CÁI BÓNG CỦA STALIN

Lịch sử bảo vệ nhà nước gắn chặt với số phận của nhà nước hiện đại - nước Nga, vương quốc Matxcơva, Đế quốc Nga, Liên bang Xô viết và nước Nga ngày nay. Một trong những người có thể được coi như "cha già" của FSO chính là tướng Nikolai Vlasik – một cái bóng của Stalin.

Vào ngày 25 tháng 12 năm 1946, hai cơ quan an ninh, cũng như Văn phòng Tư lệnh Điện Kremlin ở Matxcơva, được hợp nhất thành Cục An ninh TW (GUO) của Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô, do Trung tướng Nikolai Sidorovich Vlasik (1896-1967) đứng đầu.

Vài nét về tiểu sử của tướng Vlasik: Tham gia Thế chiến I với huân chương Thánh George; phục vụ trong Trung đoàn bộ binh số 167 Ostroh. Sau khi bị thương, Vlasik được thăng cấp hạ sĩ quan. Vào những ngày của tháng 10, ông sang phe chính quyền Liên Xô.

Tháng 11 năm 1917, Vlasik vào cảnh sát Matxcơva. Từ tháng 2 năm 1918, vào Hồng quân và tham gia các trận đánh ở Mặt trận phía Nam gần Tsaritsyn rồi bị thương. Vào mùa thu năm 1919, Vlasik chuyển sang Cheka, nơi ông làm việc dưới sự giám sát trực tiếp của Dzerzhinsky tại văn phòng trung tâm ở Lubyanka.

Nikolai Vlasik là vệ sĩ riêng của Stalin trong nhiều năm và giữ chức vụ này lâu nhất. Sau khi trở thành người bảo vệ Stalin vào năm 1931, ông không chỉ trở thành người đứng đầu bộ phận này mà còn thiết lập nó thành tổ chức đặc biệt mạnh mẽ.

Sau cái chết bi thảm của Nadezhda Alliluyeva – vợ Stalin, Vlasik cũng là một trong những người thầy của các đứa con Stalin và thực tế đã đảm nhận vai trò của một quản gia.

Năm 1952 Nikolay Vlasik bị bắt. Ông đã bị tước danh hiệu và các giải thưởng nhà nước. Ông bị kết án mười năm.

Cần nói thêm là, đây không phải là lần đầu Vlasik bị bắt. Nỗ lực đầu tiên bắt giữ Vlasik diễn ra vào năm 1946 - ông bị buộc tội ý định đầu độc nhà lãnh đạo. Nhưng sau đó, đích thân Stalin phân loại lời khai của một trong các sĩ quan MGB và phục hồi chức vụ cho Vlasik. Vlasik bị bắt vào ngày 16 tháng 12 năm 1952, liên quan đến các bác sĩ vì "điều trị cho các thành viên lãnh đạo và chịu trách nhiệm về sự không thỏa đáng của các chuyên gia". Cho đến ngày 12 tháng 3 năm 1953 (Stalin chết ngày 5 tháng 3), Vlasik bị thẩm vấn hầu như hàng ngày, chủ yếu là về vấn đề các bác sĩ. Sau đó, một cuộc kiểm tra phát hiện ra rằng các cáo buộc chống lại nhóm bác sĩ là sai sự thật. Tất cả các giáo sư và bác sĩ đã được trả tự do. Tuy nhiên, Vlasik tiếp tục bị giam giữ để điều tra theo 2 hướng: tiết lộ thông tin mật và trộm cắp tài sản.

Cho đến 1956, theo sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao, Vlasik được ân xá và xóa án tích, nhưng không được phục hồi quân hàm và giải thưởng.

Năm 1990, nhờ nỗ lực của Tướng quân đội Mikhail Barsukov - người đứng đầu Tổng cục An ninh Liên bang Nga và Giám đốc FSB Nga trong những năm 1990, Nikolai Sidorovich Vlasik được phục hồi hoàn toàn danh dự.

Câu chuyện dưới này là bài báo của Mikhail Ivanovich Barsukov trên tạp chí Spetsnaz và Razvedchik của Nga.


VÒNG ĐẦU

Trong sự hối hả và nhộn nhạo của thời 1990-2000, tất nhiên, tôi không nghĩ về lịch sử, về quá khứ - và tôi không thắc mắc về sự phục hồi của một ai đó. Khi đó, tôi được phân công vào bộ máy của Hội đồng An ninh Liên bang Nga, đứng đầu thanh tra quân đội.

