Ivan Ilyin phát xít trong bài viết của Nguyễn Duy!


Nội dung này chỉ tập trung vào ý hiểu tư tưởng của tác giả Ivan Ilyin... Về chủ nghĩa phát xít… Đoạn đó như sau – Nguyễn Duy viết, chỗ gạch chân là sai khác so với nguyên văn:

Nguyên văn: “Фашизм возник как реакция на большевизм, как концентрация государственно-охранительных сил направо. Во время наступления левого хаоса и левого тоталитаризма – это было явлением здоровым, необходимым и неизбежным. Такая концентрация будет осуществляться и впредь, даже в самых демократических государствах; в час национальной опасности здоровые силы народа будут всегда концентрироваться в направлении охранительно-диктаториальном. Так было в Древнем Риме, так бывало и в новой Европе, так будет и впредь.

[Tư tưởng của Ilyin về chủ nghĩa phát xít có thể thấy quá rõ ràng trong các tác phẩm của ông ta. 

Ví như cuốn "Về chủ nghĩa phát xít" năm 1948, Ilyin viết:

"Chủ nghĩa phát xít phát sinh như một phản ứng cần thiết chống lại chủ nghĩa Bolshevik (cộng sản), một trong những lực lượng tiên phong bảo vệ chế độ tư bản. Trong thời kỳ bắt đầu sự hỗn loạn của chủ nghĩa toàn trị và phong trào cánh tả, nó (chủ nghĩa phát xít) là cần thiết, và tất yếu. Chủ nghĩa phát xít sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai, ngay cả ở những nước dân chủ nhất, trong những giờ phút nguy cấp, lực lượng chân chính (bọn phát xít) của nhân dân sẽ chuyên chính bảo vệ nó (chế độ). Nó diễn ra ở Đức, và nó sẽ diễn ra ở Châu Âu mới, và sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai".]

Biên dịch lại, chỗ gạch chân là sai khác:

[Hiện tượng Fascism như một phản ứng với chủ nghĩa Bolshevism, như một sự tập trung các lực lượng bảo vệ-nhà nước. Trong thời kỳ bắt đầu sự hỗn loạn cánh tả và chủ nghĩa toàn trị cánh tả - đây là một hiện tượng mạnh, cần thiết và không tránh khỏi. Sự tập trung này sẽ tiếp tục cả trong tương lai, ngay cả những nhà nước dân chủ nhất; trong thời nguy cấp của nhà nước, lực lượng mạnh của nhân dân sẽ luôn luôn được tập trung theo hướng chuyên chế-bảo vệ. Vì vậy, hiện tượng như thế đã tồn tại La Mã cổ đại, cũng như thế châu Âu mới, và cũng sẽ như thế từ nay về sau.]

Với ý tứ, tư tưởng về một cái gì đó, không có nghĩa là người mang tư tưởng này ủng hộ/thân thiết với cái mà họ đề cập. Mà đó là ý kiến, quan điểm, thậm chí là phê phán.

Ilyin viết: Fascism như một phản ứng với chủ nghĩa Bolshevism, như một sự tập trung các lực lượng bảo vệ-nhà nước.

Điều này đúng, đúng tận ngày nay, dù Bolshevism không còn thì vẫn còn chủ nghĩa tự do cánh tả (chủ nghĩa phá hoại nhà nước) [1] mà Bolshevism là một thành phần. Cái sự đúng là lực lượng bảo vệ (cánh hữu hay bảo thủ – tạm vậy) và họ bảo vệ nhà nước chứ không phải chỉ bảo vệ CNTB. Ý cuối của đoạn văn, tác giả chỉ ra tận thời kỳ Roma cổ đại.  

Một minh chứng: HC THUYT BO TOÀN ÔN HÒA CA PUTIN


Ilyin viết: Sự tập trung này sẽ tiếp tục cả trong tương lai, ngay cả ở những nhà nước dân chủ nhất; trong thời nguy cấp của nhà nước, lực lượng mạnh của nhân dân sẽ luôn luôn được tập trung theo hướng chuyên chế-bảo vệ.

Lại càng đúng, những gì đang xảy ra ở Ukr là khẳng định sớm nhận định của tác giả từ thập kỷ 40-50. Sự tập trung lực lượng mà Ilyin chỉ ra thì chính Putin đang làm. Lạ chưa!? Sự tập trung mà tác giả đề cập là lực lượng bảo vệ nhà nước (phe bảo thủ - tạm gọi) và ông tiên đoán lực lượng này vẫn tiếp tục tồn tại trong tương lai. Không có bất cứ ý hiểu nào tác giả viết chủ nghĩa phát xít tồn tại trong tương lai. Để rồi căn cứ vào đó ám chỉ TT Nga Putin đang đọc sách của Ilyin là đang học hay đang vận dụng chủ nghĩa phát xít. 

 

Nguyễn Duy viết, chỗ gạch chân là sai khác so với nguyên văn:

Nguyên văn: “Наконец, фашизм был прав, поскольку исходил из здорового национально-патриотического чувства, без которого ни один народ не может ни утвердить своего существования, ни создать свою культуру.

["Cuối cùng chủ nghĩa phát xít là đúng đắn, bởi vì nó xuất phát từ tình cảm dân tộc-yêu nước lành mạnh mà không một quốc gia nào (ngoài chế độ phát xít) có thể làm được trong việc tạo ra một bản sắc riêng của chính họ".]

Biên dịch lại, chỗ gạch chân là sai khác:

[Cuối cùng, Fascism đã đúng, bởi vì nó xuất phát từ tình cảm dân tộc-yêu nước lành mạnh, mà thiếu nó không có một dân tộc nào tồn tại hay khẳng định được sự tồn tại của mình, cũng không tạo lập được nền văn hóa của mình.]

Third Reich đã sử dụng fascism như một công cụ, phương tiện, tạo ra sức mạnh khủng khiếp như thế nào thì rõ ràng không cần chứng minh nữa. Liên Xô suýt chết đó. Đó là cái đúng của fascism, cái đúng của sự lấy tình cảm dân tộc làm điểm xuất phát và tạo ra sức mạnh từ đó.  

Tác giả Ilyin đã đúng khi chỉ rõ điều này, 'thiếu nó' của tác giả là thiếu tình dân tộc-yêu nước chứ không phải là thiếu phát xít như ý hiểu của cậu học trò Duy. Thậm chí điều này là vấn đề thời sự hiện này. Còn cậu học trò, trong khi cố chằng buộc cái gì đó vào cổ tác giả đã vô tình đánh đồng dân tộc-yêu nước với fascism.

Và để củng cố cho quan điểm Nga-Putin phát xít – như cách giải bài toán đã biết trước đáp số, cậu học trò đáng thương đã chọn những gì mình cho là tiêu cực, là tư tưởng phát xít của tác giả Ilyin, trong khi bỏ qua nhiều đoạn cực kỳ quan trọng của tác giả. Trong đó tác giả chỉ rõ mối liên hệ của fascism với CNTB, với đế quốc Mỹ [2], đồng thời phê phán sai lầm chết người của fascism.

Ví dụ một đoạn: 

“Tuy nhiên, cùng với điều này, chủ nghĩa phát xít đã phạm phải một loạt sai lầm nghiêm trọng và khủng khiếp, quyết định đến cơ chế chính trị và lịch sử của nó và đặt cho chính nó một cái tên mang màu sắc ghê tởm mà kẻ thù của nó không bao giờ mệt mỏi nhấn mạnh. Vì vậy, đối với các phong trào chính trị và xã hội tương tự trong tương lai, cần phải chọn một cái tên khác. Và nếu ai đó gọi phong trào của anh ta bằng tên cũ của nó (chủ nghĩa phát xít hoặc chủ nghĩa quốc xã), thì sẽ bị hiểu là một ý định làm sống lại tất cả những lỗ hổng và sai lầm chết người trong quá khứ.

Những sai lầm này đã làm thương tổn chủ nghĩa phát xít, khiến toàn bộ các đảng phái, các dân tộc và các quốc gia chống lại nó, dẫn nó đến một cuộc chiến tranh không thể chịu đựng được và phá hủy nó. Sứ mệnh văn hóa và chính trị của nó đã thất bại, và yếu tố cánh tả tràn ra với sức mạnh còn to lớn hơn.

Hãy hy vọng rằng những người yêu nước Nga suy nghĩ thấu đáo tận gốc rễ những sai lầm của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã và không lặp lại chúng.”

"Về chủ nghĩa phát xít" chỉ là một đoạn ngắn vài trang trong cuốn sách dài gần 500 trang "Nhiệm vụ của chúng ta". Cả cuốn sách là những vấn đề khác, nhiệm vụ hoàn toàn khác. Cắt trích ra một đoạn đã là hiểu sai về cuốn sách, về Ilyin. Ngay cả đoạn trích cũng bị diễn giải sai thì thật là đáng trách, nhất là với cậu học trò có học hàm học vị cao này. 

Những vấn đề, những nhiệm vụ mà tác giả Ivan 
Ilyin chỉ ra, thì nước Nga đang thực hiện vào lúc này.

***

Lời bàn:

Cái sự học vấn ở những miền đất chưa hòa giải hòa nhập vào đất Mẹ có rất lắm vấn đề, cũng là vấn đề tái lập quốc xưa cũ: kém bề dày văn hóa truyền thống, ô nhiễm nặng nề chủ nghĩa tân-tự do cấp tiến phương Tây (cũng như ô nhiễm nặng nề Maoit và Trotskist trước kia và hiện nay); mơ mộng lập quốc thì chỉ cần cắm con; nhìn nắm đô la lẻ bay phấp phới là quên 15 triệu tấn bom đạn, hàng chục triệu tấn chất độc hóa học, quên luôn miền Bắc đã chịu đựng, hy sinh ra sao. Do đó cần hiểu biết môi trường mình đang sống mà cố gắng nỗ lực gấp đôi, gấp ba.

Hãy nhớ lời người thầy vĩ đại Kurt Godel dạy: “Bất cứ cái gì đóng kín không thể giải thích cho chính nó và chỉ có thể tồn tại trong ngụy biện”. Do đó, phải đứng ở vị trí khách quan, đứng ra ngoài môi trường và sự kiện để bao quát được vấn đề.

Bài văn của cậu học trò lớp 7 này chỉ được 4 điểm, chấm cho sự tìm tòi, phân tích. Có tìm tòi phân tích là đáng hoan nghênh, khích lệ vì ít nhiều có học vấn khi mà cả đám cờ đỏ với cuồng cộng chỉ cần lên phây phán 1 câu là xong – y chang cha già Vịt tọc Ulyanov Blanker với cụ cố Isidore Jacobin đứng chỉ tay 5 ngón: Kẻ thù của nhân dân! Thế là xong, 20 triệu nhân dân Nga nằm dưới mồ.  

Không phải là vài cá thể, mà là có những thế lực, lực lượng chính trị đang lợi dụng sự kiện Ukraine tấn công chủ nghĩa yêu nước, sách động nghị sự lâu đời “Bài Nga, Thoát Hán… puppet Mỹ”.

Cuối cùng! Đây ko phải chuyện bới bèo ra bọ, mà là chuyện cũ của cụ Hồ: Tây không đáng lo, Tàu cũng không đáng sợ. Bác sợ nhất là các chú! Các chú cứ phăm phăm ôm phản lao ra biển thì ai cứu được.

Chuyện ngoài lề: Sách của Ivan Ilyin không phải là mới xuất hiện gần đây như cậu học trò nói, tuyển tập Ivan Ilyin có từ năm 1993. Không phải sớm, cũng không muộn, nhưng chính Liên Xô cấm đoán nó bởi một lý do không cần phải tranh cãi: có 1 số loại CNCS căm thù chủ nghĩa yêu nước, thù đến tận khi sụp đổ và vì thế nó sụp đổ.


Ghi chú:

[1] chủ nghĩa tự do cánh tả (chủ nghĩa phá hoại nhà nước), chính hội này mà Karenski làm đại diện, cùng Hội Tam Điểm chủ trò đã lật đổ Sa Hoàng trong cuộc cách mạng tháng 2, lập chính phủ chuyển tiếp. Bolshevik tiếp tục lật đổ chính phủ chuyển tiếp trong cách mạng tháng 10 để năm quyền.

[2] mối liên hệ của fascism với CNTB, với đế quốc Mỹ: Khơi mào WW-II tuyệt nhiên không phải là "Hitler khát máu" tự mình đến được quyền lực Đức. WW-II là dự án của các đầu sỏ tài phiệt quốc tế, các ông chủ Anh-Mỹ. Xem Phần 1Phần 2;

 




Ai ko theo tao, kẻ đó là Phát xít!

 

Không phải là một số, mà rất nhiều các nhân vật hoạt động FB trước các sự kiện ở Ukr quay xe ủng hộ Ukr nói chung và qui kết nước Nga và Putin theo chủ nghĩa phát xít. Để đạt được điều này, họ tìm một số bức tượng, các nhân vật người Nga, thậm chí là bạn bè của Putin mà họ cho là là “theo phát xít” để khẳng định: Putin là phát xít.

Càng đỏ càng nhanh bay màu, càng cuồng tín càng chóng trở cờ. Cái lý luận bắc cầu kiểu này rất buồn cười nhưng lại khá thịnh hành.

Ví dụ, lý sự của các cây cờ đỏ, lãnh tụ mạng, có mức trí não ngang với trẻ trâu như thế này:

Ivan Ilyin là phát xít, theo chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng, Putin đọc sách của Ivan Ilyin => Kết luận: Putin phát xít!

Utkin có hình xăm SS => Utkin là phát xít!

Utkin thành lập PMC Wagner => Wagner là phát xít!

Putin nhậu nhẹt Utkin trong Điện Kremlin, lại sử dụng PMC Wagner => Putin là phát xít!

