Trưng cầu dân ý ở Crimea và Luật pháp quốc tế



Ngày 16-3-2014, Crimea tổ chức trưng cầu đân ý để xác định số phận của họ. Quyết định này đã kích động phản ứng cực kỳ thần kinh ở phương Tây. TT Mỹ Barack Obama nói nó vi phạm luật pháp quốc tế nhưng không bao giờ viện dẫn bất kỳ lập luận pháp lý nào để hỗ trợ các tuyên bố. (1) Cùng một điều như thế áp dụng đối với các tuyên bố khác về vấn đề này, tất cả họ đều thiếu minh chứng pháp lý.

Tòa án công lý quốc tế của LHQ thông qua quan điểm hỏi ý kiến năm 2010 nói rõ ràng rằng tuyên bố độc lập đơn phương là phù hợp với luật pháp quốc tế. (2)

Quyết định về độc lập dựa vào trưng cầu dân ý nằm trong khái niệm «tuyên bố độc lập đơn phương». Có phán quyết của Tòa án liên quan đến tuyên bố độc lập đơn phương của chính phủ bất hợp pháp Kosovo và Metohija. Trong trường hợp Crimea, chính phủ được bầu một cách dân chủ và hợp pháp. Không có tiêu chuẩn quốc tế nào bị vi phạm, các qui tắc tiêu chuẩn như thế đơn giản là không tồn tại.

Một số luật sư đã bắt đầu đi đến chỗ minh chứng tính «hợp pháp» cho các tuyên bố của các chính phủ phương Tây. Nhưng họ có vẻ quá vội vàng chuẩn bị để chứng minh bất cứ điều gì.

Họ thường tán đồng, ví dụ, cuộc trưng cầu dân vi phạm các nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Thoạt nhìn điều đó có vẻ vững chắc, nhưng lại không có cơ sở pháp lý.

Để xác định các «nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ», cần phải tham khảo “Tuyên bố về các nguyên tắc luật pháp quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia theo quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc”. Tuyên bố này được thông qua bằng Nghị quyết 2625 ( XXV ) bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24 tháng 10 năm 1970. Trên thực tế nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ là «bị vi phạm» theo nguyên tắc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Vì vậy, nguyên tắc chúng ta đề cập là như sau: «Nguyên tắc mà các quốc gia phải kìm chế trong quan hệ quốc tế của họ tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc theo bất kỳ cách thức nào khác không phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc».

Nội dung của nguyên tắc này có nghĩa là, không cho phép bất cứ quốc gia nào sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào khác. (3)

Toàn vẹn lãnh thổ được nhắc lại trong bối cảnh có sự can thiệp bên ngoài. Nguyên tắc không liên quan đến các chính sách đối nội. Các chính trị gia phương Tây đang cố gắng để làm cho nó trông giống như thể có một số nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ mà theo đó nói rằng lãnh thổ của một quốc gia là không thể thay đổi. Như chúng ta thấy, điều này không đúng.

Nếu các luật sư phương Tây tham khảo Tuyên bố 1970 về các nguyên tắc luật pháp quốc tế, họ áp dụng phương pháp tiếp cận có chọn lọc. Sau tất cả, tuyên bố này lưu ý đến nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Nguyên tắc này (được chính thức gọi là «Nguyên tắc về nghĩa vụ không can thiệp vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của các quốc gia bất kỳ, phù hợp với Hiến chương (LHQ)». Nó có nghĩa là, «Không một quốc gia hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, với bất kỳ lý do gì, vào công việc đối nội hay đối ngoại của bất cứ quốc gia nào khác. Do đó, can thiệp vũ trang và tất cả các hình thức can thiệp khác hoặc bất kỳ mối đe dọa nào nhằm chống lại chủ quyền quốc gia hay chống lại các nền tảng chính trị, kinh tế và văn hóa của nó, là vi phạm luật pháp quốc tế».

Tuyên bố 1970 nêu rõ ràng rằng sự can thiệp bị ngăn cấm theo bất cứ lý do gì, bất cứ tầm quan trọng nào dường như có thể có cho các lực lượng bên ngoài. Bên cạnh đó, “bất kỳsự can thiệp nào và “bất kỳsự đe dọa can thiệp nào đều bị ngăn cấm. Tuy nhiên, can thiệp và đe dọa - đó chính xác là những gì các nước phương Tây đang làm, ví dụ, can thiệp vào công việc của Crimea bằng cách ngoan cố lặp đi lặp lại các báo cáo nói trưng cầu dân ý là “bất hợp pháp”, hoặc đe dọa cấm vận Nga.

