I. Giới thiệu
Chúng ta nghe nói nhiều đến truyền thông Mỹ. Tuy nhiên, khó hình dung cỗ máy khổng lồ và phức tạp này có cấu trúc ra sao. Đó là đề cập đến Truyền thông đại chúng (Mainstream media-MSM hay Mass media) – sau đây gọi là MSM.
Trong truyền thông Mỹ, có cả truyền
thông nhà nước, chính phủ và truyền thông tư nhân. Sẽ là sai lầm khi cho rằng
truyền thông tư nhân là khách quan, là trung thực, v, v. Đơn giản nhất, bất cứ
ai đều có những ràng buộc và ít nhất, hãng tin tư nhân phải nuôi sống bộ máy
của họ, phóng viên phải có tiền trang trải đời sống… Do vậy, không phân biệt tư
nhân hay nhà nước, bên cạnh việc đưa tin thông thường, tất cả truyền thông Mỹ
đều là công cụ truyền bá ý tưởng, phục vụ lợi ích Mỹ, nuôi dưỡng ý tướng nhân
quyền dân chủ Mỹ, định hình lối sống Mỹ: TV, phim Hollywood, nhạc jazz, blue,
rock và rap, xe hơi, đồ ăn nhanh, gà rán, fast-food, Coca-Cola, thẻ tín dụng,
quần jeans và internet – đó là tất cả trào lưu văn hóa hiện đại. Có vô vàn ví
dụ về việc truyền thông tư nhân Mỹ hợp tác để phổ biến chính sách xâm lược Mỹ,
hay nhào nặn, xuyên tạc và bịa đặt tin tức để vừa thuận chính sách Mỹ.
Người Mỹ có nhiều nét đặc biệt, quần
chúng Mỹ sẵn sàng tin tưởng vào bất cứ thứ gì được đưa ra trên MSM, ngay cả khi
có vỡ lở, họ cũng chẳng quan tâm. Họ tự hào là quốc gia tiên tiến, xuất xứ
đa dạng. Bất cứ ai, thuộc chủng tộc nào, văn hóa nào được ném vào cái lò này
cũng đều biến thành công dân tự do, bình đẳng của quốc gia vĩ đại, thịnh vượng, đầy năng động và sức mạnh.
Tuy nhiên, niềm tự hào “được Chúa
chọn” này chẳng qua là tự trào. Trong tất cả các đánh giá theo tiêu chuẩn
phương Tây, Mỹ lại không đứng đầu rất nhiều tiêu chí quan trọng, kể cả tự do
dân chủ. Sau vụ khủng bố 911, hầu hết người Mỹ đều sẵn sàng đánh đổi tự
do dân chủ lấy an ninh an toàn. Ngân sách an ninh quốc phòng tăng vù vù kể từ
đó.
Quyền lực Mỹ vẫn tiếp tục vẽ ra hình
ảnh nước Mỹ và thế giới theo cách “biệt lệ” của họ. Để làm được điều này, dĩ
nhiên, vai trò chính vẫn là truyền thông.
2. Truyền thông Mỹ
Truyền thông Mỹ là 1 cấu trúc đồ sộ,
độc nhất trên thế giới về số lượng, tính đa dạng hay khả năng kỹ thuật. Nhưng
chỉ có 3 hãng tin lớn là Associated Press (AP), United Press International
(UPI), Bloomberg Business News (BBN) và vài chục hãng nhỏ ít biết khác.
Phim ảnh: Gần như cả thế giới xem phim Mỹ đủ các thể loại: phiêu lưu, hài hước, ca nhạc, hoạt hình hay kịch nghệ “xà
phòng”. Họ hầu như độc chiếm vị trí quan trọng khắp mọi nơi trên các chương trình
TV toàn thế giới hay địa phương.
Truyền hình: ABC, CBS, NBC, Fox, CNN, MTV, HBO;
Ba hãng truyền hình phổ biến nhất và có ảnh hưởng nhất gồm 3 kênh quốc gia:
ABC, CBS và NBC, 3 ông lớn này đã thống trị vài thập kỷ. Sau đó xuất hiện mạng
lưới truyền hình cáp "Fox" cạnh tranh với hàng trăm kênh. Hầu hết các
hãng truyền hình Mỹ đều sống bằng quảng cáo cho nên cũng thường xuyên có nhiều
kênh ra đời và chết phụ thuộc vào lượng khán giả.