Hitler lấy đâu ra 7 triệu lính để tấn công Liên Xô các bạn nhể? Chưa kể hàng triệu khác cày cuốc trên đồng, làm lụng cật lực trong nhà máy vũ khí.

À, hắn lấy từ giai cấp vô sản tăm tối, ngộ độc tuyên truyền.

***

Ivan Ilyin (1883-1954) là nhà triết học, luật gia người Nga, một trong những nhân vật sáng giá nhất trong công cuộc phục hưng tôn giáo ở Nga nửa đầu thế kỷ 20. Ông mang tư tưởng, đạo đức Nga cũng như quan niệm chính trị - xã hội rất khác thời cuộc mà ông sống – thời Bolsheviks và CS.

Nhưng không có bất cứ bằng chứng nào Ivan Ilyin tham gia hoạt động chính trị, ủng hộ phát xít hay tư tưởng cực đoan, chủng tộc. Để trình bày rõ sẽ rất dài, nhưng vài tình tiết dưới này đủ để bác bỏ suy diễn:

Ở Nga, Ilyin bị Bolshevik bắt giữ 6 lần, 2 lần đưa ra xét xử nhưng đều không kết tội danh. Lần bị bắt cuối cùng, ngày 4 tháng 9 năm 1922, ông bị buộc tội “không hòa giải với CQ Công nông và không ngừng các hoạt động chống Xô viết”.

Vào ngày 26 tháng 9, Ilyin và vợ, cùng với một nhóm lớn các nhà khoa học, triết gia và trí thức Nga bị trục xuất. Có hàng trăm ngàn trí thức lớn, nếu không phải là hàng triệu người như Ilyin bị trục xuất thời kỳ này.

Ở Đức, Ilyin tham gia tổ chức Học viện Tôn giáo-Triết học, Hiệp hội Triết học và xuất bản tạp chí.

Vào tháng 1 năm 1923, Ilyin khai trương Viện Khoa học Nga tại Berlin. Viện trở thành nơi giảng dạy về luật, lịch sử các học thuyết đạo đức, nhập môn Triết học, văn học, văn hóa Nga và thế giới.

Ivan Ilyin bắt đầu xuất bản các tác phẩm triết học lớn của ông từ năm 1925.

Cũng thời kỳ này, ông nhận ra bộ mặt thật của chủ nghĩa Quốc xã và phản đối nó. Năm 1934 (6 tháng sau khi Hitler nắm quyền), Ilyin bị buộc phải ra khỏi Viện khoa học vì từ chối giảng dạy chương trình của đảng Quốc xã.

Năm 1938, Gestapo thu giữ tất cả các tác phẩm mà Ilyin đã xuất bản và cấm ông xuất hiện trước công chúng, cấm đi khỏi nơi cư trú. Không còn nguồn sống, tháng 7 năm 1938, nhờ bạn bè giúp đỡ Ilyin đã chạy trốn được khỏi Đức sang Thụy Sĩ, nơi vẫn còn là trung lập.

Tuy nhiên, với áp lực của Đức quốc xã, tại Thụy Sĩ, ông cũng bị cấm hoạt động chính trị. Năm 1954, Ivan Ilyin qua đời và được chôn cất tại Zollikon gần Zurich.

Ivan Ilyin để lại nhiều tác phẩm lớn về triết học, lịch sử và văn hóa.

Ghi chú: Trích từ tiểu sử nhà triết học Nga Ivan Ilyin, được các nhà xuất bản Nga hiện nay đăng.

 



 



KPRF đi về đâu!?

 Chuyện chính trường Nga, KPRF (đảng Cộng sản LB Nga) của ông Zyuganov có thể tìm kiếm vị thế mới trên chính trường Nga bằng cách hợp nhất hay không?


Đã 30 năm tồn tại, mặc dù KPRF vẫn là chính đảng lớn thứ 2 nhưng họ đã không tiến mà thậm chí đi lùi. Cử tri ủng hộ, giới lớn tuổi một thời gắn bó với lý tưởng Cộng Sản, với CNXH vắng dần. Ông Zyuganov vật lộn với đường lối phát triển, với các phân khúc biến dạng trong đảng mà vẫn không tìm ra lối thoát.

Đó là ông còn may mắn hơn vô số các đảng CS vòng quanh thế giới đã cả trăm năm tuổi, mỗi thời kỳ vài mùa bầu cử, mùa nào cũng lèo tèo vài ba % phiếu bầu. Hoặc những đảng nắm quyền nhưng chỉ phá hoại, phá hoại trong chiến tranh, phá hoại trong hòa bình. Phá hết, phá sạch để rồi bồng bế nhau sang Washington ăn mày.

Sát nhập có lẽ là một lối thoát. Nga có hàng chục đảng có tên Cộng Sản hoặc tương tự, cũng từng nhiều vụ sát nhập, hợp rồi tan, tan rồi lại hợp. Muôn sự như tại trời, như tại “Mộng uyên ương hồ điệp”;
Chuyện hôm qua như nước chảy về đông,
Mãi xa ta không giữ được,
(mãi sao ta không hiểu được)
Hôm nay có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta…

Lúc này, một lần nữa, dư âm về khả năng sát nhập của KPRF và Đảng Nước Nga công bằng–Yêu nước-Vì sự thật (Just Russia - For Truth hoặc SRZP) lại vang lên trong môi trường chính trị. Từng đã có tuyên bố sớm kiểu này, từ miệng của ông Sergey Mironov (của SRZP) vào đêm trước các cuộc bầu cử thì giờ đây chúng lại xuất hiện từ ông Zuyganov mà không có lý do đặc biệt nào.

Ông Zyuganov nói: “Nếu họ đồng ý thực hiện chương trình của chúng tôi, hãy thử liên kết với nhau - kéo bản thân lại với nhau, cùng làm việc…”. Chỉ là một chút mặc cả, khi gần đây, SRZP định vị mình là giới CNXH.

Đúng là Just Russia của ông Sergey Mironov từng nói rằng đây là một bước không thể tránh khỏi theo quan điểm lịch sử, vấn đề còn lại là phải làm gì với những cử tri, những người có thể không thích KPRF-SRZP, cũng như giới đảng “Nhà cách mạng-XHCN" cũ không thích thủ lĩnh Prilepins, người thay thế ông Mironov trong SRZP. Cũng nhiều người không thích các vấn đề nảy sinh trong việc sát nhập phần cứng-phần mềm, trong cơ cấu lại tổ chức và bộ máy và những vấn đề khác.

Vì thế, vẫn còn quá sớm để nói rằng quá trình sát nhập 2 đảng đã được khởi động, nhưng cũng có thể tiến trình như thế không quá phức tạp khi có những tương đồng quan điểm. Đặc biệt là khi phép + cho một triển vọng cạnh tranh với đảng nắm quyền EP.

