Đọc "Vậy cậu muốn gì?" của nhà văn Vsevolod Kochetov

 Kỷ niệm 110 năm sinh nhà văn Vsevolod Kochetov (1912-1973) - cuộc trò chuyện với nhà văn, nhà biên tập của "Roman-gazeta" Yuri Kozlov;

 


Vào dịp kỷ niệm năm sinh nhà văn Vsevolod Kochetov, sẽ là thú vị khi đọc cuốn tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì? - Чего же ты хочешь?" của ông, được xuất bản năm 1969. Đó là cuốn tiểu thuyết cảnh báo: Kochetov mô tả một số tầng lớp xã hội Xô Viết nhất định, ông đã cố gắng cảnh báo xã hội và trên hết, giới cầm quyền nomenklatura (chức vụ đảng) về các xu hướng tiêu cực. Rõ ràng là phe tự do chủ nghĩa đã ngay lập tức lao đến tác giả, họ viết ra một số tác phẩm nhại theo cuốn tiểu thuyết. Chính quyền đã không bênh vực Kochetov, dù họ đã sửa gáy những kẻ chỉ trích, nhưng không cuộc thảo luận nào xung quanh cuốn tiểu thuyết.

Sau khi cuốn tiểu thuyết được đăng trên tạp chí “Tháng 10 Октябрь, nó được xuất bản thành sách duy nhất ở Belarus, nhờ sự trợ giúp cá nhân của Peter Masherov. Nhưng việc lưu hành nhanh chóng kết thúc, và họ nói rằng nó đã bị mua hết có chủ đích. Đây là ấn bản sách duy nhất của tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì?". Tác phẩm này không nằm trong bộ sưu tập 6 tác phẩm của Kochetov. Còn sau này, vào dịp kỷ niệm 110 năm nhà văn, tiểu thuyết lại xuất hiện trên các số báo của tờ Roman-gazeta.

Trong văn học có những tác phẩm được gọi là tiên tri và “Vậy cậu muốn gì?” là một cuốn như vậy. Điều xảy ra là các tác giả có quan điểm hoàn toàn khác nhau, ở các cấp độ nghệ thuật khác nhau, nhưng đã ngoại suy kinh nghiệm sống của họ với một số hoàn cảnh mà họ rất lý thú, từ đó tạo ra các tác phẩm có độ ngân vang và ý nghĩa, hóa ra các tác phẩm thể loại này lại giá trị hơn bất cứ thứ gì mà các tác giả này hoặc tác giả kia từng viết. Và nguyên tắc của tờ "Roman-gazeta" là tìm những tác phẩm như vậy để đưa chúng đến với độc giả hiện tại. Ngoài tiểu thuyết của Vsevolod Kochetov, còn có, ví dụ như tiểu thuyết của Valentin Ivanov "Kim loại vàng- Жёлтый металл" mang số phận cũng tương tự như tiểu thuyết của Kochetov. Nó cũng bị thu hồi từ các hiệu sách. Điều gì ở đó vậy?

Ivanov đã mô tả tình hình khai thác vàng vào đầu những năm 1950, một chuỗi tội phạm buôn bán vàng. Ông cho thấy rằng nhiều người có niềm đam mê kiếm tiền, và cả nền giáo dục Liên Xô cũng như quy tắc đạo đức của những người xây dựng CNCS đều không ngăn cản khi họ thấy mình sống bên cạnh vàng. Sau đó, điều khủng khiếp xảy ra với họ: họ không thể không bắt đầu ăn cắp và trở nên giàu có. Ivanov đã chỉ ra loại người nào, những nhân vật nào có khuynh hướng này nhất, làm thế nào nó dần dần phát triển và thu hút một lượng lớn ngày càng nhiều dân chúng, đặc biệt là ở các nước cộng hòa miền Nam. Ông Ivanov đã chỉ ra những mưu đồ, gốc rễ của nền kinh tế ngầm. Cũng như tiểu thuyết của Kochetov, tiểu thuyết của Ivanov có những kỳ vọng nghệ thuật. Cần có những kỳ vọng trong nghệ thuật. Nhưng khi giới viết văn ca ngợi Akunin, Dmitry Bykov, Ulitskaya, Aleksievich và những ông thợ chữ khác thời nay làm điều đó (giới viết văn lề trái thời này), thì vì lý do gì đó, không ai nói đó là văn học tầm thường! Còn với Kochetov, nhà văn Xô Viết, không phải là nhà viết kịch bản và đã nêu ra những chủ đề xã hội rất quan trọng thì bị mổ xẻ chính bởi "đây là văn học xấu xa". Về cơ bản, họ mổ xẻ cách xây dựng cốt truyện. Ông Kochetov bị “buộc tội” ý tưởng đi trước hình tượng nghệ thuật, rằng ông đi lạc sang báo chí, khi chỉ đơn giản thể hiện suy nghĩ của mình qua lời nhân vật, mà không thâm nhập sâu vào tính cách nhân vật như Dostoevsky.

Nhưng tất cả những điều này hoàn toàn không thể so sánh với những thất bại về cốt truyện và thiếu vắng cốt truyện trong các tác phẩm hiện tại được đề cử giải thưởng, những bậc thầy bán hàng và uy quyền về ý tưởng. Nhưng chẳng có gì trong giới viết lách, bởi vì vănngười. Còn trường hợp của Kochetov, điều này khá rõ ràng. Có những cáo buộc chống ông từ phe tự do chủ nghĩa trong giới trí thức Liên Xô rằng ông đang phục vụ chế độ Xô Viết. Nhưng đó là một sai lầm. Ông là người chỉ trích sự suy thoái quyền lực Xô Viết. Trong cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành, "Sét đánh vào các đỉnh núi - Молнии бьют по вершинам", ông chỉ ra sự phân hủy của đội ngũ chóp bu hệ thống. Những tuyên bố về quyền lực của ông chính là như vậy.

Một số nhà phê bình gần đây so sánh tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì?" của Kochetov với bộ phim "Sleepers", bởi vì cả ở đó và ở đây đều nói về “Đạo quân thứ năm". Và ngay sau khi những chương đầu tiên của cuốn tiểu thuyết xuất hiện, vào ngày 22 tháng 9 năm 1969, nhà văn Tvardovsky đã viết trong nhật ký của mình rằng, theo lời cha già Samarin (là cha của nhân vật chính, Felix) giải thích cho Felix, có lẽ điều kiện chính yếu để chúng ta chiến thắng là đã xóa bỏ “Đạo quân thứ năm” vào những năm 1937-1938. Tvardovsky không đồng ý với điều này. Nhưng kẻ thù của nước Nga, Ttg Churchill, đã viết về điều này rằng một trong những lý do chính dẫn đến chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là do Stalin và nhóm của ông đã phá hủy "Đạo quân thứ năm" vào đêm trước chiến tranh. Đó là điều mà Tvardovsky không thích, còn Churchill cho đó một trong những yếu tố chính làm nên chiến thắng.

Quay trở lại với Kochetov, cần nhấn mạnh rằng ông không phục vụ chế độ, khác với nhiều nhà văn được gọi là tự do chủ nghĩa những năm 1990 và 2000, giới không chỉ phục vụ chế độ, mà còn phục vụ cả những nhà tài phiệt cụ thể. Kochetov thì khác. Không nghi ngờ gì, ông ấy là người giàu ý tưởng. Ông tin rằng một trong những khuynh hướng nguy hiểm nhất là sự tan rã của giới chức đảng. Trong cuốn tiểu thuyết, ông chỉ ra nguồn gốc của các quá trình đang diễn ra trong giới trí thức, vì cái gọi là giới trí thức tự do ở chúng ta chưa bao giờ là đóng vai trò độc lập. 

