Nữ binh, kẻ nổi loạn, nhà nữ cách mạng, nhà nữ quyền, chiến sĩ cộng sản, v,v Aleksandra Mikhailovna Kollontai (1872–1952) là người duy nhất sống sót đến cuối cùng. Nếu không có Stalin, chắc chắn bà đã chết vì bị vu cáo “gián điệp” bởi chính những kẻ là “đồng chí” của bà.
Câu chuyện này rất dài, và ở đâu đó, có câu chuyện rất tương tự về bà Võ Thị Thắng, thậm chí là Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, có khác chăng, chỉ là khác thời gian, không gian địa lý.
***
Hiện nay, có khá nhiều bài viết và sách về Kollontai, đáng chú ý là cuốn của Leonid Mlechin xuất bản năm 2013, cuốn thứ 2 là nhật ký của Kollontai, đáng tiếc là chỉ được đăng một phần sau khi cắt bỏ nhiều đoạn nhạy cảm. Tuy nhiên, vẫn còn cả loạt vấn đề trong tiểu sử của người phụ nữ này vẫn chưa được làm sáng tỏ. Một trong số những vấn đề như vậy, là mối liên hệ của Kollontai với Stalin, và tại sao, theo một số nghĩa nhất định, Stalin đã cứu sống Kollontai, ít nhất 3 lần.
Kollontai có thói quen lưu giữ nhật ký, ghi chép các sự kiện, các vấn đề quan trọng trong suốt cuộc đời mình. Một số trong đó được sử dụng và tập hợp vào "23 năm làm công tác ngoại giao", một phần trong đó đề cập đến quan hệ và trò chuyện với Stalin vào các năm 1922-1934. Ngày nay, một phần của tập này đã được xuất bản. Không nghi ngờ chúng đã bị chỉnh sửa, thay đổi, nhưng, như những thư từ trao đổi với Stalin còn sót lại cho thấy, những gì còn lại đáng tin cậy.
Có lẽ, Kollontai gặp Stalin lần đầu tiên vào cuối năm 1917, khi cả hai trong chính phủ Xô Viết đầu tiên: bà - với tư cách là dân ủy của tổ chức từ thiện nhà nước, ông - là ủy viên nhà nước về vấn đề dân tộc. Theo Mlechin, giao tiếp của họ vào năm 1917 có ảnh hưởng rất quan trọng đến số phận sau này của nữ dân ủy đầu tiên: “Ngày 25 tháng 11 năm 1917, hai ủy viên: Kollontai và Stalin - đến dự đại hội ĐDCXH Phần Lan. Stalin có ấn tượng về sự am hiểu Phần Lan và bán đảo Scandinavia của Kollontai nên coi bà như một chuyên gia về các vấn đề Phần Lan. Có lẽ, những lần tiệc tùng với giới thượng lưu ở Petrograd, bà đã quá hiểu những gì đang diễn ra. Điều này đã gây thiện cảm và đặt ra quan hệ tốt đẹp với Stalin mà còn cứu sống Kollontai không lâu sau này.
Cuộc đấu đá, tranh giành địa vị “lãnh tụ giai cấp vô sản” chưa bao giờ là không khắc nghiệt. Chỉ cần một ít chứng cớ giả tạo, cùng với lời lẽ ngụy biện là có thể lật ngược sự thực để hạ bệ những kẻ mình không ưa. Đến lượt Kollontai là mục tiêu, những sai lầm phá lối của bà thời làm thủ lĩnh phe “công nhân đối lập”, những chỉ trích “Sai lầm của Lenin” của bà bị mang ra bêu riếu và đấu tố. Đến 1922, nhóm Kollontai chịu thất bại hoàn toàn. Tại ĐH XI, Kollontai buộc phải công khai từ bỏ cương lĩnh của mình. Trong nhật ký, bà mô tả cuộc họp của BCHTƯ đã đưa ra vấn đề khai trừ phe "công nhân đối lập” ra khỏi đảng.
Điều quan trọng là lúc này, Kollontai đã hoàn toàn ủng hộ Stalin. Lá thư mà bà viết lại trong nhật ký gửi Stalin đề ngày 11 tháng 10 năm 1922, bà viết “ lòng tràn đầy sự biết ơn vô hạn đối với Stalin", bởi sự ủng hộ của ông dành cho bà và nhóm “trong những ngày khó khăn, thảm khốc nhất của cuộc đời”. Theo Kollontai, đó là do sự nhạy cảm phi thường của đc TTK mới được bầu, là phản ứng của ông trước sự bất hạnh của một đồng chí.
