Thực sự cái gì đã xảy ra ở Thiên An Môn 25 năm trước?

Hai mươi lăm năm trước, mỗi media Mỹ, cùng với TT Bush và QH Mỹ đã gieo rắc tràn ngập chứng cuồng loạn và tấn công chống Trung Quốc vì những gì được mô tả là vụ thảm sát máu lạnh hàng ngàn sinh viên "ủng hộ dân chủ" phi bạo lực chiếm Quảng trường Thiên An Môn trong 7 tuần.


Việc biến TQ thành quỉ dữ đã có hiệu quả cao. Gần như tất cả các lĩnh vực trong xã hội Mỹ, kể cả hầu hết "cánh tả", chấp nhận sự trình bày của chủ nghĩa đế quốc về những gì đã xảy ra.

Chứng cuồng loạn được tạo ra về “thảm sát” Quảng trường Thiên An Môn dựa trên câu chuyện hư cấu về những gì thực sự đã xảy ra khi chính phủ Trung Quốc cuối cùng đã dọn sạch khối người biểu tình ngày 4 tháng 6 năm 1989.


Xe bọc thép bị những người biểu tình đốt cháy bên ngoài TAM, 04-6-1989

Vào thời điểm đó mọi lý giải chính thức của chính phủ Trung Quốc về sự kiện đã ngay lập tức bị bác bỏ không cần suy nghĩ như là tuyên truyền dối trá. Trung Quốc báo cáo rằng khoảng 300 người đã chết trong các cuộc đụng độ vào ngày 4 và nhiều người trong số những người chết là người lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân - PLA. Trung Quốc khẳng định không có vụ thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn và trên thực tế PLA  dọn dẹp người biểu tình mà không nổ súng.

Chính phủ Trung Quốc cũng khẳng định rằng những người lính không vũ trang đã vào Quảng trường Thiên An Môn trong hai ngày trước ngày 04 tháng 6 đã bị hành hình và thiêu cháy với thi thể treo trên xe buýt. Những người lính khác bị thiêu cháy khi xe quân sự bị đốt khi họ không thể thoát ra và nhiều người khác đã bị đánh đập bởi các cuộc tấn công của đám đông bạo lực.

Nguyên do này là thực và có tư liệu đầy đủ. Không khó để hình dung mức độ bạo lực sẽ như thế nào khi công quyền Mỹ và Lầu Năm Góc khi họ phản ứng với phong trào Chiếm phố Uôn.

Trong một bài viết ngày 05 tháng 6 năm 1989, tờ Washington Post mô tả các chiến binh chống chính phủ đã được tổ chức như thế nào thành các đội hình từ 100-150 người. Họ được trang bị cocktail Molotov và gậy sắt, để đáp trả PLA – những người vẫn không mang vũ khí trong những ngày trước 04 tháng 6.

Những gì đã xảy ra ở Trung Quốc, những gì đã lấy đi mạng sống của phái đối lập chính phủ và binh sĩ ngày 4 tháng 6, không phải là một vụ thảm sát sinh viên yêu hòa bình mà là một trận chiến giữa binh lính PLA và các đơn vị vũ trang từ phong trào được gọi là ủng hộ dân chủ.

 “Trên một đại lộ ở phía tây Bắc Kinh, người biểu tình đã đốt toàn bộ một đoàn xe quân sự hơn 100 xe tải và xe bọc thép. Hình ảnh trên không của đám cháy và cột khói đã ủng hộ mạnh mẽ cho lập luận của chính phủ Trung Quốc rằng quân đội là nạn nhân, không phải đao phủ. Cảnh khác cho thấy xác chết binh lính và người biểu tình tước súng trường tự động của những binh lính không chống cự," Washington Post thừa nhận đã có lợi ích phe đối lập chống chính phủ trong câu chuyện đăng ngày 12 tháng 6 năm 1989.


Tờ Wall Street Journal - tiếng nói chống cộng hàng đầu, như một cổ động viên om sòm cho phong trào "dân chủ". Tuy nhiên, việc đưa tin của họ ngay sau ngày 04 tháng 6 đã thừa nhận rằng nhiều "người biểu tình cực đoan, một số hiện trang bị súng và các loại xe trưng dụng trong các cuộc đụng độ với quân đội" đã chuẩn bị cho cuộc đấu tranh vũ trang lớn hơn. Bài báo của Wall Street Journal về các sự kiện ngày 4 tháng 6 miêu tả một bức tranh sinh động:

"Khi đoàn xe tăng và hàng chục ngàn binh sĩ tiến đến gần Thiên An Môn, rất nhiều binh sĩ đã bị tấn công bởi đám đông giận dữ... Hàng chục binh sĩ đã bị kéo ra khỏi xe tải, bị đánh đập nghiêm trọng và bị bỏ mặc đến chết. Ở giao lộ phía tây quảng trường, thi thể một người lính trẻ, người đã bị đánh đập đến chết, bị lột trần truồng và treo bên cạnh chiếc xe buýt. Một xác lính khác bị treo bằng dây ở phía đông giao lộ quảng trường."


Cuộc thảm sát mà không hề có

Trong những ngày ngay sau 04-6-1989, tiêu đề của New York Times, các bài báo và  xã luận đã sử dụng con số "hàng ngàn" nhà hoạt động hòa bình bị tàn sát khi quân đội mang xe tăng và binh sĩ vào quảng trường. Con số mà tờ Times sử dụng như một ước tính là 2.600 người chết. Con số đó được dùng như số sinh viên đã bị tàn sát tại Thiên An Môn. Hầu như các media Mỹ đều nói "hàng ngàn" bị giết. Nhiều media nói nhiều đến 8000 người bị thảm sát.

Tim Russert là lãnh đạo văn phòng Washington của NBC, sau đó xuất hiện trong Cuộc họp báo nói "hàng chục ngàn" đã chết tại quảng trường Thiên An Môn.

Phiên bản tiểu thuyết của vụ "thảm sát" sau đó đã được sửa chữa trong một phạm vi nhỏ bởi các phóng viên phương Tây đã tham gia vào bịa đặt và những kẻ quan tâm đến chỉnh sửa hồ sơ để họ có thể nói rằng họ đã làm nó "chính xác". Nhưng khi đó đã là quá muộn và họ cũng biết điều đó. Ý thức cộng đồng đã được định hình. Câu chuyện vờ vịt đã trở thành lấn át. Họ thành công trong việc tàn sát thực tế để phù hợp với nhu cầu chính trị của chính phủ Mỹ.

"Hầu hết trong số hàng trăm nhà báo nước ngoài đêm đó, kể cả tôi, đều ở các nơi khác của thành phố hoặc đã bị đưa ra khỏi quảng trường vì thế họ không thể chứng kiến ​​chương cuối cùng của câu chuyện sinh viên. Những ai đã cố gắng để duy trì tiếp xúc gần gũi mô tả một cách bi kịch rằng, trong một số trường hợp, thiên về huyền thoại của một vụ thảm sát sinh viên," Jay Mathews, trưởng đại diện Washington Post tại Bắc Kinh viết trong một bài báo năm 1998 tại Columbia Journalism Review.

Bài viết của Mathews, trong đó thừa nhận sử dụng thuật ngữ thảm sát Thiên An Môn, muộn đến 9 năm sau sự kiện và ông ta thừa nhận rằng sự chỉnh lại sau đó đã có tác động rất ít. "Các sự kiện Thiên An Môn đã được biết đến trong một thời gian dài. Khi Clinton đến thăm quảng trường tháng sáu này, cả Washington Post và New York Times giải thích rằng không có ai chết ở đó tại Thiên An Môn trong đàn áp năm 1989. Nhưng đó chỉ là lời giải thích ngắn ở cuối bài viết dài. Tôi nghi ngờ rằng họ đã làm nhiều chuyện để giết chết huyền thoại."

Vào thời điểm đó tất cả các bài viết về vụ thảm sát sinh viên về cơ bản là như nhau và do đó có vẻ như chúng phải là sự thật. Nhưng các bài viết này không dựa vào lời khai nhân chứng.

Điều gì thực sự xảy ra

Trong bảy tuần dẫn đến sự kiện 04-6, chính phủ Trung Quốc đã cực kỳ hạn chế không đối đầu với những người làm tê liệt trung tâm của khu vực thủ đô Trung Quốc. Thủ tướng Chính phủ đã gặp trực tiếp với lãnh đạo biểu tình và cuộc họp được phát sóng trên truyền hình quốc gia. Điều này đã không xoa dịu được tình hình mà lại khuyến khích các thủ lĩnh cuộc biểu tình, những kẻ biết rằng họ đã có được sự ủng hộ đầy đủ của Mỹ.

Các thủ lĩnh biểu tình dựng lên một bức tượng khổng lồ giống như của Hoa Kỳ, Tượng Nữ thần Tự do ở giữa quảng trường Thiên An Môn. Họ đã báo hiệu cho toàn thế giới sự đồng cảm chính trị của họ với các nước tư bản và Hoa Kỳ nói riêng. Họ tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục các cuộc biểu tình cho đến khi chính phủ bị lật đổ.


Với tầm nhìn xa lãnh đạo Trung Quốc quyết định chấm dứt các cuộc biểu tình bằng dọn sạch quảng trường Thiên An Môn. Quân đội tiến vào quảng trường không có vũ khí vào ngày 02-6 và nhiều binh lính đã bị đánh đập, một số đã thiệt mạng và xe quân sự đã bị đốt cháy.

Ngày 04 tháng 6, PLA lại tiến vào quảng trường cùng vũ khí. Theo các mô tả của truyền thông Mỹ đó là lúc súng máy lính PLA đốn hạ sinh viên biểu tình hòa bình trong một vụ thảm sát hàng ngàn người.

Trung Quốc nói rằng các báo cáo "thảm sát" quảng trường Thiên An Môn là nhào nặn bởi cả hai media phương Tây và thủ lĩnh biểu tình, những kẻ sử dụng sự giúp đỡ của media phương Tây như một nền tảng cho chiến dịch tuyên truyền quốc tế vì lợi ích của họ.

12 tháng 6 năm 1989, 8 ngày sau cuộc đối đầu, tờ New York Times công bố một bài "đầy đủ" nhưng trên thực tế là nhào nặn đầy đủ bài viết của nhân chứng vụ thảm sát Thiên An Môn, 1 sinh viên tên là Wen Wei Po. Đó bản là đầy đủ các ghi chép về trận chiến đường phố bi hùng, bạo lực và giết người hàng loạt. Nó kể lại là PLA đặt máy xạ thủ trên mái nhà Bảo tàng Cách mạng nhìn ra Quảng trường và sinh viên bị tàn sát tại quảng trường. Báo cáo này đã được media khắp nước Mỹ vớ lấy.

Mặc dù được coi là cẩm nang và bằng chứng không thể chối cãi rằng Trung Quốc đang nói dối, báo cáo của "nhân chứng" Wen Wei Po ngày 12 tháng 6 là quá đỉnh và do đó có khả năng sẽ làm mất uy tín New York Times ở Bắc Kinh, nên phóng viên Nicholas Kristoff, người đã đóng vai trò như cơ quan ngôn luận cho những người biểu tình, đã thành ngoại lệ cho những điểm chính trong bài viết.

Kristoff đã viết trong một bài báo ngày 13 tháng 6, "Câu hỏi vụ nổ súng xảy ra nơi nào có ý nghĩa quan trọng bởi vì tuyên bố của Chính phủ cho rằng không có ai bị bắn tại quảng trường Thiên An Môn. Truyền hình nhà nước thậm chí đã cho chiếu bộ phim các sinh viên diễu hành một cách yên ổn ra khỏi quảng trường ngay sau bình minh như là bằng chứng rằng họ đã không bị giết."

"Hoạt cảnh trung tâm trong bài viết (của nhân chứng) là binh lính đánh đập và sinh viên tay không quần tụ quanh Đài tưởng niệm Anh hùng nhân dân ở giữa quảng trường Thiên An Môn bị súng máy bắn hạ. Một số nhân chứng khác, cả người Trung Quốc và nước ngoài, nói điều này đã không xảy ra," Kristoff viết.

Cũng không có bằng chứng nào về các ụ súng máy trên mái nhà bảo tàng lịch sử được đề cập đến trong bài của Wen Wei Po. Phóng viên này ở hướng bắc của bảo tàng và thấy không có súng máy ở đó. Các phóng viên và các nhân chứng khác trong vùng lân cận cũng không nhìn thấy nó.

"Chủ đề trung tâm của bài viết Wen Wei Po là quân đội sau đó đã đánh đập và bắn súng máy vào sinh viên trong khu vực xung quanh tượng đài và một hàng xe bọc thép cắt đứt đường rút lui của họ. Nhưng các nhân chứng nói rằng xe bọc thép không bao vây quanh tượng đài - họ dừng lại ở phía bắc quảng trường - và rằng quân đội không tấn công sinh viên tụ quanh tượng đài. Một số nhà báo nước ngoài khác ở gần tượng đài đêm đó cũng như không ai được biết là báo cáo rằng sinh viên đã bị tấn công xung quanh di tích,"Kristoff viết trong bài ngày 13 tháng 6-1989.

Tường thuật của chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng đã có cuộc chiến đấu đường phố và xung đột vũ trang xảy ra trong khu dân cư gần đó. Họ nói rằng khoảng ba trăm người chết đêm đó bao gồm nhiều binh lính đã chết vì súng, bom xăng và bị đánh đập. Nhưng họ khẳng định rằng không có vụ thảm sát.

Kristoff cũng nói rằng đã có cuộc đụng độ trên vài tuyến phố nhưng bác bỏ báo cáo của "nhân chứng" về một vụ thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn, "... Thay vào đó, các sinh viên và một ca sĩ nhạc pop, Hou Dejian, thương lượng với quân đội và quyết định rời khỏi quảng trường lúc bình minh, khoảng giữa 05:00 và 06:00 giờ. Tất cả các sinh viên ra về thành hàng lối cùng nhau. Truyền hình Trung Quốc đã cho chiếu những cảnh các sinh viên ra đi quảng trường dường như trống rỗng khi quân đội di chuyển đến trong khi các sinh viên ra về."

Nỗ lực phản cách mạng ở Trung Quốc

Trong thực tế, chính phủ Mỹ đã tích cực tham gia vào việc thúc đẩy cuộc biểu tình "vì dân chủ" qua cỗ máy tuyên truyền quốc tế rộng lớn, được phối hợp nhịp nhàng, tài trợ nhiều và bơm ra các tin đồn, gồm một nửa sự thật và nửa bịa đặt ngay từ lúc phong trào biểu tình bắt đầu vào giữa tháng 4 năm 1989.

