Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Chúng ta có WW-II, “cảm ơn” Anh Quốc, cảm ơn Stalin

Chúng ta có WW-II, “cảm ơn” Anh Quốc. Chúng ta có mặt trận xa hơn hàng trăm km – cảm ơn Stalin.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Ông Sergey Mironenko nói về nhầm lẫn chiến lược đáng sợ của lãnh đạo Xô Viết những ngày đầu chiến tranh, về cái gọi "Hiệp ước Molotov-Ribbentrop" là sai lầm to lớn khi Liên Xô đã "dàn hòa" với Hitler. Khi đ cập đến Hồi ký Khrushchev và các tài liệu mà trong đó có Rosarkhiv (Cơ quan lưu trữ LB Nga).

Bài trao đổi với ông Yury Zhukov, chuyên gia của Nakanune.Ru, tiến sĩ khoa học sử, lãnh đạo nghiên cứu Viện lịch sử Nga RAN;


Câu hỏi: Ông Yury Nikolaevich, hãy bắt đầu với chủ đ Hiệp ước Molotov-Ribbentrop mà giám đốc Lưu trữ nhà nước Sergey Mironenko gọi là sai lầm bởi vì LIên Xô khi đó, được cho là, đã củng cố cho kẻ thù của mình, bán nhiên liệu, sản phẩm nông nghiệp. Ông có thể nói gì về điều này?

Yury Zhukov: Mironenko – nhìn chung là người tốt, nhưng ông ta không tìm cái gì mới, ông ta lặp lại những gì phương Tây nói cho chúng ta 30-40 năm trước. Trong những tuyên bố này chẳng có gì mới, và điều này là bịa đặt. Vấn đề là ở chỗ chúng ta luôn luôn nói ký kết thỏa thuận không xâm lược với Đức mà gọi là “Hiệp ước Molotov-Ribbentrop", trong khi quên rằng phương Tây đã buộc chúng ta phải làm điều này.

Câu hỏi: Ông có thể đề cập cặn kẽ về điều này?

Yury Zhukov: Để tôi giải thích: Chúng ta năm 1935 đã ký kết với Pháp và Czechoslovakia cùng đáp trả chung Đức xâm lược chống lại bất cứ ai trong số 3 thành viên tham gia ký kết. Điều này cho chúng ta 1 cái gì đó, dù không lớn, nhưng là 1 sự đảm bảo là chúng ta sẽ không chiến tranh với Đức một mình. Thật không may, Paris đã tự phản bội mình. Đầu tiên, tháng 3 năm 1938, cả London và Paris đã hoàn toàn không có phản ứng đáp trả liên minh Áo, điều bị ngăn cấm bởi 2 thỏa thuận năm 1919: Versailles với Đức và với Áo là Saint-Zhermensky. Liên minh này bị ngăn cấm 1 cách dứt khoát, việc tái hợp 2 nhà nước Đức và với các quốc gia khác là không thể. Nhưng cả Anh và Pháp là nhà bảo trợ cho những thỏa thuận này. Họ đã không có phản ứng nào đối với bước xâm lược từ phía Đức đánh chiếm Áo.

Câu hỏi: Ở đây, có lẽ, phải nhớ về sự phân chia Czechoslovakia?




Yury Zhukov: Vâng, tháng 9 cũng năm 1938, ông Ttg Anh Nevill Chamberlain và Ttg Pháp Pierre Laval đã cùng với Hitler và Mussolini ký kết Hiệp ước Munich mà theo đó Czechoslovakia thực sự đã bị chuyển giao vào tay Đức. Vấn đề là ở chỗ Hitler theo Hiệp ước Munich đã thâu tóm vùng Sudetsky, nơi tập trung sức mạnh của Czechoslovakia. Phần còn lại trong tay Prague – Hitler có thể đã không bao giờ tiến vào được Czechoslovakia. Sự nhỏ mọn này - London và Paris đã không đáp trả khi Hitler một lần nữa vi phạm cam kết, chiếm toàn bộ CH Czech và Moravia, còn Slovakia tuyên bố nhà nước độc lập.

Bất chấp điều này, chúng ta tiếp tục cố gắng khôi phục chiến lược phòng thủ chung với Paris và London. Mặc dù thực tế tháng 4, 1939 Đức chiếm Klaipeda thuộc vùng Memelskaya, và Warsaw bị đe dọa mất cả Lithuania và Kaunas– thủ đô Lithuania lúc đó – bị sức ép công nhận hợp nhất với Ba Lan vùng Vilensky. Đó là bước đi trực tiếp của Đức và các chư hầu Hungary, Ba lan của họ để cùng tham gia xé Czechoslovakia.

Bất chấp tất cả điều này, hiểu rằng chiến tranh có thể bắt đầu sớm, Liên Xô đã đề nghị London và Paris cử đại diện đến Mat-xcơ-va để ký kết Hiệp định mới 3 bên cùng đáp trả chung sự xâm lược của Đức nếu sẽ đến. Cái gì đã xảy ra? Trong tháng 7 các đại diện này rời London và Paris bằng tàu thủy hơi nước (!) và khi xuất hiện, họ tỏ ra đã bị tước mọi quyền để ký kết – họ chỉ có thể nói, bàn cãi, nhưng không thể ký gì hết. Và đây là, xin lỗi, 1 tháng rưỡi trước khi bắt đầu WW-II.

Câu hỏi: Đó là, hiểu rằng, tất cả các bước đi của phương Tây hướng đến cởi trói chiến tranh, chúng ta đã buộc phải ký kết thỏa thuận này để dù sao cũng tự bảo vệ mình?

Yury Zhukov: Vâng, các sự kiện này cũng đã buộc Liên Xô để không bị bỏ lại đơn độc một mình với sự xâm lăng của Đức, đã ký Hiệp ước không xâm lược. Trước hết, chính London và Paris đã buộc chúng ta phải có hành động của mình, trên tất cả, họ cũng đi ký kết Hiệp ước Munich với Đức.

Thứ 2 – Mironenko nói chúng ta gửi cho Đức những nguyên liệu khác nhau – ông ta quên nói trao đổi hàng hóa là cả 2 phía: không chỉ có chúng ta bán cho Đức quặng và ngũ cốc, mà lúc đó cả Mỹ trên thực tế cũng làm như thế với Đức cho đến cuối 1941. Nhưng chúng ta nhận từ Đức những thứ chúng ta cần. Tôi xin nêu 1 ví dụ đơn giản nhất: mọi phim thời sự cho đến cuối mùa thu 1941, chúng ta, điện ảnh Xô Viết, chiếu 1 cách rõ ràng những khẩu pháo phòng không của chúng ta đã bảo vệ bầu trời như thế nào. Thứ như thế – vũ khí này được mua bởi chúng ta từ nước Czechoslovakia độc lập, nhưng chúng ta đã không nhận được chúng khi Đức xâm chiếm CH Czech, chiếm giữ các nhà máy Shkodovsky, nơi sản xuất pháo. Và thế là chúng ta buộc phải bán ngũ cốc và quặng để mua vũ khí này lúc đó, chúng đã giúp chúng ta rất nhiều.


Câu hỏi: Trên thực tế, đó là chúng ta không làm cho quân đội Đức mạnh lên, và ngược lại – Đức đã cung cấp trao đổi cho chúng ta những vũ khí khác nhau cần thiết cho chúng ta?

Yury Zhukov: Rất nhiều thứ chúng ta nhận từ Đức hữu dụng trong chiến tranh. Người Đức bán chúng cho chúng ta, họ nghĩ là chúng ta không bao giờ có khả năng sử dụng tất cả chúng khi họ sắp sửa tấn công sớm và sau 2 tháng chúng ta sẽ bị đập tan. Thực sự, người Đức đã tính toán sai – và không phải là 2 tháng mà là qua 4 năm, và cũng không phải là chúng ta, mà là họ đã phải chịu thất bại hoàn toàn. Do đó, ngày nay nhớ lại Hiệp ước không xâm lược 1 lần nữa là cách ngu dốt và thậm chí tội lỗi, vì bởi nó là bước đi bắt buộc của chúng ta, gây ra bởi chính sách thỏa hiệp, dàn hòa của London và Paris trong quan hệ với Đức phát xít.

Câu hỏi: Còn quan điểm ở Mỹ như thế nào?

Yury Zhukov: Nếu như, giao nộp phía Đông, Pháp và Anh muốn an toàn cho mình và không tham gia vào cuộc chiến tranh như thế này, họ muốn xúi bẩy Đức vào Liên Xô, thì Mỹ thời Roosevelt một thời gian dài đứng vị trí biệt lập. Họ không muốn tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào như thế này ở châu Âu và bán hàng hóa chiến lược cho Đức, khi Đức đã thực sự gây chiến với Liên Xô.

Câu hỏi: Còn ông có thể nói về nguyên nhân sát nhập 3 nước Baltic và lãnh thổ Ba Lan vào Liên Xô? Sergey Mironenko gọi đây là sai lầm bởi là các lãnh thổ riêng biệt – họ có thể ngăn cản kẻ thù 1 tuần, thậm chí 2 tuần. Và như thế chúng ta có chung biên giới với Đức. Không có khái niệm thay thế ở đây?

Yury Zhukov: Mironenko lại 1 lần nữa nhầm lẫn. Hoặc là anh ta chơi trò chống lại đất nước mình. Vấn đề là ở chỗ 3 nước Baltic cho đến nay, bởi tất cả chính trị và lịch sử của châu Âu, trong số gồm cả Đức, bị coi là những quốc gia bán phát xít. Chính ở đây, cả ở Estonia, Latvia, và Lithuania – tất cả các đảng phái chính trị đã bị bãi bỏ. Những tên độc tài – Pyats ở Estonia, Smetona ở Lithuania, Ulmanis ở Latvia – trên thực tế đã làm độc tài 20 năm giữa các cuộc chiến tranh. Họ trên thực tế đã sẵn sàng cộng tác với Đức, và không chỉ là chiến tranh với Đức, chỉ là đôi chút yên tĩnh trước khi binh lính Đức lọt vào.

Như với Ba Lan, - xin lỗi, chúng ta có 2 phương án giải quyết vấn đề: đầu tiên – cho phép Đức chiếm đóng lãnh thổ Ba Lan, và điều này có nghĩa là cho phép quân đội chiếm đóng xuất hiện ở gần Minsk, cách đó vài chục kilometers. Hoặc là làm điều như chúng ta đã cần phải làm, nhưng không thể như năm 1919, khi đó Hội đồng Entente (hội đồng thuộc địa của Anh) thiết lập biên giới sắc tộc cho Ba Lan, họ tin là Ba Lan sẽ không muốn tiến xa về phía Đông và đã không đúng. Ở đây chúng ta đi đến chính giới tuyến này của Kerzon thiết lập, tôi nhắc lại, đó là bộ trưởng ngoại giao Anh năm 1919. Tất cả chỉ có thế.

Do đó trái lại – chúng ta đề đạt với phương Tây, trao cho Hồng Quân điều kiện để bảo vệ lãnh thổ đất nước chúng ta trên 1 vài trăm km về phía tây, điều này là như vậy.


Câu hỏi: Nói 1 cách trung thực, nếu như không có bước đi này, thì nói thô rằng, Mat-xcơ-va sẽ bị ném bom ngay lập tức?

Yury Zhukov: Dĩ nhiên, vì thế mà Đức âm thầm tiến vào Lithuania, Latvia và Estonia - và từ Estonia đến Leningrad là bao nhiêu kilometers? Họ sẽ vượt qua đây theo nghĩa đen tất cả chỉ vài ngày. Và thậm chí đến từ phía Minsk, họ sẽ có thuận lợi khi tiến đến đông Mat-xcơ-va. Bất cứ nhà quân sự nào đều giải thích cho anh điều này, đó là vấn đề chiến lược sơ đẳng.

Câu hỏi: Dễ hiểu, chúng ta đã di chuyển biên giới 1 cách đặc biệt, nhưng, tuy thế, người ta thích nói chiến tranh là hết sức bất ngờ đối với Stalin, nhà lãnh đạo Xô Viết.

Yury Zhukov: Không, nó không bất ngờ. Mat-xcơ-va, Kremlin, lãnh đạo hàng đầu đất nước đã biết việc Đức sẽ tấn công chúng ta, kể từ 1924 – ngay khi Hitler viết và công bố "Mein kampf", trong đó ông ta không che giấu mục đích chính – chiến dịch Đông tiến, phá hủy Xô Viết, Bolshevism và Nga. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta bắt đầu công nghiệp hóa chỉ vào năm 1929. Đức đã là đất nước công nghiệp hóa thậm chí trước WW-I, họ đứng vị trí thứ 2 chỉ sau Mỹ về phát triển công nghiệp. Chúng ta đã bắt đầu thiết lập công nghiệp nặng, và dựa vào đó có các nhà máy xe tăng, máy bay và những trang thiết bị khác – chỉ vào năm 1929. Nghĩa là chúng ta đã không có và chỉ mới bắt đầu tạo ra. Cần bắt đầu các tổ hợp luyện kim, chúng sẽ cho chúng ta sắt thép và các sản phẩm. Để trên cơ sở cần thiết đó có những nhà máy xe tăng, và chỉ khi đó chúng ta mới có thể bắt đầu sản xuất thiểt bị quân sự. Những trang bị kỹ thuật này vẫn đang được thiết kế.

Câu hỏi: Còn trang bị mà chúng ta nhận được qua lend-lease?


Yury Zhukov: Bất cứ cựu chiến sĩ xe tăng nào cũng kể được cho anh rằng, xe tăng Anh mà chúng ta nhận qua lend-lease, chúng cháy như gỗ dán, cháy như bao diêm. Còn ở đây T-34, IS, KV được công nhận là 1 trong những xe tăng tốt nhất thế giới. Nhưng để tạo ra chúng cần có thời gian. Bên cạnh đó – không chỉ là những thiết kế cần thiết để tạo ra những chiếc xe tăng này, còn cả máy bay IL, YAK và trang thiết bị khác, cũng cần được bắt đầu sản xuất. Do đó, nền kinh tế của chúng ta chỉ thực sự sẵn sàng cho chiến tranh với những tính toán kỹ thuật đơn giản nhất vào cuối năm 1942. Cho đến khi đó chúng ta mới thực sự sẵn sàng cho chiến tranh 1 cách thực sự.

Còn Hitler thì đã đánh cắp mất của chúng ta 1 năm rưỡi. Không phải là chúng ta không biết, không chuẩn bị hay không muốn, mà bởi vì không thể có được mọi thứ ngay lập tức khi mà Nga Sa Hoàng vẫn còn lạc hậu.

Chúng ta đã không có thời gian, bên cạnh đó, cũng là bởi Churchill đã thúc nhanh sự công kích của Đức vào Liên Xô. Như chúng ta biết, mùa đông 1940-1941 ở Anh có câu chuyện gọi là "Chiến đấu vì nước Anh - Fight for Britain" – Người Đức hàng ngày tổ chức tập kích vào London và các thành phố Anh khác, một phần của chính phủ, chính quyền Churchill đã thực sự sẵn sàng ký kết thỏa thuận hòa bình với Đức. Không muốn điều này, Churchill – tôi nói là hiện nay, bất cứ học sinh Mỹ và Anh nào cũng biết – đã gửi cho Hitler một công hàm, nó do tình báo đối ngoại MI-6 chuấn bị, với đề nghị ký kết hiệp ước hòa bình, nhưng với 1 điều kiện – là Đức phải bắt đầu đánh mạnh vào Liên Xô.

Chính để bàn bạc về đề nghị này của Churchill, tháng 5 năm 1941 tướng Hess đã cất cánh từ Munich. Tất cả đều biết về chuyến bay của Hess. Và mặc dù Hitler chẳng nhận được gì từ Hess, không có tin tức gì mới – ông ta sau tất cả cho rằng khi tấn công Liên Xô, sẽ buộc Churchill theo cách ấy ngừng phòng thủ và ký kết hòa bình với ông ta. Nếu không, có lẽ, chúng ta đã có chiến tranh muộn hơn – vào năm 1942 mà không phải 1941.

Câu hỏi: Và điều này mỗi học sinh Mỹ và Anh đều biết?

Yury Zhukov: Vâng, còn ở đây Mironenko lại chạy theo cái hiểu biết đòi hỏi từ ai đó, không phải là học sinh, mà là từ sinh viên khoa sử của Anh. Và anh ta sau tất cả cũng không phải sinh viên, anh ta là giám đốc Lưu trữ, anh ta buộc phải biết tất cả điều này. Còn nếu như anh ta không biết – thì cũng chẳng cần phải bình phẩm như thể 2 lần 2 bằng năm còn ba nhân ba bằng 15.

Câu hỏi: Ngoài ra, nói về sự bất ngờ của chiến tranh – cách đây không lâu ông BT quốc phòng đã giải mật những tài liệu hiếm có về những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Nội dung của chúng xác thực rằng, bất chấp bị tấn công đột ngột, các bộ phận và các doanh trại Hồng Quân đã có thể nhanh chóng cơ động và cho phép đáp trả xứng đáng vào kẻ thù.

Yury Zhukov: Tất nhiên, trận đánh tăng lớn đầu tiên xảy ra qua 2 ngày sau khi Đức tấn công vào lãnh thổ chúng ta. Nó ở khu vực biên giới Lithuania-Belarus hiện nay.


Câu hỏi: Nhưng câu chuyện "bất ngờ" là như thế nào? Lấy cái gì để cho rằng khi báo cáo trinh sát đến Stalin, ông ấy đã không tin?

Yury Zhukov: Bất ngờ là ngày tháng chính xác, và tất cả xảy ra từ 1 điều tồi tệ: chúng ta có một số trinh sát ngoại tuyến. Và các lãnh đạo của họ sợ bị lâm vào tình thế khó xử, phải chịu trách nhiệm gì đó. Báo cáo của họ đến gửi đến từ các điệp viên ở châu Âu đã không được phân tích, so sánh, kiểm tra và chỉ đơn giản là họ đặt lên bàn Stalin. Như thể ông ấy sẽ tự hiểu và tự ra quyết định sẽ hành động đáp trả như thế nào. Và đã có 1 trò chơi giữa Anh và Đức – thường xuyên đánh lạc hướng: sẽ có chiến tranh, sẽ không có chiến tranh, khi nào sẽ. Anh hiểu cho, đây là điều rất phức tạp, và ông ấy phải giải quyết nó, tại Lubyanka và gần khu Gogolevsky, nơi có các cơ quan tình báo của chúng ta.

Và Stalin không buộc phải biết, báo cáo nào đúng, báo cáo nào sai – ông ấy không thể xử lý điều này, vì đây là việc của tình báo. Và các báo cáo cứ đến – sẽ có chiến tranh, báo cáo tiếp theo – sẽ không có chiến tranh, và nếu như có thì khi nào và liệu có thể không thì đến khi nào. Nhưng nó sẽ đến, chúng ta biết rồi. Không phải tình cờ trước khi Đức tấn công, bộ chính trị đã ngồi họp liên tục.

Câu hỏi: Được thôi, khi đó có một "tranh cãi" khác "tố cáo" rằng lúc Minsk thất thủ, Stalin đã hoàn toàn tuyệt vọng: "Có nhà báo đến thăm văn phòng của Stalin ở điện Kremlin, ở đó họ nhớ cả ngày không có lãnh đạo ở Kremlin, ngày hôm sau cũng không, đó là 28 tháng 6…”

Yury Zhukov: Chẳng có gì giống thế! Anh có thể đến phố "Leninka" mua quyển sách này – Nhật ký thăm viếng văn phòng Stalin ở Kremlin – nó mới xuất bản cách đây vài năm, và anh sẽ thấy chỉ có 1 ngày là không có khách đến thăm, khi Stalin ở Bộ QP cùng Zhukov. Ông ấy mắng tất cả vì 1 điều là họ không biết, chuyện gì đã xảy ra ngoài mặt trận và đâu là tuyến phòng thủ, rồi giận dữ bỏ đi sang "dinh thự gần đó", nơi Molotov và Malenkov sắp đến, và họ cùng thành lập Hội đồng quốc phòng nhà nước.

Câu hỏi: Ở đây, trong “dinh thự gần đó” tiếp tục chuyến công tác: "Khi đó là các nhân vật thân cận nhất - Klim Voroshilov, Malenkov, Bulganin – quyết định …đến "dinh thự bên cạnh”, dứt khoát không thể thiếu việc mời "chủ nhân". Họ thấy Stalin tái mặt, u sầu và nghe từ ông những lời hiếm có: "Lenin để lại cho chúng ta một đất nước vĩ đại, và chúng ta đã bỏ phí nó".

Yury Zhukov: Đây là dối trá! Đó là ý tưởng của Khrushchev! Bởi vì chẳng có Voroshilov, hay Bulganin đến ngày hôm đó, và cũng không ở đâu hay khi nào nói là họ đã gặp Stalin trong tình trạng như thế. Bởi vì họ bị bắt gặp ngay là nói dối. Hơn nữa – tư liệu về điều này là ở trong kho lưu trữ khác – RGASPI! (Kho lưu trữ lịch sử chính trị-xã hội Nga), nơi mà Mironenko không có liên hệ gì. Tất cả tư liệu liên quan đến điều đó chỉ có ở kho này, mà không có ở Mironenko! Và nhìn chung, nó không đứng đắn, như nhà hóa học nói về vật lý, hay nhà vật lý nói về sinh học. Mironenko hành xử cùng kiểu như vậy.


Câu hỏi: Yury Nikolaevich, ông không có vẻ là, đại thể đề cập đến hồi ký Khrushchev – đây là thứ không thích hợp thế nào đó với lịch sử?

Yury Zhukov: Ở đây không cần thiết – Đừng có nói với tôi khi "Hồi ký Khrushchev" dối trá từ đầu đến cuối.

Câu hỏi: Yury Nikolaevich, cảm ơn ông đã giúp làm tiêu tan những hoang đường này.

Yury Zhukov: Vâng. Như tôi nghĩ, mọi người biết cả, nhưng hóa ra, tất cả đã bị lãng quên. Đối với tôi, những gì tôi kể, những gì đề cập tới, nhìn chung là tiền đề. Và tôi cho rằng, cần phải viết tất cả thành 1 cuốn sách giáo khoa. Và bậc học cao cũng thế.

Ai đã xuyên tạc trắng trợn sự thật về bức ảnh "Em bé Napalm"?

Theo như hẹn gặp, tác giả của bài viết trên Sputnik "Ai đã ném bom xuống ngôi làng của em bé napalm?" đã có cuộc phỏng vấn với phóng viên báo SOHA.VN về vụ việc này. Đó là ông Alexei Syunnerberg.

http://soha.vn/quoc-te/vu-xuyen-tac-ve-em-be-napalm-phi-cong-bac-viet-o-dau-ra-20150314103955149.htm

Vì nội dung quan trọng, xin được đăng lại ở đây.



Cuộc phỏng vấn với tác giả bài viết trên báo Nga tố cáo trang Ukraine Today xuyên tạc sự thật về bức ảnh “Em bé napalm”.

Ai đã xuyên tạc trắng trợn sự thật về bức ảnh "Em bé Napalm"?

LTS: Trang Sputnik News Việt ngữ ngày 8/3/2015 vừa qua đã đăng tải bài viết của nhà báo Alexei Syunnerberg với tựa đề “Ai ném bom xuống ngôi làng của ‘em bé napalm’”?

Trong bài viết này, tác giả cho biết trang web “Ukraine Today” của Ukraine hôm 5/3 đã đăng một bài báo có những thông tin xuyên tạc trắng trợn, đổ lỗi cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong sự kiện xảy ra ở Trảng Bàng, Tây Ninh 44 năm về trước.

Để tìm hiểu về sự việc gây phẫn nộ mạnh mẽ này, thông qua một đồng nghiệp hiện đang ở Moscow, chúng tôi đã tìm cách liên hệ được với nhà báo Alexei Syunnerberg.

Theo hẹn trước, 16h ngày 13/3, chúng tôi nối được điện thoại với ông Syunnerberg, người từng hơn 20 năm giữ chức Trưởng Ban Việt ngữ Đài Tiếng nói nước Nga, hiện là phóng viên của Hãng tin Sputnik.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Nga. Như đã hứa với bạn đọc, sau đây là các thông tin mới nhất chúng tôi nhận được từ nhà báo Alexei Syunnerberg.

Nhà báo Alexei Syunnerberg

PV: Xin chào Alexei Sergeevich , độc giả Việt Nam sau khi đọc được bài báo của ông trên Sputnik, muốn được biết thông tin quanh bài viết “xuyên tạc sự thật” của Ukraine Today...

Alexei Syunnerberg (A.S): Vâng, tôi hiểu. Sự thể thế này: Bài của Ukraine Today tôi đọc được hôm 5/3 và sau đó đã viết bài báo mà các bạn đã đọc được trên trang của chúng tôi.

Khi đọc, tôi đã chụp màn hình bài báo đó của Ukraine Today, bài báo bằng tiếng Nga, đề thời gian là 13h57 phút ngày Thứ Năm 5/3/2015. Bản chụp đó tôi vẫn còn giữ, có thể gửi cho anh.


Sau ngày 8/3, các anh đã hỏi tôi về đường dẫn đến bài báo đó, hôm thứ Ba (tức 10/3), khi tôi vào trang Ukraine Today để tìm đường dẫn cho anh thì không còn tìm thấy bài đó nữa...

Bức ảnh nhà báo Alexei Syunnerberg gửi cho chúng tôi và khẳng định rằng đó là ảnh chụp bài viết mà trang Ukraine Today đăng tải ngày 5/3 (chúng tôi không tìm thấy bài viết này trên trang của Ukraine Today. Theo giải thích của ông Alexei Syunnerberg, bài viết đã bị gỡ)

PV: Tức là nó đã bị gỡ bỏ...

A.S: Vâng, nó đã bị gỡ khỏi trang. Tôi muốn nói anh đôi chút thông tin quanh bài báo này. Trước thềm kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng phát xít, đang có một làn sóng tuyên truyền sai sự thật từ phương Tây.
Các thông tin đăng trên Ukraine Today không chỉ đưa các thông tin sai trái về Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, mà còn về những gì liên quan đến Liên Xô, về vai trò của Liên Xô đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trong bài báo cụ thể này, đã viết là công tác tuyên truyền của Liên Xô là giả dối, không công bằng khi nói quân Mỹ là tội phạm, không công bằng khi nói về tính nhân đạo của những người cộng sản Việt Nam.
Tôi xin đọc lại cho anh đoạn mở đầu của bài báo đó:

Ngày 8 tháng 6, 1972 tại làng Trảng Bàng phía tây bắc Sài Gòn xảy ra trận đánh giữa quân đội của Bắc Việt và Nam Việt Nam.

Một số thường dân chạy thoát khỏi quân Bắc Việt, rời làng và chạy về phía quân chính phủ. Phi công máy bay Việt Nam nhầm tưởng dân làng là lính đối phương đã ném xuống họ mấy quả bom napalm”.

PV (ngắt lời): Nhưng, nhưng...

A.S: Vâng, anh hãy chú ý: Bài báo viết “phi công máy bay Việt Nam”, không nói rõ là miền Bắc hay miền Nam Việt Nam.

Vấn đề là ở chỗ những ai hiểu biết về chiến tranh Việt Nam thì họ hiểu rằng vào thời điểm đó, ngay gần Sài Gòn không thể có máy bay của miền Bắc Việt Nam.

Nhưng những ai không hiểu biết, đặc biệt là lớp trẻ, khi mà sự kiện đó đã xảy ra trên 40 năm, họ không thể biết được điều đó.

Tôi đã đưa bài báo này cho các bạn trẻ quen biết, rồi bạn bè của con tôi, ở tầm độ tuổi 20, 30, 35...

Tôi yêu cầu các bạn ấy đọc bài báo này và trả lời câu hỏi: Đó là máy bay của ai, từ thông tin của bài báo này, hãy nói đó là máy bay của Bắc Việt Nam hay Nam Việt Nam?

Tất cả họ đều nói: Tất nhiên đó là máy bay của Quân đội nhân dân Việt Nam.

PV: Tức là họ hiểu nhầm đó là máy bay của miền Bắc Việt Nam...?

A.S: Đúng, họ nghĩ là máy bay của miền Bắc Việt Nam. Anh biết đấy, các thông tin của bài báo không nói thẳng ra, đó là máy bay của Sài Gòn, hay máy bay của Hà Nội, chỉ viết là “phi công máy bay Việt Nam”.
Nhưng nếu tính đến sự định hướng của bài báo, tính đến tinh thần chống Liên Xô thể hiện trong đó, những ai không phải là chuyên gia, không biết lịch sử đều có thể hiểu nhầm rằng: đó chính là máy bay của Bắc Việt Nam.

Chắc anh cũng biết trong (nghệ thuật) tuyên truyền rất phổ biến phương pháp gây cảm giác, ấn tượng, không nói ra rõ ràng, bởi đó là sự dối trá trơ trẽn, nhưng để cho người ta có cảm giác đó chính là sự thật.
Trong trường hợp này, việc gây ấn tượng đã thành công. Tôi đã hỏi 8 người Nga trẻ, và tất cả họ đều trả lời (sau khi đọc bài báo) là bài báo đang nói về máy bay Bắc Việt Nam...

PV: Thưa ông, tôi đã đọc bài báo của Ukraine Today, nó đã được đăng trên site này từ 7 năm trước...

A.S: Hoàn toàn đúng như vậy, đúng là như vậy. Nó có nguồn từ trang gulag, một trang web...

PV: Vâng, tôi có đọc qua trang gulag này rồi. Ở đó có các bài báo phủ nhận cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, viết xuyên tạc về Lá cờ Chiến thắng...

A.S: Hoàn toàn đúng như vậy. Anh đã biết về những chủ đề mà trang gulag đang đề cập. Thế mà hôm nay, vào ngày 5/3/2015, sau 7 năm, trên site Ukraine Today lại đăng lại bài báo này.

PV: Tôi muốn hỏi tại sao ông lại biết đến bài báo của Ukraine Today? Ông tình cờ đọc được nó, hay có ai mách cho ông biết?

A.S: Tôi có thể nói ngay với anh rằng tôi tình cờ đọc được bài báo này. Hàng ngày tôi đều vào mạng Internet, tìm xem có những sự kiện gì thú vị, những bình luận, quan điểm nào hay...và tình cờ vào trang Ukraine Today.

Trước đây, tôi chưa  bao giờ vào trang đó.

PV: Vậy, ngay sau khi đọc xong bài báo đó, ông liền viết ngay bài báo “Ai xuyên tạc sự thật về bức ảnh “Em bé napalm”?

A.S: Không. Đầu tiên là tôi chụp lại màn hình, sau đó in ra nhiều bản, cho các bạn bè xem. Sau khi biết được ý kiến của họ, tôi mới bắt tay vào viết.

PV: Là tác giả của bài báo phê phán Ukraine Today, ông có muốn nói gì với các độc giả Việt Nam?

A.S:Tôi muốn nói với các bạn đọc rằng ở nước Nga hiện còn rất nhiều người vẫn nhớ đến lòng anh dũng tuyệt vời mà dân tộc Việt Nam đã thể hiện trong cuộc kháng chiến cứu nước, biết đến sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam trong cuộc đấu tranh của các bạn.

Trong cuộc chiến này, dân tộc Việt Nam đã trở thành người chiến thắng.

Tất nhiên là sự giúp đỡ của Liên Xô cũng có vai trò nhất định, nhưng lòng dũng cảm, chủ nghĩa anh hùng của Việt Nam mới là quan trọng nhất. Đó là một bài học lớn của Việt Nam trong thế kỷ XX, mà cho đến nay vẫn cần phải nghiên cứu.

Nước Nga cũng không quên tình hữu nghị anh em giữa hai nước chúng ta.

Sau một khoảng thời gian trầm lắng của thập niên 90, quan hệ hai nước đã nồng ấm trở lại. Tổng thống Putin, rồi Tổng thống Medvedev, Chủ tịch nước, Tổng bí thư Việt Nam đã sang thăm lẫn nhau.

Hai nước đang hợp tác rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như nhiệt điện, điện nguyên tử, dầu khí... Không thể không vui mừng vì những điều đó.

Ở nước Nga có hàng chục nghìn người Việt Nam đang sinh sống làm ăn, tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật...của Nga. Tại Đài Sputnik cũng có 2 chuyên gia Việt Nam làm việc, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều.

Quan hệ hữu nghị của chúng ta là rất nồng ấm. Không chỉ tôi chuyên về Việt Nam, con trai tôi cũng đã trở thành nhà Việt Nam học, là PGS.PTS và hiện đang giảng dạy các môn học liên quan đến Việt Nam trong trường Đại học tổng hợp.

PV: Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!


Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sự việc này và chuyển đến độc giả các thông tin mới nhất.

Bài đăng trước:
Ukraina Today xuyên tạc trắng trợn sự kiện lịch sử Việt Nam 

Ukraina Today xuyên tạc trắng trợn sự kiện lịch sử Việt Nam

Tờ báo Ukraina Today có bài viết về sự kiện Trảng Bàng 1972, họ bịa đặt ngược 180 độ sự kiện lịch sử biết rõ. Ngạc nhiên hơn, nó được để trong tiểu mục: “Chiến tranh Nga chống Ukraina | Chiếm đóng Crimea…”

Đầu đề bài viết: “Брехня ТАСС про Вьетнам” có nghĩa là “Bịa đặt của TASS về Việt Nam”;

Có lẽ Ukraina Today muốn “phản bác” hãng truyền thông TASS về sự kiện dội bom napalm vào Kim Phúc - Trảng Bàng!?

Bài của họ có đoạn:
8 июня 1972 года у деревни Чанг-Банг к северо-западу от Сайгона шел бой между отрядами армии Северного Вьетнама и южновьетнамцами. Несколько мирных жителей, спасаясь от северовьетнамцев, покинула деревню и направлялась к позициям правительственных войск. Пилот вьетнамского самолета по ошибке принял жителей деревни за солдат противника и сбросил на них несколько бомб с напалмом.

Dịch là:
Ngày 8 tháng 6, 1972 tại làng Trảng Bàng phía bắc Sài Gòn xảy ra trận đánh giữa đội quân của Bắc Việt và Nam Việt Nam. Một số thường dân chạy thoát khỏi quân Bắc Việt, bỏ làng mạc và chạy về phía quân chính phủ (Nam VN). Phi công máy bay Việt Nam đã nhầm lẫn tưởng dân làng là binh lính đối phương đã ném vào họ vài quả bom napalm.
--------------------


Bức ảnh nổi tiếng chụp Kim Phúc của tác giả người Việt Nick Út làm việc cho hãng tin Associated Press đã gây chấn động thế giới hồi đó, nó góp phần làm bùng lên làn sóng phản đối chiến tranh trên khắp thế giới. Rõ ràng, nó là 1 bằng chứng tội ác của Mỹ ngụy, và dân làng, trẻ em gặp nạn đã phải bỏ chạy. Thậm chí khi đến tay TT Mỹ Nixon, ông ta còn nghi ngờ nó bị giả mạo, và cũng không hề là “thường dân chạy thoát khỏi quân Bắc Việt” như Ukraina Today viết, họ chạy thoát khỏi bom ném xuống làng, ném vào nhà họ. Mỹ ngụy đã ném bom napalm thẳng vào làng, nơi họ nghi ngờ có lực lượng miền Bắc ẩn nấp.



Ảnh của Nick Ut-AP



Bài viết của Ukraina Today nói Liên Xô đã sử dụng tấm ảnh này để tuyên truyền phản đối chiến tranh ủng hộ Việt Nam. Và “Ô! Khi chúng ta bị tẩy não về binh lính Mỹ “gớm ghiếc” và những người cộng sản đáng thương.  Ôi, trái tim chúng ta và bàn tay nắm chặt đã bị đốt cháy bởi những phẫn nộ như thế!”

Và tờ báo cáo buộc rằng TASS đã bỏ qua sự thật khác, không bao giờ đăng những bức ảnh khác, ví như bức ảnh tiếp theo rằng đoàn làm phim, các phóng viên và binh lính Mỹ đã cố gắng sơ cứu và đưa em bé gặp nạn vào bệnh viện!
Đó là bức ảnh dưới. Tất nhiên tác giả Huỳnh Công Út còn nhiều ảnh nữa xung quanh sự kiện này.

Ảnh của Nick Ut-AP

Phải chăng Ukraina Today định bào chữa cho 1 tội ác, phủ nhận 1 sự kiện lịch sử bằng “hành động nhân đạo” của quân đội Mỹ!
Chúng ta khẳng định, dù binh lính Mỹ có cứu chữa cho nạn nhân, dù có bất cứ bức ảnh nào khác cũng không thể bào chữa không thể phủ nhận tội ác Mỹ ngụy!

Đến đây thì chúng ta hiểu, theo Ukraina Today, Sự kiện Trảng Bàng 1972 - không phải là 1 trận càn hay hủy diệt ngôi làng gây ra bởi binh lính Mỹ ngụy, và do đó sự ám chỉ “Phi công máy bay Việt Nam đã nhầm lẫn” ở bên trên, hoàn toàn có thể hiểu không phải là phi công Mỹ, mà có thể là phi công Miền Bắc!

Cũng không tình cờ mà Ukraina Today tung ra bài viết trên vào lúc này, lúc xung đột Ukraina đang rất căng thẳng với liên tiếp cáo buộc Nga xâm lược, liên tiếp xuất hiện các thông tin bóp méo lịch sử và sắp tới là nhiều sự kiện lớn: 70 năm chiến thắng Phát xít, 40 năm chiến thắng Mỹ ngụy, giải phóng Miền Nam thống nhất Đất nước. 


Đáp lại xuyên tạc của Ukraina Today, tờ sputniknews đã đăng bài viết phản đối mạnh mẽ: Ai némbom xuống ngôi làng của “em bé napalm”?

Chúng ta, những người Việt Nam đã phải trải qua những cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa tàn bạo - vô nhân tính, phản đối mọi xuyên tạc lịch sử của bất cứ thế lực nào!



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...