Năm 1997, tôi được Hội Cựu chiến binh - "Kremlinites" tiếp cận với đề nghị tiếp một đoàn cựu chiến binh tham gia Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Đúng giờ đã định, đại diện của Hội Cựu chiến binh, đứng đầu là Chủ tịch Ivan Semyonovich Bulyshev, đã đến cuộc họp của tôi.

Các đồng chí CCB đã đề nghị giúp đỡ và ủng hộ việc minh oan cho Cục trưởng Cục An ninh TW (GUO) thuộc Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô, đồng chí Vlasik Nikolai Sidorovich.

Sự khởi đầu của tiểu sử mới tướng Vlasik từ tháng 6 năm 1927, khi ông được gọi về sau kỳ nghỉ và được cử làm lãnh đạo cơ quan an ninh đặc biệt của điện Kremlin, các nhà lãnh đạo đảng và chính phủ, và cá nhân đồng chí I.V. Stalin. Khi đó, việc bảo vệ lãnh đạo của đảng và chính phủ được thực hiện bởi các nhân viên an ninh đặc biệt dưới sự lãnh đạo của A. Belenky. Cục bảo vệ đặc biệt từ năm 1920 hoạt động cho đến 1927.

Vào ngày 8 tháng 6 năm 1927, theo quyết định của Bộ Chính trị BCHTW, một ủy ban được thành lập để tăng cường bảo vệ các cơ quan trung ương và các nhân vật lãnh đạo. Điều này gây ra bởi một số cuộc tấn công khủng bố nhằm vào các đại diện của chính phủ Liên Xô ở cả trong và ngoài nước. Cho đến ngày 10 tháng 6 năm 1927, để đảm bảo an toàn cá nhân cho 14 lãnh đạo của đảng và chính phủ từ một phân đội đặc biệt của OGPU, các sĩ quan đã được chỉ định - mỗi người một người bảo vệ.

I.V. Stalin, người được bầu làm Tổng thư ký BCHTW năm 1922 và được một sĩ quan của Cheka, Yusis Ivan Frantsevich bảo vệ theo chỉ thị cá nhân của Vyacheslav Menzhinsky.

Bản thân Vlasik mô tả sự khởi đầu của hoạt động của mình như sau: “Cùng với Yusis, chúng tôi bắt xe và đến dacha nơi I.V. Stalin nghỉ cuối tuần, ở đó ông có một mình. Không có khăn trải giường, không bát đĩa, và I.V. Stalin ăn bánh mì mang từ Matxcơva đến”.

Vlasik không chỉ đảm nhận công tác an ninh mà còn đảm nhận cả việc sắp xếp sinh hoạt cho Stalin. Ông cử một đầu bếp và một phụ nữ dọn dẹp đến dacha; nguồn cung cấp thực phẩm được lấy từ trang trại nhà nước gần nhất. Một đường liên lạc điện thoại được kéo đến nhờ Vlasik.

Theo thời gian, Vlasik đã tạo ra một hệ thống dacha ở khu vực Matxcơva và miền nam đất nước, nơi có các nhân viên được đào tạo bài bản sẵn sàng tiếp đón nhà lãnh đạo Liên Xô.

Năm 1933, I.V. Stalin định cư tại dacha Blizhnyaya ở Volynskoe (Kuntsevo), nơi ông sống cho đến khi qua đời vào năm 1953.

Vlasik đã tăng cường đáng kể việc bảo vệ I. V. Stalin - cả về số lượng và chất lượng. Ông đã phát triển các biện pháp an ninh cho lãnh đạo hàng đầu nhà nước trong các chuyến công tác khắp đất nước, các sự kiện chính thức và các cuộc họp quốc tế. Ông vạch ra các phương án để di chuyển trong đoàn xe, nơi chỉ có nhân viên mới biết "Sếp" đang ở đâu.

Chính Stalin đã ca ngợi Vlasik hơn một lần vì “sự khéo léo của người Belarus”. Phương pháp bảo vệ như vậy, khiến "Chủ nhân" hài lòng. Đó là nói về một đoàn xe: một đội gồm 10 đến 15 chiếc hoàn toàn giống hệt nhau rời khỏi Điện Kremlin, Stalin đang ngồi một trong số đó, và phần còn lại, như họ viết trong báo cáo, "có gương mặt giống với ông ấy".

