Hy Lạp quẫy đạp trong bẫy nợ!

Như vậy là cử tri Hy Lạp đã nói Oxi! (Không!) 61.3%!

Một số tờ báo phương Tây bắt đầu thóa mạ đảng cầm quyền Syriza và cá nhân ông Ttg Alexis Tsipras như thế ông này đã kéo Hy Lạp ra khỏi Eurozone hay xù nợ.

Tuy nhiên, dù muốn nói thế nào, thì Tsipras không thể rũ bỏ nợ hay ra khỏi Eurozone 1 cách dễ dàng – kết quả trưng cầu “Không” chỉ là 1 sức ép nặng ký trên bàn đàm phán, nó cũng mở đường cho chức trách Hy Lạp có thể thực hiện những biện pháp mạnh tay như Iceland: phong tỏa tài khoản ngân hàng của các chủ nợ, quốc hữu hóa, trưng dụng tài sản tư nhân hay thậm chí phát hành 1 loại tiền mới. Nên nhớ đảng cầm quyền Syriza là cánh tả bình dân ít dính dáng quyền lợi với các phe cánh cũ. Tất cả đều có thể là option!

Tờ báo Zero Hedge, nơi có nhiều bài hay về kinh tế tài chính cho biết, thực ra Hy Lạp đã thực hiện "thanh khoản song song” từ 1 tuần trước – tương tự bang California trong khủng hoảng 2008. Ðó là 1 dạng thanh toán điện tử có bảo lãnh của chính phủ. Có nhiều định nghĩa về tiền cũng như nó thực hiện nhiều chức năng. Nhưng bảo lãnh chính phủ là 1 chức năng quan trọng nhất - để nó không giống mảnh giấy hiệu cầm đồ hay chữ ký của chủ hụi.

Tờ báo Forbes nhận định có 3 vấn đề quan trọng mà dường như CQ ông Tsipras sẽ đàm phán với các chủ nợ:

+ Đạt được thỏa thuận giảm đáng kể nợ (tương tự như Đức sau WW-II). Điểm quan trọng nhất là mọi khoản trả nợ và lãi trong tương lai sẽ bị ràng buộc với tình hình phát triển kinh tế.

+ Chấm dứt “thắt lưng buộc bụng” dưới mọi hình thức. Thực hiện ngay lập tức chương trình kích thích tài chính trị giá 12-17 tỷ euro, gồm cả tăng lương, chống đói nghèo và đánh thuế tài sản nhà giàu.

+ Hạn chế áp đặt vấn đề “bền vững nợ” để vừa có thể giảm nợ, vừa nới lỏng tài chính cho đầu tư, kích thích kinh tế.

Hẳn người ta còn nhớ Tsipras tuyên bố khi nhậm chức cách đây 5 tháng: “Chấm dứt “vòng kim cô ‘thắt lưng buộc bụng’ độc ác!” Đó cũng là khẩu hiệu giúp đảng cánh tả bình dân Syriza thắng cử.

Có thể thấy, đàm phán sẽ vô cùng khó khăn nếu nói là không thể. EU muốn Hy Lạp chết trong Eurozone chứ không phải rũ bỏ Hy Lạp. Một trong các lý do quan trọng là nhiều kẻ trong Eurozone cũng đang tình trạng thoi thóp tương tự. Nói cách khác, ra khỏi Eurozone chỉ là 1 trong các tình huống mà các chủ nợ không mong muốn. Ở Áo, 1 nước khá giàu có, đã có 260 nghìn người ký thỉnh cầu ra khỏi EU, trong khi chỉ cần 100 nghìn để bắt đầu thực hiện thủ tục trưng cầu dân ý.

Có lẽ tình cảnh Hy Lạp nghiêm trọng hơn nhiều cảm nhận của những người ngoài cuộc, sẽ là bi thảm nếu tiếp tục liều độc dược IMF. Chúng ta nhớ những cuộc biểu tình bạo loạn, đốt phá hàng trăm nghìn người xảy ra suốt bao năm qua ở Athens. Tình cảnh EU và Eurozone cũng tương tự như vậy. Ở đây chúng ta bàn về EU và Eurozone.

Trước hết, cơ chế phát hành đồng euro vẫn nằm trong bí mật, mọi thứ mà EU công bố đều rất mù mờ và nhiều nghi vấn! Mối liên hệ của nó, của ECB với các tổ chức tài phiệt quốc tế hay tổ chức tài chính công khai như IMF là 1 dấu hỏi to đùng ngã ngửa!? Nằm chềnh ềnh ngửa bụng giữa nền dân chủ văn minh Tây.

