“Chúng ta đang sống trong thời đại có
những biến đổi to lớn... Tất nhiên, chúng ta phải nhận thức được mối
nguy hiểm và sẵn sàng đương đầu, đối phó với nó, không phải một
mà là nhiều mối nguy hiểm đa dạng nảy sinh trong thời đại thay đổi. Nhưng không
kém phần quan trọng khi nhớ rằng cấu thành thứ hai của cuộc
khủng hoảng - là những cơ hội không thể bỏ lỡ. Hơn nữa, cuộc khủng
hoảng mà chúng ta đang gặp, mang nghĩa khái niệm, và cũng mang
nghĩa là nền văn minh. Thực tế, nó là cuộc khủng hoảng của các phương pháp tiếp
cận, các nguyên tắc quyết định sự tồn tại của loài người trên trái
đất, và chúng ta vẫn sẽ phải đi đến chỗ suy nghĩ lại nghiêm
túc lại về chúng. Câu hỏi - nên đi theo hướng nào, từ chối cái
gì, xem xét lại hay chỉnh sửa cái gì. Khi tin vào điều
này, tôi cũng tin rằng chúng ta cần đấu tranh cho những giá trị
đích thực, bảo vệ chúng bằng tất cả sức lực của chúng ta... Sự biến đổi, mà
chúng ta đang chứng kiến và tham gia trong đó mang tầm cỡ
khác, khác với những biến đổi đã xảy ra hơn một lần trong lịch sử nhân
loại, ít nhất cũng khác những biến đổi mà chúng ta biết.”
“Đây không chỉ là sự dịch chuyển sự cân bằng sức mạnh hay đột phá khoa học-công nghệ, mặc dù rằng lúc này hay lúc khác, cả hai dĩ nhiên cũng đã xảy ra. Ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với những biến đổi toàn diện và có hệ thống theo mọi chiều hướng: từ trạng thái địa vật lý phức tạp của hành tinh chúng ta đến tất cả lý giải ngày càng mâu thuẫn về chính con người và ý nghĩa tồn tại của loài người.”
"Cuộc cách mạng công nghệ, đạt được một cách ấn tượng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điện tử, truyền thông, di truyền học, kỹ thuật sinh học và y học mở ra những cơ hội to lớn, nhưng chúng cũng đặt ra những câu hỏi triết học, đạo đức, tinh thần trong một bình đồ ứng dụng mà gần đây được các nhà văn khoa học viễn tưởng đặt ra. Điều gì sẽ xảy ra, khi công nghệ vượt qua con người về khả năng tư duy? Đâu là giới hạn của sự can thiệp vào cơ thể con người, mà khi sau đó con người không còn là chính mình và biến thành một thực thể khác? Đâu là ranh giới đạo đức trong một thế giới mà khả năng của khoa học và công nghệ trở nên vô hạn trên thực tế, và nó sẽ có nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta, với thế hệ chúng ta, với thế hệ sau chúng ta, với con cháu chúng ta?"
“Những ai, ở hậu Chiến tranh Lạnh cảm thấy mình là kẻ chiến thắng, đã sớm cảm thấy, mặc dù có vẻ như là họ đã trèo lên đỉnh núi Olympus, cũng đã sớm cảm thấy mặt đất như đang trượt xuống dưới chân họ trên đỉnh Olympus này - bây giờ cũng họ, và không ai khác quyền lực có thể ngăn cản khoảnh khắc này"
.
"Mô hình CNTB hiện tại - mà ngày nay là cơ sở cấu trúc xã hội ở đại đa số các quốc gia - đã tự nó kiệt quệ, trong khuôn khổ của nó không có lối thoát ra khỏi mớ bòng bong mâu thuẫn ngày càng rối ren".
"Mô hình CNTB hiện tại - mà ngày nay là cơ sở cấu trúc xã hội ở đại đa số các quốc gia - đã tự nó kiệt quệ, trong khuôn khổ của nó không có lối thoát ra khỏi mớ bòng bong mâu thuẫn ngày càng rối ren".
"Nói trắng ra, sự thống trị của phương Tây trong các vấn đề thế giới, bắt đầu từ vài thế kỷ trước và trở nên gần như tuyệt đối trong thời kỳ ngắn cuối thế kỷ 20, đang nhường chỗ cho một hệ thống đa dạng hơn nhiều".