Sau hết, cũng là Tuyên bố 1970 chứa đựng các nguyên tắc về quyền tự quyết của nhân dân. Nó nêu nguyên tắc như sau, «Mọi người dân có quyền tự do quyết định - mà không bị can thiệp từ bên ngoài, tình trạng chính trị và theo đuổi phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, mỗi nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng quyền này  đẳng và tự quyết của các dân tộc nêu trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, tất cả các dân tộc có quyền tự do quyết định, mà không có sự can thiệp bên ngoài, tình trạng chính trị của họ và theo đuổi kinh tế, xã hội và phát triển văn hóa, và mỗi Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng quyền này phù hợp với các quy định của Hiến chương LHQ». Một lần nữa không can thiệp” được đ cập, một lần nữa như phương Tây lại không ngừng can thiệp vào công việc của Crimea.

Tại sao họ lại áp dụng phương pháp tiếp cận có chọn lọc như vậy trong khi trích dẫn tài liệu quốc tế?

Cần lưu ý rằng không có cách nào để so sánh hành động của Nga với những gì phương Tây làm – Hành động của Nga dựa theo lời thỉnh cầu của chính quyền hợp pháp của Ukraina. Ở đây có sự không phù hợp giữa luật pháp quốc tế với những gì các chính trị gia phương Tây nói và làm, họ nhận biết rõ chính quyền (Crimea) đã mời Nga là hợp pháp, đó là lý do tại sao các cuộc thảo luận được khéo léo làm trượt vào vấn đề «hợp pháp» mà không phải là quy phạm pháp luật – một khái niệm mang tính khoa học. Nói về sự can thiệp vào quá trình tự quyết, thì một lần nữa Nga được mời bởi cơ quan hợp pháp. Ngược lại, không ai ở Crimea đã mời phương Tây. Vì vậy, các tham chiếu đến Tuyên bố 1970 về Luật quốc tế không cho phương Tây với bất cứ lập luận pháp lý nào. Chính phương Tây đã vi phạm tài liệu này.

Có lẽ các đồng nghiệp phương Tây, những người khẳng định cuộc trưng cầu dân Crimea là «vi phạm luật pháp quốc tế» có ý gì khác? Thế thì tại sao họ không làm cho nó thành chính xác? Chúng ta hãy cố gắng giúp đỡ họ.

Có thể họ không có ý nói bản thân cuộc trưng cầu dân ý mà là những câu hỏi lấy ra từ trong đó có thể là vi phạm luật pháp quốc tế (trong trường hợp đa số đồng ý nói có?). Có lẽ họ sợ rằng dân cư Crimea sẽ ủng hộ gia nhập Nga? Nhưng trong trường hợp này, một lần nữa không có vi phạm luật pháp quốc tế. Tuyên bố về các nguyên tắc luật pháp quốc tế nêu, «Việc thành lập nhà nước độc lập và có chủ quyền, tự do liên kết hay hợp nhất với một nhà nước độc lập hay thiết lập bất cứ quy chế chính trị nào khác, được xác định một cách tự do bởi dân chúng, là hình thức thực hiện quyền tự quyết của người dân».

Khi đó có thể là đồng nghiệp phương Tây muốn nói rằng luật pháp quốc tế bị vi phạm vì cuộc trưng cầu được tổ chức chỉ trong Crimea, mà không phải toàn bộ Ukraina? Vậy thì có câu hỏi đặt ra, những gì chuẩn mực pháp lý quốc tế bị vi phạm bởi một cuộc trưng cầu dân ý chỉ tổ chức tại Crimea?

Có thể họ quá e thẹn để viện dẫn lập luận này vì họ đã không tìm thấy một lời giải thích nào cho lý do tại sao họ là những người đầu tiên công nhận sự độc lập của Nam Sudan tách ra khỏi Cộng hòa Sudan là kết quả trưng cầu dân ý được tổ chức chỉ ở phía nam của đất nước này? Trưng cầu dân ý đó được tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Cùng áp dụng trưng cầu dân ý do Liên Hiệp Quốc tiến hành ở Eritrea tách ra từ Ethiopia được công nhận toàn thể. Sau đó, cần giải thích lý do tại sao phương Tây đã không tuyên bố trưng cầu dân ý sẽ tổ chức tại Scotland tháng 9 năm 2014 là vi phạm luật pháp quốc tế vì nó sẽ không diễn ra tại các khu vực khác của Vương quốc Anh?

