta rằng ông ta không phải là Khrushchev, mà là một loại "-skiy" nào đó... Khrushchev, theo một phiên bản, là con hoang của ông trùm Ba Lan Gaswitsky, người sống ở Anh sau các sự kiện cách mạng ở Nga. Liên hệ có thể được duy trì với Khrushchev dọc theo đường dây này.

Bản tính Stalin hay bông đùa khôi hài, có thể làm cả 1 hội nghị đang căng thẳng cười ồ cả lên. Chuyện kế lần đầu tiên Khrushchev đến dự hội nghị TW. Ngoài hành lang, khi Stalin đi ngang qua và được 1 đồng sự giới thiệu: Đây là đ/c Khrushchev đến từ… Và khi vị khách bắt đầu huyên thuyên về Khrushchev, Stalin cắt ngang lời (thô lỗ): Tôi biết rồi, “nhà quí tộc Ba Lan” đây mà! Khrushchev giận tím mặt không nói năng gì. Stalin biết đến cả biệt hiệu “quí tộc” của Khrushchev vì đã đọc báo cáo NKVD về ông ta, Stalin cũng chắc chắn biết chân tướng Khrushchev thực ra chỉ là con hoang của nhà quí tộc này với 1 nàng hầu người DT, biết ông ta không học hành gì nhiều. Đang bay bổng vì được thăng tiến thì bị dội gáo nước lạnh. Khrushchev coi là bị hạ nhục, mà lại nhục với tông tích che giấu kỹ càng nên để bụng tư thù Stalin từ đấy.

Malenkov là một Anglophile vĩ đại: hắn yêu cuồng nhiệt thể loại phim Anh, am hiểu văn học Anh. Thậm chí Malenkov mở riêng trường học tiếng Anh cho con cái ở Matxcơva, trường đầu tiên ở Sokolniki để bọn trẻ nhà Malenkov có được môi trường văn hóa Anh. Ngay sau cái chết của Stalin, Malenkov bị Khrushchev hạ nhục. Đến năm 1957, Malenkov bị buộc tội tham gia Nhóm chống Đảng và bị loại khỏi BCT, đến năm 1961 thì bị khai trừ khỏi đảng. Sau này Malenkov kết bạn thân thiết với Yuri Andropov cho đến khi qua đời.

Vì vậy, ngay cái chết của cha, Vasily Stalin đã lập tức tố cáo rằng cha mình bị đầu độc. Câu chuyện Stalin đã bị loại bỏ nhanh chóng lan rộng khắp Matxcơva. Nhanh không kém, cái chết của Stalin được các đài phát thanh phương Tây đưa tin ngay trong ngày 1 tháng 3, cứ như thể họ được thông báo hay nắm rất chắc tình hình nội bộ bí mật giới lãnh đạo Liên xô.

Về các sự kiện tiếp theo được trình bày theo các phiên bản khác nhau: khám nghiệm tử thi, từ biệt, tang lễ diễn ra như thế nào, được khá nhiều người biết đến. Nhưng bằng cách nào đó, giới cầm quyền CPSU đã không nói rằng: nếu Stalin bị loại bỏ chỉ vì một cuộc đấu tranh ích kỷ để giành quyền lực, thì có lẽ, đã không có cuộc "xét lại di sản chế độ Stalin" và đã không có cuộc cải cách vội vã ngay sau cái chết của Stalin. Cuộc cải cách Khrushchev đã được thực hiện ngay vài ngày sau đó, nhiều dự án chủ nghĩa Stalin không chỉ bị thu hẹp, bị đình chỉ mà còn bị bỏ rơi! Liệu chúng ta có thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi ai quan tâm đến việc từ bỏ khu vực thương mại không có đồng đô la, hay cắt giảm hoạt động của Liên xô ở Ấn Độ và Indonesia, đóng cửa các dự án Đường sắt xuyên cực, đường hầm tới Sakhalin và kế hoạch của Stalin về việc cải tạo thiên nhiên ? Lời giải cho bí ẩn về cái chết của Stalin phụ thuộc vào câu trả lời này.

Theo Nikolay Sapelkin

PS: Ở LX có “Tứ mã”, ở TQ sau này có “Bè lũ 4 tên”, ở Annam?

CT HCM gặp Stalin năm 1950, cuộc gặp diễn ra ở Dacha cùng Mao và Chu Ân Lai lần đó VN có vũ khí chuẩn bị cho trận ĐBP, nhưng cũng xảy ra chuyện, chỗ ở của Cụ tại khách sạn bị lục soát, đồ vật bị lấy đi, dương như ai đó đang thu thập chứng cứ chống Stalin. Hai năm sau, năm 1952, Cụ sang Liên xô nhưng đã không gặp được Stalin, trong lá thư để lại, Cụ tỏ ý xin lại bức ảnh công trường, có chữ ký Stalin. Lá thư không có hồi âm.

 

Ảnh: Stalin phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ XIX. 14 tháng 10 năm 1952;


 

 


ĐẠI HỘI XIX TRONG LIÊN XÔ – NỬA SÁNG NỬA TỐI, NỬA RỒ NỬA DẠI

 Kẻ bị coi là hỗn láo, sẽ bị tước phẩm hàm và đánh đòn roi theo luật lệ để răn dạy con cháu.

Peter-I

Кто прожекты будет абы как ляпать, того чина лишу и кнутом драть велю — в назидание потомкам.

Петр-I


Cụ Hồ nói: Trong mỗi con người đều có thiện có ác.

Cụ Stalin nói: Càng đến gần CNXH, đấu tranh giai cấp càng gia tăng.

    Hai Cụ nói thế thì giai cấp là gì, vô sản là gì, đấu tranh giai cấp với ai! Rất ít người hiểu 2 Cụ. Hai Cụ đã vạch một đường kẻ rất rõ ràng, không phải vạch kẻ phân chia giai cấp theo thành phần hay lý lịch. Vạch kẻ đó mang tên: TIẾN BỘ NHÂN LOẠI!

    TBT Nguyễn Phú Trọng và công cuộc “đốt lò” của ông cũng có thể hiểu là công cuộc kỹ trị. Hy vọng rằng bài học cay đắng Liên xô, bài học cay đắng VN sẽ là kinh nghiệm cho tất cả. Gần đây, cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, TBT làm rõ nội hàm CHXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta mà không còn nhắc đến CNCS. Dường như những khái niệm bóng bẩy một thời bây giờ đã “hết mốt”. Vậy mà chỉ cách đây vài thập kỷ, có 1 mặc định như thế này: Liên Xô là đất nước XHCN hoặc đang xây dựng CNCS, đang tiến tới CNCS. Nhà nước Liên xô đã sụp đổ, không còn gì để tồn tại. Giới CNDT vội vui mừng nhưng rồi cũng thua. Tất cả nhìn vào TQ và cố diễn giải ở đó không phải là CNXH.

    Thực tế có đến 3 Liên xô khác nhau rất rõ rệt: Liên xô – thời Lenin hôn quân vô đạo chìm ngập trong bạo lực, chết chóc hỗn loạn 1917-1938. Liên xô – thời Stalin 1939-1953 hay Liên xô kỹ trị dù đương đầu Chiến tranh Vệ quốc nhưng là thời kỳ tươi đẹp, phát triển rực rỡ, để lại nhiều thành tựu mà Liên xô thứ 3 ăn không hết và cả một thế hệ các nhà khoa học tài năng. Liên xô thứ 3 – 1954-1991 thời Đảng trị, bao gồm các lãnh tụ Khrushchev, Brezhnev, Andropov, Gorbachev, Yeltsin đã thối đến tận cùng và sụp đổ. 

    Liên xô đã không còn kể từ 1991. Nhưng liên tục các cuộc thăm dò cho thấy có sự luyến tiếc và cũng khác biệt. Nếu phân tích kỹ số liệu của các Trung tâm thăm dò ý kiến công chúng như Levada hay Vtsiom có thể thấy điều này. Hay như thăm dò trên Internet với chủ đề "Thái độ đối với Liên xô và CNXH" do L. Kravetsky thực hiện thấy rõ hơn. Dù không lớn lắm chỉ 1.025 người trả lời các câu hỏi. Nhiều cuộc thăm dò khác trong thực tế những năm gần đây cũng vậy, rõ ràng trong số những người sử dụng Internet, hay dân cư đô thị có sự dịch chuyển về phía có trình độ học vấn cao hơn và những người khá giả hơn tạo thành một nhóm khác biệt có quan điểm đúng đắn hơn, ít ảo tưởng hơn về Liên xô, về CNCS. Những người lao động bình thường nông hay công nghiệp thu nhập thấp hơn, ít tin tưởng vào hiện tại hơn (đặc biệt là dân cư bên ngoài đường vành đai Matxcơva) tạo thành một khác biệt khác, có nhiều kỳ vọng và luyến tiếc hơn về Liên xô.

    Trong nhóm thứ 2, có các bác cựu LX đã về hưu, những bác đã nghe lời Đảng, lời Gorbachev, Yeltsin, đổ ra đường ngăn chặn Ủy ban tình trạng khẩn cấp của những người lính cuối cùng tử vì đạo để bảo vệ Liên xô, có bác xả thân nằm lăn ra dưới xích xe tăng, họ đã không thể bắn các bác và hành động đó góp phần không nhỏ vào việc Liên xô sụp đổ.

    Cũng lại chính các bác bây giờ lại đổ ra đường cầm bìa cát tông và cờ búa liềm đả đảo Putin, đòi quay lại Liên xô. Đó là cả một tội lỗi mang tên khôi hài. Tất cả còn lại là hậu quả, mà nước Nga ngày nay vẫn đang phải gánh chịu hết sức tiêu cực từ những năm chủ nghĩa vang bóng một thời này.

 

    Đại hội XVIII diễn ra tháng 3 năm 1939, Đại hội XIX diễn ra tháng 10 năm 1952. Khoảng thời gian 1939-52 có nhiều sự kiện vô cùng quan trọng trên thế giới: thời kỳ Liên Xô phát triển cực nhanh, WW-2 và khôi phục kinh tế sau Chiến tranh.

 

Trước 1939 là cuộc đại thanh trừng qui mô lớn nhằm vào giới Bolsheviks, QTCS, lãnh đạo đảng một loạt các nước. Cuộc đốt lò chưa từng có xử tử hình khoảng 700k, đưa 3 triệu khác vào Gulag gồm: lão thành cách mạng, lãnh đạo đảng CS, “cận vệ đỏ Lenin”, nhà nghiên cứu chủ nghĩa Marx… Đó là mở đường thiết lập hệ thống Kỹ trị Stalin thay thế hệ thống Đảng trị.

 

Sau thời kỳ khôi phục kinh tế hậu chiến, trong các hội thảo chuẩn bị Đại hội, các lãnh đạo đảng CS lại thì thào với nhau một lần nữa, họ nói với nhau, chiến tranh đã qua, kinh tế đã khổi phục, nhà máy xí nghiệp nông trường để làm gì nữa, chia nhau đi thôi. Stalin tá hỏa vội viết tác phẩm “Những vấn đề kinh tế của CNXH ở Liên xô”, đó cũng là tác phẩm cuối cùng của ông. Trong đó ông phân biệt rạch ròi đâu là kinh tế CNTB, đâu là XHCN và đề nghị “Chúng ta cần loại bỏ một số yếu tố của chủ nghĩa Marx, gắn giả tạo vào xã hội của chúng ta…” Stalin tổ chức Đại hội XIX và đọc những nội dung đã viết.

 

Sau này, Đảng CSLX cấm chỉ nói đến những gì diễn ra tại Đại hội.

 

Bài này nói lại những gì diễn ra, đủ để giải thích lý do bên trên!

 

 

Bắt đầu từ Khrushchev với Đại hội XX năm 1956, trong đó đưa ra cáo buộc “tệ sùng bái cá nhân” với Stalin và đảng CSLX- cỗ máy nomenklatura (chức vụ đảng) đã cố gắng phá hủy triệt để bất kỳ bút tích nào về ông. Đến thời Brezhnev, Đảng bắt đầu cho lưu hành các bản báo cáo, ghi chép tất cả các kỳ Đại hội CPSU cũng như của các cuộc họp BCHTƯ sau đó, nơi diễn ra các cuộc bầu cử chức vụ. Việc phát hành này kỳ lạ, bắt đầu với Đại hội I và bỏ qua không một lời về Đại hội XIX. Tại sao lại như vậy khi Đại hội XIX là một sự kiện công khai, một kỳ lễ. Có sự tham dự của các phái đoàn tất cả các đảng CS nước ngoài, đông đảo các nhà báo. Họ biết cả, có vấn đề gì phải che giấu ở đây?

 

Tại Đại hội XIX, Stalin có bài phát biểu. Còn tại Hội nghị BCHTƯ ngay sau đại hội, trong cuộc họp giới hạn, ông đã có bài phát biểu quan trọng hơn và khá dài: 1,5 giờ đồng hồ. Và nếu tài liệu của Đại hội XIX được xuất bản, thì cần phải công bố ghi chép của Hội nghị. Và điều này thì Đảng CSLX đã không thể làm được.

