Hiển thị các bài đăng có nhãn CNXH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CNXH. Hiển thị tất cả bài đăng

CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI – NEP CON ĐƯỜNG BẾ TẮC


Trước hết cần hiểu NEP (New Economic Policy) là cái gì, đơn giản nhất:

1. Cốt lõi của NEP, bắt đầu từ quyết định của đại hội X đảng CS LX tháng 3 năm 1921, thay thế trưng thu bằng thuế hiện vật. Ban đầu, Bolshevik coi NEP là một bước lùi tạm thời bởi không tương xứng (nông dân kiệt quệ và chết). Trong danh mục đề ra bao gồm quay lại CNTB nhà nước (trong một số lĩnh vực kinh tế) và thực hiện quan hệ giữa các ngành công nghiệp và nông nghiệp trên cơ sở thương mại và lưu thông tiền tệ.

Vì thế, NEP được đánh giá là 1 trong những cách thức có khả năng để tiến đến CNXH qua việc kết hợp XHCN với kinh tế thị trường và dần dần, khi có chỗ dựa từ chỉ đạo cấp cao về chính trị, kinh tế và hệ tư tưởng – sẽ đào thải hình thức kinh tế phi XHCN. Có nghĩa là, tất cả nông dân (và không chỉ bộ phận nghèo đói nhất) sẽ trở thành thành viên đầy đủ của kiến trúc XHCN.

2. NEP theo nghĩa đầu tiên và trước hết là để khôi phục quan hệ hàng hóa-tiền tệ trong thương mại, công nghiệp, nông nghiệp. Và để khôi phục lại ngành công nghiệp, điều chỉnh thương mại giữa thành thị và nông thôn với các dự định:
- Tiến hành hoàn trả 1 phần nền công nghiệp đã quốc hữu hóa, phát triển sản xuất thủ công và qui mô nhỏ;
- Đưa ra chế độ tự hạch toán tài chính, tạo ra tổ chức tự cung cấp tài chính – là các liên hiệp và hiệp hội.
- Bãi bỏ lao động cưỡng bức, công bằng trả công lao động;
- Tạo ra xí nghiệp tư bản nhà nước - ở dạng tổ hợp, phức hợp, tổ chức cho thuê mướn;
3. Chính sách tài chính trong các năm NEP có đặc điểm hệ thống tín dụng phi tập trung nổi tiếng (cho vay tín dụng thương mại).

-Hệ thống tín dụng: năm 1921 tái thành lập ngân hàng Quốc gia. Sau đó có NH công nghiệp-thương mại, thương mại Nga, hợp tác xã tiêu thụ, mạng lưới hợp tác xã và công ích địa phương. Năm 1924 thành lập NH nông nghiệp TW, trong 3 năm cung cấp tín dụng cho nông thôn, 400 triệu rub. Đưa ra hệ thống thuế trực tiếp và gián tiếp (thuế thương mại, thu nhập, thuế hàng xa xỉ, thuế địa phương).
- Cải cách tiền tệ (1922-1924) là biện pháp hiệu quả và thị trường nhất của chính sách tài chính CQ Xô Viết trong thời kỳ này. Cải cách làm ổn định vị thế tài chính. Dòng tiền ổn định trong lưu thông – tiền vàng, tương đương với 10 rub vàng trước cách mạng. Điều quan trọng là các cải cách được thực hiện bởi các nhà tài chính từ trước cách mạng (*), đã thiết lập được qui mô cung ứng và nhu cầu.

4. Thương mại. NEP chứng tỏ các kết quả kinh tế đảng kể, đặc biệt trong những năm đầu tiến hành. Sự phát triển của quan hệ tiền-hàng dẫn đến sự phục hồi của tất cả các thị trường nội địa Nga (thị trường lớn - Nizhny Novgorod, Baku, Irbit, vv). Đối với giao dịch bán buôn năm 1923 đã mở 54 sở giao dịch. Bán lẻ tăng nhanh, 3/4 trong số đó là trong tay tư nhân.
---------------------------------

Thời kỳ NEP là 1 trong những giai đoạn kỳ quái nhất trong lịch sử nhà nước Xô Viết. Có 2 phiên bản giải thích thường gặp về NEP:

1. Phiên bản tự do phương tây: NEP là quay lại tiến trình tự nhiên. Thị trường được coi là nhu cầu tự nhiên.
2. Phiên bản Xô viết: NEP là biện pháp bắt buộc của Bolsheviks. Nhờ nó xây dựng kinh tế mạnh. 
Thực sự cả 2 phiên bản đều sai. Phiên bản 1 quá đơn giản, còn 2 cũng không phản ánh sự phức tạp hơn rất nhiều của NEP, sự kỳ l của quốc gia NEP. 

Có thể xem xét như sau:
1. NEP chính là thứ hình mẫu đã xảy ra ở Nga thập kỷ 90 – khi cả quốc gia nói về sự không tránh khỏi của cải tổ thị trường… về 1 “thực tế” là thị trường sẽ điều chỉnh mọi thứ.
2. NEP không dẫn đến hình thành nền kinh tế mạnh – nền kinh tế mạnh được xây dựng trên cơ sở công nghiệp hóa.
3. NEP đưa đến phục hồi tư bản… làm gia tăng thất nghiệp và bần cùng hóa tầng lớp nông dân.
4. Stalin năm 1937-38 đã trấn áp tất cả những kẻ khởi xướng, tham gia trục lợi NEP (Bukharin).

HỆ THỐNG QUÈ QUẶT

NEP đưa đất nước vào bế tắc tuyệt đối.
Đầu tiên, nó không cho phép trao đổi hàng hóa bình thường giữa thành thị và nông thôn. Thứ hai, NEP là cấu trúc chính trị-quản trị què quặt, được tạo ra từ 3 thành phần: lãnh đạo CS – quản trị doanh nghiệp – Nepman.

Nepman thực hiện chức năng kẻ đầu cơ trục lợi. Đó là hệ thống tham nhũng – đến cuối thập kỷ 20, tham nhũng ở LX đã đạt đến mức độ vô cùng vô cùng lớn.

NEP tương tự đã bắt đầu thập kỷ 1990, Nepman là các tân tư bản được chọn trước.

Nói cách khác, NEP không giải quyết bất cứ vấn đề kinh tế nào, nó thực sự không được coi là giải pháp cho các vấn đề kinh tế. NEP là biện pháp cướp đoạt… như Nga trong thập kỷ 90 (mềm hơn bắn và tịch thu cộng sản thời chiến).

KHỦNG HOẢNG TIÊU THỤ
Tất cả lịch sử NEP là 1 chuỗi khủng hoảng kéo dài. Năm 1923-24 bùng nổ khủng hoảng bán sản phẩm.

Nếu đo lường giá sản phẩm công nghiệp bằng pud ngũ cốc (1 pud = 16,38kg). Thì giá đã tăng so với năm 1913 3–4 lần. Các xí nghiệp nhà nước đưa sản phẩm của mình ra thị trường với giá độc quyền cũng như qua bán lẻ tư nhân.

Sự đầu cơ không thể tránh khỏi trong điều kiện như thế bắt đầu – giá hàng hóa công nghiệp nhanh chóng tăng cao.

Điều này dẫn đến ứ đọng hàng hóa – sản phẩm công nghiệp quá đắt cho số đông dân chúng và chỉ đơn giản là họ không thể mua. Khủng hoảng tiêu thụ 1923-24 cho thấy NEP không hề là con tàu thực sự đưa công nghiệp đi trên đường ray thị trường.

Sau khi gặp khủng hoảng, đảng và các tổ chức kinh tế "siết chặt dây cương" quản lý công nghiệp, để lại duy nhất 1 khả năng quan hệ thị trường.

Chỉ đạo của đảng nhìn chung theo kiểu:
"Buộc quản lý nhà máy Izhorky, đồng chí Korolev trong vòng 24h phải ký HĐ với Petrooblasttop để cung cấp 1 triệu tấn than theo các điều kiện sau: Nhà máy Izhorky đặt cọc 10% giá trị thỏa thuận, còn Oblasttop được giao tín dụng trong 5 tháng, kể từ ngày ký kết thỏa thuận. Thời hạn giao lượng than đã định – 2 tháng".
 
Như thế, sự độc lập của các tổ chức kinh tế chỉ là hình thức. VSNKh (Hội đồng kinh tế tối cao) đã ra lệnh giảm giá. Khi sản xuất hiệu quả thấp, có nghĩa là các xí nghiệp có ít vốn để mua sắm trang thiết bị mới. Vòng xoáy không lối thoát bắt đầu.

Một trong những thành tích của NEP là năm 1924, con số thất nghiệp tăng lên 1 triệu người…

KHỦNG HOẢNG TRONG NÔNG NGHIỆP
Không tịch thu đất đai của chúa đất, thì không đủ việc làm cho tất cả nông dân.
Thất nghiệp nông thôn tăng, còn công nghiệp thì tăng trưởng chậm để có thể thu hút lao động dư thừa. Điều này làm tái nghèo, bất chấp nông dân có đất, nhưng bị chia thành những phần manh mún, lao động thủ công năng suất thấp.

Kế hoạch thu mua lúa mỳ năm 1924 chỉ thực hiện được 86%. Công nghiệp chỉ ở mức không có lợi nhuận và phục hồi chậm. Năm 1922 mức sản xuất công nghiệp chỉ đạt 21% trước thế chiến, năm 1923 — 30%, 1924 — 39%.

Thế là phục hồi đặt gánh nặng vào nông dân. Để tăng lợi nhuận cho công nghiệp, chủ tịch VSNKh Dzerzhinsky (Felix sắt) cho rằng có thể giảm giá hàng công nghiệp bằng cách tăng năng suất lao động công nghiệp và cả nền kinh tế.

Nhưng không có trang bị mới ở các nhà máy, còn công nghiệp cơ khí chỉ mới bắt đầu phục hồi. Do đó Dzerzhinsky cho rằng vẫn có thể thực hiện nhiệm vụ này bằng cách tăng cương khai thác sức lao động của công nhân, những người đang sống ở mức như trước thế chiến. Nếu trước mặt là các quầy hàng đầy đủ sản phẩm, cũng không có nghĩa là dân chúng no đủ.

Các quầy hàng đầy, chỉ vì dân chúng không có tiền mua những thứ cần thiết cho mình. Mùa hè 1923 có các cuộc đình công ở Moskva, Petrograd, Donbass, vv.
Tương tự đầu 90, các quầy hàng vẫn đầy – chỉ dân chúng là không có tiền…

CAO TRÀO VÀ KẾT THÚC NEP
Nhượng bộ lớn nhất mà lãnh đạo LX có thể làm đối với CNTB là sau 1925. Tháng 4, đại hội XIV đảng Bbolsheviks đã ra các quyết định “đúng đắn”.