Vị thủ lĩnh già của KPRF đã nhiều lần kêu gọi tất cả các đảng CS đoàn kết. Điều tương tự cũng thấy từ ông Mironov. Nhưng xu hướng phân ly vẫn mạnh hơn hội tụ trong suốt những năm gần đây. Về nguyên tắc, ai cũng thấy có những lý do chính đáng cho điều này, theo nghĩa chỉ nên có một thương hiệu đảng Cộng sản ở Nga, phép + là một khối cử tri đông đảo và khi mà ngày nay, không còn một cuộc Cách mạng vô sản nào nữa, chỉ còn cả đám đông chủ nghĩa cơ hội cấp tiến tranh giành quyền lực vị kỷ, trong khi đa số cử tri còn lại, dù có ủng hộ đảng phải nào, vẫn hoàn toàn ủng hộ chính phủ và tổng thống V. Putin.

Khi nói về KPRF và SRZP, có lẽ cũng cần nhắc lại lời của Surkov, cựu cố vấn TT Yeltsin và một số nhân vật làm chính trị thập kỷ trước rằng, nước Nga nên đứng bằng 2 chân, giống như một pho tượng và thậm chí là nhiều chân (đa đảng), còn SRZP hay LDPR của ông Zhirinovsky sẽ "ăn thịt" những người cộng sản, vì cử tri của họ đang già đi. Mong muốn thăng tiến, những năm qua KPRF đã tích cực lôi kéo, dung nạp những kẻ như Grudinin, Udaltsov, Navalny (các nhân vật chống đối), mặt trận cánh tả, cánh hữu và những người khác. Cái sự ngược đường ấy có thể thu hút được giới cử tri trẻ, nhưng lại làm bất mãn cử tri già vì rõ ràng hoàn toàn sai cương lĩnh, đường lối. Thậm chí là nguy hiểm khi điều đó đặt KPRF vào thế đối lập với chính quyền. Bây giờ họ cảm thấy tốt khi có SRZP dựa trên nền tảng của lòng yêu nước và sự hợp nhất với Prilepin, một trí thức có tầm hiểu biết rộng, thành viên CLB trí thức hàng đầu Nga – Izborsky, lại vừa là một trong các thủ lĩnh Mặt trận toàn Nga ONF.

Sát nhập này đối với KPRF là một sự lai ghép, vừa giữ được giới theo cộng sản đang dần dần cởi bỏ bộ trang phục cũ, nhưng họ vẫn cần hình ảnh của Stalin và Liên Xô như một biểu tượng yêu nước.

Công bằng mà nói, KPRF vẫn còn một số ít những người cộng sản thực sự, có uy tín và ảnh hưởng từ thời Liên Xô. Nhưng số đông hơn áp đảo là các thủ lĩnh và đảng viên, nói thật ra là hàng nhái và hàng giả. Điều này dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe” như sự bất lực của ông Zyuganov. Ví dụ, chi khu Moskva cương quyết chống chỉ thị của ông, đưa người họ tự chọn ra ứng cử Duma gần đây. Đó là vấn đề khủng khiếp với ông Zyuganov và BCHTW, không có cách nào tổ chức sắp đặt lại bộ máy, cũng không thể đập bỏ đi. Còn xiết chặt kỷ cương lúc này, chẳng khác nào đẩy giới này vào tình trạng bất hợp pháp. Sa thải hàng loạt những kẻ chiếm giữ ghế đảng trục lợi ư? Cũng được thôi! Nhưng họ chạy sang đảng khác cũng CS! và mang cử tri đi theo. Chưa kể các đòn đá hậu vào chỗ hiểm khiến số còn lại đau điếng. Trời ơi! Cộng sản xưa nay là vậy.
***

Xét cho cùng, đây là vấn đề cộng sinh. Huy Phúc chân nhân xứ Lừa nhà tôi mô tả sự cộng sinh này rất đơn giản, đúng bản chất: như anh trật tự phường và đám ma cô trong địa bàn. Cùng nhìn nhau mà sống, yên ả thì có chung chi thu phế; sóng gió thì phím cho nhau, cùng gồng gánh nương tựa nhau chờ tai qua nạn khỏi.

Thậm chí ở qui mô lớn hơn, đảng nào cũng có "những kẻ phá hoại" và trong sự tranh giành ảnh hưởng và quyền lực - còn hơn cả phá hoại. Vì vậy có câu hỏi: liệu có cần thiết phải trao quyền cho một hoặc một vài đảng nắm bộ máy nhà nước? Hay là hình thành một Đảng kỹ trị như thời Stalin! Ở Nga, điều này không còn là lý thuyết, nó đã thực sự được khởi động.



Có một tin buồn và một tin vui!


Tin buồn, chúng ta đang chứng kiến hệ thống chính trị gây ra tai họa như thế nào trong phòng chống dịch, thấy cả loạt đỏ lòe đỏ loẹt cương quyết ủng hộ phát xít. Nó gợi nhớ CNCS đã hèn hạ như thế nào trong Chiến tranh Vệ quốc và lão Stalin xưa làm thịt cả mấy triệu CS, làm tê liệt hàng chục đảng CS mà bác Hít vẫn kiếm được 7 triệu CS cầm súng chống Nga.