 

Nhà nghiên cứu Zh. Medvedev viết: "... Kho lưu trữ cá nhân của Stalin đã bị phá hủy ngay sau khi ông qua đời..." Và Đại hội XIX là một phần mà những ý tưởng của Stalin đưa ra làm Đảng ​​đặc biệt lo sợ.

 

Các nhà sử học viết rằng quyết định triệu tập Đại hội XIX là một bất ngờ đối với bộ máy Đảng sau thời kỳ gián đoạn rất dài. Stalin đưa ra quyết định này vào tháng 6 năm 1952, và vào tháng 8, bản thảo Điều lệ mới của CPSU đã được công bố, tức là Stalin đã triệu tập đại hội chính là vì bản thảo mới, nó thay đổi địa vị của Đảng và cơ cấu tổ chức của nó.

 

Một điều tưởng chừng nhỏ nhặt: Đổi tên Đảng. Tên "Đảng Cộng sản toàn Liên minh (của những người Bolsheviks) – Всесоюзная коммунистическая партия (большевиков)", vẫn thường viết tắt là CPSU(b) được đổi thành "Đảng Cộng sản Liên Xô - Коммунистическая партия Советского Союза". Còn nội dung bản thảo: Lần đầu tiên công bố sự độc lập của đảng với nhà nước, với Chính quyền Liên Xô. Từ ngữ "Toàn liên minh-всесоюзная" như đến lúc đó chỉ đơn giản có nghĩa là lãnh thổ mà Đảng hoạt động là một bộ phận của Quốc tế cộng sản. Trước khi Comintern bị Stalin giải thể vào năm 1943, tiêu đề của mỗi tấm thẻ đảng viên CPSU (b) có ghi ở dưới cùng: "CPSU (b) là một bộ phận của Quốc tế Cộng sản."


 

Tên mới cũng có nghĩa là đảng là một tổ chức thuộc về nhà nước Liên xô, là một bộ phận trong cấu trúc quyền lực Liên Xô, là tài sản của Liên Xô mà không phải của QTCS – tổ chức bị Stalin giải tán năm 1943 vì một lý do chính: công khai phục vụ chủ nghĩa phát xít. Đã có Chính phủ Liên Xô, Bộ Quốc phòng Liên Xô, Bộ ngoại giao Liên Xô, nay Đảng Cộng sản Liên Xô đã thay thế Đảng Cộng sản toàn Liên minh (Bolshevik).

 

Và Đảng là một tổ chức phục vụ cho đất nước thay vì lãnh đạo đất nước, đúng như Hiến pháp Stalin viết năm 1936 và tồn tại đến 1977, bản Hiến pháp này duy nhất đề cập đến CPSU một lần, ở ngôi vị ngữ bị động, ngang hàng với các tổ chức quần chúng nhân dân khác và quyền nhân dân lao động ở ngôi chủ ngữ:


Điều 126. Thể theo quyền lợi của nhân dân lao động và mục tiêu phát triển sáng tạo của các tổ chức và hoạt động chính trị quần chúng nhân dân của công dân Liên xô, quyền tham gia vào các tổ chức xã hội được bảo đảm: liên đoàn lao động, hiệp hội nghề nghiệp, đoàn thanh niên, tổ chức thể thao và quốc phòng, tổ chức văn hóa, khoa học và kỹ thuật, và tổ chức tích cực nhất và giác ngộ công dân trong số tầng lớp lao động và các tầng lớp lao động khác tập hợp trong Đảng CS toàn Liên minh (Bolsheviks), là đội tiên phong của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh của chúng ta để củng cố và phát triển hàng ngũ XHCN và hình thành hạt nhân lãnh đạo của tất cả các tổ chức của nhân dân lao động, cũng như của xã hội và nhà nước.

Статья 126. В соответствии с интересами трудящихся и в целях развития организационной самодеятельности и политической активности народных масс гражданам СССР обеспечивается право объединения в общественные организации: профессиональные союзы, кооперативные объединения, организации молодежи, спортивные и оборонные организации, культурные, технические и научные общества, а наиболее активные и сознательные граждане из рядов рабочего класса и других слоев трудящихся объединяются во Всесоюзную коммунистическую партию (большевиков), являющуюся передовым отрядом трудящихся в их борьбе за укрепление и развитие социалистического строя и представляющую руководящее ядро всех организаций трудящихся, как общественных, так и государственных.

Những thay đổi tiếp theo trong bản thảo Điều lệ cũng rất ấn tượng. Thay vì Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng được qui định chỉ thành lập Đoàn Chủ tịch. Ban thường vụ có chủ quyền, gồm một số người và không phối hợp các quyết định của mình với bất cứ ai. Còn Đoàn chủ tịch chỉ là đại diện của một cơ quan chủ quản khác và nó chỉ có thể tự mình giải quyết một số vấn đề. Việc thay thế Bộ Chính trị bằng Đoàn Chủ tịch có nghĩa là đảng đã bị tước bỏ cơ quan lãnh đạo trực tiếp toàn bộ đất nước và tổ chức thành lập thay thế cho nó là Đoàn chủ tịch chỉ lãnh đạo đảng trong nhiệm kỳ giữa các phiên họp toàn thể của BCHTƯ.

 

Báo cáo nói về điều này, mặc dù viết rất ngắn gọn, nhưng rõ ràng như sau: “Dự thảo Điều lệ sửa đổi đề xuất chuyển Bộ Chính trị thành Đoàn Chủ tịch của BCHTƯ Đảng, được tổ chức để lãnh đạo công tác của BCHTƯ giữa các kỳ họp toàn thể. Việc chuyển đổi như vậy là hợp lý vì tên gọi “Đoàn Chủ tịch” phù hợp hơn với các chức năng mà Bộ Chính trị đang thực hiện ở thời điểm hiện tại. Công tác tổ chức của BCHTƯ hiện tại, cũng như thực tiễn đã chỉ ra, nên tập trung vào một cơ quan - Ban Bí thư, để sau này không còn BCHTƯ”.

 

Nhưng vẫn chưa hết. Thành phần Đoàn Chủ tịch được xác định gồm 25 thành viên và 11 ứng cử viên. Hầu hết trong số 25 người này không phải là lãnh đạo Đảng như thông thường, mà là các lãnh đạo nhà nước, tất cả đều dưới quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và theo đó là Hội đồng tối cao. Như vậy, quyền lực đảng được chuyển giao sang quyền lực nhà nước, nói một cách chính xác theo danh nghĩa của nó.