Mục đích của chính phủ Mỹ là để thực hiện thay đổi chế độ ở Trung Quốc và lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn đã cầm quyền kể từ cuộc cách mạng năm 1949. Vì nhiều hoạt động của phong trào tiến bộ ngày nay đã không còn sống hay vì còn trẻ tại thời điểm sự cố Thiên An Môn năm 1989, ví dụ gần đây nhất của việc làm thế nào để cỗ máy thay đổi chế độ/gây bất ổn của đế quốc hoạt động là việc lật đổ chính phủ Ukraina gần đây bị tiết lộ. Cuộc biểu tình hòa bình ở trung tâm quảng trường Kiev nhận được sự ủng hộ quốc tế, tài chính và hỗ trợ của phương tiện truyền thông từ Mỹ và các nước phương Tây; họ rốt cuộc chịu sự dẫn dắt của các nhóm vũ trang đang được ca ngợi là chiến đấu vì tự do bởi tờ Wall Street Journal, FOX News và các media khác; và cuối cùng là chính phủ bị nhắm mục tiêu lật đổ bởi CIA khi biến thành quỉ dữ nếu sử dụng cảnh sát hoặc lực lượng quân sự.

Trong trường hợp biểu tình "dân chủ" ở Trung Quốc năm 1989, chính phủ Mỹ đã cố gắng để tạo ra một cuộc nội chiến. VOA Mỹ tăng chương trình phát sóng tiếng Trung đến 11 giờ mỗi ngày và mục tiêu phát sóng "trực tiếp đến 2.000 chảo truyền hình vệ tinh ở Trung Quốc hoạt động chủ yếu là do PLA." (New York Times ngày 09 tháng 6 năm 1989)

VOA phát sóng cho các đơn vị quân đội Trung Quốc có đầy các báo cáo rằng một số đơn vị quân đội Trung Quốc đã bắn vào những người khác và các đơn vị khác trung thành với những người biểu tình và những đơn vị khác với chính phủ.

VOA và media Mỹ đã cố gắng để tạo ra sự nhầm lẫn và hoảng loạn trong số những người ủng hộ chính phủ. Ngay trước 04 tháng 6 họ thông báo rằng Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đã bị bắn chết và Đặng Tiểu Bình đã gần chết.

Hầu hết trong chính phủ Mỹ và media dự kiến ​​chính phủ Trung Quốc sẽ bị lật đổ bởi các lực lượng chính trị thân phương Tây như đã bắt đầu xảy ra với sự lật đổ chính quyền XHCN trên toàn cõi Đông và Trung Âu vào thời điểm này (1988-1991) sau sự ra đời cải cách ủng hộ tư bản chủ nghĩa của Gorbachev ở Liên Xô.

Ở Trung Quốc, phong trào biểu tình "ủng hộ dân chủ" được dẫn dắt bởi các sinh viên đặc quyền, kết nối tốt với nhau từ các trường đại học ưu tú, những kẻ thẳng thắn kêu gọi thay thế CNXH bằng CNTB. Các thủ lĩnh đặc biệt có quan hệ với Hoa Kỳ. Tất nhiên, hàng ngàn sinh viên khác, những người tham gia các cuộc biểu tình tại quảng trường vì họ có khiếu nại chống chính phủ.

Nhưng các thủ lĩnh có liên hệ đế quốc của phong trào có một kế hoạch rõ ràng để lật đổ chính phủ. Chai Ling, kẻ được công nhận là thủ lĩnh sinh viên hàng đầu, trả lời phỏng vấn các phóng viên phương Tây vào đêm trước của ngày 04 tháng 6, trong đó cô ta thừa nhận rằng mục tiêu của lãnh đạo là dẫn dắt dân chúng trong cuộc đấu tranh lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc, cô ta giải thích sẽ chỉ có thể thành công nếu họ kích động thành công chính phủ vào một cuộc tấn công dữ dội các cuộc biểu tình. Cuộc phỏng vấn được phát sóng trong bộ phim "Gate of Heavenly Peace". Chai Ling cũng giải thích tại sao họ không thể nói cho hàng ngũ và đội quân biểu tình sinh viên về kế hoạch thực sự của các thủ lĩnh.

"Việc theo đuổi sự giàu sang là một phần của động lực vì dân chủ," một thủ lĩnh sinh viên khác - Wang Dan giải thích, trong cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post năm 1993, nhân dịp kỷ niệm thứ 4 sự kiện. Wang Dan có mặt trong tất cả các media Mỹ trước và sau khi sự kiện Thiên An Môn. Anh ta nổi tiếng với việc giải thích lý do tại sao các thủ lĩnh sinh viên ưu tú không muốn công nhân Trung Quốc tham gia phong trào của họ, cho biết: "Phong trào không sẵn sàng cho công nhân tham gia vì dân chủ đầu tiên phải được hấp thụ bởi các sinh viên và giới trí thức trước khi chúng có thể lây lan cho người khác."

Hai mươi lăm năm sau - Mỹ vẫn phản cách mạng và tìm cách thay đổi chế độ ở Trung Quốc.

Các hành động của chính phủ Trung Quốc giải tán phong trào cái gọi là “vì dân chủ” năm 1989 đã được đáp lại sự thất vọng cay đắng trong tổ chức chính trị Hoa Kỳ.

Mỹ áp đặt trừng phạt kinh tế Trung Quốc đầu tiên, nhưng ảnh hưởng của nó là tối thiểu, cả cơ cấu chính trị Washington cả các nhà băng phố Wall nhận ra rằng các tập đoàn và các nhà băng Mỹ sẽ là kẻ thua cuộc lớn trong năm 1990 nếu họ cố gắng cô lập hoàn toàn Trung Quốc, khi Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường lao động và hàng hóa rộng lớn trong nước của họ để nhận đầu tư trực tiếp từ các công ty phương Tây. Các nhà băng và các tập đoàn lớn nhất đặt lợi nhuận của mình hàng đầu còn các chính trị gia Washington đã có hành xử thích hợp với tầng lớp tỷ phú của họ về câu hỏi này.

Nhưng vấn đề phản cách mạng ở Trung Quốc sẽ lại sau thành trước một lần nữa. Cải cách kinh tế đã được khởi động sau cái chết của Mao để mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Chiến lược phát triển này được thiết kế để nhanh chóng khắc phục hậu quả đói nghèo và kém phát triển bằng cách nhập khẩu công nghệ nước ngoài. Để đổi lại, các tập đoàn phương Tây thu được lợi nhuận lớn. Giới lãnh đạo hậu Mao trong Đảng Cộng sản tính toán rằng chiến lược này làm Trung Quốc được hưởng lợi nhờ chuyển giao công nghệ nhanh chóng từ thế giới đế quốc. Và thực sự Trung Quốc đã có những bước tiến lớn về kinh tế. Nhưng ngoài việc phát triển kinh tế cũng đã phát triển một tầng lớp tư bản lớn hơn bên trong Trung Quốc và một phần đáng kể lớp và con cái của họ đang được ve vãn bởi tất cả các loại tổ chức được tài trợ bởi chính phủ Mỹ, các tổ chức tài chính Mỹ và các trung tâm học thuật Mỹ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng bị chia thành thân Mỹ và các phe phái và khuynh hướng ủng hộ chủ nghĩa xã hội.

Ngày nay, chính phủ Mỹ đang gây một áp lực quân sự lớn hơn nữa lên Trung Quốc. Họ thúc đẩy cuộc đấu tranh chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng cách thắt chặt khối liên minh quân sự và chiến lược mới với các nước châu Á khác. Họ cũng hy vọng rằng với áp lực đủ lớn, một số lãnh đạo Trung Quốc thuận tình chối bỏ Triều Tiên sẽ có được thế thượng phong.

