Tiết lộ của một nhà ngoại giao Mỹ về Stalin và Liên Xô!

Joseph Davies: Nếu không loại bỏ Đạo quân thứ 5, Liên Xô đã phải chịu thất bại tan nát trước Hitler;
Joseph Davies và J. Stalin

Có bài viết này ở đây, vào lúc này là do các sự kiện đang xảy ra ở châu Âu làm gợi nhớ lại mốt quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô vào thời điểm trước và sau Thế chiến 2.
Cũng có một cuốn sách của 2 người Mỹ về Liên Xô, các ông Michael Sayers và Albert Kahn và thật ra, tiểu sử và dòng họ của 2 người này cũng khá thú vị, còn cuốn sách của họ có tên: "Cuộc chiến bí mật chống lại nước Nga Xô Viết", hay cái tên tiếng Anh: “The Great Conspiracy. The Secret War Against Soviet Russia”.
Nhà ngoại giao người Mỹ Joseph Davies có cuốn sách khác: "Sứ mệnh tới Mátxcơva” (Mission to Moscow | download). Tác giả của cuốn sách, người mà vào các năm 1936-38 là Đại sứ tại Liên Xô. Cuốn sách "Mission to Moscow" của Davies được xuất bản ở Mỹ cách đây đúng 80 năm, vào năm 1942.
Cụm từ “Soviet Russia” trong cuốn sách thậm chí còn là rất khác thường tận ngày nay. Cái lên Liên Xô, hay Xô Viết chung chung phổ biến hơn. Tại sao vậy, có lẽ cần giải thích ở một bài khác.
Cuốn sách gồm lời tựa của tác giả và chín phần: 1. Bắt đầu Sứ mệnh; 2. Washington và các nước phương Đông; 3. Thanh trừng trong Hồng quân; 4. Nước Nga qua con mắt các láng giềng; 5. Thanh trừng nhằm vào Bukharin; 6. Mátxcơva nghe tiếng trống trận; 7. Đỉnh cao nhiệm vụ; 8. Tóm tắt các sự kiện; 9. Thành quả của nhiệm vụ. Cuốn sách kết thúc với phần phụ lục mở rộng do chính J. Davies biên soạn và chứa đựng nội dung các văn bản, tài liệu tham khảo, các báo cáo quan trọng của đại sứ.

Joseph Davies sinh năm 1876. Ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách luật sư. Đầu những năm 1930, ông đã nổi tiếng trong Đảng Dân chủ khi đóng góp một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị và tiến hành thành công chiến dịch tranh cử tổng thống của Woodrow Wilson. Sau đó, Davies bắt đầu được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng. Năm 1913-1915, là ủy viên chính phủ phụ trách giám sát các tập đoàn; các năm 1915-1918 là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang. Trong Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919, ông là cố vấn kinh tế của Tổng thống Wilson. Sau Thế chiến 1, Davies trở lại với nghề luật một lần nữa.
Davies đã làm quen với Franklin Roosevelt năm 1933, và Roosevelt trở thành chủ nhân của Nhà Trắng (nhiệm kỳ 1933-45), Roosevelt đã tham khảo ý kiến của Davies về nhiều vấn đề. Cũng năm 1933, Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Liên Xô là William Bullitt. Quan hệ của Bullitt với Stalin và các nhà lãnh đạo Liên Xô khác là bình thường, nhưng thông tin về Liên Xô mà Bullitt gửi về Washington lại khá tiêu cực. Còn TT Roosevelt có mong muốn xích lại gần hơn với Liên Xô, đặc biệt là khi Đảng Quốc xã lên nắm quyền ở Đức. Và Roosevelt quyết định bổ nhiệm Davies làm đại sứ tại Matxcova, mặc dù lúc đó không có kinh nghiệm về ngoại giao.
Được bổ nhiệm làm đại sứ vào tháng 8 năm 1936, J. Davies đã góp phần hoàn tất các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại giữa Liên Xô và Mỹ. Gần hai năm Davies ở Liên Xô đã khiến ông tin tưởng chắc rằng chính phủ Anh và Pháp đã mắc sai lầm lớn khi xoa dịu Hitler và cố gắng cô lập Liên Xô. Đồng thời, Davies thấy Stalin đã tỉnh táo trong việc đánh giá tình hình thế giới, chuẩn bị cho một cuộc đối đầu gần như không thể tránh khỏi với Hitler. Trong cuốn sách, Davies trình bày chi tiết về sự chuẩn bị này.
- Thứ nhất, phát triển nhanh chóng của công nghiệp (công nghiệp hóa 10 năm trước Thế chiến 2).
- Thứ hai, tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang Liên Xô (huấn luyện quân sự, tăng số lượng biên chế, nâng cao chất lượng vũ khí và trang thiết bị quân sự).
- Thứ ba, thanh lọc Đạo quân thứ 5 (trong bộ máy quản lý nhà nước, lực lượng vũ trang, trong nền kinh tế quốc dân).

Davies đặc biệt chú ý đến tuyến thứ ba “thanh lọc Đạo quân thứ 5” trong quá trình chuẩn bị chiến tranh của Stalin. Đại sứ Mỹ đã có mặt tại hầu hết các phiên tòa ở Mátxcơva năm 1937-38. Là một luật sư có kinh nghiệm dày dặn, Davies ghi nhận tính không hoàn hảo của các phiên tòa ở Mátxcơva và xác nhận tội trạng của các bị cáo. Trong cuốn sách, Davies tường thuật nhiều sắc thái thú vị liên quan đến những bị cáo trong các phiên tòa như Nikolai Bukharin, Mikhail Tomsky, Grigory Zinoviev, Alexei Rykov, Lev Kamenev, Yuri Pyatakov, Christian Rakovsky, Nikolai Krestinsky, Arkady Rozengolts, Grigory Grinko, Grigory Sokolnikov, Karl Radek và những kẻ khác. Ông quan tâm nhiều đến "phe đối lập ngầm" trong Lực lượng vũ trang Liên Xô. Nhân vật chính ở đây là Nguyên soái Mikhail Tukhachevsky. Các nhân vật khác của đội quân ngầm: V. Putna, I. Yakir, I. Uborevich, R. Eideman, A. Kork, B. Feldman, V. Primakov. Adolf Hitler, vào trước chiến tranh đã tạo ra đạo quân thứ 5 ở tất cả các nước châu Âu và sử dụng chúng để tìm cách chinh phục những nước này một cách nhanh chóng, đôi khi không cần bắn một phát súng nào. Liên Xô cũng có đạo quân thứ 5 như vậy. Nhưng sau vụ ám sát M. Kirov năm 1934, Stalin bắt đầu công cuộc thanh lọc có hệ thống, đến cuối năm 1938 thì cơ bản hoàn thành.
Davies liên tục lặp lại rằng nếu không loại bỏ đạo quân thứ 5, Liên Xô sẽ phải chịu thất bại nặng nề trước Hitler.
Davies viết về những quan sát của mình với các sự kiện diễn ra ở Liên Xô không chỉ trong nhật ký mà còn trong các thông điệp do Ngoại trưởng Cordell Hull gửi tới Bộ Ngoại giao Mỹ. Một số thông điệp đã được gửi đến F. Roosevelt. Vào mùa hè năm 1938, Davies được triệu hồi từ Mátxcơva và bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Bỉ và Đặc phái viên tại Luxembourg, và vào tháng 1 năm 1940, ông làm Trợ lý Đặc biệt cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ.
Sự nghiệp ngoại giao của Davies chấm dứt vào tháng 11 năm 1940, theo nguyện vọng, ông được cho thôi việc tại Bộ Ngoại giao. Năm 1941, Davies được đặt vào vị trí lãnh đạo Ủy ban của Tổng thống nhằm thống nhất các hoạt động của tất cả các tổ chức về vấn đề hỗ trợ đồng minh trong chiến tranh.
Thật khó để không đánh giá rất cao vai trò của Davies trong việc đưa Mỹ và Liên Xô xích lại gần nhau hơn trước và sau Thế chiến 2 cũng như thời kỳ cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bùng nổ. Davies đã thuyết phục được cả Cordell Hull và Franklin Roosevelt rằng Liên Xô không những không phải là kẻ thù của Mỹ mà ngược lại, có thể và nên trở thành đồng minh chính của Mỹ trong chiến tranh thế giới. Dựa trên kiến thức sâu rộng của mình về Liên Xô, cựu đại sứ Davies, chỉ 2 ngày sau khi Đức tấn công Liên Xô, đã tuyên bố rằng: "Thế giới sẽ ngạc nhiên về quy mô của cuộc kháng chiến mà Nga sẽ tiến hành”. Ở Mỹ, có rất nhiều giới ủng hộ Hitler một cách công khai và bí mật, cũng như giới chống Liên Xô công khai và bí mật. Davies không ngần ngại gọi giới này là Đạo quân thứ năm (fifth column) của nước Mỹ. Ông nói rằng: "Chính phủ Xô Viết không tìm cách áp đặt ý chí của họ lên các dân tộc khác mà chỉ chống lại Hitler và những kẻ muốn nô dịch nhân loại". Davies đã phát biểu trên báo chí, trên đài phát thanh, tại nhiều cuộc mít tinh, kêu gọi người Mỹ từ bỏ thành kiến với Liên Xô và cung cấp hỗ trợ cho Liên Xô. Ông kiên quyết yêu cầu mở mặt trận thứ hai. Sau đó, ông trở thành thành viên của phái đoàn Mỹ tại Hội nghị Potsdam năm 1945 (với cấp bậc đại sứ).
Davies đã có hai cuộc gặp gỡ với Stalin. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra vào đêm trước khi ông hoàn thành nhiệm vụ đại sứ tại Mátxcơva vào tháng 6 năm 1938. Nhà ngoại giao Mỹ kể chi tiết cuộc trò chuyện của ông với Stalin trong một báo cáo gửi cho Ngoại trưởng Mỹ. Báo cáo này đã được giải mật và đưa vào phần bổ sung của cuốn sách. Cuộc gặp thứ hai, diễn ra vào mùa hè năm 1943. Đó là một chuyến của Davies đến Mátxcơva, mang theo theo một thông điệp đặc biệt từ Roosevelt gửi đến IV Stalin.
Vào cuối mùa xuân năm 1943, quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ bị nguội lạnh. Nguyên nhân là do phương Tây trì hoãn việc mở mặt trận thứ hai chống phát-xít. J. Davies đã thảo luận vấn đề này với Roosevelt, và tổng thống đã giao cho ông đứng đầu với nhiệm vụ mới, gặp Stalin và thuyết phục rằng Mỹ vẫn là một đồng minh đáng tin cậy của Liên Xô và sẵn sàng hợp tác chặt chẽ sau chiến tranh. Davies mang đã chuyển về một thông điệp riêng cho Roosevelt (Bản dịch thư của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô – Stalin với các Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945. Văn bản số 83 ngày 5 tháng 5 năm 1943). Nhưng sức thuyết phục chính để Mỹ duy trì các mối quan hệ đồng minh thậm chí không phải là thông điệp dành cho Roosevelt, mà là bộ phim mà Davies, cùng với tổng thống Mỹ, đã tặng cho Stalin.
Bộ phim này có cũng tên với cuốn sách của ông, "Mission to Moscow". Bộ phim ra đời một năm sau cuốn sách. Đó là một dự án được TT Roosevelt ủng hộ. Phim thuộc thể loại nửa hư cấu, nửa tài liệu. Hầu hết phần tài liệu là những gì liên quan đến công việc của đại sứ quán Mỹ tại Mátxcơva cũng như ông Davies. Ở Mỹ, bộ phim đã được hàng triệu người Mỹ theo dõi, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố thiện cảm của "tầng lớp thống nhất Mỹ" dành cho nước Nga Xô Viết. Nói không quá, nếu không có bộ phim này, Mặt trận thứ hai chống phát-xít ở phương Tây có lẽ đã không được mở ra sau này.
Gửi bộ phim, Roosevelt đã rất hy vọng rằng Stalin sau khi xem phim có thể cảm thấy “tâm trạng thân Mỹ”. Stalin ngay lập tức đã xem bộ phim và quả thực rất ấn tượng. Davies viết cho Harry Warner: "Nguyên soái Stalin và tất cả những người có mặt tại buổi chiếu đều đánh giá cao những hình ảnh". Năm 1943, bộ phim được phát hành cho hệ thống phân phối phim của Liên Xô và cũng rất được khán giả Liên Xô yêu thích. Bộ phim "Mission to Moscow" đặc biệt thành công bên ngoài Mỹ, ở Liên Xô ở Anh và Trung Quốc.
Ngay sau khi bộ phim được phát hành tại Mỹ, một bản sao của nó cũng đã được đưa đến boongke của Hitler. Trùm tuyên truyền quốc xã Goebbels đã viết một mục về điều này trong nhật ký của mình vào tháng 5 năm 1943. Hắn ta cũng nhận được thông tin về chuyến đi của Davies đến Mátxcơva, và đã gọi ông Davies là "cái phòng khách của Bolshevik", một loại người "nguy hiểm" và ra lệnh cho báo chí Đức tuyên truyền tẩy chay cuốn sách và tác giả của nó.
Sau Thế chiến 2, ông Davies tiếp tục làm việc để duy trì mối quan hệ Xô-Mỹ, mối quan hệ mà khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, Washington bắt đầu có chủ ý làm sụp đổ. Davies là một trong những người tổ chức và là chủ tịch danh dự của Hội đồng quốc gia về tình hữu nghị Mỹ-Xô. Trong một bài phát biểu của mình, ông tuyên bố rằng: "Trong số tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc, sẽ không có ai trung thành, kiên định hơn trong việc duy trì và bảo vệ nền hòa bình vĩnh viễn hơn là nhân dân Liên Xô”. Cho đến cuối đời (ông mất ngày 9 tháng 5 năm 1958), J. Davies, bất chấp các cuộc tấn công liên tục từ giới chống Liên Xô thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, vẫn là một người bạn thực sự của đất nước Liên Xô.
PS: bên trên có cụm từ "tầng lớp thống nhất Mỹ". Cần giải thích thêm là nước Mỹ nhiều phe phái, ngay cả giới chính trị gia cũng có nhiều đường lối, quan điểm khác nhau. Do đó, không có sự thống nhất như một tầng lớp. Vì thế mà đặt cụm từ này trong ngoặc kép. Vấn đề là Stalin, nếu như không tận dụng được sự ủng hộ của giới chính khách mà Roosevelt là đại diện, nếu như coi nước Mỹ là đối thủ, là kẻ thù, thì cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại sẽ khó khăn, ác liệt hơn nhiều. Chiến tranh là một hoàn cảnh đặc biệt, trong đó cây giáo dài hơn, súng đạn nhiều hơn là thiệt hại, tổn thất ít hơn, là cơ hội chiến thắng nhiều hơn. Hình ảnh bên dưới là một minh chứng cho điều này. Quan điểm của Truman, TT kế nhiệm đã rất khác. Đó là sự trục lợi, là chủ nghĩa cơ hội. Về phía mình, Liên Xô nhận được 1 khẩu súng trong Lend-lease cũng đã bớt đi 1 khẩu cho phát-xít. Súng có lởm, nhưng giá trị là gấp đôi.
Cũng cần nói thêm rằng, KKE gây chiến ở Hy Lạp và giấc mộng Đại Nam tư của Tito cũng là một phần nguyên nhân của Chiến tranh lạnh.