Họ luôn là một phần của phe quan chức đảng tự do chủ nghĩaHọ được nuôi ăn, được dọn chỗ trên truyền thông, vì vậy, “giới trí thức tự do chống chính quyền bảo thủ trì trệ” là một lược đồ giả tạo. Trên thực tế, đã có cuộc đối đầu giữa hai phe trong nomenklatura. Một được gọi là bảo thủ trì trệ, còn lại là tự do chủ nghĩa. Mặc dù tự do chủ nghĩa trong giới nomenklatura tự do này nhiều hơn là vị trí theo cấp bậc và đi du lịch phương Tây thường xuyên hơn. Cuộc đấu tranh giữa các tạp chí OktyabrОктябрь (tổng biên tập - Kochetov) và Novy Mir Новый мир(tổng biên tập - Tvardovsky) là phản chiếu của cuộc đấu tranh giữa hai nhóm nomenklatura.

Trở lại Kochetov với tư cách một nghệ sĩ. Nhà văn tin tưởng chân thành vào một điều gì đó, thì ở họ có hệ thống niềm tin riêng trong tương quan hệ thống niềm tin này với hiện tại, thậm chí làm nổi lên những chỉ trích, họ định một điều gì đó, theo cách nào đó không được đúng đắn và luôn luôn cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, lại càng bất tiện hơn khi họ là đồng minh của nhà cầm quyền.

Kochetov đã lấy những gì tốt nhất có trong lý tưởng cộng sản, và cố gắng truyền tải nó đến độc giả. Ông đã kêu gọi cả người dân và chính quyền. Trong tiểu thuyết “Bí thư tỉnh ủy - Секретарь обкома” viết năm 1959-1961, nhân vật chính là một người nắm quyền, sống vì quyền lợi của nhân dân. Đây là một nhà lãnh đạo nhân dân thực sự, mọi hoạt động của ông không nhằm mục đích làm giàu cho bản thân mà muốn làm cho cuộc sống của nhân dân tốt đẹp hơn. Nhưng ngay cả với cuốn tiểu thuyết đó Kochetov cũng bị chỉ trích. Ông bị chỉ trích vì viết về người lao động.

Ví như cuốn tiểu thuyết "Anh em nhà Ershov - Братья Ершовы", nó cho thấy một cách nghệ thuật ý tưởng XHCN cần được áp dụng vào thực tế đời sống như thế nào. Kochetov, như vậy, đã đưa ra những ma trận nhất định cho giới chức, khiến họ làm theo những ý tưởng đã được tuyên bố của ông. Và điều đó đã khiến nhiều kẻ phẫn nộ.

***

Rốt cuộc, vào giữa những năm 1950, sau cái chết của Stalin, rõ ràng là giới chức đảng - nomenklatura bắt đầu chuyển đổi từ giai cấp "vì mình" thành giai cấp "cho mình". Điều này không phải là "tư sản hóa" như một số người viết, bởi vì chừng mực nào còn chưa CNTB, thì không thể có "tư sản hóa". Nhưng đã xảy ra sự tách biệt của giới quan chức đảng với nhân dân, sự biến đổi của nó trở thành một nhóm xã hội khép kín. Và Kochetov trình bày với giới chức đảng quan điểm của hệ tư tưởng chính thức và lý tưởng, điều này làm giới chức đảng rất khó chịu. Nhưng họ lại không thể đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về mặt lý tưởng đối với giai đoạn cầm quyền hiện tại. “Vâng, chúng tôi đây, như thế…”, họ nói, và thế là xong. Về mặt này, hệ thống Xô Viết rất dễ bị tổn thương, bởi vì một điều là với những gì đã tuyên bố nhưng thực tế nó lại luôn luôn là một điều khác.

Ngay từ những năm 1930, Stalin đã hiểu rằng bộ máy hành chính không sớm thì muộn sẽ trở thành công cụ của chủ nghĩa đế quốc để bóc lột người dân Liên Xô và trong đó là tuyên bố của Lenin ngay trước CMT10 1917, “CNXH không có gì khác, là CNTB nhà nước…”. Có điều, Stalin tin rằng ông chỉ có thể giải quyết vấn đề này bằng cách "thanh lọc" thiết lập những bậc thang thẳng đứng, để dân chúng đi từ bên dưới lên và thay đổi bên trên (lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất-cơ sở hạn tầng quyết định kiến trúc thượng tầng). Ông nhận thức rõ sự nguy hiểm của giới quan chức đảng thoái hóa, nhưng từ năm 1945 đến năm 1953, vòng tròn nomenklatura xung quanh ông ngày càng thu hẹp lại và thực tế ông không còn không gian để điều động. Ông đã thử thoát ra khỏi thế kìm kẹp vào năm 1952, tại Đại hội XIX, nhưng không thành công. Sau đó tại Hội nghị toàn thể BCHTƯ, ông đã cố gắng chấn chỉnh tình hình, nhưng sau đó là cái chết nhanh chóng. tất cả những người trẻ tuổi mà ông dẫn dắt vào Hội nghị toàn thể đều bị các đồng chí già cao cấp ném ra ngoài. Quá trình nhanh chóng biến tầng lớp trên cùng của nomenklatura thành thứ mà Stalin gọi là "đẳng cấp đáng nguyền rủa" bắt đầu. Kochetov đã nhìn thấy tất cả những quá trình này, đã mô tả chúng trong cuốn tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì?".

Cách Kochetov giải quyết vấn đề này như thế nào trong cốt truyện rất thú vị. Một nhóm bốn gián điệp người nước ngoài trong vai sứ giả đến Liên Xô để kiểm tra tình hình. Nhóm này bao gồm đôi nam nữ Tseraushnits người Mỹ trẻ tuổi, một người Nga già di cư từng phục vụ Hitler, và một người Đức cựu lính SS. Người Đức này lập luận như sau: “Hóa ra là vào năm 41, người Đức không biết rõ về người Nga, về hệ thống cộng sản của họ. Bây giờ các lực lượng mạnh nhất của thế giới này đã hợp sức chống lại họ. Tất cả kinh nghiệm trong quá khứ đang được nghiên cứu, đúc kết lại, và những gì không thể xảy ra cách đây 1/4 thế kỷ phải được thực hiện ngay bây giờ, trong những năm không xa

Người Nga cần phải đối phó lại một kế hoạch thông minh. Các đại diện của phương Tây "đến Nga không phải với rìu, với giá treo cổ, mà với những biểu ngữ ý tưởng tốt đẹptình anh em huynh đệ các dân tộc. Hơn nữa, chúng ghi nhớ những lời của Rosenberg: “Chúng ta phải tiêu diệt, tiêu diệt đến cùng, đến khi san phẳng, nhẵn nhụi tất cả mọi thứ của người Nga. Khi đó chủ nghĩa cộng sản sẽ bị tiêu diệt”.

Trước chuyến đi, nhóm gián điệp nhận chỉ thị ở London, nơi chúng được thông báo rằng“Chúng ta phải kết liễu CNCS, nếu không sẽ tiêu diệt chúng ta. Người Đức đã thua vì trước kia họ đã không phá hoại hệ thống Xô Viết trước nhất. Những bộ óc giỏi nhất của phương Tây ngày nay đang nghiên cứu các vấn đề xóa bỏ trước tiên CNCS và xã hội Xô Viết hiện đại. Hướng tấn công chủ yếu là ý thức hệ. Chúng ta đặc biệt khéo léo sử dụng cách bóc mẽ làm mất uy tín Stalin. Một khi Stalin bị coi thường sẽ là điểm tựa để chúng ta có thể xoay chuyển thế giới cộng sản. Tôi nhớ cách "con quỷ què của perestroika" Yakovlev thừa nhận rằng nhiệm vụ của hắn ta trước tiên là tấn công vào Stalin bằng Lenin sau đó là vào Lenin bằng Plekhanov, còấngu đó là quét sạch hoàn toàn CNXH.

Một đường nét khác được Kochetov dẫn rất rõ ràng khi nói đến thẩm mỹ. Một trong bốn kẻ kia nói rằng cần phải phá bỏ mỹ học nghiêm ngặt cộng sản, làm lu mờ nó đi. Và cái tôi thay thế như Kochetov mô tả và nhà văn Bulatov giải thích, thay thế mỹ học cộng sản sẽ làm xói mòn ý thức hệ. Khoảnh khắc này được nhà văn mô tả rất hay. Hơn thế, Kochetov chỉ cho thấy cả giới trí thức tự do chủ nghĩa cũng như cái gọi là Russophile (yêu nước) trong nhân vật Savva Bogoroditsky, có lẽ nguyên mẫu của ông ấy là Vladimir Soloukhin, một Soloukhin kỳ cục đến vậy.

