STALIN ĐÃ BẢO VỆ NGA VÀ NHÀ THỜ P3

Stalin bảo vệ Nga và Nhà thờ

Ảnh: Đại giáo chủ Alexy I tại tang lễ Stalin.
Đại giáo chủ Alexy I đã không đến tang lễ Yeltsin.

Khi nói về việc Stalin đã bảo vệ Nga, cần phải dẫn lời tiến sĩ khoa học lịch sử I. Froyanov: "Theo ý định của Trotsky và các đồng sự của hắn, cần phải sử dụng Nga như vật liệu cháy để đốt lửa cách mạng thế giới. Trong đám cháy cách mạng, dĩ nhiên chính Nga sẽ bị thiêu trụi. Stalin đã hành động theo cách khác. Ông đã quốc hữu hóa CMT10, đã tuyên bố "thiết lập CNXH trên 1 đất nước riêng biệt". Điều này, theo quan điểm của tôi, là tốt đẹp cho nước Nga lịch sử. Tôi thậm chí từng có ý khẳng định rằng, nhờ kế hoạch thiết lập CNXH trên 1 đất nước riêng biệt, ở Nga, Stalin đã cứu Nga khỏi bị diệt vong.

Còn đây là những lời được nói ra từ giáo chủ Luka (Voyno-Yasenetsky)-nạn nhân bị đàn áp thời Stalin: "Stalin đã bảo vệ Nga, đã chứng tỏ Nga có giá trị với thế giới. Do đó tôi, như người Chính thống giáo và người Nga yêu nước, cúi mình chào Stalin".

Cùng nói lên ý nghĩ như thế là linh mục uy tín, nhà truyền giáo nổi tiếng nửa sau thế kỷ 20 Dimitri Dudko: "Nếu nhìn vào Stalin từ quan điểm Giáo hội, thì thực sự đây là con người đặc biệt, Chúa ban, Chúa phù hộ, thậm chí địch thủ của ông cũng viết về điều này. Nếu Trotsky với cuộc cách mạng không ngừng của hắn ta thắng lợi…, tất cả chúng ta chỉ là đội quân lao công cho thế lực đen tối. Nhưng Stalin... đã bảo vệ Nga... Bởi vậy tôi như người Chính thống giáo và người Nga yêu nước, nghiêng mình trước Stalin... TÔI NGỒI TRƯỚC STALIN VÀ BREZHNEV, cũng như Lord Luka, đọc to lên: "Stalin – lãnh tụ được Thượng đế ban cho nước Nga".

Rất tiêu biểu là ngay cả Đại giáo chủ Alexy trong tang lễ Stalin cũng nói:  

"Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân chúng ta, Yosif Vissarionovich Stalin, đã không còn. Sức mạnh tập thể, đạo đức, vĩ đại đã ngừng nghỉ. Sức mạnh mà trong đó nhân dân chúng ta cảm thấy sức mạnh của mình, đã được ông dẫn dắt trong sản xuất và lao động sáng tạo, đã được ông động viên trong nhiều năm…

Chúng ta, tập hợp để cầu nguyện cho ông, chúng ta không thể bỏ qua, im lặng mãi với thiện cảm và lòng tốt của ông trước nhu cầu của Nhà thờ chúng ta. Không bất cứ vấn đề nào, mà chúng ta cầu xin bị ông từ chối; ông đã làm thỏa mãn mọi thỉnh cầu của chúng ta. Và nhờ ơn ông đã làm với trách nhiệm cao, hữu hiệu và rất nhân từ, cho Giáo hội Chính thống giáo của chúng ta. Chúng ta và Nhà thờ Chính thống giáo Nga không thể nào quên ký ức về ông. Khóc ông đã rời xa chúng ta, tiễn đưa ông trên đoạn đường cuối cùng, "con đường với cả đất nước", thắp lên lời cầu nguyện.

Trong những ngày buồn này của chúng ta, với tất cả xứ sở của tổ quốc chúng ta, từ các giáo chủ, các nhà tu hành và các tín đồ, và cả từ nước ngoài, từ các trưởng giáo và các đại diện Nhà thờ, cả Chính thống giáo và theo Chính thống giáo, tôi nhận được rất nhiều bức điện, trong đó nói hãy cầu nguyện cho ông ấy, và hãy bày tỏ nỗi lòng của chúng ta trước nỗi buồn mất mát này".

Sự kính trọng của Giáo chủ Alexy bác bỏ chút ngờ vực cuối cùng về “đầy rẫy tội lỗi” của Yosif Vissarionovich trong việc đàn áp Nhà thờ.