Trước đó, người ta biết quan hệ vợ chồng của Kollontai với vị chỉ huy nổi tiếng Pavel Efimovich Dybenko đã bị rạn nứt. Còn trong thư, bà than thở rằng, sau hội nghị mùa xuân của QTCS và sau Đại hội XI, bà không thể làm việc trong Ban Thư ký Quốc tế Phụ nữ được nữa. Đặc biệt là không thể hợp tác với người đứng đầu QTCS G. Zinoviev. Bà đề nghị Stalin bổ nhiệm mình vào một công tác mới, đến Viễn Đông hoặc bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài. Bà nhanh chóng nhận được tin nhắn hồi đáp: "Chúng tôi cần một vị trí có trách nhiệm ở nước ngoài. Hãy trở về Mátxcơva ngay lập tức. Stalin".
Cuộc đời biệt phái ngoại giao và làm đại sứ bắt đầu, Kollontai tạm thời tránh được những làn đạn. Cuối năm 1923, Ủy ban Kiểm soát TƯ điều tra lời buộc tội từ cựu đồng chí trở cờ phản bội trong phe "công nhân đối lập". Tầm quan trọng khiến đích thân Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát TƯ Valerian Kuibyshev tiến hành, ông ta tin vào lời khai và nghi ngờ Kollontai "mất lòng tin vào đảng". Mức kỷ luật mà ông ta đưa ra là triệu hồi đại sử về nước để ra tòa, tuy nhiên quyết định bị Stalin thu hồi.
Cuối năm 1924, Kollontai có cuộc gặp với Stalin, bà viết rằng: "Đồng chí Stalin tiếp tôi trong một căn phòng nhỏ được bài trí đơn giản, ông ấy đang ngồi trên bàn viết”.
- Ai đã xúc phạm bà, Litvinov hay Chicherin? -
câu hỏi dường như là đùa của Stalin.
- Cả hai, thưa đồng chí Stalin, - Kollontai trả lời.
Giọng Stalin trở nên nghiêm túc: - "Việc này đã tệ hơn rồi, hãy nói cho tôi biết, có chuyện gì?”
Cơ bản, vấn đề là Chicherin, Litvinov cùng phe
cánh đã vạch ra một đường lối ngoại giao khác đối với bán đảo Scandinavia,
nhưng Stalin ủng hộ phương pháp của Kollontai và vì thế mũi dùi chĩa vào bà.
Nhưng bà cũng không phải là mục tiêu chính, muốn hạ bệ Stalin, phải cô
lập, loại bỏ những người ủng hộ ông. Kollontai viết về điều này trong nhật ký, ĐH
XIV và năm 1925: "Mọi người đều cảm thấy điều này. Cá nhân chống lại
Stalin. Ông ấy mạnh mẽ và can đảm hơn họ. Ông ấy có những thứ họ thiếu, ông ấy
bận rộn không phải với bản thân, mà là với đảng, ông ấy là hiện thân của nó và đây
là sức mạnh của ông ấy...
Còn những người theo chủ nghĩa Stalin (Stalinism, đây là một từ mới ở Liên Xô) mà cá nhân tôi gần gũi nhất... Sau đó, tôi không bao giờ có thể liên đới gì nữa với Zinoviev, tôi cũng ghét linh hồn nhỏ nhen này, vì chính sách sai lầm và có hại của ông ta ở QTCS".
Đó cũng là thời điểm khó khăn đối với Stalin trong cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng, Kollontai đã chân thành ủng hộ Stalin.
Những nhận xét của Kollontai về Stalin có khá nhiều trong nhật ký. Mùa hè 1934, bà tham dự Hội nghị toàn thể BCHTƯ, bà ngạc nhiên về cách cử tọa lắng nghe Stalin, cách họ phản ứng với từng cử chỉ của ông. Trong nhật ký bà viết: "Một loại bức xạ 'từ trường' nào đó phát ra từ ông ấy. Sự quyến rũ từ nhân cách của ông ấy, cảm giác tin tưởng vô hạn vào sức mạnh đạo đức, ý chí không ngừng và sự sáng suốt của tư tưởng. Khi Stalin ở gần, có cảm giác dễ dàng hơn để sống, có nhìn nhận tự tin hơn vào tương lai, và vui vẻ ở con tim”.
Kollontai viết rằng, trong Hội nghị: “Stalin chậm rãi đi phía sau hàng ghế Chủ tịch Đoàn. trên mặt một chút nụ cười buồn. Nụ cười không ở môi, và thậm chí không trong mắt, nhưng bằng cách nào đó có nó xung quanh khuôn mặt. Khi mọi người đang ngồi, ông đi đi lại lại một mình. Lắng nghe và nghe cẩn thận với một nụ cười trên khuôn mặt. Những suy nghĩ lớn, những quyết định lớn đều ẩn sau nụ cười như vậy. Nó là một sự hạ mình trước sự thiển cận của con người..."
