Hy Lạp quẫy đạp trong bẫy nợ! P2

Chấm dứt đi trước khi quá muộn!

 


Với vẻ đầy tự tin, vị TTg trẻ nhất lịch sử Hy Lạp tuyên bố các chủ nợ nên quay lại bàn đàm phán sớm trong khi Merkel và Hollande gọi điện cho nhau rất lâu và kêu gọi 1 cuộc họp khẩn Eurozone vào 7/7.

Chiêu thức gây sức ép giờ lại trong tay con nợ! Đã quá lâu rồi chủ nợ dọa dẫm, tống tiền: không có tiền, không có việc làm, không có cả chỗ ngồi ở EU, tương lai tối tăm mờ mịt… Thậm chí ngay trước trưng cầu là đe dọa rút phích điện ngân hàng (đã rút), bỏ phiếu Oxi! là dấu chấm hết đàm phán và ra khỏi Eurozone.

Vị Chủ tịch Nghị viện EU, Martin Schul người Đức nói với một đài phát thanh cuối tuần rằng bỏ phiếu Oxi gần như chắc chắn có nghĩa  Hy Lạp sẽ bị buộc ra khỏi đồng euro... "Nếu sau khi trưng cầu dân ý, đa số là "không", họ sẽ phải giới thiệu một đồng tiền khác vì euro sẽ không còn sẵn sàng làm phương tiện thanh toán…"

Chính trị gia Đức, Bộ trưởng kinh tế Sigmar Gabriel Sigmar cáo buộc Tsipras  “xé bỏ cây cầu nối cuối cùng mà Hy Lạp và EU có thể cùng chung để đi đến thỏa hiệp”. Ông thêm rằng: Tsipras và chính phủ của ông ta đang dẫn dân chúng Hy Lạp trên con đường bị bỏ rơi cay đắng và thất vọng."

Nhưng có thật như thế? Chắc chắn là không nếu nhìn từ phía Hy Lạp. Chỉ có điều họ không dám mạnh dạn rời bỏ Eurozone.



Kể từ khi chấp nhận euro năm 2001 và ngồi cùng các ông lớn. Tưởng chừng Hy Lạp có nhiều lợi thế hơn hẳn các nhược tiểu đói rách Đông Âu. Trước 2008, dân Hy Lạp ai cũng hỉ hả và chỉ sau đó mới nếm mùi đau khổ.

Thậm chí là trong các văn bản Eurozone, cũng như trách nhiệm mà ECB tự công bố có ghi: duy trì sự ổn định kinh tế cho các thành viên. Sự cuồng tín euro đã phải trả giá. Bây giờ họ đang luyến tiếc đồng drachma.

Nhìn lại các nước không Eurozone, dường như khủng hoảng lại là cơ hội của họ. Một loạt nước đang có tăng trưởng nhanh nhờ lợi thế, ngay cả láng giềng: Romania, Bungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Thụy Điển, Croatia, Iceland… Thậm chí chính dữ liệu báo cáo IMF khẳng định điều này.

Nếu ra khỏi Eurozone, với Hy Lạp bây giờ là điều may mắn. Chỉ có điều đáng nguyền rủa là sau 15 năm, họ lại quay về điểm xuất phát với nhiều mất mát vĩnh viễn. Đó là 1 bài học, kẻ yếu hơn, nghèo hơn nên biết điều và đừng ra gió, đừng làm vật lót đường cho cỗ máy đồ sộ không biết thương xót.


Lời lẽ như thế của các chính khách Đức là thẳng thừng, nặng ký và chẳng cần phải úp mở khi con mồi đã trong bẫy. Tuy nhiên, khi dọa dẫm Hy Lạp, họ đã không nói vế bên kia: chính họ!

Bởi nếu Hy Lạp ra đi, sẽ là một cú sốc lớn đối với Eurozone và thị trường tài chính toàn cầu. Đức tin trong Eurozone Project tan vỡ, đồng euro sẽ chìm nghỉm như 1 tảng đá, thị trường chứng khoán sụp đổ kéo theo rất nhiều hiệu ứng tiêu cực khác.

Vì thế mà ở đây, ý kiến của 1 người khác xem ra xác đáng hơn, ông Romano Prodi, cựu giám đốc Ủy ban EU, cựu Ttg Ý: sự sống còn của chính EU giờ đang bị trói buộc vào việc xử lý khủng hoảng Hy Lạp đang leo thang thành một thảm họa. "Nếu như EU không thể giải quyết một vấn đề nhỏ có kích thước Hy Lạp, thì đỉnh điểm của EU là cái gì?"

Cho dù không rõ có liên hệ gì hay không, nhưng cùng sự kiện Hy Lạp, chứng khoán Trung Quốc đã mất giá đến 30% trong vòng 3 tuần qua, 1 lượng tiền 2,36 nghìn tỷ đã bay hơi, nghĩa là gấp 10 lần GDP Hy Lạp.

Vì vậy, bất chấp võ mồm dồn dập, các bên sẽ quay lại bàn đàm phán ngay thôi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...