 

Stalin, sau khi bị phụ thuộc đảng quyền hành Xô viết đã khôi phục hoàn toàn hiệu lực của Hiến pháp Liên Xô 1936. Thực ra, ông đã làm những gì Peter-I đã làm, khi đưa Nhà thờ Chính thống Nga trở thành một cơ cấu trong bộ máy hành chính nhà nước.

 

Cũng có một điều thú vị là mặc dù đã thảo luận 3 tháng (từ tháng 8 đến tháng 10) về Điều lệ mới và Điều lệ này được Khrushchev báo cáo tại đại hội, vẫn có vẻ như Đảng nomenklatura không biết Stalin đang có ý định gì. Ông giữ bí mật ý định của mình về việc đặt Đảng dưới nhà nước Liên Xô với bộ máy BCHTƯ, và tại hội nghị toàn thể, ông lấy trong túi ra một danh sách và đọc các đề xuất của mình về nhân sự của Đoàn Chủ tịch trước hội nghị toàn thể, đó là một chấn động với bộ máy đảng. Khrushchev nhớ lại:

 

“Khi cuộc họp toàn thể kết thúc, tất cả chúng tôi trong đoàn chủ tịch đều nhìn nhau. Chuyện gì đã xảy ra thế? Ai đã lập danh sách này? Bản thân Stalin không thể biết tất cả những người mà ông ta vừa đề xuất bổ nhiệm. Ông ấy không thể tự mình lập một danh sách như vậy. Thú thực là tôi tưởng Malenkov đã chuẩn bị danh sách Đoàn Chủ tịch mới nhưng không cho chúng tôi biết. Sau đó tôi hỏi Malenkov về điều đó. Nhưng ông ta cũng rất ngạc nhiên. ... Một số người trong danh sách ít được biết đến trong đảng, còn Stalin chắc chắn không hề biết họ là ai."

 

Còn Stalin thì mặc kệ thực tế là những người mà ông đề xuất là "ít được biết đến" trong Đảng. Điều chính là chính phủ Liên Xô biết họ, vì họ đã chứng tỏ mình khi hoạt động trong các cơ quan của nó. Chẳng qua là các lãnh đạo Đảng cố tỏ vẻ “ngây thơ” chỉ vì họ không có tên trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng, điều đó không có nghĩa là Stalin không biết họ là ai.

 

    Judeos (mà ông Mukhin hiểu họ theo lối sống ký sinh ăn bám, chứ không phải quốc tịch) bước chân vào cỗ máy đảng không phải để làm việc, mà một để người khác phải làm việc cho họ. Xét cho cùng, để dân Judeos béo lên, người ta phải làm việc, họ xưng là được Chúa chọn, có nghĩa là họ được quyền thay Chúa dẫn dắt chỉ bảo người khác hiểu cách thức và điều cần làm. Tất nhiên, họ cần có Stalin để buộc người khác phải làm việc trong khi họ luyện tập thói ba hoa,  chuyện phiếm của mình, tìm kiếm nơi và cái gì có thể lén lút để lấy và ai có thể để làm tình.

 

Không có Stalin làm Tổng bí thư, không có Stalin lãnh đạo Đảng, cỗ máy nomenklatura mất đi quyền lực mang lại lợi ích vật chất cho họ. Không có ai bỏ một con cừu đực vào thùng xe cho đồng chí bí thư khu ủy hay huyện ủy khi đến nông trường tập thể, không có ai ra lệnh cho hiệu trưởng hay giám đốc nhà máy cho tạo điều kiện cho đám con cháu dốt nát, cũng không có ai chỉ đạo kiểm sát viên dừng vụ án hình sự đối với "bạn bè", tất cả các lãnh đạo chính quyền địa phương cần phải sợ hãi sự lãnh đạo đảng.

 

Loại bỏ được quyền lực Đảng, bộ máy nhà nước cần rất ít người - không cần thuyết trình với những kẻ ngu ngốc trong Đảng, chỉ cần báo cáo với lãnh đạo trực tiếp của họ. Không có gì để bấu víu, bộ máy đảng trở nên bất lực. Nhưng làm thế nào để không báo cáo bộ máy đảng khi họ vẫn là người của Stalin – còn Stalin được coi là lãnh tụ của đất nước?

 

Đơn giản, chính Stalin rời khỏi BCHTƯ và chỉ giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thì cũng là chính Chúa đã ra lệnh tống cỗ máy đảng xuống địa ngục mà không cần báo cáo. Stalin không còn trong BCHTƯ, có 10 chức bí thư cũng không là cái gì cả. Những bí thư này sẽ làm gì với người được bổ nhiệm vào chức vụ với sự đồng ý của Stalin -  Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng? Họ sẽ cố gắng bày mưu? Và họ hiểu điều gì đó trong vấn đề mà họ sẽ âm mưu, tức là đổ lỗi cho công tác kém cỏi? Rốt cuộc, họ sẽ tấn công vào hư không, và chính Stalin ném họ ra khỏi BCHTƯ.

 

Hơn nữa, với sự ra đi của Stalin, việc thực hiện các mệnh lệnh dựa vào danh nghĩa đảng trở nên nguy hiểm. Hãy tưởng tượng một bộ trưởng, theo yêu cầu của BCHTƯ cách chức một giám đốc. Và nhà máy bắt đầu hoạt động kém đi thì câu hỏi được đặt ra - tại sao nó từng tốt? BCHTƯ yêu cầu ư? Tại sao lại phải nghe lời bọn ngốc này, tại sao không tuân theo mệnh lệnh của lãnh đạo để lựa chọn cán bộ có năng lực khi (“Cán bộ quyết định tất cả!” – lời Stalin)? Trong những điều kiện như vậy, chỉ những người am tường và hiểu biết mới có thể tồn tại trong danh nghĩa đảng phái, nhưng có bao nhiêu người ở đó và bọn ăn bám cần phải biến đi đâu?

 

Nhưng đánh mất quyền lực không phải là khủng khiếp nhất. Điều chính là với sự ra đi của Stalin, danh nghĩa đảng không thể tái bản. Theo Điều lệ mới, tất cả các cơ quan của đảng đều do đảng viên bầu trực tiếp hoặc thông qua đại biểu của họ. Để các đảng viên bầu đúng người cần vào các chức vụ đảng, đại diện của các cơ quan cấp trên đi đến tất cả các cuộc bầu cử cơ quan đảng cấp dưới và làm rõ các đảng viên cần bầu chọn người như thế nào vào các chức vụ cần có. Nhưng làm thế nào để thuyết phục họ, bằng lý lẽ nào, nếu việc bỏ phiếu ở tất cả các cấp đều là bí mật? Chỉ bằng thông báo mà BCHTƯ giới thiệu ứng cử viên vào các vị trí chức vụ của đảng. Còn “đề xuất của BCHTƯ” có nghĩa là “đề xuất của Stalin”. Trong trường hợp này, ngay cả người có lý do thuyết phục để phản đối đề xuất ứng cử viên cũng sẽ giữ im lặng. Đó không phải là sợ hãi, mà là uy tín, còn nếu thích, thì đó là “sự sùng bái cá nhân” mà Stalin đã có. (Nhưng đúng đắn thì hãy nói: có một Nhân cách lớn và có một sự kính trọng nhân cách ấy).

