Tại sao phương Tây ưa thích Russophobia?

Hay chút lịch sử tại sao họ căm ghét Nga!


Russophobia: bài, chống, ghét, căm, ám ảnh Nga - có từ lâu đời

Khi Napoleon tấn công Nga năm 1812, ông ta cho các mục sư, giáo sĩ, các viên thư lại trong đội quân theo chân vẽ các tờ rơi, áp phích, tranh biếm họa quảng bá nước Pháp văn minh, tự do dân chủ và bình quyền, còn Nga thô lỗ, vụng về và áp bức – để thu phục lòng dân trong các vùng chiếm đóng.

Còn khi bị Sa Hoàng phản công và giải phóng 1 loạt các nước châu Âu, đội quân này lại vẽ ra hình ảnh khác: con gấu Nga hoang dã, con quỉ dữ hung tợn, giết chóc tàn bạo – để dọa nạt dân chúng và kích động chống Nga.

Nhưng hồi đó chưa có hình ảnh gấu Nga hoang dã, họ thường lấy các hình ảnh con quái vật bạch tuộc, hay tên cướp biển hung dữ.

Tuy nhiên, Napoleon không phải là kẻ đầu tiên phát tán ý tưởng tuyên truyền bài Nga, chống Nga (hay còn gọi là Russophobia), mà thực sự ý tưởng này đã có từ rất lâu ở châu Âu và liên quan đến chiến tranh hay các cuộc xung đột với Nga. Ông ta chỉ vận dụng nó rất hiệu quả để chống Nga.



Nhà văn, nhà chính trị học Gi Mettan, tác giả cuốn sách “Russia - West: The Millennium War" (Nga-phương Tây: cuộc chiến tranh ngàn năm; Россия - Западтысячелетняя война) cho biết rằng châu Âu "biến Nga thành kẻ thù bằng hình ảnh giả tạo, để tạo ra sự đồng thuận giả tạo châu Âu". 

Ông Mettan đã quan tâm nghiên cứu lịch sử mối quan hệ giữa Nga và phương Tây trong 15 năm"Tôi thường thấy bực mình khi báo chí phương Tây nói về Nga và đưa tin về các sự kiện, liên quan đến mối quan hệ Nga và phương Tây. Còn khi cuộc khủng hoảng Ukraina nổ ra hồi tháng 2 năm 2014, các nhà báo đồng nghiệp của tôi đưa tin về sự kiện này với thiên hướng bài Nga có hệ thống, và tôi rất căm phẫn điều này. Chính điều này đã thúc giục tôi viết cuốn sách này.”

Ông Mettan tin chắc, những nhận định bài Nga là thường xuyên thấy phương Tây, EU và Mỹ. trong khi đó China, Japan và các quốc gia khác trên thế giới lại không có Russophobia. "Tôi cho rằng, đây là – 1 biến tướng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Tôi thấy, sự khác biệt không giải thích được điều này. Các nguyên cớ cho sự dối trá nằm thành kiến và báo chí, xuất hiện sau khi phân chia giữa Chính thống giáo và Thiên chúa giáo. Vì thế mà cuốn sách của tôi được gọi là "Cuộc chiến tranh ngàn năm". đây phương Tây, người ta cho rằng ly giáo đã xảy ra là do hành động của phương Đông, nhưng điều này hoàn toàn không đúng – đây là xuyên tạc lịch sử. Cùng với lý do này, là đứt gãy xuất hiện giữa các thiên kiến: đầu tiên là về thế giới Chính thống giáo, thế giới Hy Lạp, và sau đó, về Nga khi Constantinople sụp đ và Nga đã quyết định chấp nhận di sản Constantinople".