Một điểm quan trọng khác, một trong các nhân vật gián điệp Tseraushnitsa của cuốn sách này, Portia Brown nói rằng cần dẫn dắt giới trẻ ra khỏi những lợi ích chung để đi vào thế giới hoàn toàn cá nhân phóng đãng.“Như vậy Komsomol sẽ suy yếu, các cuộc họp của họ, các nghiên cứu chính trị của họ sẽ trở thành hình thức. Mọi thứ sẽ chỉ để trưng bày, để trang trí, tiếp theo là cuộc sống cá nhân, tình dục được giải phóng. Và sau đó, trong môi trường thờ ơ, bàng quang với xã hội, sẽ không còn gì cản trở bất cứ điều gì, họ có thể dần dần tiến tới được đề bạt làm lãnh đạo trong các tổ chức khác nhau của những người thích hệ thống phương Tây, không phải Liên Xô, không phải cộng sản. Đây là một quá trình chậm chạp, tốn công sức, nhưng cho đến nay là quá trình duy nhất có thể thực hiện được. Ý tôi là Nga, tôi nghĩ rằng sẽ dễ dàng hơn với một số nước XHCN khác. Công việc thử nghiệm đã được tiến hành ở một số người trong họ vài năm nay”.

***

Nhà văn Kochetov trong chừng mực nào đó là một người Nga về mặt dân tộcÔng thuộc về lớp những người có thể gọi là yêu nước trong chế độ xã hội khi ấy. Họ là những người yêu nước của Liên Xô. Chế độ xã hội Liên Xô rất quan trọng đối với họ. Kochetov rõ ràng nhìn thấy sự tấn công này của chủ nghĩa tự do, ông thấy sự tàn phá của mỹ học cộng sản, sự du nhập của những “chuẩn mực” phương Tây xấu xí vào hành vi con ngườilòng ham muốn tham lam vật chất. Nhưng ông tin rằng vẫn có thể sửa chữa tư tưởng này bằng cách quay trở lại sự thuần khiết của học thuyết cộng sản, quay về hình thức lý tưởng của nó. Nhưng ông ấy không thấy, như đối với một số nhà văn khác những đặc điểm dân tộc học của người Nga hiện nay đã trở thành vấn đề quan trọng nhất. Hệ thống xã hội ấy đã bị phá hủy, Liên Xô không còn tồn tại. Và bây giờ ý thức của người Nga đã được nâng cao hơn, vì những điều sâu xa phân biệt dân tộc Nga với các dân tộc châu Âu, với dân tộc châu Á.

Cần nhắc lại lời của Rosenberg mà nhà văn đã trích dẫn trong cuốn tiểu thuyết: "để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, cần phải tiêu diệt mọi thứ của người Nga". Đúng như thế, hiện đang có một cuộc tấn công vào kiểu gen di truyền Nga, vào những gì phân biệt một người Nga. Hơn nữa, người Nga, như bao nhiêu số đông khác, thậm chí cũng không nhận thức được điều này. Hơn nữa, đây không phải là vấn đề về dòng máu, mà là vấn đề văn hóa nó được xác nhận bằng thực tế, tại sao CNTB không phát triển được ở nước Nga. Vấn đề là thực tế nội tại Nga là nước chống tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế ở Nga là như thế, nhưng khi chi đạt mức sản lượng sam-3 và sam-4 thì không thể tồn tại một mình.

So sánh tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì?" với bộ phim "Những kẻ mộng du" cũng không có gì ngạc nhiên, một số điều được tiên đoán ở đây. Mặc dù, tất nhiên, bộ phim này cũng có rất nhiều kỳ vọng. Nhưng phim thể hiện rất rõ: đây rồi, kẻ thù. Do đó, đã có một sự cuồng loạn. Việc bảo tồn các nền tảng của Nga, tâm lý Nga là có thể thông qua văn hóa. Và nếu điều này nhận được sự ủng hộ, bằng cách nào đó sẽ được phản ánh trong chính sách công, thì đó sẽ là một vấn đề hoàn toàn khác.

Một khoảnh khắc rất thú vị khác trong tiểu thuyết của Kochetov, một điểm nhấn rất mạnh; đó là lý do tại sao Suslov (Bí thư số 2 phụ trách tư tưởng) không can thiệp. Đúng vậy, Sholokhov đã đứng lên ủng hộ Kochetov. Đây là khoảnh khắc này. Khi người cha già Samarin nói với cậu con Felix thế đây là loại tuổi trẻ, con muốn gì”, cậu ta trả lời:“Tại sao lại đổ lỗi cho tuổi trẻ, thưa cha?! Hãy tự trách mình đi, các đồng chí đã trưởng thành quí mến. Hãy trách các chú tự cho phép phung phí tiền của nhân dân vào việc dàn dựng những bộ phim sáo rỗng, tầm thường. Mấy thím viết review thích thú về mấy bộ phim này làm khán giả bàn tàn lạc hướng. Tại sao ông lại mở đường cho tất cả những điều này? Dường như ông sợ rằng họ sẽ buộc tội là kẻ bảo thủ, giáo điều ... Còn bây giờ, nếu muốn, ông thuộc dạng nửa trung dung - không phải bảo thủ, không phải theo chủ nghĩa tự do, và nói chung, ông kẻ như vậy, tất cả đều nửa vời, bối rối, dị hợm”.

Một vấn đề khác cha già Samarin có lẽ đã không như vậy, nhưng với Felix nghĩa là phản ánh những thay đổi trong thế hệ lớn tuổi những gì đã xảy ra với giới trẻ trong những năm 1950 và 1960. Kochetov chỉ ra điều này. Giới chức phụ trách vấn đề này không hề ngu ngốc, họ đã bắt được cách tiếp cận này của Kochetov, họ nhận ra rằng ý thức Kochetov đã cản đường nomenklatura, thứ đang biến thành một giai cấp. Do đó, ông nghiễm nhiên trở thành kẻ thù truyền kiếp của giới trí thức tự do và, nghiễm nhiên, kẻ thù của nomenklatura, những kẻ mà ông nói một cách khuyên can"Không đi đến đó!".

Đến nơi mà Kochetov đã chỉ ra thẳng thắn là đảng cộng sản châu Âu phương Tây, đảng cộng sản Italia là những đảng Marx-Engels-Lenin đầu tiên từ bỏ chính nghĩa. Trong tiểu thuyết có một nhân vật như vậy, là Benito Spada. Tôi nghĩ nguyên mẫu là một học giả văn chương người Italia Vittorio Strada, người thực trong Đảng Cộng sản Italia. Nhưng một lần nữa, đây là một hình ảnh kỳ cục đến thế, với sự xói mòn ý thức hệ thể hiện rất rõ. Và nói chung, toàn bộ cuốn tiểu thuyết này nói về sự xói mòn ý thức hệ của xã hội Xô Viết. Đây là một cuốn tiểu thuyết cảnh báo, một cuốn tiểu thuyết với câu hỏi: "Vậy cậu muốn gì?"