 

Trong những năm sau đó, Vlasik từ một vệ sĩ bình thường trở thành tướng lãnh đạo một cơ cấu khổng lồ không chỉ chịu trách nhiệm về an ninh mà còn cả cuộc sống của những lãnh đạo hàng đầu nhà nước.

Trong Chiến tranh Vệ quốc, Vlasik tham gia vào việc sơ tán chính phủ, các thành viên của các đoàn ngoại giao và các ủy viên nhân dân. Không chỉ di chuyển, mà còn phải đặt ra và tổ chức bảo vệ. Vlasik cũng là người phụ trách an ninh tại cuộc duyệt binh Quảng trường Đỏ ngày 7/11/1941.

Trong những năm khắc nghiệt đó, Vlasik chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh tại các hội nghị của nguyên thủ các nước tham gia liên minh chống Hitler. Ông thực hiện nhiệm vụ của mình một cách thành công, giải thưởng - ba Huân chương Lenin và Huân chương Kutuzov I mà ông nhận được một cách xứng đáng.

Năm 1946, Trung tướng Vlasik trở thành Cục trưởng Cục An ninh TW của Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô, một cơ quan có ngân sách hàng năm 170 triệu rúp và đội ngũ nhân viên lên tới hàng nghìn người.

Ông không tranh giành quyền lực, nhưng cũng gây ra một số lượng lớn kẻ thù. Quá thân thiết với Stalin, NS Vlasik có cơ hội tạo ảnh hưởng để tiếp cận với người hàng đầu, và từ chối cơ hội như vậy đối với một số ai đó.

Lavrenty Beria rất muốn loại bỏ Vlasik. Bằng chứng làm hại vệ sĩ của Stalin được thu thập một cách cẩn thận, dần dần từng giọt một làm suy giảm lòng tin của nhà lãnh đạo đối với Vlasik.

 

Năm 1952, theo nghị quyết của Bộ Chính trị BCHTW, một ủy ban được thành lập để kiểm tra hoạt động của Cục An ninh TW. Sự thật được tiết lộ rất khó chịu, nhưng trông khá hợp lý: các nhân viên bảo vệ và nhân viên phục vụ của các dachas đặc biệt đã bỏ trống vị trí trong nhiều tuần, uống rượu và ăn trộm thực phẩm. Các nhân chứng sau đó khai, họ khai rằng bản thân Vlasik không phản đối việc làm như thế.

 

Họ nhớ ra vụ "buôn lậu" của Vlasik sau hội nghị Potsdam. Trong toa tàu gắn lò sưởi cho các nhân viên hàng đầu của Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô, bò đực, bò cái và một số ngựa được chuyển thẳng đến quê hương nhỏ bé của Vlasik - ngôi làng Bobynichi, vùng Grodno. Theo bản thân Vlasik, đó là sự "đền bù" cho em gái ông, Olga, người bị quân Đức đốt nhà.

Chỉ riêng ở vùng Grodno, 19 khu dân cư bị đốt phá, máu và lửa khủng khiếp và nơi nào cũng có những câu chuyện bi thảm riêng...

Hoặc một tình tiết như vậy: trong nhà Vlasik có khoảng 15 chiếc máy ảnh. Thực tế là Vlasik rất thích chụp ảnh và thường chụp Stalin. Vì vậy, khi biết "sở thích" này, họ đã tặng ông những chiếc máy ảnh mới với hy vọng được thu xếp công việc. Có thể 15 quá mức cần thiết, nhưng không phải là một tội ác.

***

Tại sao Stalin đột ngột bỏ rơi Vlasik, người đã trung thành và tận tụy phục vụ ông trong 20 năm?

Thứ nhất, có thể là do Stalin nảy sinh nghi ngờ. Thứ hai, có thể ông coi hành động của Vlasik là tội lỗi nghiêm trọng. Thứ ba, có lẽ Stalin đã bắt đầu “sắp xếp” các lãnh đạo trẻ. Và với người cũ, ông nói: "Đã đến lúc thay đổi các anh".

 

Năm 1951, I.V. Stalin nói: "Chekist có hai con đường: thăng tiến và con đường thứ hai là vào tù". Điều này đã xảy ra với Vlasik.