Nếu phản cách mạng là thành công ở Trung Quốc, các hậu quả sẽ là thảm họa đối với dân chúng Trung Quốc và với đất nước Trung Quốc. Trung Quốc dường như sẽ bị vỡ ra như quốc gia Liên Xô đã từng xảy ra khi Đảng Cộng sản Liên Xô bị lật đổ. Cùng số phận tương tự đã xảy ra với Nam Tư cũ. Phản cách mạng và chia cắt sẽ đẩy Trung Quốc tụt hậu. Nó sẽ hãm phanh sự trỗi dậy hòa bình ngoạn mục của Trung Quốc thoát ra khỏi quốc gia kém phát triển. Trong nhiều thập kỷ đã có một cuộc thảo luận nghiêm trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ về chia cắt Trung Quốc sẽ làm suy yếu họ như một quốc gia và cho phép Mỹ cùng các cường quốc phương Tây thâu tóm phần hấp dẫn nhất của họ. Đây chính xác là kịch bản mà vai diễn Trung Quốc bước vào thế kỷ bị sỉ nhục khi các cường quốc tư bản phương Tây thống trị đất nước họ.

Cách mạng Trung Quốc đã trải qua nhiều giai đoạn, chiến thắng, thoái lui và thất bại. Mâu thuẫn của họ là vô số. Nhưng họ vẫn trụ vững. Trong cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa đế quốc trên toàn cầu và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhân dân tiến bộ nên biết vị trí họ phải đứng - đó không phải là trên băng ghế dự bị.


Bài viết của Brian Becker đăng trên Global Research và LiberationNews.org


Quả trứng của “đạo quân thứ 5”

Ở Mat-xcơ-va vừa có một cuộc trưng bày nhỏ kỳ lạ và ấn tượng thu hút nhiều người xem.

Cuộc trưng bày có tên Quả trứng của “đạo quân thứ 5” hay loài xa lạ giữa chúng ta, với những quả trứng trông bẩn thỉu gớm ghiếc, trên đó là hàng trăm tấm các mang tên các con rận, các nhà dâm quyền, những kẻ đối lập theo Mỹ chống phá nước Nga.

Cuộc trưng bày là trên quảng trường Novopushkinsky ngay cạnh văn phòng Echo Moscow – cái đài phát thanh chuyên chống chính quyền.






Vỡ mộng vì ảo tưởng dầu khí đá phiến!



Những ngôn từ hoa mỹ cách mạng khí đá phiến sét, bùng nổ dầu đá phiến… nhanh chóng tan như bong bóng xà phòng. Phép màu đã hết, cái máng lợn sứt mẻ lại lù lù hiện ra, khối kẻ vỡ mộng nhưng nhiều kẻ vẫn rắp tâm lừa đảo.

Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (Energy Information Administration - EIA) đã hạ thấp ước lượng trữ lượng dầu khí đá phiến sét có thể khai thác. Như ở khu vực được coi là số 1 của Mỹ: Monterey bang California.

Nơi này được cho là chiếm 2/3 trữ lượng tất cả nguồn tài nguyên dầu khí đá phiến sét về mặt kỹ thuật của Mỹ. Và bị hạ thấp trữ lượng 96% so với báo cáo lạc quan tô hồng ban đầu. Nghĩa là chỉ có 4% trữ lượng được cho là có thể khai thác!

Bạn có nhầm không đây! 4% à? Cái gì vậy?

Không thể là nhầm lẫn, chỉ là lừa đảo bịp bợm bị lộ mặt. Và không chỉ có thể, khai thác cái 4% ít ỏi còn lại còn khó khăn hơn nhiều.


Nhà quản trị EIA Adam Sieminski nói giọng mỉa mai tại Hội nghị dầu khí New York: "Không phải tất cả trữ lượng được tạo ra đều bình đẳng, hóa ra là khó khăn hơn để tách rút và lấy nó ra khỏi mặt đất.”

4% nghĩa là 13,7 tỷ thùng dầu ở Monterey bây giờ còn có 600 triệu thùng có thể khai thác, nghĩa là giấc mộng 2,8 triệu việc làm và $24,6 tỷ tiền thuế theo đó tan biến.

Bạn đã nhìn thấy vở hài kịch dầu đá phiến chưa? Nếu chưa thì nhìn cái này: 600 triệu thùng dầu cho là khai thác được cũng chỉ đủ dùng cho nước Mỹ 33 ngày. Vậy những ngày còn lại nước Mỹ làm gi? Sẽ hút dầu ở đâu đó, Venezuela, Canada, Iraq… và chở về Mỹ.

Cùng với khai thác dầu là nhu cầu nước rất lớn, ô nhiêm môi trường, cơ sở hạ tầng và ô nhiễm không khí.

Và bạn có biết họ khai thác như thế nào: Cũng những ngôn từ hoa mỹ và những xảo ngữ khoa học trừu tượng, dùng để che đậy bản chất: bơm nước lẫn cát và hóa chất xuống giếng để đẩy dầu lên! Có thể thôi, chẳng phải nói nhiều.

Có lẽ bạn sẽ bảo, nên đưa lũ bịp bợm ở EIA ra tòa, không thể nào nhầm lẫn kinh khủng như thế!

Nhưng thắng kiện hay không lại là chuyện khác, bạn sẽ thấy cả 1 rừng PR và những số liệu lừa đảo, nhưng không phải bọn chúng chế tác ra, mà là của những tên ma cô khác, có quan hệ bí hiểm với chính quyền và các đại gia. Tên chúng vẫn còn đây, chẳng hạn Virginia Intek Inc.

Các quan chức Mỹ cắt giảm trữ lượng có thể thu hồi dầu đá phiến sét ở Monterey California đến 96%!

Những công ty như Virginia Intek Inc thổi phồng quá mức trữ lượng dầu tưởng tượng để làm gì? Ai đó có thể hỏi.

Đơn giản, chúng lừa các nhà đâu tư và cả vốn ngân sách Mỹ - kết luận. Bạn có sẵn lòng bỏ ra cho những kẻ như họ 4 đô la để thu về 1 đô la không?

Rất hài hước, số dầu khí đá phiến thu được đem bán để mua điện và số tiền thu được không đủ để trả tiền điện chạy cái máy bơm nước!

Nghe như bịa, nhưng đang có tình trạng như thế, “trữ lượng” tụt giảm rất nhanh chỉ sau 1 thời gian ngắn khai thác.

Chẳng còn mấy ai dám mơ mộng với thứ đá phiến lúc này. Họ thấy cái máng lợn sứt mẻ rồi!



Xem thêm:

Gác lại “cuộc cách mạng khí đá phiến sét”
Các nhà khoa học Pháp: "Cách mạng khí đá phiến sét" sẽ không xảy ra ở châu Âu

Khai thác khí đá phiến sét ở châu Âu: “chống” nhiều gấp 5 lần “ủng hộ”
Chết mòn bởi khí đá phiến
Hoàng hôn của cách mạng đá phiến sét

Poroshenko hung hăng cũng như mọi Ukro!


Thế là đầu sỏ Petro Poroshenko đã là tổng thống như dự đoán cách đây cả tháng và hắn cũng đã sớm tuyên trung thành tận tụy với chủ.

Có 1 chút an ủi cho dân Ukro, hắn là con quỉ nhỏ mọn hơn trong bầy quỉ hung hăng dữ tợn ở đó.

Sẽ có sự thay đổi nhẹ cơ cấu quyền lực, khối đảng Batkivshchyna bị thế chân bởi đảng trung tả Udar. Nhưng đó không phải là lựa chọn của dân chúng. Mục tiêu của cuộc bầu cử này là hợp pháp hóa quyền lực mới. Khi mà cuộc bầu cử năm 2010, Poroshenko và đảng Solidarnost chỉ kiếm được 1% phiếu bầu và gần đây cũng chẳng chứng tỏ được gì. Dường như là để mình cất cánh, hắn ta đã phải lập ra Udar từ quỹ Konrad Adenauer, nơi đã khuyên nhủ Klitschko nhường vai thủ lĩnh cho đầu sỏ Poroshenko. 

