После устранения Ежова масштаб репрессий был снижен в 10 раз…
Sau khi loại bỏ Yezhov, qui mô đàn áp đã giảm 10 lần…
Các nạn nhân trên bàn thờ đất tổ
Chương trình TV "Церковь и мир" ngày 22 tháng 6 2013 trên kênh Russia-2, vị chủ tọa giám mục ОВЦС Volokolamsk Illarion tuyên bố rằng, Stalin chịu trách nhiệm hủy hoại nhân dân Nga. "Cần phải nói về điều này một cách rõ ràng, không che giấu những thực tế này. Khi cố để hạ thấp con số mất mát trong chế độ, người ta hành xử không công bằng và tội lỗi". Ai cố để hạ thấp “con số mất mát" và trong chế độ nào, vị giám mục đáng kính đã không nói. Ông ấy cũng không kể, nói 1 cách ngay thật, có phải là tội lỗi hay không khi đánh giá cao những con số này, thậm chí không phải trong 1 chế độ, mà là 1 số chế độ? Ví dụ ngày nay, theo lưu trữ hiện tại, số lượng nạn nhân bị đàn áp chính trị dưới thời Stalin, được biết là 4 triệu. Solzhenitsyn nói về 10 triệu, nhà sử học Roy Medvedev – về 40. Và ai đó còn vượt xa: I. Bunich - 100 triệu, Yu. Karyakin - 120 triệu… và cuối cùng, B. Nemtsov - 150 triệu, còn dân số USSR lúc đó 170 triệu!!!
Vì thế, rất muốn đặt ra câu hỏi cho giám mục Illarion – phải chăng tuyên bố của Solzhenitsyn và cả ông ta nữa không phải là dối trá và không phạm tội? Không rõ chúa tể tôn kính có trả lời được điều này, tuy nhiên về những biện hộ hạ thấp "con số mất mát trong chế độ” thì ngài đã trả lời. Họ là những kẻ “tội phạm không trung thực”. Ai liên quan đến họ? Có thể là cộng sự nghiên cứu cũ của Viện lịch sử AN USSR V. N. Zemskov, kẻ theo “nhiệm vụ” của BCT Gorbachev đã sắp đặt chân lý và hạ thấp con số bị xử bắn trong thời kỳ đàn áp từ 150 triệu thành 800 nghìn (TG chơi chữ, 800 nghìn là số liệu thật không thể bác bỏ). Tổng cộng từ 1921 đến 1953 bị kết án vì lý do chính trị, như đã nói là gần 4 triệu. Chính ông ta đã nói con số như thế trên tờ “La Vanguardia” ngày 3 tháng 6 2001. Truyền thông chúng ta không không được phép đăng. Sự thật ngày nay, theo Zemskov, những con số này trong đất nước chúng ta đã được công nhận và được đưa vào sách giáo khoa lịch sử của trường ĐHTH.
Không ngại phải nằm trong số "tội phạm không trung thực", tôi đã hạ thấp con số nạn nhân bị đàn áp chính trị từ 4 triệu xuống 2 triệu vì chính phủ thực sự của Stalin chỉ trong giai đoạn 1937-38, khi bằng đàn áp đã bẻ gãy xương sống của những kẻ Leninist và Trotskyist theo đuổi chính sách diệt chủng chống lại nhân dân Nga. (Lenin: "Hãy để 90% dân Nga chết nếu chỉ 10% là cần thiết đối với cách mạng thế giới". Trotsky: "Nước Nga – là cành củi khô, mà chúng ta ném vào đốt lò lửa cho cách mạng thế giới".).
Nhưng thậm chí Stalin không lập kế hoạch đàn áp Leninist-Trotskyist. Theo dự thảo hiến pháp mới, ông muốn phế bỏ họ ra khỏi chính quyền nhà nước bằng cách, nhìn chung là bỏ phiếu kín, trực tiếp, công bằng vào Xô Viết tối cao USSR và các Hội đồng địa phương. Như vậy, phe đảng Trotskyist sẽ phải mặt đối mặt với nhân dân, đối tượng mà chúng tiêu diệt trong những năm Khủng bố Đỏ. Nhân dân ghi nhớ chúng và cuộc chiến với nhà thờ, cả trọng tội gây ra trong những năm tập thể hóa.