Đó là hạ thấp thuế cho cỗ máy (tất cả cùng 1 mức thuế cho cả nông dân giàu và tập thể), tăng tín dụng, cho thuê, giảm kiểm soát buôn bán nhỏ và cho phép thuê lao động phụ trợ ở nông thôn. Nghĩa là, theo quan điểm Marxists cổ điển, chính là quan hệ sản xuất tư bản.

Lần đầu tiên nó được phổ biến trong toàn thể nông dân - kể cả chủ nông giàu có, mà sản xuất hàng hóa của họ là cao hơn nông dân trung bình. Nó từng là biện pháp kinh tế hợp pháp chống lại kulaks, kết hợp với cho vay nặng lãi ở nông thôn và nô dịch bóc lột nông dân.

Đầu 1928 thất bại tiếp theo của vụ ngũ cốc đẩy đất nước đến bờ vực bạo loạn vì đói cuối cùng đã thuyết phục được lãnh đạo đất nước rằng, mô hình NEP – với sự biện hộ mình trong giai đoạn ngắn 1924-1925, không thể cho phép cỗ máy công nghiệp-quan liêu chậm chạp có đủ vốn để xây dựng một nền công nghiệp mạnh mẽ.

Nông dân đã “dưa thừa” lúa mỳ, nhưng họ chẳng thể trao đổi lấy hàng hóa công nghiệp có chất lượng vì không có. "Yêu cầu" của lãnh đạo trao bánh mỳ tự nguyện bị nông dân đáp trả 1 cách chế nhạo. Thâm hụt thu mua lúa lên tới khoảng 100 triệu pud. (Lưu ý, trong suốt thời kỳ Sa Hoàng, dù chiến tranh loạn lạc, nông dân Nga chưa bao giờ chết đói như các năm 1921-22, 1931-32 dưới thời Bolsheviks.)

Nhưng NEP đã đẩy đất nước vào con đường cụt và bờ vực nạn đói. Đúng vào lúc này, có quyết định đặt hy vọng vào nông trang và bắt đầu tập thể hóa… đó là bước đi đúng đắn.

HỒI PHỤC NHƯ HUYỀN ẢO
Có vẻ như NEP dẫn đến sự hồi phục nhanh của kinh tế. Lợi ích kinh tế nảy sinh của nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp nhanh chóng làm bão hòa thị trường lương thực và khắc phục hậu quả của những năm “cộng sản thời chiến” đói kém.

Ban đầu, điều như thế đã xảy ra. Cho dù bị hạn hán, sự no đủ của nông dân nhìn chung đã đạt mức trước thế chiến, số lượng nông dân nghèo và giàu đều giảm. Đã có nhiều ruộng đất được chia, là phương tiện sản xuất cơ bản. Nhưng điều này đã không đem đến kết quả tăng trưởng sản xuất nông nghiệp, và phân bố thu nhập, nói cách khác là xóa bỏ lớp người giàu.

Mặt khác, giả định cơ chế thị trường đưa đến phục hồi kinh tế và cho phép củng cố chế độ. Nhưng trong điều kiện đổ nát, kế hoạch công nghiệp hóa là không hiện thực.

Đàn gia súc năm 1925 trong kinh tế nông nghiệp lần đầu tiên vượt qua mức năm 1916. Cung ứng cho cư dân thành thị được cải thiện cơ bản, mức tiêu thụ thịt, chất béo, sữa, bơ của các gia đình lao động tăng đáng kể.

Sản xuất sản phẩm thịt hàng năm năm 1926-28 đã tăng so với 1909-13 26%, sức tiêu thụ hộ gia đình công nhân đã gần gấp đôi cùng kỳ.

Nhưng kinh tế nông nghiệp LX năm 1928 không vượt được thời kỳ trước thế chiến. Diện tích gieo trồng ngũ cốc chỉ bằng 94,7%, và tổng sản lượng nông nghiệp bằng 91,9% các chỉ số năm 1913. Cùng với điều này, hàng hóa nông nghiệp đã giảm, đặc biệt là trong lĩnh vực cây trồng ngũ cốc.

Cũng vào năm 1926 dân số thành thị tăng 1,6 triệu người so với 1913, phần hàng hóa ngũ cốc chỉ là 10,3 triệu tấn so với 21,3 triệu tấn năm 1913. Đã có những thay đổi đáng kể trong cán cân lực lượng ở nông thôn.

Lúc này, 94,5% ruộng đất thuộc về người nghèo và nông dân. Có 1 nghịch lý, cho dù kulak chỉ còn giữ 5,5% đất đai, nhưng tất cả họ vẫn là lực lượng kinh tế lớn, chiếm 20% sản phẩm ngũ cốc của đất nước.

Sức mạnh kinh tế của lớp nhà nông giàu vượt xa số lượng của họ (mùa xuân năm 1926, 6% họ tập trung khoảng 60% ngũ cốc hàng hóa trong tay), trên thực tế đã có chuyện họ ngừng bán ngũ cốc cho hợp tác và cơ quan thu mua, giữ chúng đến mùa xuân khi tình hình thị trường thuận lợi hơn.

Một khảo sát ở Siberia cho thấy: kulaks đã mua các sách về luật và hiểu biết hơn về luật đất đai và luật hình sự so với hầu hết các luật sư địa phương.

Chính sách của CQ Xô viết trong thời kỳ NEP là trực tiếp ủng hộ dân nghèo chống kulaks. Nhưng ngay khi công bố thuế hiện vật, họ có lợi thế về học vấn, nên tham gia vào đảng và đoàn Komsomol, họ được ưu tiên hơn khi tham gia đội ngũ công nhân trong ngành công nghiệp và trong việc lập các chức vụ quản lý và văn phòng trong các hội đồng làng.

Thế rồi kulaks bị trừng phạt bằng cách tước quyền bầu cử và bằng thuế, họ bị làm nhục, còn dân nghèo có quyền ưu đãi, một cách không xứng đáng so với họ.

Bằng cách nào đó cuối những chính sách NEP phân biệt đối xử chống kulaks lại có tình trạng nghiêm trọng hơn và đặt ra nền móng làm gia tăng đáng kể thái độ thù địch, mà đỉnh cao quyết định của Stalin "xóa bỏ kulaks như một tầng lớp". Trong thực tế, mọi thứ đã khác đi.

Nông dân nhanh chóng tìm thấy câu trả lời trước áp lực phi kinh tế của chính quyền. Nông dân giàu - sợ rằng họ sẽ bị coi là kulaks, thường viện đến các mánh khóe khác nhau, ví dụ, khi cho nông dân không có ngựa thuê (1 con ngựa), thì họ viện cớ người nghèo làm mất ngựa.

Nông trại giàu có qui mô lớn bị chia ra để che giấu thu nhập và giảm thuế. Số các nông trại thuộc về kulaks năm 1929 giảm đi 25%. Một thành viên trong cuộc thảo luận năm 1931 lưu ý: "bây giờ là trong những người giàu không có ai giàu lên, tất cả thành nghèo, bởi vì trong làng thì nghèo có lợi lộc hơn".

Cùng với sự phát triển nông thôn, đất đai được chia giảm đi hàng năm, nghĩa là quá trình xé nhỏ kinh tế vẫn tiếp tục.

Ví dụ năm 1928, nông nghiệp Kazakhstan mới đạt mức trước thế chiến, nhưng ruộng đất tiếp tục bị chia nhỏ:1,25 triệu hộ gia đình năm 1928 so với 800 nghìn năm 1913. Họ lao động chủ yếu chỉ để nuôi mình, lượng hàng hóa lúa mỳ cung cấp cho thành phố thiếu hụt đến mức thảm họa.

Tất cả điều này làm nảy sinh những vấn đề hệ trọng của nền kinh tế và an ninh lương thực LX.

VẤN ĐỀ CHÌA KHÓA
Trải qua nội chiến và sự vô vng của biện pháp “cộng sản thời chiến”, Stalin quyết định chuyển nông dân từ sở hữu độc lập thành nhân viên của các nông trường qui mô dưới quyền nhà nước.

Trong các nông trường tập thể, họ sẽ dưới quyền chủ nhiệm được đảng bổ nhiệm. Chủ nhiệm bị mối đe dọa ra tòa sẽ phải giao đủ nhiều lúa mỳ theo yêu cầu cho dù nông dân có thể bị đói.
Kế hoạch chính thức tăng tốc tập thể hóa đã chứng tỏ nhu cầu hoàn thiện nông nghiệp bằng áp dụng cơ giới hóa, đầu tiên là máy kéo.

Nhưng LX chỉ sản xuất được 1200 chiếc mỗi năm tại nhà máy Putilovsky và vài chục khác tại các nhà máy khác. Vì vậy, cơ giới hóa nông nghiệp phải đợi. Nông trang tập thể là cần thiết để quản lý và cung cấp lương thực cho công cuộc công nghiệp hóa, cần xuất khẩu để có tiền mua công nghệ hiện đại.

Stalin đưa ra phương án thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại đau khổ, nhưng hiện thực…

KẾT LUẬN
NEP không giải quyết được bất cứ vấn đề kinh tế nào. Nó làm chúng trầm trọng thêm và ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài đến toàn bộ đất nước.

(*) các nhà tài chính từ trước cách mạng: thực sự Sa Hoàng đã để Rotshchilds, tài phiệt quốc tế thao túng hệ thống ngân hàng-tài chính Nga đầu thế kỷ XX – ND;

http://maxpark.com/community/14/content/2281294
http://studopedia.ru/1_30896_osnovnie-elementi-nepa.html
http://esdek.narod.ru/38/volskiy5.htm
http://www.xserver.ru/user/fedrh/


Thêm: NẾU STALIN KHÔNG CHẶN ĐỨNG NEP, LIÊN XÔ VĨ ĐẠI ĐÃ CHẲNG THỂ NÀO RA ĐỜI

Lối thoát của Stalin

Lối thoát của Stalin đó là đưa môn lịch sử vào giảng dạy trở lại trong các nhà trường, xây dựng tình yêu nước, tinh thần dân tộc, bảo vệ quyết liệt văn hoá Nga trước cơn sóng "nữ quyền", "cách mạng giới tính/tình dục" ... kiên trì che chở cho Chính Thống Giáo ngay từ những năm 22-23 khi Chính Thống Giáo bị trù dập bởi ai đó. Phát triển giáo dục đạo đức trong gia đình, nhà trường, xã hội - ở đây các cô bác anh chị từng tìm hiểu về văn hoá Nga, có lẽ đều nhớ những tác phẩm văn học, những băng rôn, những bài học sách giáo khoa đạo đức ấn tượng và dễ hiểu thời Soviet - Stalin. Việt Nam ta những năm đi theo con đường CNXH cũng vậy, sách đạo đức viết rất hay. Còn bây giờ, sách của cái môn gọi là "GDCD" chỉ là đống giấy lộn. Nhờ ơn cuộc cách mạng giáo dục VN năm 2001-2002 của phe u ám!