Theo lời Nadezhda, con gái Vlasik, cha cô “chỉ đơn giản là ngăn không cho Beria đến gặp Stalin, bởi vì cha đã không để ông ấy chết. Nhưng ông đã không đứng đợi 24 giờ trước cửa, như một người lính gác đứng đó vào ngày 1 tháng 3 năm 1953, khi Stalin "thức dậy".

 

BỊ BẮT VÀ ĐÀY ẢI

Tháng 4 năm 1952, Trung tướng Vlasik bị cách chức và được biệt phái vào Bộ Nội vụ với chức vụ Phó trưởng khu Bazhenov ở thành phố Asbest thuộc Ural. Và ngày 16 tháng 12 năm 1952, ông bị bắt giam.

 

Thời gian khó khăn đã đến với Vlasik. Các nhà điều tra Rodionov và Novikov đã xử lý vụ việc có phần thiên vị. Ông bị cáo buộc phạm tội với lời tuyên bố của bác sĩ Lydia Timashuk, vị này cũng buộc tội phá hoại với các giáo sư Yegorov, Vovsi, Vinogradov (những người điều trị cho các lãnh đạo hàng đầu nhà nước), còn Vlasik thì đã bỏ qua sự vụ.

Trong khi chính Vlasik đã báo cáo với Stalin rằng không có lý do gì để tin tưởng Timashuk. Trong nhiều tháng, Vlasik bị thẩm vấn, biệt giam và không được phép ngủ. Nhưng ông vẫn đứng vững. Ông không nhận tội âm mưu và hoạt động gián điệp.

Sau cái chết của Stalin, "vụ án các bác sĩ" được đóng lại. Tất cả các bị cáo đã được trả tự do, ngoại trừ Vlasik. Beria, người bị cô lập, sau đó bị bắt và bị xử chết vào tháng 6 năm 1953, đã không giúp Vlasik được tự do.

 

Cáo buộc “sử dụng vị trí công vụ của mình trong các tình huống đặc biệt nghiêm trọng” đối với Vlasik vẫn tiếp tục. Ngoài ra, ông còn bị buộc tội suy đồi đạo đức và có những mối quan hệ khó hiểu.

 

Bản án ngày 17 tháng 1 năm 1955 của Tòa án quân sự tối cao tuyên: "có tội", họ kết án theo Điều 193-17 khoản b, của Bộ luật Hình sự RSFSR mười năm tù, tước quân hàm tướng và các giải thưởng nhà nước.

 

Vào tháng 3 năm 1955, thời hạn tù được giảm xuống còn 5 năm. Thi hành án ở Krasnoyarsk, Vlasik tiếp tục chiến đấu. Ông viết thư cho BCHTW, cho các lãnh đạo chính phủ, và cho cá nhân Nguyên soái Voroshilov.

Vào ngày 15 tháng 12 năm 1956, một nghị quyết của Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao ân xá cho Vlasik cùng với việc xóa án tích. Nhưng quân hàm và giải thưởng đã không được trả lại cho ông. Trở về Matxcơva, ông gần như không còn gì. Tài sản bị tịch thu, một căn hộ biệt lập đã thành chung cư. Ông gõ cửa các công sở, viết thư cho ban lãnh đạo đảng và chính phủ, xin phục hồi chức vụ đảng nhưng bị từ chối khắp nơi. Năm 1960, ông xoay sở để gần như có được quyết định phục hồi đảng của Ủy ban Kiểm soát Đảng. Nhưng Ủy ban Trung ương của CPSU (b) đã không chấp thuận ý kiến ​​của Ủy ban Kiểm soát Đảng.

Nikolai Sidorovich Vlasik mất ngày 18/6/1967. Được chôn cất tại nghĩa trang Donskoy ở Matxcơva. Vợ ông, Maria Semyonovna, qua đời năm 1996. Con gái nuôi của ông - Nadezhda Nikolaevna Vlasik-Mikhailova (con của chị gái Vlasik - Olga) còn sống để chứng kiến sự minh oan và phục hồi cho cha.


MINH OAN

Nhiều cựu chiến binh phục vụ dưới sự chỉ huy của Vlasik, có những người phục vụ ở các bộ phận khác, nhưng biết và nghe ý kiến ​​về Vlasik, vì họ cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí lãnh đạo đảng và chính quyền. Các cựu chiến binh nhớ lại thời điểm đó, các tình huống, các trích dẫn phục vụ của họ. Họ bày tỏ thái độ chung và mong muốn trả lại danh dự cho người lãnh đạo cũ.

 

Chúng tôi đồng ý rằng, các cựu chiến binh sẽ viết đơn đề nghị phục hồi danh dự cho Tướng Vlasik, gửi lên Tổng công tố viên và Tòa án tối cao Liên bang Nga. Tôi hứa sẽ cung cấp tất cả các hỗ trợ và ủng hộ có thể, phối hợp nỗ lực chung, hỗ trợ kỹ thuật và pháp lý cần thiết theo yêu cầu này.

 

Chúng tôi đồng ý rằng, tôi sẽ tiến hành đàm phán sơ bộ về vấn đề này tại Văn phòng Công tố viên Quân sự. Nó là cần thiết để giải quyết vấn đề này trên nguyên tắc. Tôi đã có cuộc gặp với Trưởng Công tố Quân sự, Tướng Yury Georgievich Demin. Trong cuộc họp, đã đạt được thỏa thuận về việc tổ chức việc khôi phục cho Vlasik.

Nhóm công tác hoạt động được gần hai năm. Các tài liệu của vụ án đã được nghiên cứu cẩn thận và các quyết định đã được thực hiện trên chúng. Dựa trên những tư liệu thu thập được, tôi có thể khẳng định: Nikolai Vlasik là nạn nhân của những âm mưu chính trị của cuộc đấu đá tranh giành "di sản" lãnh đạo. Ông không phải kẻ thù cũng không phải kẻ phản bội.

Vì những nỗ lực của Beria, trong mắt Stalin, lãnh đạo cơ quan an ninh đã bị mất uy tín - như một người bị cho là dơ bẩn, sa lầy vào tệ nạn và suy đồi đạo đức.

 

Ngoài ra, "vụ án các bác sĩ" cũng có vai trò của nó, vì nó như theo chỉ đạo của các cơ quan tình báo nước ngoài, họ đã điều trị không đúng với các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước dẫn đến cái chết của họ - một ủy viên BCT, nhà tư tưởng chính A.A. Zhdanov và bí thư BCHTW, bí thư thứ nhất khu vực Matxcơva và lãnh đạo Tổng cục Chính trị Hồng quân A.S. Shcherbakov.

 

Ba ngày trước cái chết của Zhdanov, lãnh đạo bộ phận chẩn đoán của Cục Y tế, Lydia Timashuk đã kiểm tra và chẩn đoán Zhdanov bị đau tim. Tuy nhiên, ba bác sĩ dưới sự lãnh đạo của Lechsanupr khác không đồng ý: Vinogradov (một trong những bác sĩ của Stalin), Mayorov và Egorov.

Timashuk đã viết một lá thư cho Vlasik, vì Cục Y tế trực thuộc Bộ An ninh Nhà nước chứ không phải Bộ Y tế. Vì MGB không hiểu thuật ngữ y tế, nên bức thư đã được chuyển lại cho Lechsanupr Yegorova. Và sau đó Zhdanov đột ngột qua đời.

Khi cuộc đấu khốc liệt của các phe nhóm xung quanh Stalin bắt đầu, vụ án được khởi động và Vlasik bị coi là đồng phạm với kẻ thù của nhân dân, với những bác sĩ giết người.

Nếu nói về Zhdanov, liệu có một sai sót y tế, liệu có sự bảo lãnh lẫn nhau hay không, hay một sự trùng hợp ngẫu nhiên về hoàn cảnh hay một loại ý định xấu xa nào đó - thì tôi không thể phán xét. Việc loại bỏ Vlasik khỏi chức vụ người đứng đầu GUO của MGB đã dẫn đến những sự kiện kịch tính vào tháng 3 năm 1953. Cuối cùng của chúng là cái chết của I.V. Stalin.

 

Trong hồi ký của mình, Vlasik viết: “Tôi đã bị xúc phạm thô bạo bởi Stalin. Trong 25 năm làm việc hoàn hảo, không một kỷ luật nào, chỉ duy nhất khuyến khích và khen thưởng, tôi đã bị khai trừ ra khỏi đảng và bị tống vào tù. Vì lòng trung thành vô hạn của tôi, ông ấy đã đặt tôi vào tay kẻ thù. Nhưng không bao giờ, không một phút nào, dù trong tình trạng nào, bất kể phải chịu sự ức hiếp nào ở trong tù, tôi không hề có ác tâm với Stalin".