Poroshenko là đầu sỏ, hắn giàu có và tài sản nổi ước tính đến 1,8 tỷ đô. Hắn nổi tiếng với kẹo sô-kô-la, nhà máy lắp ráp ô tô, xưởng đóng tàu và kênh tivi Channel 5. Đồng thời hắn cũng là 1 chính khách qua nhiều đời tổng thống, tất cả các tổng thống từ trước đến nay. Poroshenko chưa bao giờ che giấu lòng kiên định chống lại việc Ukraina gia nhập Liên minh Eurasia với Nga, mặc dù vẫn làm ăn và chủ yếu là bán sản phẩm sang Nga.

Mặc những thay đổi chính trị ở Ukraina và cũng có lúc lên voi xuống chó, nhưng Poroshenko vẫn tồn tại nhờ tài xoay trở và luồn lách như rắn và ngày càng giầu lên. Từ Kuchma đến Yushchenko, rồi thì Yanukovych, hắn đóng vai trò tích cực trong cách mạng Cam 2004 đưa Yushchenko lên ngôi, nhưng cũng không ngại cùng Yanukovych lập đảng Khu vực, có nghĩa là hắn chẳng có nguyên tắc đông tây tả hữu gì cả. Điều này có vẻ kỳ cục, nhưng nhờ thế và nhờ thời thế, ở cái xứ chỉ có đầu xỏ và đám đông vô hồn tê liệt, hắn đã leo lên đến quyền lực cao nhất.

Nói một cách lạc quan tươi sáng hơn, có lẽ dân chúng xứ này đã chọn một con quỉ nhỏ bé, ít dữ tợn hơn những con khác. Đó là lời ông Nikolay Levichev, phó chủ tích DUMA:

“Thực sự phức tạp để hiểu, đây là cuộc bầu cử của các đầu sỏ, và trong quá trình hiến pháp này mà ông ta lại sẽ có thể tạo được điều kiện để ổn định tình hình ở Ukraina. Những tuyên bố của Petro Poroshenko là rất trái ngược. Một mặt, ông ta nói cần phải cân nhắc rằng Nga là và mãi sẽ là nước lớn và mong sẽ là láng giềng hữu nghị đối với Ukraina độc lập. Mặt khác, ông ta nói muốn đi thăm Donbass như thể khiêu khích, khi vùng này vừa tuyên bố thành lập CH Novorossiya và phần lớn dân chúng ở đây tuyên bố không tham gia bầu cử. Có lẽ cần phải đợi xem các cố vấn phương Tây của ông ta khuyên bảo gì.”

Lực lượng thực sự khác, ngoài tiền bạc ra, giấu mặt trong hệ thống nước ngoài, Ukraina đơn giản là không có lực lượng. Dân chúng mệt mỏi bởi các chính trị gia, họ cần kẻ it nhiều phù hợp với cuộc sống bình thường. Đúng là phẩm chất cá nhân của tổng thống sẽ ảnh hưởng rất nhiều.

Trong cuộc họp báo đầu tiên sau công bố kết quả bầu cử, Poroshenko tỏ ra rất tham vọng.

Nhưng chính trị không phải là trò chơi may rủi. Tham vọng và thiếu kinh nghiệm sẽ đặt gánh nặng lên vai dân chúng, như những kẻ Yatsenyuk và Turchinov vừa qua đã chứng tỏ. Poroshenko cũng thế, hắn liên tục đứng ra đả kích và đổ tội cho Nga một cách kệch cỡm. Hắn sẽ tiếp tục chính sách Ukraina hóa và gieo rắc thù địch, đẩy Ukraina vào NATO. Bản chất cuộc họp báo đầu tiên Poroshenko đã chứng tỏ sẽ không công nhận trưng cầu dân ý ở Donbass và sát nhập Crưm, sẽ không dừng các hoạt động quân sự.

Dĩ nhiên, Nga sẽ không công nhận bầu cử Ukraina là hợp pháp, cũng như về mặt luật pháp, cuộc bầu cử này được tổ chức như là hậu quả của cuộc đảo chính, và Yanukovych vẫn được coi là tổng thống Ukraina hợp pháp đối với Nga. Bên cạnh đó bầu cử diễn ra trong hoàn cảnh nội chiến với sự can thiệp tích cực từ nước ngoài vào công việc nội bộ Ukraina, không đại diện cho quan điển của toàn thể cử tri Ukraina.

Vladimir Putin đã bày tỏ ý định với cuộc bầu cử này: "tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Ukaina”. Nhưng nhân dân Ukraina không chỉ sống ở Malorossiya, Volhynia hay Galichina, họ còn sống ở Donbass và đã tuyên bố thành lập nhà nước mới Novorossiya ngày 24 tháng 5. Putin cũng nói tôn trọng trưng cầu dân ý ngày 11 tháng 5. Liệu ông có thể cùng lúc tôn trọng 2 quan điểm trái ngược? Hay làm thế nào để chứng tỏ mình không là kẻ thù với cả 2? Thời gian sẽ có câu trả lời liệu Nga có đóng vai trung gian hay sẽ đứng về 1 phía.

Và nên nhớ, lực lượng Maidan và nguồn gốc khủng hoảng Ukraina vẫn còn nguyên, nếu Poroshenko không thành công sẽ có Maidan kế tiếp lật đổ chính hắn ta.





Mấy nét tiểu sử Petro Poroshenko:

Poroshenko làm BT Phát triển kinh tế và Thương mại Ukraina từ 2012.

Từ 10-2009 đến 3-2010 làm BT ngoại giao, Từ 1-2007 làm lãnh đạo Ngân hàng quốc gia Ukraina. Sáng lập tập đoàn Ukrprominvest, Cựu hội đồng nhân dân 1998-2005, 2006-2006, cựu thư ký Hội đồng An ninh Quốc phòng Ukraina 2005, thành viên Ủy ban chính trị đảng Our Ukraina, sang lập viên đảng Khu vực của Yanukovych…

Sinh năm 1965 tại Volgrad thuộc Odessa. Tổi nghiệp khoa quan hệ và luật quốc tế ĐH Kiev mang tên Taras Shevchenko

Sự nghiệp kinh doanh của Poroshenko bắt đầu năm 1990 với chức phó điều hành của doanh nghiệp nhỏ có tên là Republic. Năm 1991 làm tổng giám đốc JSC Birzhevoy dom Ukraina, 1993-1998 làm tổng giám đốc Ukrprominvest (tập đoàn công nghiệp và đầu tư), giám đốc JSC Leninska Kuznya Plant, chủ tịch HĐQT ngân hàng Mriya, chủ tịch ban giám sát JSC Vinnytsia Confectionery, một doanh nghiệp bánh kẹo sô-cô-la, nơi Poroshenko nói mình là chủ nhân sáng lập. Từ đó Poroshenko có biệt danh “thỏ sô-cô-la”, “vua sô-cô-la”.

Năm 1998, Poroshenko được bầu vào hội đồng nhân dân theo danh sách đảng Dân chủ Xã hội. Năm 2000, Poroshenko lập phe tả Solidarnost (đoàn kết) sau đó thành đảng Solidarnost ở Ukraina và đấu tranh nghị viện bằng đảng “Đoàn kết lao động”, đảng này sao đó gia nhập đảng  Our Ukraina của Victor Yushchenko. Năm 2002, đảng này được 24,7% phiếu bầu nghị viện.

