Hiển thị các bài đăng có nhãn Trans-Pacific Partnership. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trans-Pacific Partnership. Hiển thị tất cả bài đăng

The Trans-Pacific Partnership

TỰ DO THƯƠNG MẠI!!!???

Tự do thương mại và toàn cầu hóa, đa văn hóa là những khẩu hiệu được phương Tây xổ súy!

Nói như vậy là sai, chính xác là chúng được tập đoàn tài phiệt quốc tế cổ súy.

Khi mà hàng loạt tai to mặt lớn mở mồm ra là thấy thối tha, trèo lên TV và báo chí là thấy bệnh hoạn, thấy lộ rõ khát vọng làm nô tài cho đế quốc, thì tự dân chúng buộc phải lên tiếng.

Vì vậy mong tất cả những ai có thể phổ biến bài này các nhiều càng tốt.



Mỹ không thực sự có một nền dân chủ. Đó là kết luận của một nghiên cứu gần đây từ Đại học Princeton. Thay vào đó, giới bề trên Mỹ và các nhóm lợi ích đặc biệt thống trị khủng khiếp ở Washington, trong khi: ưu đãi của những người Mỹ trung bình tỏ ra chỉ là rất nhỏ bé, gần như bằng 0, không có cách nào để đa số dân chúng Mỹ có tác động đáng kể đến chính sách công nước Mỹ.

Chúng ta đem sự khẳng định này vào để kiểm tra cụ thể Hiệp định thương mại tự do và mối quan hệ với dân chủ và chủ quyền các quốc gia.


"Dân chủ" thường dùng để chỉ một hệ thống chính phủ trong đó người dân quyết định các quy tắc của quốc gia có chủ quyền của họ. Sự thật là vậy, tinh thần dân chủ và chủ quyền, tất cả các lĩnh vực của chính sách - bao gồm cả môi trường, thương mại, tài chính, sở hữu trí tuệ và văn hóa - phải nằm trong một quá trình chính trị công bằng và tự quyết.

Trong thế giới hiện đại và toàn cầu hóa, các tổ chức dân chủ và độc lập tồn tại trong mối quan hệ căng thẳng với một tổ chức mạnh mẽ khác: Thị trường toàn cầu và các thể chế tự do thương mại của nó.


Theo một nghĩa, hệ thống thị trường tự do duy trì nền dân chủ. Nó tạo ra sự giàu có và làm dịu việc tập trung quyền lực – là 2 điều kiện tiên quyết cho dân chủ. Nhưng theo một nghĩa khác, chủ nghĩa tư bản thị trường tự do toàn cầu xung đột với dân chủ và độc lập chủ quyền. Điều này đặc biệt đúng đối với thứ chủ nghĩa tư bản "tân tự do", khi mà phái này nổi lên kể từ những năm 1980. Ở một khía cạnh nó thúc đẩy các nguyên tắc để bãi bỏ các luật lệ có quy mô toàn cầu, tự do hóa, tư nhân hóa, và đảo ngược phúc lợi công - tất cả điều này đều làm tăng bất bình đẳng và phân phối lại quyền lực kinh tế - chính trị cho các tập đoàn và các cá nhân giàu có.


Đối tác xuyên Thái Bình Dương - The Trans-Pacific Partnership


Một trong những ví dụ sinh động nhất gần đây của cuộc xung đột giữa các nền dân chủ, chủ quyền và CNTB toàn cầu là quan hệ Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) - cái gọi là Hiệp định "tự do thương mại" trong số 12 quốc gia ven biển Thái bình dương, bao gồm Mỹ, Chile, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và một số nước khác.

Theo Barack Obama, kẻ ủng hộ mạnh mẽ hiệp định: "TPP sẽ thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta, hạ thấp các rào cản đối với thương mại và đầu tư, tăng cường xuất khẩu và tạo thêm việc làm cho người dân của chúng ta". Từ quan điểm này, TPP là một tình huống win-win, trong đó người lao động, các doanh nghiệp, và các quốc gia nói chung sẽ được hưởng lợi.


Tuy nhiên, trái ngược mạnh với sự quả quyết nhiệt tình của Obama, nhiều nhà phê bình xem TPP là lừa đảo và nguy hiểm. Theo lời Lori Wallach của Public Citizen, Hiệp định này là một "Trojan horse" – con ngựa gỗ mang cạm bẫy được ngụy trang khéo léo như một món quà, mà thực tế sẽ phục vụ lợi ích của số ít các tập đoàn đa quốc gia và các nhánh hành pháp chứ không phải là công chúng.


