Các tu viện: Thành trì của chế độ
phong kiến
Giới biện hộ cho Tây Tạng
cũ miêu tả Phật giáo Lạt Ma như cốt lõi của nền văn hóa nhân dân Tây
Tạng. Nhưng thực sự nó không gì hơn ít nhiều là hệ tư tưởng của một hệ
thống xã hội đặc trưng đàn áp. Tôn giáo Lạt ma tự nó đã cổ lỗ lạc hậu như chính
xã hội phong kiến. Vua Tây Tạng đầu tiên, Tùng Tán Cán Bố (Songsten-Gampo), thiết
lập hệ thống phong kiến thống nhất ở Tây Tạng, khoảng năm 650 ông ta kết hôn
với công chúa Trung Hoa và Nepal để học hỏi từ họ cách thi hành chế độ phong
kiến ở bên ngoài Tây Tạng. Những cô công chúa này mang Phật giáo Mật tông đến
Tây Tạng, nó được hòa trộn với tín ngưỡng vật linh trước đó để ra dời một tôn
giáo mới, chủ nghĩa Lạt Ma (Lamaism).
Tôn giáo mới này được áp
đặt lên dân chúng trong thế kỷ sau và một nửa là bởi sử dụng bạo lực của giai
cấp cầm quyền. Vua Ngật-lật-song Đề-tán (Trosong Detsen 742-798) ra lệnh:
"Ai giơ ngón tay với nhà sư sẽ bị cắt ngón tay; kẻ nói xấu các nhà sư và
chính sách Phật giáo của nhà vua sẽ bị cắt môi, đứa ngờ vực vào họ sẽ bị móc
mắt".
Giữa những năm 1400-1600,
củng cố quyền lực đẫm máu đã diễn ra, các chưởng tu viện lớn nhất nắm quyền toàn
bộ. Bởi vì những chưởng tu viện này thi hành chính sách độc thân chống phụ
nữ, hệ thống chính trị mới của họ không thể hoạt động bằng cách kế vị họ tộc
cha-con.Vì vậy, các Lạt ma đã cho ra đời học thuyết tôn giáo mới của họ: thông
báo rằng họ có thể phát hiện trẻ em sơ sinh là hóa thân đầu thai của Lạt ma cai
trị đã chết. Hàng trăm vị Lạt Ma đầu đã được tuyên bố là "Hoạt
Phật" (Bồ Tát sống), kẻ được cho là đã trị vì những kẻ khác trong nhiều
thế kỷ, chuyển sang cơ thể mới đôi khi như là rời bỏ cơ thể cũ già nua.
Biểu tượng trung tâm của
hệ thống này, là những kẻ nam khác nhau được gọi là Đạt Lai Lạt Ma, được tuyên
là thần siêu nhiên Quán Thế Âm (Chenrezig), chỉ đơn giản là xuất hiện trở lại
trong hình dạng 14 cơ thể khác nhau qua mấy thế kỷ. Trong thực tế, chỉ có 3
trong số 14 vị Đạt Lai Lạt Ma thực sự nắm quyền cai trị. Giữa các năm 1751-1950,
77% thời gian không có Đạt Lai Lạt Ma người lớn lên ngôi ở Tây Tạng. Các chưởng
tu viện mạnh nhất cai trị Tây Tạng với vai trò cố vấn "nhiếp chính",
những kẻ đào tạo, thao túng và thậm chí ám sát vua-trẻ em làm Đức Đạt Lai Lạt
Ma.
Tu viện Tây Tạng không
phải là thánh thần, thiên đường huyền ảo Shangrilas từ bi, như trong một số tưởng
tượng thời đại mới. Các tu viện này là pháo đài đen tối của chủ nghĩa bóc
lột phong kiến, chúng là các làng tu hành vũ trang hoàn chỉnh với kho quân sự
và quân đội riêng. Khách hành hương đến một số đền thờ để cầu nguyện cho
một cuộc sống tốt hơn. Nhưng hoạt động chính của tu viện là cướp bóc nông
dân xung quanh. Các giáo nhà sư của tôn giáo rất nhàn rỗi chỉ trồng 1 ít
lương thực là gánh nặng lớn đối với dân chúng.
Các tu viện lớn nhất có hàng
ngàn nhà sư. Mỗi tu viện "cha" lập ra hàng chục (thậm chí hàng
trăm) thành trì lớn nhỏ khác rải khắp các thung lũng. Ví dụ, tu viện
Drepung chứa 7.000 nhà sư và sở hữu 40.000 người trên 185 cơ sở và 300 đồng cỏ
khác nhau.