“Một cái gì đó là “huyền bí” trong ông. Là sức mạnh của tư chất tuyệt vời. Trong ông toát ra ý chí mạnh mẽ khuất phục con người. Bạn sẽ rơi vào quỹ đạo của sự lan tỏa và không còn sức kháng cự nữa, ý chí của bạn sẽ “tan biến”... Lenin, chẳng hạn, không sở hữu đặc điểm này. Stalin khuất phục con người bằng sức mạnh của logic, bằng sự vượt trội của trí tuệ. Còn với sự hiện diện của Lenin, ông vẫn là chính mình, có thể tranh luận với Lenin, để chứng tỏ. Thường Stalin thắng cuộc tranh luận và tước lấy nó. Với Stalin, bạn ngay lập tức từ bỏ, ngay cả trước khi tranh luận. Đây là điểm mạnh của ông ấy. Ý chí của ông ấy mạnh đến mức bạn phải chấp nhận nó hoặc từ bỏ hoàn toàn."
Logic của phái nữ là vậy...
Trong những năm 1940, các đám mây đen một lần nữa tụ lại trên đầu "đại sứ Liên Xô", có đến 3 lần như vậy. Tháng 8 năm 1942, Kollontai ở tuổi 70, bị đột quị. Một báo cáo của NKVD viết rằng, nhưng giấy tờ lưu trữ tại Thụy Điển của Kollontai là có hại đối với Liên Xô, việc thu giữ kho lưu trữ Kollontai là một "sáng kiến của bộ" không được xác nhận. Toàn bộ được chuyển về Matxcơva năm 1943. Merkulov báo cáo tóm tắt với Stalin rằng, "Không có gì đáng ngại đối với giới lãnh đạo Liên Xô trong vali của phái viên ở Stockholm…”
Vì vậy, đám mây đen đầu tiên không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho Kollontai, ngoại trừ sự đau khổ về mặt đạo đức. Năm 1944, lại một đám mây đen khác, Tổng cục trưởng phản gián quân sự "Smersh" Viktor Abakumov đã gửi một báo cáo đặc biệt cho Stalin về điệp viên tình báo Anh bị phát hiện và bắt giữ, thiếu tá Pyotr Gusev, người từng ở Stockholm với tư cách là thư ký của tùy viên quân sự Liên Xô. Lời chứng của Gusev về sự hiện diện của điệp viên nước ngoài trong số nhân viên của đại sứ quán Liên Xô tại Thụy Điển, và anh ta biết một đặc vụ của cảnh sát Thụy Điển chính là tài xế riêng của Kollontai, cùng một số người khác bị Thụy Điển hoặc tình báo Đức tuyển dụng cho mục đích gián điệp. Tuy nhiên, kẻ bị bắt nghi ngờ Kollontai có hoạt động gián điệp. Lời chứng của thiếu tá bị bắt có chất lượng cực kỳ thấp. Bằng chứng buộc tội Kollontai chỉ là tin tưởng người nước ngoài, xa rời thực tế Xô Viết và không đủ để "triệu hồi Kollontai ngay lập tức về Matxcơva, bắt giữ và hành quyết". Vì vậy, Tổng cục trưởng Abakumov đề nghị cho điều tra thêm. Tuy nhiên, Stalin từ chối cho phép Abakumov điều tra.
Nhiệm kỳ công tác đại sử Thụy Điển của Kollontai cũng sắp kết thúc. Căn bệnh của người phụ nữ lớn tuổi đã trở nên tồi tệ hơn - cánh tay trái và chân của bà bị mất cảm giác và không chữa trị sẽ sớm bị liệt. Trong tình trạng như vậy, bà buộc phải trở về Matxcơva chữa trị. Tháng 9 năm 1944, bà được trao tặng Huân chương Lao động Đỏ lần thứ hai và được cấp một căn hộ trên phố Bolshaya Kaluzhskaya. Tháng 7 năm 1945, BCT ra quyết định, thể theo nguyện vọng và bệnh tật của bà, miễn nhiệm chức vụ đại sứ, đặc phải viên Liên Xô tại Thụy Điển.
Alexandra Mikhailovna không nghỉ hưu, bà vẫn là cố vấn của Ủy Ban Đối ngoại.