Phát thanh: Trái với nhận định TV sẽ giết chết
loại hình radio cổ lỗ. Mạng lưới phát thanh Mỹ vẫn đồ sộ gồm 10 nghìn trạm phát
thanh radio. Trong các thành phố lớn, họ đua tranh phục vụ lượng khán giả bình
dân, phát sóng tin tức thời sự, thể thao và âm nhạc đủ các thể loại.
Viện dẫn tự do ngôn luận, nhiều đài
radio phát các chương trình cực đoan quá khích và nặng quan điểm tôn giáo.
Không như TV phải tự kinh doanh và
sống bằng quảng cáo, radio Mỹ một phần được cấp kinh phí từ chính phủ các bang.
Nhưng cũng rất nhiều đài có tài trợ tư nhân. Hãng radio lớn nhất nhì Mỹ là đài
National Public Radio có 600 trạm phát sóng khắp cả nước nhằm vào giới khán giả
trẻ, nhưng chương trình của đài rất ít quảng cáo thương mại hóa.
- National Public Radio – đài phi
lợi nhuận phát sóng tin tức, âm nhạc, chương trình văn hóa.
- Clear Channel- đài thương mại lớn
nhất có 1200 trạm phát sóng.
- Infinity – 180 trạm.
- NBC có số lượng lớn các trạm radio
dọc 2 bờ biển Atlantic và Pacific.
- VOA hay Voice of America là cơ
quan phát thanh quốc tế của chính phủ Mỹ.
- Đài Liberty hay nhóm Châu Âu tự
do, châu Á tự do (RFE, RFA) chủ yếu nhằm vào các nước cựu XHCN và Trung Đông.
Đài này được cấp tiền từ Quốc hội Mỹ.
Báo chí: Không như châu Âu, Mỹ hầu như không
có báo quốc gia. Mặc dù 1 số tờ như New York Times và Washington Post được biết
đến trên toàn thế giới thì hầu hết trong số hơn 3500 tờ báo ngày chỉ phục vụ
đọc giả ở 1 số bang và thành phố lớn, trong đó riêng AP đã là 1550 tờ.
Khi Internet trở thành phổ biến, hầu
hết các tờ báo lớn cũng sớm tham gia loại hình truyền thông mạng, đó cũng là
lúc nhiều hãng tin chuyển sang đa phương tiện. Cho đến năm 2003, 60% các báo
lớn đã phổ biến trên World Wide Web và hiện nay là hơn 5000 trang mạng tin tức.
Có thể điểm tên các tờ báo nhiều đọc
giả nhất: Washington Post, New York Times, USA Today, Christian Science Monitor,
Wall Street Journal, Los Angeles Times, Boston Globe, New York Post,
Philadelphia Inquirer, Baltimore Sun, Newsweek, Time magazine (tập san chính
trị tuần).
3.
VOA ra đời và sứ mệnh
VOA: ra đời năm 1942 với mục đích ban
đầu là chống tuyên truyền Đức quốc xã, sau WW-II, họ phát sóng đến 40 thứ tiếng
và phủ sóng trên nhiều quốc gia.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh cũng
như ngày nay, VOA chủ yếu tuyên truyền nhằm vào Liên Xô và khối XHCN, lúc này,
nó bị cấm phát sóng trên đất Mỹ, là bởi người ta sợ công dân Mỹ bị ảnh hưởng
vì chính những tin tức méo mó, lệch lạc của VOA. Đó là năm 1948, khi QH Mỹ đưa
ra đạo luật Smith-Mundta cấm VOA, đài “tự do” và một số đài phát thanh khác
phát sóng cho công dân Mỹ. Mãi đến năm 2003, đạo luật này mới bị bãi bỏ.
Trái với niềm tin phổ biến rằng VOA
là tự do, đài này công khai phục vụ giới cầm quyền Mỹ và phổ biến chính sách
Mỹ. Hơn 70 năm tồn tại, dù có nhiều thay đổi nhưng VOA chưa bao giờ thay đổi
chính sách thông tin của họ, đó là:
- Cung cấp các tin tức hoạt động có
chủ đề trong thế giới thứ 3.
- Định hình quan điểm công chúng phù
hợp với quan điểm Mỹ.
- Giới thiệu Mỹ như quốc gia mẫu mực
về đời sống xã hội, quyền công dân và các giá trị tự do dân chủ-nhân quyền.
- Gây ảnh hướng đến chính phủ và xã
hội các quốc gia nhằm chuyển đổi họ thành ‘xã hội mở’.