Cái gốc Russophobia ở châu Âu

Theo ông Mettan, câu chuyện này trải qua sự thù địch kiên định với những bức tranh Nga thế kỷ 18, khi Nga trở thành cường quốc châu Âu, Russophobia này chỉ được đẩy mạnh khi mở rộng thuộc địa châu Âu bắt đầu trong thế kỷ 18, để đương đầu với sự tồn tại quyền lực Nga. Chính khi đó ở Tây Âu xuất hiện kiểu Russophobia hiện đại, mà sau WW-2 ra đời ở Mỹ.

"Hiện nay, Russophobia đã hoàn toàn có nguồn gốc Mỹ, kể từ 1945, Mỹ đã nắm lấy ‘cây gậy tiếp sức Russophobia’. Russophobia Pháp nổi lên thế kỷ 18, cùng với Napoleon. Russophobia  Anh hiện hình suốt thế kỷ 19 – khi diễn ra cạnh tranh châu Á, đế quốc Anh muốn giữ nó đ làm vai chống Nga. Muộn hơn, cuối thế kỷ 19, khi ở Đức bắt đầu phát triển tư tưởng ​​Lebensraum, hay mở rộng không gian Đức sang phía Đông, Russophobia Đức xuất hiện. Nhưng sau cùng, năm 1945 phát xít bị đánh bại, Mỹ đã xoay ra chống Nga cũng như Anh đã làm sau thắng lợi hoàn toàn trước Napoleon năm 1815."

Như thế nghĩa là tuyên truyền bài NgaRussophobia đã không thay đổi từ thời xa xưa, ngày Napoleon cầm đầu nước Pháp và hơn 10 chư hầu tiến quân đánh Nga 1812. Đó là Nga chuyên quyền bạo ngược, và kẻ cầm đầu độc tài chuyên chế, chỉ muốn nô dịch nhân dân Nga và láng giềng. Putin là chế đ chuyên quyền trộm cắp, tham nhũng, gián điệp, sợ đồng tính. Stalin và Hitler đều là xâm lược, đe dọa diệt chủng dân lành vô tội yêu hòa bình châu Âu.

Nghị sự Russophobia còn có công dụng đ phương Tây bào chữa cho sự nô dịch của họ chống các nước láng giềng Nga, đ họ có lý do mở rộng NATO. Họ sẽ không kể, chính Nga là nước bị xâm lăng nhiều nhất châu Âu: Hiệp sĩ huynh đ dòng Teutonic thánh MariaJesusalem (Teutonic Knights) năm 1240, Ba Lan 1612 và 1919, Thụy Điển 1712, Pháp 1812, Anh 1853, Đức 1914 và 1941, Thổ và Ottoman liên miên vài thế kỷNhưng cũng chính Nga, trong vòng 3 thế kỷ gần đây, đã ít nhất 3 lần giải phóng châu Âu và trao trả độc lập tự do cho nhiều quốc gia: đánh bại Napoleon, đánh bại Ottoman, Hitler

Xung đột Ukraine, Russophobia lại được dùng làm nguyên cớ che đậy sự thật cướp bóc đất nước, chống lưng cho tân phát xít trỗi dậy của những kẻ tài phiệt đầu sỏ được phương Tây o bế. Tất cả là lỗi tại Nga.

Ở Mỹ, Russophobia vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Đầu tiên, nó có liên quan đến cuộc chiến chống CNCS, tuy nhiên, cho dù CNCS có không còn và Liên Xô đã giải tán năm 1991, Russophobia này 1 lần nữa lại bùng lên cuối 1990 – đầu 2000. Nó chứng tỏ 2 khía cạnh: về ý tưởng, nó là xương sống của cái gọi là "cuộc đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền", và về mặt địa chính trị - là vì người Mỹ hoàn toàn không chấp nhận các quốc gia thách thức địa vị bá quyền của họ.

Khi ông Bush coi Nga và 1 số quốc gia là "trục ma quỉ", ông Obama mô tả Nga như một mối đe dọa có thể "so sánh với virus Ebola và Nhà nước Hồi giáo",  cũng là đã viện đến ý tưởng Russophobia - bài Nga cổ đại.