Năm 2003 Poroshenko bỏ vốn vào TV "kênh 5" – đài này thuộc doanh nghiệp Ukrprominvest và có quan điểm thân cận với Yushchenko, trong cách mạng cam 2004, kênh TV này thành cái loa lớn tiếng của phe đối lập làm cách mạng màu.

Sau cách mạng Cam, Poroshenko tuyên bố từ bỏ kinh doanh để vào chính trường, nhưng người ta nói điều đó chỉ là hình thức. Ông ta là ứng viên chức thủ tướng dưới triều Yushchenko, nhưng chức này sau đó về tay nữ hoàng Yulia Timoshenko, còn Poroshenko làm thư ký HĐ an ninh Quốc phòng. 
Tháng 9 năm 2005, Poroshenko bị Yushchenko bãi chức, liên quan đến đấu đá nội bộ và nhiều vị bê bối tham nhũng, lobby quyền lợi phe nhóm. Như đồn đại, vụ này liên quan đến Tymoshenko và sau đó bà này cũng bị bãi chức.

Năm 2006, Poroshenko được bầu vào Verkhovna Rada từ đảng "Our Ukraine", trong nghị viện, ông ta chịu trách nhiệm giám sát hoạt động tài chính-ngân hàng

Năm 2007 được bầu làm chủ tịch Ngân hàng quốc gia Ukraina. 

Sở thích lúc rảnh: đọc sách và chơi môn tennis, thích tranh vẽ trường phái ấn tượng. Vợ Poroshenko là bác sĩ. Bố già cách mạng cam Yushchenko là cha đỡ đầu cho 2 con gái Poroshenko.

NƯỚC NGA KHÔNG CHỈ CÓ DẦU VỚI KHÍ

Kỳ là và khó tin? Không, cơ bản là do bạn không biết, hoặc bạn quá mù quáng tin tưởng vào tuyên truyền của phương Tây rằng Nga chỉ có bán dầu thô!



Đây là những con số chính theo NHTW Nga năm 2013:

Năm 2013 Nga xuất khẩu hàng hóa 523 tỷ USD và dịch vụ 70 tỷ USD. Tổng cộng là Nga xuất khẩu 593 tỷ năm 2013. Trong đó bán dầu thô 174 tỷ, sản phẩm dầu mỏ 109 tỷ, khí tự nhiên 67 tỷ, khí hóa lỏng 5 tỷ. Như vậy xuất khẩu sản phẩm hydrocarbon thô và chế phẩm của nó là 355 tỷ USD năm 2013. Nga cũng thu từ xuất khẩu 238 tỷ USD hàng hóa dịch vụ khác bên cạnh dầu khí.

238 tỷ không phải dầu mỏ này là nhiều hay là ít? Cũng tùy cách tính, nhưng nó là nhiều nhất kể từ thời Liên Xô đến nay. 70 tỷ từ dịch vụ, đó là vận tải, du lịch, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, máy tính, công nghệ, giáo dục, xây dựng… Nói chung trong đó có 1 số có thể coi là xuất khẩu kỹ thuật cao, có một số công ty Nga hoàn toàn có thể cạnh tranh được với thế giới trong các lĩnh vực này.
Sẽ không thể nào bằng một vài bài viết mà mô tả được bức tranh toàn cảnh của xuất khẩu Nga, nhưng vài nét lớn và quan trọng thì được:


1. Nhà máy điện hạt nhân

Rosatom - Росатом là hãng đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này, họ đang xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân nhất, Rosatom cũng chiếm 40% thị trường làm giàu nhiên liệu. Nga xuất khẩu công nghệ tái chế, thiết kế và tư vấn xây dựng nhà máy ở Bangladesh, Jordan, Bulgaria, Slovakia, Thổ, Việt Nam, Belarus, Ukraine, China, Iran, India, Phần Lan. Rosatom đang có trong tay HĐ xây dựng 20 lò đã ký, trị giá 74 tỷ USD năm 2013. Có hãng nào có được nhiều HĐ như thế? Mỹ chăng! 30 năm qua Mỹ xuất khẩu được 2 lò sang Trung Quốc.


2. Dịch vụ tài chính

Hãng môi giới Nga Alpari - Альпари đứng thứ 5 thế giới theo Forex và giao dịch 1 nghìn tỷ USD mỗi năm. Họ có chi nhánh ở Mỹ, Anh, United Arab Emirates và China. Họ đoạt giải "The Best Forex Broker of Europe - 2013".


3. Vận chuyển hàng hóa

Tập đoàn Volga-Dnepr (Волга-Днепр) đứng đầu thế giới trong phân khúc vận chuyển hàng hóa siêu nặng và quá khổ đường không. Họ có doanh thu 1 tỷ USD mỗi năm và chi nhánh tại Mỹ, Anh, Ireland và China.


Công ty Sovcomflot - Совкомфлот đứng trong 10 công ty chở dầu hàng đầu theo tổ chức hàng hải và hậu cần Đức (Institut fürSeeverkehrswirtschaft und Logistik — ISL), từ 2012 Sovcomflot đứng thứ 2 sau công ty Nhật Mitsui O.S.K. Còn Lloyd-Liszt cũng năm 2012 nói rằng Sovcomflot đứng thứ 1 về trọng tải trong số những hãng vận chuyển dầu lớn nhất.


4. Xuất khẩu dịch vụ phát triển phần mềm

Theo báo cáo của RUSSOFT năm 2013, khối lượng xuất khẩu phần mềm Nga năm 2012 đạt 4,6 tỷ USD, trong đó một nửa là phần mềm chuyên dụng, nửa còn lại là dịch phụ phát triển phần mềm theo yêu cầu. Trong số các công ty phần mềm Nga có Luxoft được Hiệp hội gia công phần mềm EU cấp chứng nhận năm 2011 và giành được giải thưởng "IT Outsourcing Project of the Year"; DataArt có các chi nhánh R&D tại Nga được tạp chí Business Week gọi họ là công ty gia công phát triển phần mềm tốt nhất thế giới.


5. Xây dựng ở nước ngoài

JSC Mosmetrostroy thắng thầu công trình xây dựng ở eo biển Bosphorus Thổ Nhĩ Kỳ đường hầm thủy lợi đường kính 6m và dài 3,4 km, hiện họ đang xây dựng đường hầm ở Chennaye Ấn Độ và đường xe lửa cao tốc ở Tel-Aviv.


6. Phóng tên lửa vũ trụ

Nga đứng đầu thế giới về thị trường phóng tên lửa vũ trụ thương mại, đưa vệ tinh lên quĩ đạo, chở hàng và chở người, doanh thu của các hoạt động này là 1 tỷ USD mỗi năm.


7. Thiết kế và tư vấn hàng không

Tập đoàn Progresstekh - Прогресстех đứng đầu châu Âu trong việc cung cấp các dịch vụ trí tuệ hàng không và vận tải hàng không. Hơn 1000 kỹ sư Progresstekh làm dịch vụ kỹ thuật cho Nga và nước ngoài phát triển các sản phẩm và thiết bị hàng không. Kể từ 1998, Progresstekh tham gia tích cực vào chế tạo tất cả các phiên bản mới nhất máy bay dân sự Boeing, như Boeing 777 và Boeing 737, họ cũng tham gia thiết kế máy bay mới của Boeing như Boeing 787 và Boeing 747-8. Họ cũng tư vấn-thiết kế trong các dự án chế tạo Sukhoi SuperJet 100, MS-21, Airbus A320, A330, A350, A380; Gulfstream G250, G650; Cessna Columbus; Mitsubishi Regional Jet; Bombardier CSeries, Learjet 85.

Tham gia vào nghiên cứu chế tạo cho Boeing còn có công ty NIK 500 kỹ sư. Tập đoàn Kaskol thực hiện thiết kế cho các dự án Airbus với 200 kỹ sư qua trung tâm Icarus.