Tin vui! Có gì vui? Chả có gì vui ngoài 5 ông phó cựu Ttg Nga đã chạy ra nước ngoài. Không có tên 5 ông này trong danh sách tịch thu tài sản, du thuyền, dinh thự đâu. Vấn đề là ở đó. Trong nước Nga, thêm 5 ông nữa vừa từ chối nhiệm vụ. Cụ thể là:
- Thống đốc vùng Tomsk, Sergei Zhvachkin.
- Thống đốc vùng Kirov, Igor Vasiliev.
- Thống đốc vùng Ryazan, Nikolai Lyubimov.
- Thống đốc vùng Saratov, Valery Radaev.
- Người thứ 5, Thống đốc Mari El, Alexander Evstifeev.
Cái tên Mari El nghe quá lạ, nhưng nó là Cộng hòa Mari El nằm gần Kazan.
Nếu có gì còn vui thì đó là còn chút an ủi: Chính trị nào cũng thối và thực sự là vấn nạn của mọi nhà nước, mọi xã hội tiến bộ. Có chăng sắc đỏ làm con bệnh thối thêm trầm kha nặng nề mà thôi. Tiến thân trong hệ thống chính trị chỉ tạo ra hàng ngũ vừa bẩn vừa đểu, cả cái Nghị trường EU nay sẵn sàng hiến tế cả châu Âu để đổi lấy cái gì?
Còn chức danh Thống đốc vùng!? Đừng lạ, trong một báo cáo gần đây, xứ ta cũng nói đến vùng, trước hết là vùng kinh tế, hoặc sát nhập các tỉnh, tổ chức lại các đơn vị hành chính. Nếu vùng có vị trí pháp lý cao hơn tỉnh như Nga! Thì điều gì sẽ xảy ra?
Nó sẽ tước quyền của “Hàng trăm ông vua” như lời Phó Ttg Trần Phương than thở. Sự tập trung kinh tế sẽ tốt hơn, trật tự hơn. Đó là một bước vô hiệu hóa tán quyền. Như một ví dụ, dự án Cao tốc quốc gia đi mua đất của tỉnh, tỉnh không bán, TƯ đành chịu. Ơ hay, tỉnh là gì nhỉ! Muốn làm Vương quốc chứ gì.
Còn chuyện 5 ông Thống đốc từ chức thì lý do lý trấu như bên dưới, đã từng đăng trong HPG.
***
Hệ thống chính trị LX vào giai đoạn cuối đã đến chỗ láo hết mức, những thằng học thuộc lòng được 3 trang sách Marx dịch bậy lại đòi trèo lên cành cao để làm lãnh tụ! Kỹ trị chống Đảng trị thì không mới, chính Stalin đã dày công thiết lập một hệ thống như vậy và nhờ đó duy nhất Stalin là người có được sự thành công.
Không còn có thể núp trong chuyên chính hay đảng để ăn chơi, quan chức ở Nga bị phơi mình trực diện với pháp luật. Vì vậy, ko ngạc nhiên khi các vụ bê bối, tham nhũng bị phanh phui rất nhiều.
Luật về quyền lực công đã được Duma xem xét trong lần đọc thứ hai. Theo luật này, ngành dọc chuyên môn mạnh hơn, được trao nhiều quyền hơn và đặt một số thứ thành thứ yếu. Thống đốc các bang trở thành những nhân vật kỹ thuật, vẫn có tự do hành động nhưng họ sẽ phải điều phối nhóm của họ với Điện Kremlin, các cơ quan Kremlin cũng có có thể tham gia giải quyết các vấn đề của CQ địa phương và bầu cử hội đồng lập pháp theo danh sách đảng có thể bị hủy bỏ nếu có vấn đề, còn các ứng viên không đảng phái vẫn có thể tham gia. Mặt khác, những đổi mới này không tạo ra nhiều xáo trộn mà chỉ củng cố trạng thái đã được thiết lập sẵn.
Đó là một thiết kế chính trị theo kỹ trị.
Sự đổi mới đáng chú ý nhất là đề xuất hủy bỏ các cuộc bầu cử vào các cơ quan lập pháp khu vực dựa trên danh sách đảng. Vấn đề này gây tranh cãi rất dài tại Duma trong lần đọc thứ hai và không mang lại bất kỳ thay đổi lớn nào và còn tiếp tục tranh cãi. Đảng có thể giúp người của đảng tranh cử, nhưng không thể nhân danh đảng tranh cử.
Đó là tiếp tục một thực tế đã từng được đặt tên “Quyền lực thẳng đứng” của Putin. Hay quyền lực ngành dọc. Tổng thống Nga có thể cách chức thống đốc nếu để mất tín nhiệm, điều này đã xảy ra. Một ví dụ liên hệ: Khi vị chủ tịch thành phố lớn nọ quá yếu kém trong công tác phòng chống dịch, không những bất tuân chỉ đạo từ TƯ lại còn mượn bình phong cố vấn Fulbright để đi con đường khác. Ông ta đã bị mất chức. Nhưng thiếu một hệ thống kỹ trị giỏi chuyên môn đã để lại hậu quả tai hại trong phòng chống cv19 vào lúc này.
Tuy nhiên, không một thiết kế nào là hoàn hảo. Quyền lực tập trung vào TƯ thì cũng có thể bị lạm dụng từ TƯ cho các mục đích cá nhân hay cảm tính. Gợi ý rằng chức vụ thống đốc có thể thay đổi trong vòng 5 năm tới đã trở thành một trong những điểm luận gay gắt nhất, nhưng cuối cùng nó không được phản ánh trong dự luật. Nhiều ý kiến cho rằng, các thống đốc hiện đang trở thành một trong những vị trí quan chức khó bảo vệ nhất - nếu lý do cụ thể được yêu cầu để phải ra khỏi bất kỳ chức vụ nào cấp dưới, thì thống đốc hay người đứng đầu khu vực cũng có thể bị cách chức với lý do "mất niềm tin" trừu tượng. Dù vậy, Chủ tịch Duma, người của EP Vyacheslav Volodin lưu ý rằng một biện pháp như vậy là cần thiết trong trường hợp thống đốc trở thành một kẻ vô tích sự. Tuy nhiên, không hành động cũng nên được thể hiện trong một số trường hợp. Rất khó để thông qua những thay đổi cơ bản trong hệ thống quản trị khu vực.
Dự luật mới sẽ thực sự củng cố tình hình hiện nay. Một nhà phân tích chính trị nêu quan điểm: Trên thực tế, chúng ta nói về hệ thống quản tri đang vận hành. Chỉ là luật hiện nay không bao quát được tất cả các cảnh báo cho thống đốc khi họ vướng vào những vấn đề không được nêu trong luật. Bây giờ các chức năng được quy định và trên thực tế, hệ thống kỹ trị khu vực đang được sửa chữa. Không có gì là không tốt trong đó. Trong những ngày gần đây, một số thống đốc đã công khai nói rằng họ muốn từ bỏ.
Dự luật mới cũng sẽ buộc các thống đốc sẽ phải phối hợp với TƯ để bổ nhiệm một số trưởng bộ phận khu vực. Điều này sẽ loại bỏ tình trạng ô dù phe cánh nhưng cũng mất tính độc lập thậm chí là khó thiết lập đội ngũ riêng, ekip của mình nếu không có sự kiểm soát từ bên ngoài. Nhưng với thực tế tình hình, quy định này thậm chí là hữu ích, vì nó cản trở phe cánh che chắn cho nhau, còn năng lực chuyên môn của các bộ trưởng khu vực sẽ bị các chuyên gia bên ngoài kiểm soát.