Hy vọng cuối cùng cho các luật sư phương Tây là phán quyết của Tòa án tối cao Canada năm 1998 nói rằng sự ly khai của Quebec là không thể dựa trên cuộc trưng cầu tổ chức duy nhất tại Quebec thay vì cả Canada bỏ phiếu. Đây là một tranh cãi lớn với một chuỗi kèm theo: Canada không thống trị thế giới và các quyết định của tòa án Canada không phải là một bộ phận của luật pháp quốc tế.

Vì vậy, những gì các chính phủ phương Tây và các luật sư của họ là có nghĩa khi họ nói cuộc trưng cầu dân ý Crimea là «vi phạm luật pháp quốc tế»? Thiếu định nghĩa rõ ràng và lập luận pháp lý có trọng lượng là nghiêm trọng trong trường hợp này. Nó chứng tỏ rằng họ hiểu rõ cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea không vi phạm bất kỳ quy phạm pháp luật quốc tế nào. Ngược lại, nó là một ví dụ về tuân thủ luật pháp quốc tế của người dân của Crimea.

(3) The full definition of the principle is defined by the Declaration on Principles of International Law Concerning Friendly Relations and Co-operation among States in Accordance with the Charter of the United Nations


Lưu ý 2 bản tiếng Anh và Nga có sự khác nhau ít nhiều về câu chữ!

Nghị viên Bỉ phát biểu đòi Bỉ ra khỏi NATO và EU

Trong phe tự do dân chủ phương tây, riêng nước Mỹ hứng rất lắm búa rìu dư luận vì lời nói và hành động luôn theo kiểu tiêu chuẩn kép. Còn EU có vẻ như tương đối sạch sẽ, có thể là tiêu chuẩn, là mẫu mực… Dường như nhiều người nghĩ như vậy, trong đó có cả tôi. Cho đến thời gian gần đây.

Thi thoảng, có những tiếng nói yếu ớt lóe lên đâu đó rằng: giải tán EU, hay nước này nước kia đòi ra khỏi khối đồng tiền chung euro… Nếu xem xét kỹ, thì có thể nhận ra, RU cũng rất lắm bê bối, chỉ có điều những vụ bể bối kiểu này thường bị ém nhẹm trên media phương Tây.

Thành viên nghị viện EU của Bỉ vừa làm nổ tung khán trường Brussels bằng 1 vụ bê bối mới. Ông Louis Laurent phát biểu trước nghị trường EP nói rằng các nước EU đã can dự vào các cuộc lật đổ chính phủ nước ngoài 1 cách bất hợp pháp dưới áp lực Mỹ. Bỉ đề nghị rút khỏi Liên minh châu Âu và NATO.

Dĩ nhiên điều đó ai cũng biết cả, ví như vụ Libya hay Ukraina hiện nay, nhưng nói ra từ 1 nghị viên thẳng thắn và gay gắt như vậy quả là hiếm có.

Nghị viên EP Louis Laurent nói rằng mượn danh DÂN CHỦ hay lấy cớ CHỐNG KHỦNG BỐ, các nước EU và Mỹ đã nhận vơ vào mình quyền xâm phạm các quốc gia độc lập và có chủ quyền khác, và thậm chí lật đổ lãnh đạo hợp pháp của họ.

Cuộc chiến chống khủng bố là cái vỏ bọc để tìm kiếm lợi nhuận cho giới tư bản tài chính và phổ biến chính sách tân thuộc địa. Nuôi khủng bố, gieo rắc thù hận và ly khai, vũ trang cho các phe phái Hồi giáo, các nước phương Tây đã lật đổ nhiều quốc gia hợp pháp để thu lợi ích. Ví như Iraq hay Libya, Mỹ và đồng minh đã thò tay vào các mỏ dầu của họ, ở Afghanistan là các cánh đồng thuộc phiện được Mỹ và NATO bảo vệ - sản lượng mỗi năm 1 tăng. Ông Louis Laurent còn nói các quốc gia Mali, Algeria và Iran cũng sẽ bị biến thành như vậy. Cuộc chiến lợi ích tài phiệt quốc tế phương Tây biến các quốc gia thành kẻ xâm lược và giết chóc.

