Slavyansk - bất ngờ Putin!

Phóng viên Ukraina hỏi dân Slavyansk, vùng chính quyền Kiev kiểm soát và câu trả lời bất ngờ!



90% dân chúng đang đợi tự vệ giải phóng họ khỏi chính quyền củaquân phiệtKiev!

Câu chuyện của phóng viên Ukr, Julian Skibitska đi vào vùng Donbass;

Tinh thần yêu nước và lòng dân tộc Ukr các thành phố được giải phóng khỏi bọn ly khai” – là huyn hoặc. Phóng viên tờ báo Kiev "Vesti" viết như thế sau khi đã đến Donbass, vùng lực lượng Kiev đang kiểm soát.

"Người lái taxi địa phương chở từ Kramatorsk nói ngay: “Tốt hơn đừng bảo cô là phóng viên Kiev”. Tôi tất nhiên không nghe, và đầu tiên là một bà già Ocheretny (một làng gần Donetsk) nghe thấy là tôi từ Kiev đến, liền rủa: chết tiệt đã đến…!" Popasnaya, có đến 90% dân đang đợi, khi nào thì ‘tự vệ’ đến và cứu họ khỏi chính quyền của bọnquân phiệt Kiev’ ".

Theo cô pv, phần còn lại của dân chúng Ukr đã không hiểu điều gì xảy ra Donbass, vì “tất cả cả tinngốn ngấumọi thứ chính quyền nhồi cho họ." Hậu quả là những gì cô phóng viên nhìn thấy thực tế quá khác xa hình ảnh truyền thông. Cũng chẳng có gì chung giữa lực lượng an ninh đóng Donbass và cư dân địa phương.

"Khi tôi đi qua 1 trạm kiểm soát quân sự của Ukr, tôi hỏi binh lính đối xử với cư dân Popasnaya như thế nào, tôi nhận được câu trả lời:”
- “Chẳng có gì hết. Chúng tôi không thừa nhận họ và họ cũng không thừa nhận chúng tôi." Popasnaya khi đó không có hoạt động quân sự, cũng không thuộc về Ukr.

Ngay khi đã chứng kiến, cô pv Skibitska cũng không hiểu nổi một điều: nếu dân chúng địa phương cần được che chở bảo vệ, thì không phải là từ phía lực lượng an ninh Ukr, mà là từ được bảo vệ khỏi chính lực lượng này.

Cô cho rằng, về điều này, có lẽ nằm nghịch cảnh của Donbass dân chúng không muốn Ukr bảo vệ họ. Mặc dù không phải là tất cả, nhưng là hầu hết. Đây là chính cái sự thật cay đắng cần phải hiểu, và đứng cắn những viên thuốc ngọt kiểu biểu tình quần chúng (ủng hộ Ukr) Donbas.


Mặc dù vậy, dù đã viết về những gì mà dân Ukr tin tưởng trước màn tuyên truyền của Kiev, cô pv này vẫn theo thói cũ tin tưởng vào ảo giác rằng, sau bao đ máu, ít nhất 1 phần Donbass vẫn có thể thuộc về Ukr. Vấn đ là theo Skibitska, Rada mới cần hành động thực tế, đ các thành phố được giải phóng thực sự thuộc về Ukr chứ không phải trên giấy. Không phải cây gậy và củ cà rốt, gậy sẽ không được việc, đám cháy sẽ bùng lên lớn hơn trước. Và khi 1 lúc nào đó đọc thấy "70% dân chúng Donbass ủng hộ Ukrcô sẽ không thấy khôi hài và buồn.

Ô cô nàng phóng viên fairy tale Kiev, sau Euromaidan và ATO thì dân Donbass đã hết fairy tale rồi - Popasnaya, 90% dân chúng đang đợi khi nào tự vệ đến và cứu họ khỏi chính quyền Kiev junta phát xít.



Украинская журналистка: “90 % населения ждёт, когда ополчение освободит их от власти “киевской хунты”

Lừa dối về nạn đói Ukraina 1932-1933

Lừa dối đã trở thành truyền thống ở Ukraina, không có gì ngạc nhiên khi hầu hết những gì trên truyền thông Ukraina đều lừa dối.

Vấn đề “Nạn đói – Holodomor” mà Ukraina đổ tội cho Nga và Liên Xô từ nhiều năm trước đã góp phần làm bùng lên làn sóng kích động chống Nga hiện nay. Những buổi lễ tưởng niệm ầm ỹ, các triển lãm mang đi khắp thế giới.

Thế nhưng rất nhiều, nếu không phải tất cả, các bức ảnh nạn nhân bị đói là giả mạo và cóp nhặt. Đây là ví dụ:

Con tem phát hành Tưởng niệm 70 năm nạn nhân Holodomor, hình ảnh bà mẹ và những đứa con đói lấy từ hình ảnh nạn đói thời nội chiến 1921-1923 của tác giả phương Tây.