Phương Tây hay xuyên tạc Stalin thiếu tinh thần dân tộc. Điều này thật ngớ ngẩn. Thế kỷ XX, người yêu nước Nga nhất và làm được nhiều điều nhất cho nước Nga là Stalin.

- - -

Lối thoát là: Muốn xây dựng và bảo vệ tổ quốc CNXH, phải có con người CNXH. Muốn có con người CNXH, phải giáo dục con người về đạo đức CNXH (đạo đức VỊ THA, hi sinh phụng sự mọi người, cống hiến cho tổ quốc) >< với lối sống tư bản chủ nghĩa (hám lợi, ích kỷ, đố kỵ).

Muốn giáo dục đạo đức CNXH, Stalin dùng 3 mũi giáp công: gia đình - nhà trường - xã hội (báo chí, văn hoá nghệ thuật, tôn giáo...). Và ông tương đối thành công.

Sau đó Khơ rút xốp lên nắm quyền thì cái "chủ nghĩa tự do" đặc trưng của CNTB, CNĐQ ngóc đầu dậy. Lớn dần lên cho đến khi hàng loạt báo đài phản động nã thẳng vào liên bang Soviet. Liên bang Soviet sụp đổ.

Đạo đức CNXH là đạo đức Vị tha. Vị tha là tự nguyện hi sinh quyền lợi cá nhân để xây đắp cho quyền lợi chung, quyền lợi tập thể (gia đình, xóm làng, lớp học, trường, đất nước, nhân loại).

Nhưng làm thế nào con người tự nguyện hi sinh được như thế trong khi Ích kỷ là một bản năng?

Chỉ có một cách, mà Khổng Tử đã dạy từ lâu là "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân". Chúa Jesus cũng nói không khác: "Kẻ nào dùng gươm sẽ phải chết vì gươm". 

Hay trong tiềm thức các dân tộc đều có, người VN thì "Ở hiền gặp lành", người Anh thì "Man reaps what he sowed" (Gieo gì gặt nấy).

Khi con người tin hiểu sâu sắc luật nhân quả nghiệp báo, họ sẽ tự biết tránh tội (hại người), làm phước (giúp người). Cho vay nặng lãi sẽ không còn bóc lột những nhà tư bản bằng giá trị thặng dư. Những nhà tư bản cũng không còn bóc lột công nhân bằng giá trị thặng dư. Công nhân cũng không còn thiếu trách nhiệm đối với công việc của mình...

Tạm thay lời kết: Khi con người tin hiểu luật nhân quả nghiệp báo sâu sắc. Họ sẽ có đạo đức hy sinh vị tha phụng sự mọi người, cống hiến cho đất nước, nghĩa là họ có đạo đức XHCN. Vì họ có đạo đức XHCN nên họ là con người XHCN. Càng nhiều con người XHCN thì chủ nghĩa xã hội mới có thể được xây dựng thành công. CNXH làm sao có thể xây dựng khi đại đa số nhân dân chưa phải là con người CNXH?

Vậy, muốn xây dựng CNXH, việc cần làm đầu tiên là giáo dục đạo đức cho quần chúng, và nền tảng của hệ thống giáo dục đạo đức này là sự tin hiểu về luật nhân quả nghiệp báo.

Không có sự giáo dục đạo đức XHCN, không có sự truyền bá luật nhân quả nghiệp báo, mãi mãi CNXH hay chủ nghĩa Marx Lenin chỉ là "câu chuyện cổ tích đẹp" - trích từ bài phỏng vấn ông Vladimir Putin.



Nguồn: Những bình luận của một facebooker trên tường nhà của facebook Lê Văn Lực.

TROTSKY - CON QUỈ CÁCH MẠNG PHỤNG SỰ CHỦ TÂY


Lev Davidovich Trotsky hay còn gọi là Bronstein, là nhân vật lãnh đạo phong trào cách mạng ở Nga quái gở đến mức hắn ta được phong cho cái tên lóng - "con quỉ cách mạng". Thậm chí là ngày nay, rất ít ai dám cả gan đưa ra đánh giá tích cực về hoạt động của Trotsky, kẻ luôn luôn thể hiện mình chống lại đất nước, là nhà cách mạng Nga.

 1. Chủ Tây đỏ

Cha đẻ “chủ nghĩa xã hội khoa học” Marx đã dạy rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể giành thắng lợi trên qui mô toàn cầu. Và điều đó xảy ra khi chủ nghĩa tư bản thế giới cạn kiệt tất cả khả năng để phát triển xa hơn.

Các môn đệ của Marx ở Nga nhận định cục diện này theo các khác. Các nhà dân chủ-xã hội ôn hòa (Mensheviks) tin rằng phát triển CNTB là mục tiêu chính. Theo họ, cách mạng Nga cần hạn chế mình trong khuân khổ cải cách dân chủ-tư sản. Và chỉ trong tương lai xa, sau khi đã thành công tư bản hóa, mới có thể nói về thay đổi CNXH.

Ngược lại, các nhà cách mạng Marxists (Bolsheviks), đứng đầu bởi Lenin, nhìn thấy trong sự yếu ớt của CNTB Nga ưu thế to lớn. Lenin quả quyết rằng, giai cấp vô sản phương tây sẽ khó thực hiện được bước đầu tiên hướng tới cuộc cách mạng XHCN, bởi các đất nước "tiên tiến" phương tây đã đạt đến mức độ phát triển cao của CNTB. Vấn đề khác với Nga. Nga đã có bước tiến phát triển CNTB nào đấy, nhưng không ở mức độ hoàn toàn giống phương tây. Vì vậy Nga là “mắt xích yếu” trong chuỗi chủ nghĩa đế quốc thế giới.

Lenin đã hy vọng vào một điều là, thợ thuyền Nga, trong liên minh với giai cấp nông dân nghèo đói, sẽ bắt đầu cuộc cách mạng thế giới và do vậy chính điều này sẽ truyền cảm hứng cho giai cấp vô sản phương tây tiến bộ. Và do vậy, sẽ dẫn tất cả "đến thắng lợi cuối cùng".

Trotsky chiếm vị trí đặc biệt trong vấn đề này. Hắn ta không nhiều tin tưởng vào giai cấp tư sản Nga và khả năng của họ đem sự phát triển CNTB đến tận cùng. Hơn nữa, “con quỉ” này tiên đoán năm 1906: “Ở đất nước lạc hậu về kinh tế, giai cấp vô sản có thể giành chính quyền sớm hơn ở đất nước CNTB đã phát triển… cách mạng Nga, theo quan điểm của tôi, những điều kiện như thế, mà dưới chúng, chính quyền có thể (khi cách mạng thắng lợi – là cần thiết) được chuyển giao vào tay giai cấp vô sản, trước khi giới chính trị của chủ nghĩa tự do tư sản có được khả năng triển khai bậc thiên tài nhà nước ở dạng hoàn toàn.” («Итоги и перспективы»)

Nếu khái niệm “cách mạng” được hiểu theo nghĩa tiến bộ đột biến, thì cả Lenin và Trotsky đều là phản cách mạng, đẩy lùi tiến bộ xã hội. Nga sau hàng thế kỷ chiến tranh liên miên với Thụy Điển, Anh, Pháp, Thổ, Đức đã yếu đi trông thấy và tụt hậu, đặc biệt là sau WW-I, đó là thời cơ để làm cách mạng. Thực tế đúng như vậy, nước Nga sau CMT10 bị thụt lùi nhiều chục năm, loạn lạc nội chiến liên miên.

Giống Lenin, Trotsky thừa nhận cách mạng XNCH hoàn toàn có thể bắt đầu ở Nga. Nhưng về phong trào XNCN ở phương tây, Lev Trotsky lại cảm thấy hoài nghi nghiêm trọng – như rõ ràng về sau này, quan điểm của hắn ta là biện bạch hoàn toàn. Trotsky quyết định trông cậy chủ yếu, không vào giai cấp vô sản phương tây mà vào tư bản phương tây. Hắn ta tin tưởng, hoàn toàn có thể ký kết một giao ước 2 bên cùng có lợi với tư bản phương tây. Giới tài phiệt phương tây cần ủng hộ cuộc cách mạng XHCN ở Nga, các nhà lãnh đạo cuộc cách mạng này khi giành được chính quyền, cần chiều lòng phương tây nhiều sự đền đáp khác nhau.

Hơn nữa, Trotsky bị dẫn dắt bởi giới tư sản “tiến bộ” phương tây, những kẻ muốn xóa bỏ biên giới quốc gia và tháo dỡ chủ quyền dân tộc.

Lập luận của hắn ta xuất phát từ một điều là, quốc tế hóa tư bản và toàn cầu hóa thế giới sẽ đẩy nhanh sự phát triển của CNTB, và do đó sẽ tăng tốc quá trình cạn kiệt của nó. Vào lúc đó Nga, bị dẫn dắt bởi các nhà XHCN, một cỗ máy giống như thể “chiến binh đỏ” của phương tây, bảo vệ phương tây khỏi các lực lượng dân tộc chủ nghĩa và các “phản ứng”. Ngoài ra, Nga như thế là nguồn tài nguyên tài chính và thiên nhiên cho các nước châu Âu. Bản thân họ, theo Trotsky, sẽ cần phải hợp nhất vào thành một liên bang thống nhất: "Liên hiệp các quốc gia châu Âu là khẩu hiệu của thời đại cách mạng mà chúng ta mở đầu trong đó. Bất cứ chuyển biến nào hay hoạt động quân sự nào sau này; bất kể hành động ngoại giao nào mang lại rốt cục là chiến tranh hiện tại; bất kể điều gì đã diễn ra trong phát triển của phong trào cách mạng thời kỳ gần đây, khẩu hiệu Liên hiệp các quốc gia châu Âu sẽ được hưởng trong mọi trường hợp tầm quan trọng lớn lao, như công thức chính trị đấu tranh của giai cấp vô sản châu Âu giành chính quyền. Chương trình này phản ánh sự bày tỏ của mình trước thực tế là, các quốc gia dân tộc sẽ phải tự mình sống còn – như một khuôn khổ để phát triển các lực lượng sản xuất, như nền tảng để đấu tranh giai cấp và, do vậy, như hình thái nhà nước chuyên chế vô sản”. («Программа мира»)

Nga cũng đóng vai trò chất xúc tác của phong trào cách mạng ở phương tây."Theo Trotsky, ngoại vi của trung tâm cách mạng hóa – ông B. Mezhuev viết. –Nhưng khi quan hệ đẳng cấp xưa cũ giữa Nga ngoại vi và trung tâm vẫn tiếp tục và thậm chí còn mạnh mẽ hơn – Trung tâm tiến bộ của cách mạng thế giới lập lại vị thế thống trị của mình”. («В объятиях большевизма»)

 2. Bậc thầy "quỉ sứ" – thiên tài tài chính

Tư tưởng này của Trotsky, phần lớn là vay mượn từ Alexander Parvus (Gelfand) – nhà dân chủ-xã hội Do Thái Đức và, đồng thời là nhà buôn lớn, thành đạt trong buôn bán lương thực và súng đạn. Parvus là đại diện cho lợi ích của một bộ phận các nhà tư sản, những người chủ trương ra sức phát triển thương mại toàn cầu – kể cả bãi bỏ mọi chính sách bảo hộ thuế quan. "Hàng rào thuế quan đã trở thành sự cản trở đối với tiến bộ lịch sử của thống nhất văn hóa các dân tộc – nhà buôn tư sản-CNXH tuyên bố - Chúng đẩy thêm xung đột chính trị giữa các quốc gia."