Truman: "Nếu chúng ta thấy Đức đang thắng thì chúng ta phải
giúp Nga và nếu Nga đang thắng thì chúng ta phải giúp Đức và
đấy là cách để họ giết nhau nhiều nhất có thể,..."


Hầu hết văn sĩ đều chống chiến tranh!

 Họ là giới mang tâm hồn yếu đuối, nhạy cảm. Họ chống chiến tranh như bản năng sợ hãi chết chóc. Nhưng họ không thể giải thích tại sao có chiến tranh.

Ví dụ điển hình là nhà thơ Khoa. Sự bực tức tích tụ lâu ngày, giáo phái PLC làm lú lẫn, nhà thơ chỉ cần phán xét 1 câu là xong.

Ví dụ khác là cây cờ đỏ Hiếu Chế, theo nghĩa tích cực nhất của phản đối chiến tranh là xăng dầu giá cả đều tăng ảnh hướng đến cả nước. Còn cái máng cám Mỹ to đùng bác ta vẫn ăn dẫn bác ta đến chỗ chửi bới Putin và Nga như một thằng cờ vàng giẻ rách vô học.

Hiện tượng phản đối chiến tranh còn thấy ở những nhà văn cổ, như Lev Tolstoy, nhưng đó là câu chuyện khác.



Duy nhất một người, một nhạc sĩ tên tuổi chỉ ra nguyên nhân chiến tranh một cách căn bản, đó là John Lennon, hãy lắng nghe ca khúc Imagine.

Ba nguyên nhân-động lực gồm: tôn giáo, địa chính trị, thị trường-kinh tế. Dĩ nhiên, khi nói đến Hybrid War, có nghĩa là bao gồm cả sự hội tụ của 2 hoặc cả 3 và và các nguyên do thứ cấp khác.

John Lennon đã chỉ ra 3 nguyên nhân này cách cao siêu ý tứ nửa thế kỷ trước. Chính xác hơn, vào ngày 9 tháng 9 năm 1971 với IMAGINE, một ca khúc ca ngợi hòa bình nhưng thực ra đã chỉ ra 3 nguyên nhân của chiến tranh. Cũng cần nói rằng, “The Beatles” ,có rất nhiều ca khúc chống chiến tranh, cổ vũ cho hòa bình. Thậm chí được coi là lá cờ đầu chống chiến tranh Việt nam.

Imagine như mời gọi mọi người mơ về một thế giới không thiên đường, không địa ngục và không tôn giáo, tất cả sống trong hiện tại và không lo lắng về bất kỳ loại cứu rỗi nào trong tương lai. Thế giới ấy cũng không có quốc gia để có tham vọng địa chính trị, không có gì để bắn giết hay lý do để chết. Còn thứ 3, đó cũng là nơi không có của cải, lòng tham hay đói khát, không có tranh cướp của cải, tài nguyên nào.

Vì vậy, Lennon đã sử dụng giấc mơ hòa bình, một giá trị được chia sẻ bởi phần lớn nhân loại, để tố cáo những lý do chiến tranh: tôn giáo, địa chính trị và lòng tham của cải. 

***

Các vấn đề vẫn còn hiện hữu ngày nay, được trình bày qua một số bài phát biểu về Chiến tranh ở Ukraine, cũng đúng như Lennon đã chỉ ra.

1. Vào tháng 3 năm 2022, Giáo hoàng Francis tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine không phải là một “hoạt động quân sự”, mà là một cuộc chiến gây ra “chết chóc, tàn phá và đau khổ”, trái ngược với câu chuyện của Moskva. Hơn nữa, vị Giáo hoàng quy trách nhiệm cho nhà lãnh đạo Nga về tình hình này và yêu cầu "dừng ngay cuộc thảm sát”. 

Thượng phụ Kirill của Nhà thờ Chính thống Nga trả lời: “Mọi người cần có có quyền tự do thực hành đức tin của họ và nói ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, mà không bị đàn áp chính trị”. Trên thực tế, đó là câu đáp trả Giáo hoàng khi gợi nhắc rằng người dân Donbas ở đông nam Ukraine đã bị áp đặt Công giáo và bạo lực của chính phủ Ukraine cùng các nước phương Tây, kể từ năm 2014, khi họ chống lại những mối quan hệ lịch sử và văn hóa với Nga.

