1. Mọi nền kinh tế mở cửa và dựa vào
xuất khẩu để cân bằng các khoản vay, các dự án đầu tư bằng ngoại tệ đều thất
bại.
2. Mọi nền kinh tế mở đều chứa đựng
nguy cơ vỡ nợ khi gặp khó khăn, khủng hoảng. Bởi trong tình cảnh đó, khoản nợ
cũ là 1 gánh nặng không thể chịu đựng.
3. Kinh tế Hy Lạp ốm yếu, không có sức cạnh tranh với các nước EU, mọi mô hình kinh tế tân tự do đều là trộm cắp và tham nhũng, chỉ làm giàu cho 1 số ít và đặt gánh nặng lên vai toàn bộ số đông.
Hy Lạp sẽ vỡ nợ chỉ vì không trả nổi
1,6 tỷ euro trong vài ngày tới. Mọi đàm phán với chủ nợ chỉ là để được vay thêm,
trong đó có vay để trả khoản nợ tới hạn trên với các điều kiện xiết cổ càng
chặt hơn trước. Và khôi hài khi điều đó lại được tuyên hùng hồn hơn trước là
giải cứu.
Vậy nguyên nhân từ đâu?
Kể từ 1990 cho đến 2008, trước khủng
hoảng, GDP Hy Lạp đã tăng 300%. Mức tăng rất ấn tượng với 1 nước bất kỳ, nhất
là ở châu Âu. Nhưng đi kèm với nó nợ cũng tăng đến hơn 100% GDP năm 2008.
Khủng hoảng toàn cầu xảy ra 2008, Hy Lạp chịu cú sốc nặng nề. Vì không có quyền in tiền, không còn
vốn, Hy Lạp buộc phải vay thêm rất nhiều tiền để cứu khủng hoảng, hay còn gọi
là Bailout, theo số liệu của Eurostat là 240 tỷ euro, nâng tổng nợ công lên 320
tỷ euro, hay 177% GDP hiện nay.
Đây là 3 nguyên nhân cơ bản nhất:
Nguyên nhân 1: Áp đặt thắt lưng
buộc bụng
Tuy vay nhiều, nhưng chi tiêu không
hiệu quả, Hy Lạp cơ bản vẫn là kinh tế yếu, không có sức cạnh tranh trong EU. Thực
chất, các khoản vay luôn luôn đi kèm với áp đặt điều kiện “thắt lưng buộc bụng”
để trả nợ được gọi mỹ miều là cải cách - có nghĩa là đi kèm với điều kiện giảm
GDP. Giảm GDP nghĩa là thiếu tiền để trả nợ. Điều đó lại buộc Hy Lạp phải xiết
chặt chi tiêu, tăng thuế để có tiền trả nợ. Xiết chi tiêu, tăng thuế làm đình
trệ từ sản xuất đến chi tiêu, làm gia tăng các thủ thuật trốn thuế. Nghĩa là
càng làm giảm GDP và thất thu thuế. Một cái vòng luẩn quẩn, một cái bẫy ai cũng
biết và Hy Lạp không thể tránh được.
Trong biểu đồ dưới, khác xa kỳ vọng
và những con chó Tây sủa, GDP Hy Lạp tụt dốc thảm hại dù được bổ xung 240 tỷ euro
trong các năm 2009-2014.
Nguyên nhân 2: Tư nhân hóa mở cửa
Tư nhân hóa cao độ, hầu hết kinh tế
và tài sản Hy Lạp đã tư nhân hóa. Khi có khủng hoảng, kỳ vọng kinh doanh sản
xuất không còn. Giới tư nhân theo bản năng tự nhiên muốn bảo toàn tài sản, thay
vì đầu tư làm ăn trong nước, đơn giản là họ chuyển đổi ra các dạng khác, hay
đem ra nước khác trong thị trường tự do EU. Họ thực hiện điều này dễ dàng trong
nền kinh tế mở. Hy Lạp bị mất 1 nguồn vốn nội địa quan trọng.
Cả
nước Hy Lạp thống kê có tới trên 80% tài sản quốc gia nằm trong tay khoảng
2000 gia đình giàu có và phần lớn giới trung lưu và thượng lưu đã tẩu tán hết
tài sản ra nước ngoài. Trong khi bình quân của EU có tới 40% GDP thu nhập từ tiền
thuế thì tại Hy Lạp, con số ấy chỉ có 22,9% (Số liệu: statista).
Nguyên nhân 3: Luật lệ lỏng léo,
tham nhũng, trộm cắp và mất thu thuế
Tham nhũng ở phương Tây, Mỹ, EU rất
nặng nề, Hy lạp còn nặng nề hơn. Thậm chí là trộm cắp tài sản công chứ không
còn là tham nhũng. Nó phát hoại đạo đức, làm nhụt chí những người có ý định
kinh doanh, làm ăn đứng đắn.
Luật lệ lỏng lẻo được khuyến khích
để gia tăng trộm cắp. Tâm lý trốn thuế thịnh hành và không bị coi là tội lỗi.
Theo WSJ cho biết, chưa tính đến thất thu, chính phủ
Hy Lạp bị nợ đọng thuế đến 76 tỷ euro. Theo WSJ dẫn lời 1 phó giáo sư luật tại
ĐH Athens, Aristides Hatzis: “Người Hy Lạp
coi thuế như kẻ cắp… Bình thường thì thuế được coi là niềm tự hào anh trả cho
nhà nước, nhưng điều này không được chấp nhận bởi tâm lý của người Hy Lạp.”
Lối thoát!
Giống
như con bệnh cắm ống thở đã lâu, đã uống nhiều lần cùng 1 thứ thuốc nhưng không
thuyên giảm, thì thậm chí đó là thuốc độc, đó chẳng phải là cách chữa bệnh. Thằng ngu nhất cũng thấy, vay tiền không phải là giải pháp.
Đơn giản là đã vay quá nhiều, có vay nữa hay vay bao nhiêu cũng thế.
Vậy thì hãy dừng thuốc. Cái gì đáng
chết hãy để cho nó chết. Chết là 1 cách rũ nợ tuyệt vời để làm lại từ đầu.
Tống cổ đàn chó Tây mất dạy bị gọi
nhầm lẫn là chuyên gia xúi dục Hy Lạp lao xuống hố, ra khỏi Eurozone, lấy lại
quyền in tiền, xiết cổ đám nhà băng cho vay nặng lãi, quốc hữu hóa tài sản tư
nhân, củng cố luật lệ, giảm thuế để kích thích từ sản xuất đến tiêu dùng... Iceland là 1 ví dụ tuyệt vời, họ khủng hoảng còn nặng nề hơn Hy Lạp nhiều lần nhưng đã
thoát.
Nhưng những con bò Hy Lạp bị IMF thuê media nhồi sọ, đám quan tham béo ú đã từ lâu quen ăn bẩn không chắc muốn
điều này.'
Tham khảo:
Dù thành nhà kinh tế nhưng gâu! gâu!…
Lừa đảo là lẽ sống của “nhà kinh tế!” Tham khảo:
Dù thành nhà kinh tế nhưng gâu! gâu!…
Paul Krugman – giải Nobel cho một con lợn!