Hiển thị các bài đăng có nhãn tài phiệt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tài phiệt. Hiển thị tất cả bài đăng

Súng, gái đĩ và ma túy – những thứ đánh bạn với Poroshenko!

Sau hơn 1 tháng nhậm chức, với chỉ dụ của IMF phải giành lại miền đất ly khai để đổi lấy gói cứu trợ $17 tỷ, Poroshenko đang chứng tỏ trung thành tận tụy với chủ hơn bao giờ hết. Hắn mẫn cán thực hiện tất cả các đơn đặt hàng được đưa ra bởi các cố vấn Joe Biden, Victoria Nuland và Geoffrey Pyatt. Thực chất, nhiệm vụ chấm dứt đổ máu đã không bao giờ được các ông chủ của Poroshenko đặt ra.

Đại gia Poroshenko bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình bằng cách rửa tiền thời Xô viết. Hắn chưa bao giờ là một doanh nghiệp để bắt đầu sự nghiệp. Câu chuyện làm ăn là được phát minh ra. Hắn đã có sự khởi đầu nhờ mối quan hệ tội phạm của cha hắn khi bị kết án tù vì hành vi trộm cắp quy mô lớn vào năm 1986. Bị giam nhưng Sr. Poroshenko vẫn tạo dựng các phi vụ làm ăn riêng và đưa con mình vào tham gia vào các hoạt động. Làm ăn là bẩn thỉu, tất cả bắt đầu bằng cướp bóc bất động sản nhà nước bởi các băng nhóm vũ trang. Gia đình Poroshenko đã có kế hoạch mở rộng các hoạt động ra ngoài Ukraina. Tatyana Mikoyan, một luật sư nổi tiếng ở Kiev nhớ những gì cha con Poroshenko đã làm tại Transnistria, “nó thật là khủng khiếp ở thập niên 1990: vũ khí bất hợp pháp, gái điếm, ma túy - tất cả mang lại lợi nhuận cho cha con họ”. Sr. Poroshenko được trao thưởng vì thành tích của mình - năm 2009 bố già Sr. Poroshenko nhận anh hiệu anh hùng Ukraina nhờ cậu con Poroshenko  đã mua cho ông ta và trả tiền cho TT Yushchenko khi đó. Tay sẽ làm TT này nổi tiếng với biển thủ công quỹ. Hắn có danh tiếng của kẻ am hiểu làm thế nào để kiếm được tiền từ không khí. Nhiều lần hắn bị cáo buộc dính líu vào các mưu gian biển thủ quy mô lớn, đút lót công khai, tham ô phân bổ ngân sách, trốn thuế, các hoạt động bất hợp pháp để giành được các cổ phần và đe dọa thân thể các đối thủ chính trị và đối thủ cạnh tranh. Chắc chắn hắn không chỉ là một kẻ lừa đảo mà còn là một tay trùm sò, một chủ nhân của đế chế làm ăn kiếm chác khổng lồ và đa dạng.

Danh sách Forbes DT liệt kê Petro Poroshenko là Do Thái giàu có thứ 130 trên thế giới với tài sản 1,6 tỷ đô la. Cậu TT tương lai có tên DT khi sinh là Waltzman. Poroshenko là tên của mẹ hắn, bà cũng là một Do Thái. Trong quá khứ, Poroshenko đỡ đầu cho đảng Our Ukraina và Victor Yushchenko. Đế chế kinh doanh của hắn bao gồm kênh TV 5 có tiếng tuyên truyền chống Nga. Cho đến gần đây nhà máy kẹo Roshen đã kiếm được hàng trăm triệu đô la nhờ làm ăn trên đất Nga. Năm 2012, Roshen chiếm 3, 2% thị trường Nga và là hãng kẹo đứng thứ 6. Hắn luôn luôn sử dụng tiền kiếm được từ Nga cho các dự án chống Nga.

Tên TT Poroshenko hy vọng đem Crưm quay lại Ukraina và bảo vệ đất nước khỏi sự can thiệp “từ bên ngoài” là ưu tiên chính sách đối ngoại của hắn. Thật khó hiểu hàng đàn cố vấn Mỹ của hắn lại không phải là can thiệp từ bên ngoài, hay QH Ukr vừa ký bán 49% đường ống dầu khí lại không phải là bên ngoài? Rất khó để tìm thấy bất cứ điều gì cụ thể rõ ràng đã từng được hắn viết, nói hay tuyên trong chương trình hành động của hắn. Không có gì được xác định ở đó. Thay vào đấy, là đầy các lời kêu gọi sáo rỗng về một “nhà nước Âu tự do”, và “khôi phục lại sức mạnh quân sự”v, v. Nhiều người thấy các bài phát biểu của hắn trái ngược, đặc biệt là khi hắn bắt đầu kể lể về “tinh thần yêu nước”, “thống nhất quốc gia” và “bảo vệ nhân quyền” trong khi sai binh lính nã đạn vào dân lành ở miền đông nam.

Petro Poroshenko là một con tắc kè hoa chính trị biết biến màu cho hợp thời thế. Gã trùm này rất ích kỷ khi làm chính trị. Hắn làm chính trị là để làm giàu cho hắn, đầy tham vọng và thú tính công khai với quyền lực nhưng lại thiếu một đội ngũ chuyên nghiệp để làm việc hiệu quả hoặc gây ấn tượng với công chúng. Hắn bị dẫn dắt bởi lòng tham hơn là tư tưởng.


Không có gì để cản hắn làm ăn và vớ bẫm trên cái ghế TT cùng với đám quan lại tham nhũng và thối nát nhung nhúc bâu xung quanh. Chẳng có gì cho dân Ukraina, chỉ có phước lành cho Washington và phường phúc âm!


Poroshenko hung hăng cũng như mọi Ukro!


Thế là đầu sỏ Petro Poroshenko đã là tổng thống như dự đoán cách đây cả tháng và hắn cũng đã sớm tuyên trung thành tận tụy với chủ.

Có 1 chút an ủi cho dân Ukro, hắn là con quỉ nhỏ mọn hơn trong bầy quỉ hung hăng dữ tợn ở đó.