 

Sau khi đảm bảo uy tín Stalin trong việc bầu cử các bí thư cấp dưới, các chức vụ đảng, với sự giúp đỡ của uy tín ấy, đảm bảo cho việc bầu cử các đại biểu cần thiết (tuân theo chức vụ) cho đại hội của CPSU, các đại biểu này bỏ phiếu theo danh sách của BCHTƯ vào các chức vụ đề xuất, tức là cho đến chức vụ đảng cao nhất. Vòng tròn đã khép kín.

 

Bây giờ hãy hình dung Stalin rời khỏi chức vụ Bí thư BCHTƯ. Vị bí thư BCHTƯ khác đưa người mình cần vào chức vụ chính quyền đến bí thư đảng bộ và nói rằng "Đồng chí Sidorov là do Trung ương đề nghị". Trung ương này là ai? Là 10 bí thư, có một số là dạng như Khrushchev? Nhưng giám đốc nhà máy, người mà cá nhân lãnh đạo là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng chí Stalin biết và đánh giá cao lại tin rằng chúng tôi không cần ông Sidorov vì vô dụng, tốt hơn cả là nên bầu đồng chí Ivanov. Và các đảng viên sẽ bầu cho ai?

 

Việc Stalin ra khỏi BCHTƯ (rút khỏi bộ máy quản lý của đảng) là một mối đe dọa khủng khiếp đối với các chức vụ đảng, vì ông đã khôi phục nguyên tắc dân chủ trong đảng - dân chủ nội bộ đảng, quyền đảng viên cơ sở. Và dưới nền dân chủ này, nhiều chức vụ trở nên không cần thiết trong các cơ quan quản lý của đảng.

 

Nhưng Stalin không thể từ bỏ đảng một cách đột ngột, bởi vì điều này sẽ làm dấy lên sự nghi ngờ của dân chúng về nó - tại sao nhà lãnh đạo lại ra đi? Cần phải có sự chuẩn bị tư tưởng cho mọi người, vì thực tế là sớm muộn gì Stalin cũng rời chức vụ bí thư BHTƯ và sẽ chỉ là người đứng đầu đất nước. Tại cuộc họp của BCHTƯ ngày 16 tháng 10 năm 1952, ông thậm chí còn trấn an các ủy viên BCHTƯ (125 người) rằng ông đồng ý vẫn là thành viên của Đoàn Chủ tịch với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nhưng hãy xem, theo hồi ký của Konstantin Simonov, đã có một phản ứng khi Stalin yêu cầu đưa ra biểu quyết vấn đề ông thôi giữ chức Bí thư BCHTƯ khi về già:

 

“... trên khuôn mặt của Malenkov, tôi thấy hiện lên sự khiếp đảm - không phải sợ hãi, không, không phải sợ hãi, mà là biểu hiện mà một kẻ hiểu rõ điều gì đến hơn tất cả những kẻ khác hoặc rõ hơn trong mọi trường hợp, hơn nhiều kẻ khác khi đã nhận ra mối nguy hiểm sinh tử, cái điều đã lờ mờ trên đầu họ còn những kẻ khác vẫn chưa nhận ra: không thể đồng ý với yêu cầu này của Stalin, không thể đồng ý rằng ông ấy từ bỏ chức quyền này, quyền lực cuối cùng trong ba quyền lực của ông ấy, không thể. Khuôn mặt Malenkov, cử chỉ của hắn ta, đôi tay giơ cao biểu cảm của hắn ta là lời cầu khẩn ngay thẳng với tất cả những kẻ có mặt hãy từ chối ngay lập tức và dứt khoát yêu cầu của Stalin. Còn sau đó, có tiếng rít phát ra như nghe thấy được sau lưng Stalin: "Không, xin hãy ở lại!" hoặc đại loại như vậy, cả hội trường ào lên với những lời “Không! Không! Hãy ở lại! Vui lòng rút lại đề nghị của ông!”"

 

Còn Stalin đã không kiên quyết với đề nghị của mình. Đây là một sai lầm chết người và ông đã phải trả giá.

***

 

Năm 1953, ngay sau cái chết bất thường của Stalin, Khrushchev và CPSU bắt đầu cải tổ, cho giải tán Hệ thống Bộ chuyên ngành dọc-chuyên môn kỹ trị mà Stalin dày công xây dựng. Có khoảng 50 bộ như vậy hình thành nên một hệ thống rất hiệu quả, là mắt xích quan trọng trong hệ thống chỉ huy và kiểm soát nhà nước. Các bộ, trực tiếp hoặc thông qua các bộ chính trực thuộc, quản lý các doanh nghiệp công nghiệp của họ, thông báo các số liệu về kế hoạch nhà nước, đặt ra các chỉ tiêu - số lượng lao động, chỉ tiêu tăng năng suất lao động và nhiều chỉ tiêu khác. Các bộ xác định ai sẽ là nhà cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ ở đâu. Cơ cấu phân kỳ của các tổ chức chính quyền hành pháp - các bộ - theo mỗi nhánh của nền kinh tế, mỗi ngành, đều có sự hiện diện của mình trong "Tổng hành dinh của ngành" như tên các bộ thường được gọi. 

    Cú đánh đầu tiên giáng vào hệ thống này ngay sau cái chết của Stalin. Số lượng các bộ bị cắt giảm mạnh, chủ yếu là các ngành của công nghiệp quốc phòng và cơ khí. Bộ Cơ khí Liên Xô mới bao gồm các Bộ Công nghiệp Ô tô và Máy kéo, Cơ khí Chế tạo và Dụng cụ, Chế tạo Máy công cụ và Cơ khí Nông nghiệp. Bộ khác còn lại là Bộ giao thông vận tải và kỹ thuật hạng nặng - bao gồm Bộ kỹ thuật hạng nặng, kỹ thuật giao thông, xây dựng và kỹ thuật đường bộ, và công nghiệp đóng tàu. Bộ công nghiệp quốc phòng mới bao gồm hai trong số một số bộ quốc phòng – Bộ vũ khí và Bộ công nghiệp hàng không.