Nhà xã hội học Roman Alekhin nêu một ví dụ: “Các bộ trưởng y tế (của vùng) được đề cử. Họ đến Moskva với một bản đặc cách. Điều đầu tiên ông ta cần làm là vượt qua một bài kiểm tra lớn để đánh giá năng lực. Nếu đạt điểm thì đi gặp Bộ trưởng Y tế liên bang Murashko để phỏng vấn, có lẽ sau này một thứ trưởng chuyên trách sẽ phỏng vấn. Họ sẽ trải qua một tuần thực tập, làm quen với lãnh đạo các ban quan trọng của TƯ trong ngành, để sau này có thể làm việc với họ. Mức độ chuyên nghiệp của các Bộ trưởng khu vực chắc chắn sẽ tăng lên. Còn bây giờ thì chẳng có sự kiểm soát nào cả. Có một vị Thái tử ở khu vực quyết định ai sẽ được giao quản lý những gì, mà đôi khi lại chẳng liên quan gì đến năng lực".
Một yếu tố khác có lợi cho các vùng và các bộ ở địa phương là chỉ khoảng một nửa ngân sách của ngành dọc đến từ quỹ địa phương, phần còn lại được cung cấp thông qua các dự án nhà nước hoặc chương trình mua sắm đặc biệt, được tài trợ từ TƯ.
Nhưng liệu chế độ liên bang - федерализм có suy tàn cùng với việc hủy bỏ các cuộc bầu cử theo danh sách đảng? Điều này còn phải chờ dự luật được thông qua và triển khai luật trong thực tế. Nhưng viễn cảnh thấy được là sự sao chép mô hình Nghị viện thu nhỏ qua lá phiếu vào các địa phương sẽ chấm dứt khi biên chế hoàn toàn từ các ứng cử viên hàng đầu. Đảng cử và lá phiếu tượng trưng không đáp ứng được trước những tình huống mới có nhiều vấn đề, chẳng hạn như chống dịch cv19, hay vấn đề thiên tai, bão lũ.
Nhà khoa học chính trị khác, ông Galyamov thì cho rằng, đảng cầm quyền EP đã không còn giữ được uy tín như những năm 2000, thì luật mới thay thế hệ thống bầu cử theo danh sách đảng đề cử bằng danh sách ứng cử viên có chuyên môn là hợp lý.
Sự suy thoái của các tổ chức đảng cũng không có gì mới. Có thể thấy rõ điều này ở Nga trong các cuộc bầu cử vào Cơ quan Hành chính Nhà nước gần đây. Các vị trí được bầu thường theo nhóm lợi ích và chịu ảnh hưởng của giới tài phiệt. Dự luật hiện tại, dù có thành hay không thì cũng là sự thừa nhận hệ thống đảng trị đang "chết" và các nhà chức trách liên bang sẽ không làm được gì với nó trong tương lai gần. Nhưng các tinh hoa địa phương, nắm khoa học kỹ thuật và ngành nghề chuyên môn sẽ được củng cố, họ sẽ không mất vị trí của mình trong hệ thống kỹ trị, không bị lệ thuộc vào một ông thống đốc hay bộ trưởng địa phương nào đó được bầu theo hệ thống chính trị mà chẳng hiểu biết gì về kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp hay khoa học kỹ thuật nói chung. Đối với các doanh nhân làm ăn và hoạt động theo nghề nghiệp cũng vậy, dự luật này là một tín hiệu tích cực, họ không phải trả tiền cho các quan chức chính trị để được yên ổn làm ăn hay để vượt qua cả rừng luật lệ quan liêu trì trệ và mơ hồ dưới những khẩu hiệu chính trị cũ kỹ kiểu: chuyên chính vô sản, bảo vệ chế độ, phò Mác Lê ngoại bang, ngoại tộc, v, v.
Cuối cùng, với tất cả những tranh cãi hay tuyên bố đẹp đẽ từ nghị trường Duma, chỉ đơn giản là củng cố hệ thống kỹ trị sẽ loại bỏ những vị trí đảng trị của các lực lượng chính trị. Đó cũng là vấn đề xưa cũ: sự thịnh vượng của một đất nước đến từ lao động sản xuất và kinh doanh, không đến từ những khẩu hiệu chính trị sáo rỗng bất kể màu sắc đỏ vàng xanh gì. Một cú nhấp chuột ở Điện Kremlin sẽ loại bỏ những kẻ vô công rồi nghề ngồi tụng thánh kinh Mác-Lê là rất tốt, rất cần vào lúc này.
Năm nọ có tỉnh ồn ào cái tin các cô giáo được quan chức Cọng sản điều đi hầu rượu. Mới đây cô giáo ở Quốc Oai được làm chủ nhiệm trở lại hay mới nhất, anh gì ở CôCô… tất cả là ví dụ của ngành dọc chuyên môn bị ngành ngang chính trị đè nghiến đến méo mó biến dạng. Giáo viên là nghề cần coi trọng đạo đức. Các cô giáo bị điều đi hầu rượu mà không dám trái lệnh bởi đó là công ăn việc làm, là sự nghiệp cả đời của các cô. Nhưng theo ngành ngang chính trị, bọn quan lại đã nắm sinh mệnh các cô. Trái ý, chúng tuyên hết biên chế hay viện cớ luân chuyển cán bộ điều các cô lên rừng rú rồi cả thanh xuân không về được thì ế chống sập mặt.
Chỉ cần khoác cái mác lý tưởng CS, lãnh tụ, lãnh đạo phá hoại nhưng cứ nuôi cả bầy đĩ bút la liếm đến bóng lộn! Đó là một thứ giáo phái tà đạo mang tên CNCS. # với trò vớt bèo làm màu nửa triệu cò tung hô là ví dụ điển hình, chẳng kẻ nào biết hắn ngồi chỗ nào là chỗ đó nát be nát bét.
Ngang dọc thế nào thì lấy lại ví dụ anh thợ điện của Huy Phúc. Cả nước giỏi lắm vài trăm ka, lại phân tán khắp nơi. Nếu bầu bán theo ngang, có khi liền mấy khóa chẳng có ai được bầu. Vậy thì quyết sách về năng lượng, về điện lực sẽ ra sao khi nằm trong tay những kẻ không có chuyên môn? Vì thế mới có khái niệm “đại biểu chuyên trách” để đảm bảo tính chuyên môn cho 1 tổ chức như QH. Anh thợ điện có thể là đảng viên, thậm chí là lãnh đạo đảng, nhưng đó là vấn đề phụ, gọi anh ta đúng tên là anh thợ điện theo chuyên môn là ngành điện. Stalin từng có một hệ thống như vậy, ở đó, nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ giỏi chuyên môn được trọng dụng, vẫn có thể có chức vụ đảng, nhưng chỉ là thứ yếu.
Năm 1941, những toán thám báo Đức đầu tiên đã tiến vào rừng Khimki ở ngoại ô Moskva, chỉ còn cách trung tâm 23km. Chúng trèo lên ngọn cây thông là có thể nhìn thấy ngôi sao đỏ trên nóc Điện Kremlin qua ống nhòm. Lúc đó mà còn chờ họp Đảng, ra nghị quyết nữa thì quá muộn. Hệ thống kỹ trị trong quân sự 1 chỉ huy sẽ ứng phó linh hoạt, nhanh nhạy.