Bởi vì nếu cậu muốn điều này, thì mọi thứ sẽ kết thúc rất, rất tồi tệ... Và thực sự, chưa đầy một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi cuốn tiểu thuyết ra đời, và Liên bang Xô Viết sụp đổ, hay đúng hơn, nó đã bị phá hủy bởi rất nhiều kẻ như Kochetov đã viết: “tiến dần đến vị trí lãnh đạo trong các tổ chức hàng đầu của những kẻ khác nhau yêu thích hệ thống phương Tây hơn...”. Ở đây hãy nhớ đến Gorbachev, Shevardnadze, Yakovlev, mặc dù họ chỉ là những kẻ bình phong, còn những kẻ đi trước, và còn đằng sau họ là cả một hệ đoàn gồm toàn những kẻ tin rằng chủ nghĩa xã hội là tự nhạo báng và cần phải hòa nhập vào thế giới phương Tây. Điều đáng ngạc nhiên duy nhất là làm thế nào mà những kẻ này, với tất cả sự tinh ranh, xảo quyệt, mưu kế trong mình lại tin rằng giới tinh hoa phương Tây sẽ xếp họ ngồi cùng bàn, ngang hàng? Cần phải có một ý thức rất kỳ lạ để tin rằng giới thống trị thế giới trong 400-500 năm qua lại mời những kẻ mới nổi này vào cùng bàn. Và họ, cùng lắm là được tặng một giỏ bánh quy, một lọ mứt và cho cơ hội đi quảng cáo bánh pizza. Kochetov hiểu rất rõ tất cả những điều này, tuy nhiên, ông đã không đưa vào trong tác phẩm của mình như một điều cần nói thẳng (có lẽ là không thể làm được do bị kiểm duyệt), trên thực tế, ông hy vọng quá trình này có thể bị dừng lại, khi quay trở lại thiết kế lý tưởng mà đã nằm trong tâm trí của ông. Ông kêu gọi những đức tính tốt nhất ở con người. Và ở đây ông ấy đi đến một vấn đề mà những bộ óc tốt nhất của con người đã phải vật lộn trong nhiều nghìn năm. Và họ đã không tìm thấy sự hài hòa lý tưởng giữa nhà nước và cá nhân, giữa lợi ích được phân chia và trình độ văn hóa. Những điều này dường như không thể giải quyết được trong nền văn minh nhân loại. Và theo quan điểm này, cuốn tiểu thuyết rất thú vị.

Nhưng có lẽ vấn đề không phải là chúng không giải quyết được trong nền văn minh nhân loại. Mà là ở chỗ như những gì chúng ta gọi ngày nay, dù là phe tự do hay bảo thủ trong giới chức đảng đều không thể phát triển một mô hình để Liên Xô có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng cơ cấu của nó. Chỉ có Stalin đã cố gắng giải quyết vấn đề này, ông phát triển các vấn đề kinh tế, phát triển artel, hợp tác tiêu dùng... Stalin hiểu rằng để hệ thống phát triển, nó phải trở thành toàn cầu. Và ông ấy đã thực sự cố gắng tạo ra một hệ thống XHCN trên toàn thế giới với một loại tiền tệ duy nhất. Có nghĩa là, một hệ thống XHCN thực sự có thể cùng tồn tại với hệ thống TBCN và nếu nó không mang tính tự cung tự cấp thì cũng tương đối khép kín. Nhưng hệ thống này tàn lụi ngay khi bắt đầu hội nhập vào thế giới phương Tây. Điều gì đã xảy ra sau Stalin? Tất cả những ý tưởng về việc thiết lập thị trường thế giới XHCN đã bị loại bỏ, và sự hội nhập vào hệ thống tư bản thế giới bắt đầu. Luận án về khả năng chung sống hòa bình của các nước có hệ thống kinh tế - xã hội khác nhau được Malenkov đưa ra lần đầu tiên vào năm 1953. Khrushchev đã chỉ trích ông ta về điều này, nhưng vào năm 1956, ông ta, Khrushchev cũng lại nói điều tương tự. Còn sự tiến hóa xa hơn đã diễn ra như thế này: mỗi nhà cai trị mới của Liên Xô là một nhà hội nhập thậm chí còn lớn hơn vào hệ thống tư bản thế giới. Đừng quên khi nghe bài phát biểu trước ngai vàng của Andropov, kẻ đã trở thành Tổng Bí thư như thế nào đó. Andropov nói: “Để bọn đế quốc không sợ chúng ta. Nếu họ không đụng vào chúng ta, thì chúng ta cũng sẽ không đụng vào họ! " Đó là, ông ta chìa ra một cành ô liu, "Các bạn, chúng ta hãy sống cùng nhau!"

***

Trở lại với Kochetov, cần lưu ý rằng điều chính yếu hiện hữu trong tiểu thuyết của ông là sự rộng lớn trong nhân cách. Một người có thể hiểu được lợi ích của xã hội, lợi ích của nhà nước, người có thể phân tích tình hình đất nước và con người và đưa ra một hành động nào đó. Có thể đưa ra nhiều tuyên bố chống Stalin, nhưng không thể đưa ra được tuyên bố nào về sự rộng lớn nhân cách của ông. Như nhà văn Sholokhov đã nói, khi phản đối ai đó: "Đúng, có một sự sùng bái, nhưng cũng có một nhân cách!". Cũng như Mayakovsky viết về Lenin: "Ông điều khiển hàng trăm tỉnh trong hộp sọ của mình". CNXH ở Liên Xô là một nền văn minh thay thế. Nhưng trong thời khắc khó khăn, Liên Xô chậm chạp đã không có nhân cách nào như vậy, không có ai có thể gánh vác trách nhiệm. Trên đỉnh cao toàn là những kẻ tầm thường kém cỏi, và khi vinh hoa phú quý vật chất trút xuống đầu họ, một tâm lý hoàn toàn khác bắt đầu hình thành trong họ. Kim loại màu vàng mà Ivanov đã viết bắt đầu chiếu xạ họ theo cách này hay cách khác, và tất cả đã đi đến những gì tất cả đã đến. Tai họa là từ một thời điểm nào đó, không những cá nhân chính trực xuất hiện, còn bản thân hệ thống cũng bắt đầu sinh ra một loại tính cách như thế. Đã có một chọn lọc rất tiêu cực.

Điều này là do từ chối bước đột phá vào tương lai hậu tư bản chủ nghĩa. Hơn nữa, trong những năm 1970-1980, Liên Xô đã những kết quả tuyệt vời về phát triển khoa học và công nghệ, còn kinh tế - xã hội và chính trị thì suy thoái. Sự hiện diện của những kẻ như Shevardnadze, Yakovlev, Gorbachev leo cao hơn lên các cấp quyền lực là một bản án đối với hệ thống. Còn khi một người đi đến với một số ý tưởng, muốn làm điều gì đó thì tốt nhất là thích nghi và tệ nhất là bị chế giễu, bị coi là một tên ngốc. Về phương diện này, tiểu thuyết của Kochetov không chỉ là một lời cảnh báo, còn là tiếng khóc giữa đồng hoang...

Nhưng đồng thời, ông ấy cũng thành công vang dội, ai đọc cũng thấy theo đúng nghĩa đen. Ông đã chạm vào một điều mà ở mức độ này hay mức độ khác, khiến mọi người dân Liên Xô lo lắng. Một điều nữa là ông, có lẽ, đã không đưa ra bất kỳ công thức, chương trình rõ ràng nào, hoặc ít nhất là hướng dẫn cách để thoát khỏi tình huống này. Nhưng ông ấy thể hiện ra thì ai cũng thích thú, ai cũng cảm nhận được. Và phản ứng của hệ thống – dập tắt bằng gối bông, bằng bịt tai, bằng im lặng và cất cuốn tiểu thuyết đi, không bàn đến nó - đây đã là một bản án đối với chính hệ thống. Và Kochetov cảm nhận được điều đó, hiểu được điều đó.

Rõ ràng là Kochetov, với tư cách là một người Xô Viết, với tư cách là một người cộng sản theo ý thức hệ, đã trải nghiệm điều này như một vở kịch hiện sinh của cá nhân ông. Đó cũng là cách đánh giá cuốn tiểu thuyết này của ông. Đọc cuốn tiểu thuyết vào những năm 1970, nhiều người bảo ông này nói quá, thổi phồng quá... Nhưng 15 năm trôi qua, hóa ra ông không phóng đại mà là nhà tiên tri.