Các tu viện cũng đặt ra vô
số thứ thuế tôn giáo để cướp bóc dân chúng bao gồm các loại thuế cắt tóc, thuế cửa
sổ, thuế ngưỡng cửa, thuế trẻ em sơ sinh hoặc bê mới sinh, đánh thêm thuế vào trẻ
sơ sinh có mắt 2 mí và cứ như thế. Một phần tư thu nhập của tu viện Drepung đến
từ lãi tiền cho vay ở nông nô và nông dân.Các tu viện cũng đòi các nông nô giao
nộp nhiều thanh niên để phục vụ như nhà tu trẻ em.
Quan hệ giai cấp của Tây
Tạng cũng bị sao chép bên trong tu viện: phần lớn các nhà sư là nô lệ và gia nô
cho sư cụ chủ trì bề trên, họ sống nửa chết đói vì lao động chân tay, cầu
nguyện tụng kinh và bị đánh đập. Sư bề trên có thể buộc các nhà sư nghèo
tham gia các kỳ sát hạch tôn giáo của họ hoặc phục dịch các hoạt động tình
dục. Trong giáo phái Tây Tạng mạnh nhất, tình dục đồng tính được coi là
dấu hiệu của sự thánh thiện xa rời phụ nữ. Một phần trăm nhỏ các nhà tu là nữ.
Sau giải phóng, Anna
Louise Strong hỏi một nhà sư trẻ, Lobsang Tele, về cuộc sống tu viện theo lời
Phật dạy về lòng từ bi. Lạt ma trẻ trả lời rằng ông đã nghe nhiều chuyện
trong hội thánh đường về lòng tốt đối với tất cả các sinh linh, nhưng cá nhân
ông đã bị đánh đập ít nhất một nghìn lần. "Nếu ai đó trong giới Lạt
ma bề trên kìm chế đánh đập bạn", ông nhấn mạnh, “nghĩa là đã rất tốt rồi.
Tôi chưa bao giờ thấy một Lạt ma bề trên cho thức ăn bất kỳ vị Lạt ma nghèo bị đói
nào. Họ đối xử với giáo dân, những người là tín hữu chỉ là xấu xa hay thậm chí
tệ hại hơn thế."
Thời này, vị Đạt Lai Lạt
Ma được "đóng gói" quốc tế như một kẻ thánh thiện không mang vật chất. Trong
thực tế, Đức Đạt Lai Lạt Ma là chủ sở hữu nông nô lớn nhất ở Tây Tạng. Về
mặt pháp lý, ông ta sở hữu toàn bộ đất nước và tất cả mọi người dân trong
đó. Thực sự, gia đình ông ta trực tiếp cai quản 27 trang viên, 36 đồng cỏ,
6.170 nông nô làm việc trên cánh đồng và 102 nô lệ làm việc nhà.
Khi ông ta di chuyển từ
cung điện đến cung điện, Đạt Lai Lạt Ma cưỡi trên một chiếc ngai vàng do hàng
chục nô lệ khênh. Quân đội của ông ta hành quân theo sau và hát "đó
là một chặng đường dài đến xứ đạo Tipperary", một giai điệu bắt chước học
từ các giảng viên đế quốc Anh của họ. Trong khi đó, vệ sĩ của Đạt Lai Lạt
Ma, cao to hơn tất cả, cầu vai độn và roi dài, đánh người đi trệch khỏi
đường. Nghi lễ này được mô tả trong chính cuốn tự truyện của Đức Đạt Lai
Lạt Ma.
Lần đầu tiên ông ta trốn
sang Ấn Độ là vào năm 1950, các cố vấn của Đạt Lai Lạt Ma gửi vài trăm con la
chất đầy vàng và bạc thỏi đến trước để đảm bảo cho ngài sự tiện nghi thoải mái trong
cuộc sống lưu vong. Sau lần thứ hai ông ta bỏ chạy, năm 1959, Tờ Bắc Kinh
báo cáo rằng gia đình ông ta đã bỏ lại rất nhiều vàng và bạc, cộng với 20.331
đồ trang sức và 14.676 bộ quần áo.
Đói nghèo đắng cay và chết sớm
Dân chúng Tây Tạng sống trong triền miên đói và lạnh. Nông
nô không ngừng thu thập gỗ quý cho các chủ nhân. Nhưng những túp lều của
họ chỉ được làm nóng bởi ngọn lửa nấu ăn nhỏ nhoi từ phân bò. Trước cuộc
cách mạng không có điện ở Tây Tạng. Bóng tối chỉ được chiếu sáng bởi ngọn đèn
leo lét thắp bằng mỡ bò.