Ông lưu ý rằng Iraq và Afghan là "hậu quả của dối trá Mỹ". Ông cũng tố cáo chính nước Bỉ là kẻ tham gia hàng đầu vào các tội ác chống lại nhân loại Tunisia, Egypt, Libya, và bây giờ đang cung cấp vũ khí cho các phe phái và lực lượng chống chính phủ Syria. Điều đó diễn ra giữa cuộc khủng hoảng kinh tế Bỉ: Các nhóm phiến loạn Syria đang được cung cấp 9 triệu euro.

Louis Laurent nói trước Nghị viện EU: "... Tôi chán ngắt vì tất cả những thứ gọi là ân nhân, dù là tả hay hữu, hay trung dung bước vào hành lang chính phủ tham nhũng của chúng ta... Tôi không công nhận các lãnh đạo của chúng ta, những kẻ chơi với bom như trẻ con chơi với bóng trong sân trường giờ ra chơi. Tôi không công nhận những kẻ cho mình là DÂN CHỦ, trong khi thực ra chỉ là động vật sơ đẳng nhất". Ông nói thêm: “Tôi cho rằng, trách nhiệm của tôi và thanh danh phải lên án và buộc tội thứ chính phủ này”.

Cuối bài phát biểu, ông Louis Laurent từ chối ủng hộ can thiệp vào Mali, và cũng không ủng hộ can thiệp tội lỗi vào Libya và Syria, ông nói nước Bỉ cần tránh xa khỏi sự can thiệp của NATO và rút ra khỏi EU khi mà EU đã từ lâu thay vì là thành trì của nhân đạo lại biến thành công cụ tấn công các quốc gia độc lập để kiếm lời cho bọn đầu sỏ tài phiệt.

Như vậy nghi ngờ về EU từ bài viết dài dưới này đã được khẳng định: EU đã bị TÀI PHIỆT QUỐC TẾ xích cổ, biến thành con chó cắn các nạn nhân kiếm lời cho chủ.

Cảnh giác với cái lõi bí mật của EU;





Putin xé các đầu sỏ Ukraina - Phần 2




Một số sẽ không hiểu rằng Putin không bực mình – đó là phản đòn. Putin trừng phạt. Ông ấy làm điều này với mức độ hiệu quả cao nhất, khôn khéo (khác với cấm vận Mỹ là cố để giết con muỗi trong cả một cỗ máy). 

Không cảm xúc, chỉ thực tế trần trụi, ở cuộc họp báo mới đây, Putin nói rằng "chính phủ tạm thời" sẽ phải được xác định, và nếu như cách mạng xảy ra ở Ukraina, thì thỏa thuận với chính quyền trước sẽ tự động bị phá vỡ (bởi nó vi phạm nguyên tắc kế thừa của chính quyền, đó là logic và đúng đắn về pháp lý). 

Đáp lại điều này, một số thành viên của "chính phủ lâm thời" đã kịp tỏ thái độ rằng, "nếu thỏa thuận là vô hiệu, thì không cần phải trả các khoản nợ cho Nga." Vấn đề là ở chỗ, không phải là các khoản nợ. Nợ EU không được viết bằng cái tên riêng, chúng là tổng hợp. Còn nếu như chính phủ tạm quyền công khai tuyên bố từ chối trách nhiệm trả nợ, thì họ sẽ không thấy các khoản vay tờ IMF và sự “giúp đỡ” từ EU, như họ đã nghe. 

Hơn nữa, quỹ có tiếng «Franklin Templeton», sở hữu khoảng 1 nửa nợ nhà nước của Ukraina, có thể sẽ không hiểu trò đùa như thế và hơi bị xúc phạm. Mới gần đây, các quản trị của các nhà băng và nhà kinh tế liên quan với JP Morgan – độ 2 chục người đã chết bất thình lình hay “tự tử”." Và chuyện đùa như thế với chính phủ lâm thời có thể bất thình lình xảy ra với các quan chức Ukraina. Giới tài chính – là những kẻ không có cảm xúc hài hước. 

Tình hình ở Crimea, một lần nữa lại thuần túy kinh tế. Nếu họ tổ chức trưng cầu dân ý độc lập, thì một mặt là chính phủ lâm thời ép buộc họ, thực sự đã có những đe dọa hình sự, cắt nước và điện, cũng như đi đến áp dụng các biện pháp kinh tế khắc khổ theo yêu cầu của IMF. Mặt khác – Nga đề nghị đầu tư $5 tỷ vào hạ tầng đồng thời cùng dòng chảy du lịch người Nga vào Crimea. Sẽ là thú vị khi phải chọn cái nào trong hoàn cảnh này? Sự dọa dẫm ngọt ngào hay vốn đầu tư khó chịu?

Có thể nói gì về món quà cấm vận Mỹ. Nga ngày nay chẳng cần gì từ kinh tế Mỹ. Nga không có tất cả, nhưng sản xuất từ TQ và không nhiều ở Đức, hơn nữa Đức quá phụ thuộc vào thị trường Nga, đến mức cấm vận chống Nga gây nguy hiểm cho họ. 

Còn Mỹ có thể làm gì với nền kinh tế Nga? Cấm các quan chức Nga đi chơi Disneyland? Cũng được thôi, đã đến lúc bỏ rồi. Giờ hiện mạo kinh tế mang tính toàn cầu hơn. Đây là 1 số nét đơn giản về mô hình kinh tế Mỹ. 

Những năm gần đây, nền kinh tế Mỹ bị bơm căng đầy đồng đô la, dưới cái tên “nới lỏng tiền tệ” (hơn 1000 tỷ mỗi năm). Bây giờ là lúc đến giai đoạn cuối chu kỳ thứ 3 gọi là QE3. 

Nó đi kèm với một số quá trình thứ cấp. Đầu tiên, việc tăng mạnh đổ đồng đô la ra thị trường sẽ không tránh được lạm phát. 

Thứ 2, nợ nước ngoài của Mỹ sẽ tích tụ nhanh hơn dự tính, dẫn nhanh đến ngưỡng nợ công. Nợ tăng bởi khối lượng đô la trong hệ thống tài chính tiền tệ bị trói buộc với dung lượng của Kho bạc bảo đảm cho nó.

Lạm phát dẫn đến một thực tế là sức hấp dẫn mua trái phiếu kho bạc Mỹ (mua nợ Mỹ) giảm – khi tỷ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất. Vì điều đó, Cục dự trữ liên bang - FED bắt buộc phải cùng với Kho bạc nâng lãi suất trái phiếu. 

Điều đó lại dẫn đến một số hiệu ứng khác. 

A. Nâng lãi suất trái phiếu kho bạc làm tăng lãi suất cho vay (khi mà cho vay bị coi là hoạt động rủi ro hơn mua nợ chính phủ). Và bởi vì nền kinh tế Mỹ xây dựng dựa vào sự cho vay và đã vay nợ đến giới hạn, điều đó dẫn đến giảm tiêu dùng. Đó là vì vay mượn trở thành đắt đỏ hơn, các dịch vụ cho vay liên quan cũng đắt đỏ hơn. 

B. Giảm tiêu dùng dẫn đến giảm sản xuất. Giảm sản xuất dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Vòng xoáy đình đốn cứ thế tiếp tục. 

C. Tăng lãi suất trái phiếu dẫn đến tăng nợ dịch vụ. Tăng nợ quốc gia làm tăng chi phí dịch vụ của nó, tạo thành tiến trình cấp số nhân. 

Chỉ có một giai đoạn tích cực có điều kiện trong tất cả điều này – đó là lạm phát làm giảm một phần giá trị các khoản đã vay của dân Mỹ. Nhưng tính đến qui mô và tỉ lệ lợi ích, nó chỉ là niềm an ủi yếu ớt. 

Theo rất nhiều các dấu hiệu, cuộc khủng hoảng hiện nay đã vượt quá Đại suy thoái. Nước Mỹ đang trên bờ vực vỡ nợ và siêu lạm phát đồng thời. Mỹ có thể trì hoãn cả 2 sự kiện này bao nhiêu lâu – chẳng ai biết được.