Bức ảnh đó được ghi chú số 33: Gia đình bị đói ở 1 ngôi làng vùng Volga;



Thậm chí bức ảnh này còn được đăng trên trang web chính phủ Ukraina với ghi chú: Holodomor 1932-1933 pokie (tức là vì Nga);


Một khung lớn triển lãm ở Sevastopol và nhiều nơi ghi là Nạn đói Ukraina, nhưng hầu hết ảnh trong đó giả mạo.


Ba bức ảnh trong khung trên là ở Arkkanzas – Mỹ năm 1935. Ảnh của Dorothea Lange. Rất dễ tìm thấy những bức ảnh này trên Google bằng từ khóa: American famine hoặc Dorothea Lange + famine;




Các ảnh bên dưới được Ukraina nói là “Tài liệu giải mật” về nạn đói Ukraina 1932-1933 của SBU; Và dùng để “gây quỹ” ở Brussels;


Nhưng là ảnh của Fridtjof Nansen, Geneva và cũng năm 1921, chụp nạn đói ở Nga; Photo courtesy of Nansen, Geneva. 


Có thể thấy nó ở đây với ghi chú: nghĩa trang Buzuluk, thành phố Volga-Ural;

Bảo tàng dân tộc Ukraina ở Chicago còn lấy ảnh này dựng đứng cả 1 câu chuyện hoang đường:



Hai ảnh dưới này thì ảnh trên là giả mạo, chèn chữ về nạn đói 1932-1933 và vẫn nhìn thấy vết xóa con dê;



Ảnh có ghi các sĩ quan NKVD ở Ukraina và cậu bé gầy trơ xương ngồi trong chậu là ảnh nạn đói Nga 1921-1923 từng triển lãm ở Mỹ, ảnh của Nancy; Có thể thấy ảnh gốc ở đây với ghi chú: A horror from the famine one can see in the eyes of this a skeleton-boy. Còn tiêu đề của trang web đó là: PHOTO-EXHIBITION; Exhibition on America’s Humanitarian Aid to Soviet Russia during the Famine of 1921-1923



Một tấm ảnh có ghi là Trẻ em bị đói 1933 của Ukraina, thì nó là ảnh chụp ở biển Azov năm 1922. Ảnh lưu trữ của tổ chức “Cứu trợ trẻ em quốc tế” ở Geneva (Union international de secours aux enfants);



Bức ảnh dưới này cũng vậy, hoàn toàn tương tự!



Câu hỏi là chẳng lẽ không có nạn đói Ukraina 1932-1933? Hay không có ảnh về nạn đói này đến nỗi những kẻ cầm quyền Ukraina phải lừa đảo bịp bợm?

Câu trả lời là có nạn đói, có ảnh, nhưng nó không thê thảm để gây ấn tượng như nạn diệt chủng mà họ rêu rao.

Nguồn tham khảo:

Xem thêm: Ukraina thay đổi ý định đổ tội cho vai trò của Nga trong nạn đói thời Stalin

Trung Quốc và kênh đào Kra sẽ là cơ hội và nỗi buồn của 1 số quốc gia

Trung quốc tiếp tục thay thế hệ thống giao thông toàn cầu của Mỹ. Sau khi khởi công xây dựng kênh đào Nicaragua, họ đang tích cực đàm phán với Thái lan để có 1 kênh đào thông từ Biển Đông ra Ấn Độ Dương, bỏ qua eo biển Malacca. Dự án tham vọng của Trung Quốc có thể là cơ hội phát triển với 1 số quốc gia và cũng là hoàng hôn với 1 số khác, chẳng hạn Singapore.

Trung Quốc đang thuyết phục vua Thái về lợi ích mà họ có được với con kênh Kra dự kiến sẽ xây dựng. Thực ra, con kênh như thế đã có cả 1 lịch sử dài hơn trăm năm, khi vua Thái lên kế hoạch đào 1 con kênh vượt qua eo biển để có thể nhanh chóng triển khai hải quân giữa 2 bờ Thái bình dương và Ấn độ dương.

Cho rằng, con kênh Kra sẽ làm ngắn tuyến hàng hải giữa 2 bờ đại dương đến 1200 km, tiết kiệm đến 64 giờ tàu thuyền và quan trong nhất là nó bỏ qua eo biển Malacca chật trội, nguy hiểm và đầy nhóc cướp biển.

Tuyến hàng hải ấy cũng là huyết mạch dầu mỏ và hàng hóa của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản và khu vực với thế giới. Chắc rằng Trung Quốc sẽ thuyết phục các quốc gia liên quan ủng hộ vì những lợi ích có thể nhìn thấy.

Đối với Việt Nam, tuyến hàng hải mới qua kênh Kra đi qua ngay mũi Cà Mau, cụm đảo Phú Quốc-Côn Đảo, nơi được cho là sẽ hình thành đặc khu kinh tế mở. Kênh Kra sẽ tạo thêm cơ hội mới mà khéo tận dụng, VN sẽ có thêm nhiều lợi thế.


