Thử nghiệm kính ngắm thông minh Nga

iSniper có lẽ là 1 thuật ngữ mới khi người Nga làm được kính ngắm bắn tỉa điện tử thông minh IWT LF640 PRO.

Chúng tôi đến thăm phòng thí nghiệm của công ty Innovative Weapon Technologies (IWT) ở Moskva, nơi phát triển và sản xuất loại kính ngắm ảnh nhiệt tự động hàng đầu thế giới. Không quên ghé qua phòng bắn thử. Tôi chưa bao giờ bắn bằng súng bắn tỉa và mới thử chưa lâu nhưng đã bắn trúng ngay, đầu tiên là khoảng cách 50m, sau đó 250m trúng giữa mục tiêu.

Nếu như không phải là trong nhà bắn kín của câu lạc bộ "Thể thao Biserovo", mà ở ngoài trời, tôi chắc sẽ đạt kết quả tốt ở tầm 500m, còn sau đó, tôi có thể đảm bảo, sẽ thắng được 1km đầu tiên.

Làm việc trong nghề "Cơ khí thông dụng", tôi dĩ nhiên, đã đọc về bảng đường đạn và tính toán, hiệu chỉnh gió và góc vị mục tiêu, nhiệt độ và độ ẩm không khí. Các tài liệu này chẳng giúp gì được tôi, trong khi ở trò chơi máy tính, tôi đơn giản là đặt chữ thập vào mục tiêu và nhấn phím. Thước ngắm máy tính đời mới đã làm tất cả mọi thứ.

Bắn với kính ngắm ảnh nhiệt tự động làm người ta nhớ đến trò chơi máy tính: 
màn hình lựa chọn trong ống ngắm, tối thiểu hóa tính toán và tái hiện video tức thời.

Bạn đọc chắc hẳn cho là chúng tôi đang thử bộ Tracking Point của Mỹ, nhưng không phải. Đó là súng MR-308 của Heckler & Koch lắp bộ kính ngắm nội địa Nga IWT LF640 PRO của công ty IWT.


Công thức độ chính xác

Nhà thiết kế trưởng của IWT LF640 PRO cũng là người thành lập công ty IWT – Công nghệ vũ khí sáng tạo, ông Sergey Mironichev dẫn lời Steve Jobs với sự tôn trọng và chia sẻ quan điểm: thiết bị đã trở thành phức tạp hơn, chỉ là để sử dụng chúng đơn giản hơn.

Thử nghiệm của chúng tôi, kính ngắm IWT LF640 PRO là ống kính ảnh nhiệt, tổng hợp đa chức năng cho tất cả các trường hợp mục tiêu sống, có lẽ chỉ ngoại trừ bắn thể thao vào mục tiêu lạnh. Nó có khả năng hiển thị mục tiêu máu nóng mọi thời điểm ngày hay đêm, mọi điều kiện thời tiết thậm chí ngay cả khi chúng bị che lấp một phần bởi cây cối và vật ngụy trang.

LF640 được tích hợp đo xa la de đến 3500m. Ở khoảng cách 1200m, nó có thể làm việc mà không bị bất cứ cản trở vì cây bụi rậm rạp nào. Để đo khoảng cách, chỉ cần hướng vào mục tiêu và bấm nút. Cũng từ đây là chỗ bắt đầu như có phép thuật.

Máy tính đạn đạo tích hợp thực hiện những tính toán hiệu chỉnh cần thiết dựa trên khoảng cách phát đạn, màn hình trên ống ngắm hiển thị hình ảnh tương ứng. Đây chỉ là 1 trong số các hiệu chỉnh. Bộ con quay hồi chuyển và gia tốc kế chính xác cao cho phép tính toán góc tầm hiệu chỉnh vào mục tiêu 1 cách chính xác.

Cụm khí tượng tích hợp: cảm biến nhiệt, ẩm và áp suất cũng góp phần vào tính toán, hiệu chỉnh sức cản không khí. Bộ thu GPS và bản đồ tích hợp báo cho máy tính biết nếu như viên đạn phải bay qua mặt nước, đặc điểm như thế của không khí là trường hợp đặc biệt. Cổng Bluetooth nhận tín hiệu từ thiết bị ngoài về sức gió, hướng gió, để hiệu chỉnh đường đạn.

Tất cả các đo lường và tính toán chỉ mất 1 khoảnh khắc. Người bắn súng không cần phải bận tâm về điều này, hay đọc các chỉ dẫn này. Chỉ đơn giản là họ cần bóp cò.

Và 1 ly cà phê, xin mời!

Kính ngắm IWT LF640 PRO được nhúng 1 phiên bản của hệ điều hành OS Linux mang biểu tượng ly cà phê bốc khói. Còn phần cứng có sức mạnh tính toán trội hơn hẳn 1 cái smartphone thời thượng. Với chúng, thiết bị không bị hạn chế bởi tính toán đạn đạo tự động.

Kính ngắm ghi lại video thời điểm bắn. Nó có thể hữu dụng cho mục đích huấn luyện, cũng như có thể làm chứng cứ pháp lý của các lực lượng cảnh sát và quân đội. Video này cũng có thể gửi theo thời gian thực đến thiết bị ngoài qua wi fi, đến các smarphone iOS, Android và Windows Phone.

Khi nhằm vào mục tiêu, thiết bị cũng tính toán tọa độ mục tiêu, dựa vào la bàn tích hợp, đo xa la de, định vị GPS và đo góc. Giá trị của chức năng này khó có thể bỏ qua: khi tìm kiếm trong điều kiện thời tiết xấu hay nhá nhem, tầm sẽ bị giảm xuống đến 500m trên địa hình mấp mô – là 1 nhiệm vụ không có gì khó hơn, hơn là có 1 phát bắn chính xác.

Kính ngắm IWT có thể tự động theo dõi mục tiêu bằng chức năng ghi nhận chuyển động. Trong trường hợp xuất hiện đối tượng chuyển động trong tầm ngắm, thiết bị gửi tín hiệu cảnh báo rung và chuông đến thiết bị điều khiển đeo tay. Thiết bị này trông giống như đồng hồ, có chức năng điều khiển kính ngắm, với nó sẽ thuận tiện hơn khi sử dụng màn hình kính ngắm.

Các mẫu kính ngắm hiện đại được trang bị hệ thống “phát hiện kẻ khác” và cảm biến thu tín hiệu đo xa la de của đối phương. Có nghĩa là 1 kính ngắm hiện đại cần phải che giấu mình trước thiết bị nhìn đêm, ảnh nhiệt, ra đa và thiết bị hồng ngoại bước sóng ngắn.

Bên trong ống kính IWT-cảm biến ảnh nhiệt được bảo vệ chống 
rung động thấu kính là tấm cảm biến nhạy sáng germani.

Súng lắp ống kính IWT chỉ cần hiệu chỉnh bằng 1 viên đạn: phân tích vết đạn trên bia, máy tính sẽ tự ghi nhận và thực hiện các điều chính cần thiết vào phần mềm. Rõ ràng, đạn đạo phụ thuộc vào kiểu súng, cũng như kiểu đạn. Phần mềm IWT lưu sẵn 8 loại súng và 3 loại đạn cho người dùng. Cũng có thể bổ xung nhanh chóng loại súng mới qua thẻ nhớ.

Tiêu điểm trong tiêu điểm

Điểm đặc biệt của IWT LF640 PRO, không chỉ là các thuật toán được lập trình mà công nghệ quan trọng làm cơ sở cho nó là cảm biến ảnh nhiệt nhạy sáng. các ống kính kiểu cổ điển, cảm biến này được lắp cứng vào thân ống ngắm, tiêu điểm thấu kính. Như thế có nghĩa là khi quay núm chỉnh tiêu cự cũng có nghĩa là đã dịch chuyển cả hệ thống thấu kính quang.

Đ sử dụng IWT LF640 PRO, chỉ cần qua 1 hướng dẫn ngắn.

Còn ống kính IWT, cảm biến nhạy sáng có đ phân giải 640x480 được lắp trên khung linh hoạt, còn các thành phần quang học được lắp cố định. Thứ nhất, tiêu điểm quang cơ được cảm biến hứng rất chính xác tại tiêu điểm vì dễ dàng di chuyển cảm biến gần như không có trọng lượng hơn là các thấu kính nặng. Do điều này, sai số vị trí cảm biến chi là 17 microns.

Thứ hai, cảm biến linh động và thấu kính cố định là tin cậy và toàn diện hơn rõ rệt. Vấn đ là chỗ cảm biến ảnh rất mỏng manh dễ vỡ, khi bị lắp cứng trên thân kính ngắm, tương ứng cũng là cứng trên thân súng, nó dễ bị vỡ vì sức giật của súng. Điều này cũng có nghĩa là các kính ngắm kiểu cũ không dùng được trên súng cỡ nòng lớn.

Cảm biến của IWT được lắp linh động trên bộ giảm chấn cách ly rung động và quá tải gia tốc phát bắn. Sử dụng ống kính này trên cỡ nòng lớn không gặp vấn đ gì. Ít nhất, với tất cả các chức năng được đưa vào ống kính, IWT LF640 PRO cũng chỉ nặng 850g và kích thước tương đối khiêm tốn.

Phần mềm của IWT thường xuyên được nâng cấp. Triết lý của công ty là theo đuổi hiện đại hóa: ngay khi các nhà thiết kế xuất hiện ý tưởng sử dụng loại cảm biến mới hay giao diện mới, chúngmặc dù không có phần mềm bảo đảm thích hợp, vẫn được đưa vào kính ngắm hàng loạt. Nhờ đó tất cả kính ngắm của công ty có được tiềm năng phong phú. Các nhà lập trình có thời gian phát triển ý tưởng, và cập nhật phần mềm cho khách hàng với các chức năng mới đã được thử nghiệm đạt được sự tin cậy.

Tương lai với kính ngắm

Câu chuyện có phần "ma thuật" của kính ngắm IWT có lẽ gây ra nhiều nụ cười quen thuộc những người đã từng và chưa từng bắn tỉa. Họ sẽ nói là, nếu như kính ngắm đã làm mọi thứ rồi, thì lính bắn tỉa còn có thể nói gì về kỹ năng và kỳ công của họ nữa? Theo tác giả, ông Sergey Mironichev, cách tiếp cận này có thể tin được cho đến trước trận chiến thực sự hay cuộc săn đầu tiên.

Từng thấy như trước kia, khi đứng trước đối thủ của mình hay đơn giản là động vật săn, người ta quên mất đến 90% hiểu biết và kỹ năng của họ - nói rằng 1 quân nhân hay thợ săn chuyên nghiệp, không cần phải tính toán và bắn, chỉ cần đừng quên giữ nhịp thở.” Do đó, nhu cầu của tổ hợp kính ngắm tự động là không cần phải nghi ngờ.

Kính ngắm của IWT thường xuyên được cập nhật, lãnh đạo Sergey Yuryevich cũng đã định hướng quan điểm của mình vào các lĩnh vực mới, bằng yêu cầu IWT phát triển lidar gió – một loại ra đa la de phát hiện sự giao động nhỏ nhất của không khí đ xác định hướng gió và tốc đ của nó. Các thiết bị tương tự đang được dùng trong hàng không dân sự, nhưng loại nhỏ gọn thì vẫn chưa có. Nếu thành công, công ty Nga IWT hoàn toàn có thể chiếm trọn ưu thế vượt trội.

Một phát triển có nhiều triển vọng, đang thầm lặng trong xưởng lắp ráp thử nghiệm của công ty, như thấy trong các bộ phim viễn tưởng. Một loại kính đeo mắt tầm nhiệt 3D tích hợp với vũ khí, còn đôi tay xạ thủ hoàn toàn tự do mà vẫn có thể hạ gục đối phương. Hay kính gắn màn hình có thể hiển thị bản đ 1 khu vực và mặt bằng các căn nhà, trong chúng có tổ hợp tính toán, hệ thống bắn điều chỉnh, truyền dữ liệu và thông tin liên lạc, định vị và nhiều thứ khác.

Sẽ trông chờ đ có thể nói nhiều hơn về bắn tỉa trong tương lai, sau tất cả những gì các chuyên gia IWT đã giới thiệu, đã cho nhìn, thảo luận và thử.


Ở câu lạc bộ súng "Thể thao Biserovo", trong số các thứ có 1 vườn thú nhỏ. Bắn mèo rừng bằng súng bắn tỉa quả là 1 ý tưởng không phải hay ho, bởi bộ lông và thân nhiệt của nó. Nhưng ở đây, bộ kính ngắm ảnh nhiệt IWT 640 MICRO lại phù hợp đến hoàn hảo cho mục đích này. Khi muốn, có thể sử dụng nó 1 cách kín đáo, vì cầm gọn trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, kính ngắm nhỏ xíu này có cảm biến rất nhạy độ phân giải 640x480, màn hình hiển thị OLED 800x600 và truyền phát radio với thiết bị điều khiển không dây: ảnh, video, text, và đồ họa địa hình.


Автор Сергей Апресов


Truyền thông Mỹ! P2

Tiếp tục phần 5 của bài trước: Vấn đề chính phủ Mỹ cấp tiền cho các media “độc lập”! Bài báo của Russia Insider cho biết thêm chi tiết của vấn đề Mỹ cung cấp tiền cho truyền thông đối lập hải ngoại dưới vỏ bọc phát triển truyền thông tự do, độc lập.

Freedom House và NED là đối tác lâu đời của CIA, như Robert Parry giải thích, “Freedom House và NED nhấn mạnh cam kết của họ về tự do tư tưởng và dân chủ, nhưng cả 2 lại hợp tác với hoạt động tuyên truyền do CIA tổ chức thập kỷ 1980, theo tài liệu công bố bởi thư viện Ronald Reagan.”

NED có truyền thống quan hệ với các “nhà hoạt động” đối lập nước ngoài theo cách thay thế vai trò của CIA. Trên trang web NED tự bạch: Các nhà làm chính sách Mỹ phải viện đến các phương tiện bí mật, ngấm ngầm gửi các cố vấn, thiết bị cấp tiền hỗ trợ báo chí và các đảng phái bbao vây ở châu Âu. Khi bị phát giác vào cuối những năm 1960 rằng một số “tổ chức tự nguyện tư nhân Mỹ” (American PVO) đã nhận được tài trợ bí mật từ CIA để tiến hành cuộc chiến tư tưởng trên các diễn đàn quốc tế, chính quyền Johnson đã kết luận rằng các tài trợ như thế phải chấm dứt và đề xuất thiết lập "một cơ chế công – tư” để tài trợ cho các hoạt động ở nước ngoài một cách công khai." Tuy vậy, không vì thế mà CIA dừng tuyên truyền.

NED ra đời từ "cơ chế công-tư" như vậy. Họ tự mô tả mình là NGO mặc dù “được cấp nhiều tiền từ QH Mỹ” để phân phối cho các tổ chức, cá nhân vì mục đích thúc đẩy dân chủ hải ngoại. Người ta biết rõ, suốt 1 thời kỳ dài Mỹ chuyên tổ chức và tài trợ các cuộc lật đổ chính phủ dân chủ được bầu cánh tả, dựng các thể chế độc tài khắp thế giới, cho đến “Mùa xuân Arab” hiện nay, gió mới đổi chiều. Do vậy mà cái gọi là “thúc đẩy dân chủ” rất lố bịch.

Bài báo hiếm trên New York Times 1977 “điều tra vai trò của CIA 
trong nỗ lực tuyên truyền toàn cầu, gồm cả Đài Châu Á tự do”.

Bài báo Santa Cruz Sentinel năm 1981 viết về chiến dịch đánh lạc hướng của CIA.

Trung tâm hỗ trợ truyền thông quốc tế (Center for International Media Assistance - CIMA) của NED từng công bố 1 số báo cáo về tài trợ “truyền thông độc lập” nước ngoài. Báo cáo bao gồm cả ai tài trợ, nhằm vào lĩnh vực nào: hỗ trợ xuất bản, đào tạo phóng viên, chiến dịch truyền thông, cải thiện môi trường hợp pháp cho truyền thông, quản trị truyền thông… Ví dụ báo cáo năm 2007:

- Tài trợ Mỹ cho phát triển truyền thông quốc tế 2006… vượt quá $142 triệu;
- Tài trợ chính phủ Mỹ có tổng gần $69 triệu;
- Tài trợ từ NGO NED và Viện hòa bình Mỹ - tổng $13 triệu.

Ba tổ chức chính phủ Mỹ đóng vai trò quan trọng nhất trong tài trợ nước ngoài là:

- Cơ quan phát triển quốc tế - U.S. Agency for International Development (USAID);
 - Văn phòng dân chủ - Department of State/Bureau of Democracy;
- Nhân quyền và lao động - Human Rights and Labor;

Năm 2006, 2 tổ chức đầu tài trợ $49,684 triệu và Nhân quyền lao động tài trợ $11,8 triệu. Cùng năm Viện xã hội mở tài trợ $40 triệu, quĩ John S. & James L. Knight $7 triệu.

Theo Bộ ngoại giao Mỹ, kế hoạch chiến lược của USAID 2007-2012 là để “phát triển truyền thông tự do bằng cách giúp đỡ để thành lập và phát triển truyền thông độc lập…”

USAID đóng vai trò chính trong việc cấp tiền cho truyền thông độc lập hải ngoại, đặc biệt trong khối cựu XHCN: "Như 1 kết quả của các nỗ lực trong các nước hậu Viết để chuyển đổi truyền thông nhà nước kiểm soát thành truyền thông độc lập, châu Âu và Á-Âu chỉ một trong bốn văn phòng địa lý của USAID với chuyên gia phát triển truyền thông được chỉ định." (Ibid.)

Các tu từ sử dụng trong báo cáo của họ là thuần túy tuyên truyền thậm chí không bận tâm đến tính hợp lý. nói rõ ràng rằng nhà nước Mỹ đang đầu tư tiền bạc và nguồn lực "để chuyển đổi truyền thông nhà nước kiểm soát thành truyền thông độc lập". Nếu được tài trợ bởi nhà nước Mỹ, thì làm thế nào để gán cho chúng là độc lập?

Có 1 số lý do để báo cáo tương tự như thế năm 2010, tu từ “độc lập” đã bị bỏ đi khi nói đến truyền thông. Báo cáo này cho thấy, các khoản tiền được cung cấp trong giai đoạn 2005-2010 đã tăng đáng kể:

"Trong 5 năm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ, USAID đã dành hơn một nửa tỷ đô la để hỗ trợ phát triển truyền thông quốc tế... Ngân sách Bộ Ngoại giao USAID cho đến năm tài chính 2010 đạt tổng cộng hơn $47,9 tỷ. Trong số tiền này, ít hơn 0,3% hay $140,7 triệu đã được chi cho những nỗ lực phát triển truyền thông. Tuy nhiên, đó là gia tăng chi tiêu 36% hay $37,3 triệu vào truyền thông so với trước hay chi là $68,9 triệu 5 năm trước."


Nguồn: CIMA 2010 report

Chính phủ Mỹ đã cấp trực tiếp vào truyền thông Nga, năm 2011-2012, ví dụ từ USAID $2,54 triệu trong cái gọi là “Báo in độc lập ở Nga”, các khách hàng là FNE và Finformpolicy Dvl.

Có vẻ là ít ỏi, nhưng nên nhớ USAID là cơ quan chính phủ. Hầu hết tiền đã được cấp qua các tổ chức phi chính phủ để che giấu nguồn gốc. NED và Freedom House, các tổ chức NGO Mỹ khác chịu trách nhiệm về công tác tuyên truyền và lật đổ chính trị. Các tổ chức này chắc chắn không bao giờ bỏ tiền trợ cấp cho các hãng tin phản đối truyền thông chính thống phương Tây.

Báo cáo năm 2012 của NED, cho thấy đã cấp trên $4,6 triệu vào Nga trong chương trình “tự do thông tin” bên cạnh những khoản khác.

Ở các quốc gia bị xâm lược, chiếm đóng như Afghan, Iraq, Libya. Tiền của Mỹ bỏ vào “truyền thông tự do, độc lập” là rất đáng kể. Khi tiền của họ đến sau khi đã gây chiến bất hợp pháp, giết chóc và hủy hoại đất nước họ. Một ví dụ nữa, nếu không phải là tuyên truyền và kiểm soát truyền thông, thì người Mỹ có thể giải thích như thế nào về “thúc đẩy dân chủ”? 


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...