Tuy nhiên, chương trình nghị sự VOA
được che đậy khéo léo dưới nhiều hình thức. Tin tức của họ có vẻ vô hại, không
thù địch nhưng tất cả đều nhằm phục vụ lợi ích Mỹ bởi đơn giản VOA nằm dưới sự
cai quản của USIA. Nói cách khác, VOA không phải là tiếng nói
độc lập mà bản chất là 1 cơ quan của chính phủ Mỹ thực hiện 1 số nhiệm vụ.
USIA: là Cơ quan thông tin truyền thông
Mỹ (United States Information Agency). USIA có tiền thân là Ủy ban thông tin
công chúng (Committee on Public Information) từ thời WW-I. Nó là tổ chức đầu
tiên có công lao phổ biến tin tức của chính phủ Mỹ ra nước ngoài. Cùng với sự
hợp tác của Ủy ban khoa học, năm 1942 VOA ra đời, muộn hơn USIA được lập năm
1953 dưới thời Eisenhower.
Với luật Trao đổi văn hóa giáo dục,
sau đó USIA đổi tên thành Cơ quan quan hệ quốc tế Mỹ USIS. Năm 1982, Reagan
đổi lại tên cũ USIA. USIA hiện có khoảng 4200 nhân viên, giám đốc điều hành do
TT Mỹ bổ nhiệm. Nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động rất rộng:
- Thiết lập và phát triển quan hệ
hợp tác Mỹ với các quốc gia, gồm cả dưới góc độ cá nhân và tổ chức chính phủ,
phi chính phủ. Giữ gìn ổn định các quan hệ và hiểu biết song phương.
- Trợ giúp xây dựng dân chủ, thị
trường tự do, xã hội mở.
- Giải thích chính sách Mỹ theo lối
dễ hiểu để VOA phổ biến cho khán giả.
- Làm đại diện cho xã hội Mỹ đóng
góp cho sự hiểu biết của thế giới về Mỹ cũng như chính sách đối ngoại Mỹ.
- Làm cố vấn cho TT Mỹ, bộ trưởng
Ngoại giao, các thành viên Hội đồng an ninh quốc gia và các quan chức chính phủ
khác về quan điểm đối ngoại để phát triển chính sách Mỹ.
- Xúc tiến trao đổi văn hóa, giáo
dục vì lợi ích quốc gia.
- Đối thoại trao đổi thông tin, văn
hóa giáo dục với các chính phủ.
International Broadcasting Bureau: Năm 1994 có sự thay đổi lớn khi Cơ
quan phát thanh quốc tế ra đời (International Broadcasting Bureau-IBB) dưới
quyền USIA, họ tập trung tất cả các tổ chức phát thanh của chính phủ về mình và
lập ra Ủy ban phát thanh chính phủ để điều phối hoạt động (Broadcasting Board
of Governors-BBG). Tám thành viên chủ chốt USIA, cũng như giám đốc IBB và BBG
đều do tổng thống bổ nhiệm.
IBB giờ có trong tay đài Voice of
America, đài Marty và TV Marti World Network, một số cơ sở làm phim, dịch vụ kỹ
thuật phát sóng. RFE và RFA tuy không thuộc quyền IBB nhưng cũng hợp tác chặt
chẽ và hoạt động dưới sự giám sát của BBG. Ủy ban BBG đảm bảo chu cấp ngân sách
hàng năm và do Quốc hội Mỹ phân bổ cho các đài này.
VOA bắt đầu phát sóng vào Liên Xô
bằng tiếng Nga năm 1947, sau đó là các thứ tiếng khác trong khối XHCN và muộn
hơn là tiếng Việt.
Thời John Kennedy nắm quyền, phương
pháp hoạt động của VOA bị Kennedy cho là tuyên truyền không hiệu quả. Lý do là
VOA tuyên truyền thù địch thái quá nên bị hầu hết các nước XHCN tẩy chay, đặc biệt
trong sự kiện Tên lửa Liên Xô ở Cuba. Kennedy ra lệnh VOA phải có giọng “bình
tĩnh và thuyết phục”, phải lành mạnh và tình cảm để lôi kéo khán giả hơn là
hoạt động theo bản năng.
Tuy nhiên, không vì thế mà VOA thay
đổi, sự can thiệp vào nội bộ các quốc gia mục tiêu của VOA ngày càng trắng trợn
và thô bạo. Đến giữa thập kỷ 1970, sự phản đối quốc tế khiến nhiều chính
khách Mỹ đòi xem xét lại tính pháp lý của VOA, họ cho là nên để cho VOA độc lập
hơn là thuộc chính phủ.