Cuối cùng, cả thế giới này có mỗi đồng chí V. Putin đang củng cố "Chuyên chính vô sản", rõ quá phải không!?

Nguồn: HPG;

NGHỆ THUẬT HẬU HIỆN ĐẠI

 Khi văn nghệ sĩ là những xác chết biết đi

Đôi khi nó núp dưới mỹ từ lành tính: nghệ thuật đương đại, hiện đại, nhưng bản chất có thể hoàn toàn khác. Chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn chưa thể được gọi là một hệ thống học thuật, nghệ thuật có những tuyên ngôn và giá trị riêng, chưa trở thành lý thuyết hay phương pháp, mặc dù là một hiện tượng văn học-nghệ thuật cũng như văn hóa hiện nay nói chung. Hậu hiện đại còn có nghĩa là từ bỏ hiện đại, tiến đến một hình thái gì đó nhưng chưa đến và đang ở vào lúc giao thời và cũng có nghĩa là nghệ thuật suy đồi thoái hóa.
Chủ nghĩa hậu hiện đại hay Nghệ thuật hậu hiện đại (CNHHĐ | Post-modernism) là một hiện tượng triết học, văn hóa, xã hội, nghệ thuật (nhạc họa, thơ ca…), kiến trúc - một phản ứng mạnh đáp trả những ý tưởng và thành tựu của chủ nghĩa hiện đại, với niềm tin vào tiến bộ, khoa học-kỹ thuật, vào chân lý tuyệt đối, vào hứng thú tìm tòi thử nghiệm sáng tạo. Nó là sự thoái hóa, là phản ứng đối với tính trừu tượng chủ nghĩa biểu hiện, là sự thoái trào, là điểm cuối cùng trong sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại, sau đó không còn chỗ cho những thử nghiệm, những nỗ lực nào nữa – là điểm chết của văn học nghệ thuật. Đúng như tên gọi, với tiền tố hậu (post), không còn sự phát triển hiện đại nào nữa.
Ở Việt Nam, chủ nghĩa và nghệ thuật hậu hiện đại có lẽ đã du nhập sớm hơn thời “mở cửa, hòa nhập”, nó theo chân các công tử, cậu ấm cô chiêu du học trở về. Còn đại diện tiêu biểu hiện nay: thơ sĩ Quang Thiều.
CNHHĐ có những nét phác thảo đầu tiên cuối những năm 1960. Còn trong triết lý lý thuyết, nó tìm thấy vị trí của mình vào những năm 1970 nhờ Jean-Lyotard và Jacques Lacan. Sau đó, các nghệ sĩ bình dân đã sử dụng rộng rãi các bức chân dung của Monroe và Elvis được cắt ra từ tạp chí, họ vẽ nhà du hành vũ trụ Gagarin hay Kennedy, theo cách ảo ma, người lính cầm súng theo lối s.e.x.y (girl and gun). Các nhà khái niệm học đã sử dụng văn bản chữ viết tay, bản sao, phim và ngôn ngữ cơ thể của chính họ làm ngôn ngữ nghệ thuật, Yoko Ono, ca sĩ người Nhật và là vợ của John Lennon nổi tiếng ngồi trên sân khấu và tặng các khán giả hâm mộ món quà bằng cách cắt ra những mảnh vải từ chiếc váy của mình.
Thế giới kể từ đó bắt đầu xôn xao bàn tàn về một đỉnh cao khủng khiếp của CNHHĐ, cao đến mức có lẽ chẳng còn gì cao hơn. Thế rồi họa sĩ Jackson Pollock trang trí cho chiếc xe hơi của mình trông không khác gì thứ được moi ra từ bãi rác, còn họa sĩ Mark Rothko thì trầm cảm bế tắc đến nỗi cố tự sát bằng rượu. Người cuối cùng, nghệ sĩ điêu khắc Joan Miró tích trữ xăng và diêm đủ để đốt hết cả tấn các bức tranh của mình rồi tuyên bố chấm dứt CNHHĐ.
Trong lĩnh vực âm nhạc, các nghệ sĩ pop của Mỹ được coi là các nhà tiên phong của CNHHĐ. Trong vài năm, họ đã phá bỏ hoàn toàn cấm kỵ, biên giới thiêng liêng phân biệt nghệ thuật hàn lâm và bình dân trong nhiều thế kỷ. Họ đặt nghi vấn không chỉ về sứ mệnh của nghệ thuật và mục tiêu của nó mà còn tạo ra thứ âm nhạc bình dân không đòi hỏi bất cứ điều gì ở khán giả về nhận thức, hiểu biết cũng như kiến thức có từ trước – là âm nhạc thuần túy giải trí.
Nhà lý luận văn học Fredric Jameson viết về NTHHD và Xã hội tiêu dùng: "Nhiều kiểu CNHHĐ mới nhất chỉ đơn giản là bị mê hoặc bởi phong cảnh biển quảng cáo và nhà nghỉ, các chương trình biểu diễn, những thước phim hạng hai của Hollywood, còn cái gọi là văn học, tất cả là những cuốn sách bìa mềm để đọc trên đường - những câu chuyện yêu đương, tiểu sử người nổi tiếng, truyện trinh thám, khoa học viễn tưởng hoặc giả tưởng. Họ không còn 'trích dẫn' những 'văn bản' tương tự, như Joyce hay Mahler đã làm; họ đã kết hợp chúng nhiều đến mức ngày càng khó vẽ ranh giới giữa nghệ thuật và các hình thức thương mại."
Ở lĩnh vực hội họa, kiến trúc và bài trí, CNHHĐ xâm nhập vào các viện bảo tàng và học viện nghệ thuật, các phòng trưng bày tư nhân và thậm chí cả không gian bên trong của trụ sở các tổ chức quốc tế, các tòa thị chính và sân bay. Đối với thế hệ của những năm 60, CNHHĐ trở thành một nền tảng mới, một chủ nghĩa học thuật mới, và những thủ lĩnh thành công của nó là Picasso, Dalí, Gropius, Mies van der Rohe, họ đã biến thành những tượng đài bằng vàng nhàm chán, những hình mẫu của sách giáo khoa.
Trong văn học, CNHHĐ còn gọi là văn học trích dẫn. Tại một trường ĐH Úc, giáo sư lịch sử nghệ thuật Daniel Palmer đã yêu cầu sinh viên trả lời về chủ nghĩa hậu hiện đại là gì. Một trong những câu trả lời là: đó là khi bạn “trích dẫn” mọi thứ. Có lẽ, đây là câu trả lời ngắn gọn và chính xác nhất.
Còn trong cả trào lưu CNHHĐ, trích dẫn cũng là sự nhại, bắt chước. Các văn sĩ hiện đại không chỉ tìm kiếm sự công nhận trong cuộc sống, khẳng định cái tôi của những kẻ phá cách, nổi loạn nhưng lại đôi khi gọi là đổi mới, tân tiến.
Fredric Jameson, nhà phê bình văn học người Mỹ lập luận rằng sự bắt chước hóa ra lại là khái niệm then chốt của chủ nghĩa hậu hiện đại. Ông nói rằng: "… gánh nặng của toàn bộ truyền thống thẩm mỹ chủ nghĩa hiện đại, hiện đã chết" nhưng lại vẫn gây áp lực lên tâm trí người sống như một cơn ác mộng. "Một lần nữa tất cả chỉ còn là sự châm biếm, tất cả những gì còn lại đối với chúng ta trong thế giới mà những đổi mới về phong cách không còn khả thi nữa là sự bắt chước những phong cách đã chết, nói qua chiếc mặt nạ với giọng nói của những phong cách này từ một bảo tàng tưởng tượng."
Sự bắt chước phong cách đôi khi không giống như trò nhại, nó không chế nhạo bản gốc, nhưng hãy kiểm chứng cẩn thận trong khuôn khổ của nó cho đến khi không thể phân tách sự khác biệt. Và ở đây tiếp theo một đặc điểm quan trọng khác của chủ nghĩa hậu hiện đại, như một điều trớ trêu. Đó là sự không nhất quán, mơ hồ, dư thừa, đánh lừa kỳ vọng thẩm mỹ của người đọc, người xem - các văn sĩ, nghệ sĩ của thời hậu hiện đại biện minh cho tất cả những thái cực với sự trớ trêu đó.
Khi không còn một khái niệm chung được chấp nhận về cái đẹp và không còn sự hấp dẫn nghệ thuật, không có một chân lý hay quy chuẩn đạo đức duy nhất nào trong xã hội. Cũng không còn sự định hướng đến cái hay cái đẹp, và khán giả không còn nghĩa vụ phải tìm hiểu, giải mã nó.
Nhà phê bình văn học Roland Barthes cho rằng các văn sĩ CHHHĐ đã chết trong một bài luận cuối thập kỷ 1960. Theo cách giải nghĩa của ông, cái chết của họ là họ không còn là những người sáng tạo, đem những cảm xúc, kinh nghiệm và kiến thức tạo thành nền tảng cho tác phẩm. Họ chỉ còn là như cái máy vô hồn, thu thập, trích dẫn, bắt chước những gì đã được tích lũy và lưu giữ bởi nền văn hóa qua hàng thiên niên kỷ tồn tại của nó.
Roland Barthes đã viết: "… Văn bản (của văn học CNHHĐ) bao gồm nhiều loại văn bản khác nhau, có nguồn gốc khác nhau và đi vào một mối quan hệ đối thoại, nhại lại, tranh luận, nhưng tất cả sự đa dạng này đều tập trung ở một điểm nhất định, mà không phải là tác giả, như đã tuyên bố cho đến nay, mà là người đọc. Người đọc là không gian nơi mọi câu trích dẫn được in dấu, từ đó tạo ra đoạn văn; văn bản tìm thấy sự thống nhất của nó không phải ở nguồn gốc của nó, mà là ở mục đích, mặc dù mục đích không nhằm vào cá nhân; người đọc là người không có lịch sử, không có tiểu sử, không có tâm lý học, anh ta chỉ là một người nào đó tập hợp tất cả những nét vẽ đó tạo thành một văn bản viết."
Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trở thành hình thức nghệ thuật trung tâm, hành động diễn ra ở đó thu hút người xem càng nhiều càng tốt trong quá trình sáng tạo. Do đó, nghệ thuật thị giác mang rất nhiều phong cách với tiền tố neo và neo-geo ( hay hình thể mới) tạo thành chủ nghĩa tân biểu hiện. Một ví dụ là anh chàng bằng vàng của làng nhạc pop Michael Jackson.
Trong lịch sử văn học nghệ thuật, bất kỳ trào lưu nào cũng định vị bản thân nó liên quan đến hiện thực. Và cho dù giới CNHHĐ có nhiệt tình đến đâu với các thí nghiệm về câu từ, màu sắc, hình dạng, phối cảnh, thì trong những biểu hiện của họ, vị trí của thế giới thực vẫn luôn vang lên. Nhưng họ tung hứng chúng mà không hề cố gắng thiết lập mối liên hệ với thực tế nào cả.
Nhà triết học Pháp, Jean Baudrillard mô tả điều này là "thực tế (của CNHHĐ) che đậy thực tế rằng nó không tồn tại" còn bản sao thì không có bản chính, hiện vật không có lịch sử.
Một trong những minh chứng nổi bật nhất của điều này là triển lãm “Những kho báu của Damien Hirst từ Xác tàu đắm”. Đây là một trò lừa bịp hoành tráng, một câu chuyện nghệ thuật hư cấu, được chuẩn bị kỹ lưỡng và là màn trình diễn theo lối kể chuyện. Theo tác giả, con tàu chưa từng tồn tại đã chìm ngoài khơi châu Phi cách đây 2000 năm. Triển lãm đi kèm các thước phim tài liệu giả mạo quay dưới nước, nơi được cho là con tàu đắm, nó mô phỏng mê hoặc như thật.
Và mới gần đây, bức tranh xấu xí vẽ lá cờ trận Điện Biên Phủ, không gì hơn là một minh chứng của CNHHĐ.