Như chúng ta biết rõ, đàn áp Nhà thờ bắt đầu ngay sau CMT10, khi đó giới tu hành thực sự bị đàn áp khủng khiếp. Chúng không bắt đầu bởi "chỉ đạo của Stalin", mà bởi quyết định được chỉ đạo bởi Kiêm nhiệm Lê Nin từ ngày 7 tháng 11 1917 về việc thiết lập “Ủy ban khẩn cấp toàn Nga (gọi tắt là Cheka) để đấu tranh chống phản cách mạng và phá hoại. Quyết định này đề cập đến mọi tầng lớp dân cư bao gồm cả giới tu hành. Chính Cheka đã tiến hành ở Nga chiến dịch khủng bố chống lại tất cả nhân dân, đặc biệt là chống lại giới tu hành 1 cách tàn bạo.

Trong thời gian đó Stalin phụ trách vấn đề lương thực ở phía nam Nga. Sau đó ông làm lãnh đạo quân sự khu vực ngoại vi Kavkaz, rồi lãnh đạo quân sự Mặt trận phía nam. Trở thành Bí thư Ban chấp hành TW đảng CS Nga, Stalin đã chú ý đến cuộc đàn áp bất công chống Nhà thờ và ngay năm 1923, khi Lê Nin vẫn sống, đã gửi tất cả các tổ chức đảng trong đất nước bức thư thông tri "Về quan hệ với các tổ chức tôn giáo". Chi tiết trong thư ra lệnh:

"1) Cấm đóng cửa nhà thờ, nhà nguyện... dựa vào lý do không chấp hành mệnh lệnh của chính quyền về đăng ký và nơi nào đã đóng cửa – bãi bỏ ngay lập tức.

2) Cấm bãi bỏ nhà nguyện, các tòa nhà tương tự bằng cách bỏ phiếu trong cuộc họp với sự tham gia của người không tín ngưỡng hay kẻ ngoài đối với các nhóm tín ngưỡng đã ký hợp đồng thuê phòng hay tòa nhà.

3) Cấm bãi bỏ nhà nguyện, tòa nhà và tương tự vì không đóng thuế, khi cấm kỵ như vậy là không cho phép một cách nghiêm ngặt theo chỉ thị NKY điều II năm 1918.

4) Cấm bắt bớ "nhân vật tôn giáo" khi họ không liên quan đến hoạt động “phụng sự nhà thờ” và tín ngưỡng phản cách mạng 1 cách rõ ràng.”




Như vậy, từ rất lâu trước chiến tranh, Stalin đã dừng đàn áp Nhà thờ và bắt đầu minh oan cho giới tu hành.

Năm 1933, Stalin đã phê chuẩn các biện pháp bảo vệ Nhà thờ khỏi bị phá hủy. Nghị quyết BCT tháng 10 cho biết, trong các năm 1920-1930 ở Moskva có 150 thánh đường bị phá hủy hoàn toàn, 300 nhà thờ bị chuyển đổi. Theo kế hoạch kiến trúc kiến thiết Moskva, dự định phá hủy hơn 500 thánh đường và nhà thờ…

Liên quan đến điều này, 1 quyết định đã được tính đến: "cấm dự án thiết kế trên các giáo đường và nhà thờ là các di tích kiến trúc cổ. Các cơ quan chính quyền Xô Viết và công an công nông thực hiện các biện pháp kỷ luật và chịu trách nhiệm trước đảng để bảo vệ các di tích kiến trúc cổ có giá trị lịch sử.

Sau tất cả điều này, Stalin đã tăng cường bảo vệ Nhà thờ và tu sĩ. Nghị quyết Ban chấp hành TW ngày 11 tháng 11 1939 đưa ra quyết định như sau:

"1. Thừa nhận từ nay trở đi là phi thực tế để cơ quan NKVD USSR săn đuổi giáo dân, bắt bớ người phụng sự Nhà thờ Chính thống giáo Nga.

2. Chỉ thị của đồng chí Ulyanov (Lê Nin) ngày 1 tháng 5 1919 số No. 13666-2 "Về đấu tranh chống cha cố và tôn giáo", gửi chủ tịch Cheka đồng chí Dzerzhinsky, và tất cả các hướng dẫn liên quan của Cheka-VChK-Cục chính trị nhà nước-NKVD đề cập đến ngược đãi, truy lùng người phụng sự Nhà thờ Chính thống giáo Nga và tín đồ Chính thống giáo Nga, bị bãi bỏ.

3. NKVD tiến hành thanh tra tù nhân và các công dân bị bắt, liên quan đến hoạt động tín ngưỡng. Thả khỏi nhà tù và thay thế hình phạt không cần thiết tước đoạt tự do của tù nhân đã định, nếu hoạt động của các công dân này không làm hại đến chính quyền Xô Viết.”

Cả 2, thư thông tri và nghị quyết do chính Stalin ký.

Phục hồi danh dự cho các nhà tu hành cũng đã diễn ra trong những năm Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Đặc biệt là sau cuộc tiếp nhận lịch sử bởi Stalin với các cấp bậc Nhà thờ Chính thống giáo Nga vào ngày 4 tháng 9 1943, sau sự kiện này, Chức Đại giáo chủ đã được phục hồi và hàng ngàn mục sư được giải phóng. Sau 1943, nhờ Stalin chỉ trong 10 năm 22 000 giáo đường đã mở cửa trở lại. Chỉ trong 10 năm! Một tương phản, Nga sau "Cải tổ - Perestroika" 1989 số lượng giáo đường giảm gấp đôi, cũng là 10 năm.

Điều thú vị là chỉ thị của Stalin đối với Chủ tịch Xô Viết đối với vấn đề Chính thống giáo Nga khi đó là G.Karpov tháng 10 năm 1943. Một số trong đó: "Với Xô Viết... không được trực tiếp can thiệp vào đời sống Nhà thờ 1 cách giáo điều, phép tắc, hành chính và công tác của mình cần nhấn tính độc lập của Nhà thờ. Đối với chủ tịch Xô Viết cần thiết lập quan hệ như thế nào đó với Trưởng giáo, để không tạo cho trung tâm giáo hội nguyên cớ để coi chủ tịch Xô Viết như người giám sát. Không nhìn vào túi Nhà thờ và người tu hành... không “châm chích” các nhóm tín ngưỡng và không xem xét vấn đề mở cửa nhà thờ, cần có qui định nhưng không thắt chặt. Xô Viết cần đảm bảo, để các giáo chủ là người chủ đầy đủ của giáo phận, còn quyền của các giáo chủ là qui định của Tổng giáo hội. Không cản trở tổ chức các hội thảo, các lễ đốt nến và tương tự…".

Vẫn cần phải nói là từ 1939 đến 1952, Stalin đã không 1 lần nào triệu tập đại hội đảng Bolsheviks. Nhưng trong thời gian này đã cho mời họp Hội đồng nhà thờ 3 lần! Trong lần đầu tiên năm 1944, Đại giáo chủ Sergy đã nói: "Tôi vô cùng cảm động bởi thái độ thiện cảm của lãnh đạo toàn thể nhân dân chúng ta, người đứng đầu nhà nước Xô Viết Yosif Vissarionovich Stalin đối với nhu cầu của Chính thống giáo Nga, chúng tôi bày tỏ với chính phủ lòng biết ơn chân thành của toàn thể Giáo hội chúng tôi.".

Như được biết khi Giáo hội được khôi phục, Đại giáo chủ đầu tiên là Sergy. "Bầu chọn ông, Giáo chủ Livanskikh Elia viết trong bức điện cho Đại giáo chủ Sergy, đã làm thỏa mãn niềm vui con tim của chúng tôi. Nhà thờ ở Lebanon đã mở cửa suốt 3 ngày đêm và gióng chuông chúc mững. Ơn Chúa đã hồi phục Chính thống giáo ở Nga và chúng tôi cầu nguyện cho chiến thắng của quân đội Nga dưới sự dẫn dắt của Nguyên soái Stalin, Người bảo vệ vĩ đại của nhân loại".

Để kết luận, chúng ta dẫn lời Đại giáo chủ Alexandria Hristofor vào thời đó: "Nguyên soái Stalin là 1 trong những con người vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, ông đã nuôi dưỡng lòng tin đối với Nhà thờ và đối xử khoan dung với họ...".

Đúng là về Stalin đã bày tỏ: Quá khứ thuộc về Thượng đế. Dĩ nhiên, Thượng đế định đoạt cả tương lai, nhưng theo ý nghĩa phán xét của Thượng đế dựa trên quá khứ quyền hạn của con người Stalin. Chỉ có Ngài mới có quyền năng để đưa ra phán xét cuối cùng cho hành động của con người. Thượng đế sẽ phán xét Stalin như thế nào thì không thể mô tả được, dù là người theo chủ nghĩa Stalin hay chống Stalin. Tuy nhiên, tin rằng là Thượng đế sẽ ân sủng đối với phán xét Yosif Vissarionovich.

Lời kết: Duy nhất Stalin để mà CNXH, CNCS còn sức sống.

Игорь Евсин, православный писатель, Рязань

http://ruskline.ru/analitika/2013/08/06/kak_stalin_sohranil_rossiyu_i_cerkov
http://kprf.ru/rusk/121642.html



2 nhận xét:

  1. Mợ nghĩ sao về đề nghị của Putin mời gọi người Do Thái đến Nga ? Mà giờ mợ không dùng face nữa à

    http://russia-insider.com/en/politics/putin-invites-jews-europe-move-russia/ri12328

    Trả lờiXóa

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...