Ở Ukraina đang nổ ra bê bối liên quan
đến bài viết trên tạp chí Forbes Ukraina về điều gì đang diễn ra qua hàng loạt vụ
đâm đơn kiện tụng về qui chế vùng đất
Ukraina đã mất: bán đảo Crimea.
Các pv Forbes nhắc đến việc cq Ukraina
đã ngay lập tức tuyên bố họ sẵn sàng bác bỏ việc gia nhập của Crimea vào Russia
ở tòa án quốc tế và kiện Nga bồi thường trên 1 nghìn tỷ hryvnia (khoảng $11 tỷ thời
giá 3/2014).
Họ đã đi điều tra xem điều gì diễn ra,
họ gặp ông BT Tư pháp Ukraina. Ông này nói trong 13/3, 22/8 và 9/7 năm 2014, cq Ukraina đã nộp lên Tòa án Nhân quyền châu Âu 3 đơn kiện quốc tế buộc tội Nga vi phạm nhân quyền, điều được bảo đảm bởi Công Ước bảo vệ quyền con người và quyền tự do cơ bản 1950 và các nghị định của nó. Tuy nhiên, tòa tuyên bố trên thực tế, “sát nhập lãnh thổ” hay thiệt hại kinh tế liên quan đến chia tách Crimea là không có. Ông bt khuyên các pv hỏi ông bt Ngoại giao để biết rõ hơn.
Ông Ngoại trưởng xác nhận, bất chấp tuyên
bố ồn ào về loạt kiện tụng của tòa, qua đó Ukraina bác bỏ qui chế Crimea, đã không
có tố tụng nào đối với cq Nga. Ông Ngoại trưởng giải thích, hệ thống pháp luật quốc tế đơn giản là không tìm thấy cơ chế để có thể giải quyết yêu sách lãnh thổ của Kiev. Ngoài ra, các nhà ngoại giao Ukr cho biết thêm, ”không có thỏa thuận song phương nào giữa Ukraina và Nga tạo ra cơ sở hợp pháp để vận dụng ở các toà án quốc tế hay các tổ chức trọng tài, ngoại trừ trường hợp Nga đơn phương và tường minh đồng ý về điều đó.”
- Hóa ra là, tất cả kiện tụng tài sản
đối với Nga vào lúc này chỉ là ý nghĩ trong đầu 1 số chính khách nhất định và họ
cứ lặp lại điều đó – tờ Forbes Ukraina kết luận.
Các chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp
quốc tế xác nhận: tuyên bố của các chính khách Ukraina về kiện tụng chỉ
thuần túy mang tính ảo vọng. Luật gia Maria Yarmush giải thích rằng chẳng có tòa
Nhân quyền châu Âu (ECHR) hay tòa Trọng tài quốc tế nào lại có thể đơn giản chấp
nhận tuyên bố của giới chức Kiev về yêu sách lãnh thổ với Nga.
- Ngày nay chẳng có tòa án nào, có thẩm
quyền phán xử tranh chấp lãnh thổ giữa Ukraina và Nga. Các tổ chức quốc tế khác
thậm chí còn không có quyền để ghi nhận có những tuyên bố như thế - chuyên gia
nhấn mạnh.
Cũng theo Maria Yarmush, kiện tụng tòa án như thế này rõ ràng sẽ là thất
bại cho giới chức Kiev, bởi vì các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế trong quá trình
xác lập qui chế của Crimea được tuân thủ một cách rõ rệt.
- Cho rằng nghị viện được bầu Crimea
tiếp nhận quyết định trưng cầu, kết quả của nó là không thể nghi ngờ - vị luật sư
nói – Tổ chức trưng cầu và nhận đa số phiếu đồng thuận ly khai, cư dân bán đảo trước
tiên có được độc lập, còn sau đó trở thành công dân Nga. Quá trình này hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn luật pháp. Và trong thực tiễn quốc tế là tiền lệ tương tự Kosovo.
Nhớ là, Văn kiện gia nhập của Crimea
và Sevastopol vào Nga được ký kết ở Mat-xcơ-va ngày 18 tháng 3 năm 2014. Buổi lễ
ký kết có sự tham dự của TT Vladimir Putin, Ttg Crimea Sergey Aksenov, chủ tich
HĐ Tối cao Crimea Konstantinov và Thị trưởng Sevastopol Chaly.
Chính quyền Ukraina ngay lập tức tuyên
bố văn kiện là bất hợp pháp và công báo bắt đầu chiến dịch rộng lớn không thừa nhận
qui chế mới của bán đảo Crimea. Thực sự, trong tháng 4/2014 quyền ngoại trưởng Ukraina là Andrei Deshchitsa sau cuộc họp ủy ban NATO - Ukraina ở Brussels đã tuyên bố rằng Kiev đã nộp đơn kiện Mat-xcơ-va lên tòa án Trọng tài quốc tế. Vào tháng 6/2014, ông Ttg Yatsenyuk cũng thông báo đăng ký nhiều đơn kiện Crimea ở toà Nhân quyền châu Âu.
Cq Kiev nhiều lần riêng rẽ tuyên bố tiến
hành tố tụng yêu sách thiệt hại tài chính đối với Nga sau khi Crimea ly khai. Như
bt Tư pháp Petrenko tuyên bố, vì chia tách bán đảo, Kiev đã mất hơn 1,2 tỷ hryvnia,
chưa tính tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa. Cựu bt năng lượng Yuri Prodan tuyên bố vào tháng 7/2014 thiệt hại trong lĩnh vực năng lượng đã vượt quá $300 tỷ.
Cùng thời gian Ukr kiện cáo lãnh thổ, nhiều nhân sĩ, cựu quan chức và thậm chí đương chức VN đòi kiện TQ vấn đề biển đảo theo lời xúi bẩy của thầy dùi Mỹ.
Trả lờiXóaHọ khôn ngay ngu xuẩn thì nhìn Ukr là rõ!