8. Tư vấn và phân tích kinh doanh

Forecast hay Prognoz - Прогноз là công ty quốc tế có trụ sở Perm đã thực hiện hơn 1500 dự án  ứng dụng phân tích cho 450 khách hàng hơn 70 quốc gia trên thế giới. Trong số các khách hàng của họ có IMF, WHO, Coca-Cola, 3M.


9. Dịch vụ thông tin liên lạc

Hãng nhà nước Kosmicheskaya svyaz - Космическая связь cung cấp truy cập cho người dùng ở hơn 35 quốc gia, họ nằm trong số 10 nhà vận hành vệ tinh liên lạc lớn nhất thế giới tính theo dung lượng tần số-quĩ đạo.

Còn Rostelecom là người thực hiện chính cho một số dự án quốc tế đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thông tin liên lạc giữa các quốc gia EU. Đặc biệt, họ vận hành hệ thống Transit Europe-Asia (TEA) trên mặt đất, có dung lượng truyền tải đến 3,2 Tbit /giây. Đó là đường truyền liên lục địa hoàn toàn tin cậy, thay thế hệ thống cáp ngầm. Cùng 3 nhà vận hành khác, Rostelecom tham gia vào triển khai dự án lớn mới xây dựng tuyến thông tin liên lạc tốc độ cao Europe-Persia (EPEG), có đường truyền 3,2 Tbit giây kết nối châu Âu và Trung Đông.


10. Du lịch

Hàng triệu người đến Nga du lịch và làm ăn hàng năm, đem lại doanh thu hơn 7 tỷ USD mỗi năm.



11. Luyện kim

Luyện kim là thế mạnh của Nga. Chúng ta nhớ thập kỷ 90, sắt thép kim loại LX bán đ bán tháo ạt khắp nơi khiến giá thị trường tụt giảm rất thấp.

Hiện nay, ngành công nghiệp này của Nga có doanh thu xuất khẩu hàng năm 40 tỷ USD.

Kim loại đen, kim loại màu dạng thỏi và sản phẩm và một trong những vị thế xuất khẩu chủ lực của Nga ra thế giới là titan, nickel, aluminum.

Ví dụ hãng VSMPO-AVISMA (ВСМПО-АВИСМА) là hãng duy nhất trên thế giới có các sản phẩm tích hợp đầy đ, titan xốp, tấm và thỏi các loại đ chế tạo tất cả các loại sản phẩm và bán thành phẩm từ hợp kim titan. Hãng chế tạo các sản phẩm thuộc các lĩnh vực có công nghệ và kỹ thuật tập trung nhiều khoa học nhất, đó là hàng không và năng lượng (như hạt nhân), công nghiệp hóa chất, đóng tàu, y tếCác bạn hàng của VSMPO-AVISMA là hơn 300 hãng khác nhau 48 quốc gia, kể cả các hãng hàng không đứng đầu thế giới mà đầu tiên là AIRBUS và thứ hai là BOEING.


12. Công nghiệp hóa chất

Nga đứng đầu thế giới về cao su tổng hợp, một số loại phân bón và các hóa chất khác với doanh thu xuất khẩu hàng năm hơn 30 tỷ USD.



13. Nông nghiệp và lương thực

Năm 2013, ngành nông nghiệp Nga xuất khẩu 15 tỷ USD với sản phẩm chính là lúa mỳ, gạo và ngô. Xuất khẩu lúa mỳ là 10 triệu tấn, hơi giảm so với năm 2012 là 12,9 triệu, đó là thời tiết không thuận, hạn hán và lũ lụt.


14. Vũ khí và trang bị quốc phòng

Nga đứng thứ 2 về xuất khẩu vũ khí, đạt 15,7 tỷ USD năm 2013 trong thị trường thế giới trị giá 40 tỷ. Những khách hàng lớn của Nga là China, Algeria, Venezuela, Vietnam, Indonesia. Những trang thiết bị xuất khẩu chính là xe bọc thép, hệ thống phòng không, máy bay chiến đấu và trực thăng, tàu chiến.


15. Thiết bị hạng nặng

Cũng là một thế mạnh khác của công nghiệp Nga.

Hidropress – Гидропресс là nhà cung cấp thiết bị rèn dập và máy ép cỡ lớn cho các nước Kazakhstan, Belarus, Ukraine, Latvia, Uzbekistan, India, China, Iran, Mongolia, Poland.

Tyazhmehpress – Тяжмехпресс có nhà máy hạng nặng và lớn nhất Nga ở Voronezh. Họ sản xuất và chế tạo các thiết bị dập hạng nặng. Họ chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng 15 loại máy dập lớn đến 12 nghìn tấn, các khách hàng của họ là Mỹ, Pháp, Italy, Spain, Japan, Nam Hàn, China… Sản phẩm của họ được xuất khẩu từ 70-95%.

Transmashholding – Трансмашхолдинг là nhà sản xuất đầu máy xe lửa, đầu máy chạy điện, toa xe, tàu/động cơ diesel; sản phẩm được xuất khẩu đến khối CIS, Ba Lan, Đức, Bulgaria, Vietnam và Syria. Doanh thu hàng năm nửa tỷ đô la.

URALMASH - УРАЛМАШ là nhà chế tạo cần trục, cần cẩu, máy xúc hạng nặng, máy khai thác mỏ, máy khoan, thiết bị luyện kim và được xuất khẩu đến 42 nước, trong đó có Nhật, Hàn, India, China, Finland, Germany, Ba Lan, etc.


16. Đóng tàu

Severnaya Verf – Северная верфь (nhà máy đóng tàu phương Bắc) là nhà cung cấp các dàn khoan dầu cho Na uy.

Red Sormovo, Red barricades – nhà đóng tàu chở dầu cho Kazakhstan và Iran.
Nhà máy đóng tàu Volgograd trong giai đoạn 2003-2006 đóng một loạt các tàu chở dầu cho công ty Thổ Palmali. Năm 2005, Hiệp hội kỹ sư đóng tàu Hoàng gia Anh ghi nhận những con tàu chở hàng của họ là quan trọng và độc đáo của năm. Và đừng quyên, những con tàu khá băng hạt nhân mạnh nhất thế giới chỉ có ở Nga.



17. Hàng không

Sukhoi SuperJet 100 – máy bay chở khách tầm ngắn thiết kế mới nhất đã xuất khẩu đến chiếc thứ 12, và có đơn hàng hơn 50 chiếc.

Tập đoàn Trực thăng Nga (Вертолеты России) là nhà chế tạo trực thăng số 1 thế giới trong phân khúc trực thăng hạng trung/nặng và siêu nặng. Theo giá trị doanh thu, họ chiếm 14% thị trường trực thăng thế giới. Năm 2013, 35% khối lượng thị phần của họ là trực thăng chiến đấu, 74% trực thăng hạng nặng có khối lượng cất cánh lớn hơn 20 tấn và 56% trực thăng hạng trung, có khối lượng cất cánh 8-15 tấn. Họ có khách hàng là hơn 400 hãng ở nước ngoài.



18. Quang học

Có một số hãng sản xuất thiết bị quang học độc đáo ở Nga, sản phẩm của họ được xuất khẩu ra nhiều nước. Đó là Intes, Interoptik, Astrosib, nhà máy Lytkarinsky (LZOS).

Ví dụ, kể từ 1994 LZOS chế tạo các chi tiết quang học có đường kính từ 500 đến 2300 mm cho hơn 20 dự án quốc tế: gương chính có đường kính 2 m cho 3 kính thiên văn của Royal Greenwich Observatory (Anh); bộ gương thiên văn cho thiết bị vũ trụ của Viện hàn lâm China; bộ gương chính của kính thiên văn đường kính 1,23 m cho Viện Max Planck-Heidelberg (Đức); gương chính đường kính 2,6 m cho đài thiên văn VST (Italy); gương chính đường kính 2,3 m cho trạm quan sát quốc gia ở Hy Lạp.



19. Thiết bị, dụng cụ khoa học

Viện vật lý hạt nhân Novosibirsk (Novosibirsk Institute of Nuclear Physics - INP) có tiếng bởi các thiết bị đo ứng dụng, từ máy Scanner liều lượng thấp dùng cho y tế và thiết bị an toàn hàng không đến máy gia tốc công nghiệp. Phần lớn sản phẩm sáng tạo của INP được bán ra nước ngoài. Ví dụ, khách hàng chính của họ là hơn 180 máy gia tốc đặt các viện nghiên cứu Mỹ, Hàn, India, Poland và các nước khác, hơn 40 thiết bị của INP được mua bởi China. Họ đã bán hơn 100 triệu USD cho Large Hadron Collider (LHC) ở EU. Năm 2013, INP xây dựng máy Ciclotron ở Mỹ. NT-MTD là hãng hàng đầu về máy quét tế vi, Diakont là nhà sản xuất hàng đầu thiết bị kiểm tra không phá hủy đường ống, họ bán sản phẩm sang Mỹ, Nhật và EU. Còn Intron là nhà chế tạo máy dò khuyết tật kết cấu xây dựng.



20. Phần mềm đóng gói

Kaspersky là phần mềm chống virus và an ninh mạng. Hãng có trụ sở ở Mat-xcơ-va và chi nhánh ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật, Hàn, China, Hà Lan, Ba Lan và Rumania. Mạng lưới đối tác của họ liên kết hơn 500 công ty ở 60 quốc gia. Họ nằm trong top 5 hãng phần mềm về anh ninh thông tin và nguy cơ Internet.

ABBYY là phần mềm nhận dạng văn bản text và dịch thuật. Hãng có công ty ở 9 nước Nga, Mỹ, Đức, Anh, Nhật, Đài Loan, Ukraine và Síp, có cơ quan dịch thuật kỹ thuật cao ABBYY Language Services (Perevedem.ru) và nhà xuất bản ABBYY. Văn phòng chính của ABBYY ở Mat-xcơ-va chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm và điều phối hoạt động các nơi. Có 30 triệu người dùng ABBYY ở 130 nước. Các khách hàng bao gồm DELL, EPSON, Fujitsu, HP, Lexmark, Microtek, Panasonic, Siemens Nixdorf (Germany), Samsung Electronics, và nhiều hãng khác.

Acronis là phần mềm sao lưu hệ thống, họ có 17 văn phòng ở các nước với 2 triệu người dùng. Khách hàng chính là Cisco Systems, Lufthansa, McKinsey&Company, Oracle, Siemens, Novell, General Electric, Bayer... Các phát triển chủ yếu của họ được thực hiện ở Mat-xcơ-va.



21. Máy và thiết bị dụng cụ

SKIF - СКИФ là nhà sản xuất dụng cụ phay ở Belgorod, dụng cụ của họ phủ kim cương rất độc đáo được dùng cho gia công kim loại màu. Nó được dùng ở khắp các nhà máy và tổ hợp hàng không. Họ cũng xuất khẩu máy cắt la de cho một số nhà máy.

IPG Photonics là hãng quốc tế thành lập năm 1991 ở Nga và thuộc Nga, họ sản xuất máy la de công nghiệp cỡ trung và cỡ lớn. Họ trong top 3 nhà la de công nghiệp đứng đầu, vốn hơn 1 tỷ USD và độc quyền trong phân khúc thiết bị la de hạng nặng.


22. Hàng tiêu dùng

Hàng tiêu dùng là điểm yếu của thời Liên Xô Brezhnev, ngày nay đã đỡ hơn. Quần áo mùa đông nhãn hiệu BASK - БАСК đang xuất khẩu đến 12 nước (Anh, Canada. Scandinavia). Đó là những bộ quần áo tốt và rất ấm. Còn Wimm-Bill-Dann là nhà xuất khẩu đồ uống và thức ăn trẻ em trong khối CIS… và rất nhiều nữa.



23. Thiết bị điện

RUSELPROM xuất khẩu 30% thiết bị điện của họ. Sản phẩm của RUSELPROM được dùng nhiều nhất ở nước ngoài là máy phát điện cho các nhà máy lớn, tổ hợp luyện kim, chế tạo máy. Chúng có mặt ở khắp nơi: khối CIS (Belarus, Kazakhstan, Ukraine), Đức, Ý, India, China, Iran, Afghanistan, Brazil, Argentina, Cuba, Venezuela... Trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy luyện kim và nhà máy điện hạt nhân: Teri (India), Suizhong, Imin, Jixian, Rogunskaya, Nurekskaya Kenkou, Huanen Pekin (China), Tatzhikistan, Ramin (Iran), NAGLU (Afghanistan), Guddu, Multan-2 (Pakistan), MEGOLO (Italy), New Aurora, Goyandira (Brazil), Raakh, Lovisa (Finland), New Huth (Poland), Kozlodui (Bulgaria), Iskenderun (Turkey), Mokhovets, Bogunitsa, Karachi (Pakistan), Slovakia, Bokaro, Bkhilan, Paks (Hungary), Viskhapatnam (India)…



24 . Điện tử

Công ty Transaz - Трансаз là người đứng đầu thế giới về thiết bị định vị và dẫn đường hàng hải và thiết bị thực tập hàng hải thương mại. Họ chiến 45% thị trường thế giới về loại thiết bị này, 35% thị trường thế giới về hệ thống điện tử và hải đồ hàng hải. Thiết bị của họ đang có mặt trên 12 nghìn con tàu thương mại khắp thế giới. Hơn 5500 hệ thống huấn luyện của họ được sử dụng ở 91 quốc gia. 205 hệ thống kiểm soát bờ biển và di chuyển của tàu thuyền lắp đặt trên các cảng ở 55 nước.

Telesystem - Телесистемы là công ty về thiết bị liên lạc vô tuyến điện có sản phẩm xuất khẩu nhiều sang Mỹ, Anh, Canada, France, Germany, Italy, Israel, Australia… đó là thiết bị chuyên dụng: máy ghi âm,  sensor dò tìm phát hiện, hệ thống đếm phiếu…

Công ty Solar Wind - Солнечный ветер đã xuất khẩu nhiều megawatts các tấm pin mặt trời sang EU, họ có nhà máy ở Zelenograd, còn hãng chip Angstrom thì bán chip cho Hàn Quốc.


25. Năng lượng

TVEL thuộc tập đoàn Rosatom chuyên về nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy điện và nhiên liệu làm giàu. Họ đứng đầu thế giới về nhiên liệu hạt nhân với ít nhất 17% thị phần trọn bộ. Nga và EU, hay 4 hãng lớn là Rosatom của Nga, URENCO, AREVA (Pháp) và USEC (Mỹ) hầu như độc chiếm thị trường nhiên liệu hạt nhân làm giàu. Trong đó Rosatom rất có ưu thế cạnh tranh.

Nhóm "Máy năng lượng" Nga gồm các nhà máy sản xuất thiết bị, thiết kế thi công các nhà máy thủy/nhiệt điện. Họ có mặt ở Thổ, Egypt, Vietnam, Brazil, Serbia, Mexico, Greece, Argentina, Iran và nhiều nước khác.


Российский экспорт - это не только нефть и газ 

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...