Sẽ có sự thay đổi nhẹ cơ cấu quyền lực, khối đảng Batkivshchyna bị thế chân bởi đảng trung tả Udar. Nhưng đó không phải là lựa chọn của dân chúng. Mục tiêu của cuộc bầu cử này là hợp pháp hóa quyền lực mới. Khi mà cuộc bầu cử năm 2010, Poroshenko và đảng Solidarnost chỉ kiếm được 1% phiếu bầu và gần đây cũng chẳng chứng tỏ được gì. Dường như là để mình cất cánh, hắn ta đã phải lập ra Udar từ quỹ Konrad Adenauer, nơi đã khuyên nhủ Klitschko nhường vai thủ lĩnh cho đầu sỏ Poroshenko. 

Poroshenko là đầu sỏ, hắn giàu có và tài sản nổi ước tính đến 1,8 tỷ đô. Hắn nổi tiếng với kẹo sô-kô-la, nhà máy lắp ráp ô tô, xưởng đóng tàu và kênh tivi Channel 5. Đồng thời hắn cũng là 1 chính khách qua nhiều đời tổng thống, tất cả các tổng thống từ trước đến nay. Poroshenko chưa bao giờ che giấu lòng kiên định chống lại việc Ukraina gia nhập Liên minh Eurasia với Nga, mặc dù vẫn làm ăn và chủ yếu là bán sản phẩm sang Nga.

Mặc những thay đổi chính trị ở Ukraina và cũng có lúc lên voi xuống chó, nhưng Poroshenko vẫn tồn tại nhờ tài xoay trở và luồn lách như rắn và ngày càng giầu lên. Từ Kuchma đến Yushchenko, rồi thì Yanukovych, hắn đóng vai trò tích cực trong cách mạng Cam 2004 đưa Yushchenko lên ngôi, nhưng cũng không ngại cùng Yanukovych lập đảng Khu vực, có nghĩa là hắn chẳng có nguyên tắc đông tây tả hữu gì cả. Điều này có vẻ kỳ cục, nhưng nhờ thế và nhờ thời thế, ở cái xứ chỉ có đầu xỏ và đám đông vô hồn tê liệt, hắn đã leo lên đến quyền lực cao nhất.

Nói một cách lạc quan tươi sáng hơn, có lẽ dân chúng xứ này đã chọn một con quỉ nhỏ bé, ít dữ tợn hơn những con khác. Đó là lời ông Nikolay Levichev, phó chủ tích DUMA:

“Thực sự phức tạp để hiểu, đây là cuộc bầu cử của các đầu sỏ, và trong quá trình hiến pháp này mà ông ta lại sẽ có thể tạo được điều kiện để ổn định tình hình ở Ukraina. Những tuyên bố của Petro Poroshenko là rất trái ngược. Một mặt, ông ta nói cần phải cân nhắc rằng Nga là và mãi sẽ là nước lớn và mong sẽ là láng giềng hữu nghị đối với Ukraina độc lập. Mặt khác, ông ta nói muốn đi thăm Donbass như thể khiêu khích, khi vùng này vừa tuyên bố thành lập CH Novorossiya và phần lớn dân chúng ở đây tuyên bố không tham gia bầu cử. Có lẽ cần phải đợi xem các cố vấn phương Tây của ông ta khuyên bảo gì.”

Lực lượng thực sự khác, ngoài tiền bạc ra, giấu mặt trong hệ thống nước ngoài, Ukraina đơn giản là không có lực lượng. Dân chúng mệt mỏi bởi các chính trị gia, họ cần kẻ it nhiều phù hợp với cuộc sống bình thường. Đúng là phẩm chất cá nhân của tổng thống sẽ ảnh hưởng rất nhiều.

Trong cuộc họp báo đầu tiên sau công bố kết quả bầu cử, Poroshenko tỏ ra rất tham vọng.

Nhưng chính trị không phải là trò chơi may rủi. Tham vọng và thiếu kinh nghiệm sẽ đặt gánh nặng lên vai dân chúng, như những kẻ Yatsenyuk và Turchinov vừa qua đã chứng tỏ. Poroshenko cũng thế, hắn liên tục đứng ra đả kích và đổ tội cho Nga một cách kệch cỡm. Hắn sẽ tiếp tục chính sách Ukraina hóa và gieo rắc thù địch, đẩy Ukraina vào NATO. Bản chất cuộc họp báo đầu tiên Poroshenko đã chứng tỏ sẽ không công nhận trưng cầu dân ý ở Donbass và sát nhập Crưm, sẽ không dừng các hoạt động quân sự.

Dĩ nhiên, Nga sẽ không công nhận bầu cử Ukraina là hợp pháp, cũng như về mặt luật pháp, cuộc bầu cử này được tổ chức như là hậu quả của cuộc đảo chính, và Yanukovych vẫn được coi là tổng thống Ukraina hợp pháp đối với Nga. Bên cạnh đó bầu cử diễn ra trong hoàn cảnh nội chiến với sự can thiệp tích cực từ nước ngoài vào công việc nội bộ Ukraina, không đại diện cho quan điển của toàn thể cử tri Ukraina.

Vladimir Putin đã bày tỏ ý định với cuộc bầu cử này: "tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Ukaina”. Nhưng nhân dân Ukraina không chỉ sống ở Malorossiya, Volhynia hay Galichina, họ còn sống ở Donbass và đã tuyên bố thành lập nhà nước mới Novorossiya ngày 24 tháng 5. Putin cũng nói tôn trọng trưng cầu dân ý ngày 11 tháng 5. Liệu ông có thể cùng lúc tôn trọng 2 quan điểm trái ngược? Hay làm thế nào để chứng tỏ mình không là kẻ thù với cả 2? Thời gian sẽ có câu trả lời liệu Nga có đóng vai trung gian hay sẽ đứng về 1 phía.

Và nên nhớ, lực lượng Maidan và nguồn gốc khủng hoảng Ukraina vẫn còn nguyên, nếu Poroshenko không thành công sẽ có Maidan kế tiếp lật đổ chính hắn ta.





Mấy nét tiểu sử Petro Poroshenko:

Poroshenko làm BT Phát triển kinh tế và Thương mại Ukraina từ 2012.

Từ 10-2009 đến 3-2010 làm BT ngoại giao, Từ 1-2007 làm lãnh đạo Ngân hàng quốc gia Ukraina. Sáng lập tập đoàn Ukrprominvest, Cựu hội đồng nhân dân 1998-2005, 2006-2006, cựu thư ký Hội đồng An ninh Quốc phòng Ukraina 2005, thành viên Ủy ban chính trị đảng Our Ukraina, sang lập viên đảng Khu vực của Yanukovych…

Sinh năm 1965 tại Volgrad thuộc Odessa. Tổi nghiệp khoa quan hệ và luật quốc tế ĐH Kiev mang tên Taras Shevchenko

Sự nghiệp kinh doanh của Poroshenko bắt đầu năm 1990 với chức phó điều hành của doanh nghiệp nhỏ có tên là Republic. Năm 1991 làm tổng giám đốc JSC Birzhevoy dom Ukraina, 1993-1998 làm tổng giám đốc Ukrprominvest (tập đoàn công nghiệp và đầu tư), giám đốc JSC Leninska Kuznya Plant, chủ tịch HĐQT ngân hàng Mriya, chủ tịch ban giám sát JSC Vinnytsia Confectionery, một doanh nghiệp bánh kẹo sô-cô-la, nơi Poroshenko nói mình là chủ nhân sáng lập. Từ đó Poroshenko có biệt danh “thỏ sô-cô-la”, “vua sô-cô-la”.

Năm 1998, Poroshenko được bầu vào hội đồng nhân dân theo danh sách đảng Dân chủ Xã hội. Năm 2000, Poroshenko lập phe tả Solidarnost (đoàn kết) sau đó thành đảng Solidarnost ở Ukraina và đấu tranh nghị viện bằng đảng “Đoàn kết lao động”, đảng này sao đó gia nhập đảng  Our Ukraina của Victor Yushchenko. Năm 2002, đảng này được 24,7% phiếu bầu nghị viện.

Năm 2003 Poroshenko bỏ vốn vào TV "kênh 5" – đài này thuộc doanh nghiệp Ukrprominvest và có quan điểm thân cận với Yushchenko, trong cách mạng cam 2004, kênh TV này thành cái loa lớn tiếng của phe đối lập làm cách mạng màu.

Sau cách mạng Cam, Poroshenko tuyên bố từ bỏ kinh doanh để vào chính trường, nhưng người ta nói điều đó chỉ là hình thức. Ông ta là ứng viên chức thủ tướng dưới triều Yushchenko, nhưng chức này sau đó về tay nữ hoàng Yulia Timoshenko, còn Poroshenko làm thư ký HĐ an ninh Quốc phòng. 
Tháng 9 năm 2005, Poroshenko bị Yushchenko bãi chức, liên quan đến đấu đá nội bộ và nhiều vị bê bối tham nhũng, lobby quyền lợi phe nhóm. Như đồn đại, vụ này liên quan đến Tymoshenko và sau đó bà này cũng bị bãi chức.

Năm 2006, Poroshenko được bầu vào Verkhovna Rada từ đảng "Our Ukraine", trong nghị viện, ông ta chịu trách nhiệm giám sát hoạt động tài chính-ngân hàng

Năm 2007 được bầu làm chủ tịch Ngân hàng quốc gia Ukraina. 

Sở thích lúc rảnh: đọc sách và chơi môn tennis, thích tranh vẽ trường phái ấn tượng. Vợ Poroshenko là bác sĩ. Bố già cách mạng cam Yushchenko là cha đỡ đầu cho 2 con gái Poroshenko.

The Trans-Pacific Partnership

TỰ DO THƯƠNG MẠI!!!???

Tự do thương mại và toàn cầu hóa, đa văn hóa là những khẩu hiệu được phương Tây xổ súy!

Nói như vậy là sai, chính xác là chúng được tập đoàn tài phiệt quốc tế cổ súy.

Khi mà hàng loạt tai to mặt lớn mở mồm ra là thấy thối tha, trèo lên TV và báo chí là thấy bệnh hoạn, thấy lộ rõ khát vọng làm nô tài cho đế quốc, thì tự dân chúng buộc phải lên tiếng.

Vì vậy mong tất cả những ai có thể phổ biến bài này các nhiều càng tốt.



Mỹ không thực sự có một nền dân chủ. Đó là kết luận của một nghiên cứu gần đây từ Đại học Princeton. Thay vào đó, giới bề trên Mỹ và các nhóm lợi ích đặc biệt thống trị khủng khiếp ở Washington, trong khi: ưu đãi của những người Mỹ trung bình tỏ ra chỉ là rất nhỏ bé, gần như bằng 0, không có cách nào để đa số dân chúng Mỹ có tác động đáng kể đến chính sách công nước Mỹ.

Chúng ta đem sự khẳng định này vào để kiểm tra cụ thể Hiệp định thương mại tự do và mối quan hệ với dân chủ và chủ quyền các quốc gia.


"Dân chủ" thường dùng để chỉ một hệ thống chính phủ trong đó người dân quyết định các quy tắc của quốc gia có chủ quyền của họ. Sự thật là vậy, tinh thần dân chủ và chủ quyền, tất cả các lĩnh vực của chính sách - bao gồm cả môi trường, thương mại, tài chính, sở hữu trí tuệ và văn hóa - phải nằm trong một quá trình chính trị công bằng và tự quyết.

Trong thế giới hiện đại và toàn cầu hóa, các tổ chức dân chủ và độc lập tồn tại trong mối quan hệ căng thẳng với một tổ chức mạnh mẽ khác: Thị trường toàn cầu và các thể chế tự do thương mại của nó.


Theo một nghĩa, hệ thống thị trường tự do duy trì nền dân chủ. Nó tạo ra sự giàu có và làm dịu việc tập trung quyền lực – là 2 điều kiện tiên quyết cho dân chủ. Nhưng theo một nghĩa khác, chủ nghĩa tư bản thị trường tự do toàn cầu xung đột với dân chủ và độc lập chủ quyền. Điều này đặc biệt đúng đối với thứ chủ nghĩa tư bản "tân tự do", khi mà phái này nổi lên kể từ những năm 1980. Ở một khía cạnh nó thúc đẩy các nguyên tắc để bãi bỏ các luật lệ có quy mô toàn cầu, tự do hóa, tư nhân hóa, và đảo ngược phúc lợi công - tất cả điều này đều làm tăng bất bình đẳng và phân phối lại quyền lực kinh tế - chính trị cho các tập đoàn và các cá nhân giàu có.