Nông nô thường bị bệnh
suy dinh dưỡng. Các món ăn truyền thống của dân chúng chúng là một thứ bột loãng làm từ trà, bơ bò,
và bột lúa mạch được gọi là tsampa. Nông nô hiếm khi được ăn thịt. Một
nghiên cứu năm 1940 ở miền đông Tây Tạng thấy rằng 38% hộ gia đình không bao
giờ có bất kỳ ít trà nào và chỉ uống các loại thảo mộc hoang dã hay "trà
trắng" (nước sôi). 75% các hộ gia đình buộc phải ăn cỏ nhiều lần. Một
nửa số dân không đủ khả năng có được bơ, là nguồn đạm chính có sẵn.
Trong khi đó, một ngôi
đền lớn là Jokka Kang, đốt cháy 4 tấn bơ (mỡ) bò được cúng hàng
ngày. Người ta ước tính rằng 1/3 tất cả các mỡ bò sản xuất ra ở Tây Tạng
đã tan thành khói trong gần 3.000 ngôi chùa, không kể đến trong mỗi ngôi nhà
nhỏ để thắp sáng.
Trong Tây Tạng cũ, không
có gì được biết về vệ sinh cơ bản, hay giữ vệ sinh, hoặc thực tế vi trùng là
thứ gây bệnh. Đối với những người bình thường, không có nhà xí, cống thoát
nước hay nhà vệ sinh. Các Lạt ma dạy rằng bệnh tật và cái chết là do tội
lỗi "nghịch đạo". Họ nói rằng tụng kinh, vâng lời, trả tiền cho nhà
sư và nuốt các cuộn giấy cầu nguyện là được bảo vệ thực sự khỏi bệnh tật.
Mê tín dị đoan cũ ở Tây
Tạng, thực hành phong kiến và lực lượng sản xuất thấp kém gây ra vấn nạn khủng
khiếp về bệnh tật. Hầu hết trẻ em chết trước khi qua năm đầu
tiên. Thậm chí hầu hết các Đạt Lai Lạt Ma đã không sống qua đến năm 18
tuổi và đã chết trước khi làm lễ đăng quang. Một phần ba dân số mắc bệnh
đậu mùa. Một trận dịch bệnh đậu mùa năm 1925 đã giết chết 7.000 người ở thủ
đô Lhasa. Người ta không biết bao nhiêu đã chết ở nông thôn. Bệnh
phong, bệnh lao, bướu cổ, uốn ván, mù lòa và lở loét là rất phổ biến. Phong
tục tình dục phong kiến làm lây lan bệnh hoa liễu, bao gồm cả trong các tu
viện. Trước cách mạng, khoảng 90% dân số bị lây nhiễm các bệnh vô sinh và
gây tử vong. Sau đó, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, cuộc cách mạng
đã làm giảm đáng kể các bệnh tật nhưng nó đòi hỏi đấu tranh giai cấp khốc liệt
chống lại các Lạt ma và mê tín dị đoan tôn giáo. Các nhà sư phản đối kịch
liệt thuốc kháng sinh và các chiến dịch sức khỏe cộng đồng, họ nói rằng đó là
tội lỗi vì giết chết chấy rận hay thậm chí là giết chết vi trùng! Các nhà
sư tố cáo Quân đội Giải phóng nhân dân đã loại bỏ các đàn chó hoang đổng đảo, các
con chó dại bị nhiễm bệnh và là nỗi sợ hãi của người dân trên khắp Tây Tạng. Tuy
nhiên, thật nực cười là ngày nay, một trong những "tội lỗi" của cuộc
cách mạng Mao là "giết chó"!
Bạo Lực của các Lạt ma
Trong Tây Tạng cũ, tầng
lớp bề trên rao giảng bất bạo động của Phật giáo thần bí. Nhưng giống như
tất cả các tầng lớp cầm quyền trong lịch sử, họ thi hành bạo lực phản động để
duy trì quyền lực.
Hệ thống Lạt ma của chính
phủ ra đời thông qua cuộc đấu tranh đẫm máu. Các Lạt ma sớm bị cho là đã ám sát
nhà vua Tây Tạng cuối cùng, Lang Darma, trong thế kỷ 10. Sau đó, họ đã
chiến đấu nhiều cuộc nội chiến, hoàn thành với các cuộc tàn sát lẫn nhau thanh toán toàn
bộ một tu viện.Trong thế kỷ 20, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 được đưa đến nước Anh đế quốc
để huấn luyện hiện đại hóa quân đội quốc gia của mình. Ông ta thậm chí còn
cung cấp một số quân để giúp Anh trong Thế chiến I.