"Trong những thập kỷ gần đây, nhiều trong họ đã tung ra các khái niệm hấp dẫn, theo đó vai trò của nhà nước bị coi là lỗi thời và lạc hậu. Họ làm ra vẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa, biên giới quốc gia trở nên lỗi thời, và chủ quyền là một trở ngại cho sự thịnh vượng. Các bạn biết, tôi đã từng nói về điều này, tôi muốn 1 lần nữa nhận định rõ ràng: những kẻ nói điều như vậy, là những kẻ cố mở cửa biên giới của người khác, dựa vào lợi thế cạnh tranh của họ - đây là những gì thực sự đã xảy ra. Một khi thấy rõ, ai đó ở đâu đó đạt được các thành tựu lớn lao, thì ngay lập tức họ quay lại đóng cửa biên giới nói chung và trên hết đóng cửa thuế quan- của riêng họ và cần thiết, họ bắt đầu xây dựng những bức tường…”
“Chỉ các nhà nước có chủ quyền mới có thể ứng phó một cách hiệu quả những đòi hỏi của thời đại và nhu cầu của công dân. Theo đó, bất cứ trật tự quốc tế hữu hiệu nào cũng phải tính đến lợi ích và khả năng của nhà nước, đi từ chúng, thì không cố để chứng tỏ chúng là không cần thiết. Hơn nữa, không thể áp đặt lên ai đó hoặc điều gì đó, dù là các nguyên tắc cấu trúc chính trị xã hội hay các giá trị, mà ai đó, vì những lý do riêng của họ, gọi là phổ quát. Dù sao cũng hiển nhiên rằng, khi cuộc khủng hoảng hiện nay xảy đến, chỉ có một giá trị phổ quát duy nhất - mạng sống con người, và việc bảo vệ nó như thế nào, mỗi quốc gia sẽ quyết định một cách độc lập, dựa trên khả năng, văn hóa, truyền thống của họ".
“Quy mô của những biến đổi buộc tất cả chúng ta phải đặc biệt thận trọng, dù chỉ từ ý thức tự bảo vệ mình. Những thay đổi chất lượng công nghệ hay những thay đổi cơ bản trong môi trường xung quanh, sự hư hỏng của các thiết chế đã quen, không có nghĩa là xã hội và nhà nước phải phản ứng triệt để. Phá hủy, như chúng ta đều biết, không phải là xây dựng. Điều này dẫn đến cái gì, chúng tôi ở Nga biết rất rõ ràng, thật không may, từ kinh nghiệm của chính chúng tôi và không chỉ một lần. Một trăm năm trước, nước Nga đã trải qua những vấn đề nghiêm trọng, một cách khách quan, bao gồm các vấn đề liên quan đến Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra vào thời điểm đó, nhưng cũng không nghiêm trọng lớn hơn các quốc gia khác, thậm chí có thể là nhỏ hơn hoặc thậm chí ít sắc nét hơn, có thể được khắc phục một cách văn minh và dần dần.
Tuy nhiên, cơn chấn động cách mạng đã dẫn đến phá vỡ, sụp đổ đất nước vĩ đại. Lịch sử lặp lại 30 năm trước, khi một cường quốc tiềm năng rất mạnh mẽ không kịp thời bắt tay vào con đường thay đổi linh hoạt cần thiết, được cân nhắc kỹ lưỡng, và do đó trở thành nạn nhân của những kẻ giáo điều chủ nghĩa theo các chiều hướng khác nhau: cả phản động và cái gọi là những kẻ tiến bộ - cả hai đều cố sức theo đường hướng của họ. Đây là những hình mẫu lịch sử cho phép chúng tôi khẳng định rằng cách mạng không phải là con đường để thoát khỏi khủng hoảng, mà là con đường làm trầm trọng thêm khủng hoảng. Không có cuộc cách mạng nào xứng với thiệt hại mà nó gây ra cho tiềm năng của con người.”
"Trong thế giới mong manh hiện tại, tầm quan trọng của một chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đạo đức, giá trị ngày càng tăng đáng kể. Thực tế, giá trị là sản phẩm của quá trình phát triển văn hóa-lịch sử của mỗi dân tộc và là sản phẩm độc đáo. Không nghi ngờ gì sự đan xen giữa các dân tộc làm phong phú thêm sự cởi mở, mở rộng tầm nhìn và cho phép người ta hiểu truyền thống của họ theo một cách khác biệt. Tuy nhiên, quá trình này phải là hữu cơ và không nhanh chóng. Mọi xa lạ vẫn sẽ bị từ chối và thậm chí có thể bị kỳ thị. Những nỗ lực cưỡng bức giá trị trong điều kiện triển vọng không chắc chắn và không thể đoán trước được càng làm phức tạp thêm tình trạng vốn có đã cấp bách và thường dẫn đến phản ứng ngược và kết quả ngược với mong đợi".
“Chúng tôi ngạc nhiên nhìn những quá trình đang diễn ra ở các nước quen coi mình là đầu tàu tiến bộ. Tất nhiên, những biến động văn hóa-xã hội đang xảy ra ở các nước như Mỹ và Tây Âu không phải là vấn đề của chúng tôi, chúng tôi không lao vào đó. Ai đó ở các nước phương Tây tin rằng, xóa bỏ hung hăng toàn bộ các trang lịch sử của họ, "phân biệt đối xử ngược" đa số vì lợi ích của thiểu số, hoặc đòi chối bỏ sự hiểu biết đã quen thuộc về những điều cơ bản như cha, mẹ, gia đình, hay thậm chí sự khác biệt giới tính – là quan điểm của họ, và có những cái mốc phong trào đổi mới xã hội. Các bạn biết đấy, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng đây là quyền của họ, chúng tôi không lao vào đó.
Chúng tôi chỉ yêu cầu nhất là đừng vào nhà của chúng tôi. Chúng tôi có quan điểm khác, trong mọi trường hợp, phần lớn xã hội Nga - tất nhiên, sẽ chính xác hơn để nói – có quan điểm khác: chúng tôi cho là, cần dựa vào các giá trị tinh thần của mình, vào truyền thống lịch sử, vào văn hóa của nhân dân đa sắc tộc của chúng tôi. Các môn đồ gọi là theo đuổi tiến bộ xã hội tin rằng, chúng mang lại cho nhân loại một ý thức mới nào đó, đúng đắn hơn, hơn trước đây.
Ơn Chúa, cờ trong tay, như chúng tôi nói, hãy tiến lên phía trước. Nhưng các bạn biết, tôi muốn nói về điều gì lúc này: công thức mà họ đề nghị hoàn toàn không có gì mới, tất cả - là như thế, có lẽ, ai đó sẽ cảm thấy bất ngờ - chúng tôi ở Nga đã trải qua, chúng tôi đã từng. Giới Bolsheviks sau cuộc cách mạng 1917, đã dựa vào giáo điều của Marx và Engels, cũng tuyên bố rằng họ sẽ thay đổi toàn bộ hình thái cũ, không chỉ chính trị và kinh tế, mà còn cả quan niệm về những điều như về đạo đức con người, là nền tảng của sự tồn tại của xã hội lành mạnh.
Hủy hoại những giá trị lâu đời, tín ngưỡng, mối quan hệ giữa con người cho đến tận cùng chối bỏ hoàn toàn gia đình – đã từng như vậy; áp đặt cùng khuyến khích tố cáo những người thân yêu - tất cả điều này được tuyên bố là một bước tiến bộ, và nhân tiện, trên thế giới khi đó, có đủ lý do để nó từng được ủng hộ rộng rãi và là một thứ mốt, cũng giống như thế ngày nay. Hơn nữa, giới Bolsheviks cũng tỏ ra tuyệt đối không khoan nhượng với bất cứ ý kiến nào khác. Điều này, theo ý kiến của tôi, cần phải nhắc nhở chúng ta nhớ về những gì chúng ta đang thấy bây giờ. Khi nhìn vào những gì đang diễn ra ở cả loạt các nước phương Tây, chúng tôi thấy ngạc nhiên thấy lại thực tế đất nước mình, thấy chính chúng tôi, mà với sự may mắn, chúng tôi đã bỏ lại, và mong nó đã khuất bóng trong quá khứ xa xôi.
Hóa ra điều này còn tồi tệ hơn bộ phận tuyên truyền kích động của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong khi chống lại những biểu hiện phân biệt chủng tộc như một điều cao cả, cần thiết, nhưng trong “văn hóa chối bỏ” mới thì chúng lại biến thành “phân biệt đối xử ngược”, tức là ngược lại phân biệt chủng tộc. Nhấn mạnh nỗi ám ảnh về chủ đề chủng tộc càng làm chia rẽ mọi người, và quả là mơ ước của những người đấu tranh thực sự cho quyền chính đáng của người dân là xóa bỏ sự phân biệt, từ chối phân chia con người theo màu da.
