Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS trở thành công cụ quan trọng của các ông chủ tài phiệt trong
thời kỳ WW-II. Nó là tiền đồn ở châu Âu của giới tư bản Mỹ và đóng vai trò cầu nối giữa 2 giới tư bản Anglo-Saxon và Đức, nó còn là một thứ xuất cảng ngoại độc đáo của giới tư bản toàn cầu, và nó cũng tạo ra cho họ sự che chắn trước những làn gió chính trị, chiến tranh, cấm vận khác nhau… Mặc dù BIS cơ bản là ngân hàng thương mại công khai, nó lại được miễn trừ khỏi sự can thiệp của các chính phủ và thậm chí miễn thuế cả lúc chiến tranh và thời bình, cũng như được bảo đảm bởi hiệp ước quốc tế ký năm 1930 ở Hague.
Sáng lập chính của BIS là ngân hàng Cục dự trữ liên bang FED ở New York qua trung gian Morgan, giám
đốc Ngân hàng Anh Montagu Norman, các nhà tài chính Đức Hjalmar Schacht
và Walter Funk (người sau này thay thế Schacht trong vị trí chủ tịch ngân hàng
Reichsbank ), và Emil Pul.
Trong số các sáng lập viên của BIS có ngân hàng TW Anh, Pháp,
ý, Đức, Bỉ và một loạt các ngân hàng tư nhân, họ ký kết hiến chương cho BIS. FED tham gia tích cực vào việc thành lập BIS nhưng vì những lý do chính trị nên không làm sáng lập viên. Phía Mỹ ký hiến chương BIS có các nhà băng tư nhân Fyorst Neshnl Bank của New York, J. P. Morgan &
Co. và Fyorst Neshnl Bank của Chicago – tất cả họ đều nằm dưới đế chế Morgan. Nhật Bản cũng có đại diện là các ngân hàng tư nhân. Trong các năm 1931-1932, có 19 ngân hàng TW châu Âu tham gia liên kết với BIS. Chủ tịch BIS đầu tiên là người
của dòng họ Rockefeller - Gates Makgarr. Năm 1933 ông ta thôi chức và
thay thế là Leon Frezer, 1 người từ
Mỹ và là thuộc hạ của Morgan. Trong các năm WW-II, làm chủ tịch BIS 1 lần nữa
là người Mỹ Thomas Harrington Makkitrik.
Về việc BIS hoạt động như thế nào trong
mối lợi ích của Third Reich thì đã được viết rất nhiều (4). Trong những năm chiến
tranh, BIS đã tiến hành thanh toán hàng hóa cung cấp từ các nước khác nhau cho
Đức, trong số đó có cả các nước là đối thủ chiến tranh của Đức. Sau sự kiện Pearl
Harbour nhiều năm, BIS vẫn được đề cập trên tất cả các chỉ dẫn chính thống như ngân
hàng-tin tức của FED Mỹ. Những năm chiến tranh, BIS nằm dưới quyền kiểm soát
của phát xít, nhưng người Mỹ Thomas Harrington Makkitrik vẫn làm chủ tịch của nhà
băng này. Trong khi trên khắp các mặt trận, binh lính bị giết chóc, còn ở
Basel vẫn là các cuộc họp quản trị của BIS với sự tham gia của các nhà băng Đức,
Nhật, Ý, Bỉ, Anh và Mỹ. Ở đây, trong "nhà băng xuất cảng ngoại" Thụy Sĩ,
sự hiểu biết lẫn nhau bao trùm, ở đây công việc chung khẩn trương của các quốc gia
đối đầu trên chiến trường vẫn trôi chảy.
Trong điều kiện chiến tranh, BIS trở
thành nơi để vàng bạc phát xít Đức ăn cắp được từ các nước khác nhau luồn qua. Tháng
3 năm 1938, sau khi binh lính Hitler tiến vào Vienna, phần lớn vàng của Áo bị
đánh cắp đã được chuyển đến tủ sắt của BIS. Vàng của NHTW Czech cũng như vậy,
đó là số vàng trị giá 48 triệu đô la. Đó là lúc bắt đầu chiến tranh, còn sau đó vàng
bắt đầu ồ ạt chảy vào BIS, nó là vàng Third Reich bòn rút trong các trại tập trung,
cướp bóc của dân chúng các nước chiếm đóng (đồ trang sức, mũ miện, chế tác mỹ nghệ,
etc). Chúng được gọi là vàng Nazi và thường được chế biến như nguyên liệu thành
thỏi tiêu chuẩn và đem đến BIS, các nhà băng Thụy Sĩ khác hay đem ra khỏi biên giới
châu Âu. Sau sự kiện Pearl Harbour, nghĩa là sau khi Mỹ tham chiến, theo nhà nghiên
cứu Mỹ Ch. Hayem, Nazi đã đem đến BIS cất giữ 1 lượng vàng trị giá khoảng 378 triệu
đô la.
Câu chuyện chiếm đoạt vàng của Czech bởi phát xít Đức với sự trợ giúp của BIS cần phải nói chi tiết hơn. Các chi
tiết của chiến dịch quét dọn này về sau đã được giải mật 1 phần tài liệu lưu
trữ bởi Ngân hàng Anh năm (5). Tháng 3 năm 1939 binh lính Hitler chiếm đóng Prague.