Theo quan điểm phê phán này, xu hướng TPP phá hoại nền dân chủ và chủ quyền quốc gia là do hai yếu tố: quá trình mà qua đó nó đang được thiết kế, và kết quả có thể có được của các cuộc đàm phán.


Trước tiên, hãy nhìn quá trình:


Trong nền dân chủ, các quy tắc ràng buộc có được tính hợp pháp thông qua một quá trình thương lượng tập thể và thỏa hiệp - một cách để cân bằng quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong một quốc gia. Để có được điều đó, các công dân và các nhà lập pháp cần phải biết nội dung của luật lệ đang được thảo luận.


Trong TPP, điều hoàn toàn ngược lại là thật. Rất ít thông tin chi tiết được làm sáng tỏ cho công chúng, hoặc thậm chí cho Quốc hội, để họ có thể thảo luận về ưu/nhược điểm của điều ước quốc tế. Phần lớn những gì người ta biết chỉ xuất hiện qua rò rỉ.

Mức độ bí mật không phải luôn luôn là tiêu chuẩn. Gần đây nhất là thời TT Bush, các thỏa thuận được đối xử minh bạch hơn. Ví dụ, các chính phủ tham gia vào các cuộc đàm phán Khu vực Thương mại Tự do châu Mỹ (FTAA) - ​​phần mở rộng đề xuất của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) trải rộng khắp Tây bán cầu – đã phát hành bản dự thảo hiệp định, mặc dù có một số phần bị giữ lại.


Không phải ngẫu nhiên, sau khi hội nghị thượng đỉnh xã hội dân sự và các cuộc biểu tình quân chúng lớn lan truyền phản đối rộng rãi, các bên đã kết thúc nỗ lực của họ để hình thành FTAA năm 2004. Ngược lại, và mặc dù đã cam kết minh bạch trong chính phủ, chính quyền Obama cho đến nay đã hành xử trái ngược với tiết lộ dự thảo TPP.


Trong khi một số ít các công đoàn lao động và các tổ chức NGO có vẻ một số can dự vào quá trình đàm phán này, các nhà phê bình lưu ý rằng nhiều bên có liên quan đã bị đóng cửa ở ngoài. Như nhà kinh tế học nổi tiếng Joseph Stiglitz và Dean Baker cho rằng, chủ yếu là các nhánh hành pháp và một số tập đoàn lớn có đặc quyền được tham gia vào quá trình đàm phán này, và do đó có khả năng hình thành các điều ước quốc tế phù hợp với quyền lợi hẹp hòi ích kỷ của họ.

Và trở ngại công khai tư liệu có thể đi xa hơn nữa. Tại Mỹ, Quốc hội phải chấp nhận mọi thỏa thuận mà các nhánh hành pháp đàm phán. Tuy nhiên, chính quyền Obama đang tìm cách để có được phê chuẩn TPP bằng quyền thương mại "theo đuối nhanh - fast-track trade", mà theo đó sẽ cho phép hạn chế thời gian tranh luận và không được quyền sửa đổi.


TPP không thực sự là thương mại


Vậy thì cái gì là không giống về hiệp định này đang được đàm phán kín?


Cái hiệp định thương mại TPP hiện nay thực sự có rất ít thứ để làm với thương mại. Thay vào đó, TPP có thể sẽ có tác động lớn nhất về các quy định và tiêu chuẩn nội địa. Trong khi các chi tiết vẫn còn chưa rõ ràng, các nước có thể sẽ phải đối mặt với áp lực gia tăng để đảo ngược quy định an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường, tự do Internet, và thậm chí các quy định tài chính đã ban hành gần đây.

Và những gì sẽ xảy ra nếu một quốc gia từ chối tuân thủ? Các nhà đầu tư tư nhân có thể kiện chính phủ nếu, ví dụ, họ tin rằng các quy định về môi trường làm giảm lợi nhuận tương lai dự kiến ​​của họ - ngay cả khi những quy định đã được ban hành một cách dân chủ và áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp trong nước.


Những kiện tụng này sẽ được quyết định bởi tòa án quốc tế không được bầu và không có trách nhiệm với công dân của bất kỳ quốc gia nào.

Với tất cả điều này trong tâm trí, trở nên rõ ràng rằng cái gọi là TPP – hiệp định "thương mại tự do" đối nghịch nghiêm trọng với dân chủ và chủ quyền quốc gia.


Dani Rodrik, cựu giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại Đại học Harvard, gọi sự căng thẳng vốn có giữa nền dân chủ - chủ quyền quốc gia - toàn cầu hóa kinh tế cấp tiến là "nghịch lý toàn cầu hóa". Ông cho rằng không thể duy trì ba yếu tố cùng một lúc - chỉ có hai có thể tồn tại cùng một lúc. Do đó ông lập luận rằng chúng ta phải hạn chế tự do hóa kinh tế cực độ và hạn chế bãi bỏ quy định (là những gì ông gọi "siêu toàn cầu hóa") để duy trì dân chủ và chủ quyền.


Cho đến nay, không có đường hướng nào tỏ ra là như Obama đã nói: "TPP có tiềm năng trở thành một mô hình không chỉ đối với khu vực châu Á Thái bình dương mà còn đối với các hiệp định thương mại trong tương lai". Chúng tôi đã có 20 năm kinh nghiệm tồi tệ với NAFTA để đi theo. Trong khi đó, EU và Mỹ cũng đang đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Đại Tây Dương - TAFTA (Trans-Atlantic Free Trade Agreement)– hay còn gọi là TTIP - Quan hệ Đầu tư Thương mại xuyên Đại tây dương (Transatlantic Trade and Investment Partnership), trong đó có những quy định tương tự.


Vì vậy, nó sẽ là cái gì: quyền của chúng ta để kiểm soát các quyết định có ảnh hưởng đến chúng ta? Hay quyền lợi của các tập đoàn và các nhánh hành pháp để đưa ra các quyết định vụng trộm làm suy yếu sự kiểm soát và cân bằng? Nếu chúng ta không thực hiện lựa chọn, nó sẽ chọn cho chúng ta.


Nguồn tư liệu chính là của Moritz Laurer

The free-trade regime: Oligarchy in action 

https://www.google.com/search?q=The+free-trade+regime%3A+Oligarchy+in+action

Mỹ-Trung: lọc lõi không cần pháo hạm

Trung Quốc đã chống lưng Pôn pốt và xâm lược Việt Nam ngày 17-2-1979 để chứng tỏ mình với người "bạn mới" Mỹ. Đó là lời cuối cùng khẳng định từ bỏ nguyên tắc “chống Mỹ” và theo đó ủng hộ VN của Trung Quốc, và giờ đây TQ đứng vào vị trí ủng hộ Mỹ chống VN và Liên Xô. 

Ông bà có câu: trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết. Trong quan hệ quốc tế, các nước nhỏ thường bị đem ra mặc cả vì quyền lợi nước lớn. Chiến tranh Việt Nam bắt đầu bằng tuyên bố của Mỹ: ngăn chặn thảm họa CS tràn xuống Đông nam á.

Và bây giờ, một học thuyết quân sự mới, trò chơi chiến tranh mới.

Quan điểm trong bài viết này là của tác giả.

Vị đại tá không quân TQ Dai Xu sau khi xem xét Báo cáo quốc phòng Mỹ năm 2010 đã đi đến 1 kết luận: "Từ góc độ lịch sử, Mỹ đã liên tục tìm thấy kẻ thù và tiến hành chiến tranh. Nếu không có kẻ thù, Mỹ không thể giữ ý chí của cả quốc gia".  Ông chỉ ra nỗ lực Mỹ để biến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành 1 NATO phương đông. Singapore, Malaysia và Thái Lan đã có quân đội tại Afghan, và các trò chơi quân sự đang diễn ra trong vùng biển Nam Trung Quốc với Việt Nam, trong vùng biển Hoàng Hải với Hàn Quốc và trên biển Hoa Đông với Nhật bản – có đủ hỏa lực đủ cho một cuộc chiến tranh toàn diện.

Mỹ-Hàn-Nhật liên tục tập trận ngăn chặn Triều Tiên, họ đổ lỗi – mà không cần bất kỳ bằng chứng nào chắc chắn - cho vụ phóng ngư lôi tàu Cheonan. Mỹ có cớ đóng quân lâu dài ở Nhật và Hàn để bảo vệ các đồng minh. Việt Nam ít thành thật tán tụng đến sửng sốt Mỹ sau "trò chơi" riêng của mình tỏ lòng sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc trên quần đảo TS-HS ở Biển Đông. Việt Nam đã, từ năm 1995, là một thành viên nhiệt tình của ASEAN, hiệp hội này do Mỹ tạo ra năm 1967 trong bối cảnh cao độ của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Ngoài việc được một số nước ASEAN gửi quân tới Afghan, và tán đồng sự hiện diện của người Mỹ trong khu vực, các lái súng Mỹ có thêm nhiều tỷ đô la làm ăn với Đài Loan, Hàn, Nhật, trong khi Guam đang được chuyển thành trung tâm chiến lược mới để tuần tra khu vực châu Á Thái Bình Dương. Củng cố các căn cứ của mình ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, mở rộng quan hệ quân sự với Ấn Độ, và tạo bộ mặt dân chủ mới cho những kẻ hạ đẳng như Myanmar. Barack Obama đã tuyên bố tại Tokyo rằng mình là TT Mỹ đầu tiên "định hướng Châu Á - Thái Bình Dương".  Xem ra khi Washington "định hướng và xoay trục", ngoại trưởng Hillary Clinton nói tại Hawaii mới đây rằng tương lai của Mỹ gắn liền với châu Á TBD. Điều đó có nghĩa là Mỹ đang đưa ra một ràng buộc mới.

Tại sao Trung Quốc, thậm chí lại chưa bao giờ đe dọa Mỹ? Trung Quốc là cường quốc mới nổi và cần phải đặt vào vị trí của nó, có nghĩa là Mỹ phải phòng ngừa, phải bao vây quân sự. Điều đó đã bị TQ phản ứng dữ dội, những tràng từ ngữ gay gắt, tướng Luo Yuan, phó tổng thư ký của Hiệp hội Khoa học Quân sự Trung Quốc nói, TQ phải tấn công Mỹ để khẳng định "vận mệnh hiển nhiên" và quyền bá chủ thế giới.

Ông Yuan chỉ ra "Khái niệm hoạt động hải quân 2010: Chiến lược hợp tác cho quyền lực biển thế kỷ 21 Seapower", mà Obama đã phê duyệt, trong đó phác thảo 6 năng lực cốt lõi: tăng cường hiện diện, ngăn chặn, an ninh hàng hải, kiểm soát biển, thể hiện sức mạnh và hỗ trợ nhân đạo. Thực sự có rất ít sự hợp tác trong chiến lược này – nó là thể hiện quyền lực Mỹ. Hiểu theo nghĩa giản dị, các “năng lực Mỹ” có nghĩa là: khiêu khích, bắt nạt, sen đầm quốc tế, chính sách nước lớn, chiến tranh, và ngoan ngoãn theo Mỹ. Ông Yuan dịch nó sang tiếng Trung Quốc như "ngoại giao pháo hạm: Nếu ông bạn không nghe theo tôi, tôi sẽ khoe cơ bắp đầu tiên Sau đó, nếu bạn không cư xử nhã nhặn hơn, tôi sẽ dạy cho bạn một bài học bằng nắm đấm của mình".

Những lý do đằng sau điều này rất giống như kiểu “hợp tác" của ông Bush: ai không theo Mỹ là khủng bố (híc!), đe dọa huyên náo trừng phạt kinh tế cũng như địa chính trị. Đầu tiên là thâm thủng thương mại lớn và quá lâu của vú em Mỹ với người khổng lồ phương Đông và $2 nghìn tỷ dự trữ, mặc dù điều này hầu như không có lỗi của TQ. Câu trả lời của Mỹ là yêu cầu Trung Quốc định giá lại đồng nhân dân tệ, chuyển giao có hiệu quả hàng tỷ đô la vào tài khoản thương mại của Mỹ và buộc Trung Quốc cắt giảm bớt phát triển kinh tế, như đã xảy ra với Nhật Bản vào thập kỷ 1980 – khi nền kinh tế Nhật có dấu hiệu vượt Mỹ. Câu trả lời của người Trung Quốc lại không mấy dễ chịu với Mỹ, họ chống lại áp lực của Mỹ, không những vậy còn đòi hỏi một chỗ ngồi tại bàn tiền tệ thế giới và thiết lập một đồng tiền dự trữ quốc tế mới càng sớm càng tốt.

Nhận được lời đe dọa, Trung Quốc gần như ngay lập tức phản đòn, cuộc bán tháo trái phiếu Mỹ năm 2008 khởi đầu đồng đô la mất giá thảm hại. Họ di chuyển ra khỏi trái phiếu kho bạc Mỹ như là một phương cách để tích lũy thặng dư thương mại, đầu tư nước ngoài, cho vay đối với các nước khác, và sử dụng nhân dân tệ trong thương mại xuyên biên giới. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản nhân dân tệ bằng tiền nước ngoài và tăng tốc độ mở cửa tài khoản vốn của Trung Quốc, như dự đoán của Li Ruogu, Chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu TQ. Đã có nhiều lo lắng về Mỹ khi TQ có kế hoạch loại trừ đồng đô la trong giao dịch dầu mỏ với Iran, giống như Saddam Hussein đã làm trong năm 2000. Iran cũng đã cố gắng để làm điều này với thị trường chứng khoán dầu kể từ năm 2008, nhưng cho đến nay mới chỉ có thể giao dịch chỉ trong các phát sinh về dầu.