Nhà sử học V. Emelyanov viết trong cuốn sách "Trotsky. Hoang đường và tính cách - Троцкий. Мифы и личность ": "Có cảm tưởng là kẻ đại diện cho giới tài chính có ảnh hưởng Parvus (và, chắc là ông ta không phải một mình) đã làm mọi thứ để có thể để tiến đến quyền lực của giới dân chủ-xã hội ở các nước phương tây mà không làm sụp đổ hệ thống CNTB. Tuy nhiên, khi biểu thị lợi ích của nhóm tài chính quốc tế, ông ta rõ ràng đã quan tâm đến một điều là những thay đổi xã hội trên thế giới sẽ dẫn đến một thực tế giai cấp tư sản dân tộc của các quốc gia phát triển sẽ bị đặt dưới sự kiểm soát của tổ chức đa quốc gia và độc quyền quốc tế hợp nhất châu Âu. Cuối cùng, lịch sử thế kỷ XX ở Tây Âu, đã đi theo chính con đường này, nó đã được Parvus vạch ra."

Đồ án tạo ra một trung tâm cách mạng nào đấy là thuộc về Parvus, nó sẽ được thu nhận vào thành phần được cai quản của kinh tế thế giới – với cái giá phải trả bằng tài sản quốc gia của đất nước nào đó.

"Parvus, từ vị thế tài phiệt, tin tưởng cách mạng thế giới là có thể với một điều kiện: “Tổng hành dinh" của cách mạng này cần phải nằm dưới sự kiểm soát của hệ thống tài chính toàn cầu, nó, đến lượt mình, sẽ cho phép độc quyền và áp dụng hệ tư tưởng Marxist - Vladimir Krivobokov viết – Để đạt được mục đích này, cần phải bắt đầu tiến hành cách mạng ở một đất nước, có thể là giàu có, biến thành tiền mặt tất cả tài sản quốc gia của nó, và nhận được, vì thế, một lượng khổng lồ không thể tính đếm được, nhập nó vào hệ thống tài chính toàn cầu của mình. Trong khi thực dụng đến mụ mẫm đầu óc, Parvus cho rằng, không cần thiết phải kiến thiết lại hệ thống này một cách tuyệt đối, chỉ cần điều chỉnh nó theo mục tiêu của mình, điều đó hoàn toàn đủ để nắm quyền kiểm soát nó. Có thực tế là hệ thống tài chính thế giới vào lúc định hình độc nhất bởi nhà nước tư bản và nhằm phục vụ thuần túy CNTB, rất ít lo lắng đến chủ nghĩa Marxist của Parvus.” («Финансовый гений Ленина»)

Như có thể thấy, Parvus tỏ ra chống lại thủ tiêu CNTB – ít nhất là trong tương lai gần. Là tư sản, ông ta cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất là đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa tư bản. Còn như một nhà xã hội, ông ta muốn “đào” con kênh khổng lồ để xuất khẩu chủ nghĩa Marxism. Đối với mục đích này, Nga là kẻ được chọn.

3. Đứng cùng tài phiệt – vì CNXH


 Ảnh: từ trái sang phải: Alexander Parvus, Leon Trotsky và Leon Deutsch


Parvus và Trotsky đã cố gắng hiện thực hóa dự án toàn cầu hóa cánh tả năm 1905, khi Nga đang quằn quại trong lửa, "cuộc cách mạng Nga đầu tiên". Cặp đôi ngọt ngào này đã có thể khống chế phong trào Xô Viết ở St. Petersburg. Sử dụng nguồn tài chính và quan hệ của mình, Parvus đưa Trotsky làm phó chủ tịch Xô Viết St. Petersburg, còn chính ông ta làm ủy viên Ban chấp hành. Nằm dưới sự bảo trợ của Xô Viết là “Tuyên ngôn tài chính” nào đấy, trong đó kêu gọi bằng mọi cách phải phá hoại đồng rub Nga: “Phải từ chối chi trả nợ nần, cũng như tất cả các khoản chi vì lợi ích nhà nước nói chung. Khi ký kết bất cứ giao dịch nào, kể cả tiền lương, chi trả cần phải thực hiện bằng vàng, và trong trường hợp không quá 5 rub, bằng tiền xu đủ trọng lượng. Tất cả tiền gửi cần phải rút khỏi các ngân hàng tiết kiệm và từ ngân hàng nhà nước phải trả bằng vàng.”

Rõ ràng là trong trường hợp này, Parvus và Trotsky đã thể hiện mình như kẻ phát ngôn của đầu sỏ tài phiệt quốc tế, tìm cách lật đổ chế độ quân chủ Nga – để thiết lập sự kiểm soát lên tài sản nước Nga.

Chúng hy vọng sử dụng sức mạnh của giới tài phiệt phương tây vào mục tiêu xã hội hóa nước Nga. Nói theo cách khác, một giao kèo đồ sộ đã được chuẩn bị.

Tuy nhiên, giao kèo này đã bị thất bại – Quân đội Nga và cảnh sát. Parvus và Trotsky đã bị bắt và bị kết án đày ải, nhưng cả 2 đã trốn thoát. Sau này, cả 2 tiếp tục sự nghiệp, nhưng cho đến WW-I, Trotsky bắt đầu trò chơi riêng – dựa giẫm vào những kẻ bảo trợ hùng mạnh hơn nhiều.

Như thế, có thể khẳng định một cách hoàn toàn tin cậy, "con quỉ cách mạng" đã tham gia vào các hoạt động của Hội Tam điểm (Masons). Có thông tin quan trọng về việc này từ thành viên Hội Tam điểm Berlin "Ánh sáng vĩ đại phương Bắc" S. Sokolov. Trong bức thư gửi cho chủ nhân A. K. Eluhenu (12 tháng 3-1932), ông ta xem xét một danh sách các cá nhân, những kiều dân lưu vong cánh hữu từ Nga đối với Masons: "Như phân tích cho thấy, danh sách được sắp xếp theo công thức như sau. Ở đây có một số lượng được biết những cái tên Masons thực sự, bổ xung vào chúng là những cái tên khác của những nhà hoạt động lưu vong và những cá nhân, không thuộc tổ chức Masons, và tất cả đều là những cái tên của các nhân vật Bolsheviks đáng chú ý, còn sống hay đã chết: Lenin, Yankel Sverdlov, Maxim Gorky, Zinoviev... Chúng ta nói rõ một cách cương quyết và dứt khoát rằng tất cả những Bolsheviks đó không thuộc về và đã không thuộc về Masons (ít người Nga hơn nhiều). Theo nghĩa này chỉ có một ngoại lệ... Trotsky là một đã từ lâu... thành viên bình thường của một tổ chức Tam điểm Pháp, ở đây chiểu theo Điều lệ đã bị khai trừ một cách máy móc vì chuyển đến đất nước khác mà không báo tin tức và vì không nộp phí hội viên theo yêu cầu."

Nhưng Trotsky có thật sự thôi là Freemason? Phân tích hoàn cảnh khai trừ của hắn ta, nhà sử học O. Soloviev chú ý đến một thực tế là "không nộp hội phí thường không có ngoại lệ, nhưng, cái gọi là bức xạ hay khai trừ tạm thời kẻ vi phạm ra khỏi hoạt động của hội này cho đến khi trả hết phí thì khi đó tất cả quyền lợi được khôi phục. Từ đây đi đến chỗ cho rằng Trotsky vẫn là hội viên Mason không đến nỗi hết hy vọng được trợ giúp và chi viện cho công việc của mình. («Русские масоны»)

Hội Tam điểm tập hợp tất cả các bề trên dân chủ phương tây. Do đó, không có gì ngạc nhiên là chính chế độ dân chủ này đã giúp đỡ Lev Trotsky nhiều nhất có thể. Trong các năm 1915-1916 hắn ta sống ở Pháp, nơi đây hắn tham gia tích cực vào việc phát hành tờ báo dân chủ-xã hội “Lời lẽ của chúng ta”. Tờ tin tức này có quan điểm quốc tế cấp tiến và bại chiến luận. Do đó, đại sứ Nga tại Paris A. P. Isvolsky đã liên tục yêu cầu phía Pháp đóng cửa tổ chức rõ ràng là không thân thiện với Nga này. “Chỉ sau khi phát hiện 2 bản sách ở binh lính viễn chinh Nga, những kẻ không muốn ra mặt trận, và lời kêu gọi của đại sứ ngày 14-9-1916, chính phủ Pháp mới có quyết định trục xuất Trotsky khỏi đất nước và đóng cửa tờ báo “Lời lẽ của chúng ta” - O. Soloviev viết – nhưng hắn ta vẫn ở lại và tìm kiếm sự cho phép để sang Thụy sĩ hoặc Thụy điển, trong khi gia đình hắn không chịu ra đi dưới sự tháp tùng của 2 sĩ quan cảnh sát sang Tây ban nha. Hắn ta được sở hiến binh Pháp biểu thị sự nhã nhặn, căn hộ của nhà cách mạng “nguy hiểm” thậm chí không bị ngay cả một cuộc khám xét bình thường, chỉ niêm phong cánh cửa. («Русские масоны»).

Cuối cùng, Trotsky rời “Thế giới cũ” đến Liên hiệp Bắc Mỹ (the North American United States - NAUS). Có những bằng chứng ở đó hắn được tuyển mộ bởi điệp viên tình báo Anh và Mỹ B. Wiseman.