Sẽ không sai khi nhắc đến mối xung đột tôn giáo lâu đời giữa DT và Công giáo, giữa Công giáo và Chính thống giáo, và dĩ nhiên, những cuộc Thập tự chinh đẫm máu. Đó là thời Đại Schism năm 1054 giữa các nhà thờ Công giáo La Mã và Chính thống giáo phương Đông, khi bắt đầu cuộc tranh chấp giữa Rome và Constantinople về địa vị thừa kế thực sự của Văn minh Cơ đốc giáo. Vài thế kỷ sau, sau Đại Schism, các cuộc đụng độ đã đi theo một con đường khác do sự độc lập của Nhà thờ Chính thống Nga khỏi Constantinople vào năm 1448 và sự kết thúc của Đế chế Byzantine vào năm 1453. Nói cách khác, để tìm ra các cách tiếp cận khác nhau liên quan đến các sự kiện gần đây ở Ukraine, người ta phải xem xét cẩn thận cách các sự kiện này.

2. Phát biểu thể hiện động lực xã hội nặng nề của chiến tranh và hòa bình đã diễn ra vào tháng 6 năm 2022. Ngoại trưởng Anh, Liz Truss, đã cung cấp một số thông tin cho Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vương quốc Anh về chính sách đối ngoại. Vào một thời điểm cụ thể, Nghị sĩ Đảng Lao động Chris Bryant đã nói về sự ủng hộ và quan hệ đối tác giữa Anh và Ả Rập Xê-út, được mô tả là một chế độ độc tài, chẳng hạn, chịu trách nhiệm cho 81 vụ hành quyết trong một ngày và vụ giết người của Jamal Khashoggi, nhà báo Ả Rập Saudi.

Sau một số nỗ lực không đưa ra được gì ngoài câu trả lời theo nghị định thư và có lẽ do không hài lòng rõ ràng với các câu hỏi, ngoại trưởng Liz Truss đã tiết lộ các mục tiêu chính và bản chất địa chính trị trong chính sách đối ngoại của Anh. Theo đó: “Điều tôi tập trung vào là đảm bảo rằng chúng ta đang đối phó với các mối đe dọa lớn đối với thế giới. Mối đe dọa số một mà chúng ta đang đối phó vào lúc này là mối đe dọa từ Nga. Để làm được điều đó, chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta có các nguồn năng lượng thay thế. Một trong những nguồn năng lượng quan trọng là vùng Vịnh. Chúng ta không giao dịch trong một thế giới hoàn hảo. Chúng ta đang đối phó với một thế giới mà chúng ta cần phải đưa ra những quyết định khó khăn. Và tôi nghĩ rằng việc chúng tôi xây dựng mối quan hệ thương mại chặt chẽ hơn với các quốc gia vùng Vịnh là đúng đắn”.

Tuyên bố này giúp tiết lộ các lực lượng địa chính trị xác định mối quan hệ giữa các cường quốc, các đề xuất chính của họ và tính hợp lý chiến lược của họ. Liz Truss cũng gợi lại truyền thống lâu đời về chính sách đối ngoại và địa chính trị của Vương quốc Anh. Truyền thống này nằm trong chính sách của đế quốc Anh vào thế kỷ 19 chống lại Nga, chẳng hạn như trong Trò chơi vĩ đại của châu Á, mà các yếu tố mà Alfred Mackinder đã sử dụng để xây dựng lý thuyết trung tâm nổi tiếng của mình vào năm 1904. Theo ông ta, mối quan tâm thích đáng nhất của người Anh cần phải là khu vực trung tâm, nơi, nói thẳng ra, là đất Nga. Nó là một pháo đài không thể tiếp cận trước sự bao vây của sức mạnh hàng hải đối với cường quốc lục địa hoặc cận biên của Âu-Á, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sức mạnh của bất kỳ quốc gia nào có thể chinh phục nó. Vì vậy, rõ ràng là ý tưởng “mối đe dọa Nga” vẫn tiếp tục là định hướng cho chiến lược và chính sách an ninh của Anh quốc, bao gồm cả các lập trường của nước này liên quan đến Chiến tranh ở Ukraine.

Nhưng vào tháng 6 năm 2022, một thành viên QH Tây Ban Nha, Barcelona en Comú - Nghị sĩ Gerardo Pisarello đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid. Theo ông ấy, “Hội nghị thượng đỉnh này được tổ chức về cơ bản là để củng cố các ưu tiên địa chiến lược của Mỹ, không phải là về Ukraine hay châu Âu và trên hết là về việc làm suy yếu Trung Quốc. Các quý ông, đó là lý do tại sao Mr. Marshall đã không đến hội nghị thượng đỉnh này với một loạt các khoản đầu tư xanh và xã hội dưới tay của mình. Ông ta đã không đến với Thỏa thuận xanh mới (Green New Deal) dưới tay mình. Ông ta đã đến để bán cho chúng tôi - với giá cao, khí đá phiến gây ô nhiễm của ông ta, hạt giống GMO của ông ta, và trên hết, vũ khí của Lockheed Martin và ngành công nghiệp chiến tranh của ông ta. Và ông ta đến để nói với chúng tôi rằng, còn hơn cả việc làm cho chiến tranh kết thúc, những gì chúng tôi cần là nuôi sống nó”.

3. Phát biểu của Nghị sĩ Tây Ban Nha tiếp cận một trong những lý do lịch sử của các cuộc chiến tranh, đó là lợi ích kinh tế. Một hành vi xã hội trở nên trầm trọng hơn rõ rệt bởi một hệ thống mà mục tiêu chính là tích lũy vốn qua tranh giành thị trường (tài nguyên, nhân công) và tích lũy vốn. Kể từ khi bắt đầu củng cố hệ thống CNTB, chiến tranh đã có một quy luật trung tâm. Theo nhà sử học nổi tiếng người Bỉ Henri Pirenne, mối quan hệ giữa chiến tranh và tích lũy vốn cũng đã được thể hiện rõ rệt kể từ các cuộc Thập tự chinh trong bối cảnh thời kỳ Phục hưng kinh tế châu Âu vào thế kỷ XII. Nói theo cách riêng của Pirenne, “Một kết quả lâu dài và thiết yếu của các cuộc thập tự chinh là để lại cho các thị trấn của nước Ý, và ở mức độ thấp hơn, các thị trấn của Provence và Catalonia, trở thành chủ nhân của Địa Trung Hải. Mặc dù không thành công trong việc giành lấy các thánh địa Hồi giáo, và mặc dù không hơn gì một vài nơi trên bờ biển Tiểu Á và trên các hòn đảo, nhưng ít nhất cũng cho phép Tây Âu không chỉ độc quyền toàn bộ thương mại từ Bosporus và Syria đến eo biển Gibraltar mà còn phát triển ở đó hoạt động kinh tế và tích lũy tiền vốn để dần dần tự mở rộng ra đến tất cả các vùng đất phía bắc dãy Alps.”