Đế quốc Mỹ là con số 0 khi không còn đồng đô la Mỹ. Mỹ như mọi khi sẽ phản ứng như thế này với TQ: Đe dọa, phá hoại, bao vây, tẩy chay, và khi thất bại, xâm lược - tất nhiên nếu có thể.

Như đồng tiền dự trữ của thế giới, sẽ chẳng là gì nếu không có dầu mỏ làm chỗ dựa. Xoắn xuýt và quay cuồng trong chính sách Mỹ phản ánh chính xác logic này, dường như không có ai chống được TQ tốt hơn kẻ thù xưa. Mỹ ngay lập tức ôm ấp kẻ thù huyền thoại của mình - Việt Nam.

Mọi chuyện bắt đầu lộn nhào từ đây!


Bà Bill lần tìm đến đồng chí Việt Nam sau chuyến thăm Gruzia. Rõ khôn luồn lách giữa cả 2 lãnh đạo Nga và Trung Quốc, bà khẳng định đầu tiên ở Gruzia và sau đó ở Việt Nam rằng Mỹ ghi nhận không có "phạm vi ảnh hưởng" của bất kỳ quốc gia nào khác ở bất cứ đâu trên thế giới, và rằng Washington có độc quyền can thiệp vào các cuộc xung đột khu vực trên thế giới và "quốc tế hóa" chúng khi nào và như thế nào khi thấy là phù hợp. Khối “NATO Asian” phải đứng lên một cách đáng tin cậy, nỗ lực đoàn kết chống lại mối đe dọa Trung Quốc và hành động bá quyền TQ cũng như NATO định hình xương sống quốc phòng Mỹ để chống lại Liên Xô."
Các lờ đờ nhược tiểu vỗ tay hoan hỉ. Cuộc phản bội đồng minh bắt đầu.

bình luận NeoCon malapropped Robert Maginnis tán trong " Chiến thắng chiến tranh lạnh mới " sau chuyến đi của bà Clinton.

Rõ là Mỹ đã khôn khéo tận dụng những mâu thuẫn cũ giữa các nước Đông Á để hình thành một mặt trận mới chống Trung Quốc. Khả năng của đế quốc Mỹ để thay hình đổi dạng, khoác bộ mặt mới nhân đức quả đáng nể. Đồng đô la rót ra từ hầu bao làm tất cả lu mờ tội ác kẻ thù xưa. Mặc 3 triệu người Việt Nam đã chết trong chiến tranh và không bao giờ trả một xu bồi thường, Mỹ thành bạn bè, đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn nhất nhì của Việt Nam. Các chuyến thăm hải quân, các cuộc họp ASEAN, các giao lưu văn hóa, học bổng và đào tạo, thỏa thuận hạt nhân và công nghệ  dân sự cho phép Việt Nam làm giàu uranium trên lãnh thổ của mình. Gần như ngay lúc đó, vịt còi ra rả nói xấu các đồng chí chung lưng đấu cật chống Mỹ xưa: Triều Tiên, Cuba, TQ. Báo chí vịt tuyên đám phỉ khủng bố Libya, Syria là chiến sĩ giải phóng, là nhà dân chủ.

Các chiến lược gia Mỹ không ngơi nghỉ các hoạt động nhộn nhạo, họ hy vọng và kỳ vọng, rót những lời có cánh vào tai những kẻ khờ khạo. Những rồng hổ, những phép màu, những kỳ diệu. Chả ai biết bóng ma khủng hoảng Mỹ đã lù lù góc trời, trừ 1 kẻ tên là HP. Bắc Kinh vốn quá già đời và lọc lõi để hiểu cái nghệ thuật bang giao quốc tế, họ làm gì khi một số đôi khi là bạn, lúc lúc là thù?

Có lẽ Bắc Kinh cũng sẽ ngồi suy nghĩ để tìm cách sửa chữa những lỗi lầm xưa như xâm lăng láng giềng! Sau thời gian dài 1/4 thế kỷ hỗ trợ Việt Nam trong chống Pháp và sau đó chống Mỹ. Sau tất cả, Trung Quốc đã chống lưng cho Pôn pốt và xâm lược Việt Nam ngày 17-2-1979 để chứng tỏ mình với người "bạn mới" Mỹ. Đó là lời cuối cùng khẳng định từ bỏ nguyên tắc “chống Mỹ” và theo đó ủng hộ VN của Trung Quốc, và giờ đây TQ đứng vào vị trí ủng hộ Mỹ chống VN và Liên Xô. Nước cờ địa chính trị cao thâm của giáo chủ áo xám Kisshinger hình thành. Có gì ngạc nhiên khi lại có hoán đổi chống Mỹ chống cả VN? Chỉ có ngạc nhiên là VN đã một lần chống Mỹ ủng hộ Trung Quốc, và bây giờ thân Mỹ chống Trung Quốc!

Trung quốc có 2 lựa chọn: hoặc biến mình thành con quái vật quân sự, một hình ảnh phản chiếu tương tự như Mỹ, đe dọa và làm sợ hãi, mất thiện cảm với tất cả các láng giềng. Hoặc khởi động cuộc tấn công quyến rũ riêng của mình, thực hiện một số cử chỉ hoà giải các tranh chấp biển đảo. Thay vì sử dụng các nguồn lực to lớn để xây dựng quân đội và sẵn sàng chiến tranh, bằng sử dụng một phần nhỏ nguồn lực trong số đó o bế các láng giềng với tấm lòng bao dung quảng đại, làm chệch hướng những xỏ xiên và thủ đoạn gian trá Mỹ.

Mỹ đã không thể sống còn nếu thiếu chiến tranh, nhưng TQ vẫn có thể, vẫn là đá Mỹ ra khỏi vùng ảnh hưởng, nhưng làm điều đó một cách lịch sự với sự giúp đỡ của láng giềng thân thiện, không theo nguyên tắc xưa của TQ, "kẻ thù của kẻ thù là bạn" – đó cũng là 1 cách. Thời gian vẫn còn cho cả 2 lựa chọn.

Eric Walberg là nhà báo có tiếng người Canada, ông chuyên về Trung Đông, Trung Á và Nga. Sau khi tốt nghiệp Đại học Toronto và Cambridge về kinh tế, ông đã viết về quan hệ Đông-Tây từ những năm 1980. Ông đã sống ở cả Liên Xô và Nga, và sau đó Uzbekistan, như một cố vấn của Liên Hợp Quốc, nhà văn, dịch giả và giảng viên…

http://ericwalberg.com/index.php?option=com_content&view=article&id=273:china-us-wisdom-not-gunboats&catid=39:europe-canada-and-us-&Itemid=92

Marin Le Pen: Ukraina không có lý gì để vào EU


Quan điểm của tác giả Marin Le Pen, chính khách bảo thủ Pháp;

Đừng mời bạn bè vào ác mộng!

Marin Le Pen nói sự thật về Ukraina và EU

EU đang khủng hoảng trầm trọng, nó thực tế đã tan rã! Và Ukraina chẳng có bất cứ lý do gì để quan hệ với tổ chức này, quá hiển nhiên và tuyệt đối một quốc gia độc lập lại phải tự bước đến tự tử trong EU…

Ukraina không có lý do gì để vào EU.

"Năm trước 1,5 triệu người Pháp xuống đường chống Francois Hollande, mà tôi chẳng nghe thấy EU đòi Francois Hollande phải từ chức hay buộc tội ông ta không xứng đáng", – nhà lãnh đạo “Mặt trận dân tộc” Pháp Marin Le Pen nói với tờ “Quan điểm - Взгляд“. Theo quan niệm của bà, hiện Brussels công khai can thiệp vào vấn đề chủ quyền của Ukraina, trong khi chính vấn đề tuyệt nhiên không cần thiết phải là hợp nhất với EU.  

Mới đây phó ngoại trưởng Nga Alexey Meshkov tuyên bố rằng Ukraina cần có quyền tự do lựa chọn trong vấn đề hợp nhất với EU, thay vì là chọn điều này sưới ảnh hưởng của EU, như thế có nghĩa là can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước.

Ngay trước đó, phó Ttg Ukraina Nikolai Azarov tuyên bố rằng Kiev sẽ sớm ký thỏa thuận gia nhập EU. Nguồn tin ở Brussels nói rằng EU hy vọng ký thỏa thuận tại hội nghị song phương nhóm họp trong mùa xuân năm 2014 tới. Cùng lúc đó Azarov tuyên bố Ukraina đã đạt được thay đổi bổ xung trong thỏa thuận với EU, thay vì là xem xét lại văn bản thỏa thuận. Theo ông ta, điều đó là cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của nền kinh tế Ukrainas và lĩnh vực nông nghiệp của đất nước.

Sau khi đàm phán với phó Ttg Sergey Arbuzov, Ủy viên phụ trách chính sách mở rộng EU Stefan Fuele tuyên bố EU đồng ý với Ukraina về “lộ trình” chuẩn bị và áp dụng thỏa thuận.

Trước đó các chính trị gia EU đã bằng mọi cách làm để người ta hiểu rằng họ ít quan tâm đến đối thoại nội bộ Ukraina hơn là  để Kiev ký kết thỏa thuận gia nhập trong mọi điều kiện. Rồi một loạt các nhân vật EU công khai nói rằng để có tương lại châu Âu Ukraina cần phải có chính quyền mới.

Tuy nhiên, không phải cả EU tin rằng Ukraina đã phạm sai lầm, khi từ chối ký kết thỏa thuận. Trong số những người cho rằng Kiev đã đúng, có nhà lãnh đạo “Mặt trận dân tộc Pháp”.  Đảng do bà đứng đầu kiên trì phản đối quá trình sát nhập EU, đòi hỏi Pháp được độc lập hơn với EU và với các tổ chức quốc tế.

Marin Le Pen nói về quan điểm của mình về việc Ukraina gia nhập EU trong phỏng vấn với tờ “Quan điểm”.

QĐ: – trong chuyến thăm Sevastopol mùa hè qua, bà nói về việc sát nhập EU của Ukraina,  rằng bà coi đất nước như bạn bè và "đừng mời bạn bè vào ác mộng". Kể từ đó liệu bà có thay đổi quan điểm không?

Marin Le Pen: – Dĩ nhiên, không. Đầu tiên, tôi nghĩ, chẳng có tý ý nghĩa nhỏ nào để Ukraina vào Liên minh châu Âu. Thứ hai, tôi nghĩ, đối với EU cũng chẳng có tý ý nghĩa nhỏ nào để tiếp tục mở rộng vào lúc này, khi mà chính nó đang trong tình trạng hoang tàn và sụp đổ.

QĐ:– Bây giờ bà nhận thấy, điều gì đang xảy ra ở Ukraina?

Marin Le Pen: – Vân, tối thấy, nhưng không có nghĩa là báo chí Pháp, theo cách nào đó anh không nói là không thiên vị.

QĐ: – Bà có thể đánh giá hành động của TT Ukraina Victor Yanukovych như thế nào?

Marin Le Pen: – Tôi không đặt mình vào vai trò điều khiển những vấn đề nội bộ của quốc gia có chủ quyền. Nhưng ở đây tôi lấy làm ngạc nhiên, ở chỗ EU đã dựa trên quan điểm của vài chục nghìn người biểu tình, tuyên bố tính không hợp pháp của tổng thống Ukraina. Và tôi thấy còn ngạc nhiên hơn khi chú ý đến một thực tế, như tôi nhớ, năm ngoái một và nửa triệu người Pháp đã xuống đường chống lại tổng thống Francois Hollande, mà tôi không nghe thấy EU đòi hỏi Francois Hollande từ chức hay buộc tội ông ta không hợp pháp. Nếu như có bất đồng giữa một bộ phận dân chúng Ukraina và tổng thống – họ hãy bầu cử. Nhưng đòi hỏi TT Ukraina từ chức một cách vội vàng dựa vào người biểu tình – tôi thấy điều đó là lạ lùng. Ở Pháp năm ngoái có biểu tình rất đông, nhưng chẳng có ai đưa ra đòi hỏi nào tương tự.

QĐ: – Bà nói mình cho rằng không có quyền phán xét các vấn đề nội bộ của các quốc gia có khác. Tuy nhiên một số lãnh đạo EU và Mỹ hiện đến Kiev và công khai bước trong đám đông Maidan. Bà có cho rằng đó là can thiệp vào vấn đề nội bộ của quốc gia có chủ quyền?

Marin Le Pen: – Tất nhiên. Tôi cũng rất sốc khi ngài Fabius, ngoại trưởng Pháp, định tiếp nhận phe đối lập Ukraina. Tôi thấy, tuy nhiên, là ông đã hủy cuộc gặp này, nhưng tôi thấy điều đó rất sốc. Điều như thế không thể xảy ra. Hoặc luật lệ quốc tế không tồn tại.

QĐ: – Bà nghĩ gì về yêu cầu gần đây của Kiev, nói rằng thỏa thuận với EU sẽ được ký kết trong trường hợp Ukraina nhận được giúp đỡ tài chính với qui mô 20 tỷ euro từ EU?

Marin Le Pen: – Tôi không rõ, mức độ tin cậy như thế nào của đề nghị này.

QĐ: – Nhưng sau tất cả EU chẳng cho Ukraina, cái mà Yanukovych đề nghị từ EU...

Marin Le Pen: – Tôi hiểu. Một số nhà phân tích cho rằng TT Yanukovych đưa ra đề nghị này là để EU từ chối nó, để chứng tỏ cho dân chúng Ukraina thấy [B]lộc trời tiền bạc[/B], mà người Ukraina trông đợi từ EU, thực sự là – ảo tưởng. Nhưng tôi không biết, cái gì là tự nhiên của đề nghị này, liệu nó thành thật không, hay là một bước chiến thuật, theo nhìn nhận về tất cả những gì diễn ra ở Ukraina ngày nay... Tôi không biết, tôi không có đủ thông tin về vấn đề này.

Marin Le Pen: – Theo bà, EU có thực sự sẵn sàng chấp nhận Ukraina trong vòng tay của mình? Bên cạnh đó, Ttg Anh David Cameron đã cảnh báo cái gì gần đâynhư là không cho phép Anh chấp thuận cho Bulgaria và Romanian gia nhập EUthậm chí là điều này phá vỡ nguyên tắc của EU?

Marin Le Pen: – EU không có khả năng theo bất cứ cách nào hiện nay để chấp nhận bất cứ quốc gia nào như thế. EU thực tế đã tan rã và chính nó đang trải qua những vấn đề trầm trọng với các quốc gia mới gia nhập gần đây – Bulgaria và Romania. Bất cứ “cửa sổ" mới nào cho các nước mới nào đều sẽ chỉ góp phần vào gia tăng sự suy nhược của EU.

QĐ: – Nhưng, ví dụ, Ba Lan đã vào EU được 10 năm trước. 10 năm trước mức độ phát triển của Ukraina và Ba Lan là ngang bằng, hơn thế, dân Ba Lan đã sang Ukraina để mua hàng hóa. Hiện giờ mức độ phát triển của Ba Lan còn không bằng Ukraina.

Marin Le Pen: – Vấn đề là ở chỗ, "các nước mới", có trình độ phát triển kinh tế quá không giống châu Âu cũ, đã nhận được hàng trăm tỷ euro trợ giúp. Sự giúp đ như thế kéo dài một vài nămNhưng khi đã thay bánh mỳ đen thành trắngNgày nay EU đã chẳng còn thêm tiềnNó đã không còn giàu cónhư 10 năm trước kiaTừ điều nàynếu Ukraina hy vọng gia nhập vào EUsẽ có lộc trời đ vào họnhư là đã đ vào Ba Lan từ trên trờihọ bị nhầm.

QĐ:– Như thế nàotheo quan điểm của bà, có thể là lối thoát tốt nhất cho Ukraina ra khỏi tình cảnh hiện nay?

Marin Le Pen: – Lối thoát tốt nhất khỏi bất cứ cuộc khủng hoảng chính trị nàolà bầu cửTheo biện pháp cực đoan, điều đó giải quyết được vấn đQuan điểm của tôinếu quá trình đàm phán giữ phe đối lập và các đảng phái lớnkhông dẫn đến lối thoát cho khủng hoảngthì cần thiết phải tổ chức trưng cầu.

QĐ: – Phe đối lập vừa đòi Yanukovych bầu cử sớm.

Marin Le Pen: – Như thế là rất tốt! Nếu như trong khuân khổ đối thoại giữa  chính quyền hiện nay và phe đối lập đi đến quyết định tổ chức bầu cử - đó là một. Nhưng nếu EU đòi hỏi cuộc bầu cử này – đấy là vấn đề hoàn toàn khác. EU không có quyền đòi hỏi họ điều gì tương tự như thế.

QĐ– Một ngoài lề nhỏ... Tạp chí Forbes ghi nhận TT Nga  là "người có ảnh hưởng nhất trên thế giớitrong 2013. Bà có đánh giá như thế nào về hoạt động của Putin?

Marin Le Pen: – Không nghi ngờ gì, Vladimir Putin trả lại cho Nga thành một xã hội đất nướccó ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của thế giớiVà đó là điều gì đó mới mẻ. Tôi nghĩ vào lúc cuộc khủng hoảng Syrian Nga đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thế giới ngoại giao, vị trí mà Nga, có lẽ, đã để mất trong quá khứ. Không nghi ngờ gì, năm 2013 Vladimir Putin đã hành động trong đấu trường địa chính trị, như một người rất có tầm ảnh hưởng.



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...