Chỉ riêng những sự kiện
lịch sử đã đủ để chứng minh rằng học thuyết Lạt ma về "từ bi" và
"bất bạo động" là đạo đức giả.
Giai cấp cầm quyền cũ phủ
nhận có đấu tranh giai cấp trong Tây Tạng. Một báo cáo điển hình bởi
Gyaltsen Gyaltag, đại diện của Đạt Lai Lạt Ma ở châu Âu, nói: "Trước năm
1950, người Tây Tạng không bao giờ gặp nạn đói, bất công xã hội và không bao
giờ dẫn đến một cuộc nổi dậy của nhân dân." Đúng là có rất ít ghi
chép về đấu tranh giai cấp. Lý do là chủ nghĩa Lạt ma đã ngăn chặn mọi lịch
sử thực viết ra về nó. Chỉ có tranh chấp về tín điều tôn giáo được ghi chép
lại.
Nhưng những ngọn núi Tây
Tạng đầy các tên cướp chạy trốn, và mỗi trang trại có các binh lính vũ trang
riêng của mình. Chỉ điều này đã là bằng chứng vững chắc vạch rõ tình trạng
xã hội Tây Tạng và các mối quan hệ quyền lực trong đó, cuộc đấu tranh có
khi công khai, đôi lúc ngấm ngầm.
Các nhà sử học cách mạng
đã ghi nhận các cuộc nông nô nổi dậy ở Tây Tạng vào các năm 1908, 1918, 1931,
và những năm 1940. Trong một cuộc nổi dậy nổi tiếng, 150 gia đình nông nô
của quận Thridug phía bắc Tây Tạng đứng lên năm 1918, dẫn đầu bởi một phụ nữ,
Hor Lhamo. Họ giết kẻ đứng đầu quận, với khẩu hiệu: "Đả đảo các quan
chức! Bãi bỏ mọi lao động cưỡng bức ulag!".
Bạo lực hàng ngày trong Tây
Tạng nhắm vào số đông quần chúng. Mỗi chủ nô trừng phạt nông nô "của
mình", và tổ chức các băng nhóm vũ trang để thực thi quy tắc của
mình. Quản đội của các nhà sư đánh đập người dân. Chúng được gọi là
"thanh sắt" vì các thanh kim loại lớn chúng mang đến để đập người.
Đó là phạm tội khi "bước
ra khỏi vị trí" của mình như săn bắt cá hay cừu hoang mà các Lạt ma tuyên
bố là "thiêng liêng". Thậm chí còn là phạm tội với một nông nô khi
kháng cáo quyết định của ông chủ đến một số chức trách. Khi nông nô bỏ trốn,
băng nhóm của chủ đi săn tìm họ. Mỗi chủ đất có nhà ngục riêng và phòng
tra tấn riêng của mình. Hạt tiêu bị buộc dưới mí mắt, gai buộc dưới móng
tay. Nông nô bị xích 2 chân bằng xích ngắn và được thả để đi lang thang tập
tễnh trong phần còn lại của cuộc đời họ.
Grunfeld viết: "tín
ngưỡng Phật giáo ngăn cản việc giết chết sự sống, do đó đòn roi một kể đến gần
chết và sau đó thả ra để chết ở đâu đó cho phép giới quan lại Tây Tạng phán xét
một cái chết là “hành động của Thượng đế". Hình thức trừng phạt tàn
bạo khác bao gồm cắt đứt cổ tay, sử dụng que sắt nóng đỏ để khoét mắt, treo
bằng các ngón tay; Và để làm tê liệt kẻ có tội, đút anh ta vào một chiếc túi và
ném xuống sông".
Như dấu hiệu sức mạnh của
các vị Lạt ma, nghi lễ truyền thống sử dụng các bộ phận cơ thể của những người
đã chết: sáo làm từ xương đùi người, bát làm bằng sọ, trống làm từ da
người. Sau cuộc cách mạng, một chuỗi tràng hạt được tìm thấy trong cung điện
Đức Đạt Lai Lạt Ma được làm từ 108 chiếc sọ khác nhau. Sau giải phóng, các
nông nô thông báo rộng rãi rằng các vị Lạt Ma tham gia vào nghi lễ hiến tế người
sống bao gồm cả trẻ em nông nô sống trong các tu viện ngầm.Cựu nông nô làm chứng
rằng ít nhất 21 người đã bị hiến tế bởi các nhà sư vào năm 1948 với hy vọng
ngăn chặn chiến thắng của cuộc cách mạng chủ nghĩa Mao.
Một thầy tu Tây Tạng
tay đang cầm trống da người gọi là Damaru và sáo xương đùi người gọi là Rkang-gling.