Chống Đế quốc của Michael Parenti

Khi nói 1 đất nước là "kém phát triển", thường chúng ta ngụ ý rằng đó là nước lạc hậu và chậm hay không có khả năng theo 1 nghĩa nào đó. Nghĩa tiêu cực rộng của khái niệm "kém phát triển" là lý do để Mỹ và phương Tây, các tổ chức của họ như WB, IMF và các phái chính trị phương tây khác ám chỉ các nước “thế giới thứ 3”.

Khái niệm “thế giới thứ 3” có gì đó ít mang tính nhục mạ hay miệt thị hơn khái niệm "kém phát triển", nhưng cùng 1 độ đánh lạc hướng.

Theo phân loại phương tây, dĩ nhiên họ tự xếp mình là nhóm số 1. Ngoài thế giới thứ 3, còn có nhóm “thế giới thứ 2” là các nước đang phát triển. Nếu so sánh thực tế, thì nhóm 2 cũng không khác gì nhiều nhóm 3, chưa nói đến 1 số nước nhóm 3 đã có sự phát triển rất đáng kể trong mấy thập kỷ gần đây.

Có đến hàng chục lý thuyết/học thuyết kinh tế của các học giả, triết gia, kinh tế gia phương tây đã áp đảo nhận thức của chúng ta trong nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế nửa thế kỷ qua. Dù biến động khủng hoảng kinh tế 2008 đã chứng tỏ chúng không những đã sai mà còn cố ý đánh lạc hướng nhận thức chúng ta. Mục đích sâu xa của chúng, không gì khác hơn là biện hộ cho giới cầm quyền phương tây, đổ lỗi mọi thứ ở thế giới thứ 3 như đói nghèo, lạc hậu, bần cùng hóa và bất ổn chính trị là lỗi lầm của tự họ mà không phải là bất công, áp bức, bóc lột hay khai thác trá hình tân thuộc địa-chủ nghĩa tự do. Sau nữa là để dẫn dụ, áp đặt mô hình kinh tế-chính trị “cải cách, mở cửa, hòa nhập, tự do hóa, thị trường hóa, phi chính phủ hóa” theo kiểu phương tây đến các lãnh đạo thế giới thứ 3.

Sau 2 khái niệm ban đầu, giờ đây những ngôn từ nhập khẩu, bắt chước 1 cách máy móc, ấu trĩ từ phương tây này được thốt ra từ miệng các lãnh đạo thế giới thứ 3 như thể con đường tất yếu để phát triển, như thể phương sách duy nhất thoát khỏi đói nghèo lạc hậu.

Có 1 số vấn đề đã được đóng gói kín trong đó, như kết luận của 1 số nhà nghiên cứu kinh tế-chính trị đã chỉ ra từ lâu: mọi nền kinh tế mở đều chứa đựng rủi ro. Hay trong 3 tiêu chí của 1 quốc gia trong nền kinh tế mở: chủ quyền, quyền lợi dân chúng và thị trường – chỉ có thể chọn tối đa 2.

Còn kịch bản của cải cách mở cửa, thị trường tự do thì chỉ có 1: các quốc gia nghèo đói sẽ giải phóng nhân công giá rẻ của họ cho quân đoàn kinh tế quốc tế hiện đại hơn và càng ngày càng lấn át kinh tế nội địa hơn (dù họ trả mức lương cao hơn). Quá trình tích lũy tư bản đó cũng tái đầu tư lợi nhuận của họ trở lại, mở rộng thị trường. Sẽ có nhiều việc làm hơn, nhiều hàng hóa hơn, dân chúng no đủ hơn, cảm giác sung túc hơn. Nhưng đi kèm điều đó là sự lấn sân sang các lĩnh vực khác ngoài kinh tế: văn hóa, truyền thông, chính trị (chính sách, luật lệ…). Tiền mua chính sách, mua luật, mua quyền lực là có thể chứ không dừng ở mức độ thao túng.

Chúng ta gọi tất cả những điều này là “lý thuyết phát triển!” hay “mô hình hiện đại hóa” nhưng nó có ít những gì bóng bẩy như thế. Vẫn là khai thác, bóc lột tư bản. Càng nhiều đầu tư ngoại, kinh tế nội địa càng ngày càng tồi đi và nền kinh tế thực quốc gia teo tóp lại, bất công, bất bình đẳng, khoảng cách thu nhập càng ngày càng tăng ngoại trừ 1 số ít ỏi nổi lên thành nhà giàu.

Khá nhiều kẻ tự xưng vào lúc này vẫn đang hí hửng khoe ảnh những khu định cư sang trọng, hay cái tòa nhà cao chọc trời của giới nhà giàu này như thể minh chứng đất nước phát triển, đó chỉ là hình thức và không bền vững.

Hội nhập thì dịch bệnh cũng hội nhập, tầng lớp nông dân không còn được bảo hộ hay có bảo hiểm rủi ro. Bên cạnh việc phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm nông sản nhập khẩu, đất đai, sinh kế của họ cạn dần, trồng trọt, chăn nuôi truyền thống mất dần và đi đến chỗ trồng cây gì, nuôi con gì theo cách được đầu tư, hướng dẫn. Nghĩa là cũng hội nhập, mở cửa và cuối cùng trở thành kẻ làm thuê trên chính mảnh đất của mình.

Thực sự là nếu có gì đó bền vững, hòa nhập thì đó là giới đầu tư toàn cầu, vẫn là các tập đoàn quốc tế hùng mạnh, không phải là nền kinh tế bản địa các nước “thế giới thứ 3”. Sau tất cả những bóng bẩy, thế giới thứ 3 vẫn bị bỏ lại như những mảnh vỡ không liền lạc và đầy bất ổn, không hòa nhập được ngay cả bản địa với nhau chưa nói đến với dòng chảy tiền tệ-đầu tư-hàng hóa toàn cầu.

Như để kết luận, câu này của tiền nhân chưa bao giờ sai: Anh chỉ có thể bỏ vào nồi cái anh làm ra!

Tất cả những điều này được đưa ra trong cuốn “Chống đế quốc” (Against Empire) của tác giả Michael Parenti. Ông là nhà khoa học chính trị Mỹ chuyên phê phán CNTB, tốt nghiệp Yale University và hiện là Ph.D.

Sách khá tóm tắt, dễ hiểu, dày 100 trang. Bạn có thể đọc ở đây, tiếng Anh;







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...