Việc minh oan cho Tướng Vlasik diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 2000. Và vào tháng 10 năm 2001, con gái của NS Vlasik, Nadezhda Nikolaevna, đã nhận được tất cả các tài liệu về việc phục hồi danh dự và giải thưởng của cha.

Đáng chú ý là Svetlana Alliluyeva (con gái Stalin) đánh giá Vlasik rất âm tính trong cuốn sách “Hai mươi bức thư gửi bạn - Двадцать писем к другу”, cuốn sách này được viết khi Alliluyeva sống lưu vong, và được tán thành bởi Artem Sergeev (con nuôi của Stalin). Ông cho rằng vai trò và đóng góp của Vlasik trong cái chết của Stalin chưa được đánh giá đầy đủ.

“Trách nhiệm chính của ông ấy là đảm bảo an toàn cho Stalin. Công việc như thế là nỗ lực. Luôn luôn là trách nhiệm hàng đầu, luôn luôn là sống trên nguy hiểm. Ông biết rất rõ cả bạn và thù của Stalin. Và ông ấy biết rằng cuộc đời của mình và cuộc đời của Stalin có mối liên hệ mật thiết với nhau, và không phải ngẫu nhiên mà khi ông đột ngột bị bắt một tháng rưỡi trước khi Stalin qua đời, ông ấy đã nói: "Họ bắt tôi, nghĩa là, rất sớm thôi sẽ không còn Stalin". Và, thực sự, sau vụ bắt giữ này, Stalin đã sống được không lâu.

 

Vlasik đã làm những việc gì? Đó là làm việc cả ngày lẫn đêm, không có ngày nào làm việc 6-8 tiếng. Ông ấy đã làm công việc đó gần như cả đời, gần như cả đời bên cạnh Stalin. Bên cạnh phòng Stalin là phòng của Vlasik...

 

Ông hiểu rằng ông sống vì Stalin để đảm bảo sự nghiệp của Stalin, và do đó là sự nghiệp của nhà nước Xô viết. Vlasik và Poskrebyshev giống như hai đạo cụ cho hoạt động khổng lồ đó, chưa được đánh giá đầy đủ, mà Stalin đã lãnh đạo, nhưng họ vẫn ở trong bóng tối. Và họ đã làm những điều tồi tệ với Poskrebyshev, và thậm chí còn tệ hơn với Vlasik."

Còn đây là ý kiến tác giả, người viết bài này, Tướng quân đội Mikhail Barsukov - người đứng đầu Tổng cục An ninh Liên bang Nga và Giám đốc FSB Nga: Đối với tôi, tôi vui vì đã làm mọi thứ có thể trong khả năng của mình để minh oan hoàn toàn cho người tiền nhiệm của tôi là người lãnh đạo Cục An ninh TW.



Ảnh1: Theo lời con gái của Nadezhda Vlasik, cha cô “chỉ đơn giản là ngăn không cho Beria đến gặp Stalin, bởi vì cha đã không để ông ấy chết. 

Nhưng ông đã không đứng đợi 24 giờ trước cửa, như một người lính gác đứng đó vào ngày 1 tháng 3 năm 1953, khi Stalin "thức dậy".


Ảnh2: Tướng Vlasik: "Không có tôi, sẽ không có Stalin"



Ảnh3: Stalin đi dạo trong Cung điện Cecilinhof với Tổng thống Mỹ H. Truman trong Hội nghị Potsdam. 

Đi bên phải là Nikolai Vlasik. Ngày 1 tháng 8 năm 1945



Ảnh 4: Từ một vệ sĩ bình thường, ông trở thành một vị tướng đứng đầu một cơ cấu khổng lồ không chỉ chịu trách nhiệm về an ninh, mà còn về mạng sống của những người hàng đầu đất nước.



Ảnh 5: Stalin, con trai Vasily và Nikolai Vlasik trên sân thượng biệt thự Blizhnyaya. 

Ảnh của Svetlana Stalina (Alliluyeva). Năm 1935;



Năm 1953, Tướng Nikolai Vlasik bị tước quân hàm và mọi giải thưởng





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...