Ngay sau đó, rối loạn xảy ra, chỉ chưa đầy 1 năm, năm 1954, Khrushchev buộc phải quay lại mô hình các bộ cũ. Nhưng đến năm 1956, CPSU hình thành các Ủy ban tương ứng bộ để lãnh đạo. Năm 1957, Khrushchev đề xuất sáng kiến “cực kỳ táo báo” thay đổi hoàn toàn trật tự quản lý điều hành các Bộ ngành chuyên môn bằng “Hội đồng kinh tế quốc dân” với hình thức lãnh thổ, vùng miền, trộn lộn tùng phèo chức năng các bộ với nhau, công nghiệp với nông nghiệp. Với sự xuất hiện của Hội đồng, các Bộ bị giải tán và nếu còn cũng coi như chỉ là xác chết.


Khoảng 70 Hội đồng kinh tế quốc dân được thành lập. Thật không may, đây không hẳn là “sáng kiến” của Khrushchev mà là sáng kiến của Lenin. Những Hội đồng này đã tồn tại dưới thời Lenin ngay sau 1917 cho đến cuối thập kỷ 1920 cùng NEP.


Đó thực sự là đảo chính Đảng CPSU tiếm quyền nhà nước, là chia chác chức vụ và quyền lợi cho giới Đảng, đổi lại sự ủng hộ với TBT Khrushchev, cho đến năm 1958, Khrushchev có thêm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Trong suốt hơn 70 năm tồn tại, CPSU đã nhiều lần đảo chính, còn các cuộc đảo chính nhỏ được gọi là cải cách hay perestroika.

    Cho đến năm 1962, cỗ máy Đảng CPSU phì đại hơn bao giờ hết, hình thành hệ thống Đảng lãnh đạo nhà nước, bao trùm mọi bộ ngành, mọi ngóc ngách đời sống xã hội từ TƯ đến địa phương nhưng lại là chế độ tán quyền.

    Hậu quả vô cùng tai hại, Hệ thống chuyên môn ngành dọc đi cùng chính quyền quản trị hành chính vốn đã hình thành và ổn định trong nhiều thập kỷ sụp đổ, đã rối loạn lại càng rối loạn, đã chồng chéo lại càng chồng chéo. Nạn đói bắt đầu bùng lên với các cuộc bạo động của giai cấp vô sản chống CQ CS.

    Biệt danh “thằng ngốc trong Điện Kremlin” lại tiếp tục có sáng kiến điều trị rối loạn: chia lại Hội đồng, Ủy ban ra làm 2: công nghiệp và nông nghiệp, rồi để tránh quá nhiều Hội đồng và Ủy ban, ông ta cho sát nhập liên vùng. Ngay cả KGB và đoàn Komsomol cũng được Khrushchev đề nghị chia thành các ban công nghiệp và nông thôn. Quyết định này dẫn đến xáo trộn hoàn toàn hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương và trở thành cơn ác mộng điều hành quản lý. Bộ máy hành chính quản trị phình to, quá nhiều cán bộ trung gian, gián tiếp. Ví dụ tại một huyện, nông trường thuộc ủy ban nông nghiệp địa phương, nhưng lại nhận kế hoạch từ cấp Hội đồng kinh tế, đồng thời phải tuân thủ Nghị quyết nông nghiệp của Đảng bộ, lại còn chỉ đạo của cấp Đảng cao hơn là Thành Ủy và Đảng Ủy khu vực. 

    Khrushchev và CPSU tiếp tục từ bỏ hàng loạt dự án nghiên cứu khoa học lớn khác từ thời Stalin, trong đó có dự án Computer, mà chỉ cần 1 nửa các dự án thành công cũng đảm bảo vững chắc vị thế hàng đầu thế giới của Liên xô trong nhiều thập kỷ. 

    Cuối cùng, Kỹ trị không có nghĩa là từ bỏ sự lãnh đạo của đảng, nhưng Đảng trị có kẻ thù là khoa học-kỹ thuật. Dịch covid-19 là cơ hội cho thiên hạ mở mắt ra vì điều này.

***

    Thay đổi 180 độ ở Liên xô không qua nổi mắt ông Cụ. Tuy nhiên, vì vẫn phải giữ mối quan hệ quốc tế với Liên xô để có thêm khẩu súng viên đạn ra chiến trường. Cụ vẫn phải tỏ ra thân thiện với Khrushchev. Còn với cán bộ, Cụ nhiều lần nhắc nhở: "Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục, tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác... Ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội" – 1957 (HCM toàn tập, NXB CTQG, H.2002, t8, tr227); Hay trong bản “Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1959”. Trên tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo và bám sát thực tiễn có câu khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác”. 

    Thế nhưng Đại hội III rồi đến Đại hội IV, nhất là Đại hội IV sau khi đã thống nhất nước nhà, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đã có sự xa rời quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, dẫn đến những hậu quả to lớn. Đại hội VI và Đại hội VII của Đảng đã nghiêm khắc vạch ra sai lầm thiếu sót, mà theo đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, bài học lớn đó là “trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đại hội đã chủ trương “Đổi mới”, đổi mới toàn diện mà trước hết là đổi mới tư duy… Từ đó mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển đúng hướng mạnh mẽ của Đảng ta, nhân dân ta, cách mạng Việt Nam ta.

    Thật không may, chế độ tập trung-quan liêu-bao cấp xa rời Tư tưởng Hồ Chí Minh, nó là Đảng trị sao chép cóp nhặt phần lớn mô hình Khrushchev mà lại cóp nhặt qua Mao nên càng méo mó biến dạng. Mao lợi dụng đả kích Khrushchev để tiêu diệt trí thức, củng cố Đảng trị kiểu Khrushchev, đẩy đất nước vào thảm họa Cách mạng văn hóa với bè lũ 4 tên. VN cũng không ngoại lệ đã bắt chước Mao cùng thời điểm, cùng cách thức. Sau này, Hiến pháp Liên xô năm 1977, có điều khoản Đảng lãnh đạo chính là bản Hiến pháp Khrushchev đề xuất. Điều tương tự viết trong Hiến pháp Chế độ tập trung-quan liêu-bao cấp 1980.

    Cũng có một tình huống tương tự khi anh X lập các tổng 90, 91 bỏ qua bộ chuyên nghành. 

    Có một anh #, nghề nghiệp chỉ là kế toán, trình độ thạc sĩ, nhưng là “hạt giống đỏ” được gán cho mọi tài năng kinh bang cái thế, làm gì cũng được kể cả xoay vần vũ trụ nhờ những trò mị dân rẻ tiền. Anh đi đến đâu, chỗ đó tan nát.