Nhưng Trotsky không ở Mỹ lâu - Nga đang có cuộc cách mạng chống quân chủ, được tổ chức với sự can dự sống động của những “người anh em” Hội Tam điểm của Trotsky. Thời của ngôi sao "Quỉ cách mạng" đã điểm.

Trotsky từ Mỹ theo con tàu "Christian-fiord" để về Nga. Trên đường đi, hắn ta bị Cục Canada của tình báo Anh bắt vì nghi ngờ làm gián điệp cho Đức, Trotsky bị giam một tháng trong nhà tù giành cho tù binh chiến tranh Đức.

Tuy nhiên, điều kiện giam giữ hắn rất nhẹ nhàng. Có ý kiến cho rằng người Anh khi đó đã thực hiện “hành động che đậy” – để tương lai không còn ai có thể nghi ngờ hắn đã hợp tác với người Anh. Sau tất cả, người Anh đã giúp hắn… Cuối cùng, Trotsky đã được thả, và thế là "nhà cách mạng rực lửa" bình yên vô sự đến Nga.
 

4. Nhà kiến thiết nội chiến


Thiệt hại của Xô Viết trong cuộc nội chiến dai dẳng sau WW-I còn lớn gấp bội thiệt hại WW-I.

Trong vai trò mới, Trotsky đã làm mọi thứ để gây cuộc tàn sát huynh đệ tương tàn ở Nga. Ví dụ ngày 25-3-1918, hắn ra mệnh lệnh khiêu khích giải tán quân đoàn Czechoslovak. Và điều đó làm cho quân đoàn này nổi loạn, sau đó, chính quyền Xô Viết bị lật đổ trong nhiều vùng rộng lớn ở Siberia, Urals và Volga. Đến đây, ở Nga bắt đầu cuộc nội chiến thực sự - trước đó, các lực lượng chống Bolshevik không có nổi một tiến bộ nào đáng kể.

Mùa xuân 1918 vẫn có thể tránh được va chạm qui mô lớn. Lenin khi đó suy tính về một sự nhượng bộ với giới chủ, bài viết của ông ta chứng tỏ điều này: "Những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền Xô Viết". Nhưng cuộc chiến tranh nổi loạn đã không thể tránh được.

Ở đây Trotsky đã hành động theo lệnh của Đồng minh. Quyết định về nổi loạn đã được tiếp nhận bởi "bạn đồng minh" tháng 12 năm 1917 ở Yassa. Nhưng bon chúng vẫn chờ đợi một thời gian với hy vọng rằng Trotsky có khả năng lôi kéo Nga về phía Đồng minh. Và khi kế hoạch hoàn toàn đổ vỡ, cuộc khiêu khích qui mô lớn đã được tổ chức, đẩy Nga vào cuộc chiến tranh kéo dài.

Và Trotsky đã nỗ lực để cuộc chiến tranh này kéo dài đến mức có thể. Hắn, cũng như phe dân chủ phương tây càng làm suy yếu Nga, càng dễ để cho Nga phải lệ thuộc vào phương tây. Có mọi cơ sở để tin rằng, cuộc nội chiến đã có thể kết thúc vào cuối 1919. Tuy nhiên, Trotsky, cùng các "thiên tài quân sự" của mình không cho phép điều này.

Mùa xuân 1919, Hội đồng dân ủy tung nhiều lực lượng về phía tây, trên hướng Carpathians – bề ngoài là để giúp đỡ chính quyền Xô Viết Hungaria. Nhưng một phần là chiến đấu với Bạch vệ. Như thế, tháng 5-1919, 60 ngàn Hồng quân buộc phải chống trọi với 100 ngàn quân Denikin. Bạch vệ khi đó chiếm mất Tsaritsyn (Volgograd) và Ekaterinoslav (Dnipropetrovsk), Trotsky xin từ chức, điều chưa từng xảy ra. Hơn nữa, hắn nói rằng trung tâm cách mạng thế giới bây giờ đã chuyển từ Nga sang Ấn Độ, có thể ném 30-40 ngàn kỵ binh đi đâu.

Trotsky rõ ràng muốn làm cho Hồng quân sa lầy trong cuộc đối đầu với Bạch vệ. Vì thế hắn quăng bừa “sự ngu ngốc” về Ấn Độ, tạm thời ngưng nguồn cơn hăng hái của mình khỏi “dự án Nga”. Dĩ nhiên, không cần suy nghĩ nghiêm chỉnh về âm mưu của nhà thuyết khách về kỵ binh đỏ Ấn Độ. Điều hắn quăng ra là ngu ngốc, nhưng hắn không ngu.

Có câu chuyện khác: "Trotsky chống Makhno - Троцкий против Махно", tháng 6-1919, "Quỉ cách mạng" buộc tội Makhno rằng họ phát hiện Bạch vệ trong vùng 100 km phía trước. Mặc dù đội du kích huyền thoại Batko chiến đấu với Bạch vệ rất kiên cường – sau 2 tuần cuối tháng 5 bị thua, Makhno bị Trotsky tuyên bố phạm tội và bị dừng cung cấp đạn dược, quân trang. Mệnh lệnh của Trotsky được in đặc biệt và phát tán, làm Hồng quân mất tinh thần, "hậu quả của Trotsky làm mất Ukraine, và Bạch vệ bắt đầu tấn công Mat-xcơ-va, mặc dù lẽ ra đã có thể phản công và đẩy lùi họ xuống phía nam.” (Р. К. Баландин. «Маршал Шапошников. «Военный советник вождя»)

Trotsky thường được mô tả như kẻ cuồng tín của cách mạng thế giới, sẵn sàng tham gia vào trận chiến chống CNTB phương tây. Nhưng thực sự, trotsky đã làm mọi thứ để ngăn chặn cuộc chiến tranh như vậy. Dường như, chính hắn đã loan tin, theo kênh nước ngoài của mình về việc chuẩn bị "cách mạng Đức" năm 1923, mà theo kế hoạch sử dụng 200 ngàn Hồng quân. Biết là, kẻ được Trotsky giao phó E. Behrens có tiếp xúc thân cận với giới Mason di cư và một kẻ theo phái tự do là Guchkov. Vì một số lý do, hắn ta cần đàm đạo với phe Guchkov về khả năng hỗ trợ Hồng quân – nếu như những kẻ di cư quan tâm gì đó về việc này. Thực tế là Trotsky đã để lộ thông tin cơ bản cho những kẻ bảo trợ ở phương tây của mình, và ngoại phạm trước các đồng nghiệp ở của hắn ở Kremlin.

5. Nhà lobby tư bản nước ngoài


Mặt khác, Trotsky lại thường chứng tỏ với Quốc tế cộng sản và chỉ huy của ông ta, Grigory Zinoviev, nằng nặc đòi xuất khẩu cách mạng sang châu Âu và châu Á. Ví dụ hắn tuyên bố: "Tiềm năng cách mạng Xô Viết ở phương Đông đối với chúng ta hiện giờ đã trở thành lợi thế chủ yếu như một đồ vật quan trọng trao đổi ngoại giao với Anh."

Hơn nữa, "con quỉ cách mạng" rất tích cực đóng góp làm giầu cho tư bản phương tây. Vào đầu những năm 20 được đứng đầu Dân ủy ngoại giao, hắn ta đã hiện thực hóa giao kèo, điều đó hết sức có lợi cho các trùm sò phương tây.

Theo chỉ đạo của Trotsky, đầu máy xe lửa được mua số lượng lớn từ Thụy Điển, 1000 đầu máy với giá 200 triệu rub vàng, 1/4 lượng vàng Xô Viết có khi đó. Vì một số lí do, người ta đã chọn nhà máy không có khả năng chế tạo 1000 đầu máy. Tiền vàng được trả là để xây dựng nhà máy đóng đầu máy hơi nước. Và năm 1921 chỉ mua được 50 đầu máy. Cuối cùng, sau 5 năm chỉ có 500 đầu máy được giao, còn tiền vẫn trả đủ. Hóa ra giá quá đắt? Không có gì là rõ ràng vào lúc ấy. («Кто заставил Гитлера напасть на Сталина»)

Dường như là tiền vàng cũng chẳng phải rơi hết vào tay phía Thụy Điển. Trotsky đơn giản là đã cúng tiền cho phong trào dân chủ phương tây. Thậm chí nó còn được tuyên là trả nợ cho vua Thụy Điển, điều mà Bolsheviks đã từ chối tại Hội nghị Genoa 1922.

Trotsky có quan hệ thân cận với giới tài phiệt nước ngoài – một phần là qua ông bác của hắn, nhà băng Stockholm A. Zhivotovsky, nhà băng này hóa ra lại hợp tác với nhà băng đầy thế lực "Kuhn, Loeb & Co". Cầm đầu thế lực nhà băng này là DO THÁI J. Schiff, kẻ đã làm rất nhiều điều để “cách mạng Nga” thắng lợi.

Khi đứng đầu Ủy ban nhà nước về chuyển nhượng, Trotsky đã làm mọi cách để giúp giới đầu cơ cơ nước ngoài làm nghèo Nga. Hắn cương quyết đứng về phía A. Khammera, kẻ có công ty "Alamerika" chịu trách nhiệm kiểm soát ngoại thương của Hội đồng dân ủy. Hóa ra, Khammera đã xóa sạch nhiều tài khoản chi tiêu khổng lồ của nhiều cá nhân, cung cấp hàng ngoại nhập giảm giá không có lý do cho bạn bè đối tác và chuyển tiền cho bên thứ 3. Nhưng Trotsky không quan tâm – hắn cương quyết ủng hộ Khammera. Bố của Khammera là nhà XHCN Mỹ mà “con quỉ cách mạng” đã làm việc cùng khi vẫn còn ở New York.

Còn khi Trotsky lại phải lưu vong một lần nữa, giới tư bản đã không bỏ rơi kẻ “kết tội” mạnh mẽ - vị khách hàng của mình. Báo chí tư sản giành trang để hắn viết bài. "Con quỉ cách mạng" viết bài hung dữ thậm chí cả trên tờ báo phản động của quí ông Beaverbrook, lập luận rằng hắn dường như chẳng có tiền. Tuy nhiên, kẻ hâm mộ hắn nhiệt thành và viết tiểu sử Trotsky là I. Deutscher thừa nhận nghèo túng không bao giờ đe dọa thần tượng của hắn. Sống ở đảo Hoàng tử, hắn có thu nhập 12-15 ngàn đô la một năm. Năm 1932, tờ báo "Saturday Evening Post" trả hắn 45 ngàn đô la cho quyển sách "Lịch sử cách mạng Nga".