Khả năng dàn xếp tránh đối đầu giữa các quốc gia phụ thuộc nhiều hơn vào kỹ thuật ngoại giao, các biện pháp kiểm soát và cân bằng có khả năng ràng buộc và ngăn chặn các hành vi bạo lực của các quốc gia hơn là khả năng loại bỏ tôn giáo, địa chính trị và kinh tế thị trường.


Chứng loạn thần tập thể Russophobia ở Latvia!


Latvia ngày 1 tháng 8, Ruslan Pankratov, một cựu phó Hội đồng thành phố Riga đã bị đặc vụ của Cơ quan An ninh bắt giữ sau khi gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ tại khu vực Matxcova thuộc Riga. Lý do bắt giữ Pankratov chỉ là “Ủng hộ Nga”.

Thực tế, hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine đã đẩy chứng Cuồng sợ Nga – Russophobia lên một tầm cao mới. Giới chức cầm quyền Latvia thường xuyên kêu gọi "lên án hành động xâm lược" và cảnh báo công dân không được phép đi thăm “quốc gia của kẻ thù” (như Nga và Belarus).

Ở Latvia cũng như 3 nước Baltic, các vụ bắt bớ, đe dọa những người có quan điểm "thân Nga" đã diễn ra rất nhiều và từ lâu mà không bị coi là vi phạm “quyền tự do dân chủ”. Việc thể hiện quan điểm bị coi là “thân Nga” bị ngăn chặn, bị cấm đoán hoàn toàn.

Không có gì ngạc nhiên. Giới cầm quyền công khai rằng, nếu công dân Latvia không lên án “Nga xâm lược láng giềng”, Nga "quốc gia khủng bố", không chỉ trích chính sách “đối ngoại hiếu chiến” Nga và "sự đàn áp người Nga bất đồng chính kiến trong nước"… thì tất cả là “Thân Nga”.

Thậm chí là vào ngày 19 tháng 7, đích thân ông TT Egils Levits công khai đe dọa tước quyền công dân bất cứ ai thiếu chứng sợ nước Nga vì như thế là họ xa lạ với cái mà ông ta gọi là “nước Latvia dân chủ". Còn theo sáng kiến ​​của phó QH Andrei Yudin, một dự luật sửa đổi cho phép các cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ giấy phép cư trú của những ai bị nghi ngờ “phủ nhận hoặc biện minh cho chiến tranh hoặc tội ác chiến tranh Nga”, điều này đồng nghĩa với trục xuất.

Mức độ Russophobia ở Latvia đã dâng cao chưa từng thấy. Dân chúng thậm chí sợ hãi né tránh những phát ngôn có từ “nước Nga” hoặc “người Nga”. Trong bối cảnh này, tình hình với cựu phó Riga, Ruslan Pankratov có vẻ rất nghiêm trọng. 

Ở Latvia, Pankratov là một trong số các thủ lĩnh hàng đầu của phong trào chống phát xít và bảo vệ quyền công dân. Các cộng sự cùng hoạt động trong “Đảng Hành động” của ông cũng đã bị liên lụy. Luật sư Alvis Pilags trong đảng này cũng vừa bị bắt ở Riga. Tổng cộng, sau khi bắt đầu chiến dịch SVO ở Ukraine cuối tháng 2, giới chức an ninh Latvia đã tiến hành hơn 100 cuộc điều tra “hoạt động chống phá nhà nước” hoặc ủng hộ “chính sách Nga” và bắt giữ hàng trăm người chỉ vì lý do “Thân Nga”.

 

Giới chức Latvia đã thường xuyên kêu gọi người dân báo cáo ngay lập tức thông tin chi tiết nhất có thể khi phát hiện ra “các dấu hiệu của hoạt động tội phạm đã nêu ra”. Một chiến dịch tố giác những người “có biểu hiện Thân Nga” qua đường dây nóng đã được phát động. Cổng thông tin Jauns .lv đăng các hướng dẫn chi tiết mà từ đó “công dân Lativa yêu nước" có thể đưa ra các đơn tố cáo.

Cuộc săn lùng phù thủy bắt đầu. Vladimir Linderman, một chính trị gia từ Riga và cũng là người đấu tranh cho quyền lợi của người nói tiếng Nga ở Latvia bình luận về những gì đang xảy ra: “Một mạng lưới các tình nguyện viên săn lùng những người mang “quan điểm sai trái” đang được tạo ra. Cần phải có can đảm để chống lại chứng loạn thần tập thể này."

Linderman từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của giới chức an ninh Latvia. Một cáo buộc đã dẫn Linderman đến phiên tòa tòa hình sự theo Phần 1 của Điều 74 Bộ luật Hình sự “Về việc tôn vinh và biện minh cho các tội ác chống hòa bình và tội ác chiến tranh”. Hình phạt tối đa của tội danh này lên đến 15 năm tù. Vào ngày 21 tháng 6 vừa qua, Linderman đã bị bắt giam và Tòa án Riga đã tuyên phạt anh ta. Những lời cuối cùng của Linderman là: “Tình trạng vô luật pháp đang xảy ra ở Latvia, nhưng nó sẽ không tồn tại được mãi. Hầu hết các luật sư và chính trị gia đối lập hoặc bị đe dọa hoặc đã không thể chống lại được sự cuồng loạn và tung hô sự trấn áp đang diễn ra  mà phương Tây chấp thuận”.

Đúng như vậy, dưới sự điều khiển của Washington và London, tiếng Nga và truyền thông Nga đã bị các nước Baltic cấm đoán từ lâu. Bây giờ họ đang thủ tiêu ngôn luận "Thân Nga" trong không gian thông tin công cộng. Tại Estonia, Harri Raudvere, phó hội đồng giáo xứ của đảo Saaremaa, đã bị khai trừ, chỉ vì ông này nói rằng Nga chỉ phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine, chứ không muốn chiếm đóng và tìm cách tránh thương vong cho dân thường. Điều này hóa ra đã đủ để gán cho Raudvere cái mác "Kẻ thù của Estonia", trong khi báo chí làm hoa mắt độc giả bởi đầy rẫy những tố giác tương tự về "những tên ngốc hữu dụng của Putin".