    Xa hơn, có một TBT hăng hái, sốt sắng làm lãnh đạo, nhưng lãnh đạo bất cứ cái gì kết quả cũng ngược 180 độ:

    TBT hô hào đánh Mỹ: Mỹ thắng, ta thua.

    TBT hô hào cải tạo công thương: gian thương, chợ đen mọc như nấm.

    TBT hô hào phát triển nông nghiệp, nông dân điêu đứng vì thiếu ăn.

    TBT hô hào đổi mới giá lương tiền: đất nước tiêu điều xơ xác như thể trúng bom nguyên tử.

    TBT chỉ có duy nhất một biệt tài: đánh giặc với đàn bà! Và cũng có một tình huống tương tự với ông VNG khi ông đề nghị giữ thôi chức vụ mà không được đồng ý, nhưng nhờ đó lại cứu sống cả một đất nước. 

    Vẫn còn tiếp tục câu chuyện khác, cái tư tưởng Đảng trị cổ hủ, rơi rớt đang tiếp tục tấn công, xuyên tạc, bôi nhọ ông suốt nhiều năm qua. Điển hình là một tài liệu trôi nổi, được cho là “Thư Bảy Vân”, trong thư mô tả TBT như bậc Thiên tử, được CT HCM chia xẻ ngai vàng, còn VNG là tên nô tài phục dịch TBT.

    Chính xác, kẻ viết thư mang tư tưởng Văn cách Đảng trị kiểu Giang Thanh, đó là CNCS kiến mối, TBT là mối chúa, tất cả còn lại là mối thợ phải phục dịch và cung phụng.  

    Một phần bài viết này là từ sách “LIÊN XÔ – NỬA SÁNG NỬA TỐI, NỬA RỒ NỬA DẠI”, một phần khác là của tác giả: Yuri I. Mukhin, người có công đầu tìm tòi tài liệu trong Kho lưu trữ vạch trần giới lãnh đạo chóp bu CSLX giả mạo vụ thảm sát sĩ quan Ba Lan Katyn đổ vấy trách nhiệm vào Stalin, gây scandal quan hệ quốc tế kiện cáo và thù hận Nga-Ba lan trong hàng thập kỷ.

Ảnh: chiếc mainframe computer  đầu tiên của Liên Xô
mang tên "Стрела" năm 1953.
 Rất nhiều dự án lớn lao, vĩ đại ở Liên xô đã bị Đảng trị từ bỏ.


Chống chủ nghĩa Stalin là cái chết cho cả nhân loại

Ngày nay có điều gì đó vô cùng lớn đang diễn ra ở qui mô toàn cầu mà rất ít ai hình dung hay nhận thức được và một phần của nó đã được V. Putin đề cập đến trong Hội thảo Valdai cuối năm 2021.


Nhân loại đang trong giai đoạn thay đổi rất nhanh, nhưng không giống như tiên đoán của chủ nghĩa Marx-Lenin, khi chủ nghĩa tư bản diệt vong, xuất hiện nhu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuối cùng nhân loại xuất hiện phương thức sản xuất cộng sản có sức mạnh phi thường, xuất hiện nhu cầu đòi hỏi phải xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Thế nhưng sau tất cả những mường tượng và kỳ vọng của những người theo chủ nghĩa cộng sản, cả nhân loại vẫn chưa nhận ra điều gì đang xảy ra và vẫn đang ở ngã ba đường. Tệ hại hơn nữa, theo nghĩa cực đoan bảo thủ, những người cộng sản chẳng những không nhận thức được điều gì đang xảy ra, không nhận thấy bản chất cộng sản của phương thức sản xuất mới chưa ra đời và không biết lúc nào ra đời, mà họ còn chống lại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa một cách vô cùng cực đoan, họ chống luôn chính nguyện vọng cộng sản, chống nốt cả quá trình phát triển tự nhiên và khách quan cần thiết của con người.

Khi giới Bolshevik lên nắm quyền vào năm 1917, họ hoàn toàn tưởng tượng rằng đang nắm quyền trong những điều kiện ưu tiên toàn cầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, rằng họ có thể xóa bỏ ngay tức khắc thành phần bóc lột không thể chấp nhận được của phương thức sản xuất tư bản toàn cầu trong nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, còn nếu không thì họ phải tuân theo khuôn khổ của phương thức sản xuất có phần hiện đại hóa này, trong khi giữ cho hệ thống Liên Xô như một nhà nước của những người lao động và chờ đợi sự xuất hiện của một phương thức sản xuất cộng sản để tiến tới xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Phải nói rằng ý tưởng này, ý tưởng về phương thức sản xuất cộng sản mong đợi khá mơ hồ ở Liên Xô. Thậm chí không rõ liệu phương thức sản xuất cộng sản trong tương lai này sẽ là hàng hóa-tiền tệ hay nó sẽ là sản phẩm-trao đổ phi tiền tệ, cũng như khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật để xây dựng phương thức sản xuất mới. Và về vấn đề này, đã có vô số những cuộc tranh luận gay gắt. Nhưng có hai quan điểm chính thuộc về V. I. Lenin và J. V. Stalin. Nhưng trong sự chia rẽ bè phái, họ thể hiện ý tứ khôn ngoan đặc trưng của mình, nên đã không trình bày tường minh và nhiều khi duy trì thái độ trung lập nghiêm ngặt về vấn đề này: họ nói chính xác bao nhiêu về nhu cầu cải tiến sản xuất hàng hoá, thì họ cũng nói chính xác bấy nhiêu về cải tiến trao đổi sản phẩm...

Nhưng rõ ràng là phương thức sản xuất cộng sản không có bóc lột bằng tư liệu sản xuất và tiền vốn, và phải thể hiện rõ ràng cộng sản tính, cả trong việc thực hiện các nguyên tắc cộng sản nổi tiếng, cả khả năng phi thường trong việc gia tăng của cải xã hội, trong việc đảm bảo một luồng hàng hóa hoặc sản phẩm đầy đủ cho mọi người và toàn thể xã hội - phương thức sản xuất như thế đã không ra đời.

Nhiều thập kỷ và cả thế kỷ trôi qua, phương thức sản xuất cộng sản vẫn không xuất hiện. Ngày càng có nhiều người, kể cả những người cộng sản, đã không còn tin vào sự xuất hiện của phương thức sản xuất cộng sản này nữa, càng ngày, niềm tin vào ý tưởng chủ nghĩa cộng sản càng biến thành một câu chuyện cổ tích khó hiểu.

Trong vấn đề này, với kỳ vọng về sự xuất hiện và xác định phương thức sản xuất cộng sản, chủ nghĩa chống Stalin đã đóng một vai trò tiêu cực rõ rệt, nhu cầu của giới chống chủ nghĩa Stalin đã dẫn đến thực sự cắt bỏ ký ức của con người về thời kỳ J.V. Stalin. Đại diện của họ là Khrushchev, Gorbachev và gần như toàn bộ giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên xô.

Trong cuộc đấu tranh khốc liệt chống lại những đàn áp lâu đời (mặc dù ở đây họ có mục đích che giấu tội ác của chính họ đối với nhân dân Nga), giới chống chủ nghĩa Stalin đã từ chối ngay cả thành tựu của những người cộng sản dưới thời Stalin, do đó, sự liên kết của những người cộng sản hiện tại với chủ nghĩa Bolsheviks đã bị phá vỡ, tính liên tục trong hệ tư tưởng cộng sản - sự liên tục nếu có, sự chuyển đổi thấy được gắn với sự phát triển không chỉ của chủ nghĩa Marx-Lenin-chủ nghĩa Stalin mà còn với sự phát triển của nhân loại cũng bị phá vỡ.

Văn minh nhân loại, con người trở thành người, trong tất cả sự vĩ đại của ý nghĩa này, là nhờ vào nguyên tắc phát triển trong sự liên tục có kế thừa. Nếu một người không có kế thừa, anh ta không có sự phát triển mà còn bị biến thành một con vật. Điều tương tự cũng xảy ra với nhân loại, khi bị tước đi tính kế thừa, bị tước bỏ mối liên hệ với lịch sử và văn hóa, truyền thống, tất cả sẽ thoái hóa.

Rốt cuộc, chính J. Stalin đã đặt những viên gạch đầu tiên làm nền móng đưa nhân loại đến gần hơn những mục tiêu cao cả, đã thay đổi và xác lập những nét cơ bản của phương thức sản xuất mới và bằng phương pháp luận khoa học để xác định hướng phát triển của nhân loại thông qua việc thay đổi phương thức sản xuất. Nhưng cùng với chủ nghĩa Stalin, phương pháp luận này đã bị loại bỏ, và bài học kinh nghiệm thời kỳ Stalin cũng bị loại bỏ. Những người cộng sản không còn tham gia vào việc xác định khoa học về sự thay đổi của phương thức sản xuất, không còn tham gia vào định nghĩa khoa học về sự thay đổi trong các hình thái xã hội, không còn tham gia vào việc xác định một cách khoa học các vấn đề và điều kiện của thực tiễn.

Chính họ đã và đang từ bỏ vai trò lãnh đạo đất nước này, thế giới này.





Biden thất vọng vì Nga-Trung không đến G20?

 Một trong những trọng tâm của thượng đỉnh G20 là họp vấn đề COP26-cắt giảm khí thải nhà kính. Động vật 24h lại bài ca cũ, đất nóng lên nước biển dâng, đồng bằng xyz ngập sâu dưới hàng mét nước.

Có chú nô tài nhược tiểu hung hăng hùng hổ, cắt giảm CO2 nhiều hơn cả chủ nô yêu cầu!

Chờ chút, gì nhỉ?

Trò lừa khí thải nói nhiều rồi. Giờ chỉ nói bản chất của nó: Sau khi đẩy sản xuất công nghiệp sang các nước thế giới thứ 3 (outsource) giới CNTB hàng đầu chỉ còn nắm tài chính, tiền tệ và Bản quyền sở hữu công nghệ/công nghiệp. Tưởng như họ hài lòng, nhưng không ngờ họ tụt hậu và cảm thấy thua thiệt. Cuộc khủng hoảng 2008 tiếp tục nhân rộng sự thua thiệt ấy trong khi làm đầy ứ các quĩ đầu tư, tạo bong bóng căng phồng chực vỡ. Phá bỏ hệ thống năng năng lượng cũ, xây dựng hệ thống mới: pin mặt trời và tua-bin gió tạo ra nhu cầu đầu tư khổng lồ làm xì hơi bong bóng.

Củ cà rốt được treo trên đầu gậy: đánh thuế khí thải CO2 đồng thời trợ cấp năng lượng sạch, trả tiền giảm phát.

Đồng chí bần cố nông được tuyển chọn từ những làng quê tăm tối nhất địa cầu đã dính bả. Đồng chí xúi bọn yêu cây yêu cá, đập phá khu công nghiệp, tẩy chay sản xuất. Không chỉ có vậy, nếu không tỉnh táo. chính đồng chí đang trên con đường làm nô tài bóp chết năng lực sản xuất của đất nước vốn đang phát triển và vẫn còn yếu ớt, làm thất bại thành quả 30 năm đổi mới của đất nước.

Muốn “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” làm sao tránh được phát triển công nghiệp. Đó cũng là lý do cả Putin và Tập Cận Bình không đến G20, chỉ phát biểu từ xa qua trực tuyến.

Còn hơn thế, TT Biden đã phải thất vọng vì những gì Putin tuyên bố. Ông ta nói trong cuộc họp báo: Thực tế Nga và TQ không đến gọi là thất vọng . Và tôi thật thất vọng”.

Không! Biden thất vọng vì không tạo được sức ép, áp đặt luật chơi mới với Nga, TQ và A Rập Xê Út, 3 nước liên quan đến sản xuất-tiêu thụ năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng.

Phát biểu qua video online, V. Putin lưu ý: “Khi thực hiện các sáng kiến ​​về khí hậu và môi trường, thì điều quan trọng là G20 phải đi đầu trong việc định hình các quy định về khí hậu thống nhất, tôi nhấn mạnh, công bằng và, điều rất quan trọng là minh bạch. Các quy định này phải dựa trên các mô hình công nhận lẫn nhau để tính toán, giám sát khí thải và hấp thụ khí nhà kính”.

V. Putin lịch sử, nói đủ để người ta hiểu, chính Mỹ đang là kẻ phát thải khí nhà kính nhiều nhất, mập mờ nhất và không tuân thủ nhất.

Còn về Nga, Putin nói: “Ngày nay ở Nga, tỷ lệ năng lượng từ các nguồn thực tế không có carbon, như chúng tôi biết, các nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện, nhà máy điện gió và năng lượng mặt trời, đang vượt quá 40%. Nếu tính đến khí tự nhiên - nhiên liệu carbon thấp nhất trong số các loại hydrocacbon - thì tỷ lệ này là 80%, đây là một trong những chỉ số tốt nhất trên thế giớ”.



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...