Đối tác xuyên Thái Bình Dương - The Trans-Pacific Partnership


Một trong những ví dụ sinh động nhất gần đây của cuộc xung đột giữa các nền dân chủ, chủ quyền và CNTB toàn cầu là quan hệ Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) - cái gọi là Hiệp định "tự do thương mại" trong số 12 quốc gia ven biển Thái bình dương, bao gồm Mỹ, Chile, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và một số nước khác.

Theo Barack Obama, kẻ ủng hộ mạnh mẽ hiệp định: "TPP sẽ thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta, hạ thấp các rào cản đối với thương mại và đầu tư, tăng cường xuất khẩu và tạo thêm việc làm cho người dân của chúng ta". Từ quan điểm này, TPP là một tình huống win-win, trong đó người lao động, các doanh nghiệp, và các quốc gia nói chung sẽ được hưởng lợi.


Tuy nhiên, trái ngược mạnh với sự quả quyết nhiệt tình của Obama, nhiều nhà phê bình xem TPP là lừa đảo và nguy hiểm. Theo lời Lori Wallach của Public Citizen, Hiệp định này là một "Trojan horse" – con ngựa gỗ mang cạm bẫy được ngụy trang khéo léo như một món quà, mà thực tế sẽ phục vụ lợi ích của số ít các tập đoàn đa quốc gia và các nhánh hành pháp chứ không phải là công chúng.


Theo quan điểm phê phán này, xu hướng TPP phá hoại nền dân chủ và chủ quyền quốc gia là do hai yếu tố: quá trình mà qua đó nó đang được thiết kế, và kết quả có thể có được của các cuộc đàm phán.


Trước tiên, hãy nhìn quá trình:


Trong nền dân chủ, các quy tắc ràng buộc có được tính hợp pháp thông qua một quá trình thương lượng tập thể và thỏa hiệp - một cách để cân bằng quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong một quốc gia. Để có được điều đó, các công dân và các nhà lập pháp cần phải biết nội dung của luật lệ đang được thảo luận.


Trong TPP, điều hoàn toàn ngược lại là thật. Rất ít thông tin chi tiết được làm sáng tỏ cho công chúng, hoặc thậm chí cho Quốc hội, để họ có thể thảo luận về ưu/nhược điểm của điều ước quốc tế. Phần lớn những gì người ta biết chỉ xuất hiện qua rò rỉ.

Mức độ bí mật không phải luôn luôn là tiêu chuẩn. Gần đây nhất là thời TT Bush, các thỏa thuận được đối xử minh bạch hơn. Ví dụ, các chính phủ tham gia vào các cuộc đàm phán Khu vực Thương mại Tự do châu Mỹ (FTAA) - ​​phần mở rộng đề xuất của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) trải rộng khắp Tây bán cầu – đã phát hành bản dự thảo hiệp định, mặc dù có một số phần bị giữ lại.


Không phải ngẫu nhiên, sau khi hội nghị thượng đỉnh xã hội dân sự và các cuộc biểu tình quân chúng lớn lan truyền phản đối rộng rãi, các bên đã kết thúc nỗ lực của họ để hình thành FTAA năm 2004. Ngược lại, và mặc dù đã cam kết minh bạch trong chính phủ, chính quyền Obama cho đến nay đã hành xử trái ngược với tiết lộ dự thảo TPP.


Trong khi một số ít các công đoàn lao động và các tổ chức NGO có vẻ một số can dự vào quá trình đàm phán này, các nhà phê bình lưu ý rằng nhiều bên có liên quan đã bị đóng cửa ở ngoài. Như nhà kinh tế học nổi tiếng Joseph Stiglitz và Dean Baker cho rằng, chủ yếu là các nhánh hành pháp và một số tập đoàn lớn có đặc quyền được tham gia vào quá trình đàm phán này, và do đó có khả năng hình thành các điều ước quốc tế phù hợp với quyền lợi hẹp hòi ích kỷ của họ.

Và trở ngại công khai tư liệu có thể đi xa hơn nữa. Tại Mỹ, Quốc hội phải chấp nhận mọi thỏa thuận mà các nhánh hành pháp đàm phán. Tuy nhiên, chính quyền Obama đang tìm cách để có được phê chuẩn TPP bằng quyền thương mại "theo đuối nhanh - fast-track trade", mà theo đó sẽ cho phép hạn chế thời gian tranh luận và không được quyền sửa đổi.


TPP không thực sự là thương mại


Vậy thì cái gì là không giống về hiệp định này đang được đàm phán kín?


Cái hiệp định thương mại TPP hiện nay thực sự có rất ít thứ để làm với thương mại. Thay vào đó, TPP có thể sẽ có tác động lớn nhất về các quy định và tiêu chuẩn nội địa. Trong khi các chi tiết vẫn còn chưa rõ ràng, các nước có thể sẽ phải đối mặt với áp lực gia tăng để đảo ngược quy định an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường, tự do Internet, và thậm chí các quy định tài chính đã ban hành gần đây.

Và những gì sẽ xảy ra nếu một quốc gia từ chối tuân thủ? Các nhà đầu tư tư nhân có thể kiện chính phủ nếu, ví dụ, họ tin rằng các quy định về môi trường làm giảm lợi nhuận tương lai dự kiến ​​của họ - ngay cả khi những quy định đã được ban hành một cách dân chủ và áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp trong nước.


Những kiện tụng này sẽ được quyết định bởi tòa án quốc tế không được bầu và không có trách nhiệm với công dân của bất kỳ quốc gia nào.

Với tất cả điều này trong tâm trí, trở nên rõ ràng rằng cái gọi là TPP – hiệp định "thương mại tự do" đối nghịch nghiêm trọng với dân chủ và chủ quyền quốc gia.


Dani Rodrik, cựu giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại Đại học Harvard, gọi sự căng thẳng vốn có giữa nền dân chủ - chủ quyền quốc gia - toàn cầu hóa kinh tế cấp tiến là "nghịch lý toàn cầu hóa". Ông cho rằng không thể duy trì ba yếu tố cùng một lúc - chỉ có hai có thể tồn tại cùng một lúc. Do đó ông lập luận rằng chúng ta phải hạn chế tự do hóa kinh tế cực độ và hạn chế bãi bỏ quy định (là những gì ông gọi "siêu toàn cầu hóa") để duy trì dân chủ và chủ quyền.