Rafal Kowalski, một nạn nhân của chứng cuồng “Thân Nga” nói rằng: Các thuật ngữ như “tự do ngôn luận ”và “nhà tù ”sẽ sớm trở thành đồng nghĩa ở Baltics”, Kowalski  đã bị thẳng tay đàn áp ở Lithuania, chỉ vì lý do bị cho là “tuyên truyền chủ nghĩa ly khai”. 

Vilnius chính thức công khai ý định tiêu diệt tất cả tiếng nói trái chiều và Diễn đàn  “Láng giềng Quốc tế” là một điểm ngắm chỉ vì nơi này đưa tin tức sự kiện thật và chủ trương quan hệ hòa bình với tất cả láng giềng. Lãnh đạo Bộ An ninh Nhà nước (DSB) đang chuẩn bị hồ sơ diễn giải rằng Diễn đàn này là nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia cho các công tố viên.

Điều này xảy ra sau 2 sự kiện: Thứ nhất, chủ tịch Diễn đàn, ông Algirdas Paleckis bị kết tội "làm gián điệp Nga" và, Thứ hai, một số thành viên của Diễn đàn đã đến thăm Moskva vào cuối tháng 7. GIới chức an ninh nhấn mạnh rằng: Chuyến đi “không được ủy quyền” này gây hại cho Litva và giúp tuyên truyền cho ĐIện Kremlin với những tuyên bố: Có nhiều chính trị gia ủng hộ Đức Quốc xã Ukraine; nhưng cư dân Ukraine bình thường phần lớn ủng hộ các định hướng giá trị khác, họ bị giới theo chủ nghĩa dân tộc đe dọa và mất tinh thần đến mức lo sợ cho cuộc sống của mình và của những người thân họ. 

Đầu tháng 8, vị Thứ trưởng Matas Maldeikis đã gửi tới Văn phòng Tổng Công tố một bức thư, trong đó nhấn mạnh rằng những “phát ngôn vô nghĩa” trong chuyến thăm Moskva là hành động chống Lithuania, và những kẻ này phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nói dối. 



Ivan Ilyin phát xít trong bài viết của Nguyễn Duy!


Nội dung này chỉ tập trung vào ý hiểu tư tưởng của tác giả Ivan Ilyin... Về chủ nghĩa phát xít… Đoạn đó như sau – Nguyễn Duy viết, chỗ gạch chân là sai khác so với nguyên văn:

Nguyên văn: “Фашизм возник как реакция на большевизм, как концентрация государственно-охранительных сил направо. Во время наступления левого хаоса и левого тоталитаризма – это было явлением здоровым, необходимым и неизбежным. Такая концентрация будет осуществляться и впредь, даже в самых демократических государствах; в час национальной опасности здоровые силы народа будут всегда концентрироваться в направлении охранительно-диктаториальном. Так было в Древнем Риме, так бывало и в новой Европе, так будет и впредь.

[Tư tưởng của Ilyin về chủ nghĩa phát xít có thể thấy quá rõ ràng trong các tác phẩm của ông ta. 

Ví như cuốn "Về chủ nghĩa phát xít" năm 1948, Ilyin viết:

"Chủ nghĩa phát xít phát sinh như một phản ứng cần thiết chống lại chủ nghĩa Bolshevik (cộng sản), một trong những lực lượng tiên phong bảo vệ chế độ tư bản. Trong thời kỳ bắt đầu sự hỗn loạn của chủ nghĩa toàn trị và phong trào cánh tả, nó (chủ nghĩa phát xít) là cần thiết, và tất yếu. Chủ nghĩa phát xít sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai, ngay cả ở những nước dân chủ nhất, trong những giờ phút nguy cấp, lực lượng chân chính (bọn phát xít) của nhân dân sẽ chuyên chính bảo vệ nó (chế độ). Nó diễn ra ở Đức, và nó sẽ diễn ra ở Châu Âu mới, và sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai".]

Biên dịch lại, chỗ gạch chân là sai khác:

[Hiện tượng Fascism như một phản ứng với chủ nghĩa Bolshevism, như một sự tập trung các lực lượng bảo vệ-nhà nước. Trong thời kỳ bắt đầu sự hỗn loạn cánh tả và chủ nghĩa toàn trị cánh tả - đây là một hiện tượng mạnh, cần thiết và không tránh khỏi. Sự tập trung này sẽ tiếp tục cả trong tương lai, ngay cả những nhà nước dân chủ nhất; trong thời nguy cấp của nhà nước, lực lượng mạnh của nhân dân sẽ luôn luôn được tập trung theo hướng chuyên chế-bảo vệ. Vì vậy, hiện tượng như thế đã tồn tại La Mã cổ đại, cũng như thế châu Âu mới, và cũng sẽ như thế từ nay về sau.]

Với ý tứ, tư tưởng về một cái gì đó, không có nghĩa là người mang tư tưởng này ủng hộ/thân thiết với cái mà họ đề cập. Mà đó là ý kiến, quan điểm, thậm chí là phê phán.

Ilyin viết: Fascism như một phản ứng với chủ nghĩa Bolshevism, như một sự tập trung các lực lượng bảo vệ-nhà nước.

Điều này đúng, đúng tận ngày nay, dù Bolshevism không còn thì vẫn còn chủ nghĩa tự do cánh tả (chủ nghĩa phá hoại nhà nước) [1] mà Bolshevism là một thành phần. Cái sự đúng là lực lượng bảo vệ (cánh hữu hay bảo thủ – tạm vậy) và họ bảo vệ nhà nước chứ không phải chỉ bảo vệ CNTB. Ý cuối của đoạn văn, tác giả chỉ ra tận thời kỳ Roma cổ đại.  

Một minh chứng: HC THUYT BO TOÀN ÔN HÒA CA PUTIN


Ilyin viết: Sự tập trung này sẽ tiếp tục cả trong tương lai, ngay cả ở những nhà nước dân chủ nhất; trong thời nguy cấp của nhà nước, lực lượng mạnh của nhân dân sẽ luôn luôn được tập trung theo hướng chuyên chế-bảo vệ.

Lại càng đúng, những gì đang xảy ra ở Ukr là khẳng định sớm nhận định của tác giả từ thập kỷ 40-50. Sự tập trung lực lượng mà Ilyin chỉ ra thì chính Putin đang làm. Lạ chưa!? Sự tập trung mà tác giả đề cập là lực lượng bảo vệ nhà nước (phe bảo thủ - tạm gọi) và ông tiên đoán lực lượng này vẫn tiếp tục tồn tại trong tương lai. Không có bất cứ ý hiểu nào tác giả viết chủ nghĩa phát xít tồn tại trong tương lai. Để rồi căn cứ vào đó ám chỉ TT Nga Putin đang đọc sách của Ilyin là đang học hay đang vận dụng chủ nghĩa phát xít. 

 

Nguyễn Duy viết, chỗ gạch chân là sai khác so với nguyên văn:

Nguyên văn: “Наконец, фашизм был прав, поскольку исходил из здорового национально-патриотического чувства, без которого ни один народ не может ни утвердить своего существования, ни создать свою культуру.

["Cuối cùng chủ nghĩa phát xít là đúng đắn, bởi vì nó xuất phát từ tình cảm dân tộc-yêu nước lành mạnh mà không một quốc gia nào (ngoài chế độ phát xít) có thể làm được trong việc tạo ra một bản sắc riêng của chính họ".]

Biên dịch lại, chỗ gạch chân là sai khác:

[Cuối cùng, Fascism đã đúng, bởi vì nó xuất phát từ tình cảm dân tộc-yêu nước lành mạnh, mà thiếu nó không có một dân tộc nào tồn tại hay khẳng định được sự tồn tại của mình, cũng không tạo lập được nền văn hóa của mình.]

Third Reich đã sử dụng fascism như một công cụ, phương tiện, tạo ra sức mạnh khủng khiếp như thế nào thì rõ ràng không cần chứng minh nữa. Liên Xô suýt chết đó. Đó là cái đúng của fascism, cái đúng của sự lấy tình cảm dân tộc làm điểm xuất phát và tạo ra sức mạnh từ đó.  

Tác giả Ilyin đã đúng khi chỉ rõ điều này, 'thiếu nó' của tác giả là thiếu tình dân tộc-yêu nước chứ không phải là thiếu phát xít như ý hiểu của cậu học trò Duy. Thậm chí điều này là vấn đề thời sự hiện này. Còn cậu học trò, trong khi cố chằng buộc cái gì đó vào cổ tác giả đã vô tình đánh đồng dân tộc-yêu nước với fascism.

Và để củng cố cho quan điểm Nga-Putin phát xít – như cách giải bài toán đã biết trước đáp số, cậu học trò đáng thương đã chọn những gì mình cho là tiêu cực, là tư tưởng phát xít của tác giả Ilyin, trong khi bỏ qua nhiều đoạn cực kỳ quan trọng của tác giả. Trong đó tác giả chỉ rõ mối liên hệ của fascism với CNTB, với đế quốc Mỹ [2], đồng thời phê phán sai lầm chết người của fascism.

Ví dụ một đoạn: 

“Tuy nhiên, cùng với điều này, chủ nghĩa phát xít đã phạm phải một loạt sai lầm nghiêm trọng và khủng khiếp, quyết định đến cơ chế chính trị và lịch sử của nó và đặt cho chính nó một cái tên mang màu sắc ghê tởm mà kẻ thù của nó không bao giờ mệt mỏi nhấn mạnh. Vì vậy, đối với các phong trào chính trị và xã hội tương tự trong tương lai, cần phải chọn một cái tên khác. Và nếu ai đó gọi phong trào của anh ta bằng tên cũ của nó (chủ nghĩa phát xít hoặc chủ nghĩa quốc xã), thì sẽ bị hiểu là một ý định làm sống lại tất cả những lỗ hổng và sai lầm chết người trong quá khứ.

Những sai lầm này đã làm thương tổn chủ nghĩa phát xít, khiến toàn bộ các đảng phái, các dân tộc và các quốc gia chống lại nó, dẫn nó đến một cuộc chiến tranh không thể chịu đựng được và phá hủy nó. Sứ mệnh văn hóa và chính trị của nó đã thất bại, và yếu tố cánh tả tràn ra với sức mạnh còn to lớn hơn.

Hãy hy vọng rằng những người yêu nước Nga suy nghĩ thấu đáo tận gốc rễ những sai lầm của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã và không lặp lại chúng.”

"Về chủ nghĩa phát xít" chỉ là một đoạn ngắn vài trang trong cuốn sách dài gần 500 trang "Nhiệm vụ của chúng ta". Cả cuốn sách là những vấn đề khác, nhiệm vụ hoàn toàn khác. Cắt trích ra một đoạn đã là hiểu sai về cuốn sách, về Ilyin. Ngay cả đoạn trích cũng bị diễn giải sai thì thật là đáng trách, nhất là với cậu học trò có học hàm học vị cao này. 

Những vấn đề, những nhiệm vụ mà tác giả Ivan 
Ilyin chỉ ra, thì nước Nga đang thực hiện vào lúc này.

***

Lời bàn:

Cái sự học vấn ở những miền đất chưa hòa giải hòa nhập vào đất Mẹ có rất lắm vấn đề, cũng là vấn đề tái lập quốc xưa cũ: kém bề dày văn hóa truyền thống, ô nhiễm nặng nề chủ nghĩa tân-tự do cấp tiến phương Tây (cũng như ô nhiễm nặng nề Maoit và Trotskist trước kia và hiện nay); mơ mộng lập quốc thì chỉ cần cắm con; nhìn nắm đô la lẻ bay phấp phới là quên 15 triệu tấn bom đạn, hàng chục triệu tấn chất độc hóa học, quên luôn miền Bắc đã chịu đựng, hy sinh ra sao. Do đó cần hiểu biết môi trường mình đang sống mà cố gắng nỗ lực gấp đôi, gấp ba.

Hãy nhớ lời người thầy vĩ đại Kurt Godel dạy: “Bất cứ cái gì đóng kín không thể giải thích cho chính nó và chỉ có thể tồn tại trong ngụy biện”. Do đó, phải đứng ở vị trí khách quan, đứng ra ngoài môi trường và sự kiện để bao quát được vấn đề.

Bài văn của cậu học trò lớp 7 này chỉ được 4 điểm, chấm cho sự tìm tòi, phân tích. Có tìm tòi phân tích là đáng hoan nghênh, khích lệ vì ít nhiều có học vấn khi mà cả đám cờ đỏ với cuồng cộng chỉ cần lên phây phán 1 câu là xong – y chang cha già Vịt tọc Ulyanov Blanker với cụ cố Isidore Jacobin đứng chỉ tay 5 ngón: Kẻ thù của nhân dân! Thế là xong, 20 triệu nhân dân Nga nằm dưới mồ.  