VOA vẫn thuộc chính phủ, nhưng đã
đổi giọng “ôn hòa” hơn như Kennedy yêu cầu. Người làm VOA đổi giọng là giám đốc
USIA J. Keogh: Các chương trình được cải tiến nâng cao chất lượng, loại bỏ
giọng điệu chống Liên Xô theo lối hung hăng, sáo mòn. Các chương trình văn hóa,
ca nhạc được tăng cường, khuếch trương lối sống Mỹ được đẩy mạnh.
VOA từ đây tập trung vào "tuyên
truyền văn hóa-xã hội" - một chương trình được thiết kế để nhằm vào giới
trẻ XHCN, làm nổi bật tư bản-XHCN như sáng với tối để lôi kéo họ vào lối sống
Mỹ, theo nguyên tắc “thế giới tự do”. 70% thời lượng phát sóng của VOA thời kỳ
này nhằm vào giới trẻ, với khoảng 40 chương trình kiểu: Du lịch đến Mỹ, Huyền
thoại Mỹ, Nông trại Mỹ, Tiêu điểm Mỹ, Gia đình Mỹ, Sống ở Mỹ, Người Mỹ trong
thế kỷ 20... Cùng lúc, lối sống híp-pi Mỹ bụi bặm, hoang dã, vô chính phủ và
biến tất cả thành chống đối từ Mỹ lan rộng khắp châu Âu.
VOA rất chú trọng khuyếch trương
"lối sống Mỹ” như 1 nguyên tắc của “thế giới tự do”: tự do tôn giáo, tự do
tình dục, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do biểu tình. Nhưng kẻ hip-pi ăn
mặc dị hợm, đầu tóc bù xù, lang thang bầy đàn và chống đối chính quyền xuất hiện khắp khối XHCN.
Liên Xô cũng đã thi hành nhiều biện
pháp ngăn chặn ảnh hưởng của VOA, kể cả jam nghẹt sóng nhưng không cản được tác
hại lan rộng.
Chính sách Perestroyka của Gorbachev
đã mở cửa cho VOA tự do phát sóng, thời Yeltsin cũng vậy. Thậm chí thứ nhạc jazz
thịnh hành ở Nga ngày nay xuất phát từ “Voice of American music” trên VOA.
Năm 2005 là
thời kỳ đỉnh cao của VOA ở Nga với hàng trăm giờ phát sóng mỗi tuần. Nhưng
Putin, kể từ 2006 đã hạn chế thời lượng và cấm 1 số chương trình độc hại,
năm 2008 thì VOA tự dừng phát sóng vì không hiệu quả (bởi mất kênh tuyên
truyền quan trọng), giờ họ hoạt động như 1 tờ báo mạng. Lý do là thiếu kinh
phí, nhưng thực chất là chuyển trọng tâm sang địa bàn sang Trung Đông.
Năm 2014, nỗ lực đàm phán với CP Nga
để nối lại việc phát sóng VOA, cũng như Radio tự do (Liberty) không đi đến kết quả. Sau một hồi
dài chửi bới vi phạm nhân quyền và tự do ngôn luận, Mỹ đành bằng lòng để VOA
xuất bản tờ báo mạng như năm 2008.
Đại diện Nga, ông Dmitry Kiselev, giám
đốc Russia Today từng gửi 1 bức thư ngắn gọn cho BBG: “Chúng tôi không hợp tác!”
Hiện nay, VOA
đã lớn mạnh hơn trước rất nhiều, họ có chương trình đa dạng, phát sóng 990 giờ
mỗi tuần, bằng hơn 50 ngôn ngữ tập trung chủ yếu trong địa bàn Trung Đông, khối
cựu XHCN, kể cả Việt Nam, Lào và Campuchia. Họ có vệ tinh riêng và chương trình
TV, 23 chi nhánh, 1100 trạm phát sóng trải rộng khắp thế giới.
4. Các vụ bê bối VOA
Tuyên truyền thiên lệch và thường xuyên bóp méo, xuyên tạc tin tức. VOA bị phản đối khắp nơi chứ không chỉ ở Nga.
Larry Klayman, người sáng lập trang mạng Judicial Watch và FreedomWatch USA đã kiện VOA năm 2010 đòi bồi thường 150 triệu USD cùng với nguyên đơn Persian News Network (PNN). Vụ việc bị media Mỹ ỉm đi nên không mấy ai biết đến.