Hơn nữa, nhiều nhà phân tích trong 3 năm trở lại đây, đã lưu ý đến dòng vốn tư bản rút ra khỏi từ các nước BRISC và dòng chảy của nó vào Mỹ. Nhưng hầu hết họ đều không phân tích bản chất cấu thành của hiện tượng này, mà họ chỉ bằng lòng với phép định lượng. Khía cạnh định lượng cho thấy dòng ra khỏi BRICS chỉ thuần vốn tư bản, và đầu tư tư bản vẫn giữ nguyên. 

Trái lại, ở Mỹ vốn tư bản chiếm thế trội (kích thích bằng lợi nhuận trái phiếu và bơm tiềm qua 2 chương trình QE2 và QE3), nhưng nó đã không làm tăng trưởng sản xuất và tạo ra chỗ làm mới. Vì thế, các nước BRICS đang ở hướng tích cực và Mỹ là tiêu cực (ăn bám và chính họ không cần vốn tư bản). 

Dưới góc độ đó cần xem xét những sự kiện gần đây ở thị trường Nga. Đồng rub mất giá và giá trị tài sản của nhiều công ty Nga tụt giảm, như cổ phần Gazprom và Sberbank. Điều này chủ yếu là do một loạt các cổ phiếu bị các chủ sở hữu phương Tây rút vốn và bán đổ ra thị trường chứng khoán. Chúng ta nhớ cú sốc phá giá đồng rub năm 2008-2009 khi Nga đưa quân vào Nam Ossetia.

Một số bình luận viên theo quan điểm liberal vội vàng nói đó là hậu quả của sự “xâm lược” Nga vào Ukraina, báo hiệu trước sự mất uy tín cá nhân của Putin và nước Nga, cũng như các tiêu chuẩn liberal khác và "tất cả chúng ta sẽ chết". 

Dĩ nhiên tình hình ngược lại hoàn toàn, uy tín Putin lên cao hơn hết. Và cũng dĩ nhiên có sự sụt giảm mạnh cổ phiếu các công ty chiến lược đến 10-15%, cùng với đồng rub yếu. 

Đồng rub rõ ràng đã được hạ giá cố ý ngay trước đó, một sự sắp đặt có chủ ý đ giảm cú sốc thị trường. Cùng với sự kiện này, nó bị giảm tiếp, điều này cũng hay được nhiều quốc gia áp dụng, giảm trị giá trị đồng tiền của họ đ tăng lợi nhuận xuất khẩu (đó là nguyên tắc của chiến tranh kinh tế đối ngoại).

Hai nữa, chính phủ Nga nhận thức đầy đ chiến thuật cơ bản của mọi thị trường chứng khoánmua khi giá thấp”, và họ đã mua sạch phần đáng kể vốn tài sản chiến lược từ người bán khác trên thị trường, trong đó có cả của ngoại kiều, và mua mức đáy. Họ đã tiết kiệm được so với mức giá bình thường khoảng $20 tỷ. Thực sự, qua việc này Nga đã quốc hữu hóa một phần các ngành chiến lược – vào thời điểm thuận lợi nhất để làm điều đó. 

Song song với điều đó là mua vào một phần khối lượng đồng rub trong lưu thông, cũng với mức giá đã giảm. Và cần phải đánh giá một thực tế là 2 tháng trước đó, họ đã tích lũy tiền để phục vụ cho mục đích này.

Nếu như có liên hệ đến một sự tương tự với hoạt động quân sự, thì việc xảy ra có thể so sánh với sự đầu hàng của Thống chế Paulus ở Stalingrad: Nhử-Bao vây-Tiêu diệt. Làm cho sợ, rồi sử sụng nó vào mục đích lớn lao hơn. 



Cũng có thể nói về tác động của Putin với “chính phủ chuyển tiếp” Ukraina. Ông nói, "Bu…ù!" Thế là cả bọn chúng chảy nước mũi ra, kêu eng éc và chạy đi thay bỉm. Kết quả là, chính phủ Ukraina mới tự phong (không được dân bầu, không tự quản và ít được ủng hộ) lộ ra cho cả thế giới thấy mình ngu ngốc đến mất trí, run rẩy chỉ vì nhắc đến con gấu Nga. 