Không phải là vài cá thể, mà là có những thế lực, lực lượng chính trị đang lợi dụng sự kiện Ukraine tấn công chủ nghĩa yêu nước, sách động nghị sự lâu đời “Bài Nga, Thoát Hán… puppet Mỹ”.

Cuối cùng! Đây ko phải chuyện bới bèo ra bọ, mà là chuyện cũ của cụ Hồ: Tây không đáng lo, Tàu cũng không đáng sợ. Bác sợ nhất là các chú! Các chú cứ phăm phăm ôm phản lao ra biển thì ai cứu được.

Chuyện ngoài lề: Sách của Ivan Ilyin không phải là mới xuất hiện gần đây như cậu học trò nói, tuyển tập Ivan Ilyin có từ năm 1993. Không phải sớm, cũng không muộn, nhưng chính Liên Xô cấm đoán nó bởi một lý do không cần phải tranh cãi: có 1 số loại CNCS căm thù chủ nghĩa yêu nước, thù đến tận khi sụp đổ và vì thế nó sụp đổ.


Ghi chú:

[1] chủ nghĩa tự do cánh tả (chủ nghĩa phá hoại nhà nước), chính hội này mà Karenski làm đại diện, cùng Hội Tam Điểm chủ trò đã lật đổ Sa Hoàng trong cuộc cách mạng tháng 2, lập chính phủ chuyển tiếp. Bolshevik tiếp tục lật đổ chính phủ chuyển tiếp trong cách mạng tháng 10 để năm quyền.

[2] mối liên hệ của fascism với CNTB, với đế quốc Mỹ: Khơi mào WW-II tuyệt nhiên không phải là "Hitler khát máu" tự mình đến được quyền lực Đức. WW-II là dự án của các đầu sỏ tài phiệt quốc tế, các ông chủ Anh-Mỹ. Xem Phần 1Phần 2;

 




Ai ko theo tao, kẻ đó là Phát xít!

 

Không phải là một số, mà rất nhiều các nhân vật hoạt động FB trước các sự kiện ở Ukr quay xe ủng hộ Ukr nói chung và qui kết nước Nga và Putin theo chủ nghĩa phát xít. Để đạt được điều này, họ tìm một số bức tượng, các nhân vật người Nga, thậm chí là bạn bè của Putin mà họ cho là là “theo phát xít” để khẳng định: Putin là phát xít.

Càng đỏ càng nhanh bay màu, càng cuồng tín càng chóng trở cờ. Cái lý luận bắc cầu kiểu này rất buồn cười nhưng lại khá thịnh hành.

Ví dụ, lý sự của các cây cờ đỏ, lãnh tụ mạng, có mức trí não ngang với trẻ trâu như thế này:

Ivan Ilyin là phát xít, theo chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng, Putin đọc sách của Ivan Ilyin => Kết luận: Putin phát xít!

Utkin có hình xăm SS => Utkin là phát xít!

Utkin thành lập PMC Wagner => Wagner là phát xít!

Putin nhậu nhẹt Utkin trong Điện Kremlin, lại sử dụng PMC Wagner => Putin là phát xít!

Hitler lấy đâu ra 7 triệu lính để tấn công Liên Xô các bạn nhể? Chưa kể hàng triệu khác cày cuốc trên đồng, làm lụng cật lực trong nhà máy vũ khí.

À, hắn lấy từ giai cấp vô sản tăm tối, ngộ độc tuyên truyền.

***

Ivan Ilyin (1883-1954) là nhà triết học, luật gia người Nga, một trong những nhân vật sáng giá nhất trong công cuộc phục hưng tôn giáo ở Nga nửa đầu thế kỷ 20. Ông mang tư tưởng, đạo đức Nga cũng như quan niệm chính trị - xã hội rất khác thời cuộc mà ông sống – thời Bolsheviks và CS.

Nhưng không có bất cứ bằng chứng nào Ivan Ilyin tham gia hoạt động chính trị, ủng hộ phát xít hay tư tưởng cực đoan, chủng tộc. Để trình bày rõ sẽ rất dài, nhưng vài tình tiết dưới này đủ để bác bỏ suy diễn:

Ở Nga, Ilyin bị Bolshevik bắt giữ 6 lần, 2 lần đưa ra xét xử nhưng đều không kết tội danh. Lần bị bắt cuối cùng, ngày 4 tháng 9 năm 1922, ông bị buộc tội “không hòa giải với CQ Công nông và không ngừng các hoạt động chống Xô viết”.

Vào ngày 26 tháng 9, Ilyin và vợ, cùng với một nhóm lớn các nhà khoa học, triết gia và trí thức Nga bị trục xuất. Có hàng trăm ngàn trí thức lớn, nếu không phải là hàng triệu người như Ilyin bị trục xuất thời kỳ này.

Ở Đức, Ilyin tham gia tổ chức Học viện Tôn giáo-Triết học, Hiệp hội Triết học và xuất bản tạp chí.

Vào tháng 1 năm 1923, Ilyin khai trương Viện Khoa học Nga tại Berlin. Viện trở thành nơi giảng dạy về luật, lịch sử các học thuyết đạo đức, nhập môn Triết học, văn học, văn hóa Nga và thế giới.

Ivan Ilyin bắt đầu xuất bản các tác phẩm triết học lớn của ông từ năm 1925.

Cũng thời kỳ này, ông nhận ra bộ mặt thật của chủ nghĩa Quốc xã và phản đối nó. Năm 1934 (6 tháng sau khi Hitler nắm quyền), Ilyin bị buộc phải ra khỏi Viện khoa học vì từ chối giảng dạy chương trình của đảng Quốc xã.

Năm 1938, Gestapo thu giữ tất cả các tác phẩm mà Ilyin đã xuất bản và cấm ông xuất hiện trước công chúng, cấm đi khỏi nơi cư trú. Không còn nguồn sống, tháng 7 năm 1938, nhờ bạn bè giúp đỡ Ilyin đã chạy trốn được khỏi Đức sang Thụy Sĩ, nơi vẫn còn là trung lập.

Tuy nhiên, với áp lực của Đức quốc xã, tại Thụy Sĩ, ông cũng bị cấm hoạt động chính trị. Năm 1954, Ivan Ilyin qua đời và được chôn cất tại Zollikon gần Zurich.

Ivan Ilyin để lại nhiều tác phẩm lớn về triết học, lịch sử và văn hóa.

Ghi chú: Trích từ tiểu sử nhà triết học Nga Ivan Ilyin, được các nhà xuất bản Nga hiện nay đăng.

 



 



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...