Cho đến nay, không có đường hướng nào tỏ ra là như Obama đã nói: "TPP có tiềm năng trở thành một mô hình không chỉ đối với khu vực châu Á Thái bình dương mà còn đối với các hiệp định thương mại trong tương lai". Chúng tôi đã có 20 năm kinh nghiệm tồi tệ với NAFTA để đi theo. Trong khi đó, EU và Mỹ cũng đang đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Đại Tây Dương - TAFTA (Trans-Atlantic Free Trade Agreement)– hay còn gọi là TTIP - Quan hệ Đầu tư Thương mại xuyên Đại tây dương (Transatlantic Trade and Investment Partnership), trong đó có những quy định tương tự.


Vì vậy, nó sẽ là cái gì: quyền của chúng ta để kiểm soát các quyết định có ảnh hưởng đến chúng ta? Hay quyền lợi của các tập đoàn và các nhánh hành pháp để đưa ra các quyết định vụng trộm làm suy yếu sự kiểm soát và cân bằng? Nếu chúng ta không thực hiện lựa chọn, nó sẽ chọn cho chúng ta.


Nguồn tư liệu chính là của Moritz Laurer

The free-trade regime: Oligarchy in action 

https://www.google.com/search?q=The+free-trade+regime%3A+Oligarchy+in+action

Dịch chuyển mới của kinh tế thế giới!

Thực sự là chưa biết đặt tên bài viết này là gì. Sẽ không nói đến khủng hoảng Mỹ hay EU nữa, nhưng đúng là các quyền lực kinh tế thế giới đang có những động thái dịch chuyển. Thực sự là có rất nhiều điều thú vị để tìm hiểu. Sau đây là các ý kiến thu thập được từ một số nguồn Nga:

Trước hết, là những dấu hiệu ông chủ của nước Mỹ - Zionist đang bỏ rơi Mỹ!

Có rất nhiều dấu hiệu gã nô tài Mỹ không làm ông chủ tài phiệt Zionist hài lòng. Chỉ cần nhìn cái cách Obama và Kerry nhục nhã mất mặt trong vụ khủng hoảng Ukraina là đủ rõ. Đã không còn sự phối hợp nhịp nhàng giữa truyền thông của tài phiệt Mỹ, phương Tây và chính quyền Mỹ, thậm chí qua media, người ta thấy rõ sự cô lập, đơn độc của Mỹ: những kẻ nắm quyền bính nhưng cùng khổ bất hạnh: ngoại trưởng Condoleezza Rice, John Kerry, bt QP Chuck Hagel và cả Obama.

Như mọi khi, gã nô tài thất bại sẽ bị chủ trừng phạt. Đức quốc xã thua bị tấn công từ phía Tây, Nhật bản thua ở Viễn Đông bị Mỹ tuyên chiến. Nhưng trừng phạt như thế nào trong trường hợp này, khi ngay cả vị trí thống trị thế giới của Zionist cũng đang lung lay hơn bao giờ hết.

Toán học cân bằng quyền lực thế giới hiện nay không thể bàn cãi đang nghiên về liên minh BRICS. BRICS hiện kiểm soát 90% dân số thế giới và 68% GDP, theo số liệu WB và các dữ liệu khác.

Châu Âu bây giờ gia nhập BRICS, chính quyền Do Thái Zionist Mỹ không có lựa chọn nào khác là phải đầu hàng.

Lý do chính của việc chậm trễ lâu đưa ra công bố về những gì đến tiếp theo là thiếu sự đồng thuận về cái gì sẽ thay thế mạng lưới kiểm soát cũ.

Đang có các cuộc thảo luận sâu về điều này diễn ra và đây là những gì đang được nói đến từ các bên khác nhau.

Trước hết, nhóm G7 ​​cũ có một động thái lớn để cố gắng thay thế đồng đô la Mỹ bằng SDR, một rổ qui ước gồm đồng đô la Mỹ, bảng Anh, Euro và Yên Nhật. Động thái này đến dưới hình thức một thông báo từ IMF rằng nó sẽ cho Ukraina vay 10,976 tỷ SDR (17 tỷ USD).

Thông báo này được đặt ra trước rất nhiều cảm giác hay ho về sự thay thế khác nhau mà người ta dự đoán là một sự "định giá lại". Hóa ra đây chỉ đơn giản là một động thái bất ngờ tăng phần SDR lên 800% và biến SDR thành đồng tiền thế giới mới bằng cách bắt đầu với Ukraina. Nhưng động thái này là một thất bại. Các quốc gia ủng hộ giá trị SDR chỉ có 10% dân số thế giới và 32% GDP.

Các dữ liệu cho điều này xuất phát từ một nghiên cứu của WB về GDP các nước khác nhau dựa trên sức mua tương đương (PPP - Purchasing Power Parity), được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà kinh tế như là một cách chính xác hơn để đo lường qui mô thực của một nền kinh tế.

Hơn nữa, IMF vẫn là một tổ chức băng đảng có quyền biểu quyết nghiêng về các nước bị tài phiệt Do Thái kiểm soát. Mỹ, ví dụ, chiếm 16,7% quyền biểu quyết của IMF (đủ để Mỹ có quyền phủ quyết), còn TQ chỉ có 3,6% mặc dù các số liệu mới nhất của WB cho thấy nền kinh tế Trung Quốc hiện nay là lớn hơn so với Mỹ. Mọi yêu cầu cải cách IMF đến từ các quốc gia đang phát triển TQ, Nga, Ấn Độ… đều rơi vào im lặng hay chỉ đưa đến những thay đổi không đáng kể.

IMF có một hồ sơ dấu tích tối tăm cưỡng bức các quốc gia đến bần cùng hóa và biến các nguồn tài nguyên của họ thành của các tập đoàn quốc tế. Nói thẳng ra, khi IMF thông báo rằng họ sẽ cho Ukraina vay $17 tỷ, thì điều đó thực sự có nghĩa là: "Chúng tao sẽ biến một số đầu sỏ chính trị Ukraina thành giàu có bẩn thỉu để đổi lấy quyền cướp đoạt Ukraina."


Không cần phải nói sự khởi đầu trò chơi gần đây nhất này đã thất bại. Cái SDR của IMF này sẽ không bao giờ thấy có tương lai. Các vùng phía Đông Ukraina hiện nay đã bỏ phiếu độc lập khỏi chế độ Quốc xã/Lính đánh thuê Academi của Kiev và chỉ là vấn đề thời gian trước khi họ trở thành một bộ phận của Nga.

Vì vậy, những gì mà chế độ Đức Quốc xã/Zionists này bây giờ nói về thất bại lịch sử của họ ở Ukraine? Họ đang đe dọa sử dụng "vũ khí dầu mỏ" để chống lại Nga.

Thứ "vũ khí dầu mỏ" này hóa ra, là đe dọa ép giá dầu thế giới xuống để triệt tiêu nguồn thu nhập của Nga bằng cách bán dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ. Đó là sự lừa bịp của một kẻ thua cuộc tuyệt vọng. Nguồn dự trữ dầu này chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của thế giới trong có 8 ngày, thực sự là chỉ 8 ngày chứ không phải 8 tuần hay 8 tháng. Không phải là băng đảng này cho rằng mình đang kiểm soát DẦU MỎ-ĐÔ LA bởi vì chúng kiểm soát nguồn cung dầu mỏ thế giới hay sao? Dường như là không còn kiểm soát được nữa bởi vì, những gì mà sự đe dọa này thực sự có nghĩa là không có nước sản xuất dầu nào đồng ý đi cùng kế hoạch của George Soros/Obama làm phá sản Nga bằng cách buộc giá dầu xuống thấp. Vì vậy, tài phiệt quốc xã đang cu rút lại nhỏ bé trong các nhà băng heo con của bọn chúng.

Băng đảng tài phiệt quốc tế này lại bị Putin đánh bại thêm một lần nữa, và bây giờ là lúc để bắt đầu một hệ thống tài chính mới. Các quốc gia BRICS không vội vàng để xây dựng ngay sự thay thế của họ, vì thời gian đang đứng về phía họ. Họ nhìn chế độ nô tài Mỹ như con sư tử oai phong một thời đang chết và biết rằng thay vì cố gắng để chiến đấu với nó, thì tốt hơn là chờ đợi tạo hóa tự nhiên tự diễn ra. Như họ làm, BRICS đang âm thầm xây dựng thể chế mới để điền vào các khoảng trống sẽ được tạo ra bởi sự sụp đổ của cấu trúc tài chính băng đảng tài phiệt quốc tế.

Nguồn tin chính phủ Trung Quốc nói rằng có một cái gì đó lớn lao đang diễn ra ở Trung Quốc và Hàn Quốc liên quan đến hệ thống tài chính nhưng nó vẫn không rõ ràng là cái gì. Họ nói rằng mặc dù Hàn Quốc vẫn đang tích cực vận động hành lang để giúp đỡ một số phe phái Mỹ có tiền mặt trả cho trái phiếu lịch sử. Chắc là sẽ không lâu nữa sẽ có thêm chi tiết từ Bắc Kinh. Nửa nô tài xứ Hàn ôm chân chủ Mỹ là vậy, nửa khác đang cố gắng đoạn tuyệt với đám ăn bám hút máu mủ để vươn lên. Nếu họ trỗi dậy thành công, sẽ thấy những thay đổi lớn lao và lại thêm một thất bại nữa của băng đảng tài phiệt.

Trong khi đó, nếu như Mỹ có thể phục hồi trở lại từ thất bại gây ra bởi băng đảng tài phiệt, chỉ còn cách quân đội và các tổ chức thuần Mỹ phải hành động nhanh chóng để lật đổ chế độ nô tài tài phiệt quốc tế đã hoàn toàn chiếm quyền bằng vụ tấn công cờ giả 911.

Gần đây, có nhiều e-mail hàng ngày từ nguồn tổ chức và Lầu năm góc nói rằng các vụ bắt giữ đã bắt đầu". Tuy nhiên, đã có rất nhiều cảnh báo sai lạc và những lời hứa không thực hiện, chưa thể có hy vọng gì cho đến khi nhìn thấy điều đó thực sự diễn ra, các e-mail sẽ được hiểu như là mơ tưởng. Giống như bất kỳ bong bóng nào, có thể chắc chắn cái bong bóng bị tài phiệt kiểm soát và thổi căng phồng sẽ vỡ, nhưng không thể dự đoán chính xác khi nào sẽ xảy ra. Điểm mấu chốt là mọi thứ sẽ chỉ tồi tệ hơn với Mỹ cho đến khi nào người Mỹ nhận ra và quốc hữu Cục dự trữ liên bang - FED.


Trong khi đó, BRICS và các lực lượng tiến bộ đã đặt kế hoạch cho một sự chuyển tiếp hòa bình vì một thế giới tốt hơn. Cũng đã có những kêu gọi hủy bỏ mọi khoản nợ tư nhân và nợ công, có sự phân chia lại tài sản và cải tạo các tổ chức thế giới tiếp theo một chiến dịch lớn để chấm dứt đói nghèo và ngăn chặn sự phá hoại môi trường bởi thói tham lam của chủ nghĩa tư bản.


Tài phiệt Mỹ đứng đầu mọi cuộc chiến tranh!

Nước Mỹ non trẻ hơn 200 năm tuổi nhưng tham gia hơn 300 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Nhiều chuyên gia cho rằng, chiến tranh là để làm giàu cho lái súng Mỹ. Họ nhầm lẫn nặng, chiến tranh là để làm giàu cho tài phiệt nhà băng Mỹ nhiều nhất.

Giới tài phiệt ngân hàng, khẳng định ảnh hưởng của họ trong các ngành công nghiệp bằng cách cung cấp dòng tín dụng cần thiết để sản xuất trong/ngoài nước, dân sự/quân sự. Trong trường hợp bán hàng quân sự, các chính phủ khác nhau mua thì phải trả trước/đặt cọc tại các ngân hàng bảo lãnh cho thương vụ. Các hãng định giá thì trông chờ vào sự hợp tác với các công ty sản xuất để cung cấp một dòng cam kết bảo lãnh quan trọng về tín dụng, và cân nhắc nó khi lượng giá vấn đề rủi ro của công ty. Lãi suất tín dụng lớn làm cho các công ty sản xuất thu được lợi nhuận thấp (nôm na là phải trả lãi quá nhiều) khi phải vay mượn tiền từ các tổ chức tài chính. 