Điều trớ trêu, theo tuyên bố của Larry Klayman và cũng là nguyên nhân theo kiện, VOA đã “tuyên truyền chống Mỹ” theo tu chính Hiến pháp 1, 4, 5 và 14. Hậu quả làm nguy hại cho giới bất đồng Iran khi đối kháng chế độ và mở rộng tự do ở đó. Ms. Sataki, một nữ chủ chốt của PNN đã bị Iran trừng phạt vì quan điểm cá nhân khiến tổn hại sức khỏe. PNN thực chất là vỏ bọc của VOA để phát tin tức ở Iran.
Dĩ nhiên Klayman chẳng bao giờ thắng kiện, nhưng vụ kiện đã làm sáng tỏ vai trò của VOA trong các bạo loạn ở Iran, đám cháy dân chủ bùng lên ở đó, nhiều người đối lập đã phải tháo chạy trong suốt 31 năm và giờ sống ở Mỹ.
Hoạt động VOA nhộn nhạo dịp bầu cử Quốc hội Campuchia 2013 đã bị ngăn chặn. Không có trạm phát sóng ở đây nhưng VOA được chuyển tiếp qua 1 số đài địa phương. Giới chức Cam thẳng thắn nói VOA đã vi phạm luật báo chí, và “tất cả các Đài phát thanh FM phải dừng các chương trình chuyển tiếp các Đài phát thành quốc tế tiếng Khmer trong thời gian 31 ngày, tính từ trước ngày bầu cử.”
Lệnh cấm bao gồm cả VOA, RFA, RFI và đài Úc.
Lãnh đạo BBG, Jeffrey Shell phủ nhận thông tin của họ là xuyên tạc, bịa đặt, rằng họ đang làm tốt việc đăng tải “tin tức trung thực” cho nhân dân Cambodia.
Nhưng ông ta khó phủ nhận, bạo lực bùng lên từ các phe phái chống đối như đảng Giải cứu dân tộc thành lập từ đảng Sam Rainsy và đảng nhân quyền, hàng ngày nghe ngóng tin tức loan truyền trên VOA và RFA. Đài Beehive ở đây đã tăng cường phát sóng VOA và RFA trong những ngày bạo loạn.
Chính phủ Cam cho biết: Những tuyên bố bịa đặt đã làm gia tăng căng thẳng, họ là công cụ chính trị phục vụ lợi ích phe đối lập và rất nhiều tin tức của họ là giả mạo và nhào nặn. Phe chống đối đảng Giải cứu dân tộc “được chống lưng bởi truyền thông nước ngoài, đặc biệt là VOA và RFA… Trước và sau bầu cử, 2 đài này, với sự ủng hộ trực tiếp của CP nước ngoài đã phát sóng bịa đặt tin tức, vi phạm đạo đức truyền thông.”
Năm 2014, VOA ở Azerbaijan bị cảnh sát lục soát trụ sở và đóng cửa. Biện hộ cho mình, tổng biên tập VOA chi nhánh Azerbaijan Nenad Pejic nói chính quyền sở tại đàn áp báo chí, đánh đập phóng viên của họ và lục soát văn phòng không có lý do.
Tuy nhiên, phát biểu với báo giới, ngoại trưởng Azerbaijan, Hikmet Hajiyev cho biết: VOA đã “cổ vũ chủ nghĩa ly khai, xâm lược và chiếm đóng khu vực Nagorno-Karabakh”.
Đó là VOA đã tung tin hoàn toàn bịa đặt về việc chuyển giao khu vực đầy bất ổn này, cũng như trục xuất người tị nạn, tái định cư người bản xứ. Bạo loạn đã bùng phát ở Bacu.
Hikmet Hajiyev: VOA luôn luôn trung thành với nguyên tắc khách quan và công bằng phải đưa tin 1 cách khách quan về tình hình người tị nạn Azerbaijan và tái định cư!
Một số phóng viên đưa tin bịa đặt đã bị bắt giữ và đánh đập. Cũng như ở Iran, tự VOA đặt phóng viên của họ vào tình trạng nguy hiểm.
5. Vấn đề chính phủ Mỹ cấp tiền cho các media “độc lập”!
Trong khi buộc tội các quốc gia không có tự do báo chí. Thì CP Mỹ công khai cấp tiền cho các MSM “độc lập”, cho báo chí tự do, biến họ thành vật lệ thuộc, cái loa tuyên truyền cho Mỹ.