Chính vì vậy, mặc dù IMF đóng vai trò chính trong vụ Hy Lạp, nhưng nó lại chỉ giữ có 10% nợ Hy Lạp. ECB cũng vậy, dường như đã có sự bán cái cho Eurozone, hay nói chính xác là các nhà đầu tư khu vực đồng euro. Có nghĩa là mất mát lớn nhất nếu xảy ra, thuộc về Eurozone chứ không phải IMF.

Điều này không lạ, đạo diễn IMF là chủ của tổng tài sản cho vay khoảng 750 tỷ USD. Không quá lớn cũng không quá nhỏ và họ thường bán cái cho tổ chức khác. Ví dụ tình cảnh Ukraine hiện nay cũng đang tương tự Hy Lạp, và chủ nợ lớn nhất ở đây là Quỹ Franklin Templeton chứ không phải IMF. Như vậy, có thể kết luận: IMF chỉ là kẻ tạo ra cơ hội để kẻ khác trục lợi và tự chịu rủi ro.


Nghi vấn IMF (tạm gọi như vậy) mới nổi lên khi cách đây không lâu, lộ diện bản báo cáo “Phân tích khả năng chịu đựng nợ” của Hy Lạp do chính IMF thực hiện cách đây nhiều năm (ít nhất từ 2010) nhưng giấu kín không chịu công bố. Trong báo cáo, đã dự báo đúng những gì đang xảy ra vào lúc này, đúng cả thời điểm và kết luận Hy Lạp cần phải được giảm nợ, giảm nhiều và nhanh chóng để tồn tại. Nghĩa là họ hoàn toàn biết trước Hy Lạp sẽ sụp đổ. Có thể nói, từ năm 2010, IMF đã biết gói cứu trợ tiếp theo sẽ đẩy Hy Lạp tụt sâu vào nợ nần. Đó là chính xác những gì họ muốn. Trong gói đó, không có thỏa thuận cơ cấu nợ, đẩy trách nhiệm pháp lý từ các ngân hàng tư nhân Pháp, Hà Lan, Đức sang quỹ công Hy Lạp. 

Nếu như IMF có lý do để che giấu, thì chủ nợ Eurozone cũng đồng lõa che giấu. Hành động của EU thật khó hiểu nếu không muốn nói là tự sát. Hàng đoàn người dài xếp hàng trong vô vọng để rút những đồng tiền cuối cùng ra khỏi ngân hàng thì cả hệ thống ngân hàng đóng cửa. Người ta tưởng Tsipras đã ra cái lệnh vô nhân đạo này. Nhưng không, kẻ ra lệnh là giám đốc ngân hàng TW EU có tên ECB Mario Draghi. Dường như ông ta cho rằng đây là 1 biện pháp buộc dân Hy Lạp phải bỏ phiếu Yes! chấp nhận các điều kiện áp đặt khốn đốn nhất của chủ nợ. Kết quả bỏ phiếu làm ông ta biết đã mắc sai lầm nặng, bonus thêm lòng thù ghét EU của dân Hy Lạp.


Và nếu như biết về vai trò giữa IMF, ECB và Eurozone, tất cả bọn họ biết rõ báo cáo của IMF, biết rõ sẽ phải giảm nợ. Thì việc họ cù nhầy, kéo dài đàm phán nhiều tháng qua và kiên quyết không chịu không giảm nợ là cố tình câu giờ, đẩy Hy Lạp vào chỗ chết. Họ quá tự tin con mồi đã sập bẫy và không còn lối thoát!

Báo cáo “Phân tích khả năng chịu đựng nợ” của Hy Lạp mới nằm trên bàn QH Hy lạp cách đây ít nhất 3 tuần. Đó cũng chính là lý do để Tsipras đã từ chối ký kết 1 thỏa thuận mà không bao gồm cơ cấu lại nợ và viện đến chiến thuật trưng cầu toàn dân. Nó sẽ là công cụ mạnh trên bàn đàm phán. Và chắc rằng khi đàm phán, ông ta sẽ chẳng khách sáo nói toẹt ra rằng, tuyên bố phá sản và ra khỏi Eurozone không hẳn là quá bi thảm đối với chúng tôi, mà là đối với các ông. Tỏ vẻ bất cần là 1 chiến thuật đàm phán cổ điển.

