ĐÁM CHÁY DÂN CHỦ - P2


Phá hoại kinh tế có kế hoạch 

Thế giới như thế không đến bởi các chính trị gia nham hiểm Mỹ không cho phép có các quốc gia vững mạnh cạnh tranh. Đình trệ không xảy ra bởi nguyên nhân căn bản, mà bởi các lực lượng dân chủ can dự vào xung đột, họ đại diện cho nhiều đảng phái, tương ứng, ở họ có nhiều lý lẽ và lợi ích trong xung đột. Số đông chống nhau xảy ra: không và không thể đối thoại hòa bình, nó ngăn cản thành tố lựa chọn dân chủ. Mà nếu như phải chọn giữa nhà nước và xã hội, thì người ta đã chọn nhà nước – sự tồn tại lâu đời hàng ngàn năm lịch sử của nhà nước chứng tỏ điều đó. Nó bác bỏ những luận điệu hết sức ngớ ngẩn của giáo sư Chu Hảo, kẻ đang hăm hở khai quật những luận thuyết đã quá cũ kỹ của một ông người Anh tên là John Locke về chính quyền và xã hội dân sự để “khai sáng dân tộc!”

Nhưng vấn đề là ở chỗ, không có đề nghị nào như thế trên thị trường. Không có quốc gia nào lại không thiết lập giá trị cho chính mình, cũng như vị thế đời sống dân chúng của mình; cũng không có xã hội nào lại không muốn ghi nhận thỏa thuận của mình lâu dài. Đất nước và xã hội trở thành giá trị, thành chức năng hay thay đổi kể từ khi có tư bản và thị trường, nó cũng trùng với thời đại John Locke khai sáng bằng luận thuyết xã hội dân sự. Tư bản không biết đến biên giới: giờ nước Mỹ đáng yêu bởi tiền, nhưng sẽ đáng yêu hơn bởi tiền ở TQ, Ấn Độ và thậm chí Sao Hỏa cũng thế nếu ngay lập tức mang lại tiền cho họ. Bản chất như thế đã xảy ra - tiến về mọi hướng phụ thuộc vào lợi nhuận và không có gì khác hơn. Ngay khi Hiệp ước Versailles và Brest-Wood không còn khả năng phân chia lại thế giới, thì những thỏa thuận hiện nay không có gì bảo đảm để các nước không bị ném bom thành tro bụi. Sự ổn định sẽ không đến bởi từ đây, ổn định không phải là giá trị xã hội. Các lãnh thổ ủy trị đã được tạo ra, chính quyền đã được thiết lập hàng trăm năm qua; giờ chẳng còn gì với nó — người ta không muốn đình trệ chiến tranh trên bãi trống. Đình trệ — nhìn chung đồng nghĩa với suy tàn. Hãy để cho mọi thứ luôn luôn chuyển động. Đánh giá hoạt động ở Iraq hay Afghan, có thể nói là kết quả của chiến tranh đã không đạt được — chiến tranh kéo dài, và đó là thất bại. Nhưng hỗn độn nội chiến không ngừng, mất ổn định và bất mãn là kết quả.

Từ nay thậm chí chiếm đoạt tài nguyên, nước chiến thắng cũng không còn cần nữa; tài nguyên sẽ tự được dâng đến bởi những kẻ vô lại sau khi quốc gia độc lập ngừng tồn tại. Mục đích của chiến tranh từ đây, theo ngôn ngữ chính trị hiện đại, được gọi là "thúc đẩy dân chủ", đây không phải là tuyên bố nào khác, hơn là tuyên chiến — khẳng định hỗn loạn không ngừng.

Những nỗ lực không ngừng đẩy thế giới đến hỗn loạn, đòi hỏi hỗn loạn đang cao hơn bao giờ hết — nền kinh tế tự do-liberal đang bị diệt vong chỉ có thể sống sót bằng hỗn loạn của cả thế giới. Hỗn loạn – tuyệt nhiên không bị nguyền rủa, mà là định đề của thị trường thế giới; dễ cho rằng, hỗn loạn tự do chính nó sinh ra công bằng; theo thuật ngữ kinh tế học, quá trình cạnh tranh tự do trên thị trường làm xuất hiện “giá cả hợp lý”.

Luận đề này chẳng được cái gì chứng tỏ, giá bất động sản cao bất thường bác bỏ nó và bong bóng kinh tế chứng tỏ ngược lại — nhưng luận đề như thế vẫn cứ được phô bày. Phù hợp với luận đề này là hỗn loạn gia tăng sức ép khắp nơi. Ở các vùng đất bị chiến tranh tàn phá, bị vướng bận không chỉ cung cấp y tế mà thậm chí cũng không phải khôi phục công nghiệp; mà bị vướng vào tổ chức bầu cử chọn ra lãnh đạo đất nước lâm thời, rồi lại các cuộc bầu cử khác đưa băng đảng khác lên nắm quyền, và cứ như thế mãi. Đấu thủ nào cũng đặt dân chúng đầu nòng súng, kẻ thắng nào cũng mở ra cánh cửa ngục tù.

Cần có sự đổi vai — gọi là bầu cử tự do, vì đổi vai quần chúng bầu bọn vô lại. Ở đây, điều quan trọng là giao kèo thay đổi chính phủ xoành xạch xuất hiện, phường đầu cơ — hoạt động sôi sục, với quyết định được cho là viễn cảnh văn minh. Hoạt động như thế không đem lại đời sống tốt hơn cho kẻ thắng, nhưng công dân của đất nước đổ nát trở thành kẻ tham gia vào quá trình chung, họ sẽ rơi vào thị trường chung. Ai đó trong họ có thể sẽ được nhiều hơn phần còn lại – điều đó chẳng làm ai bận tâm.

Các chương trình phát triển kinh tế cơ bản, cần kế hoạch dài hạn 15-20 năm hoặc hơn. Không có ai theo 1 chương trình như vậy khi chính phủ và chính sách thay đổi liên tục mỗi khi các phe phái khác nhau nắm quyền. Mặt khác, tiềm năng kinh tế giờ nằm trong tay các thành phần theo đuổi những xu hướng khác nhau – rất khó để huy động nguồn lực quốc gia vào chiến lược kinh tế dài hạn. Thị trường bây giờ là toàn cầu, ai muốn xây nhà máy hiện đại ở các khu vực đói nghèo, hạ tầng đổ nát và trình độ nhân công thấp kém.

Ngắn hạn, chính sách kinh tế tự do có thể đưa lại phát triển nhanh chóng khi nhận được nguồn vốn đầu tư nước ngoài và hàng hóa được mở cửa vươn ra thế giới. Có lối giải thích độc ác rằng, để không ai bị bỏ ngoài cuộc, cần mở cửa ra thị trường toàn cầu, là dân chủ không giới hạn, nghĩa là hoàn toàn tự do hữu ích cho loài người. Theo nghĩa hiểu được, đó cũng là sự phát triển thật sự trong ngắn hạn, thị trường tự do như đạo quân chinh chiến tràn qua xâm chiếm các lãnh thổ mà như không cai trị nó. Điều này có thể làm ai đó hài lòng, ai đó cho là nó tự tồn tại với viễn cảnh tươi sáng - có thể là đúng với thành thị hào nhoáng chật cứng dân chúng no đủ.
  
Nhưng dài hạn, sự phát triển nhanh sẽ nhanh chóng dừng lại. Nếu có 1 khu vực cụ thể may mắn không rơi vào hỗn loạn như Libya, Syria, Ai Cập, Nam Mỹ hay Ukraina – mà vẫn giữ được sự ổn định. Lúc đó người ta lại có lối giải thích độc ác khác: bẫy thu nhập trung bình, mà không phải là đã cạn kiệt tiềm năng phát triển hay nào khác. Làm thế nào để với 1 khoảnh thị trường được ‘phân chia’ bằng ấy, với trình độ nhân lực và mức lương làm thuê bằng ấy có được sự thần kỳ phát triển tiếp theo? Không ai có câu trả lời đứng đắn!

Có những đặc trưng nhất định của thị trường tự do mà người ta biết đến đã từ rất lâu, và không hề dễ chịu gì cũng như không khác gì ngày hôm nay. Ví dụ, phe đối lập nảy nở như nấm dại trong thị trường tự do, tất cả đều viện đến quyền dân chủ (nhưng lại không hề làm gì đóng góp cho dân chủ). Chúng tiềm tàng khả năng phá hoại dữ dội – như Ukraina hay Hồng Kông... và chỉ chờ đợi pha sụp đổ kinh tế cuối cùng để chiếm lấy quyền lực. Bởi phá hoại nền kinh tế có chiến lược và kế hoạch dài hạn cũng là mục đích của những cuộc chiến tranh tiềm tàng hiện nay. Liệu có cần thiết tạo ra điều kiện đua tranh khắp nơi, cho tất cả phe phái đối lập và bất đồng chính kiến, như thể quyền được sống?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...