Thực sự, có thể quả quyết Nga đã tiến một bước lớn đến việc hình thành tự chủ (độc lập kinh tế, tự bảo đảm cho mình) và từ bỏ đồng đô la – mỗi năm, Mỹ in thêm hơn 1000 tỷ đô la, cỗ máy in tiền FED đã chạy hết công suất từ đầu khủng hoảng 2008, cướp không tài sản của thế giới. Đó là lẽ tự nhiên và có lý. 

Kinh tế Mỹ đang không có sức sống và chỉ còn bám vào vị thế của đồng đô la như một đơn vị thanh toán duy nhất. Nếu như nói, Nga, Trung Quốc và Iran đồng thời bãi bỏ đô la và đưa ra đồng tiền khác, thì kinh tế Mỹ đến gần với tồn tại ngắn ngủi hơn... Không rõ khái niệm nào mang tính khoa học hơn: "tử vong" hay "sụp đổ"? 

Nếu các quốc gia này cùng lúc thực hiện cú “bán đtất cả trái phiếu họ có – cú sụp đ sâu sẽ được khuyếch đại lên nhiều lần.

Người ta biết, binh lính Mỹ sẽ chỉ chiến đấu tốt nếu được phục vụ tận răng: thức ăn, WC và lương lậu hậu hĩnh. Vậy nên khi kinh tế Mỹ sụp đổ, Mỹ sẽ chẳng còn đi xâm lược được nữa, bởi vì nội tình đất nước là đám đông tiêu dùng bất mãn, bị tước mất phần mua sắm, họ sẽ biến mình thành zombie ngày tận thế tại chỗ. 

Thực sự, đã có những quan sát về điều này, đầu tiên là Immanuel Wallerstein, và sau đó Fedorov, dân chúng của thủ phủ đế quốc đã bị mua chuộc đ cướp bóc thuộc địa. Còn khi cướp bóc chấm dứt, họ hết sức căm phẫn sự xuống cấp thô bạo chất lượng cuộc sống.

Nhưng trước khi bỏ đồng đô la và hoàn trả trái phiếu, cần phải rời bỏ nhiều đến mức có thể thứ giấy bạc này để mất mát là nhỏ nhất. Bước tiếp theo của kế hoạch, chính phủ Nga đã áp dụng cách tốt nhất – và kiếm được lời từ đó.

Tất nhiên, nếu đồng đô la sụp đổ, thì sẽ sụp đổ cả mô hình kinh tế toàn cầu hiện nay. Nó sẽ làm tổn thương tất cả mọi người. Ít thiệt hại nhất là chính những ai tự cung cấp được cho mình – Nga-Trung-Iran. Còn nếu như họ tổ chức thành chuỗi kinh tế chung, và nếu như nước Đức không ngu ngốc mà gia nhập cùng họ, hãy để cả thế giới chờ xem. 

Mỹ cũng đang thi hành một kế hoạch tương tự đ làm chìm cả thế giới - kẻ nào ngu xuẩn hãy theo Mỹ. Nhưng hiện nay, Mỹ có rất ít thành công. Viễn cảnh Nga-Trung sáng sủa hơn nhiều, nếu như kế hoạch này được hiện thực hóa, mọi kẻ đứng với phương Tây toàn cầu – như Ukraina, sẽ là kẻ thất bại, không có cơ hội nào trong 50 năm nữa.

Có lẽ đã có con đường sáng sủa cho Ukraina, và có lẽ cũng có cách chọn thứ 3: trung dung. Nhưng bọn Maidan đã phá hỏng tất cả,chúng đang giết chết mảnh độc lập cuối cùng Ukraina. Do vậy, chính nhân dân Ukraina phải tự quyết định lấy và phải nhanh lên.

Còn Việt Nam thì sao? Thật đáng buồn, mọi ý chí nguyện vọng của lãnh đạo hiện thời là bán thân cho Mỹ làm chư hầu trong TPP, để được chết chìm cùng với Mỹ như đám ngụy năm xưa. Liệu có đáng không?

Rất nhiều 4rum, blog viện Ukraina với VN, còn Liên Xô với TQ, đển kết luận rằng ÔM CHÂN MỸ là chân lý, là thời đại. Chúng lờ đi thực tế cái thứ cải cách dân chủ Ukraina theo cố vấn Mỹ chỉ bảo đã làm khủng hoảng kinh tế Ukraina, chính IMF là thủ phạm bòn rút và phá hoại tan hoang đất nước con người Ukraina. 

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...