Stalin đã tuyên bố rõ ràng về sự trong sạch trong hàng ngũ đảng năm 1937 vào Đại hội toàn thể Ban chấp hành TW CPSU. Và thậm chí, như nhà sử học A. Martirosyan khi nghiên cứu tài liệu về đại hội này đã đưa ra số lượng đảng viên bị thanh lọc. Đó là 3-4 nghìn lãnh đạo cấp cao, 30-40 nghìn cấp trung và 100-150 nghìn cấp địa phương. Trong thực tế, đó là thay mới toàn bộ lãnh đạo đảng.
Dĩ nhiên, điều này là không thể bởi gặp phải sự chống đối dữ dội của Trotskyist và những viên quản lý bất tài mà chúng chống lưng. Bắt giữ chỉ là hệ quả tiếp theo của điều này. Kẻ bị bắt bắt đầu bào chữa cho mình bằng cách tố giác kẻ khác. Một số điều bất cẩn đã xảy ra, bà quả phụ của nguyên soái Katukov nói trên báo Moskovsky Komsomolets năm 2006, bà mô tả 1 trường hợp khi 1 hàng xóm của mình trở về từ cuộc xét hỏi, nói 1 cách bất nhẫn: "Hôm nay tôi đã đưa thêm 17 người nữa vào ngồi tù"! Một nạn nhân bị đàn áp chính trị là tướng A. V. Gorbatov cũng kể về điều này: "Người hàng xóm của tôi nằm ở trại Kolyma, một công nhân đường sắt lớn khi đó, thậm chí còn tự hào đã vu khống 300 người."
Thế là bởi phần lớn hoạt động bắt giữ trong những năm này mà từ đó có cả đàn áp trên qui mô lớn. Nhà nghiên cứu A. Martirosyan lưu ý 1 cách chính đáng: "V. Meyerhold xưng đã vu oan cho 100 người. Mỗi trong số 100, cho là, sẽ có thêm 100 nữa. Thực sự, chỉ với mức này đã là 10000 người lọt vào tầm ngắm của phản gián. Nếu, giả sử, họ bị bắt, và mỗi họ kéo theo 100 người, thì khi đó thực sự là 1 triệu! Thậm chí nếu chỉ 50 hay 20 hay 10, thì tất cả sẽ làm cho qui mô đàn áp ngay lập tức đi đến mức độ quá giới hạn!”.
Bên cạnh đó, bè đảng, vì sợ hãi bị thanh lọc, đã quyết định nịnh bợ Stalin trong việc vạch trần "kẻ thù của nhân dân". Kẻ “tố giác” sốt sắng nhất là Bí thư thứ nhất MK VKP N. S. Khrushchev và bí thư thứ nhất Tây-Siberia R. I. Eykhe, như Khrushchev từ tư liệu lưu trữ của KGB, đã lập 1 danh sách 41305 "cựu Kulak" và "tội phạm", trong số đó 8500 đã bị xử bắn và 32805 bị lưu đày. Khrushchev khi đó còn đề nghị Stalin tăng thêm các đối tượng để bắn như “kẻ thù của nhân dân”. Stalin ngăn ông ta lại: "Yên đi, thằng ngốc" và bắt đầu tự mình xử lý danh sách trấn áp. Ông sớm đi đến kết luận về những trấn áp không có cơ sở, xem xét lại hồ sơ các vụ án và thấy cần thiết phải sa thải kẻ tham gia trực tiếp vào các vụ đàn áp, lãnh đạo bộ nội vụ Yezhov. Ngày 25 tháng 11 1938. Beria được bổ nhiệm lãnh đạo NKVD, ngay lập tức ra lệnh cấm các vụ xử bắn đã tuyên trước đó. Qui mô đàn áp đã giảm 10 lần! Các vụ bắt bớ hàng loạt bắt đầu được xem xét và điều tra lại. Theo tài liệu lưu trữ KGB, trong năm 1939 và đầu 1940 đã phóng thích 381178 người, 10 nghìn người được ân xá. Tội lỗi bắn giết hàng loạt của Yezhov và các đồng sự khát máu đã bị trừng phạt.