****  
Người ta vẫn chưa hiểu, làm thế nào mà bản báo cáo IMF bị giấu kín này lại đến được QH Hy Lạp. Bàn tay KGB hay ai đó trong số các chủ nợ Eurozone lo cho khoản tiền đầu tư của mình nên đã mất hết kiên nhẫn.

Nhanh không kém, lộ thì công bố luôn cho đỡ mang tiếng xấu xa. IMF đã phát hành tài liệu này tại Washington chính xác vào hôm thứ 5 ngày 2/7, bây giờ, EU chặn nó chỉ còn là vô vọng! Giữa Brussels và IMF đã xảy ra cuộc chiến to lớn bằng mồm! Nhưng chẳng làm gì nổi.

Liệu có phải Mỹ đã chơi EU 1 vố nặng? Điều này làm người ta nhớ đến Dominique Strauss-Kahn, cựu giám đốc IMF là người có tư tưởng phục vụ lợi ích EU, kể cả đông Âu, nhưng đã bị hạ bệ vì 1 vụ bê bối giả tạo tại Mỹ năm 2012. Lương của ông ta, $500 nghìn 1 năm có thể mua được vài cô người mẫu sáng giá làm trò, chẳng cần thiết phải giở trò với 1 ả hầu phòng. Kẻ lên thay, Christine Lagarde là người Pháp nhưng Mỹ đào tạo và phục vụ Mỹ rõ rệt.

Ông Ttg Alexis Tsipras dĩ nhiên đã lợi dụng báo cáo này để lôi kéo sự ủng hộ của cử tri và QH trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu Có/Không vừa qua. Ngay trước trưng cầu, thăm dò cho thấy đã có phần lớn dân chúng sợ hãi và nói Có! Nhưng gió đã đảo chiều khiến nhiều kẻ ở EU chưng hửng. Tsipras nói: "IMF đã công bố một báo cáo về kinh tế của Hy Lạp là minh chứng to lớn cho chính phủ Hy Lạp vì nó khẳng định rõ ràng - Nợ của Hy Lạp là không chịu đựng nổi".

Các nhà đàm phán IMF và EU sẽ xuất hiện như thế nào trong các cuộc đàm phán tới. Họ không thể mang bộ mặt vấy bùn đến nói những lời lịch sự. Nó sẽ là phí tổn nhiều tỷ cho những người đóng thuế EU. Đầu tầu Đức, quý bà cuối cùng cũng sẽ bị Mỹ phắc thôi sẽ nói gì về bê bối này?


Chắc rằng búa rìu đang chờ Angela Merkel, mới đây thôi, quí bà này kiên quyết khước từ giảm nợ cho Hy Lạp – một thành viên EU nhưng lại hào phóng phúng cho bọn phát xít Kiev hàng trăm triệu euro. Bà ta chắc chắn biết báo cáo IMF. Vậy tinh thần chung EU mà các lờ đờ vẫn to mồm hô hào ở đâu? Hay lòng thù phát xít Đức đã thắng thế khi sẵn sàng cho toàn dân Hy Lạp đi tàu lặn?

Nhà phân tích tên tuổi Brett Arends ở MarketWatch viết rằng sai lầm lớn nhất của Hy Lạp là muốn ở lại Eurozone, khi đồng euro đã là 1 thảm họa tài chính. Thật khó hiểu khi đã chẳng ai chỉ ra điều này trước đó. Ở lại trong Eurozone, sẽ không có cách nào để họ vượt qua.

Vậy thì vấn đề là trong khi tưởng tượng mình đang hiếp dâm Hy Lạp, EU đã bị chính Mỹ hiếp dâm. Họ sợ con gấu Nga hơn Mỹ. Họ sợ Nga sẽ mang đến Hy Lạp cho Tsipras nhiều tỷ và xé toạc cái EU đang rệu rã ra 1 mảnh và nhiều mảnh nữa như đã làm với Ukraina. Mất với Mỹ chỉ là mất tiền, dù là nhiều nhiều tỷ. Mất với Nga, là mất cả EU! Đó là trả lời cho câu hỏi bên trên: Hành động của EU thật khó hiểu?

Nhưng tay chơi Putin nói tuyệt đối đúng: Cuối cùng thì EU cũng sẽ bị hiếp dâm thôi!

Và đâu phải chỉ có 1 lần!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...