Tháng 8 năm 1946, Kollontai đề nghị Stalin giúp bà tìm lại kho lưu trữ của bà, các tài liệu này đã được gửi về Matxcơva từ Thụy Điển. Kho lưu trữ cuối cùng đã được tìm thấy và trả lại cho chủ nhân. Ngày 21 tháng 11 năm 1946, thông qua A. N. Poskrebyshev, Kollontai chuyển tới Stalin lời chào chân thành nhất và lòng biết ơn nồng nhiệt: "Hãy nói cho Joseph Vissarionovich biết ông ấy đã mang lại cho tôi niềm vui lớn như thế nào bằng cách trả lại cho tôi những tài liệu mà tôi đã coi là thất lạc".
Nhưng sau chiến tranh, cựu thù của bà trong vụ thu giữ giấy tờ, tài liệu cá nhân đã giữ chức vụ cao hơn, điều này cho phép hắn ta tiếp tục âm mưu thủ đoạn hại người.
Vào tháng 1 năm 1947, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô S.N.Kruglov đã gửi một bản ghi nhớ cho Stalin mà không đánh số và không có ngày tháng rõ ràng. Các dấu hiệu này là tài liệu đã không được đăng ký và được chuyển đến cho lãnh đạo Bộ Nội vụ một cách không chính thức. Bản ghi nhớ này viết rằng, vào tháng 5 năm 1945, gần thành phố Ceska Lipa (Sudetenland của Tiệp), có một kho lưu trữ của Bộ Nội vụ Pháp bị quân Đức thu giữ. Kho lưu trữ được phát hiện tại một lâu đài. Quá trình phân tích chúng được tiến hành ở Mátxcơva, người ta đã tìm thấy các tài liệu của Cục 2 (tình báo và phản gián) của Bộ Tổng tham mưu Pháp giai đoạn 1914-1942, và trong đó – hồ sơ No. 46800 về các năm 1941-1942, chứa các thư từ về các điệp viên và người cung cấp thông tin được tuyển dụng ở Romania, Hungary, Thụy Điển, các nước Trung Đông và những nơi khác. Và trong phần về các điệp viên được tuyển dụng ở Thụy Điển, có 6 tài liệu, trong đó cựu đặc phái viên Liên Xô tại Thụy Điển được liệt kê là người cung cấp thông tin cho Cục 2. Người đó là Kollontai.
Theo Kruglov, Kollontai được nhân viên tình báo Pháp Count de Fleurieu, một thành viên của phái bộ Pháp tại Stockholm và mang bí số 331 trong hồ sơ Cục 2 tuyển dụng làm nguồn cung cấp thông tin vào năm 1941. Bản thân Kollontai được xác định mang bí số 338. Kollontai đã liên lạc với nhân viên Defer làm việc cho văn phòng Cục 2 Pháp thường trú ở Stockholm. Trong phân loại, nguồn tin số 338 được xếp vào loại "thông tin có tính chất chính trị và quân sự nhận được từ chính phủ của họ..."
Tài liệu đính kèm, Kruglov báo cáo thêm rằng,
xác thực kẻ cung cấp tin bí số 338 là Kollontai, đặc phái viên của Liên Xô tại
Stockholm. Tài liệu của tình báo Pháp còn nhắc đến số 338 là người tình của
Lenin.
Dường như là người Pháp đã nhầm lẫn Alexandra Mikhailovna Kollontai với Inessa Armand, nhưng đánh giá cao Kollontai như một nguồn cung cấp thông tin đặc biệt quan trọng.
Dù vậy, không ai dám thẩm vấn Kollontai, lúc bà đang nằm trong viện điều trị. Bà vẫn tiếp tục được xếp vào danh sách cố vấn của Bộ Ngoại giao Liên Xô và vẫn tiếp tục viết hồi ký về cuộc đời mình gần như hàng ngày. Nhưng Stalin không còn liên lạc gì với bà nữa.
Từ đây trở đi, từ năm 1948 cho đến khi qua đời, liên hệ của Kollontai với Stalin bị gián đoạn. Bà viết nhiều thư từ gửi Stalin mà không có hồi âm. Một tình huống tương tự xảy ra với các bức thư CT HCM gửi Stalin năm 1952. Có thể, một âm mưu rất lớn đã được triển khai ngay sau Thế chiến nhằm cô lập Stalin với các nhân vật thân cận gần gũi bị chụp mũ “gián điệp”, “kẻ thù của nhân dân”.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1952, trước khi qua đời ít lâu, Kollontai viết bức thư cuối cùng cho Stalin: "Joseph Vissarionovich thân mến, trước khi giao những ghi chép của tôi về những năm hoạt động ngoại giao cho cơ quan lưu trữ bí mật của đảng IMEL, tôi coi đó là nhiệm vụ của tôi phải gửi cho đc những trích đoạn của tất cả các cuộc gặp gỡ và trò chuyện của tôi với đc trong thời gian này cho người quen của đc"... Vào ngày 25 tháng 2, bà gửi thư cho Poskrebyshev, trợ lý riêng của Stalin về việc hoàn thành cuốn hồi ký của mình "Hai mươi ba năm làm công tác ngoại giao", mà bà đã chuyển đến kho lưu trữ của IMEL, và đề cập rằng chúng cũng chứa một cuốn sổ có tựa đề "Các cuộc gặp và trò chuyện với Đồng chí J. Stalin qua những năm làm Ngoại giao của tôi". Bà yêu cầu được thông báo về việc nhận thư. Bức thư ghi yêu cầu: "Báo cáo những gì đã nhận được”. Yêu cầu IMEL về “Các cuộc gặp và trao đổi với đồng chí Stalin".
Ngày 29 tháng 2 năm 1952, Phó Giám đốc IMEL G. Obichkin gửi cho Poskrebyshev bản thảo cuốn hồi ký của Kollontai "Những cuộc gặp gỡ và trò chuyện với Stalin. 1922 - 1934" .. Đương nhiên, không ai khác có thể yêu cầu những tài liệu này ngoại trừ chính Stalin.
Ngày 11 tháng 3 năm 1952, tờ Izvestia đăng cáo
phó, viết rằng vào ngày 9 tháng 3, "sau một thời gian dài ốm đau ở tuổi
80, một thành viên cũ của đảng Bolshevik và nhà ngoại giao Liên Xô Alexandra
Mikhailovna Kollontai đã qua đời". Dưới cáo phó, thay vì chữ ký cụ thể của
đại diện đảng Bolshevik, chỉ có dòng chữ mơ hồ: "Nhóm các đồng chí".
***
Bóng mây đen tiếp tục u ám Kollontai và cả Stalin sau cái chết. Vào ngày 12 tháng 12 năm 1958, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô Nikolai Dudorov báo cáo với BCHTƯ CPSU rằng trong số các tài liệu lưu trữ tại Cục Lưu trữ Đặc biệt Nhà nước Liên Xô, hồ sơ "Cục 2 – Bộ Tổng tham mưu Pháp", có 5 bản ghi chép, được xác định là tình báo Pháp liên lạc với Kollontai và liên quan đến việc bà được cho là thuộc cơ quan tình báo Pháp trong các năm 1941-1942, cũng như các tài liệu theo dõi bà trong thời gian trước đó.
Trong số các tài liệu mà Dudorov trình bày và lặp lại vấn đề, có tài liệu đã được gửi cho Stalin vào tháng 1 năm 1947. Điều khác biệt, là tài liệu này đã được đánh số mà con số và ký hiệu lưu trữ không có trên tài liệu gốc. Như thông tin, 5 bản ghi chép gửi đến BCHTƯ về Kollontai dài 42 trang, kèm 7 bản sao chụp từ các tài liệu đã gửi trước đó và một phần là bản dịch.
Trong số những thứ khác, các tài liệu đưa thông tin về người cung cấp tin bí số 338: 60 tuổi, rất đảm bảo, nằm trong giới ngoại giao và giới chính trị gia hàng đầu. Tiếp xúc với người Pháp được ghi nhận là tự nguyện.
Dù vậy, thời điểm năm 1958, Khrushchev đã hoàn tất cuộc đảo chính lật đổ Stalin, không cần nhiều đến lá bài gián điệp Kollontai.
Cả ngàn năm qua, câu này đã quen thuộc đến nhàm chán: Các tình báo viên thường đánh lừa cấp trên và moi tiền của chính phủ bằng cách dựng lên các nhân vật tuyển dụng giả, các chiến dịch giả, và những chiến công giả.
Sau tất cả, vụ tuyển dụng "đại sứ Liên Xô" quá rẻ tiền, không đáng tin và cũng chẳng có thông tin gì nhiều giá trị từ nhà ngoại giao – nhiều khả năng đó là màn biểu diễn nghiệp dư vụng về của Bá tước de Fleurieu. Kẻ có lẽ đã dựng lên chiến công giả, tuyển dụng giả đại sứ Liên Xô và nhờ thế đã moi được nhiều tiền từ chính phủ Pháp và cả Đức quốc xã. Nhưng số phận trớ trêu của bà Kollontai đã được cứu thoát nhờ mối quan hệ đặc biệt của bà với Stalin.