Radio Liberty (RL) là 1 ví dụ. Đài tự do này có trụ sở tại Praha CH Czech sau khi chuyển đến đây từ Munich và tự tuyên bố mình là tổ chức phi lợi nhuận, tự do, trung thực và khách quan. Liberty không quan tâm khối phương Tây, họ chỉ nhằm vào đông Âu, Trung Á và Trung Đông.
Trên trang web của họ công khai nguồn tài trợ từ Mỹ: RL được cấp tiền bởi QH Mỹ qua BBG… ngoài RL còn có cả VOA, RFA, Alhurra, Radio Sawa, và Radio Marti.
Không ngạc nhiên khi vị chủ tịch BBG, Jeffrey Shell cũng là chủ tịch ban giám đốc Liberty.
Và như vậy mọi biện hộ tự do, trung thực, khách quan hay phi lợi nhuận… đều vô nghĩa! Điển hình ở sự kiện Ukraina, Liberty tự do xuyên tạc, nhào nặn, bóp méo tin tức theo lối bài Nga rõ rệt. Không ai nghi ngờ Radio Liberty có 1 lịch sử dài chống Cộng hung hăng và cuồng tín. Còn ngày nay là “phổ biến dân chủ, tự do và phát triển truyền thông độc lập” – đó là chính sách của chính phủ Mỹ.
Là khôi hài khi chỉ trích MSM các nước được cấp kinh phí ngân sách, thì chính CP Mỹ và QH cấp kinh phí ngân sách không chỉ cho VOA, RFA, RL mà rất nhiều đài báo, các nhà báo “độc lập”, cho đến các trang mạng đối lập khắp thế giới.
Tuy nhiên, trường hợp công khai như Liberty là hiếm, hầu hết các khoản tiền Mỹ cung cấp cho các media nước ngoài đều đi theo đường vòng, qua tay các tổ chức NGO. Một khoản lớn khác dưới hình thức HĐ quảng cáo mà có thể là trá hình. Ai cũng biết điều này, nhưng không thể ngăn chặn.
Trong minh họa về kênh TV tư nhân đối lập đình đám ở Nga “Mưa” từng được nhắc đến ở đây; dưới là minh họa 2 nguồn thu chính của Mưa. Không có chúng, Dozhd đã không thể tồn tại, thậm chỉ là không thể ra đời.
Một ví dụ khác, kể từ 2007, Chính phủ
Mỹ đã cung cấp tiền cho 1 số hãng truyền thông Ukraine, mỗi năm ít nhất $25,5
triệu qua các NGO trá hình. Trong số 18 nhà tài trợ, có đến 14 qua tay trung
gian Internews
Network. Cái nhà mạng Interviews trá hình này công khai cổ vũ “truyền
thông độc lập” Ukraina.
Dù sao, nếu chú ý theo dõi, có thể
thấy tên tuổi các “nhà tài trợ” hảo tâm Mỹ cứ lặp đi lặp lại suốt hết nơi này
đến nơi khác như thể họ có nguồn tiền vô tận. Họ còn nổi tiếng trong vai trò
“kiến thiết dân chủ”, “bảo vệ nhân quyền” ở những nơi xảy ra “cách mạng
màu” hay các cuộc tấn công quân sự vào các quốc gia như Nam Tư, Iraq, Libya.
Nhiều trong họ là NGO, nhưng có quan hệ mật thiết với chính phủ Mỹ và các tập
đoàn lớn.
Quĩ Rockefeller Brothers,
Rockefeller Family & Associates, Rockefeller Foundation, Quĩ John D. &
Catherine T. MacArthur, John S. & James Knight, Google, Quĩ xã hội mở,
Omidyar Network, Ủy ban EU, Nguồn bộ ngoại giao, Cơ quan phát triển thông tấn
quốc tế của Hà lan, Na uy, Mỹ, Anh…
Trong danh sách, có cả những cái tên
quen thuộc khác: World Bank Group, Freedom House, Viện dân chủ quốc gia (National
Democratic Institute-NDI), Viện bảo trợ dân chủ (National Endowment for
Democracy-NED).
Truyền thông của Mỹ cũng không phải được tự do hoàn toàn. Mỹ chỉ được tự do trong vấn đề tư nhân hóa truyền thông. Còn những truyền thông nhà nước vẫn được kiểm xoát và thông tin luôn được lọc cẩn thận
Trả lờiXóa