Vấn đề không phải là tiền bạc. Cho dù Trotsky là kẻ hùng biện cánh tả, thì vấn đề chính là ở chỗ hắn cho rằng Nga Xô Viết không chống lại tư bản, mà là phải hòa nhập vào trong hệ thống đó, nuôi dưỡng phương tây bằng tài nguyên Nga và tư tưởng Marxist. Năm 1925, hắn đề xuất kế hoạch công nghiệp hóa đất nước Xô Viết mà trong đó nền công nghiệp hiện đại dựa trên nhập khẩu dài hạn trang thiết bị phương tây, đến cỡ 40-50% năng lực. Phần nhập khẩu sẽ được trả bằng xuất khẩu nông nghiệp, bên cạnh đó là tích cực vay mượn của nước ngoài.

Năm 1932, “Bản tin” của phe đối lập Trotsky công bố bài viết có tên: "Nền kinh tế Xô Viết đang gặp nguy hiểm". Trong đó có thể đọc được những dòng như sau: "Hàng hóa nhập khẩu bằng 1 đồng vàng có thể đưa sản xuất nội địa trị giá hàng trăm và hàng ngàn đồng vàng ra khỏi tình trạng chết chóc. Tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, một mặt, làm xuất hiện nhu cầu mới và mất cân bằng mới, mặt khác, liên tục tăng nhu cầu liên hợp với nền kinh tế thế giới. Chương trình "độc lập", nghĩa là tính chất độc lập của nền kinh tế Xô Viết, càng ngày càng mở ra tính hoang tưởng-phản động của mình. Tự cung tự cấp – là ý tưởng của Hitle, không phải Marx và Lenin.”

Như đã thấy, thực sự Trotsky cũng không hắn kêu gọi tự do thị trường hay kinh tế tư bản. "Con quỉ cách mạng" cũng không hề dám đi đến chỗ đòi tước bỏ quyền lực của đảng CS. Hắn chỉ dám cho phép mình trong lĩnh vực kinh tế. Đó cũng là bằng chứng Trotsky bị ảnh hưởng tư tưởng của Parvus. Parvus đã ấp ủ xã hội hóa không đúng thời. Điểm chính của ông ta là toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới – với sự hiện diện của “tổng hành dinh cách mạng” nào đấy, dần dần các nước phương tây sẽ dịch chuyển thành CNXH.

Một là không phải đến bây giờ, các nhà “dân chủ” cấp tiến mới nằng nặc đòi theo phương tây, mà là từ thời Trotsky, thậm chí còn sớm hơn nữa. Hai là nhờ kinh tế độc lập mà Liên Xô mới trụ được qua WW-II. Giai đoạn này, thật may cho Xô Viết bởi vẫn còn những con người khác, như Stalin, nhưng đó là chủ đề khác.

Trong lăng kính này, chế độ Stalin, nỗ lực để độc lập kinh tế tối đa, trở thành kẻ thù số 1 của Trotsky. Và cuộc đấu chống Stalin của “con quỉ cách mạng” có sự sẵn lòng hợp tác của cơ quan tình báo phương tây.

Ví dụ, ngày 13-7-1940, "con quỉ" tự mình giao cho lãnh sự Mỹ ở Mexico danh sách các nhà hoạt động chính trị-xã hội, các lãnh đạo nhà nước Mexico có quan hệ với đảng cộng sản thân Mat-xcơ-va, kèm danh sách các điệp viên Xô Viết. Việc này vô cùng tai hại, và tình báo Xô Viết rất lo lắng. 5 ngày sau, hắn cung cấp mô tả chi tiết các hoạt động của người đứng đầu tình báo NKVD Enrique Martinez Rica ở New York. Trotsky đã hợp tác với Mỹ.

Phương tây thậm chí còn sử dụng Trotsky và đồng sự của hắn để phục vụ chiến tranh ở CCCP, theo kế hoạch được xây dựng mùa thu 1939. Đây là từ báo cáo của lãnh sự Đức ở Geneva: "Điệp viên ở Pháp báo cáo rằng người Anh dự định qua nhóm Trotsky ở Pháp thiết lập liên lạc với đồng sự Trotsky ở Nga và cố gắng tổ chức đảo chính chống Stalin. Âm mưu đảo chính là một nỗ lực để chiếm nguồn dầu mỏ Nga. Nói đúng ra, theo kế hoạch này Trotsky sẽ leo lên làm lãnh đạo đứng đầu Xô Viết, để thủ tiêu chính nhà nước Xô Viết."

Số phận Trotsky chứng tỏ rõ ràng – điều gì có thể dẫn đến muôn vẻ sắc màu không tưởng của chủ nghĩa quốc tế. Ở Nga, hắn ta bị coi là nhân vật phản diện, thậm chí phản động. Ngay cả các đồng chí cánh tả cùng hắn cũng không mấy hâm mộ “con quỉ cách mạng”, điều ấy rất điển hình.

Ngay cả khi đã lưu vong ở Mexico, hắn ta cũng không yên chống phá Xô Viết, và án tử hình hắn đã được thi hành. Đó là câu chuyện tiếp theo: Stalin nhiều nước cờ để loại bỏ Trotsky như thế nào.

Yandex:
«Демон революции» на службе у Запада;

6. Stalin nhiều nước cờ loại bỏ Trotsky


Từ ngày 2-19 tháng 12 năm 1927, Đại hội đảng CS toàn Xô Viết lần thứ XV được tổ chức tại Mat-xcơ-va. Các đại biểu gồm 1669 người đã ra một số quyết định quan trọng về tương lai phát triển đất nước. Nghĩa là thông qua kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm. Ngoài ra, các đại biểu quyết định tập thể hóa nông thôn. Đại hội này là sự kết thúc của cái gọi là “đối lập cánh tả” do Trotsky-Zinoviev cầm đầu, hay còn gọi bằng cái tên khác: “khối chống đảng Trotsky-Zinoviev”. Khối này gồm một số nhóm khác nhau dựa vào sự chống lưng của 3 nhân vật nổi bật: Leon Trotsky, Grigory Zinoviev và Lev Kamenev.

Kể từ ngày Stalin lên làm Tổng bí thư – lãnh đạo cao nhất của đất nước năm 1922, mất 5 năm, số phận những kẻ cầm đầu phá hoại Xô Viết mới bị định đoạt.

a. Đại hội “bất thường”

Người ta kết tội các thành viên phe đối lập cố gắng tạo ra thứ gì đó như một đảng riêng lẻ. Trong báo cáo gửi Ban chấp hành trung ương, TBT Stalin tổng kết tình hình như sau: "Các đồng chỉ hỏi, bất đồng giữa đảng và phe đối lập, sau tất cả, là về cái gì, những bất đồng này là về những vấn đề gì? Bất cứ câu hỏi nào, thưa các đồng chí. (Có tiếng nói: “Đúng rồi!") Mới đây tôi đã đọc tuyên bố của một người lao động không đảng phái ở Mat-xcơ-va, anh ta đang vào hoặc cũng đã vào đảng. Thế anh ta nhận định vấn đề về sự khác nhau giữa đảng và phe đối lập như thế nào: ‘Trước đó chúng tôi cũng đã tìm kiếm, giữa đảng và phe đối lập khác nhau về cái gì. Và cho đến bây giờ cũng không tìm ra, nó đồng thuận với đảng về cái gì.’ (có tiếng cười và vỗ tay) Đó là những người công nhân đôi khi lại tỏ ra hiểu biết điều đó chuẩn xác và ngắn gọn. Tôi nghĩ rằng, đó là đặc điểm đúng đắn nhất và chuẩn xác nhất của thái độ phe đối lập đối với đảng, với tư tưởng của đảng, với chương trình của đảng, với chiến thuật của đảng. Chính vì thế, phe đối lập xa rời đảng trong mọi vấn đề, chính vì thế phe đối lập là nhóm có tư tưởng của mình, chương trình của mình, chiến thuật của mình, những nguyên tắc tổ chức của mình. Tất cả, mọi thứ cần thiết cho một đảng mới, tất cả mọi thứ đều có ở phe đối lập. Chỉ thiếu “một thứ nhỏ mọn”, là không đủ lực lượng để làm điều này. (các đại biểu cười và vỗ tay)”.

Cái chết của phe đối lập cánh tả Trotskyist-Zinovievist đã đến!

Các biện pháp tổ chức đã được thực hiện ngay tại Đại hội - 75 thành viên phe đối lập cánh tả “Trotskyist-Zinovievist” bị khai trừ khỏi đảng, đặt đường kẻ đậm nét kết thúc cuộc đấu tranh nội bộ nhiều năm, diễn ra dữ dội trên nhiều chiều hướng của những kẻ đại diện đứng đầu đội ngũ “Cận vệ Lenin”. Như những gì đã xảy ra, tại sao những biện pháp hết sức đột ngột và mạnh mẽ lại được áp dụng đối với phe đối lập? Để hiểu được điều đó, chúng ta cần quay lại thời điểm khởi đầu xung đột.

Ngay từ đầu người ta đã hiểu Trotsky là kẻ trục lợi cách mạng. Nhưng lực lượng ban đầu non trẻ, mỏng và yếu nên phải tạm thời gạt bỏ sang một bên để tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt. Củng cố đội ngũ đảng, tập hợp quần chúng, đề xướng đường lối độc lập, thúc đẩy hoạt động kinh tế, đưa đất nước ra khỏi thảm họa nạn đói và nội chiến. Trotsky lại tỏ ra hoàn toàn trái ngược với những vấn đền này, hắn ta ngày càng thất thế.

Khi phe Trotsky thất thế, chúng lại giở trò cũ: ám sát, khủng bố. Các lãnh đạo cấp cao bị hàng trăm vụ mưu sát, ám sát. Ngay cả Lenin cũng là mục tiêu, chỉ năm 1918, Lenin bị thương và thoát hiểm trong 2 vụ ám sát. Một kẻ ám sát ông ta là Fanya Kaplan, một ả DO THÁI. Có hàng ngàn tên khủng bố Do Thái thời đó, kể cả kẻ ám sát Hoàng tử Áo-Hung Franz Ferdinand, châm ngòi WW-I. Mất Lenin, đương nhiên Trotsky - nhân vật số 2 sẽ lên đứng đầu và Xô Viết sẽ bị lái đi con đường khác.

b. Cuộc chiến vì di sản Lenin

Năm 1923, sức khỏe Lenin đã suy yếu rất nhiều. Trotsky không khó để nhận ra thời cơ đã điểm. Cơ hội để hắn leo lên làm lãnh đạo tối cao của “giai cấp công nhân toàn thế giới” đã đến. Hiển nhiên, những cuộc xung đột bè phái thường xuyên nổ ra, bây giờ không còn cần phải ngấm ngầm, mà công khai thách thức. Đó là khuynh hướng ly khai “cánh tả” do Trotsky cầm đầu và cái gọi là phong trào “tập trung dân chủ” (như Bubnov)… Các phe phái này kêu gọi và yêu sách tự do cho tất cả các lực lượng và phe nhóm. Bọn chúng mưu toan làm quần chúng đảng sửng sốt bằng cái gọi là “lá thư 46”, có nội dung công kích các lãnh đạo theo “chủ nghĩa quan liêu bảo thủ”.