Đồng nhất Âu giả tạo

Nhà văn, chủ tịch Câu lạc bộ báo chí Thụy Sĩ Guy Mettan tin là EU, không giống Nga, không có “định hình đồng nhất”.

Ông Mettan nhấn mạnh: "Điều này có nghĩa EU là 1 cấu trúc phức tạp, đòi hỏi nhiều công tác hệ trọng, có rất lắm vấn đ, thường xảy ra các bước đi theo chiều hướng thụt lùi – đặc biệt là hiện này, cũng như gần 15 năm qua khi các nước đông Âu gia nhập vào EU. Nhưng đồng thời EU lại không có đặc điểm riêng của mình. Khi EU mở rộng về phía Đông, bao gồm các thành viên mới, Ba Lan, Romania và các nước Baltic, có nghĩa là những nước một thời từng gắn kết với Nga Xô Viết, mong muốn tạo ra sự đồng nhất của mình với EU. Nhưng đ tạo ra điều đó lại không hề dễ dàng, thậm chí rất khó khăn vậy thì hãy tạo ra đồng nhất này 1 cách dễ dàng nhất là nghĩ ra kẻ thù, đối thủ cho mình. Đó là điều tôi viết trong sách.

Đối với các thành viên EU mới, Nga đóng vai kẻ thù tư tưởng, 1 hình nhân như thật, 1 bóng ma để giúp họ gắn kết với EU. Vả lại, với nhãn hiệu Nga như kẻ thù địch với các quốc gia EU, mà dĩ nhiên không hề tồn tại, các nước này có được sự ủng hộ từ phía các hãng dầu mỏ và lobby vũ khí Mỹ.  Trong sách tôi đã chứng tỏ rằng Nga, trên thực tế, đã bị biến thành kẻ thù bằng hình ảnh giả tạo để tạo ra sự đồng thuận châu Âu giả tạo như vậy."


Ông Mettan lấy làm ngạc nhiên khi giới báo chí lại đón nhận cuốn sách rất nhiệt tình – các nhà phê bình nhìn chung có nhận xét tốt về nó, các ý kiến của khán giả cũng rất tích cực.

"Tôi hài lòng. Nói thành thực là tôi cũng có 1 số lo ngại, nhưng hóa ra là bằng thừa, bởi như tôi thấy, khán giả đã mệt mỏi với giọng điệu hoàn toàn định kiến, mà theo nó hầu hết truyền thông phương Tây đưa tin về các sự kiện liên quan đến Nga, họ muốn tìm những nhìn nhận khác.” Ông Mettan kết luận.

Hơn 1.000 người kiện, ngăn cản Nhật Bản vào TPP


Bất chấp mọi nỗ lực cứu vớt kinh tế ra khỏi vũng lầy suy sụp, Nhật đang trong thời kỳ suy thoái trầm trọng nhất kể từ WW-II đến nay. Trong bối cảnh đó, đối với 1 số phe phái, Trans-Pacific Partnership có thể là 1 cứu cánh, nhưng với 1 số khác, lại dứt khoát không.

Khác với sự êm ả trên truyền thông Nhật như từng đề cập ở đây, xã hội và chính trường Nhật đang sôi sục vì Trans-Pacific Partnership (TPP). Tờ Japan Times mới đưa tin, hơn 1.000 người đã đệ đơn kiện chống chính phủ Nhật hôm thứ 6, họ tìm cách ngăn cản Nhật Bản tham gia vào các cuộc đàm phán 12 quốc gia TPP mà họ gọi là "vi hiến". 

Tổng cộng có 1.063 nguyên đơn, gồm cả các nhà lập pháp, tuyên bố kiện ở Tòa án Quận Tokyo rằng đề xuất Trans-Pacific Partnership sẽ làm suy yếu quyền con người cơ bản theo Hiến pháp. Vụ kiện này được dẫn dắt bởi Masahiko Yamada, 73 tuổi, một luật sư từng làm bộ trưởng nông nghiệp năm 2010 trong thành phần đảng Dân chủ Nhật Bản của chính phủ.