Tôi nhớ, đã đề nghị đặc biệt các đồng nghiệp của tôi hôm qua lấy câu nói này của Martin Luther King, ông ấy nói, nếu như các bạn còn nhớ: “Tôi mơ rằng sẽ có một ngày bốn đứa con của tôi được sống trong một đất nước, nơi chúng không bị đánh giá bởi màu da, mà bởi nhân cách của chúng”- đây là giá trị đích thực. Nhưng có điều gì ở đó làm mọi thứ đã khác đi, như bây giờ mà chúng tôi thấy, đang điễn ra. Nói thêm rằng, chúng tôi, ở Nga, công dân chúng tôi tuyệt đối không quan tâm màu da của một người là gì, đàn ông hay đàn bà cũng không quá quan trọng. Mỗi chúng tôi là một con người, đó là điều quan trọng. Ở một số nước phương Tây, đang có cuộc thảo luận về biến chuyển quyền của nam giới và phụ nữ trong mơ mộng hoàn mỹ.
Hãy nhìn xem, các bạn sẽ đi đến đó đi, như khi giới Bolshevik đề xuất không chỉ xã hội hóa gà mà còn xã hội hóa phụ nữ. Một bước nữa và các bạn sẽ ở đó. Nhiều kẻ ủng hộ những cách tiếp cận mới đã đi xa đến mức họ muốn tự mình loại bỏ những khái niệm này. Cũng như những ai liều lĩnh nói rằng đàn ông và phụ nữ có tồn tại và là một thực tế sinh học thì gần như bị tẩy chay. "Cha mẹ số một" và "cha mẹ số hai", "người sinh thành" thay thế "mẹ", lệnh cấm sử dụng cụm từ "sữa mẹ" và thay thế nó bằng "sữa người" - để những kẻ không yên tâm về giới tính riêng của họ không cảm thấy khó chịu.
Tôi nhắc lại, điều này không mới, vào những năm 1920, cái gọi là đầu não văn hóa Xô Viết cũng đã phát minh ra kiểu gọi tên như thế, khi tin rằng bằng cách này họ tạo ra một ý thức mới và thay đổi đường hướng các giá trị. Và, như tôi đã nói, họ đã làm cái điều mà cho đến nay họ đôi khi vẫn thấy bị nấc cụt. Tôi không nói về những điều quái đản một cách đơn giản, khi trẻ em ngày nay được dạy dỗ ngay từ nhỏ rằng con trai có thể dễ dàng trở thành con gái và ngược lại, trên thực tế, họ áp đặt cho chúng như thể có lựa chọn giới tính được cho là có sẵn. Họ ép buộc loại bỏ cha mẹ ra khỏi điều này, buộc đứa trẻ phải đưa ra những quyết định có thể phá vỡ cuộc đời chúng. Và thậm chí không ai tham khảo ý kiến của các nhà tâm lý học trẻ em: nhìn chung, một đứa trẻ ở độ tuổi nào đó có thể đưa ra quyết định kiểu này hay không? Gọi một đồ vật bằng tên của nó, điều đơn giản này đang ở bên bờ vực của một tội ác chống lại loài người, và tất cả đều được đặt dưới tên và dưới ngọn cờ tiến bộ".
“Tôi cũng đã nói vào lúc nào đó rằng, khi định hình cách tiếp cận của mình, chúng tôi sẽ được định hướng bởi hệ tư tưởng bảo toàn lành mạnh. Đó là vào vài năm trước, khi đó sự đê mê trên trường quốc tế vẫn chưa đạt đến cường độ hiện tại, mặc dù là, dĩ nhiên có thể nói, cũng đã dày đặc khi đó. Giờ đây, khi thế giới đang trải qua quá trình phá vỡ cấu trúc, thì tầm quan trọng của chủ nghĩa bảo toàn hợp lý làm nền tảng của một đường lối chính trị đã tăng lên gấp nhiều lần vì hiện thực rủi ro và nguy hiểm đã nhân lên, cũng như sự mong manh bao quanh chúng ta.
Cách tiếp cận bảo toàn không phải là bảo vệ thiếu suy nghĩ, không phải là sợ thay đổi và cũng không phải là trò chơi giữ chân, càng không phải là tự giam mình trong cái vỏ của chính mình. Trước hết, điều này dựa vào truyền thống đã được kiểm chứng qua thời gian, duy trì và tăng trưởng dân số, hiện thực hóa việc đánh giá mình và những người khác, sự liên kết chính xác hệ thống các ưu tiên, các mối tương quan giữa nhu cầu và khả năng, định hình mục tiêu một cách có tính toán, bác bỏ về nguyên tắc chủ nghĩa cực đoan như một phương pháp hành động.
