Stalin bảo vệ đất Nga - P2

Phần 2. Hiến pháp của Stalin tiến bộ nhất thế giới

Truyền thông phương tây, các sử gia phương tây được cấp tiền đã tạo ra hình ảnh Stalin không có bất cứ cái gì tốt đẹp. Ngược lại, chúng biến ông thành "độc tài", thành “đao phủ”. Với định kiến có sẵn như thế, thậm chí ngày nay rất nhiều người thậm chí không bao giờ ngờ vực thực sự Stalin đã muốn gì? Bài báo của Ladislav Kashuka trên tờ báo Czech Free Press viết như thế. Theo quan điểm của Kashuka, Stalin coi đảng CS là công cụ để đạt được "chuyên chính của giai cấp vô sản" – nghĩa là, chính quyền của nhân dân. Không giống như các vị "CS" khác sau Stalin coi đảng chỉ là "phương tiện để cai trị nhân dân”. Hậu quả là, cả CNXH và CNCS bị trượt dốc thành đảng duy nhất "độc tài vô thần" và đã làm nhân dân thất vọng cũng như họ đã thất vọng với các đầu sỏ và CNTB – tác giả nhấn mạnh. Tuy nhiên, Stalin nhìn thấy ở đảng CS phương tiện và sức mạnh chủ động mà với nó, có thể chiến thắng chủ nghĩa tư bản "hút máu giai cấp lao động" và thiết lập “chuyên chính của giai cấp vô sản", ở đó quyền lực đất nước và mọi tư liệu sản xuất sẽ thuộc về nhân dân, mà không phải trong tay một số ít giàu có.

Ở đây, không thể dựa vào quan điểm chỉ trích Stalin của phương tây khi rất ít họ có rất ít thì giờ rảnh rỗi để đọc nguyên bản các công trình của ông ấy, tác giả tin rằng: "Phần lớn đọc các bài viết có tính chất vu khống, được viết theo đơn đặt hàng của những kẻ sợ hãi Stalin thậm chí cả sau khi ông chết. Cùng những kẻ như thế ngày nay sợ hãi cả Vladimir Putin và cũng đang tìm cách bôi nhọ ông ấy".

Hậu quả là với thái độ tiêu cực như thế, rất ít ai từng xem cái gọi là "Hiến pháp Stalin 1936", phần lớn được viết bới chính Stalin với đảm bảo quyền lợi rộng rãi cho người lao động – nhà báo Czech nhấn mạnh. Phần lớn thậm chí chưa từng nghe Stalin không chỉ tăng mức lương thực tế cho công nhân mà còn đều đặn giảm giá thực phẩm, hàng hóa cơ bản và nguyên vật liệu hàng năm. "Chính là Stalin muốn dần dần mọi thứ sẽ sung túc, đủ khả năng cung cấp cho dân chúng theo nhu cầu mà không phải trả tiền". Khi đó, Stalin lấy từ tư tưởng Marxist chỉ một phần nhỏ kinh tế và ý tưởng hợp tác quốc tế dựa trên lợi ích giữa các quốc gia. Ông đã "chối bỏ toàn bộ tư tưởng về sự thoái hóa quan hệ gia đình (Angel)”, khước từ xóa bỏ biên giới quốc gia, ngăn chặn nhào trộn và thủ tiêu các nền văn hóa riêng biệt” (thứ gọi là đa văn hóa, toàn cầu hóa, mở cửa của bọn tư bản toàn cầu ngày nay)”.


Trong khuân khổ CCCP, Stalin không hoàn toàn triệt tiêu bất cứ nhà nước thành viên nào: ông đã thiết kế tiền đồ nhà nước liên bang trong hiến pháp của mình, trong đó quyền hạn lớn được trao cho 1 hội đồng các nước CH riêng biệt, cho những người được lựa chọn vào các vị trí có hạn chế của Ban chấp hành TW CPSU. Vì thế các nước CH có được quyền tự quyết rộng lớn và độc lập để đạt đến sự thịnh vượng của mình, họ chỉ phải đóng góp vào ngân sách liên bang 1 phần nhỏ lợi nhuận của họ, cần thiết để bảo vệ lãnh thổ và hình thành dự trữ tài chính đề phòng tình huống kinh tế khó khăn trong các nước CH của liên bang, được nêu trong điều khoản hiến pháp. (Điều này trái ngược hoàn toàn với Lenin chủ trương tập trung quyền lực vào nhà nước liên bang và hạn chế quyền các nước CH – ND).

Tác giả nhấn mạnh: "Tôi có 13 cuốn sách về Stalin, tôi đã đọc về hiến pháp, do đó tôi có thể nói 1 cách trung thực răng tôi biết ông ấy đã muốn đạt đến điều gì và đã đi đến đâu. Tuyển tập các điều luật này, thứ mà “độc tài” Stalin xây dựng, thực sự là "hiến pháp tiến bộ nhất của thời ấy". Ngoài 1 số hạn chế của chính quyền TW, nó cũng đảm bảo cho các công dân quyền tự do hội họp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã, quyền khám chữa bệnh, quyền nhận lương hưu, quyền được phục hồi danh dự, quyền bình đẳng tất cả các dân tộc, giới tính và "rất nhiều điều mà khi đó trên thế giới một cách chính xác là chưa hề có".

Tuy nhiên WW-2 nổ ra đã ngăn cản Stalin thực hiện kế hoạch này. Sau chiến thắng phát xít, dù đối mặt với nhiều khó khăn, Stalin đã hiện thực hóa phần lớn nó 1 lần nữa. Nhưng sau cái chết của ông, Khrushchev và những quan chức nửa mùa trong CPSU đã giết chết nó. Họ không muốn quyền lực khổng lồ không tập trung vào chính quyền liên bang.

Cho dù bản hiến pháp 1936 tồn tại đến 1977, thì Khrushchev cũng đã kết liễu thời đại "cộng sản - chủ nghĩa Stalin” và mở ra thời kỳ "độc tài 1 đảng và 1 tư bản nhà nước lệch lạc nào đó. Từ đó bắt đầu sự phân ly dần dần của những người CS với phần còn lại của quần chúng lao động, dẫn đến hậu quả cuối cùng là sự trở lại của chủ nghĩa tư bản đã lỗi thời và lạc hậu với tất cả tiêu cực bất bình đẳng và khủng hoảng kinh tế xã hội. Quay lại tư tưởng Stalin đã 1 lần nữa trở thành chỗ dựa để vượt qua vũng lầy trì trệ và suy đồi đạo đức. Không hoàn toàn nhất thiết phải gọi những tư tưởng này là CHXH hay CNCS. Nó giống dân chủ nhân dân hơn –một cái tên phù hợp nhất với quyền lực của nhân dân, mà không phải quyền lực của 1 số ít kẻ nắm quyền hay 1 đảng duy nhất."

Stalin biết dân chủ loại trừ khả năng chuyên chế vô trách nhiệm với quần chúng không hiểu biết gì về lá phiếu bầu trước các ông chủ hệ thống phương tây. Nhưng một sự đảm bảo để hình thành 1 xã hội như vậy chỉ có thể là hoạt động trí tuệ, mà đa số dân chúng đơn giản là không có thời gian vì tham gia vào sản xuất. Do đó, cần phải đọc thêm: "Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng có thể đạt được tốc độ tăng trưởng văn hóa quan trọng như vậy trong xã hội mà không có thay đổi lớn trong tình hình lao động hiện tại. Để làm điều này, trước hết, cần giảm giờ làm việc, ít nhất là 6, và sau đó đến 5 giờ. Điều này là để đảm bảo rằng các thành viên của xã hội có đủ thời gian tự do cần thiết để có được một nền giáo dục toàn diện.

Để làm điều này, cần thực hiện giáo dục phổ quát bắt buộc cần thiết cho các thành viên quần chúng có cơ hội để tự do lựa chọn nghề nghiệp mà không bị trói buộc cả cuộc đời vào bất kỳ một nghề nào. Đối với mục đích này, cần tiếp tục cải thiện triệt để điều kiện sống và nâng cao tiền lương thực tế cho công nhân và người lao động ít nhất 2 lần, nếu không nhiều hơn, cả bằng cách tăng tiền lương trực tiếp tiền và, đặc biệt, bằng cách giảm giá có hệ thống hàng hóa tiêu dùng. Đây là những điều kiện chính của việc chuẩn bị chuyển đổi sang chủ nghĩa cộng sản.

Để biết chi tiết hơn, cần đọc “Các vấn đề kinh tế của CNXH CCCP” tác giả: Stalin công bố 1952. 1952 г, работа «Экономические проблемы социализма в СССР»;

-------------------------------

+ Bản Hiến pháp 1918 gọi là Hiến pháp CH Xô viết XHCN Liên bang Nga (không phải hiến pháp Liên bang Xô viết).
+ Hiến pháp Liên bang Xô viết đầu tiên năm 1924 dựa trên Hiệp ước thành lập Liên bang các nhà nước Xô Viết.
+ Hiến pháp Liên bang Xô viết 1936 do Stalin chủ trì và 1 hội đồng 31 thành viên biên soạn.

Ảnh: “Chúng ta có kẻ thù bên trong. 
Chúng ta có kẻ thù bên ngoài. 
Các đồng chí không được phép quên điều này, 
dù chỉ một phút nào.” - Stalin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...