Nhưng con Kênh Kra sẽ làm suy giảm vai trò của cảng biển của Singapore. Đối với họ, đây là 1 tin không vui. Lý Quang Diệu từng viết trong hồi ký, đại ý: Chiến tranh Việt Nam đã làm cả châu Á giàu lên. Singapore nằm ở vị trí thuận lợi cho 1 cảng trung chuyển hàng hóa và đi lên từ những làng chài đánh cả nghèo nàn. Sau chiến tranh, họ giàu lên trông thấy khi đóng vai trò trung chuyển cho 80% hàng hóa của cả khu vực. Nhờ vốn tích lũy, giờ đây họ đã hình thành trung tâm tài chính cho cả vùng. Cộng đồng Hakka Singapore nắm vốn, giao dịch thương mại và công nghiệp gia công xuất khẩu của nhiều nước trong khu vực.

Rõ ràng, con kênh Kra dự kiến sẽ làm suy yếu vai trò của họ cả với cảng biển và với trung tâm tài chính. Sực độc quyền nhờ vào vị trí địa lý đắc địa chắc chắn sẽ chấm dứt và nó rất có thể sẽ chuyển về Việt Nam – vấn đề còn lại là người VN phải biết nắm lấy cơ hội khi có thể.  

Có lẽ đó là 1 trong những lý do, làm cho gần đây ông Lý Quang Diệu phát biểu khó chịu về đầu tư và làm ăn của họ trong khu vực và với Trung Quốc – họ đang rất vội.

Thái Lan, nước chủ nhà của con kênh sẽ có nhiều lợi ích kinh tế, địa chính trị và an ninh quốc phòng, nhưng họ cũng có khó khăn khi tình hình trong nước đang có nhiều rối loạn, các phe phái tranh giành liên miên. Khu vực phía nam Thái Lan ngang qua đây có nhiều bạo loạn Hồi giáo.  

Tờ báo Thái "Nation" có tiếng là ủng hộ quan hệ với Trung Quốc và Ủy ban dự án kênh đào viết: Đến năm 2025, sẽ có 140 nghìn lượt tàu thuyền lưu thông qua eo biển Malacca hàng năm, trong khi khả năng cực đại của eo biển chỉ là 122 nghìn. Trong 10 năm tới tắc nghẽn cổ chai là nhìn thấy. Nó sẽ làm giảm nhịp tăng trưởng kinh tế của châu Á và tốc độ lưu thông hàng hải giữa các lục địa. Thực sự, lưu thông ở Malacca là 1/3 dầu mỏ, 1/4 hàng hóa cả thế giới.

Điểm tắc nghẽn mà tờ báo Nation đề cập nằm ngay cạnh Singapore, với bề ngang hẹp chỉ 2,5 km và là điểm nguy hiểm cho tàu thuyền khi vượt qua eo. Các bãi cạn, bãi bồi ven bờ có độ sâu chỉ 25 m và thường xuyên bồi lắng, chỉ cần chệch hướng là có nguy cơ mắc cạn. Khói bụi cháy rừng từ Sumatra cũng cản trở và gây nguy hại cho tàu thuyền, những lúc như thế tầm nhìn chỉ khoảng 200m. Còn nạn cướp biển hoành hành thì cho đến nay không có biện pháp nào ngăn chặn được.

Cướp bóc ở eo biển Malacca đã trở thành hiểm họa lớn nhất đối với tàu thuyền đi qua nơi đây. Chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây, số các vụ cướp đã tăng đến 10 lần trong khi tai nạn khác chỉ hơn 100. Nó là nỗi lo lắng thường trực của chủ tàu, của thuyền viên, các nhà bảo hiểm hàng hóa và các đội cứu nạn, an ninh canh phòng.

Kênh Kra nằm trong chiến lược gọi là “Con đường tơ lụa hàng hải của thế kỷ XXI”. Nó được chính phủ Trung Quốc thông báo sẽ đầu tư $40 tỷ. Còn giá trị của con kênh, theo ước lượng của trường ĐH Thương mại và Kinh tế quốc tế, cũng như của Ủy ban dân tộc Thái về dự án kênh đào, sẽ vào khoảng $20-25 tỷ. Chiều dài của nó là dưới 100 km.

Trong khi chiến lược “xoay trục châu Á” của chính quyền Mỹ chẳng có gì rõ ràng và họ đang bận bịu với những bất ổn ở Ukraina hay khủng bố Isis ở Trung Đông, thì Trung Quốc có thể đã vượt lên trước.


Kênh Kra có thể tạo chuyển động địa chính trị/kinh tế
http://www.baomoi.com/Kenh-Kra-co-the-tao-chuyen-dong-dia-chinh-trikinh-te/119/14630586.epi
 

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...