Lúc đó trong đảng và đất nước có cái gọi là thế “chân kiềng”, quyền lực đang nằm trong tay 3 người: Stalin với chức vụ Tổng bí thư CPSU; Bí thư ban chấp hành TW Mat-xcơ-va Kamenev; Bí thư ban chấp hành Leningrad Zinoviev.

Còn Trotsky thì đã thực sự khởi xướng cái gọi là “cánh tả đối lập”, hắn viết báo khuyếch trương và ủng hộ cánh tả, chẳng hạn như bài báo “Hướng đi mới - Новый курс”. “Con quỉ cách mạng” đang tìm cách để chuyển giao quyền lực khi Lenin đau ốm. Thực sự, cánh tả của hắn cũng rất nhanh chóng có được sự ủng hộ tương đối rộng trong tầng lớp trẻ, đặc biệt là sinh viên.

Đó là nhờ khéo léo vận dụng tố chất đối đầu phản nghịch sẵn có của mình và nó được nhân lên gấp bội bằng các kinh nghiệm thu thập được qua năm tháng. Tuy nhiên, hắn cho rằng chỗ dựa chính của mình là từ quân đội, nói đúng ra, là Trotsky đã nắm được các đồng sự của hắn trong các lực lượng vũ trang. Hắn đã từng giữ nhiều chức vụ cao trong quân đội, nhưng người lãnh đạo quân đội về mặt chính trị lại là Vladimir Antonov. Ông ta giúp Trotsky công bố và giới thiệu tư tưởng của bài viết “ Hướng đi mới” trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự. Một kẻ tâm phúc khác của Trotsky là chỉ huy quân khu Mat-xcơ-va thậm chí còn đi xa hơn, đòi sử dụng quân đội để loại bỏ các lãnh đạo đảng. Nhiệm vụ còn lại của Trotsky là làm sao thu phục được các viên tướng “trung lập” – ví dụ như chỉ huy trưởng Mặt trận phía tây Mikhail Tukhachevsky. Nhìn chung, lúc đó trong giới quân đội đã bắt đầu bốc mùi âm mưu bạo loạn, trong “hàng ngũ nội bộ” nổi lên những thì thào bàn bạc đảo chính quân sự.

Trong tình cảnh ấy, lãnh đạo đảng cũng phải thực hiện một số biện pháp đề phòng, loại bỏ một số tay chân của Trotsky ra khỏi các vị trí lãnh đạo, trong đó có Antonov, Ovseenko. Nhưng phần thú vị nhất, là phải tìm xem kẻ nào là “con cá” to hơn. Và dĩ nhiên cần phải quay lại đến tận Cách mạng tháng 10. Người ta nhớ là Trotsky tự nhiên trở thành Bolshevik chỉ ít tháng trước tháng 10, còn trước đó, hắn thường bênh vực và thỏa hiệp với Mensheviks. Dĩ nhiên, hắn không đóng vai chúa trùm khi này bởi, ít nhiều Zinoviev và Kamenev nắm Chính phủ lâm thời, sau đó hắn đứng cùng Lenin chống Zinoviev, Kamenev và khởi nghĩa vũ trang.

Ngay cả các đảng viên khi đó cũng biết đến câu chuyện đảo chính ít nhiều, các tiết lộ gây ra cơn chấn động. Họ đã bắt đầu thói quen tôn sùng các lãnh đạo của mình, và bỗng nhiên bắt đầu tự phát tán những điều khủng khiếp. Chính điều đó làm quyền uy lãnh đạo bị xói mòn nghiêm trọng.

c. Tổng bí thư tập hợp lực lượng

Stalin gặp Trotsky khá sớm, lần đầu tiên là năm 1905 tại Hội nghị Tammerforssky. Ông biết thừa sắc dân Do Thái này là như thế nào. Ông biết đất Nga không phải là quê hương của Trotsky, hắn ta thích sống ở Na-uy, Mexico, America, Canada hơn ở Nga. Bản tính hài hước nên cũng sớm ông hay bông đùa về “anh chàng Do Thái” nhỏ bé bừa bãi trong đảng. Hai bên không ưa gì nhau ngay từ đầu. Nhưng Stalin không phải là người ưa phân biệt chủng tộc. Những người đồng chí tận tâm kề vai sát cánh với ông từ đầu đến cuối có cả người Nga như Molotov, người Gruzia như Ordzhonikidze, người Armenia như Mikoyan và người Do Thái như Kaganovich. Ông coi đồng chí là đồng chí hướng, một lòng vì nước Nga, dân tộc không phải là vấn đề. Đó cũng là một phần tính cách làm cho ông sớm tập hợp được đội ngũ của mình.

Stalin đứng ở vị trí khá đặc biệt, ông hầu như không tham gia vào các cuộc đấu đá tranh giành ảnh hưởng. Ông cũng không để bụng thù dai bất cứ ai. Tháng 3 năm 1917, ông nhận thấy Chính phủ lâm thời có thể là có ích, nên đã đứng ra bênh vực và bảo vệ, ghi nhận khả năng hỗ trợ họ, điều đó có nghĩa là có khả năng không cần đến cuộc Cách mạng tháng 10. Tuy nhiên, điều đó cuối cùng đã không xảy ra. “Stalin đã tránh thoát những cú đánh hiểm nghèo vào uy tín của mình. Kết hợp tính cứng rắn và ôn hòa thể hiện trong quá trình tranh luận chỉ càng làm tăng uy tín của Stalin. (Юрий Емельянов "Троцкий. Мифы и личность")

Nhờ đứng ngoài các cuộc tranh giành phe phái, uy thế và lực lượng Stalin dựa vào bộ máy đảng nhờ thế vẫn được bảo toàn, mà không bị rơi rụng. Ông chú tâm vào trọng trách các bí thư tỉnh, thành và tổ chức đảng cơ sở. Thật ra, chính sự phụ thuộc của đoàn đại biểu vào các Đại hội CPSU, mà nhờ đó công việc tỉ mỉ với hoạt động địa phương đã tạo ra số đông lực lượng Stalin trong tương lai, cho phép đánh bại phe đối lập cánh tả.

Stalin tập trung lực lượng, mài dũa qua các cuộc đấu tranh, đồng thời ông và các đồng nghiệp hành động theo nguyên tắc "trong chiến tranh là trong chiến tranh". Đúng, chiến tranh cần tình báo và chống tình báo, tất cả các thông tin quan trọng đã được bộ máy an ninh thu thập cho Tổng bí thư cả từ cơ sở và từ cấp cao. Thời kỳ 1923-1927 đảng phát triển nhanh chóng, qui mô tổ chức cơ sở tăng gấp đôi, khiến phe cánh Trotsky đụng phải cản trở.

Có chỗ đứng cơ sở, năm 1924 Stalin, bắt đầu công kích rõ nét vào luận điệu “độc tài đảng” và được tất cả các lãnh đạo đảng ủng hộ. Stalin tuyên bố không có độc tài trong đảng và độc đoán trong tầng lớp lao động. Còn Đại hội XIV tháng 12 năm 1925, trong báo cáo ông nhấn mạnh: “đảng không đồng nhất với nhà nước", và "Bộ chính trị là tổ chức cao nhất – không phải của nhà nước, mà của đảng". Đó là bước đầu tiên giảm nhẹ thượng tầng cầm quyền của đảng (ПАРТОКРАТИЯ - Правящая партийная верхушка). Đúng như sau khi đánh bại cánh tả, là nỗ lực cải cách đảng.

Tháng 12 năm 1927, tại phiên họp toàn thể Ban chấp hành TW sau Đại hội XV, Stalin đề nghị bỏ chức vụ Tổng bí thư ông đang giữ. Ông nói: “Nếu như Lenin đi đến chỗ cần thiết đưa ra vấn đề thành lập qui chế tổng bí thư, thì tôi nghĩ, nó phải dựa vào những điều kiện đặc biệt nào đấy, mà chúng xuất hiện sau Đại hội X, khi nội bộ đảng được dựng lên ít nhiều đã mạnh và phe đối lập có tổ chức. Nhưng bây giờ các điều kiện này đã không còn trong đảng, bởi lẽ phe đối lập đã bị vỡ tan tành. Do đó cần phải đi đến chỗ hủy bỏ qui chế này…” Đồng thời Stalin đề cử mình làm chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân, điều này chỉ rõ trung tâm sức mạnh chính trị cần phải ở đâu. Nhưng tiếc là các đại biểu không ủng hộ đề xuất này của Stalin.

d. Trotsky bày vẽ nửa vời ra sao

Zinoviev và Kamenev phủ nhận "tư tưởng dân tộc hẹp hòi" là rất gần với Trotsky hơn là với Stalin và chủ bút tờ báo "Pravda" Nikolai Bukharin. Nhưng Trotsky ban đầu kìm chế liên minh với cả 2 bên. Hắn ta hy vọng 2 phía sẽ tự làm suy yếu lẫn nhau và hắn, chờ đúng thời điểm để bước ra làm trọng tài.

Trotsky đã từng có lần liên minh với Zinoviev và Kamenev, nhưng quả thật hắn đã phải chịu đau đớn khổ sở trước. Năm 1924, Zinoviev thậm chí đề nghị bắt Trotsky, còn yêu sách đòi loại bỏ “con quỉ” Trotsky ra khỏi đảng, thì Zinoviev đòi hỏi hầu như thường xuyên. Stalin lại cho rằng cần nâng đỡ đảng phái liberal, bởi họ căm phẫn phản đối chống lại các biện pháp đàn áp của Trotsky.

Và cuối cùng thì, không thể bỏ qua điều này, hắn đã có những đúc kết sai lầm tai hại về vị Tổng bí thư ôn hòa mềm mỏng. Thật hài hước, trong phe cánh của Trotsky thậm chí có nhiều người ủng hộ Stalin thật tình – mà trong thành phần đó, là như quan điểm của Karl Radek. Radek về sau ăn năn hối hận vì đã theo Trotsky, ông ta được trọng vọng và trở thành lãnh đạo Cục ngoại giao của Ban chấp hành TW, Karl Radek đã có rất nhiều cố gắng để thiết lập mối quan hệ hữu nghị với nước Đức những năm 1930.

Bên cạnh nguy cơ chiến tranh với nước Đức, Stalin biết hiểm họa thực sự đe dọa nhà nước Xô Viết non trẻ là từ hàng ngũ cán bộ cũ. Các đồng chí Bolsheviks sau Cách mạng tháng 10 đã chẳng còn biết làm gì hơn. Cuộc đời họ đã quen với bắn giết và cướp bóc, họ không có kỹ năng hay được đào tạo để xây dựng kiến thiết. Khi không có kẻ thù chung, thì Zinoviev và Kamenev chống Trotsky, Bukharin chống Zinovyev và Kamenev trong cuộc đấu đá loạn đả. Trotsky dù có không muốn cũng bị lôi vào cuộc. Trotsky đã mắc phải nhầm lẫn tai hại là từ thái độ đối với nhà cánh tả Zinoviev. Không được 2 bí thư các thành phố lớn nhất Mat-xcơ-va và Leningrad ủng hộ - phe cánh Trotsky mất chỗ dựa trong đảng, thiếu sự giúp đỡ của Trotsky - Zinoviev và Kamenev ở vào thế vô cùng khó khăn và không chống chọi nổi áp lực tổ chức nặng nề của Stalin. Tại Đại hội CPSU thứ XIV - 1925, tất cả các đại biểu chống lại họ, có lẽ chỉ trừ những người đến từ Leningrad. Kết quả là các thủ lĩnh phe “đối lập mới” đã đánh mất vị thế lãnh đạo của mình.

Đến đây thì Trotsky hiểu ra, hắn sẽ chẳng thành công với vai trò trọng tài. Thế là hắn lại tìm cách kết thân với Zinoviev và Kamenev. Điều đó kết thúc bằng việc thành lập liên minh cánh tả hùng mạnh. Chính liên minh này đưa ra chương trình siêu-công nghiệp dựa dẫm vào nước ngoài để tạo ra “bước đại nhảy vọt”. Nhưng tất cả đã quá muộn.

Phe đối lập cánh tả, trước hết là chống "tư tưởng dân tộc hẹp hòi”, làm đất nước bị “cô lập”. Theo phe đối lập cánh tả, Xô Viết phải ủng hộ toàn diện phong trào cách mạng thế giới ở các nước khác, nhưng đồng thời phải gia nhập nền kinh tế thế giới (tư bản). Vì thế, kế hoạch công nghiệp hóa của Trotsky với chủ trương nhập khẩu dài hạn và tích cực vay mượn từ phương tây được phe này ủng hộ. Điều đó rõ ràng, nó làm Xô Viết phụ thuộc phần lớn vào quyền lực phương tây. Còn “ủng hộ cách mạng thế giới” cũng là cách để phương tây đặt áp lực lên hàng ngũ mang tinh thần dân tộc các quốc gia Thế giới thứ 3 và các “yếu tố dân tộc” của họ. Phe đối lập cánh tả sẵn sàng làm lao công cho các ông chủ phương tây? Đúng như vậy, bất chấp lối diễn đạt cách mạng của họ, đó là thực tế quá rõ ràng. Công nghiệp hóa của Stalin hoàn toàn ngược lại, hạn chế nhập khẩu, tận dụng chuyên gia nước ngoài, sử dụng nhân công lao động cưỡng bức (Gulag) xây dựng cơ sở hạ tầng – như sau này, hàng ngàn công trình đường sắt, cầu cống, đường giao thông, mỏ khoáng sản là do lao động khổ sai thực hiện, họ được trả lương, nhưng ở mức thấp hơn lao động thông thường.

Và như phân tích đã dẫn của nhà sử học Nikolai Starikov, "Кто заставил Гитлера напасть на Сталина?": “Phe đối lập đã soạn ra các chương trình khác với đường lối của Stalin ở vào một thời điểm khác. Kết hợp chúng lại chỉ đem đến một điều duy nhất: Chấp nhận các chương trình như thế thì đảng và đất nước rất nhanh chóng chẳng còn lại gì. Những lời lẽ đẹp đẽ, ví dụ, "Chương trình hành động 83 - платформа 83-х"… đối chiếu ngày tháng Trotsky đã soạn thảo là khi nào? Thì thấy là tháng 5 năm 1927. Ngày 27 tháng 5 năm 1927, nước Anh hủy bỏ quan hệ ngoại giao với Xô Viết! Liệu có tin vào sự tình cờ như thế không? … Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra thực tế quan trọng là quan hệ ngoại giao đã sớm bị đứt đoạn: từ chỗ công nhận Xô Viết tháng 2 năm 1924, tháng 5-1927 đã không còn muốn biết hơn nữa. Tại sao? Bởi vì chiến thắng của Stalin trước Trotsky đã trở nên rõ ràng và nước Anh không do dự rõ ràng đã biểu dương phe đối lập của mình. Ẩn ý rất rõ: muốn chiếm thế thượng phong trước đường lối Stalin đến cùng – những hậu quả bi thảm sau này đối với đất nước Xô Viết."

Đó là gì? Trotskyism không thắng ở Nga thì thành công ở Đức, nơi có đông đảo đồng bào đồng chí Trotsky hơn. Gánh nặng nợ nần WW-I và tái thiết phục dựng nước Đức được các tài phiệt quốc tế giúp đỡ tận tình, thể chế bù nhìn liberal dựng lên sau WW-I quan liêu tham nhũng khủng khiếp, lao động bị bóc lột nặng nề căm hận đến tận xương tủy. Một môi trường không còn gì tốt hơn để chủ nghĩa phục quốc phát xít Hitle nổi lên… Đám lửa chiến tranh WW-II đã được nhen nhóm từ rất sớm.

Có rất nhiều thứ mà khi nói đến, phe liberal và các nhà dân chủ ngày nay sẽ im lặng. Thực sự, kể từ sau WW-I, Đức đã áp dụng mô hình kinh tế Công nghiệp hóa kiểu như Trotsky, nhận khoản đầu tư và vay nợ khổng lồ từ phương tây, hàng trăm nhà máy qui mô lớn do Anh-Mỹ xây dựng, còn xăng dầu cho đến tận WW-II vẫn do phương tây cung cấp. Đáp lại phe Lenin thân Đức, Trotsky cũng đã sớm tìm đến liên minh với Đức, phe mà hắn chọn là Dân tộc chủ nghĩa Đức, tiền thân của phát-xít sau này. Năm 1934, đích thân Hitle lệnh ban tặng Do Thái Trotsky danh hiệu “Người Aryan Danh giá”.

Nhưng năm 1927, Stalin đã nắm chắc đảng, tuyên truyền cổ động gột rửa đầu óc đảng viên và quần chúng trước nạn bè phái đối lập cánh tả. Đường lối độc lập và mang tinh thần dân tộc Stalin được số đông đảng viên và quần chúng ủng hộ. Liên minh đối lập cánh tả trước cái chết đã lên cơn giãy giụa tuyệt vọng.

e. Cuộc cách mạng thất bại

Thất bại và mất mát trong bầu cử đảng, Trotsky và phe cánh không chịu từ chức. Bọn chúng chuẩn bị những hành động liều lĩnh – huy động quần chúng biểu tình và lật đổ, những tờ báo in trộm được phát tán ở thủ đô và các thành phố, kế hoạch biểu tình chiếm đường phố nhân kỷ niệm 10 năm Cách mạng tháng 10 vào 1927 được tổ chức. Trotsky đã bố trí sẵn các nhóm hoạt động trẻ chiếm đường phố. Hắn có cả đoàn tàu hỏa bọc thép để chở các nhóm binh lính trung thành, một trong số đó là sư đoàn trưởng Dmitri Schmidt – kẻ ngay trước lễ kỷ niệm đã công khai đe dọa trừng trị Tổng bí thư Stalin bằng vũ lực.

Stalin cũng đã sẵn sàng, đội quân của ông lập chốt gác trên các ngả đường, an ninh đề cao cảnh giác. Lực lượng trẻ-sinh viên của ông tổ chức thành các đội xung kích, các nhóm trẻ cơ động này sẵn sàng sẵn sàng lao vào đám đông biểu tình của Trotsky, làm rối loạn hàng ngũ cánh tả. Hành động này được đặt dưới sự chỉ huy của thư ký Georgy Malenkov, thật thú vị là ông ta lại được giao trách nhiệm này, và khi không lập được công trạng gì nên đã phải thay bằng người khác. Còn Boris Shaposhnikov, chỉ huy quân sự quân khu Mat-xcơ-va, điều động xe bọc thép về thành phố, phòng sẵn nguy cơ binh biến Trotsky, thì sẽ chặn các ngả đường.

Ngày 7 tháng 10, Trotsky đến thủ đô bằng xe hơi, hắn sẽ phát biểu trước đám đông biểu tình. Hắn đã cố để phát biểu trước đám đông quần chúng từ ban công khách sạn "National", nhưng dự định của hắn đã bị phá hoại đầy bạo lực, đám đông tụ tập biểu tình bị giải tán. Kế hoạch tiếm quyền đã bị phá hỏng. Số phận Trotsky và phe cánh đã bị định đoạt. Sau thất bại bầu cử và những huyên náo ồn ào, những âm mưu biểu tình bạo loạn – đó là những nỗ lực cuối cùng trước cái chết, tháng 12-1927 cả bọn bị khai trừ trong Đại hội đảng XV.

Năm 1917, khi Trotsky cùng các đạo hữu khắp thế giới đổ vào Nga làm cách mạng, hắn ta tuyên bố:

“Nước Nga – là cành củi, mà chúng ta ném vào đống lửa cách mạng thế giới;
Россия - это хворост, который мы бросим в костер мировой революции”.

Năm 1924, trong tang lễ Lenin, Trotsky tuyên bố:

“Trên đống đổ nát tang lễ nước Nga chúng ta trở thành lực lượng đến mức, trước nó cả thế giới phải quì gối;
На погребальных обломках России мы станем такой силой, перед которой весь мир опустится на колени”.

Năm 1927, Trotsky và đồng bọn bị loại bỏ, từ đó bị trục xuất và vĩnh viễn cuộc đời lưu vong.

Những gì xảy ra ở Nga ngày nay - cánh tả, phe đối lập, liberals, biểu tình “Đầm lầy” chống Putin, có bóng dáng xưa cũ cách đây gần một thế kỷ. Người ta nói lịch sử hay lặp lại, nhưng đúng hơn thì có những thế lực chưa bao giờ chịu từ bỏ xoay vần bánh xe lịch sử theo cách hoàn toàn xưa cũ.

Phần
chính tham khảo tại: Конец левой оппозиции (Как Сталин Троцкого переиграл)
http://www.warandpeace.ru/ru/reports/view/78709/

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...