"TPP có thể vi phạm quyền của Nhật Bản để có được nguồn cung cấp lương thực ổn định, hoặc các quyền sống, quyền được bảo đảm bởi Điều 25 Hiến pháp quốc gia", ông Yamada, người đã từ bỏ đảng năm 2012 khi bị CQ của Ttg Yoshihiko Noda ép tham gia đàm phán TPP. Hiệp định dự kiến ​​sẽ có lợi cho các tập đoàn lớn, nhưng sẽ gây nguy hiểm cho hệ thống an ninh lương thực và y tế đất nước, và phá hủy lĩnh vực nông nghiệp trong nước, theo các nguyên đơn.

Kiện tụng là bước ngoặt trong nỗ lực của Nhật Bản và Mỹ, 2 nền kinh tế hàng đầu tham gia TPP, để đẩy nhanh các cuộc đàm phán về thỏa thuận này. Ông Yamada nói: Hiệp định sẽ làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc của Nhật vào nhập khẩu nông nghiệp và đe dọa an ninh lương thực của họ. Nhật Bản, dựa vào nhập khẩu khoảng 60% nhu cầu lương thực, đã cắt giảm mục tiêu tự cung tự cấp khi chính phủ mở rộng giao dịch thương mại.

Quan chức tại nhóm TPP đặc biệt nhiệm của Văn phòng Nội các đã từ chối bình luận về vụ kiện. Trong khi Nhật Bản và Mỹ vẫn chưa đạt được hiệp định song phương mà có lẽ sẽ mở đường cho thỏa thuận 12 quốc gia, Thượng viện Mỹ đã xúc tiến một biện pháp cho phép Barack Obama đẩy nhanh tiến độ phê duyệt hiệp định thương mại. Thành viên tiềm năng của TPP đã bỏ lỡ một loạt các thời hạn kể từ khi Mỹ cho biết sẽ tham gia các cuộc đàm phán 2009. Những người ủng hộ hăng hái thuyết phục thỏa thuận thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm mới. TPP có thể thúc đẩy nhu cầu đối với thực phẩm xuất khẩu của Nhật Bản trong số 800 triệu dân các quốc gia thành viên, hoặc 10% người tiêu dùng toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Yoshimasa Hayashi cho biết tháng trước. Thủ tướng Shinzo Abe đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu lương thực của đất nước để đạt 1000 tỷ yen vào năm 2020. 

Các nguyên đơn cho biết TPP sẽ thay đổi một số quy tắc và các quy định liên quan đến cuộc sống của người dân "vì lợi ích của tự do và lợi nhuận của các tập đoàn toàn cầu."

Họ tuyên bố rằng sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài giá rẻ cắt giảm thuế quan sẽ gây hại cho sản xuất trong nước và hạ thấp tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của Nhật Bản.

Họ cũng nói hiệp định này sẽ đẩy giá thuốc lên cao và vi phạm quyền của người dân được chăm sóc sức khỏe thích đáng bởi thỏa mãn các hãng dược phẩm lớn. Các quốc gia thành viên TPP đã đàm phán điều khoản giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước  mà sẽ trao cho các tập đoàn đa quốc gia quyền kiện nhà nước đòi bồi thường. Các nguyên đơn bày tỏ sự phản đối điều khoản này, họ nói nó sẽ gây nguy hiểm cho độc lập tư pháp của Nhật Bản.

Họ cũng chỉ ra rằng bản chất bí mật của các cuộc đàm phán TPP là vi phạm quyền được biết của người dân, như các tài liệu được bảo mật và quá trình đàm phán sẽ được giữ bí mật bốn năm sau khi hiệp định có hiệu lực.

Theo TPP, Nhật Bản có thể bị buộc phải cắt giảm thuế thịt bò đến 9% từ đang 38,5% hay còn 50yen/kg từ mức tối đa 482yen/kg, Yamada nói.

"Đó sẽ là đòn chí tử với nông dân chăn nuôi gia súc Nhật Bản", ông Yamada cũng là người từng làm trang trại nuôi bò và lợn ở thị trấn quê nhà tỉnh Nagasaki trước khi trở thành nhà lập pháp Hạ viện năm 1993. Ông cho biết ước mơ mở rộng trang trại của mình để trở thành một trong những nhà sản xuất thịt lớn nhất đất nước đã không thành sự thật bởi bị Mỹ cấm xuất khẩu đậu tương vào năm 1973 khiến giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, làm cho doanh nghiệp của ông không có lợi nhuận.

Chúa trùm tập đoàn: Obama, ký TPP đi!

Chúa trùm tập đoàn: "Obama, nhớ lý do tại sao chúng tôi thuê, ký TPP đi"

"Hiện tại các thành viên đàm phán TPP là Mỹ, Nhật Bản, Mexico, Canada, Australia, Malaysia, Chile, Singapore, Peru, Việt Nam, New Zealand và Brunei. TPP là hiệp định kinh tế lớn nhất trong lịch sử, bao gồm các nước đại diện cho hơn 40% GDP thế giới. "(Wikileaks)

"Kể từ 1945, không có TT Mỹ nào thoát khỏi bị soi bởi giới bề trên toàn cầu hóa. Chính trị đảng phái không có vai trò gì trong quá trình này. Một trong những vấn đề bị ép buộc của mọi tổng thống là: đảm bảo pháp chế toàn cầu và các hiệp định đi qua để hoàn thành. Đừng cản trở họ. Ông tổng thống mưu gian bé nhỏ tên là Nixon có ý cương định dựng thuế chống toàn cầu hóa. Ông thấy mình nằm trên sàn nhà nhìn lên, thấy Henry Kissinger, người của David Rockefeller, nhìn xuống, thuyết phục ông ta rằng những ngày trong Nhà Trắng đã qua rồi. "(The Underground, Jon Rappoport)


Obama đang dưới họng súng. Không kể từ khi gây áp lực Quốc hội, thay mặt cho các hãng dược, để thông qua Obamacare, ông ta đã làm việc rất chăm chỉ và đổ mồ hôi quá nhiều.

Hiệp định toàn cầu hóa mới nhất, Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP), đang nằm trên bàn.

Các siêu tập đoàn hàng đầu khắp thế giới, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations của Rockefeller), Nhóm Bilderberg, Ủy ban ba bên (Trilateral Commission của Rockefeller) muốn TPP phải được phê chuẩn bởi 12 quốc gia thành viên. Họ thực sự muốn nó. Họ nhấn mạnh vào nó.

Obama đã húc đầu vào tường nhà Quốc hội. Họ có vẻ nhất thời, nhưng không nhầm lẫn, ông ta được đặt vào văn phòng để đưa hiệp định này thành hiện thực, thất bại không phải là một lựa chọn. Dù đã hứa, với ai đó ông ta đã hứa, đã giao kèo. Giao kèo hậu trường, giao kèo cửa sau, giao kèo lộn ngược.

Các ông chủ của ông ta không quan tâm ông ta là tổng thống vịt què lúc này. Con vịt què, con vịt lạch bạch cũng không khác biệt. Ông ta phải hoàn thành.

Và ông ta biết điều đó.

Ông ta cũng biết, bởi TPP là hiệp định toàn cầu hóa khác, khiến nhiều việc làm sẽ chạy khỏi Mỹ, hàng nhập khẩu giá rẻ hơn sẽ tràn ngập thị trường Mỹ từ các quốc gia áp dụng mức lương nô lệ, nơi mà luậtlệ môi trường không phải là giá trị đồng tiền họ in ra. Ông ta biết những hàng hóa giá rẻ này sẽ làm chìm các doanh nghiệp Mỹ.

Ông biết không công dân đơn lẻ bất cứ đâu trong thế giới này, kẻ không điều khiển tập đoàn lớn đã từng đọc nội dung TPP và sẽ không đọc chúng trước khi được thông qua.

Obama có hiệu lệnh hành khúc 10 năm, hiểu rõ đang vào nơi ông chủ cần.

Giới toàn cầu hóa không chơi trò đùa khi nói đến một hiệp định như thế này. TPP là đứa con của họ.

Có nhớ quí bà Pelosi? Bà ta thổi còi trong lúc các cuộc đàm phán ngày đêm về Obamacare, nói với các đồng nghiệp của Quốc hội của mình: "Nếu các vị muốn biết cái gì trong dự luật, các vị phải bỏ phiếu cho nó. Sau đó, các vị có thể đọc nó."

Dân chúng bắt đầu thức tỉnhvới thực tế rằng, khi dự luật ngàn trang đang ở trên bàn, các nhà lập pháp, hoặc có thể không đọc chúng hay không thích. Họ chỉ cần bỏ phiếu theo cách mà họ được nói cho.

Vì vậy, đây là một điều khác: TPP. Nghị sĩ Quốc hội phải đi vào một phòng kín và đọc nó. Họ không thể làm bản sao. Họ không thể nói công khai cái gì trong đó.

Thượng nghị sĩ Rand Paul vừa đi vào phòng. Khi ông ta bước ra, cho biết ông thậm chí còn không biết liệu ông ta đã đọc một bản thảo hay phiên bản cuối cùng.

Ông nói không thể tiết lộ có cái gì trong hiệp định. Tại sao không? Ai đưa ra quyết định đó? Lấy quyền bất hợp pháp nào để ngăn cấm các nhà lập pháp nói về các chi tiết của hiệp định, mà nó sẽ, khi được thông qua, ràng buộc tất cả người Mỹ và người dân 11 quốc gia khác?

Rò rỉ cho thấy rằng TPP sẽ thiết lập các tòa án tư nhân để quyết định về tranh chấp giữa các công ty và chính phủ. Ví dụ, một công ty nước ngoài cố gắng để xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ. Họ bị ngăn chặn và kháng cáo đến tòa án này. Luật pháp Mỹ có liên quan và các tòa án Mỹ sẽ bị bỏ qua. Câu hỏi liên quan đến tác hại môi trường hay sản phẩm độc hại được quyết định trong bí mật.

Như Wikileaks lưu ý, "Cơ chế tương tự đã được sử dụng. Ví dụ, công ty thuốc lá Mỹ Phillip Morris sử dụng một tòa án như vậy để kiện Úc (tháng 6 năm 2011 - đang xử) vì yêu cầu đóng gói các sản phẩm thuốc lá có dán nhãn sức khỏe cộng đồng; và bởi gã khổng lồ dầu Chevron chống Ecuador trong một nỗ lực né tránh 1 tỷ đô la đa phán quyết bồi thường do gây ô nhiễm môi trường. Các mối đe dọa kiện tụng tương lai làm ớn lạnh qui định môi trường và các qui định khác ở Canada sau khi họ bị kiện bởi các công ty thuốc trừ sâu năm 2008/9. Tòa ISDS -  Investor-state dispute settlement thường được tổ chức trong bí mật, không có cơ chế chống án, không cấp dưới đại diện cho các luật về nhân quyền hoặc lợi ích công cộng, và chỉ có vài phương tiện mà các bên bị ảnh hưởng khác có thể sử dụng để phản đối."

Cũng giống như GATT, NAFTA và CAFTA, TPP là hiệp định toàn cầu mở rộng quyền lực của các siêu tập đoàn trên thế giới. Với ý muốn họ có thể chuyển hoạt động sản xuất của họ đến những nơi mà lao động thực tế là nô lệ. Họ bán hàng hóa qua biên giới, mà không phải trả hàng tỷ USD thuế, bất kể những tác động đến các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn, những kẻ bị làm tê liệt và buộc phải từ bỏ kinh doanh.

Tất cả các hiệp định đang tiến hành cần được công bố đầy đủ, ít nhất 2 năm trước khi các quốc gia thành viên bỏ phiếu cho nó. Khi đó chúng ta có thời gian để nhìn và hiểu những gì trong đó.

Tấm khăn liệm bí mật che phủ TPP là một trò hề phạm tội.

Truyền thông đại chúng lừa dối đang ngây thơ nói rằng những ai cảnh tỉnh chống lại độc tài toàn cầu là những kẻ lý luận thuyết âm mưu điên khùng.

Vâng, các bạn gọi nó là cái gì khi một hiệp định bí mật lại mở rộng quyền lực quốc tế của các siêu tập đoàn qua luật, khi luật đó thay thế mọi luật pháp khác và tòa án khác của các quốc gia thành viên?

Bạn có gọi nó là "một quyết định thương mại tốt?" "Tăng thêm việc làm?" "Người thông minh hơn giúp phần còn lại chúng ta?"

Tại Mỹ, các nhà lập pháp Quốc hội đang chồm lên nhảy múa và rào dậu. Họ không hoàn toàn chắc chắn biết những gì trong TPP. Nhưng cuộc tranh luận của họ được thực hiện nghiêm túc, như thể họ thực sự dự định một cái gì đó.

Đó là kẻ mù dẫn dắt kẻ mù lại dẫn thêm kẻ mù nữa. Nhưng sau tất cả, các kiến ​​trúc sư của TPP nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và hậu quả những gì họ đang làm.

Họ lôi Obama ra khỏi chỗ tối tăm để thực hiện một công việc. Công việc này: Thông qua hiệp định.

Quá nhiều cho "nhà lãnh đạo đại diện của nhân dân."

Như trên cho 11 thành viên TPP khác.

Con rối múa may. Con rối chơi bóng tối.

Tội phạm có tổ chức.

Hiệp định TPP là một dạng tài liệu tôn giáo. Chúng ta phải mang nó trong đức tin. Chúng ta phải chấp nhận những gì các vị giáo sĩ TPP nói với chúng ta.

Họ là ống dẫn đến chỗ các Chúa trùm của tập đoàn.

Tôi trích dẫn cuộc phỏng vấn sau đây trong bài viết trước. Nó cho thấy loại quyền lực toàn cầu mà tôi đang nói tới.

Dưới đây là một bản chụp gần tại 1 thời điểm đáng chú ý trước kia. Đó là nhìn qua lăng kính 1 cuộc trò chuyện giữa phóng viên Jeremiah Novak, và hai nhà toàn cầu của Rockefeller, 2 thành viên Ủy ban ba bên, Karl Kaiser và Richard Cooper. Cuộc phỏng vấn diễn ra vào năm 1978. Nó có liên quan đến vấn đề chính xác ai đã định hình chính sách kinh tế và chính trị Mỹ, trong đó sẽ bao gồm các hiệp định thương mại như TPP.

Thái độ bất cẩn, thiếu thận trọng của Kaiser và Cooper là đáng kinh ngạc. Đó là khi họ nói, "Những gì chúng tôi đang tiết lộ đã thực sự mở ra, đã quá muộn để làm bất cứ điều gì về nó, tại sao ông lại quá nóng, chúng tôi đã thực sự thắng ..."

NOVAK (phóng viên): Có đúng là Ủy ban ba bên riêng đứng đầu bởi Henry Owen của Mỹ và các đại diện thành viên của Mỹ, Anh, Tây Đức, Nhật Bản, Pháp và EEC đang điều phối chính sách kinh tế và chính trị của các quốc gia ba bên?

COOPER: Đúng, họ đã gặp nhau ba lần.

NOVAK: Tuy nhiên, trong bài báo gần đây của ông, ông nói rằng ủy ban này nên duy trì không chính thức bởi vì để chính thức hóa "chức năng này cũng có thể minh chứng rõ sự xúc phạm đến một số trong Ủy ban ba bên và các quốc gia khác không tham gia." Ông sợ ai?

KAISER: Nhiều quốc gia ở châu Âu sẽ bực bội về vai trò lấn át mà Tây Đức thể hiện tại các cuộc hội nghị ba bên này.

COOPER: Nhiều kẻ vẫn sống trong thế giới của các quốc gia riêng biệt, và họ sẽ bực bội với (chính sách) điều phối như vậy.

NOVAK: Nhưng Ủy ban (ba bên) này là cần thiết cho toàn bộ chính sách của các ông. Làm thế nào ông có thể giữ nó bí mật hoặc không cố gắng để có được sự ủng hộ rộng rãi? (cho quyết định của nó về cách các quốc gia thành viên ba bên sẽ thực hiện các chính sách kinh tế và chính trị của họ như thế nào).

COOPER: Rồi, tôi đoán đó là "công việc” của báo chí để công khai nó.

NOVAK: Vâng, nhưng tại sao không phải là TT Carter đưa nó ra và nói với dân Mỹ rằng quyền lực kinh tế và chính trị (Mỹ) đang bị điều phối bởi Ủy ban (ba bên) gồm Henry Owen và sáu người khác? Sau tất cả, nếu chính sách (Mỹ) được làm dựa trên cấp độ đa quốc gia, người dân cần phải biết.

COOPER: TT Carter và Ngoại trưởng Vance đã liên tục ám chỉ điều này trong các phát biểu của họ. (không đúng sự thật).

KAISER: Nó chỉ là không thành vấn đề.

Nguồn: “Trilateralism: The Trilateral Commission and Elite Planning for World Management,” soạn bởi Holly Sklar, 1980. South End Press, Boston. Pages 192-3.
Cuộc phỏng vấn này "trượt khỏi tầm ngắm truyền thông chính thống", đó là để nói, nó đã bị bỏ qua, bị chôn vùi, bị ngồi lên và bị kiểm duyệt.

Chính sách kinh tế và chính trị Mỹ được vận hành bởi một ủy ban của Ủy ban ba bên - Ủy ban được tạo ra năm 1973 như 1 một "nhóm thảo luận không chính thức" bởi David Rockefeller và kẻ cộng tác của ông ta: Zbigniew Brzezinski, kẻ sau này làm cố vấn cho Obama trong những tháng tranh cử và trước khi ông ta nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên.

Để hít mùi vị cách tiếp cận Obama về đàm phán TPP, đây là một trích dẫn từ Đại diện thương mại Mỹ đầu tiên được bổ nhiệm của ông ta, Ron Kirk . Đáp lại phê phán, Kirk viết: "Tôi bị xúc phạm mạnh bởi khẳng định rằng quá trình (đàm phán TPP) của chúng tôi đã không được minh bạch và thiếu sự tham gia công khai."

Nhận xét này, khi đối diện với thực tế rằng các điều khoản xác đáng của TPP vẫn còn bí mật.

Jon Rappoport: Tác giả của bộ ba sưu tập gây nổ, The matrix revealed, Exit from the matrix, và Power outside the matrix, Jon là một ứng cử viên ghế quốc hội Mỹ ở California. Ông duy trì công việc tư vấn cho các khách hàng cá nhân, mục đích là để tăng cường năng lực sáng tạo cá nhân. Đề cử cho giải Pulitzer, ông đã làm việc như một phóng viên điều tra 30 năm, viết bài về chính trị, y tế và bảo hiểm y tế cho CBS Healthwatch, LA Weekly, Spin Magazine, Stern, và các tờ báo, tạp chí khác ở Mỹ và châu Âu. Jon giảng bài và hội thảo về chính trị toàn cầu, bảo hiểm y tế, logic, và về sức mạnh sáng tạo cho khán giả trên toàn thế giới. Bạn có thể đăng ký email miễn phí tại NoMoreFakeNews.com hoặc OutsideTheRealityMachine .



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...