Còn, thẳng thắn mà nói, trong giai đoạn tái thiết thế giới sắp tới, mà có thể sẽ diễn ra trong một thời gian khá dài và chưa rõ thiết kế cuối cùng, chủ nghĩa bảo toàn ôn hòa là hợp lý nhất, trong mọi trường hợp, theo quan điểm của tôi, là đường lối ứng xử. Nó không tránh khỏi sẽ thay đổi là đương nhiên, nhưng cho đến nay nguyên tắc đề phòng "không gây hại" tỏ ra là hợp lý nhất. Noli nocere (đừng để bị đau), như các bạn biết. Tôi nhắc lại, đối với chúng tôi ở Nga, đây không phải là những định đề trừu tượng, mà là những bài học từ lịch sử khó khăn, đôi khi bi thảm của chúng tôi. Cái giá của sai lầm khoa học xã hội đôi khi chỉ đơn giản là không đưa ra được đánh giá, nó phá hủy không chỉ vật chất, mà cả nền tảng tinh thần cho sự tồn tại của con người, bỏ lại hoang tàn đổ nát ở nơi không thể xây dựng được gì trong một thời gian dài".
"Chúng ta cần phải thực tế: hầu hết những khẩu hiệu đẹp đẽ về một giải pháp toàn cầu cho các vấn đề toàn cầu mà chúng ta đã nghe kể từ cuối thế kỷ 20 sẽ không bao giờ thành hiện thực. Các giải pháp toàn cầu được định trước ở cấp độ chuyển giao chủ quyền nhà nước và các dân tộc sang các cấu trúc siêu quốc gia, mà nói thẳng ra là không ai sẵn sàng. Trước hết, bởi vì họ vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả chính trị với tất cả những gì xảy ra trước công dân của họ mà không phải là trước một số công chúng toàn cầu nào đó không được biết đến".
"Chúng tôi, cũng như tất cả, đang tìm câu trả lời cho những thách thức gay gắt nhất hiện nay. Công thức được chuẩn bị sẵn ở đây, dĩ nhiên, không ai có cả. Nhưng tôi muốn khẳng định rằng đất nước chúng tôi có lợi thế. Bây giờ tôi sẽ giải thích nó là gì. Đó là, theo kinh nghiệm lịch sử của chúng tôi. Tôi đã quay lại lịch sử không chỉ một lần trong bài phát biểu này, nếu các bạn chú ý. Đáng tiếc, tôi đã phải nhớ rất nhiều điều tiêu cực, nhưng xã hội của chúng tôi đã hình thành, như họ nói lúc này, "miễn dịch cộng đồng" đối với chủ nghĩa cực đoan mà nó dẫn đến biến động và sụp đổ chính trị xã hội. Nhân dân chúng tôi thực sự coi trọng sự ổn định và cơ hội phát triển bình thường, chắc chắn rằng những kế hoạch và hy vọng của họ sẽ không sụp đổ vì những hoài vọng vô trách nhiệm của những kẻ làm cách mạng tiếp theo. Ký ức nhiều người còn nhớ các sự kiện của 30 năm trước và cảm giác đau đớn như thế nào khi thoát ra khỏi cái hố mà trong nó đất nước chúng ta, xã hội của chúng ta đã kết thúc khi Liên Xô sụp đổ. Chủ nghĩa bảo toàn của chúng tôi là bảo toàn của những người lạc quan, đây là điều quan trọng nhất. Chúng tôi tin rằng sự phát triển ổn định và thành công là có thể. Mọi thứ phụ thuộc trước hết vào nỗ lực của chính chúng tôi".
"Tất nhiên, mỗi đất nước ở những nơi khác nhau trên thế giới đều có sự độc đáo rất lớn và những nét đặc biệt. Nhưng vẫn có một thứ gắn kết tất cả loài người. Chúng tôi đều là con người, đều muốn sống. Giá trị của cuộc sống là tuyệt đối. Theo tôi, giá trị của gia đình cũng vậy, vì nó là cơ sở để duy trì giống nòi. Chúng yôi có muốn tồn tại hay không muốn? Có tồn tại hay không tồn tại? Nếu chúng tôi không muốn tồn tại thì dĩ nhiên cũng được thôi. Các bạn thấy đấy, thích nghi cũng là điều tốt, nó rất quan trọng, nhưng một đứa trẻ thích nghi, cũng phải có người sinh ra nó. Đây là giá trị tuyệt đối phổ quát thứ hai".
Một số trích dẫn từ bài phát biểu của Vladimir Putin tại phiên toàn thể Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai (chủ đề năm 2021: "Sự rung chuyển toàn cầu - XXI: con người, giá trị, nhà nước").
Video đầy đủ ở bên dưới.
https://www.youtube.com/watch?v=-TwGHCd5t8Y
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét