Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa Kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa Kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng

MỸ TỞM!

Alexander Romashov, người viết bài này từng sống ở Mỹ 6 tháng, làm cho công trường xây dựng, sửa chữ cho 1 tòa báo và làm cho 1 tiệm ăn TQ, từng đi từ New York đến Florida bằng xe tải, từng thử lừa 1 nhà băng Mỹ. Tuy nhiên anh ta may mắn vì đã không từ bỏ công dân Nga, vẫn còn hộ chiếu và căn hộ. Đó là lý do để còn có thể quay về và nói đôi điều về Mỹ.

Anh ta viết bài này với hy vọng, ai đó muốn đến Mỹ có được lời khuyên quan trọng để họ có nên đi hay không.


Cửa hàng và hàng hóa thô thiển

Đầu tiên muốn nói về cửa hàng. Chúng tôi từng có hầu hết các cửa hàng đáng mơ ước. Lẽ tự nhiên, những gã ngốc nghĩ hàng hóa Mỹ là tốt nhất. Nhưng thực tế mọi thứ chính xác là ngược lại. Không thể nào tìm thấy hầu hết mọi thứ cơ bản như ở Moskva cùng chất lượng và loại. Giá cả thì cao. Đồ radio và máy tính cao gấp 1,5-2 lần. Nhiều người vẫn dùng máy tính 486 có giá ngang Pentium-2 ở Moskva!

RAM máy tính đắt gấp đôi. Ổ cứng và màn hình thì đắt hơn 25% do thuế. Bàn phím là 1 điều hài hước – giá đến 30 đô (ở Mát 3-6 đô). Máy ghi hình ở Moskva giá 250-300 đô, còn New York ít nhất phải 400-450 đô. Hầu như chẳng ai có máy ghi hình. Thật khó tin, nhưng trên đường phố hầu như cấm mọi thứ. Ai không biết thì sẽ sớm gặp cớm phù hợp.

Quần áo rẻ hơn chút. Nhưng cũng ít lựa chọn hơn, đó là thực tế. Thật không may, dù chỉ không nhiều, tôi mất 3 giờ để chọn 1 đôi giày đúng ý.

Bánh mỳ thì như cao su, thật là lừa đảo, tồi tệ hơn Moskva cả trăm lần. Sữa ở Mát ngon hơn, còn cam và táo gần giống. Đó là tôi nói về hàng nhập khẩu.

Ai nói về hàng trăm loại xúc xích là vô nghĩa. Đúng là có khoảng 50 loại khác nhau. Nhưng chỉ là những loại họ không thể mua… người ta chỉ có thể mua được 1, 2 loại. 48 loại kia rất đắt đỏ, đắt hơn 10 lần và đơn giản là họ không thể mua (hay chỉ mua 1 mẩu vào ngày nghỉ). Vì thế, chẳng hề có "tự do lựa chọn 50 loại xúc xích khác nhau”. Với thu nhập bình thường, bạn chỉ có thể chọn mua 1, 2 loại.

Giao thông tồi

Tàu điện ngầm ở Mỹ bẩn như chuột chạy giữa 2 cái ray, dơ dáy và đáng xấu hổ. Hình dáng thì gớm như cái thùng rác. Tàu điện ngầm thường trèo lên trên mặt đất, những cái trụ sắt lắc lư trong gió thật chẳng thích hợp. Các thanh tà vẹt thì dài ngắn khác nhau như thể làm dối thế nào đó. Thật là!

Tàu điện ngầm Mỹ thường 30 ph đến 1h mỗi chuyến, còn ở Mát cứ 1, 2 phút 1 chuyến! Ở New York tàu điện ngầm cũng chạy suốt ngày đêm, nhưng buổi tối thì phải đợi tàu cả giờ. Vì sao đó người ta rất ít đi tàu điện ngầm? Tất cả đều sống trong những ngôi làng có nhà 1-2 tầng, ít người đi và xe buýt cũng vơi đến nửa.

Vé tàu điện ngầm rất đắt, 1,5 đô 1 lượt. Đi và về mất 3 đô lại không có sơ đồ nên khó chọn tàu để đi đến nơi. Phát thanh ở nhà ga thì giọng negro không rõ ràng đến nỗi người Mỹ còn phải hỏi thì làm sao tôi biết. Cũng chẳng hề có radio thông báo ga đến. Nhìn tên ga đến cũng khó vì nó in nhỏ trên cạnh cột, cần phải đến gần và nhìn căng cả mắt để xem viết cái gì. Nhìn chung, rất khó khăn để định hướng đường đi dưới tàu điện ngầm.

Tàu điện ngầm Mỹ chạy rất chậm. Dừng rất nhiều vì các bến rất gần nhau. Khoảng cách giữa các bến chỉ 5 phút đi bộ. Vì thế để đến khu Manhattan mất đến tiếng rưỡi. Còn ở Mát giữa các bến chạy nhanh cũng mất 20 phút.


Xe buýt Mỹ cũng rất đắt, vé đến 1,5 đô lại hiếm và chạy chậm như đi bộ. Xe có cái cửa sổ đặc biệt như thấy ở khắp Mỹ, để nâng xe lăn cho người tàn tật. Như thể đối xử rất tốt với họ, nhưng người bình thường lại không thể đi khám hay có được điều trị y tế cơ bản hay thậm chí là gọi xe cấp cứu!

Ngoài ra, bên Mỹ có lắm người tàn tật và nhiều cả những kẻ giả tàn tật ngồi xe lăn điện. Hàng bầy họ khắp mọi nơi – trên phố, trong các tòa nhà. Tôi thấy lạ sao lắm người tàn tật đến thế? Nhưng không có ai giải thích rõ ràng chuyện này. Họ nói ở Nga, người tàn tật ẩn trong những ngôi nhà đặc biệt nên không thể thấy họ, còn Mỹ, như họ nói là bình đẳng. Nhưng điều này không thật! Tôi không tin có nhiều người tàn tật ở Nga, còn ở Mỹ, nhiều như thế có thể nguyên do là thần kinh, lạm dụng thuốc an thần và các loại thuốc khác. Vì thế mà lắm người tàn tật.

Xe hơi dở

Mỹ từng tuyên bố: "Nước Mỹ trong thập kỷ 60 đã đạt đến mức mỗi gia đình có 1 cái xe hơi!". Còn ở Mát hiện nay đã ngon hơn Mỹ cả trăm lần. Có thể là 200 lần nhưng ít nhất không ít hơn 100. Thực sự ở Mỹ ít người có thể mua cho mình 1 cái xe hơi. Xe thường đắt và không hợp với thu nhập của phần đông hộ gia đình. Họ đã nói dối để tạo ra “hình ảnh” nâng tầm uy tín nước Mỹ.

Cũng tương tự, nước Mỹ thường to còi hô hào về “tự do” và các thể loại khác tương tự - điều này dối trá 100%. Mỹ là quốc gia cảnh sát toàn trị, nơi dân chúng giống như nô lệ, sợ hãi với mọi tiếng động. Ví dụ, con của Khrushchev di cư sang Mỹ, anh ta muốn nuôi dê trong trang trại nhưng không thể! Nếu anh ta cố thử, sẽ có ngay mấy thằng ngu như con dê đến hỏi thăm con dê của anh ta. Chúng có khắp mọi nơi, hoặc con dê anh ta cần chăm sóc hoặc anh ta cần cớm chăm sóc.
 

Còn xe hơi, đúng là bạn có thể tìm thấy 1 cái giá 300 đô la, thậm chí là nhìn nó còn tốt hơn cái mới của tôi. Tất cả là nhờ công nhân và người Mỹ đã lao động như nô lệ. Nhưng bạn đừng mua cái xe giá 300 đô la, bởi cái xe như thế phải đóng phí bảo hiểm 3000 đô la mỗi năm. Nhưng xe giá 3000 đô la chỉ phải đóng phí 1500 đô mỗi năm. Kiếm được 3000 đô mỗi tháng ở Mỹ khó khăn hơn ở Mát nhiều.

Bảo hiểm là cái gì nhể? Đó là chi phí trả cho chính phủ để bạn có quyền lái xe. Còn để có nó, là cả 1 câu chuyện dài, tiếp đến là bạn mua xe, nhưng nếu bạn không chịu đóng bảo hiểm, thì ngay lập tức bạn đếm lịch nhiều năm trong tù. Ở Mỹ tội như thế là loại khủng, giết người ở Mỹ chưa chắc phải ngồi tù nếu chịu trả tiền, còn không đóng bảo hiểm là ngồi tù.

Bạn muốn lái xe đi làm? Đôi khi cũng không thể! Ở Manhattan, nơi rất nhiều đấng bằng cấp và thu nhập cao, bạn chỉ có thể kiếm được chỗ đỗ xe 8 đô mỗi giờ. Nghĩa là 80 đô ban ngày. Điều này chỉ có nhà giàu làm được, vì mức lương trung bình còn thấp hơn 8 đô 1 giờ. Bạn chỉ có thể lái xe qua khu Manhattan ngắm các tòa nhà cao tầng và không dừng ở đâu cả. Nếu đỗ không đúng chỗ, vé phạt là 200 đô. Chỉ có taxi và xe gắn biển license có thể đỗ tạm thời ở Manhattan. Vì thế ở Manhattan chỉ có độc taxi và xe buýt.

Ngay cả chuyện lái xe đến thành phố khác cũng có vấn đề, thường là khó đối với người bình thường. Phí giao thông! Nó quá đắt đỏ, mỗi cây cầu bạn đi qua phải trả 4-7 đô la, mỗi 100-200 dặm hay mỗi khi đi qua ranh giới các bang cũng tốn chừng đó. Mọi con đường ở Mỹ đều phải trả tiền. Nghỉ ở Motel giá 50 đô mỗi tối. Xăng 20 đô mỗi lần đổ đầy bình còn đồ ăn nhanh ở quán ven đường 15 đô 1 xuất.

Dường như bạn sẽ thích cao tốc? nhưng không thể dừng xe trên đường, để dừng xe, phải đến trạm xăng hay lối rẽ vào thị trấn. Dừng xe ven đường để ngắm cây cối hay đi tè là không thể. Cớm sẽ đến ngay. Ở xứ Nga thiếu tự do thì điều này thỏa mái, nếu muốn, bạn cứ tấp xe vào lề đường. Còn ở đây, làm thế là 1 số tiền ra khỏi túi bạn ngay.

Thường nghe nói rằng cớm Mỹ rất liêm khiết và không bao giờ nhận hối lộ. Đơn giản là họ chỉ có quyền viết phiếu phạt. Bạn có thể kiện cáo việc phạt ở tòa án, bạn có thể thắng kiện nếu chịu thuê thầy cãi 50 đô la mỗi giờ, còn không, phải trả tiền phạt và cả án phí.

Y tế khủng

Người Mỹ bình thường không thể gọi xe cấp cứu. Nếu bệnh thực sự nặng thì họ gọi xe dịch vụ (1 loại taxi riêng) đến bệnh viện. Phí ở phòng tiếp tân 170 đô. Khám hay xét nghiệm cơ bản 800 đô. Mổ ruột thừa 8000 đô.

Nếu như bạn không có bảo hiểm, đừng hy vọng ai đó cứu mình. Bảo hiểm y tế tốn 300-400 đô mỗi tháng và cũng chẳng ai thèm đóng. Họ cứ thế mà sống mặc kệ Obamacare. Người hưu trí, tuy nhiên có y tế miễn phí gọi là Medicaid. Nhưng đây là trò lừa, đám nhân viên y tế sẽ gọi họ đến bệnh viện hàng tháng, chỉ để xem người ta đã chết hay chưa và thanh toán bảo hiểm. Không sống thì càng tốt vì chẳng phải thăm khám. Do đó, bệnh viện toàn người nghỉ hưu.

Vậy tại sao không nên gọi khẩn 911 hay gọi cấp cứu? Điều này là cả 1 chuỗi dài.

Một hôm tôi thấy gần cửa hàng có 2 xe cảnh sát chớp đèn, 2 xe cứu hỏa phong tỏa lối vào và 3 cái xe cấp cứu. Đám đông vô công dồi nghề nhìn hiếu kỳ. Tôi nghĩ, ít nhất có bọn cướp nào đó bắt con tin nên cũng xen vào đám đông. Nhưng chẳng có gì. 5 phút sau, họ bước ra với một ông già trong tay và đưa vào xe cấp cứu, mang đi.

Hóa ra là ông già ngã bệnh trong cửa hàng, người ta gọi cấp cứu. Họ gọi số 911, thế là cả cứu hỏa lẫn cảnh sát đến thành 1 đám huyên náo. Tại sao? Bởi ông lão khốn khổ phải trả tiền, đó là 2000 đô la. Ông ấy nghèo - hình như thế, nên không có số tiền này, ông lão bị treo trả chậm hàng tháng mỗi lần 200-250 đô. Đó là món nợ trời ơi.

Do đó đừng cố gọi cấp cứu ở Mỹ để bị đến 2 cái xe cứu hỏa, 2 xe cấp cứu, 3 xe cảnh sát đến chăm sóc với cái hóa đơn trời ơi 2000 đô la. Cái hóa đơn này, nếu bạn không trả, nó sẽ tồn tại cho đến khi bạn xuống mồ.

Đó là y tế kiểu Mỹ. Bạn có muốn được y tế Mỹ chăm sóc không? Tôi thì không!

Quan hệ khiếp

Nói chuyện ở Mỹ rất gượng ép, hoặc là chèn ép kẻ đối thoại, hoặc là chém gió. Người Mỹ không hiểu ngoại ngữ nào khác. Không chỉ là trường hợp xảy ra với Yugoslavia mà là chuyện hàng ngày.

Có lẽ bạn không tin điều này. Nhưng nó là bình thường ở Mỹ, người ta cần nó, ví dụ, để làm việc và để lấp đầy não. Ví dụ, tôi chém là ông hoàng, tôi có 3 căn nhà, có tài khoản trong mọi nhà băng, có du thuyền và vân vân… điều này là bình thường ở Mỹ. Nhìn chung, người Mỹ thích chém gió, thích nói dối và rõ ràng họ tự dối mình. Những điều này chẳng có nghĩa lý gì, có thể cười họ và nói rằng, mày câm đi, tao mệt rồi! Nhưng rất hay gặp.

Ở Mỹ có những cơ quan đầy quyền lực. Loại như Gaishnik ở Mát chỉ là đám trẻ so với côn đồ Mỹ! Tôi tự nhiên thấy yêu cớm Mát ghê gớm và thích đưa tiền hối lộ cho họ sau trải nghiệm ở New York. Ở đó họ đòi đủ loại giấy tờ và thông tin, mà có cả 1 đống công quyền Mỹ đòi điều này khiến tôi phải đợi giấy tờ qua email. Khi quay lại, cần phải cư xử 1 cách thích hợp. Nếu bạn đến và đề nghị giúp 1 cách lịch sự, thì họ chỉ tống bạn ra và nói không có đủ cái gì đó và cái gì đó nữa. Do vậy không nên làm thế.

Cần phải biết khi đến đó, là ngay lập tức họ bắt đầu vặn vẹo và họ chỉ bác bỏ hay đe dọa. Bạn cần biết sẽ gặp đe dọa, đe dọa sẽ khác nhau trong các trường hợp khác nhau, ví dụ, có kẻ sẽ nói gọi điện cho quản lý của bạn ngay bây giờ, bảo bạn không biết cách giao tiếp với khách hàng và lăng nhục họ - tại sao bạn không mất việc. Nhưng ở Nga, các sĩ quan không luôn luôn như thế. Ở Nga, đôi khi các viên bảo vệ nergo không đuổi những kẻ hò hét và chiếm cứ lãnh thổ của người khác. Hay đơn giản là chán ngấy, không muốn đứng ra đưa yêu cầu. Nói cách khác, ép bạn theo luật là không đạt mục đích. Bạn biết đấy, tôi có thể, nếu cần, đe dọa và gây rối. Nhưng tôi không thích sống như thế!

Lương ở Mỹ so với

Nếu bạn có 10 đô la trong túi và không nợ ai, bạn giàu hơn 1/3 người Mỹ.

Đã từ rất lâu nghe nhàm chán cái gọi là “tiêu chuẩn Mỹ”, “lối sống Mỹ”. Còn thực tế, tiêu chuẩn Mỹ thấp kém hơn Mát 10 lần. Hãy so sánh:
 

Lương số đông ở Mỹ chỉ 6-7 đô 1 giờ làm, rất nhiều việc làm là bán thời gian không đủ ngày 8h hay 22 ngày/tháng. Có những mức chỉ 3-4 đô la 1 giờ. Nếu đi làm lâu, ví dụ trên 1 năm, có thể kiếm 6 đô/giờ (thuần 5 đô), hay thậm chí 7 đô/giờ (thuần 6,25 đô). Như vậy, lương này 1 tháng khoảng 1000 đô. Đó là hiếm rồi, cơ bản, lương sẽ được khoảng 800 đô. Và chi tiêu phụ thuộc vào nơi bạn ở:

1. Nếu ở phòng trọ với 3 ông bạn (không phải căn hộ!), Bạn không dùng điện thoại và làm việc (ví dụ, cho công trường xây dựng), thì tốn 150 đô cho chỗ ở, và 100 đô để ăn. Bạn có thể để dành số tiền 750 đô mỗi tháng. Nhưng con số tiết kiệm thực sẽ nhỏ hơn, độ 500-600. Trong trường hợp này, bạn vẫn kiếm được gì đó dù sống như nô lệ.

2. Nếu bạn thuê 1 phòng (300 đô 1 tháng) và dùng điện thoại, sẽ tốn vào điện thoại 60-80 đô, cộng với đi lại 63 đô, cộng ăn 100 đô. Nếu không thuốc lá hay bia rượu, chi phí 1 tháng là 543 đô. Dường như bạn còn 450 đô. Nhưng thực tế ít hơn, vì chi phí thêm khác, như giấy tờ và thông tin mất 30-40 đô. Thực sự từ 1000 chỉ còn 200-250 đô. Nếu lương là 800 thì thực ra chẳng còn gì.

Còn những khoản khác, tìm việc tốn 600 đô, phí cho tổ chức môi giới việc làm 300 đô. Tiết kiệm thực 1 tháng chỉ còn 100-200-300 đô.

Còn phải chi những gì nữa? Thực tế là đến người Mỹ cũng chẳng tiết kiệm được gì. Bảo hiểm y tế 300-400 đô/tháng, bảo hiểm xe hơi 2000 đô/năm, vé xem phim 50 đô, quần áo, đồ dùng 30-40 đô. Khoản 100-200-300 đô bên trên coi như hết sạch!

3. Thuê căn hộ tốn 650 đô/tháng. Trên 650 là loại sang, có bếp, wc và lối đi riêng. Căn hộ kiểu này, 2 phòng thời Khrushchev ở Mát có giá thuê 1200-1500 đô la. Nhưng để sống trong căn hộ, cần có giấy tờ tốt. Căn hộ như Khrushchev được coi là xa xỉ ở Mỹ, người Mỹ gọi là "dinh thự", họ thường thích loại này, nhưng để ở, phải có thu nhập tối thiểu 2000-3000 mỗi tháng.

Vì thế đối với đa số dân Mỹ, họ sống trong nhà gỗ ép ở ngoại ô (thậm chí nhà tấm phibro xi măng, lều lụp sụp trong bùn, cùng dạng tranh tre vách đất). Tường của nhà loại này cảo lở ra bằng móng tay và không thể treo 2 cái áo lên 1 cái móc vì đơn giản là nó long ra, rơi xuống đất. 99% dân Mỹ sống trong những “căn nhà” như thế.



Các tòa nhà chọc trời ở Mỹ hầu như rất ít người sống. Trước tiên, mặt bằng của nó nhỏ, chỉ như những cái tháp ở trung tâm kéo qua vài con phố. Phần còn lại của 1 thành phố là nhà tấm phibro. Các tòa nhà cao là văn phòng. Nếu tính diện tích sàn, nhà cao tầng ở Mỹ chỉ chiếm 5% diện tích (tính loại 3 tầng trở lên). Phần 95% còn lại là những căn nhà lụp sụp, chắp vá bằng vật liệu tạm bợ như gỗ, ván ép, tấm lợp phibro cùng với gián và chuột. 99% người Mỹ sống như thế.

Người Mỹ giàu! Tất nhiên có họ nhưng chỉ là số ít ỏi. Ở các thành phố Nga, phổ biến là các căn nhà 5 tầng, 9 tầng, ngược lại, nhìn chung 1 thành phố Mỹ nhìn như thế này: Nếu trên bản đồ, trung bình 1 thành phố Mỹ có đường kính 5 cm, thì khu nhà cao tầng chỉ là 1 cái chấm có đường kính 0,5 cm ở tâm đường tròn đó. Phần còn lại là nhà tạm bợ, lụp sụp, cổ lỗ. Dĩ nhiên, có chỗ nào đó nhà cửa rất sang trọng, giàu có, nhưng không phải quen thuộc với 99% dân Mỹ.

Đó là lý do tại sao nếu được chọn, tôi sẽ chọn sống ở Moscow và thu nhập 500 đô 1 tháng thôi. Để tương ứng với mức sống ở Moscow, anh người Mỹ phải kiếm được 5000 đô 1 tháng. Chỉ có kỹ sư bậc cao, bác sĩ, quản trị, CEO, nhà lập trình hay chuyên gia Mỹ mới có mức lương này.

Nhưng chớ vội, khi kiếm được 5000 đô/tháng ở Mỹ thì 38% số đó phải nộp thuế. Phần còn lại là ít hơn 3000. Tốn 1000-1200 cho căn hộ hạng sang, điện nước, sưởi tốn 100 đô nữa, điện thoại thêm 80. Số còn lại chỉ có 1800. Bảo hiểm y tế tốn thêm 400 – còn 1400 đô. Ăn hơn 100 – còn 1300. Bảo hiểm xe hơi 200 còn 1200 đô. Bạn phải nộp phạt giao thông chứ? Mất 100-150 (mọi tay lái nói ít hơn thì chẳng phải dân lái xe). Nếu như lại vay nợ mua xe, mất thêm 300-400 1 tháng trả gốc lẫn lãi. Số còn lại chỉ là 800, làm thế nào để nuôi gia đình, có con? Ở Nga, hiện người ta thu nhập phổ biến quanh con số 800 đô.

Lương 5000 nhưng thu nhập thực sau chi phí ở Mỹ chỉ còn rất ít. Như ở Mát, nhiều người có lương 5000 đô 1 tháng, nhiều hơn cả số đó ở New York.

TV tởm

Nhớ 1 câu rằng mọi thứ ở Mỹ đều là dối trá. TV cũng vậy, nên bất cứ cái gì quan chức Mỹ nói, chính khách hay tổng thống Mỹ nói – cũng đều dối trá. Nếu ai đó nói ở Mỹ có 40 kênh TV,
nói cho vuông đó là dối trá. Bạn chỉ có thể bắt được 3-4 kênh, những kênh này có cái gì, hãy xem.

Trên các kênh đó là đàm luận, quảng cáo cái gì đó, phim và hết - hầu như chẳng có gì. Không có cả tin tức. Tôi đã chán “Time” như thế nào? Khi mới đến, tôi thích và xem nó hàng ngày. Trên đó tôi muốn xem ít tin tức về Nga, nhưng chẳng có. Đúng là thời sự có vào giờ định trước, nhưng không phải lúc nào cũng xem được.

Cái gì trên thời sự? chương trình thời sự sẽ thông báo trong 10 phút về việc ai sẽ chơi trong trận chung kết giải bóng chày, thế mà toàn dân Mỹ đứng dậy nghe! Còn 5 giây sau họ kể về bệnh dịch ở Nga, nạn đói và dân chúng chết đói trên phố, vân vân. Họ nói Yeltsin gặp ai đó, còn điều gì xảy ra trên thế giới? họ nói không rõ ràng và rất chung chung – chẳng có gì so được với chương trình thời sự TV Nga. Đó là lý do tại sao, dân Mỹ không biết thế giới như thế nào. Tất cả dính vào điều này: cái mông nào đánh quả bóng chày? Có trúng hay không?

Còn phim? Thật tức cười. Phim trên TV chiếu 1 lần mỗi tuần. Người ta chờ để xem phim miễn phí. Một lần chiếu vào thứ 7 là bộ phim tôi đã xem ở Mát 10 năm trước, đâu tên như là "Thuê cảnh sát". Nó dài tận 3 tiếng! Nhưng phim này chỉ có 1 tiếng rưỡi, người ta cắt ra 10-15 phút lại lồng quảng cáo. Bạn có tưởng tượng được quảng cáo dài 10 phút tận!? Ngớ ngẩn! Lưu ý là ở Nga, quảng cáo không quá 3-4 phút. Còn ở đây, tất cả cứ ngồi từ 9 đến 12 giờ đêm xem phim miễn phí.

Còn 40 kênh thì sao? Dĩ nhiên là 40 kênh trả tiền. Mỗi kênh 40 đô. Có cả kênh Nga 40 đô/tháng cộng đầu thu 150 đô. Ai có thể xem?

Dường như có 1 trong 5-10 hộ sẽ mua 1 kênh giá 40 đô. Chẳng ai thậm chí xem 2 kênh trả tiền, trừ triệu phú. Họ đến nhà nhau, xem kênh Nga hay thuê phim. Hàng xóm thuê 1 bộ phim mới là cả 1 sự kiện! Họ kéo nhau đến xem! Cười và chỉ có thế, nếu phim không quá buồn.

Hóa ra, TV bình thường không có ở Mỹ.

Giải trí cũng không có nốt. Vé xem phim 50 đô nên chẳng ai đi. Chủ yếu là thuê phim. Cũng có 1 số rạp vé 8 đô nhưng tôi không tìm thấy mặc dù có chú ý tìm. Một ví dụ về giải trí: một lần tôi đi qua Dayton Beach. Lúc đấy đang có cuộc đua xe
nổi tiếng. Tôi nói với lái xe có biết giải đua Dayton không? Mê muội quá! (tôi biết chúng trong game). Rẽ vào xem thôi! Họ cười. Tôi hỏi: "Tại sao không, chúng ta đang đi ngang qua. Bỏ ra 100 đô và nhớ cả đời?" Họ nói đừng có lố bịch. Các bạn biết giá vé bao nhiêu không? 1000 đô! Tôi cứ tưởng giải đó có thể xem bình dân… Hóa ra tụ tập trong giải toàn triệu phú từ khắp nơi nước Mỹ…

Tại sao không bỏ Mỹ mà đi?

Sau tất cả, có câu hỏi: Tại sao không bỏ Mỹ mà đi hay dân nhập cư không quay về?

90% của cái gọi là dân tị nạn – dường như người ta tống cổ và họ đã ra đi. Họ là những kẻ đáng thương, những kẻ không có tương lai nhất. Họ bán căn hộ, bỏ lại hộ chiếu Nga, Ukaina, Belarus – họ sẽ không thể trở về, cũng chẳng còn chỗ nào để về. Tiền bán căn hộ ngay lập tức tiêu tan. Họ còn lại gì? Chỉ còn tự an ủi mình. Họ thấy vui để chấp nhận, nếu người ta nói cái gì đó về Nga tồi tệ - đó là bởi không làm ai ngồi đây bị tổn thương. Ví dụ, khi họ kể 1 người cha đói đã ăn thịt con mình.

Nói về hộ chiếu Nga. Có chút tự hào gì đó vì tôi đã mang nó sang Mỹ. Tôi sợ đánh mất nó nên luôn luôn giữ trong người. Và nó thực sự có giá trị lớn! Bạn không thể tưởng tượng có nó sẽ vui sướng đến thế nào – tấm hộ chiếu của đất nước tự do và xinh đẹp! Sau tất cả những gì vấp phải với dân Mỹ đểu cáng, tôi bắt đầu yêu tổ quốc mình, gia đình mình… Hơn cả thế - những gì người ta nói cho chúng tôi về Cộng Sản Mỹ chỉ là 1 nửa sự thật. Họ có toàn bộ sự thật về nước Mỹ suy tàn mà đã không nói cho chúng tôi!

Sau tị nạn là bước thứ 2 – bất hợp pháp. Sẽ có người đi làm khách bằng giấy mời hư ảo, nhưng không thể kiếm sống. Vấn đề chính, 100% lý do người tị nạn không thể hồi hương: họ không thể kiếm tiền. Họ đến Mỹ, nghĩ rằng có tiền và sẽ về quê, mua xe với nhà. Giờ họ không về được, vì nhìn láng giềng xấu hổ. Họ đã không đến Mỹ như ăn mày! (tôi cũng dằn vặt, nhưng mặc kệ và quay về đói rách). Hy vọng ra đi kiếm được tiền, họ bỏ visa quá thời hạn. Điều này có nghĩa là họ không bao giờ được phép quay về. Vì thế, họ cứ sống huyễn hoặc như thế - không thể kiếm tiền, và không thể có tiền để về…

Kiếm tiền ở Mỹ là không thể. Thu nhập chẳng hơn 6-7 đô 1 giờ. Ngay cả có công việc thường xuyên, đó là 1000-1200 đô mỗi tháng. Sau các khoản phải chi tiêu, còn lại 100-200 đô. Nếu phải tìm việc mất cả tháng (điều này thậm chí còn lâu hơn), thời gian sẽ cuốn trôi tiền bạc, bạn tiết kiệm được 600-800 đô đó là cả 4-6 tháng làm việc! Vậy thì cố mà giữ lấy việc làm ít nhất trong 1 tháng! Thôi, 1 tuần cũng được! Ôi! Thế mà họ nói kiếm tiền như thế nào nhỉ? Rất nhiều họ đặt ra cho mình kiếm 5-10 nghìn đô mỗi tháng và quay về. Nhưng rất ít làm được điều đó. Hầu hết không có công việc ổn định và không có cả thu nhập 1000 đô mỗi tháng.

Vì sao chỉ 1 ít nói ở Mỹ là tốt?

Điều này rất thú vị, những ai kiếm được việc tốt sẽ không nói thật bởi đơn giản là họ bị tống cổ đi và mất việc. Chẳng có tự do ngôn luận nào ở đây hết. Nga còn tự do hơn Mỹ 100 lần. Ai đó nói với tư cách cá nhân, rằng Mỹ tốt, một số người lại nghĩ đúng như thế bởi đã quá lâu họ chẳng biết gì về Nga. Đôi khi họ tự thuyết phục mình. Nhưng 100% các trường hợp, khi tôi bắt đầu gọi họ đến tranh luận và nói: "Được thôi, hãy so sánh ở đây và ở đó..." Họ mất 5 phút để nhượng bộ và đồng ý rằng họ đang ngồi sâu trong đống phân. Còn để thoát ra thì chẳng có cách nào. Và cả nước Mỹ là đống phân và dối trá từ đầu đến cuối. Không hề có ai thuyết phục được tôi ngược lại.

Nhiều người gọi điện về cho họ hàng ở Nga, hót giọng Mỹ đủ loại chuyện bịa đặt-như thể họ đang ở thiên đường. Hầu hết là do họ quá xấu hổ để có thể thú nhận đã ngu ngốc và bị lừa ở Mỹ. Một số còn dặn gia đình, để không ai kể họ đã ngu ngốc và đang sống thảm hại như thế nào.

Báo Mỹ nói gì về Nga?

Báo Mỹ nói cái gì về Nga? Tất cả là trộm cắp. Người cha đói ăn thịt con mình ở Samara. Khi tôi bảo chuyện này hoang tưởng, một ông cựu Nga nói: "Nhưng đấy là báo, họ viết trên đó, có nghĩa là đúng. Không, chúng tôi không về. Về đó có anti-Semitism." Tất cả bị thuyết phục rằng Nga rất anti-Semitism. Tàn sát.

Mặc dù vậy chỉ 5 phút sau, họ đã quên chủ đề này khi nhớ lại cuộc sống xưa: “Ôi! Tôi có căn hộ, những 5 phòng… Còn tôi làm kỹ sư chính… Chúng tôi đi nghỉ ở miền nam suốt… Ở Nga tôi có 1 cái xe ngoại và gara, đã cho… Ở đó là mọi người, bạn bè, hàng xóm như thế, tôi cảm thấy tuyệt vời làm sao… Ở đó chẳng ai lừa đảo…”

Nói dối ở Mỹ là tốt, thì dân nhập cư rất dễ bị lật tẩy. Chỉ cần nói với họ giống như thế này: "Này ông thích ở đây nhỉ, còn tôi đến đây và thấy bị đày đọa. Này, ở Nga tôi có ô tô, có căn hộ, công ăn việc làm, bạn bè, tôi đi nghỉ ở miền nam, chẳng bao giờ gặp vấn đề gì hết ... " Thế là ông ta bắt đầu khoe khoang ngay: "Đúng đấy! Tôi có nhà của mình, tôi nhìn chung làm quản lý, tôi đã gặp tổng bí thư, cả chủ tịch và đi nhà hàng với các nhà ngoại giao và các nghệ sĩ…” Còn sau đó ông ta ngưng lại và im lặng. 

Ra đi khỏi nơi đáng tởm

Để rời khỏi Mỹ, tôi đã làm quen với những kẻ lừa đảo, chúng tôi muốn lừa nhà băng – lấy tiền trên tài khoản đứng tên tôi và không trả. Khi đó tôi không được phép quay lại Mỹ nữa. Họ sợ nên đã lùi để không bị đau. Tuy họ không đánh kẻ trộm cắp, nhưng để cách ly tôi, họ đã cho tiền mua tấm vé ra đi.

Người Mỹ, các bạn biết đấy, giá trị con người ở Mỹ chỉ là họ kiếm được bao nhiêu tiền. Người vô gia cư (homeless) ví dụ, nhìn chung chẳng là cái gì hết, bất cứ viên cảnh sát nào cũng có thể giết họ. Còn phụ nữ, họ cũng chỉ vì kiếm được đàn ông nhiều tiền, nơi cô ta sẽ thuộc về họ. Phụ nữ đẹp là tài sản của kẻ giàu có.

Trở về Nga, tôi nhìn căn hộ 1 phòng, nó mới tuyệt làm sao. Để có được nó ở Mỹ là cả 1 đống tiền!

Đặt 2 cái va li xuống sàn nhà, những con gián Mỹ bò ra từ cả 2 chiếc. Thực sự là gián Mỹ! Tôi quăng va li qua ban công – chúng sẽ bò được 1 đoạn rồi chết! Vì băng giá Nga.


CHÚ XỊA THAO TÚNG VĂN CHƯƠNG MỸ!

Người ta biết rõ, tờ báo Economic có quan hệ dày đặc với thầy XỊA. Nhưng các lĩnh vực khác… cũng vậy.

Người ta biết chú XỊA “giúp đỡ” nhà văn Do Thái Nga Boris Pasternak đoạt giải Nobel với tác phẩm chống Liên Xô “Bác sĩ Pasternak”. Điều này nhiều người biết rồi. Nếu ai đó chưa đọc về điều này thì có thể xem ở đây, nguồn tiếng Việttiếng Anh trên trang của Washington Post;

Năm 2012, chú XỊA lại thú nhận Ernest Hemingway là điệp viên của mình. Hemingway là nhà văn nổi tiếng với tác phẩm “Ông già và biển cả”, từng đoạt giải báo chí Pulitzer năm 1953 và giải Nobel văn học năm 1954.

Điều này trái ngược với những gì các văn nô bồi bút nức nở: bên tây ấy à! văn chương cực kỳ tự do!

Trên trang web mà chú XỊA thú nhận có đoạn: Trong WW-II, Ernest Hemingway đã vui vẻ dành rất nhiều thì giờ và sức lực cho lĩnh vực tình báo hơn là bác ta theo đuổi văn chương 1 cách thông thường. Bác ta đã quan hệ với bộ phận tình báo đại sứ quán Mỹ ở Havana cũng như với ít nhất 3 cơ quan tình báo: Cơ quan Tình báo hải quân (ONI), Cơ quan tình báo chiến lược (OSS) và Cục điều tra Liên bang (FBI). Hơn nữa, đã đương đầu với tình báo Xô Viết lúc đó là NKVD.

Ảnh Bettmann/CORBIS: Hemingway (bên phải) và Martha Gellhorn
(thứ 2 từ trái sang) trên đường sang China năm 1941.

Nhà văn Miles Mathis cho ta biết toàn cảnh việc CIA thao túng vào lĩnh vực văn học.

Ông Mathis nói rằng nền văn hóa hiện đại về cơ bản là lập trình tinh thần” bởi thầy XỊA, một chi nhánh của Cartel nhà băng Illuminati. Việc tiêu hủy nghệ thuật truyền thống 1 cách hệ thống là có dụng ý để thúc đẩy "sự tha hóa", quan điểm của Satan rằng cuộc sống con người là vô nghĩa, tạp nham, tầm thường và xấu xí.

Mathis là một nhà văn xuất sắc và đa tài, ông đề cập đến nhiều điều lạ lùng ở thế giới phương Tây và khẳng định của ông về giả dối văn hóa hiện đại là đáng tin cậy. Cũng như nhiều nhà tri thức phương Tây khác, ông cảm thấy bị phản bội bởi hệ thống giáo dục và xã hội, bởi giáo phái Satan có tổ chức cao đã định hình xã hội Thần trí phương Tây.

Không chỉ có ông Mathis, một người khác là giáo sư Anh tại Providence College, Eric Bennett cũng vừa công bố tại Chronicle of Higher Education. Đó là đề cập đến Xưởng viết văn Iowa, mà khi đó mình là sinh viên 1998-2000.


Ảnh Iowa: 75 năm lò văn Iowa, nơi gieo trồng 
bồi bút chống cộng của chú XỊA!

Trong bài viết của mình, ông Eric Bennett thừa nhận rằng các chương trình văn học tại ĐH Iowa đã từ lâu được bảo lãnh bởi XỊA qua Farfield Foundation, Quỹ Rockefellers  và ACCF (Quỹ hợp tác nghệ sĩ và cộng đồng - The Artists and Community Collaboration Fund). Với sự giúp đỡ của XỊA, các văn bút Mỹ đã chĩa ngòi phụ họa công cuộc chống cộng.

Một trong những điều đáng chú ý của bài viết Bennett là nhận định này: Giới sư phạm văn chương sáng tác sau WW-II, không có ngoại lệ, đã đọc các tạp chí phê bình Partisan Review, Kenyon Review, Hudson Review Sewanee Review.

Họ hít thở không khí trí óc của New Critics, ở một mặt, và mặt khác là giới trí thức New York. Những xưởng này, trước đây là các xưởng viết văn thù địch, phản động Southern và Northern cùng những cái lò văn khác trong thập k1930 đã sát nhập trong thập kỷ 1950 thành “liên hiệp tự do” và tự bố cáo mình là “tầm cao trí tuệ”, thế nhưng ở vào thời điểm đó chỉ mới có các bài tiểu luận “học thuật” đăng trên 4 tạp chí, tất cả 4 tạp chí đó, cũng như Iowa, được tài trợ bởi Quỹ Rockefeller.

Như người ta biết, tất cả họ được tài trợ tiền bạc bởi nhiều tổ chức bình phong khác nhau của chú XỊA. Chính phủ Mỹ sử dụng cái thòng lọng tiền bạc để cố gắng kiểm soát những chương trình kiểu này, CQ Mỹ giữ giới viết lách trong cái chuồng nhỏ mà ông Bennett nói để cho họ thỏa lòng "được tôn kính và o bế đặc biệt, cá nhân, hoàn cảnh, bao bọc, tối giản."

Hay, nói cách khác, để giữ cho các nhà văn bị tước đoạt quyền sáng tác và trở thành nhỏ mọn. Thường xuyên bị nhồi nhét tuyên truyền từ trên xuống, bị thuyết phục tự tôn duy ngã, thường nhật, khiêm tốn sáng tạo là đức tính của nghệ thuật. Cũng như hội họa, khoa học, chính trị, và mỗi 1 thể loại khác, sự đảo lộn của cái bị đánh lừa như bản thân sự vật.

Bài viết của Joel Whitney đăng trên Salon A 2012 cũng cho biết các tạp chí Partisan Review và Paris Review bị ràng buộc bởi thầy XỊA.

Peter Matthiessen, cây tiểu thuyết và là nhà sáng lập tạp chí Paris Review, cũng đã thừa nhận điều này trong 1 cuộc phỏng vấn, rằng bác ta được thầy XỊA tuyển mộ ngay khi tốt nghiệp ĐH Yale năm 1953, và rằng tạp chí Paris là “vỏ bọc” của ông ta. Thông tin này đã được đăng thêm vào trang Paris Review tại Wikipedia, nhưng đó là một sự thừa nhận trơ trụi không có lời bình luận nào về việc XỊA đã như thế nào ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ mà tờ tạp chí này làm.

Peter Matthiessen cũng như George Plimpton – một sáng lập viên khác của Paris Review và cũng là điệp viên XỊA đã cố gắng bào chữa rằng những gì người ta biết được từ thầy XỊA là không thể tin được. Trong khi các cây văn khác cũng tự bào chữa cho mình về sự vô tội trong những năm ăn tiền của XỊA thập kỷ 60-70, khi nhà báo Tom Braden – chủ show diễn nóng Crossfire trên CNN, một cây viết ra lò từ xưởng văn Iowa và cũng được XỊA tuyển mộ tung hê hàng loạt văn sĩ ăn tiền và làm việc cho XỊA.

Ông Braden nói rằng tất cả giới viết văn và nghệ sĩ biết chính xác những gì đang xảy ra. Cuốn sách mang tên “Chiến tranh lạnh văn hóa - The Cultural Cold War” của ông Mathis xác nhận điều này nhiều lần.

"Khi các nghệ sĩ bị biến thành tay sai và công cụ của quốc gia, khi các nghệ sĩ trở thành thủ lĩnh tuyên truyền lý lẽ, tiến bộ bị bắt giữ, tài năng và sáng tạo bị hủy hoại."
TT Mỹ Eisenhower, 1954

"When artists are made the slaves and the tools of the state, when artists become chief propagandists of a cause, progress is arrested and creation and genius are destroyed."
President Eisenhower, 1954

Tham khảo:










Mỹ nếm trái đắng lá chắn tên lửa!

Lời giới thiệu: Thời Yeltsin, Mỹ mua được công nghệ radar mới nhất của Nga lúc đó: hệ thống radar hành không vũ trụ trên biển. Nó được ông tổng thống say xỉn Yeltsin bán rẻ mạt như 1 món quà kết tình bằng hữu.

Tự tin về khả năng công nghệ, người Mỹ phát triển  hệ thống này thành Sea-Based X-Band Radar (SBX) trên bệ di động Nga CS-50 và thuê Na Uy đóng để làm nền tảng quan trọng cho Hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ.

Còn bây giờ, thất bại đã bị phơi bày, nó giải thích tại sao, các quan chức Mỹ liên tục hối thúc các đồng minh đặt căn cứ lá chắn tên lửa trên đất liền, ngay sát các “quốc gia thù địch” Nga và TQ.

Những nỗ lực thời thượng về 1 thứ lá chắn đảm bảo để chống lại một cuộc tấn công tên lửa bắn lén, được các nhà hoạch định quân sự đặt cược vào các dự án tốn kém đã thất bại, để lại lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ trên đất Mỹ và 20 năm tụt hậu so với những gì người Nga đã làm với hệ thống phòng thủ vũ trụ của họ.

Thậm chí hệ thống mà người Mỹ phát triển dựa trên Sea-Based X-Band Radar được ví như cuộc chiến tranh giữa các vì sao 2 của ông Reagan.

Ảnh LA Times, dàn radar nổi SBX

Đó là khi các quan chức Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (Missile Defense Agency - MDA) dạt dào niềm hứng khởi thuyết phục Quốc hội về khả năng của công nghệ mới: Đó là radar mạnh nhất trên thế giới, họ nói với Quốc hội. Nó mạnh đến mức có thể phát hiện một quả bóng chày trên sân ở San Francisco từ phía bờ bên kia đất nước. Do đó, nếu Triều Tiên phát động một cuộc tấn công lén lút, SBX sẽ phát hiện ra các tên lửa phóng đến, theo dõi chúng trong không gian và dẫn đường cho tên lửa Mỹ đánh chặn để tiêu diệt chúng. “SBX là tiêu biểu cho 1 khả năng chưa từng có!” – giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa tuyên bố với Tiểu ban thượng viện như thế năm 2007.

Điều quan trọng là họ không biết, hoặc cố tình làm ngơ rằng 1 hệ thống như thế có quá nhiều hạn chế, chẳng hạn, tầm quan sát của nó rất hạn chế và không có cách nào để phân biệt 1 tên lửa thật với các mồi giả.

Trong thực tế, các radar nổi khổng lồ này – như tờ báo Los Angeles Times điều tra phát hiện đã tiêu tốn $2.2 tỷ trong cả dự án phòng thủ tên lửa trị giá $10 tỷ đã thất bại. Được cho là đi vào hoạt động năm 2005, thay vì thế, cho đến nay phần lớn thời gian nó nằm ở Hawaii và không hoạt động.

Dự án không chỉ phí tiền, mà còn để lại lỗ hổng trong phòng thủ quốc gia. Số tiền chi cho nó có thể đã đi theo hướng radar trên đất liền có khả năng lớn hơn để theo dõi tên lửa tầm xa, theo các chuyên gia, những người đã nghiên cứu vấn đề này cho biết.

Những sai lầm tốn kém đã trở thành thương hiệu của Cơ quan phòng thủ tên lửa. Trong thập kỷ qua, cơ quan này đã ném bỏ gần 10 tỷ USD vào SBX và ba chương trình khác mà lẽ ra đã phải chết hoặc bị loại bỏ khi chúng tỏ ra không khả thi. Mike Corbett, một cựu đại tá không quân, người giám sát hợp đồng của cơ quan này về hệ thống vũ khí từ năm 2006 đến năm 2009 nói "Anh có thể tiêu nhiều tiền đến kinh sợ và kết thúc chẳng có gì. MDA đã chi tiêu hàng tỷ và hàng tỷ vào những chương trình đó mà chẳng hề đi đến đâu."

Bốn chương trình xấu số là:

• Radar băng sóng X trên biển (Sea-Based X-Band Radar), sử dụng để theo dõi tên lửa tầm xa, phân biệt đầu đạn thật và mồi giả. Nó có thể bị đánh lừa, dẫn đến kích hoạt tên lửa nhằm vào mục tiêu giả, thậm chí có SBX còn tăng thêm nguy cơ bị tên lửa tấn công, khi hiệu quả đánh chặn rất thấp. Thất bại: tầm quan sát rất hạn chế do bán kính cong trái đất, không thể phân biệt tên lửa thật và giả. Trị giá 2,2 tỷ USD.

• La de hàng không (Airborne Laser) trên máy bay Boeing 747 tiêu diệt tên lửa bằng cách chiếu chùm tia la de hồng ngoại đốt cháy nó trước khi có thể phóng mồi bẫy. Thất bại: tầm hạn chế, máy bay phải bay rất gần mục tiêu (bên trong hay gần biên giới kẻ thù) để có thể tiêu diệt tên lửa, do đó la de Boeing 747 không có gì để bảo vệ chống các mối nguy hiểm khác. Chương trình bị hủy bỏ năm 2012. Trị giá 5,3 tỷ USD.

• Đầu đạn đánh chặn động năng (Kinetic Energy Interceptor), tên lửa được thiết kế để bắn từ mặt đất hoặc biển, tiêu diệt tên lửa đối phương trong giai đoạn đầu hành trình. Nhưng không phù hợp để bố trí trên tàu biển cũng như trên đất liền, cũng như và trên đất liền, giống như la de hàng không, nó cần phải bố trí gần với mục tiêu. Chương trình này đã bị bãi bỏ năm 2009, sau sáu năm phát triển. Trị giá: 1,7 tỷ USD.

• Xe mang nhiều đầu đạn (Multiple Kill Vehicle), một xe giải phóng nhiều đầu đạn đánh chặn (Kinetic Energy Interceptor) trên quĩ đạo và phá hủy chúng, kể cả đầu đạn giả. Sau 4 năm phát triển, các nhà thầu của MDA đã không thực hiện được dù chỉ 1 lần phóng thử. Chương trình bị xếp xó kể từ 2008. Trị giá: 700 triệu USD.

Cùng với chương trình SBX, hệ thống Future Combat System (FCS) của chính quyền ông Bush đã tiêu tốn rất nhiều tiền của mà kết quả gần như Zero.  Đã có rất nhiều chỉ trích về tính không thực thi của những dự án như vậy. Tuy nhiên các quan chức của Cơ quan Phòng thủ tên lửa vẫn bám vào những khái niệm kỳ lạ, không được chứng minh hay có thực tế cũng không hề phân tích nghiêm túc về chi phí và tính khả thi của họ. Cho nên cái khác là SBX kéo dài mãi sau này và đi cùng với việc thổi phồng mối đe dọa tên lửa Triều Tiên và Iran. Đã có sự đồng lõa để cùng hưởng lợi chi tiêu từ các thành viên Quốc hội, các cơ quan giám sát để họ kiên quyết bảo vệ cho chương trình, bất chấp mọi phản đối ngay cả khi các thiếu sót của họ trở nên rõ ràng.

Những kết luận về tính không khả thi đã xuất hiện trong các đánh giá trong hàng ngàn trang báo cáo của các chuyên gia, các cuộc điều trần trước Quốc hội và các hồ sơ theo dõi khác của chính phủ, cùng với các cuộc phỏng vấn hàng chục chuyên gia hàng không vũ trụ và quân sự.

"Quản lý tổ chức là một trong các kỹ thuật nằm trong cửa hàng sở thích của họ," David Montague, cựu lãnh đạo hệ thống tên lửa cho Lockheed Corp và là đồng chủ tịch của Học viện quốc gia tài trợ khoa học.“ Họ không biết thực chất cần lấy cái gì để làm một số thứ thành được việc." Điều này dẫn đến, ông nói, chương trình "thách thức các giới hạn vật lý và logic kinh tế."

Còn về radar SBX, ông Montague nói: "Nó lẽ ra đã không bao giờ được xây dựng!"

Tướng không quân nghỉ hưu Eugene Habiger, cựu lãnh đạo Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ và là thành viên của Hội đồng học viện quốc gia, nói sai lầm ngớ ngẩn của MDA phản ánh sự thất bại khi phân tích lựa chọn thay thế hoặc tìm cách dự toán độc lập.

"Họ hoàn toàn tắt ngấm la-la đất," Habiger nói.

MDA ra đời dưới thời chính quyền Reagan, họ có 8.800 nhân viên và ngân sách 8 tỷ USD mỗi năm. Các quan chức cao cấp, những người thúc đẩy bốn chương trình này đã bảo vệ hành động của họ như thể đã giúp tạo ra một loại tên lửa phòng thủ "kiến trúc" mới. Nói về SBX, họ bảo rằng nó ít tốn kém hơn so với một mạng lưới các trạm radar trên đất liền và có thể triển khai nhanh chóng hơn.

Tướng Henry A. Obering III, Giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa – MDA vật lộn tranh đấu cho dự án SBX năm 2007. (AP)

Không quên buộc tội cho kẻ đổ vỏ: chính quyền Obama, Obering nói rằng bất cứ kỳ vọng nào không được hoàn thành cho SBX và các dự án khác là lỗi của CQ Obama và Quốc hội – vì đã không chịu tăng gấp đôi chi tiêu.

"Nếu chúng ta có thể ngăn chặn một tên lửa phá hủy một thành phố Mỹ, chúng ta đã chứng minh toàn bộ chương trình có giá trị hơn nhiều chi phí khởi của nó."

Giám đốc hiện tại của MDA, Phó Đô đốc James Syring, từ chối phỏng vấn. Nhưng trong một văn bản trả lời các câu hỏi, MDA bảo vệ các khoản đầu tư của họ trong 4 chương trình gặp khó và khẳng định hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia là đáng tin cậy.

"Chúng tôi rất tự tin về khả năng của mình... và chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu sâu rộng, phát triển và thử nghiệm những công nghệ mới để đảm bảo chúng tôi bắt kịp với các mối đe dọa". Ông ta gọi SBX là một "đầu tư tuyệt vời".

Boeing Co., nhà thầu chính của MDA thiết kế SBX. Raytheon Co. xây dựng các thành phần của hệ thống radar. Cả hai hãng đều là các nhà thầu quốc phòng lớn nhất thế giới và cũng là những nhà tài trợ chính trị lớn. 

Người phát ngôn của Boeing cho biết SBX có "đủ khả năng để thực hiện vai trò của nó với tốc độ, đúng đắn và độ chính xác."

Còn đại diện của Raytheon thì từ chối phỏng vấn.

Sau thất bại với Sea-Based X-Band Radar, tờ The Times và báo giới cũng để mắt đến 1 chương trình khác: Hệ thống phòng thủ mặt đất pha giữa, Ground-Based Midcourse Defense system hay GMD. Bài toán đặt ra cho GMD khiêm tốn hơn những cũng khó khăn chẳng kém: ngăn chặn tên lửa của những đối thủ ít oai vệ hơn như Triều Tiên hay Iran, bằng cách đánh chặn pha giữa, một thách thức kỹ thuật cao.

Tên lửa đánh chặn sẽ được bắn vào không gian từ các hầm chứa tại căn cứ không quân Vandenberg ở Santa Barbara County và Ft. Greely Alaska. Đầu mỗi tên lửa đánh chặn là một "xe tìm diệt" gắn đầu dò nhiệt được thiết kế để tách khỏi tên lửa đẩy của nó trong không gian, tự bay đi và đánh trúng đầu đạn đang đến.

Gốc rễ của GMD đến từ thời chính quyền Clinton. Việc phát triển nó đã được đẩy mạnh sau khi ông Bush nắm quyền, tháng 12 năm 2002, ông Bush đã ra lệnh cho Lầu Năm Góc làm việc trong lĩnh vực "tập hợp ban đầu về khả năng phòng thủ tên lửa" để bảo vệ đất nước Mỹ vào năm 2004.

Ông Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Donald Rumsfeld đã miễn cho MDA khỏi các qui định về tiêu chuẩn mua sắm, cho tự do mua công nghệ mới mà không cần xem xét theo qui định. Tên lửa đánh chặn đã đã được triển khai trước khi có chiếc “xe tìm diệt” và các thành phần quan trọng khác đã được chứng minh là đáng tin cậy qua thử nghiệm.

Mặc dù có thiếu sót, GMD đã hình thành và hoạt động vào năm 2004. Trong 9 cuộc thử nghiệm được tiến hành kể từ đó, hệ thống này đã đánh chặn thành công tên lửa mô phỏng đối thủ tất cả 4 lần.

Khả năng để GMD có thể phân biệt được tên lửa thật với mồi giả, các mảnh vụn và các vật vô hại khác – hay "biết phân biệt" như 1 thuật ngữ phòng thủ tên lửa - là một nỗi ám ảnh dai dẳng. Để làm được việc đó, nó cần có radar dẫn đường mạnh mẽ và chính xác. Dẫn đường là chìa khóa để hệ thống phòng thủ tên lửa có hiệu quả. Nếu không có radar, hệ thống không thể phân biệt được mối đe dọa nào là thật hay giả, để phóng “xe tìm diệt”, tìm và tiêu diệt chúng. 

Radar cũng phải cung cấp ngay lập tức và chính xác "đánh giá đã trúng đích" – để xác nhận rằng tên lửa đối phương đã bị phá hủy. Các chuyên gia quốc phòng nói rằng nếu không có thông tin này, GMD sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt tên lửa dự trữ có hạn trong kho của họ: 4 ở Vandenberg và 26 ở Ft. Greely.

Radar cảnh báo sớm hiện có, đặt ở Alaska, California, Anh, Greenland và trên các tàu Hải quân, cung cấp một số các khả năng cần thiết. Nhưng tầm của chúng bị hạn chế bởi độ cong của trái đất, chúng cũng như các vệ tinh quay xung quanh là không đủ mạnh để xác định xem đối tượng đang đến là lành tính hay đe dọa.

Radar băng sóng X là đủ mạnh. Bước sóng ngắn X của phổ sóng vô tuyến cho phép có được hình ảnh chi tiết hơn, phân biệt tốt hơn.

Kế hoạch phòng thủ tên lửa được đưa ra dưới thời CQ Clinton mường tượng 9 radar X-band trên đất liền để bổ sung cho các radar cảnh báo sớm, bao phủ dọc bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Năm 2002, phải đối mặt với thời hạn cuối cùng của ông Bush cho việc triển khai GMD vào năm 2004, các quan chức MDA đã không thêm nhiều hệ thống radar X-band trên đất liền, thay vì thế họ chọn một phiên bản duy nhất radar trên biển.

Nó sẽ được đặt tại một bến cảng được chuẩn bị đặc biệt trong quần đảo Aleutian Alaska, một vị trí lý tưởng cho việc phát hiện cuộc tấn công tên lửa của Triều Tiên, cũng như sẽ di chuyển xung quanh khi cần thiết.

Đó là lý do để SBX ra đời.

Thiết kế của Boeing gọi là radar khổng lồ đặt trên đỉnh một giàn khoan biển được chế tạo đặc biệt.

MDA có được cái bệ dàn khoan này từ 1 công ty Na Uy và năm 2003 đã kéo nó qua Đại Tây Dương đến xưởng đóng tàu ở Brownsville, Texas. Ở đó, nó được trang bị hệ thống động cơ đẩy, sàn hạ cánh trực thăng và khu sinh hoạt cho thủy thủ đoàn khoảng 100 người. Cần cẩu nâng radar và mái vòm bảo vệ hình viên ngọc trai màu trắng của nó.

Kết cấu nửa nổi nửa chìm này dài gần 125m, cao tương đương tòa nhà 26 tầng và nặng 50.000 tấn.


Tướng Obering và người tiền nhiệm nói với Quốc hội rằng SBX sẽ hoạt động vào cuối năm 2005, điều đó chứng tỏ không chính xác.

SBX đạt tiêu chuẩn cho các tàu thương mại - nhưng các quan chức đã không tính đến tiêu chuẩn Bản vệ bờ biển nghiêm ngặt đối với tàu thuyền về các điều kiện nguy hiểm có ở quần đảo Aleutian.

Để đáp ứng các yêu cầu, MDA đã phải chi hàng chục triệu USD để củng cố SBX chống các con sóng cao đến 9m và các cơn gió dỡ dội ở Adak, Alaska, nơi gọi là "nơi sinh của gió." Công việc hoàn thành bởi Boeing vào tháng 9 năm 2007, bao gồm việc lắp đặt tám cái neo nặng 75 tấn thả chìm trong đáy đại dương tại Adak.

Các quan chức MDA nói 1 cách hào hứng về khả năng kỹ thuật của SBX: "Nó là radar mạnh nhất loại này trên thế giới và sẽ cung cấp cho hệ thống (GMD) các phát hiện tiên tiến và khả năng phân biệt", tướng Obering nói Tiểu ban Thượng viện ngày 10 tháng 5 năm 2006.

Cơ quan thông tấn đưa ra khả năng dò tìm của SBX để thực hiện "chức năng đánh giá trúng mục tiêu" quan trọng, thông báo cho các chỉ huy Mỹ ngay lập tức khi tên lửa đánh chặn phá hủy những tên lửa đang bay đến.
 
Tại cuộc họp Thượng viện vào ngày 11 tháng 4 năm 2007, tướng Obering được hỏi về khả năng của hệ thống GMD phân biệt tên lửa của đối phương với mồi giả. Ông trả lời rằng SBX sẽ giúp cung cấp cho Mỹ "một chân to lớn" trong vấn đề này.


Để nhấn mạnh quan điểm của mình, Obering nhiều lần xác nhận rằng SBX có thể nhìn thấy một đối tượng cỡ 3-inch từ khắp lục địa. "Nếu chúng ta đặt nó ở Chesapeake Bay, chúng tôi thực sự có thể phân biệt được và theo dõi đối tượng có kích thước cỡ quả bóng chày tận ở San Francisco",  Obering nói với Tiểu ban Thượng viện ngày 25 tháng 4 năm 2007.

Tuy nhiên, điều mà Obering không nói là vì độ cong của quả đất, SBX sẽ không thể nhìn thấy 1 quả bóng chày ở khoảng cách như vậy - khoảng 2.500 dặm - trừ khi quả bóng đó ở trên cao 870 dặm hoặc hơn bên trên San Francisco.

Đó là cao hơn 200 dặm so với độ cao tối đa dự kiến ​cho tên lửa tầm xa của Mỹ có thể đánh chặn, các chuyên gia kỹ thuật nói với tờ The Times.

"Trong thế giới thực của các mối đe dọa tên lửa ICBM (tên lửa đạn đạo xuyên lục địa), sự suy đoán tương tự quả bóng chày này là vô nghĩa," Ông Wendell Mead nói, ông là kỹ sư hàng không vũ trụ từng phục vụ trong Học viện Khoa học Quốc gia.

Obering, trong một cuộc phỏng vấn, cho biết nhận xét của mình trước Quốc hội không có ý định đánh lừa mà là cung cấp cho “người thường” một quan điểm tốt về tầm của radar. Ông ta nói thêm rằng "Tầm của radar đó xa hơn mọi thứ mà chúng tôi có."

Điều nữa mà tướng Obering cũng không nói là năng lực của SBX mà người ta ca ngợi bằng niềm tin đã có 1 khiếm khuyết cơ bản. Trường quan sát của radar là rất hẹp: 25 độ, so với 90 đến 120 độ đối với radar thông thường.

Các chuyên gia ví SBX với 1 cái ống hút và nói rằng việc tìm kiếm một chuỗi các tên lửa đang đến với nó sẽ là phi thực tế. "Đây là một ống hút vô cùng mạnh mẽ, nhưng đó không phải là cái chúng ta cần," Harvey L. Lynch, nhà vật lý làm trong Học viện Khoa học Quốc gia nói.

Trong trường hợp một cuộc tấn công, hệ thống radar cảnh báo sớm trên đất liền có thể, về lý thuyết, xác định một điểm cụ thể trên bầu trời để SBX để tập trung vào đó. Nhưng chùm tia của radar khổng lồ nhằm mục tiêu và tìm lại mục tiêu là một bài thực hành vận dụng chậm chạp. Ở điều kiện chiến đấu, SBX có thể không tin cậy và có thể không điều chỉnh một cách đủ nhanh chóng, để theo dấu một dòng tên lửa riêng biệt, các chuyên gia radar cho biết.

Hạn chế của SBX làm cho nó "không thích hợp với phòng thủ tên lửa đạn đạo," David Barton, một nhà vật lý và kỹ sư radar, người từng tham gia vào Học viện Quốc gia và tư vấn cho các cơ quan tình báo Mỹ cho biết.

"Bất cứ nơi nào chùm tia có thể hướng tới, nó có thể bao phủ bất cứ cái gì bên trong nó," Barton nói. "Nhưng rõ ràng điều đó không phải là bao trùm toàn bộ Thái Bình Dương để tìm một dòng các tên lửa tấn công mà phân biệt được trong khoảng nhiều phút… Thậm chí nếu chỉ có 4 tên lửa để có thể phân biệt chúng."

Ronald T. Kadish, giám đốc MDA từ năm 1999 đến giữa năm 2004, đã bảo vệ quyết định phát triển SBX, nói rằng nó "4 hoặc 5 lần" ít tốn kém hơn so với việc lắp đặt hệ thống radar X-band trên đất liền.

Một "cân nhắc quan trọng" khác, ông Kadish cho biết trong một cuộc phỏng vấn, là các radar trên biển có thể được đưa vào hoạt động một cách nhanh chóng, so với thời gian cần có để xây trạm radar X-band tại Alaska hay đàm phán với các chính phủ nước ngoài cho các địa điểm xây dựng trên đất liền. Ông cho biết SBX "dường như tạo ra cơ sở để dò tìm và phát hiện mà chúng ta thiếu."

Đánh giá của Học viện Quốc gia, tuy nhiên, lại thấy rằng MDA không đánh giá cao hoạt động của GMD do đó không cần phải sử dụng nhiều hơn các hệ thống radar X-band trên đất liền. Báo cáo của họ năm 2012 cho biết, hệ thống phòng thủ trên đất liền có "vấn đề phân biệt phải được giải quyết 1 cách rất nghiêm túc."

Hội đồng Khoa học Quốc phòng của Lầu Năm Góc, sau khi xem xét 2 năm, đã đi đạt đến kết luận tương tự vào năm 2011: "Tầm quan trọng của việc đạt được sự phân biệt pha giữa đáng tin cậy không thể bị quá nhấn mạnh."

Để giải quyết lỗ hổng này, Mỹ đã lắp đặt một trạm radar X-band trên đất liền ở Nhật Bản vào năm 2006, và bổ xung cái thứ 2 năm 2014. Hai radar được bố trí ở vị trí tốt để phát hiện các vụ phóng từ Triều Tiên. Tuy nhiên, cả hai sẽ mất dấu tên lửa sau khoảng cách 930 dặm vì độ cong của trái đất.

Ông David Barton cho rằng, để cho tên lửa đánh chặn có đủ thời gian bắn trúng tên lửa kẻ thù, radar Mỹ sẽ phải theo dõi các mục tiêu bay đến 1 cách liên tục sau khi phóng, "từ cái nôi đến ngôi mộ".

Một trong các chức năng của SBX là tham gia vào các bài thử nghiệm hệ thống GMD. Một tên lửa giả làm đối phương sẽ được phóng lên trên Thái Bình Dương, SBX sẽ theo dõi mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn.

Hiệu năng của radar trong những cuộc thử nghiệm này thể hiện đã bị giảm thiểu.

Trong một thử nghiệm năm 2007, "SBX bộc lộ một số hành vi bất thường," yêu cầu "hiệu chỉnh phần mềm," Lầu Năm Góc và Văn phòng đánh giá cho biết trong một báo cáo.

Báo cáo cho biết SBX đã không hoạt động như radar chính cho mọi thử nghiệm, trong đó nó phải dẫn đường cho tên lửa đánh chặn để tiêu diệt mục tiêu.

Tháng 1 năm 2010, SBX là radar duy nhất của cuộc thử nghiệm, trong đó tên lửa đánh chặn đã cố để đánh trúng mục tiêu phóng lên từ quần đảo Marshall. SBX "đã trình diễn không như mong muốn và góp phần vào thất bại của tên lửa đánh chặn". Văn phòng đánh giá báo cáo.

Các chuyên gia bên ngoài, những người có quyền truy cập vào dữ liệu thử nghiệm từ 2010 nói với The Times rằng SBX thất bại không "phân biệt được" khoang nhiên liệu chưa cạn của tên lửa đang rơi hay các vật thể khác với tên lửa mục tiêu.

Thử nghiệm tháng 6 năm 2014, tên lửa đánh chặn đã phá hủy mục tiêu, nhưng "đánh giá diệt mục tiêu" đã không đến với chỉ huy kiểm soát hệ thống, theo một báo cáo của Văn phòng đánh giá Lầu Năm Góc.

Trong một cuộc tấn công, đánh giá diệt mục tiêu ngay lập tức và chính xác là rất quan trọng.

Patrick O'Reilly, giám đốc MDA 2008-2012 giải thích lý do tại sao: Nếu không có đánh giá, "chỉ huy có thể ra lệnh cho binh lính bắn thêm tên lửa đánh chặn vào các mục tiêu đã thực sự bị phá hủy - hoặc ngừng bắn các mục tiêu đã không bị phá hủy", ông nói trong một cuộc phỏng vấn.

O'Reilly cho biết điều này là "đáng lo ngại" khi chỉ huy đã không nhận được sự đánh giá đã diệt trong các thử nghiệm năm 2014.

Phát ngôn viên của MDA, Richard Lehner, cho biết một cuộc điều tra về vấn đề này "sắp kết thúc".

Các lãnh đạo quân sự cấp cao đã không còn ảo tưởng với SBX như những năm trước. Cái dàn nổi đã đốt hàng triệu gallon nhiên liệu để cung cấp điện cho radar hoặc để di chuyển. Nó phải được tiếp tế trên biển, gió và nước mặn đặt ra những thách thức không ngừng với các thiết bị nhạy cảm.

Năm 2009, bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates khi đó đã hủy bỏ kế hoạch đem SBX đến gần bán đảo Triều Tiên để giám sát cuộc thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên. Ông Gates nói ông không thể biện minh cho chi phí của nhiệm vụ đó, ước tính hàng chục triệu đô la.

Bắt từ hai năm sau đó, quản lý hoạt động của radar được chuyển từ MDA sang Hải quân. "Đó rõ ràng là một phần của hệ thống vũ khí lớn trên biển," O'Reilly nhớ lại, ai đã ủng hộ sự dịch chuyển này.

Tư lệnh Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ khăng khăng đòi thay đổi sâu rộng để đem đến cho SBX tiêu chuẩn sống còn đối với các tàu chiến. Chi phí lên đến hàng chục triệu đô la – điển hình của câu chuyện uẩn khúc dàn radar nổi.

SBX đã không bao giờ đặt ở bến Alaskan nơi được chuẩn bị đặc biệt dành cho nó. Năm 2012, nó được hạ cấp để "hỗ trợ trạng thái thử nghiệm có giới hạn".

Năm 2013, dàn radar đậu nhàn rỗi trong Vịnh Trân Châu Hawaii hơn 8 tháng.

Đến nay, SBX đã làm hao phí của người nộp thuế 2,2 tỷ USD, theo Cơ quan phòng thủ tên lửa - MDA.

Chính phủ Mỹ gần đây bắt đầu tìm kiếm các đề xuất cho radar mới để giúp thực hiện mục đích ban đầu của SBX.

Nó sẽ được đặt ở Alaska, trên đất liền. Ngày hoàn thành là đến năm 2020, và chi phí ước tính 1 tỷ USD.

Bài viết của David Willman - http://graphics.latimes.com/missile-defense/
Tựa đề tự đặt.


-------------------

92 trường hợp bom hạt nhân bị mất trên biển đã được xác nhận


Quả bom đầu tiên đồng minh thả xuống nước Đức trong WW2 chỉ giết chết 1 con voi trong chuồng thú Berlin. NATO tấn công Nam tư năm 1999 làm chết nhiều động vật hơn là con người. Vũ khí thông minh, như tên lửa hành trình Tô-ma-hốc được cho là bắn trúng mục tiêu xa 300km hay hơn. Nhưng chỉ có 2/13 trúng mục tiêu. Có quả bay lướt trên cánh đồng xa mục tiêu đến vài cây số, nó bay qua đường, lướt trên các bụi cây và nổ trong cánh đồng giết chết 7 con cừu, 1 con bò và 1 con dê. Người nông dân đã giữ cái đầu tên lửa này làm vật kỷ niệm.

Sai lầm của con người, làm máy tinh thiếu chút nữa đã thực sự đảo lộn mọi thứ. Ngày 5/10/1960, hệ thống cảnh báo sớm ở Sở chỉ huy Bắc Mỹ báo động có một lượng khổng lồ tên lửa Xô-viết đang bay đến Mỹ. Cái thực sự xảy ra là lỗi trong 2 chiếc máy tính, chúng đã bỏ đi 2 số 0 từ bộ phận radar đo xa, chúng đã nhận nhầm ánh trăng phản chiếu từ xa 400 000km là tên lửa Liên xô đang tấn công nước Mỹ cách đó 4 000km. 

Ngày 3/6/1980, máy tính lại báo động tên lửa Xô-viết tấn công. 100 máy bay B-52 mang bom hạt nhân sẵn sàng cất cánh. Lỗi máy tính đã được tìm thấy kịp thời, nhưng 3 ngày sau đó, lỗi tương tự lại xuất hiện và một lần nữa các máy bay ném bom lại bị báo động. Vấn đề sau đó tìm ra là lỗi trong mạch tích hợp của máy tính, nó tự sinh ra các con số ngẫu nhiên miêu tả số tên lửa Liên xô phát hiện được.

Ngày 10/1/1984, căn cứ không quân ở Warren tại Cheyenne bang Wyoming ghi nhận thông báo có 1 tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III đang chuẩn bị phóng từ hầm tên lửa vì máy tính trục trặc. Để ngăn không cho tên lửa phóng đi, người ta đè lên trên nắp hầm tên lửa một cái xe bọc thép.

Lịch sử các vụ tai nạn vũ khí hạt nhân cũng xưa cũ từ khi nó có mặt. Năm 1968, Bộ quốc phòng Mỹ lần đầu tiên công bố danh sách các vụ tai nạn hạt nhân trong đó liệt kê 13 vụ tai nạn nghiêm trọng từ năm 1950 đến 1968. Danh sách bổ xung sau đó công bố năm 1980 liệt kê 32 vụ. Cũng thời gian này, tài liệu của Hải quân Mỹ giải mật theo điều luật tự do thông tin nêu ra 381 vụ tai nạn có liên quan đến hạt nhân từ năm 1965 đến 1977.

Số lượng tàu nổi tàu ngầm hạt nhân va chạm trên biển hay một số trường hợp lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm mất điều khiển phải bỏ tàu, theo tổ chức Hoà bình xanh là trên 120 tàu ngầm gặp nạn kể từ năm 1956. Có 92 quả bom hạt nhân bị mất đã được xác nhận.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...