Quyết định nghiệt ngã
Tuy nhiên, Stalin đã bắt đầu ân xá từ rất sớm. Ví dụ, năm 1934 bắt đầu khôi phục cho người Cô dắc bị Lê Nin đàn áp. Lập lại đoàn ca múa Cô dắc sông Đông, và năm 1936 – thành lập dàn hợp xướng quốc gia Cô dắc Kuban. Sau này, trong thời kỳ chiến tranh, Stalin thành lập các sư đoàn Cô dắc, quân đoàn và sư đoàn kỵ binh.
Câu hỏi cho Illarion: Ông Stalin có thể thành lập ra họ từ ai, thưa giám mục kính mến, nếu như theo lời ông, Stalin đã phá hủy hoàn toàn người Cô dắc như 1 tầng lớp?
Ngoài ra, còn muốn đặt câu hỏi cho giám mục Illarion về phạm tội và vô tội. Nhiều nạn nhân bị đàn áp dưới thời Stalin là vô tội, như nói theo ngôn ngữ hiện nay, trong "hoạt động chống hiến pháp"? Chẳng lẽ trong số đó không có gián điệp, không có những kẻ phá hoại và những kẻ đã tập hợp để lật đổ nhà nước bằng biện pháp quân sự? Liệu có câu trả lời chung cho câu hỏi các nạn nhân bị đàn áp là có tội hay vô tội? Ngay cả số được ân xá cũng không cho câu trả lời khi việc ân xá được thực hiện không trên cơ sở xem xét có tội hay vô tội, mà dựa vào có hay không có vi phạm trong quá trình tố tụng. Đó là ân xá không vì vô tội, mà vì vi phạm pháp lý trong quá trình tiến hành điều tra pháp lý và xét xử các can phạm chính trị.
Dĩ nhiên, trong chế độ Stalin có nạn nhân vô tội. Và dường như vẻ bề ngoài số họ là rất nhiều. Còn điều này - bi kịch ghê gớm, điều đã xảy ra dưới sự cầm quyền của Stalin. Nhưng bi kịch này không thể bãi bỏ chỉ như 1 vấn đề đơn giản: ai không phải là nạn nhân vô tội? Thế ai ngày nay có thể chứng minh dưới chế độ Stalin nạn nhân vô tội là nhiều hơn, ví dụ, dưới chế độ Putin hiện nay? Hay là dưới triều đại Sa Hoàng Nicholas II, người đã ban bố tòa án quân sự lưu động, như gọi là bộ 3, nghĩa là tòa án gồm 3 người, không chịu bất cứ hậu quả nào đã tuyên án hàng trăm người tội chết. Án tuyên như thế được thực hiện trong vòng 3 giờ! Nhưng nhờ cuộc nổi dậy 1905 đã bị đình chỉ. Cùng quyết định cứng rắn như thế của Sa Hoàng năm 1917 khi đàn áp những cuộc đấu tranh cách mạng, chính Sa Hoàng đã ra lệnh điều quân thẳng đến mặt trận Petrograd. Nhưng khi đó lệnh của ông đã không được thì hành và cách mạng đã nổ ra.
Ngoài ra, bộ 3 tòa án tối cao thì dưới chế độ Stalin cũng đã có. Nhưng không phải là Stalin, mà là bí thư thứ nhất vùng Tây Siberia của đảng CS Robert Indrikovich Eykhe, Eykhe đã cố thuyết phục Stalin trao cho ông ta tòa án 3 người trong vùng để có quyền tuyên tội chết và thi hành ngay. Nhưng Stalin đã trả lời rất thận trọng. "Nếu đồng chí có thể, thì tốt hơn là hãy làm điều này mà không có bộ 3, còn bản án có thể tuyên theo cách thông thường".
Đã không có tòa án bộ 3. Đó là 1 thực tế của lịch sử chúng ta. Vẫn có thực tế khác như chính sách của Ivan Grozny và tù nhục hình như của Peter I và sở mật vụ dưới thời Romanov. Ở đó cũng có các nạn nhân vô tội. Ở đây có thể nhớ các nạn nhân của trại tập trung thời Ivan Grozny và các nạn nhân cải tạo thời Peter I, tại thời đó, dân số đã giảm đến 20%! Có những câu chuyện xảy ra trong lịch sử chúng ta ở vào hoàn cảnh đặc biệt, như để thiết lập nhà nước, hay đặc biệt là khi bảo vệ nó, chính phủ buộc phải nắm lấy những biện pháp tàn nhẫn nhất. Nhưng những trường hợp như thế trong lịch sử, trên thực tế có ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Stalin cũng có cả quyết định nghiệt ngã, đó là bán lúa mỳ xuất khẩu, điều đó dẫn đến nạn đói hàng loạt ở USSR. Tuy nhiên, quyết định này được đưa ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt khi đất nước chúng ta trên thực tế không có công nghiệp, cũng không có gì để khôi phục. Còn mối đe dọa bị xâm lược từ bên ngoài thì gia tăng. Russia rơi vào tình trạng “đất nước bị quét sạch” và phải chết dưới cú đòn phương Tây. Để cứu đất nước, cần thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, hình thành nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Nhưng đất nước chúng ta không có tiền để làm điều này. Còn phương Tây thì không cho vay để hình thành công nghiệp Xô Viết. Tiền cần thiết để mua trang thiết bị và công nghệ hiện đại chỉ có thể có được từ lúa mỳ. Stalin đứng trước lựa chọn nghiệt ngã. Hoặc cho dân toàn bộ bánh mỳ, hoặc giữ nước Nga trên bản đồ thế giới là nhà nước độc lập, thống nhất.
Quyết định xuất khẩu lúa mỳ đã dẫn đến nạn đói và nhiều cái chết trong dân chúng. Nhưng tôi gọi những cái chết này là nạn nhân trên bàn thờ đất tổ. Nhờ có Stalin và các nạn nhân này mà chúng ta nhận được trên thị trường thế giới trang thiết bị và công nghệ hiện đại. Đúng, đột phá công nghiệp ở đất nước chúng ta được tiến hành theo cách nghiệt ngã. Trên đất nước chúng ta có hàng nghìn nhà máy và công xưởng hiện đại đã được xây dựng. Nga có nền kinh tế phát triển chậm sau các nước tư bản 30 năm và trong 1 thập kỷ chúng ta đã đuổi kịp họ! Thực sự là đến cuối thập kỷ 1930, đất nước chúng ta đã đạt được trình độ công nghiệp-quốc phòng của thế giới. Không có đột phá này, chiến thắng của chúng ta trong Chiến tranh vệ quốc là không thể. Đó là tại sao những nạn nhân của cái gọi là "nạn đói diệt chủng", và nạn nhân Gulag của Stalin có thể được gọi là nạn nhân trên bàn thờ đất tổ.
Sau khi Stalin xuống và thay bằng gootbachop thì đất nước Nga có cố gứng tới mấy cũng không giữ được. Bởi tư tưởng tư bản và thân phương tây của ông đã làm xụp đổ cả chế độ
Trả lờiXóaCâu nói của Lenin có đúng không vậy
Trả lờiXóaKhông cần phải nghi ngờ những gì đặt trong "" ở 3t333.
Trả lờiXóaStalin dùng cả cuộc đời mình để xây dựng Nga phát triển và vững mạnh. Nhưng một bàn tay ông dù có lớn lao tới mấy thì cũng không thể nào thay đổi được vận mệnh
Trả lờiXóa