Ngoài ra các tổ chức tài chính còn cung cấp dịch vụ tư vấn/cố vấn cho bộ phận tài chính các công ty công nghiệp để làm sao họ có thể tạo cán cân thu chi cho có hiệu quả nhất, làm sao để đầu tư tiền, tài sản của họ cho sinh lợi và cung cấp cho họ hiểu biết về việc mua bán, sát nhập, loại bỏ, liên doanh với các công ty khác, về rủi ro đầu tư mạo hiểm, về ngoại hối, và tạo điều kiện tiếp cận với thị trường vốn khi công ty muốn phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Các nhà băng cũng quản lý phần tài sản trả lương của các công ty và rốt cục là tất cả các nguồn tài chính cần thiết để hoàn thành dự án/công trình của các công ty. Điều hiển nhiên là các dịch vụ này không phải là miễn phí. 

Kẻ lớn nhất trong thị trường vũ khí là Boeing, không chỉ chế tạo máy bay dân sự, máy bay quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa, thông tin liên lạc vũ trụ, mà còn có các nhà băng đỡ đầu mà nhờ đó có thể cung cấp cho các khách hàng các giao dịch thương mại/tài chính của nó. Hơn 30 ngân hàng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương đã nhận và gửi dịch vụ của họ cho Boeing. 

Northrop Grumman, làm ăn hoàn toàn trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng, nó được các ngân hàng sau cung cấp tài chính: Bank of America, JP Morgan Chase, Deutsche Bank (đứng thứ 27), Credit Suisse First Boston (đứng thứ 31), Lehman Brothers Holding (đứng thứ 83) và những nhà băng khác. 

Lockheed Martin, nhờ nhiều mối quan hệ có ảnh hưởng với chính phủ, nên là nhà thầu số 1 của các hợp đồng quốc phòng, Lockheed chế tạo F-16 và các loại máy bay chiến đấu, tên lửa Patriot, vệ tinh và một mảng các hệ thống khác. Một trong những kẻ bảo lãnh và là đại diện thân thuộc của Lockheed Martin: JP Morgan Chase. Morgan cung cấp bảo lãnh, bảo hiểm tài sản của nó ra khắp thế giới. 

Công ty Raytheon, một nhà sản xuất quân sự lớn khác được giúp đỡ bởi Citigroup, Bank of America, Credit Suisse First Boston, và JP Morgan Chase. 

General Dynamics, sản xuất xe bọc thép Stryker, xe tăng M1 Abrams và gần đây là MRAP (Mine Resistant Ambush Protected), nhận dịch vụ chủ yếu từ Bank of America và JP Morgan Chase. 

Giá trung bình của 1 máy bay chiến đấu trên thị trường là khoảng $80 triệu, ví dụ giá sản xuất F-35 (JSF) do Lockheed Martin chế tạo khoảng $50 triệu. Giá của Stryker khoảng $2 triệu. Giá xe tăng Abrams khoảng $4,3 triệu. Giá MRAP khoảng $2 triệu và cuối cùng giá 1 quả tên lửa Patriot khoảng $2 triệu. 

Đó là lý do tại sao chẳng hạn, Lockheed Martin, báo cáo dự kiến sẽ tăng 34% lợi nhuận quý II 2007, bởi Lockheed có thu nhập cao hơn từ máy bay chiến đấu và hệ thống điện tử, trong khi chỉ trả lương thấp hơn (International Business Times 2007). Thu nhập cả năm của Lockheed sẽ là $41,1 tỷ, nhờ chiến tranh Afghan, Iraq và những cuộc xung đột khắp thế giới. Và như Washington Post cho biết, còn bao nhiêu những công ty vũ khí khác khác thu lời từ những xác chết trên chiến trường. “General Dynamics tìm thấy lợi nhuận trên chiến trường” (2006).

Tướng Smedley Butler (1881 - 1940), marine nhiều công danh nhất trong lịch sử nước Mỹ, đã một lần đã viết rằng, chiến tranh là cái máy phản lực: "Lợi nhuận làm ăn thông thường ở Mỹ là 6, 8, 10 và đôi khi 20%. Nhưng trong chiến tranh lợi nhuận-ah! Đó là vấn đề khác, 20, 60, 100 và thậm chí cả 1800%. Khi một công ty sản xuất dân sự chuyển sang sản xuất quân sự, lợi nhuận của nó lên như pháo thăng thiên."


Không hẳn là chiến tranh, ví dụ chống khủng bố cũng đem đến lợi nhuận lớn cho những công ty này. Để lấy làm ví dụ, người ta đọc được qua tin tức, Lockheed Martin - nhà tài trợ chính của cuộc đảo chính Chile năm 1973 - được Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa tệ nạn (CDC-Disease Control and Prevention) chọn tiếp tục cung cấp hàng hỗ trợ cho Chi nhánh văn phòng phối hợp sẵn sàng chống khủng bố và phản ứng nhanh. Chỉ riêng phần thưởng này, 5 năm hợp đồng ước lượng giá đã là $135 triệu.


Gắn bó khăng khít với chiến tranh Iraq, là công ty Halliburton của ông phó diều hâu Cheney (xếp hạng 291) hay còn gọi là quí ngài điều hành “Biệt đội thần chết”, có tài sản $16,82 tỷ, được quyền tham gia vào việc thăm dò/sản xuất dầu khí và tái thiết Iraq sau khi chiếm đóng. Halliburton có quan hệ chặt chẽ với Hoàng gia Saudi và được bảo trợ bởi JP Morgan Chase, HSBC Mỹ, Bank USA, Royal Bank of Scotland và Citigroup như là đại diện quản trị. Citigroup điều hành ngân hàng Saudi-American (SAMBA) cho đến năm 2003, và ngầm điều khiển nó sau khi xâm lược Iraq. Thủ tướng Pakistan, Shaukat Aziz - được Tổng thống Musharraf bổ nhiệm - là giám đốc quản lý của SAMBA trong những năm 90. Đứng đầu cả Saudi Arabia và Pakistan trong việc thu lời từ cuộc chiến Iraq. 

Shaw Group là nhà cung cấp các hệ thống ống dẫn, kỹ thuật và dịch vụ xây dựng ở Iraq. Kết hợp với công ty quốc tế được bảo trợ này là Bank of America, JP Morgan Chase, Ngân hàng Hoàng gia Canada (thứ 77) và Ngân hàng Nova Scotia, Canada (hạng 127). 

Bechtel là một công ty kỹ thuật và xây dựng khổng lồ hoạt động tại Iraq, và được đỡ đầu chủ yếu là từ Bank of America và Export-Import Bank. Công ty này đã có và có quan hệ chặt chẽ với các chính quyền Mỹ khác nhau - cả cộng hòa và dân chủ - và cũng với gia đình hoàng gia Saudi. Riley Bechtel, chủ sở hữu chính của nó đã bổ nhiệm G. W. Bush làm cố vấn. 

Để chuẩn bị các cấp độ khác nhau cho chính phủ và công chúng trước các cuộc chiến tranh - tại Afghanistan và Iraq - những hãng quốc tế khổng lồ này sử dụng các Thùng ý tưởng (think-tanks) như Hội đồng Quan hệ đối ngoại, và trả rất nhiều tiền. Cũng như vậy, thường xảy ra là các quan chức nhận hối lộ và công chúng bị ném bom những bịa đặt dối trá hay giả mạo về nguy cơ gì đó qua các phương tiện truyền thông. 

Để tăng cường mối liên hệ giữa chính phủ, vốn đầu tư tài chính và cánh công nghiệp, trao đổi những kinh nghiệm và thủ đoạn giữa chúng với nhau, các quan chức cấp cao, các viên quản trị và điều hành được luân chuyển lên xuống liên tục từ các ngân hàng đến các ghế trong chính phủ đến các công ty và ngược lại. Ví dụ, 2 viên quản trị chính điều hành Bechtel sang làm ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng trong chính quyền Reagan. George Schultz, cựu chủ tịch Bechtel, cựu ngoại trưởng Mỹ là một kẻ ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến chống Iraq và cũng như thế, Dick Cheney “rời” Halliburton để làm phó tổng thống trong chính quyền G. W. Bush. Ví dụ khác, tháng 2-2001, Northrop thông báo rằng Lewis W. Coleman, cựu Chủ tịch chứng khoán LLC - Bank of America, trở thành thành viên của ban giám đốc Northrop. 

Và để nhấn mạnh giới tài phiệt đã làm thế nào để điều khiển chính phủ, ở đây chúng ta đã đề cập đến những gã tài chính khổng lồ như Citigroup – kẻ có số lớn tài sản đến từ vụ cướp bóc Ngân hàng TW Haiti - JP Morgan Chase và HSBC Holdings, kiểm soát Federal Reserve Cartel qua cổ phần của ngân hàng. 

Trong khi cuộc sống bình thường của dân chúng căng thẳng bởi tất cả các loại thuế, thì đặc biệt là những công ty khổng lồ này lại được giảm thuế lớn. Tham nhũng đã trở thành không thể kiềm chế được trong tất cả các lĩnh vực và ở mọi cấp độ của xã hội. Ví dụ trong việc buôn bán vũ khí quốc tế, khoảng $2,5 tỷ được chi trả như hối lộ. Vốn tài chính để mở mang đầu tư ra các thị trường mới bằng cách hối lộ lớn, nếu không phải bằng vũ lực tàn bạo. 

Trước đây, chính phủ Mỹ thông báo rằng họ sẽ cho phép bán khoảng $60 tỷ vũ khí cho Israel, Ai Cập, Ả Rập Saudi và vùng Vịnh với cái cớ mối đe dọa Iran, (ABC News). Trong cùng ngày đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Hợp Quốc đã cáo buộc Saudi Arabia và đồng minh Mỹ trong khu vực, phá hoại nỗ lực kiềm chế bạo lực ở Iraq. Nói cách khác, điều quan trọng là kiếm tiền lớn và lớn hơn nữa từ lợi nhuận buôn bán vũ khí ngọt ngào, không có vấn đề gì với cuộc sống đắng cay của hàng triệu người Iraq và hàng ngàn người Mỹ đang sa lầy trong cuộc chiến Iraq. 

Có câu hỏi: những đồng tiền này đến từ đâu? Câu trả lời là - ngoại trừ trong trường hợp của Israel - những đồng tiền này đến từ việc bán rẻ tài nguyên thiên nhiên của các nước lạc hậu và vay mượn với lãi suất cao từ cùng các ngân hàng quốc tế, mà không bao giờ có thể trả được, vì tiền lãi ngày càng chồng chất lên tiền lãi. Và trong chủ đề ngân sách chính phủ Mỹ, đó là tiền của người nộp thuế mà thay vì được sử dụng cho các phúc lợi xã hội lại bị đem ra phục vụ cái mồm ngày càng tham lam của con quái vật chiến tranh. Khoảng 41% hay hơn ngân sách chính phủ Mỹ hàng năm, $650 tỷ đến với các cuộc chiến tranh. 

Mối liên hệ giữa vốn đầu tư tài chính, chính phủ, và cánh công nghiệp tác động to lớn về mọi mặt đến xã hội và thiên nhiên. Chúng kéo xã hội đến bản năng động vật của chúng. Chúng phá hủy một quốc gia và cho vay tiền để xây dựng lại nó, một lần nữa phá hủy nó và lại xây dựng lại nó - thậm chí là trên giấy – tất cả chỉ để đạt được lợi nhuận sau lợi nhuận, vớ bẫm nhiều chiều, và quan trọng nhất là qua việc tăng cổ phần nắm giữ của chúng bằng cách thao túng cung-cầu của những hàng hóa đặc biệt như dầu mỏ. 

Một lần nữa trong trường hợp của Iraq, "Bộ trưởng Iraq sẽ có thể vay hàng tỷ đô la để mua nhiều trang thiết bị cần thiết từ các nhà cung cấp nước ngoài, nhưng chỉ được bằng cách thế chấp doanh thu dầu mỏ quốc gia qua ngân hàng được quản lý bởi 1 ngân hàng New York của nhà băng đa quốc gia JP Morgan Chase. (CorpWatch) 

Để đi đến kết luận, mối liên hệ giữa vốn đầu tư tài chính, chính phủ và giới công nghiệp có thể mô tả dưới tên TỔ HỢP TÀI CHÍNH-CÔNG NGHIỆP. Nhưng thuật ngữ này không phản ánh toàn bộ các khía cạnh của liên minh làm ăn này, bởi vì giới công nghiệp và chính phủ Mỹ, chính họ bị kiểm soát bởi các nguồn vốn tài chính hay giới tài phiệt. 

nguồn tham khảo từ Báo Anh: timesonline.co.uk

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...