Giờ đây, chế độ Xô Viết chỉ còn trong ký ức, nhưng sự quan tâm đến quá khứ ngày càng lớn. Đặc biệt là liên quan đến sự sụp đổ của trật tự thế giới mới, với sự hiểu biết về vị trí của nước Nga. Và ngày càng có nhiều nhà văn tài năng bắt đầu viết về nó. Trong điều này, thấy được sự hồi sinh của văn học Nga. Và ngay cả khi những nhà văn như Kochetov bị chỉ trích, ngay cả khi họ bị coi là những người ngược đời, rằng họ không có tính nghệ thuật, họ dẫn người đọc vào một ngõ cụt nào đó. Nhưng đừng nghĩ vậy! Xu hướng này trong văn học Nga đang phát triển và trở nên hiệu quả. Nó được người đọc hiểu, người đọc ủng hộ.

***

Khi thế giới đi vào bế tắc, ngày càng rõ ràng rằng trong lịch sử, giải pháp thay thế duy nhất cho hệ thống TBCN là hệ thống XHCN đã tồn tại rất ngắn ngủi. Hơn nữa, thành tựu của nền văn minh Xô Viết không chỉ là vật chất, mà còn là con người tạo ra tất cả những điều này. Thành tựu chính của nền văn minh Xô Viết là một tỷ lệ nhất định những con người sáng tạo. Không phải ngẫu nhiên mà công chúng hậu perestroika mang một tật nguyền trong hệ thống – thay vì tạo ra con người sáng tạo là con người tiêu dùng.

Có nghĩa là, sự thối rữa không đến từ bên dưới, mà nó đến từ bên trên. Con cá thối từ cái đầu thối. Kochetov đã thể hiện rất rõ điều này. Hãy đọc cuốn tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì?".

Nhìn chung, có cả một loạt nhà văn Liên Xô đã bị lãng quên ngày nay. Ví dụ, nhà văn xuất sắc Nikolai Shpanov, người mà Yulian Semyonov tinh tường đã nói rằng ông là nhà văn Xô Viết duy nhất mà từ đó người ta có thể học được tầm nhìn toàn cầu. Những người cùng thế hệ với tôi đã biết đến các tiểu thuyết phiêu lưu của ông "Cuộc chiến vô hình - Война невидимок", và "Cuộc tấn công đầu tiên - Первый удар" từ khi còn nhỏ. Ông ấy còn có hai cuốn tiểu thuyết về chiến tranh: "Những kẻ đốt phá - Поджигатели" và "Những kẻ âm mưu - Заговорщики". Cũng có một nhà văn mà công chúng tự do chủ nghĩa căm ghét, có lẽ còn hơn cả Kochetov. Đó là Ivan Shevtsov, tác giả của cuốn tiểu thuyết “Con bọ rệp – Тля. Những nhà văn này thú vị không chỉ với tư cách là nhà văn, mà còn là những nhà nghiên cứu của thời đại. Những gì Kochetov viết không chỉ ngày hôm qua, mà còn là ngày hôm nay trong quá trình phát triển của nó.

 Dowload sách ở đây: Чего же ты хочешь?



 

 

 

STALIN ĐỔI "CÁCH MẠNG THẾ GIỚI" LẤY "CNXH Ở MỘT QUỐC GIA"

 Và liệu sau đó có thể gọi Stalin là người theo chủ nghĩa Mác không?


Cái tên William Foster nói lên rất ít đối với độc giả hiện nay. Ở thời Liên Xô, ông này cũng không được nhắc đến nhiều, mặc dù vào năm 1971, một con tem bưu chính đã được phát hành nhân kỷ niệm 90 năm. Dù, con người, theo quan điểm của sử học Xô Viết, là người khá đáng chú ý. Ông đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Mỹ trong những giai đoạn lịch sử rất khó khăn. Năm 1929-1934 và 1945-1957. Thời kỳ đầu tiên là cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa Trotsky. Và những năm sau chiến tranh đã trở thành thời điểm của cuộc “săn lùng phù thủy CS ” ở Mỹ, khi các đảng viên và thậm chí cả những người có thiện cảm với Đảng Cộng sản bị đàn áp khắc nghiệt. William Foster là người tham gia tích cực vào Đệ tam Quốc tế hay Quốc tế Cộng sản 3, chứ không phải như là những người làm việc trong các văn phòng ở Mátxcơva, rồi liều chịu bị bắt quan điểm hay bị buộc tội làm gián điệp. Sau năm 1957 và cho đến khi qua đời vào năm 1961, William Foster vẫn là Chủ tịch danh dự của Đảng Cộng sản Mỹ.

Foster chết ngày 1 tháng 9 năm 1961 tại Mátxcơva Liên Xô đã tổ chức tang lễ cấp nhà nước cho ông tại Quảng trường Đỏ. Đích thân Khrushchev đi đầy đội tang lễ danh dự. Tro cốt của Foster được chôn cùng John Reed và Bill Haywood. Cuốn sách “Toward Soviet America” của ông vẫn là cuốn sách được những người cộng sản Mỹ yêu thích, và đã được tái bản liên tục bởi cả giới cánh tả và cả giới chống cộng, những kẻ coi nó là một tai tiếng. Một ấn bản của cuốn sách đã được xuất bản với phụ đề " "The Book the Communists tried to Destroy! - Cuốn sách mà giới Cộng sản cố gắng phá hủy!"

Cuốn sách của William Foster: “A History of Three Internationals - История трех интернационалов” hay “Lịch sử QTCS-3” cho một cái nhìn về vấn đề khác: Tại sao Stalin giải tán QTCS-3 hay Comintern. Cũng như Nguyễn Ái Quốc tại sao lại đọc 2 bản tham luận phê phán nặng nề QTCS-3 năm 1924, có thể đọc 2 bản tham luận đó của Cụ ở đâyở đây.

 

Về mặt chính thức, theo ý kiến của Stalin, mục tiêu của QTCS-3 được chuyển từ cách mạng thế giới sang đối đầu với mối đe dọa phát xít. Có nhiều tư liệu cho phép nói rằng Stalin hoàn toàn hiểu mối quan hệ giữa Đảng CS Đức, nước Đức và QTCS do Trotsky điều khiển, ai nuôi dưỡng phong trào dân tộc cực đoan của Hitler, sử dụng làm công cụ gì, chống lại ai thậm chí được Stalin nói công khai trong một bản báo cáo phê bình Đảng CS Đức. Đến năm 1935, vị trí của Stalin trong CPSU (b) đã được củng cố và ảnh hưởng đã tăng lên đến mức ông có thể thực hiện các quyết định trái với các nguyên tắc cơ bản ở Comintern. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ giới hạn ở điều này, và Stalin thậm chí còn đi xa hơn. Năm 1943, Stalin giải tán Comintern. Còn William Foster thì mô tả nó như thế nào.

Trước hết, chính Stalin là người đã giải tán Comintern. Mà theo cách giải thích của Foster là BCHTƯ của Comintern không thể đưa ra quyết định độc lập. Vào thời điểm bị giải tán, tất cả đều phải thông qua hay có sự cho phép của Ủy ban Quốc phòng do Stalin đứng đầu. Còn các thành viên của BCHTƯ đều phải sống dựa vào sự hỗ trợ của Liên Xô.

Foster lưu ý rằng, theo các nhà báo tư sản và chính khách, sự kiện này đã góp phần thúc đẩy sự hợp tác quốc tế nhằm kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Đức Quốc xã đã phản ứng với thái độ khó chịu, gọi đó là một "hành động lừa bịp". - Có thật không. Trong tình huống này, "Hiệp ước chống QTCS" đơn giản là mất đi ý nghĩa của nó. Phe Trotskyists đã "gây ồn ào về thực tế rằng việc giải thể Comintern bị cho là phản bội sự nghiệp của CNXH thế giới".

Cụ thể hơn, các nguồn tin phương Tây tận ngày nay vẫn đưa ra quan điểm: Stalin giải tán QTCS là do yêu cầu của Anh và Đồng minh để mở mặt trận phía Tây chống Đức quốc xã. Nhưng rõ ràng việc giải thể đã góp phần vào việc tăng cường hợp tác quốc tế. Liên Xô, ở cấp độ các hành vi pháp lý chính thức, đã loại bỏ công cụ, ban đầu chỉ nhằm mục đích lật đổ trên toàn thế giới (xin lỗi, "cuộc cách mạng thế giới"). Và do đó đã từ bỏ những ý định gây hấn đối với các đồng minh hiện có và tiềm năng.

Nhưng lý do cụ thể của việc giải thể Comintern, như Foster trình bày là do tổ chức QTCS-3 đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, ["rất lâu trước chiến tranh, nó đã khó trở thành và ngày càng trở nên rõ ràng rằng đến mức mà nội bộ cũng như tình hình quốc tế của mỗi nước trở nên phức tạp hơn, giải pháp cho các vấn đề phong trào người lao động của mỗi quốc gia thông qua trung gian của một trung tâm quốc tế nào đó sẽ gặp những trở ngại không thể giải quyết được"; nói tóm lại, "hình thức tổ chức do Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản lựa chọn" đã tồn tại lâu hơn chính nó, và "hình thức này thậm chí còn trở thành một trở ngại cho việc củng cố hơn nữa các đảng công nhân các nước".] (trang 352).

Stalin cũng đã giải thích quyết định giải thể Comintern, đăng trên báo Pravda, cũng như trả lời câu hỏi của Harold King, phóng viên Reuters (Stalin toàn tập, tập 15, tr. 79): “Việc giải tán Quốc tế Cộng sản là đúng, vì:

a) Điều này vạch trần những lời nói dối của Đức Quốc xã rằng "Mátxcơva" có ý định can thiệp vào đời sống của các quốc gia khác và "bolshevik hóa" họ. Lời nói dối này giờ đã kết thúc.

b) Điều này vạch trần những lời vu khống của giới chống đối CNCS trong phong trào công nhân mà vì thế mà các đảng cộng sản của nhiều nước bị cáo buộc là hành động không vì lợi ích của nhân dân mình mà theo lệnh từ bên ngoài. Sự vu khống này cũng được đặt dấu chấm hết.

c) Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của những người yêu nước có được sự đoàn kết các lực lượng tiến bộ của nước họ, không phân biệt đảng phái và tín ngưỡng tôn giáo, thành một phe giải phóng dân tộc duy nhất, nhằm phát triển cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

d) Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của những người yêu nước ở tất cả các nước trong việc đoàn kết tất cả các dân tộc yêu tự do thành một tổ chức quốc tế duy nhất để đấu tranh chống lại mối đe dọa thống trị thế giới bởi chủ nghĩa Hitle, từ đó mở đường để tổ chức cộng đồng các dân tộc trong tương lai trên cơ sở của sự bình đẳng của họ.

Các luận điểm rõ ràng mà Stalin đưa ra cũng là nói về:

a): CPSU (b) không có ý định xuất khẩu cuộc cách mạng thế giới. Chính QTCS đã tiếp tay cho Đức quốc xã tuyên truyền xuyên tạc gây hại, cô lập Liên Xô với các nước, các phong trào chống Đức quốc xã. Nói cách khác, QTCS đã phản bội cương lĩnh của chính họ, công khai làm tay sai của chủ nghĩa phát xít.

b): Đảng cộng sản các nước hành động vì lợi ích nhân nhân nước họ, không còn và không cần nghe theo chỉ đạo của QTCS.

c): CPSU (b) không ngăn cản việc thống nhất các lực lượng nội bộ khác đảng phái và tôn giáo các nước

d): Sau chiến thắng phát xít, không quay lại “Đấu tranh giai cấp”, không “Vô sản các nước đoàn kết lại!”, không quay lại “cách mạng thế giới”. Mà đồng ý thiết lập "Cộng đồng các dân tộc trên cơ sở bình đẳng của họ". Một định hướng quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác đối với “cách mạng vô sản thế giới” đã được đặt dấu chấm hết.

Cuối thư, Stalin viết: “Tôi cho rằng việc giải tán Quốc tế Cộng sản là khá kịp thời, vì lúc này, khi con thú phát xít đang phát huy sức lực cuối cùng, cần tổ chức một cuộc tổng tấn công vào các nước yêu tự do để tiêu diệt con ác thú này, và cứu các dân tộc khỏi sự áp bức của phát xít”.

Chủ nghĩa phát xít là cánh tay nối dài quân phiệt hóa của chủ nghĩa đế quốc còn QTCS dưới ảnh hưởng nặng nề của Trotskyism trở cờ tiếp tay phát xít bị giải tán. Hóa ra là bằng việc giải tán Comintern, Stalin đã mở rộng đáng kể cơ hội cho Liên Xô trong công cuộc chống Đức quốc xã, nhưng trên thực tế, cũng loại bỏ "cách mạng thế giới", “cách mạng thường trực”. Ông đã đổi "cuộc cách mạng thế giới" để lấy "CNXH trong một quốc gia duy nhất".

Ở Việt Nam, chủ trương đường lối Phản đế-Phản phong (Chống đế quốc trước, Chống phong kiến sau) được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra từ rất sớm, đó là sự nắm bắt kịp thời những thay đổi của tình hình quốc tế. Đáng tiếc, đường lối ấy không phải lúc nào cũng có được sự hiểu biết và thông suốt trong đội ngũ cán bộ của Cụ - "Đáng sợ nhất là các chú". 









Nguyễn Ái Quốc: phát biểu tại phiên họp thứ 22 đại hội V Quốc tế cộng sản

     Ngày 1-7-1924

Thưa các đồng chí, tôi chỉ xin bổ sung những ý kiến phê bình của đồng chí Manuinxki về chính sách của chúng ta trong vấn đề thuộc địa. Nhưng trước khi đi vào thực chất của vấn đề, tôi thấy nên đưa ra một vài con số thống kê về thuộc địa. Điều này sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn tất cả tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa.

 

Các nước

Chính quốc

Thuộc địa

Diện tích (km2)

Dân số

Diện tích (km2)

Dân số

Anh

151.000

45.500.000

34.910.000

403.600.000

Pháp

536.000

39.000.000

10.250.000

55.600.000

Mỹ

9.420.000

100.000.000

1.850.000

12.000.000

Tây Ban Nha

504.500

20.700.000

371.600

853.000

Ý

286.600

38.500.000

1.460.000

1.623.000

Nhật Bản

418.000

57.070.000

288.000

21.249.000

Bỉ

29.500

7.642.000

2.400.000

8.500.000

Bồ Đào Nha

92.000

5.545.000

2.062.000

8.738.000

Hà Lan

83.000

6.700.000

2.046.000

48.030.000

 Như vậy, 9 nước với tổng số dân 320.657.000 người và với diện tích 11.407.600 km2 bóc lột các nước thuộc địa gồm hàng trăm dân tộc với số dân 560.193.000 người và với diện tích 55.637.000 km2. Toàn bộ lãnh thổ của các nước thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh thổ của các chính quốc, còn số dân của các chính quốc chưa bằng 3/5 số dân của các nước thuộc địa.

Nếu tính riêng những cường quốc đế quốc lớn nhất, thì những con số này lại càng có sức thuyết phục hơn. Số dân của các thuộc địa Anh đông gấp hơn 8 lần rưỡi số dân nước Anh và đất đai của các thuộc địa Anh rộng gấp gần 252 lần đất đai của nước Anh. Còn nước Pháp thì chiếm một số đất đai rộng gấp 19 lần nước Pháp; và số dân ở các thuộc địa Pháp đông hơn số dân nước Pháp 16.600.000 người.

Vì vậy sẽ không phải là quá đáng nếu nói rằng chừng nào Đảng Pháp và Đảng Anh chúng ta chưa thi hành một chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, thậm chí chưa đề cập đến quần chúng các nước thuộc địa, thì toàn bộ chương trình rộng lớn của hai đảng đó vẫn không có hiệu quả gì. Chương trình ấy sẽ không có hiệu quả gì vì nó trái với chủ nghĩa Lênin. Tôi xin nói rõ ý của tôi. Trong bài nói chuyện về Lênin và vấn đề dân tộc, đồng chí Xtalin đã chỉ rằng bọn cải lương và các lãnh tụ Quốc tế thứ hai đã không dám đặt ngang hàng các dân tộc da trắng và các dân tộc thuộc các màu da khác, rằng Lênin đã bác bỏ sự bất bình đẳng đó và phá tan cái vật chướng ngại ngăn chia những người nô lệ văn minh với những người nô lệ không văn minh của chủ nghĩa đế quốc.

Theo Lênin, cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch và vấn đề dân tộc, như Lênin đã dạy chúng ta, chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản.

Sau đó, đồng chí Xtalin đã nói đến quan điểm phản cách mạng cho rằng không cần liên minh trực tiếp với phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa, giai cấp vô sản châu Âu cũng có thể thắng lợi được. Nhưng nếu căn cứ vào hành động để xét về mặt lý luận thì tình trạng các đảng lớn của chúng ta, trừ Đảng Nga, không hoạt động gì cả khiến chúng ta có quyền cho rằng ngày nay các đảng đó vẫn còn giữ quan điểm mà đồng chí Xtalin đã nói.

Giai cấp tư sản các nước thực dân đã làm gì để kìm giữ trong vòng áp bức biết bao quần chúng của các dân tộc bị chúng nô dịch? Chúng làm tất cả. Ngoài việc dùng những phương tiện do bộ máy chính quyền Nhà nước đem lại cho nó, nó đồng thời còn tiến hành tuyên truyền hết sức ráo riết. Bằng những bài nói chuyện, bằng điện ảnh, báo chí, triển lãm và mọi phương pháp khác nữa, nó nhồi cho nhân dân các chính quốc cái đầu óc thực dân, nêu lên trước mắt họ cảnh sống dễ dàng, vinh quang và giàu có đang chờ đợi họ ở các nước thuộc địa.

Còn các đảng cộng sản của chúng ta như Đảng Cộng sản Anh, Hà Lan, Bỉ và các đảng cộng sản các nước khác mà giai cấp tư sản ở đấy chiếm giữ thuộc địa, thì đã làm những gì? Các đảng này, từ khi chấp nhận bản luận cương của Lênin, đã làm được những gì để giáo dục cho giai cấp công nhân nước mình tinh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính, tinh thần gần gũi với quần chúng lao động các nước thuộc địa? Tất cả những việc mà các đảng của chúng ta đã làm về mặt này, thật hầu như chưa có gì cả. Còn về tôi, là một người sinh trưởng ở một nước hiện nay là thuộc địa của Pháp và là một đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng Đảng Cộng sản Pháp chúng tôi làm rất và rất ít cho các nước thuộc địa.

Báo chí cộng sản chủ nghĩa có nhiệm vụ làm cho các chiến sĩ của chúng ta hiểu rõ vấn đề thuộc địa, làm thức tỉnh sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng lao động ở các nước thuộc địa, tranh thủ họ tham gia sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản. Thử hỏi báo chí đó đã làm được gì? Không được gì hết.

Nếu đem so sánh những chỗ dành cho các vấn đề thuộc địa trên các tờ báo tư sản như Le Temps, Le Figaro, L' Oeuvre hay những báo thuộc các khuynh hướng khác như: Le Peuple hay Le Libertaire với những chỗ dành cho các vấn đề đó trên báo L'Humanité, cơ quan ngôn luận trung ương của Đảng chúng tôi, thì phải nhận rõ rằng sự so sánh này sẽ hoàn toàn không có lợi cho chúng ta.

Bộ Thuộc địa đã đặt ra kế hoạch biến nhiều vùng ở châu Phi thành những vùng đồn điền rộng lớn của tư nhân, và biến dân bản xứ ở những nước này thành những dân nô lệ thật sự, bị trói buộc vào ruộng đất của những ông chủ mới, thế mà báo chí của chúng ta vẫn im tiếng hoàn toàn về điều này. Ở các thuộc địa của Pháp ở Tây Phi, người ta đã áp dụng những biện pháp cưỡng ép chưa từng thấy để bắt lính, thế mà báo chí của chúng ta vẫn không hề lên tiếng. Chính quyền thực dân ở Đông Dương đã biến thành những kẻ buôn nô lệ và bán những người dân Bắc Kỳ cho các chủ đồn điền trên các đảo ở Thái Bình Dương; chúng kéo dài thời hạn đi lính của dân bản xứ từ 2 năm lên 4 năm; chúng đem nộp phần lớn đất đai thuộc địa cho côngxoócxiom của những bọn tư bản cá mập; thuế má vốn đã quá nặng nề không chịu nổi, thế mà chúng lại còn tăng lên 30% trong lúc dân bản xứ bị phá sản và chết đói sau trận lụt. Thế mà báo chí chúng ta vẫn cứ im tiếng. Và sau tất cả những điều đó, các đồng chí sẽ ngạc nhiên thấy rằng nhân dân bản xứ đi theo những nhóm dân chủ và tự do như Hội Nhân quyền và các tổ chức tương tự khác là những tổ chức chăm lo hay làm ra vẻ chăm lo đến họ.

Nếu đi sâu hơn chút nữa, chúng ta sẽ thấy những việc hoàn toàn không thể tưởng tượng được, làm cho mọi người phải nghĩ rằng Đảng chúng tôi đã coi thường tất cả những gì dính dáng đến các nước thuộc địa. Ví dụ: báo L'Humanité không hề đăng lời kêu gọi của Quốc tế Nông dân gửi nhân dân các nước thuộc địa, do Quốc tế Cộng sản gửi đến để đăng trên báo. Trước Đại hội Liông47 trong mục đăng các bài tranh luận, đã đăng hết mọi luận cương, trừ luận cương về vấn đề thuộc địa. Báo L'Humanité đã đăng nhiều bài về thắng lợi của võ sĩ Xiki xứ Xênêgan, nhưng không hề lên tiếng khi các công nhân bến tàu Đaca, những người đồng nghiệp của Xiki bị bao vây trong khi đang làm việc, bị bắt và bị vứt lên xe ô tô chở về nhà giam và sau đó bị đưa sang trại lính để rồi trở thành những người bảo vệ văn minh, nghĩa là trở thành lính. Cơ quan trung ương của Đảng chúng tôi hằng ngày đều báo tin cho các bạn đọc về những chiến công của anh phi công Uadi đã bay từ Pháp sang Đông Dương; nhưng khi chính quyền thực dân cướp bóc nhân dân "nước An Nam cao quý", lấy ruộng của họ giao cho bọn đầu cơ Pháp, phái máy bay chở bom, rồi ra lệnh cho các phi công phải dạy cho những người dân bản xứ bất hạnh và bị cướp bóc kia phải biết điều, thì cơ quan của Đảng chúng tôi lại không thấy cần thiết báo tin đó cho các bạn đọc biết.

Thưa các đồng chí, qua báo chí của mình, giai cấp tư sản Pháp hiểu rằng vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa không tách rời nhau. Tôi cho rằng Đảng chúng tôi chưa hiểu hết điều đó. Những bài học ở miền Ruya, nơi mà binh lính bản xứ được phái đến trấn an những công nhân Đức bị đói, đã vây chặt những trung đoàn lính Pháp đáng nghi; trường hợp xảy ra trong đội quân phương Đông, trong đó binh lính bản xứ được giao súng máy để "động viên tinh thần" binh lính Pháp đã mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài và gian khổ; những sự kiện xảy ra năm 191748 ở nơi đóng quân của lính Nga ở Pháp; kinh nghiệm cuộc bãi công của công nhân nông nghiệp ở Pyrênê là nơi mà binh lính bản xứ đã buộc phải giữ vai trò nhục nhã của những kẻ phá hoại cuộc bãi công; và cuối cùng là sự có mặt của 207.000 binh lính bản xứ ở ngay nước Pháp, - tất cả những việc trên đây chưa làm cho Đảng chúng tôi phải suy nghĩ, chưa làm cho Đảng chúng tôi thấy cần phải thực hiện một chính sách rõ ràng và tích cực trong vấn đề thuộc địa. Đảng đã bỏ lỡ tất cả những cơ hội tốt để tuyên truyền. Những cơ quan lãnh đạo mới của Đảng đã thừa nhận là Đảng chúng tôi đã bị động trong vấn đề này. Tôi thấy đó là một dấu hiệu đáng mừng vì khi các lãnh tụ của Đảng đã thừa nhận và nhấn mạnh nhược điểm này trong chính sách của Đảng thì việc đó làm cho người ta hy vọng rằng Đảng sẽ cố gắng hết sức để sửa chữa và củng cố về mặt này. Tôi tin chắc rằng Đại hội này sẽ là bước ngoặt về mặt này và sẽ thúc đẩy Đảng sửa chữa được những thiếu sót trước. Mặc dù nhận xét của đồng chí Manuinxki về cuộc vận động bầu cử ở Angiêri rất đúng, song để cho được khách quan, tôi phải nói rằng đúng là Đảng chúng tôi đã bỏ lỡ dịp tốt ở đây, nhưng đã sửa chữa sai lầm, đã đưa đại biểu người bản xứ ra ứng cử ở quận Pari. Tất nhiên như thế còn ít, song bước đầu như vậy là tốt. Tôi sung sướng nhận thấy rằng hiện nay Đảng chúng tôi lại có những ý định tốt đẹp nhất, lại có lòng hăng hái, cái đó là hoàn toàn mới đối với Đảng chúng tôi; và chỉ cần bằng hành động thực tiễn thì nhất định những cái ấy sẽ đưa Đảng tới một chính sách đúng đắn trong vấn đề thuộc địa.

Vậy phải hành động thực tiễn như thế nào ? Đề ra những luận cương dài dằng dặc và thông qua những nghị quyết rất kêu để sau Đại hội đưa vào viện bảo tàng như từ trước vẫn làm thì chưa đủ. Chúng ta cần có biện pháp cụ thể. Tôi đề nghị mấy điểm dưới đây:

1. Mở trên báo L'Humanité một mục để đăng đều đặn hằng tuần ít nhất hai cột các bài về vấn đề thuộc địa.

2. Tăng cường tuyên truyền và tuyển lựa đảng viên của Đảng trong những người bản xứ ở những nước thuộc địa đã có phân bộ cộng sản.

3. Gửi những người bản xứ vào Trường đại học cộng sản của những người lao động phương Đông ở Mátxcơva.

4. Thoả thuận với Tổng Liên đoàn lao động thống nhất49 để tổ chức những người lao động của các thuộc địa làm việc ở Pháp.

5. Đặt nhiệm vụ cho các đảng viên của Đảng phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề thuộc địa.

Theo tôi, những đề nghị này là hợp lý và nếu Quốc tế Cộng sản và các đại biểu của Đảng chúng tôi tán thành thì tôi tin rằng đến Đại hội lần thứ VI, Đảng Cộng sản Pháp chúng tôi sẽ có thể nói rằng mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa đã trở thành sự thật.

Thưa các đồng chí, vì chúng ta tự coi mình là học trò của Lênin, cho nên chúng ta cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực để thực hiện trên thực tế những lời di huấn quý báu của Lênin đối với chúng ta về vấn đề thuộc địa cũng như các vấn đề khác.

 

In trong sách Đại hội toàn thế giới
lần thứ V Quốc tế Cộng sản,
bản tốc
ký, tiếng Nga, phần I, Nxb. Chính trị
quốc gia, Mátxcơva, 1925, tr.653-657.

 



Nguyễn Ái Quốc: phát biểu tại phiên họp thứ 8 đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản

 Ngày 23-6-1924

Tôi đến đây để không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: Thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: Cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa. Song, tôi thấy rằng hình như, các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng cho rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, sẽ gợi ra những vấn đề và nếu cần tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa.

Hôm nay, tôi cần nhắc lại lời phát biểu tại đây của đồng chí Rôi, chỉ xin đổi những tên riêng, nghĩa là đơn giản thay thế từ nước Anh bằng các từ Pháp, Bỉ, Mỹ, Nhật ... Song, vì tôi là người xứ thuộc địa Pháp và vì tôi muốn nói ngắn, nên tôi chỉ nói về chủ nghĩa đế quốc Pháp, về Đảng Pháp của chúng tôi và về các đảng tại các thuộc địa Pháp, giống như đồng chí Rôi đã nói về nước Anh, về đảng anh em của chúng ta và về các đảng ở các thuộc địa của nước Anh.

Các đồng chí thứ lỗi về sự mạnh bạo của tôi, nhưng tôi không thể nói với các đồng chí rằng, sau khi nghe những lời phát biểu của các đồng chí ở chính quốc, tôi có cảm tưởng là các đồng chí ấy muốn đánh chết rắn đằng đuôi. Tất cả các đồng chí đều biết rằng, hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng. Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng, các đồng chí lại khinh thường thuộc địa.

Các đồng chí, khi các đồng chí muốn đập vỡ một quả trứng hay một hòn đá, thì các đồng chí phải nghĩ đến việc tìm kiếm một công cụ mà sức bền của nó tương xứng với sự vững chắc của đối tượng định đập tan. Tại sao các đồng chí không có sự đề phòng như vậy khi các đồng chí muốn đánh đổ chủ nghĩa tư bản? Tại sao trong những vấn đề của cách mạng các đồng chí không đem ra đối chiếu sách lược, sức mạnh của các đồng chí? Tại sao không so sánh sức mạnh và sự tuyên truyền của các đồng chí với sức mạnh và sự tuyên truyền của kẻ địch mà các đồng chí muốn chống lại và chiến thắng nó? Tại sao các đồng chí lại xem thường các thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại các đồng chí? Tôi xin bổ sung mấy lời để đáp lại bài phát biểu của đồng chí Tơranh. Trong bài phát biểu của mình, đồng chí Tơranh đã nói đến sự xuất hiện một cao trào cách mạng ở Pháp và sự ra đời phong trào phát xít ở đây. Về điểm đầu tiên, tôi hoàn toàn tán thành tinh thần lạc quan của đồng chí Tơranh; còn điểm thứ hai, thì tôi có ý kiến ngược lại. Tôi cho rằng, bọn phản động ở Italia, ở Đức và các nước khác cần đến chủ nghĩa phát xít để bảo vệ mình; trong khi đó bọn phản động Pháp lại không cần đến nó. Chúng có những người bảo vệ khác, những người bảo vệ mạnh hơn nhiều, có tổ chức hơn và có kỷ luật hơn là "bọn áo đen". Họ có những người lính da đen và da vàng. Có lẽ các đồng chí đã biết là quân đội Pháp hiện nay bao gồm 458.000 thanh niên Pháp và 206.550 người bản xứ ở các thuộc địa. Nhưng chắc chắn là các đồng chí không biết được rằng, nếu tính thời gian phục vụ và huấn luyện cũng như sự dễ dàng làm cho những người bản xứ nổi dậy, thì mỗi người lính bản xứ này có giá trị bằng 2 lính Pháp. Do đó, trên danh nghĩa, tuy số lượng đội quân luôn sẵn sàng tấn công các đồng chí là 664.550 người, mà thực tế lại là 1.000.000 người, hay nói đúng hơn 939.950 người vì số lính Pháp có 251.450 tay súng, đông hơn các trung đoàn người bản xứ thì những người bản xứ này lại phục vụ 431.100 tháng nhiều hơn lính Pháp.

Bàn về khả năng và các biện pháp thực hiện cách mạng, đề ra kế hoạch của cuộc chiến đấu sắp tới, các đồng chí Anh và Pháp cũng như các đồng chí ở các đảng khác hoàn toàn bỏ qua luận điểm cực kỳ quan trọng có tính chiến lược này. Chính vì thế, tôi hết sức kêu gọi các đồng chí: Hãy chú ý!

In trong sách Đại hội toàn thế giới lần thứ V

Quốc tế Cộng sản, bản tốc ký, tiếng Nga,

phần I, Nxb. Chính trị quốc gia,

Mátxcơva, 1925, tr.218-220.

***



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...