Quân phát xít, đe dọa bằng vũ khí, yêu cầu giao nộp bảo vật quốc gia – vàng
dự trữ giá trị 48 triệu đô la. Ban quản trị ngân hàng sợ hãi khai báo, vàng đã
được chuyển đến BIS. Sau này người ta biết rõ, vàng ở Basel sau đó được đem đến
cất giữ ở Ngân hàng Anh. Theo lệnh từ Berlin vàng được chuyển từ tài khoản Reichsbank
sang BIS, và cuối cùng vàng vật lý nằm tại Ngân hàng Anh. Ngân hàng Anh bắt đầu
thực hiện các hoạt động khác nhau với vàng theo lệnh đến từ Berlin (từ Reichsbank)
đến BIS, sau đó chuyển tiếp đến London. Ở đây lộ ra sự cấu kết tay ba: nhà băng
Reichsbank của Hitler, BIS và Ngân hàng Anh. Theo cách này, ở Anh năm 1939 bắt
đầu nổ ra 1 vụ bê bối thực sự, bởi Ngân hàng Anh đã làm ăn với vàng của Czech, với
các đội đến từ gold theo lệnh từ Berlin và Basel, mà không phải là từ chính phủ
Czech. Đặc biệt, trong tháng 6 năm 1939, còn 3 tháng trước khi tuyên chiến giữa
Đức và Anh, Ngân hàng Anh đã giúp Đức bán vàng lấy 440 nghìn bảng và chuyển số
vàng dự trữ của Đức đến New York (Đức biết rõ trong trường hợp xâm lược Ba Lan,
Mỹ không hề tuyên chiến). Ngân hàng Anh đã tiến hành chiến dịch bất hợp pháp với vàng của Czech có sự đồng thuận về đường lối của chính
phủ Anh. Ttg Anh Nevill Chamberlain, bộ trưởng tài chính John Simon,
các nhân vật cao cấp khác đã cuống hết cả lên và bắt đầu dối trá
1 cách miễn cường (bảo là, vàng đã được chuyển trả chủ nhân hợp pháp hay không giao
trả Reichsbank). Chỉ khi các lưu trữ của Ngân hàng Anh được công bố gần đây mới
thấy, các nhân vật hàng đầu trong chính phủ Anh đã lừa dối, che đậy cho mình, cho
Ngân hàng Anh và BIS. Sự phối hợp hoạt động 1 cách tội lỗi của Ngân hàng Anh và
BIS rõ ràng là nhờ Montagu Norman, giám đốc Ngân hàng Anh và tại vị qua suốt
cả cuộc chiến tranh, cũng là kẻ không giấu diếm sự đồng cảm với phát xít.
Năm 1944, tại Hội nghị quốc tế ở Bretton-Woods
(Mỹ) diễn ra cuộc bàn thảo các kế hoạch cho trật trự tài chính thế giới tương
lai, câu hỏi về vai trò khó coi của BIS trong chiến tranh thế giới và việc làm
của BIS với phát xít Đức bất ngờ nổi lên. Bỏ đi nhiều tình tiết, hội nghị này
đã rất khó khăn nhưng cuối cùng đã thành công trong việc ra nghị quyết đóng cửa
BIS (một loạt đại diện Mỹ và quan sát viên đã cố để ngăn cản nghị quyết như vậy).
Nhưng các ông chủ đã làm ngơ nghị quyết của hội nghị và BIS vẫn hoạt động đến
tận ngày nay. Không những thế nó còn mở rộng đến hàng chục quốc gia. Những hứa
hẹn về công bố thông tin hoạt động BIS trong thời kỳ chiến tranh WW-II cũng không bao giờ được thực hiện, nó vẫn là bí mật và điều này đã
giúp sức che đậy sự thật về WW-II đến tận ngày hôm nay (6).
Cuối cùng, cũng cần phải nói ít lời về
vị giám đốc nhà băng Reichsbank, bộ trưởng kinh tế Third Reich Hjalmar Schacht
(1877-1970). Hắn ta là nhân vật chủ chốt trong cỗ máy chiến tranh Third Reich, là đại diện toàn quyền và đặc biệt của giới tư bản Anh-Mỹ tạo Đức. Năm 1945, hắn bị đem ra tòa quân sự quốc tế Nuremberg, nhưng ngày 1 tháng 10 năm 1946, hắn được trắng án. Schacht bước ra khỏi Nuremberg như thể đã được tắm rửa toàn hoàn toàn sạch sẽ. Không những vậy, ít năm sau Schacht lại 1 lần nữa hành nghề nhà băng, hắn mở và đứng đầu Schacht GmbH tại Dusseldorf. Cũng như Hitler, vì lý do nào đó không rõ đã mất tích bí hiểm và không thể xuất hiện tại Nuremberg – hắn ta đã trốn thoát khỏi những tội lỗi vô cùng kinh tởm mà hắn cùng đồng bọn gây ra.
Dường như, chẳng có gì đáng chú ý, nhưng
thực tế này 1 lần nữa giúp người ta hiểu, sắp đặt WW-II và một phần gặt hái của
nó cho các ông chủ Anh-Mỹ và những kẻ chúng đại diện ở Đức. Cùng những gã chủ này ngày nay đang muốn lặp lại lịch sử WW-II nhưng với kết cục khác.
(4) См., например: Хайэм Ч. Торговля с врагом. — М.: Прогресс, 1985
(5) Cм.: bankofengland.co.uk
(6) См.:
В.Ю. Катасонов. Бреттон-Вудс: ключевое событие новейшей финансовой
истории. – М.: Кислород, 2014 // Глава 5 «Бреттон-Вудс: приговор,
который не был приведен в исполнение» (с.111-121).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét