Nếu như nghe luận điệu phương Tây, chúng ta thấy họ rêu rao nếu như có dân chủ thì sẽ hết tham nhũng! Có thật như vậy không? Bịa đặt hoàn toàn, dân chủ và tham nhũng chẳng liên quan gì với nhau. Đó không gì hơn là 1 chiêu PR cho phổ biến dân chủ - giá trị toàn cầu ra khắp thế giới. Thực sự, những quốc gia “dân chủ” hay áp dụng dân chủ kiểu phương Tây, tham nhũng đầy rẫy. Trong đó có Nga, thí dụ,trong bảng xếp hạng chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI - corruption perception index) của tổ chức minh bạch quốc tế đưa ra, nạn tham nhũng ở Nga là nghiêm trọng nhất trong các nền kinh tế lớn trên thế giới. Còn xét theo cấp độ toàn cầu, Nga đứng thứ 154 trong số 178 quốc gia được xếp hạng, thấp hơn cả Haiti, Pakistan và Zimbabwe. Tức là gần đội sổ. Tham nhũng ở Nga là lớn thực sự, nhưng không có nghĩa là chỉ số xếp hạng đúng.
Quay trở lại vấn đề dân chủ-tham nhũng, có thể nói rằng, chính phương Tây đẻ ra cơ chế tham nhũng. Tham nhũng nằm trong chính cơ chế dân chủ phương Tây, kẻ nào áp dụng nó, không những chẳng hết tham nhũng mà ngược lại, đầy rẫy tham nhũng. Nói cách khác dân chủ và quản lý yếu kém = tham nhũng nặng. Như ở cuối bài này, các quốc gia quản lý yếu kém đều bị tham nhũng nặng nề.
Đây là 1 ví dụ, bài viết có tên: Trong EU trộm cắp hết 1/3 ngân sách
Tính hiệu quả của việc phân bổ hàng tỷ euro ngân sách EU từ lâu gây ra những chê trách từ phía các chuyên gia. Cơ quan chống tham nhũng EU (OLAF) hàng năm công bố một danh sách dài các dự án đáng ngờ mà thực sự chúng không đem lại bất cứ lợi ích gì cho xã hội hay kinh tế. Trong bóng tối của những vụ bê bối khổng lồ về phung phí tiền bạc vô ích từ ngân sách EU có ít ỏi thông tin về các tổ chức tội phạm được biết rõ, bao gồm cả biển thủ trực tiếp mà qui mô thực sự của nó cho đến nay vẫn còn là bí ẩn. Theo đánh giá của các chuyên gia OLAF trong năm ngoái, dạng trộm cắp này đạt đến gần nửa tỷ euro hàng năm.
Đến lượt mình, nhà lãnh đạo Tư pháp Francoise Le Bay (Françoise Le Bail) chắc rằng, hiện nay mức độ tham ô được tính là hàng tỷ euro. "Chúng tôi có tất cả các cơ sở để ước định rằng, đây không phải là hàng triệu mà là hàng tỷ euro", – vị quan chức cao cấp tuyên bố trước nghị viện EU. Để đánh giá qui mô tham nhũng thực sự, theo Le Bay, vô cùng phức tạp khi mà dấu vết các tổ chức tội phạm thường biến mất ở những nơi bắt đầu thẩm quyền chính quyền các quốc gia.
Vì thế mà tội phạm về công quĩ EU trên thực tế không bị điều tra, nhà lãnh đạo OLAF Giovanni Kessler thừa nhận khi xuất hiện cùng với Le Bay trước nghị viện EU. "Các vụ tội phạm xảy ra đồng thời ở các quốc gia khác nhau, bao gồm cả tham nhũng và gian lận lừa đảo, thậm chí thường không rơi vào tầm ngắm của các cơ quân luật pháp, mà chỉ xem xét như các tội tương tự trong phạm vi quyền hạn của quốc gia", – lãnh đạo OLAF tuyên bố, ông kêu gọi bắt đầu đấu tranh với tham nhũng ở mức độ toàn EU, bao gồm cả thành lập các cơ quan điều tra loại tội phạm này.
Đề xuất về cơ quan như thế bị phản đối kịch liệt bởi các nghị sĩ từ Romania. Phải nói là Romania là một trong những quốc gia triển khai các dự án EU bị lắm nghi ngờ nhất.
Các nước EU mất mát tham nhũng hàng năm 323 tỷ euro.
Theo báo cáo về thiệt hại gây ra bởi tham nhũng ở EU, đã vượt qua đáng kể con số 100 tỷ euro, như nêu ra trước kia.
Nghiên cứu cũng lạm lộ ra mối liên hệ giữa mức độ tham nhũng và thâm hụt ngân sách các nước EU, đặc biệt là ở Hy Lạp và Ý. Còn nước có ít tham nhũng nhất EU là Đan Mạch.
Những nước tham nhũng nhất, theo kết luận của các chuyên gia, là Slovakia, Romania, Italy, Latvia, Hungary và Hy Lạp. Các nước thành viên EU lâu đời như Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ý có sự thụt lùi trong xếp hạng tham nhũng.
"Tập trung hóa EU có thực sự giúp kiểm soát? Tình cảnh ở Ý và Hy Lạp những năm gần đây tồi tệ đi rất nhiều. Do vậy, dường như điều đó không giúp họ tăng cường quản lý” – chuyên gia trường quản lý Hertie School Alina Mungiu-Pippidi nói. Bà cũng thêm “chỉ là đỉnh tảng băng. Chúng tôi đang ghi nhận con số còn lớn hơn. Đây - chỉ mới là ban đầu”.
"Hậu quả scandal như hình dung lớn hơn là nhìn nhận trước kia” – nghị sĩ EU của Đức, người có chân trong Ủy ban ngân sách EU nói.
Trị giá tính toán của tham nhũng, như chỉ ra trong báo cáo, chiếm gần 1/3 ngân sách EU đề xuất trong giai đoạn 2014-2020.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
-
Bài viết: Những người kém tử tế đã xuyên tạc bài giảng Biển Đông dậy sóng vào ngày 12/6/2011 tại chùa Từ Tân của Thượng Toạ Thích Chân Qu...
-
Nhà cách mạng, nhiếp ảnh gia kiêm leo núi 36 tuổi có cái tên lãng mạn Plamen Goranov đã đổ xăng vào người và châm lửa tự thiêu ở quảng ...
-
Hai mươi lăm năm trước, mỗi media Mỹ, cùng với TT Bush và QH Mỹ đã gieo rắc tràn ngập chứng cuồng loạn và tấn công chống Trung Quốc vì nhữ...
-
Kính gửi bác Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT). Kính thưa bác. Con là ...
-
Theo nhà thơ Nguyễn Thụy Kha thì 4 câu gần cuối của Sấm Ký Trạng Trình ứng với năm 2011 là câu này: Phân phân tùng bách khởi Nh...
-
Ngày xửa ngày xưa, nơi vương quốc Trái Đất, có một nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm vô cùng. Mái tóc nàng dài đến thắt lưng, óng ả, ngát ...
-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------------- ĐƠN TỐ CÁO Về việc Đài truyền hình Việt Nam ...
-
ĐỪNG MƯỢN DANH KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH TRÁO LỊCH SỬ! ©Nguyễn Minh Tâm "Với việc gộp cả 9 đời chúa Nguyễn có công mở mang bờ cõi vớ...
-
PHẦN I Đây là bối cảnh của cuộc đấu tranh ở Tây Tạng và làm thế nào mà Mỹ đã dựng Đạt Lai Lạt Ma để theo đuổi cuộc đấu tranh ý t...
Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc
Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét