Ngô biến đổi gen không mang lại lợi ích cho nông dân Việt Nam


Hầu hết các nhà khoa học đều phản đối, nhưng giới quan lại nhất quyết đưa ngô biến đổi gen vào trồng ở VN.

Nhiều tiếng nói đã công khai tuyên bố rằng ngô biến đổi gen (GM) sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề nông nghiệp nào của đất nước và thực sự mang lại ích lợi gì hơn giống đã và đang được trồng.

Tuyên bố như thế đập thẳng vào chính sách tích cực thúc đẩy các loại cây trồng GM của chính phủ đương nhiệm.

Ông Trần Hồng Uy, cựu lãnh đạo Viện nghiên cứu ngô cho biết:

"Phát triển cây trồng GM sẽ làm cho nông dân Việt Nam càng phụ thuộc vào nhà cung cấp hạt giống nước ngoài".

“Cây trồng GM sẽ không giúp tăng năng suất và giảm chi phí trồng trọt, và chúng sẽ làm hỏng môi trường sinh thái và đa dạng sinh học bên cạnh việc làm tổn hại đến sức khỏe của người dân."

Tuy nhiên, bất chấp những tiếng nói thẳng thắn, chính phủ của ông Dũng quyết tâm thúc đẩy GM với hy vọng nông nghiệp phát triển vượt bậc.

Theo ông Phạm Văn Toản, lãnh đạo Viện khoa học nông nghiệp, chính phủ VN muốn có 30-50% đất nông nghiệp quốc gia để phát triển cây trồng GM cho đến 2020. Lý do chính cho việc này là tăng sản lượng ngô và đậu tương trong nước làm thức ăn chăn nuôi. Trong bối cảnh đang phải nhập khẩu 1 số lượng lớn.

Vào tháng 8 năm nay, bộ NN&PTNT đã chấp thuận trồng 4 loại ngô GM dùng cả con người và chăn nuôi. Theo nguồn tin Natural News,  đầu tháng 10 bộ Tài nguyên môi trường đã cấp giấy chứng nhận an toàn cho nhiều loại ngô GM mới của Monsanto, điều đó cho phép nhập khẩu ngô GM loại này hoặc trồng trong nước. Ngay cả trước tuyên bố của ông Toản, các động thái chuẩn bị đã được trình bày rộng rãi như là sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ ông Dũng đối với nông nghiệp biến đổi gen.

Nhưng tiến sĩ Uy cảnh báo rằng cây trồng GM chỉ đơn giản không phải là "cây đũa thần" để chính phủ hứa hẹn và sẽ không thực sự giải quyết được bất kỳ nỗi thống khổ nào của nông nghiệp đất nước. Có một điều là, nghiên cứu cho thấy sản lượng giống GM được phê duyệt 8-10 tấn/ha, tương đương như sản lượng nhiều loại giống không GM đã thực sự được trồng tại Việt Nam.

Ông Uy nói: "Ngô GM sẽ không giúp giải quyết các vấn đề đang tồn tại, bởi chúng không thể làm tăng năng suất, và cũng không chịu được hạn hán. Chúng chịu được cỏ dại và côn trùng, nhưng đây là những vấn đề không phải lớn đối với VN".

Ngoài ra, ông Uy nêu mối quan tâm về sức khỏe và các hiệu ứng môi trường của cây trồng GM, cũng như chi phí của nông dân đang ngày càng trở nên lệ thuộc hơn vào nhập khẩu hạt giống được bán bởi các tập đoàn nước ngoài.

Vì những lý do này, ông Uy nói, sẽ là sai lầm khi bắt đầu phát triển ngô GM tại Việt Nam.

Rõ ràng ngô GM không có lợi thế và lợi ích gì so với các giống ngô đang được gieo trồng. Cùng chung nhận định như ông Uy, tiến sĩ Trần Đình Long chủ tịch Hiệp hội giống cây trồng VN cũng khẳng định các giống ngô GM được phê duyệt có sức đề kháng thuốc diệt cỏ và côn trùng, nhưng không cho năng suất cao hơn các giống bản địa. Bên cạnh đó, ông cũng đồng tình rằng những vấn đề nông nghiệp VN thực sự phải đối mặt là hạn hán và nhu cầu sản lượng cao hơn.

"Tại sao chúng ta phải nhập khẩu ngô giống GM khi chúng ta đã được cảnh báo rằng điều này sẽ làm chúng ta dựa dẫm nặng nề hơn vào các nguồn cung nước ngoài?" Một chuyên gia nông nghiệp VN đồng ý phát biểu với tờ VietNamNet trong điều kiện giấu tên. "Tại sao chúng ta cứ nhất định phát triển cây trồng GM khi EU phản đối chống lại sinh vật biến đổi gen (GMO), trong khi Ấn Độ và Trung Quốc đang gặp vấn đề với GMO?"

Theo 2 tiến sĩ, ông Long và ông Uy, một giải pháp tốt hơn nhiều cho ngành chăn nuôi VN là nên tập trung vào phát triển giống ngô lai tốt hơn bằng kỹ thuật gây giống thông thường.

Theo tiến sĩ Uy, một số giống lai hứa hẹn đã được phát triển có năng suất cao, chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Các giống lai này cũng rất thích nghi với các vùng khác nhau, còn hạt giống có thể được lưu trữ trong thời gian dài.


 



Thất bại của Monsanto và cây trồng biến đổi gen ở Ấn Độ


Mặc dù truyền thông phương Tây ra sức phủ nhận, nhưng sự liên quan Monsanto đến cái chết của 300.000 nông dân Ấn Độ là rõ ràng. Kể từ 1995, thất bát mùa màng và mắc nợ vì cây trồng biến đổi gen đã đẩy họ đến đường cùng tự tử. 

Báo cáo của Cơ quan lưu trữ tội phạm quốc gia (NCRB) tiết lộ rằng, từ năm 1995 đến năm 2011, 290.740 nông dân đã tự tử do thất bại kinh tế, nghèo đói phá sản gây ra bởi áp dụng GMO. Và trong những năm đó, dù không có số liệu chính thức, nhiều khả năng có thêm hàng ngàn vụ tự tử khác nữa, đưa con số này lên ít nhất là 300.000 và có thể cao hơn.


Như tiến sĩ Vandana Shiva giải thích, công nghệ cây trồng biến đổi gen con ngựa gỗ (Trojan Horse) mà các tập đoàn xuyên quốc gia sử dụng để chiếm đoạt quyền kiểm soát các nguồn cung cấp lương thực toàn cầu. Với lời hứa giả dối tăng năng suất và giảm chi phí, các tập đoàn như Monsanto đã nhào vào và khóa cứng nông dân Ấn Độ trong các thỏa thuận hợp đồng, chúng làm họ lệ thuộc vào hệ thống nông nghiệp tập trung hóa, và trong nhiều trường hợp, kết thúc bằng việc phá sản của chính họ.

Trước khi Monsanto đến và thay đổi tất cả mọi thứ, nhờ chính sách hạt giống 1988 của WB, nông dân Ấn Độ trồng bông loại bông truyền thống cùng với các loại cây trồng khác, chúng chống lại các loài phá hoại côn trùng gây hại một cách có hiệu quả để tự bảo vệ chúng. Các hạt giống tự nhiên được nông dân lưu trữ năm này qua năm khác và gieo trồng mà không phải trả tiền bản quyền cho hạt giống mới.

Hệ thống nông nghiệp cổ truyền không phải là hoàn hảo, tất nhiên. Nhưng nó cho phép nông dân Ấn Độ tự do lựa chọn và kiểm soát số phận nghề nông của riêng họ và không nhấn chìm họ trong cảnh nợ nần quá nhiều, đó là điều mà nhiều người trong số họ đang phải đối mặt vì hậu quả GMO của Monsanto. Theo nghiên cứu sâu rộng của tiến sĩ Shiva, hệ thống mới đã cơ bản tạo ra tình trạng nô lệ của nông dân Ấn Độ, những người hiện đang bị khóa chặt vào thỏa thuận hợp đồng Công nghệ sinh học, họ không có lối thoát.

"Thông qua các bằng sáng chế độc quyền về giống, Monsanto đã trở thành 'Thánh đời' của hành tinh chúng ta, chúng thu tiền cho thuê đổi mới cuộc sống của người nông dân, những người lai tạo hạt giống đầu tiên", tiến sĩ Shiva trên Global Research.

"Đây là những hạt giống lừa dối - lừa dối rằng Monsanto là tác giả của hạt giống và đời sống, lừa dối bởi trong khi Monsanto kiện nông dân bẫy họ trong nợ nần, nó giả vờ đang làm cho nông dân phát đạt, lừa dối rằng GMO nuôi sống thế giới. GMO đang thất bại trong việc kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại, thay vào đó đã dẫn đến sự xuất hiện của sâu bệnh và vi sinh vật phá hoại mới.” Ở Ấn Độ, Monsanto đã chiếm đoạt bất hợp pháp quyền kiểm soát 95% hạt giống bông, nhưng không hề bị trừng phạt.

Tiến sĩ Shiva tài liệu về sự thâm nhập của Monsanto vào Ấn Độ bắt đầu từ cuối thập kỷ 1980, với lý do tiếp quản sự tăng trưởng của hệ thống nông nghiệp quốc gia. Tất cả bắt đầu khi Ấn Độ bãi bỏ qui định trong lĩnh vực giống, dẫn đến sự tập trung dần dần của ngành giống. Monsanto đã tiến hành mua lại tất cả các công ty hạt giốngnó có thể với tay, tạo ra các liên doanh và các thỏa thuận cấp phép với những gì còn lại.

Đúng lúc, vựa giống chung có sẵn cho nông dân Ấn Độ lại bao gồm gần như toàn hạt giống Monsanto đã được cấp độc quyền sáng chế, chúng được gán thương hiệu tiếp thị như là hạt giống thần kỳ sẽ làm cho nông dân giàu có cung cấp lương thực cho tất cả mọi người. Một khi được chấp nhận, tuy nhiên, những hạt giống "kẻ hủy diệt" này hóa ra lại có tác dụng ngược - hàng trăm ngàn nông dân Ấn Độ đã mất thu hoạch với cây trồng của họ, tài khoản ngân hàng của họ, kế sinh nhai của họ và trong nhiều trường hợp, cuộc sống của họ, như hậu quả mắc bẫy cái mồi GMO.

"Hạt giống từng là tài nguyên chung của nông dân bị biến thành “tài sản trí tuệ" của Monsanto, và từ đó chúng bắt đầu thu tiền bản quyền, và làm tăng chi phí cho hạt giống", Tiến sĩ Shiva giải thích. "Hạt giống bông thụ phấn tự nhiên bị thay thế bằng cây lai, gồm cả lai GMO… Bông trước kia được trồng xem với cây lương thực thì giờ trồng như cây độc canh, bị tổn thương cao hơn với sâu, bệnh, hạn hán mất mùa."

Giờ Monsanto đang sở hữu một con số khổng lồ 95% hạt giống bông Ấn Độ, mà theo bất kỳ định nghĩa được chấp nhận nào của khái niệm này là độc quyền gần như toàn bộ. chỉ có thể đạt được điều này, tất nhiên, thông qua lừa dối và hoạt động phi pháp, bao gồm cả thử nghiệm ngoài trời tiến hành vào cuối thập kỷ 1990 điều đó đã không bao giờ được chấp thuận bởi chính phủ Ấn Độ. Monsanto tiếp tục những thử nghiệm, bất hợp pháp của họ, và cuối cùng chiếm quyền kiểm soát toàn bộ ngành công nghiệp này.

Tiến sĩ Shiva kết luận: "Độc quyền hạt giống của Monsanto hủy diệt sự lựa chọn khác, thu siêu lợi nhuận dưới hình thức bản quyền, tính dễ bị tổn thương ngày càng tăng của độc canh đã tạo ra khung cảnh cho các khoản nợ, tự tử nỗi đau ruộng đất đem đến nạn dịch tự tử của nông dân Ấn Độ".

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...