Đặng Tiểu Bình - P2

Có điều gì đã biến hóa ở con người Đặng, kẻ cả cuộc đời chiến đấu chống chủ nghĩa tư bản, để ông ta lúc này, về thực chất là tìm cách liên minh với Mỹ - không chỉ để chống LX “hung hăng" mà còn cả Việt nam "anh hùng"?

Mới chỉ cách đó chưa lâu, vào tháng 4 1975, VN đã thống nhất đất nước dưới chính quyền CS, sau 16 năm chiến tranh xâm lược với người Mỹ. Liệu TQ có thực sự sợ hãi bị LX bao vây với các căn cứ quân sự trên biên giới từ bắc xuống nam rồi tấn công hạt nhân? Chỉ có thể là điều này: Xung đột biên giới giữa TQ và LX, TQ với đồng minh của họ là Ấn độ, trên vùng lãnh thổ mà LX thực sự không đóng quân mới xảy ra chưa lâu.

Có thể là Đặng không quên các lãnh đạo VN, cho đến cuối thập kỷ 60 vẫn phải linh hoạt giữa 2 nước lớn LX và TQ, và rồi từ từ đứng hẳn về phía LX. Xu hướng ủng hộ LX trở nên rõ ràng vào cuối thập kỷ 70 khi đảng lãnh đạo, nhóm của TBT Lê Duẩn, người được Moskva định hướng thắng thế. Phe thân TQ trong đảng đã bị đánh bại. Các lãnh đạo VN khi đó bắt đầu bày tỏ "thái độ chỉ trích một số tác động của Maoists", mà rõ ràng là họ không bằng lòng với Bắc kinh. Tháng 10 1975, Đặng, như chúng ta biết đã phụ trách vấn đề đối ngoại, ông ta cảnh báo Lê Duẩn đầy xúc phạm trong 1 cuộc đối thoại: "Quan hệ giữa 2 nước chúng ta có 1 số vấn đề… Chúng tôi buộc phải nói rằng, đọc các tờ báo của VN và làm quen với dư luận xã hội VN, chúng tôi cảm thấy bất an. Về cơ bản, các vị tập trung chú ý vào mối đe dọa phía bắc… Điều này có nghĩa là (có mối đe dọa) từ phía TQ đối với các vị”.

TBT Lê Duẩn phủ nhận mọi cáo buộc, nhưng dường như có uẩn khúc. Sự lựa chọn của ông giữa 2 "người anh lớn" mà giờ đã thành kẻ thù, nhìn chung là hợp lý, ông không có ý định thay đổi gì hết. Vấn đề không phải chỉ là ở thiện cảm Xô Viết của ông. Bởi quá trình "cách mạng văn hóa” diễn ra ở TQ vào thời gian đó khiến lãnh đạo của họ không thực sự giúp đỡ VN đủ nhiều, như LX. Vì thế TQ chẳng có cơ hội để gây ảnh hưởng với họ như Moskva. Người TQ tự họ hiểu vấn đề, nhưng bất lực chẳng thay đổi được điều gì, ngoài đổ lỗi quan hệ lạnh nhạt là do "người “anh em trẻ", trong khi đang bị kích thích mạnh với xui khiến "phản bội" người anh em Việt nam.

Với cảm giác thua thiệt ở VN, Mao và Đặng quay ra tìm kiếm đối tác khác ở Đông nam á, đó là “Khmers đỏ", những kẻ không cần bỏ vốn lớn như VN. Đặc biệt là sau này, không giống với VN, chúng quay ra cầu xin Mao chủ tịch ủng hộ chúng vô điều kiện trong cuộc chiến chống Xô Viết. Khi Khmers đỏ bắt đầu nắm quyền tháng 4 năm 1975 (TQ gọi là chính quyền dân chủ Cambodia), quan hệ Campuchia với VN xấu đi nhanh chóng. Có thể Đặng coi nước VN hùng mạnh đang tìm cách thiết lập quyền kiểm soát trên bán đảo Đông dương, sau khi giành thắng lợi năm 1975, họ dễ dàng làm được điều này, họ rất muốn đưa các láng giềng Lào, Campuchia vào quỹ đạo. Đó là họ thực hiện lời dạy của lãnh tụ Hộ Chí Minh, vào tháng 5 1969 đã thúc giục những người kế nhiệm đóng vai trò thống nhất bán đảo Đông dương.

Khmers đã tấn công gây cho VN đau đớn, nhưng sự có mặt của LX ở Đà nẵng và Cam ranh làm cho những cái đầu nóng phải dè chừng. Cho dù vậy, ở cả 2 tuyến biên giới VN-TQ, VN-Campuchia, xung đột vũ trang đã nổ ra. Ngày 31-12-1977, chính quyền Khmers đỏ cắt đứt quan hệ ngoại giao với VN.

Tình hình trong năm 1978 tiếp tục trầm trọng. Cải tạo công thương, chuyển đổi mô hình XH bắt đầu diễn ra. Từ mùa xuân 1978, chính quyền VN bắt đầu xung công rất nhiều tài sản người Hoa ở miền nam – với 1 số phất lên từ làm ăn buôn bán thời chính quyền cũ và nắm những phần quan trọng nhất của kinh tế trước 1975, nhưng đa số là buôn bán nhỏ. Có đến 1,5 triệu Hoa kiều đã di tản, trở về quê hương. Theo logic của những chính quyền CS như TQ, tiểu tư sản là thành phần bị coi là "kẻ thù của giai cấp", là đối tượng thanh trừng trong “cách mạng văn hóa”, nhưng ở đây, lãnh đạo TQ đã thổi phồng vấn đề này và phát động chiến dịch bảo vệ Hoa kiều "vô tội bị ngược đãi" bị "xua đuổi". Tháng 5 1978, TQ cắt đứt mọi trợ giúp kinh tế cho VN. Một tháng sau, VN tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế (Council of Economic Mutual Aid-CEMA), cải tạo công thương tiếp tục được đẩy mạnh, nạn kiều tỵ nạn lên đến con số 170 nghìn người và bây giờ phần lớn từ các tỉnh phía bắc.

Mùa thu năm 1978, VN quyết định xóa bỏ chế độ Khmers đỏ. Họ chỉ đợi mùa khô để tiến quân vào Phnom penh. Trong tháng 10-1978, họ ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với LX, điều này bảo vệ cho VN trong trường hợp bị TQ tấn công.

Giới lãnh đạo TQ có ý đặt mình đứng ngoài cuộc. Không hẳn tất cả đều thấy có khả năng nào đó để tấn công VN, ngay cả trong trường hợp họ đưa quân vào Campuchia. Thực sự, hành động của cựu “người em cũ” làm cho TQ có cảm giác cay đắng. Nhưng làm thế nào để gây chiến tranh toàn diện chống lại 1 đất nước đã nhiều năm tiên phong trong cuộc chiến chống tư bản? Ít ai có đáp án cho câu hỏi này. Bên cạnh đó, PLA và trang thiết bị quân sự đã lạc hậu không như mong muốn. Công cuộc hiện đại hóa chỉ mới bắt đầu, nhìn chung PLA thua kém VN cả vũ khí, cả kinh nghiệm chiến đấu, chỉ vượt trội mỗi về quân số. Nỗi sợ hãi phản ứng của LX: Brezhnev đột nhiên quyết  giúp VN và giã nát phía bắc TQ bằng các dàn Grad như đã từng làm trong tranh chấp đảo Damansky? Chỉ 1 trận đánh 14-15 tháng 3 năm 1969, vài trăm binh lính PLA đã bị thiêu sống trong lửa.

Kẻ công khai nhất, chống lại chiến tranh là cựu cố vấn của Đặng, soái Diệp Kiếm Anh. Ông ta cho rằng TQ chẳng có mối nguy hiểm nào với việc LX bao vây TQ bằng các căn cứ quân sự ở phía nam, Diệp tin cần củng cố tuyến biên giới phía bắc và đề phòng các cuộc tấn công có thể từ LX. Nhưng Đặng đã không còn muốn lắng nghe. Ý tưởng gây chiến với VN của Đặng đã bén rễ trong đầu ông ta đến mức, TQ có đánh VN hay không chỉ còn phụ thuộc vào vận mệnh cá nhân ông ta. Rõ ràng, điều này không là tình cờ, đặc biệt là một số nhân vật am hiểu ở TQ, trong số đó có Tổng tham mưu trưởng PLA, tin rằng Đặng lúc đó, nằng nặc đòi gây chiến, và điều khiển mọi hoạt động chỉ là để "tăng cường quyền kiểm soát của cá nhân của mình lên các lực lượng vũ trang tại thời điểm đó, khi tiến đến quyền lực (vô hạn)."

Kể từ tháng 10 1978, sự chuẩn bị cho chiến tranh đã bắt đầu. Đặng, trên thực tế, tự cho mình nắm quyền chỉ huy tối cao PLA (bộ trưởng quốc phòng Từ Hướng Tiền, lúc đó, về bản chất làm phó cho Đặng). Đặng không còn coi mình phải nghe soái Diệp Kiếm Anh nữa, y trực tiếp tự vạch kế hoạch, bổ nhiệm các bạn chiến đấu cũ làm tổng tư lệnh PLA – tướng Hứa Thế Hữu, kẻ mà năm 1977, Đặng đã viết thư cho Hoa Quốc Phong xin ân xá. Chiến hữu khác của Đặng, tướng Dương Đắc Chí làm phó cho Từ. Đến ngày 21 tháng 12 năm 1978, việc chuyển quân đến biên giới với VN đã hoàn thành. Theo các tư liệu khác nhau, trên biên giới với VN dài 1300 km tập trung từ 450-600 nghìn binh lính và sĩ quan. Binh lính TQ trên biên giới với LX cũng được đặt trong tình trạng hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu.

Trong khi đó, yên tâm có LX đứng sau, QĐVN tiến vào Cam ngày 25 tháng 12 1978. Cho đến ngày 7 tháng 1 1979 họ đã giải phóng Phnom Penh. Chế độ Khmers đỏ sụp đổ. Chính quyền mới thân VN được thành lập, nhưng cuộc chiến đổ máu vẫn tiếp tục. Với sự chống lưng TQ và cả Mỹ, Khmer đỏ chạy vào rừng chiến tranh du kích và chỉ đến 1989 mới chịu tan rã.

Chiếm Phnom Penh cũng có nghĩa "làm mất mặt" TQ. Vì thế đối với Đặng, việc tấn công VN trở thành "vấn đề danh dự".

Tuy nhiên, Đặng phải tìm con đường ngoại giao để ủng hộ chiến tranh. Trong tháng 9, Đặng đến Burma, Nepal và Triều Tiên, còn tháng 10 là Thái, Malay và Singapore, ông ta chỉ tìm thấy sự hiểu biết ở Thái, nơi sợ hãi Cam sẽ đẩy mình vào cuộc thử nghiệm cú đánh VN. Tuy nhiên, các nước đã không phản đối mạnh, như thế là quá tốt cho Đặng. Đến lúc, ông ta cần thuyết phục người Mỹ, Đặng đã trình bày với Carter rằng ông ta cần sự "ủng hộ tinh thần" của họ. Có 1 thực tế là Carter đã không cố để khuyên can Đặng (ngoại trừ vài tuyên bố). Đó là chuyện quan trọng cho Đặng, vị TT Mỹ đã không phản đối hay hành động để chống lại ý đồ của Đặng, cũng không đưa nó ra LHQ, không trao đổi tin tức với LX. Đặng hiểu rõ, như thế có nghĩa là đồng tình. Ít nhất thái độ như vậy của Mỹ là rất cần thiết đối với Đặng. Vấn đề còn lại, nếu Đặng bắt đầu ngay sau khi thăm Mỹ, Brezhnev sẽ có ít hứng thú để can dự vào xung đột: ông ấy có thể cho rằng, Đặng hành động trong liên minh với người Mỹ! Tiễn Đặng rời Washington, Brzezinski thậm chí tuyên bố cởi mở với Đặng rằng, “TT ủng hộ ông!” Điều này, không thể không làm vị khách có cái nhìn u ám hài lòng.

Thực tế đã xảy ra như vậy. Chủ nhật 17 tháng 1 1979, 200 nghìn bính lính TQ theo lệnh Đặng đã đồng loạt, trên khắp chiều dài biên giới tiến vào vào VN. Brezhnev quả thực rất bối rối, không hiểu phải làm gì. Ông thậm chí gọi cho Carter trên đường dây nóng, chỉ để biết vấn đề thực sự là liệu TQ có hành động hay không – với sự chấp thuận ngầm của Mỹ. Và dù Carter đã có thể khuyên như thế nào đó, ông đã triệu đại sứ Dobrynin về Moskva và cuối tháng giêng tự mình cảnh cáo Đặng không được có các hành động tương tự. Brezhnev đã không tin. Cuối cùng thì bất kỳ hành động quân sự nào cũng không được phép. Để đánh lạc hướng Moskva, Trên đường từ Mỹ về, Đặng đã cố ý dừng chân 2 ngày ở Tokyo và thông báo với Nhật, Ttg Akira về kế hoạch quân sự. Đặng đã đến Nhật vào tháng 10 trong chuyến thăm đầu tiên để ký Hiệp ước hòa bình và hữu nghị, đó là ông ta tính toán đến sự “hiểu biết” của Nhật và đã không nhầm.

Cuộc chiến biên giới dữ dội kéo dài 29 ngày, nhìn chung nó diễn ra quanh tuyến biên giới với binh lính TQ tiến sâu vào lãnh thổ VN hơn 30 km. Ngày 16 tháng 3, Đặng rút quân, bỏ lại cách thành phố bị đốt cháy và đổ nát. Theo 1 ước tính, 25 nghìn binh lính TQ và 10 nghìn VN, bao gồm cả thường dân đã chết.

Rõ ràng, Đặng đã không thể “dạy cho VN một bài học”. Thiệt hại phía TQ lớn gấp 2,5 lần VN, đòn tấn công hiệu quả đã không hề diễn ra.

Nhưng ở trong nước, Đặng đã biến thất bại thành thắng lợi chính trị trên mặt trận đối nội. Chiến tranh với VN đã giúp Đặng củng cố uy quyền cá nhân với PLA, ông ta tự phong mình là lãnh đạo tối cao của đảng và đất nước. Vai trò của Diệp Kiếm Anh yếu đi, Hoa Quốc Phong đã không còn có thể làm gì nguy hiểm cho Đặng. Trần Vân vẫn là nhân vật quyền lực, nhưng Đặng luôn luôn có thể đồng ý: dù Trần có ganh tị thì vai trò ông ta chỉ là nhân vật số 2 trong đảng, về cơ bản, ông ta hoàn toàn ủng hộ Đặng trong cuộc đua quyền lực với Hoa.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...