Vấn đề ở đâu là gì? Chủ đề phất cờ là gì! Là chiến thắng, nét chủ đạo là tinh thần chiến đấu, là niềm vui giành thắng lợi, đó cũng là thực tế và chủ nghĩa hiện thực cũng mô tả như vậy. Đó không phải là nơi chỗ diễn tả nỗi sợ hãi, hay sự rách nát của lá cờ để chứng tỏ trận chiến là ác liệt.

Vị họa sĩ nọ có thể vẽ nguyên một bức tranh khác về chủ đề sợ hãi chiến tranh, về đói khổ hay ác liệt, không ai ngăn cấm điều này.

Nhưng cóp nhặt 5 cha 3 mẹ, sao chép ý tưởng, lồng ghép lạc đề tạo thành bức tranh xấu xí mà lại cho là nghệ thuật. Đáng trách là rất nhiều văn sĩ nghệ sĩ trong đủ các thể loại hội đoàn, lẽ ra cần có phản biện đàng hoàng, đúng đắn, nhưng tiếc thay, họ cũng lại chẳng hiểu biết gì.

***

Những thập kỷ gần đây, có tiến trình toàn cầu hóa một cách triệt để, cùng bước tiến nhảy vọt về công nghệ và sự phát triển của công nghệ thông tin, thế giới đang bước vào thời kỳ gọi là chủ nghĩa siêu nhiên, là văn hóa tổng hợp của CHHHĐ và cũng là sự tự hủy của văn học nghệ thuật.

Phát biểu của TT Nga V. Putin tại CLB Valdai gần đây về sự thoái hóa, tự hủy hoại của thế giới là một gợi ý đến chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa hậu hiện đại. Chúng ta nhớ câu “Quyền lực thoái hóa, quyền lực càng nhiều, thoái hóa càng nhanh” như châm ngôn của các nhà dân chủ nhằm vào lãnh đạo các nước bị coi là “độc tài toàn trị”. Đây cũng là bịa đặt. Triết gia cổ đại Platon từng viết về điều này, ông cũng đề cập đến sự thoái hóa xã hội dân chủ cổ đại Hy Lạp. Thoái hóa, không chỉ ở giới nắm quyền lực, mà nó diễn ra ở cả dân chúng bé cổ thấp họng, diễn ra trên toàn thế giới như V. Putin đề cập. Ở Việt Nam, tiến trình này cũng được gọi tên một cách mỹ miều là “mở cửa, hòa nhập”, và cũng là “hòa nhập mà không hòa tan”. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, cái sự không tan này có nghĩa ngược tiêu cực và nuôi giữ lại những văn sĩ cặn bã nhất được tuyển chọn từ những làng quê tăm tối nhất (lời HPG).

Không ai bịa ra điều này, chỉ cần quan sát những gì xảy ra xung quanh.

Và các văn sĩ chân chính không phải phiền lòng, các văn sĩ chân phụ cũng không phải phiền lòng, bởi vì đó là đang nói về môi trường toàn cầu, về gió máy mà bất cứ ai cũng phải hít thở.



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...