Thiên chức của người phụ nữ

Thầy kính thưa bà Phương Loan – chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân của Thanh Hoá. […] Hôm trước thì qua trung gian của Thượng Toạ Tâm Đức – Trưởng ban trị sự Phật Giáo ở đây, nên chúng tôi mới nhận lời mời để có được buổi nói chuyện này. […] 

Kính thưa tất cả quý vị. 

Kinh doanh là một hoạt động có tính xã hội rất là cao. Mà dường như nó ngược lại với thiên chức của người phụ nữ. Từ nghìn xưa, cả từ [các nước phương] Đông sang [các nước phương] Tây đều cho rằng phụ nữ là cột trụ, là hạt nhân của gia đình. Trong hai người, người chồng và người vợ, thì sự phân công của xã hội rất tự nhiên, là người đàn ông phải gánh vác, đi mưu sinh tìm cơm ăn áo mặc cho gia đình và người vợ phải giữ gìn gia đình, phân công hai người ra hẳn như vậy. Nên nếu không có người phụ nữ làm hạt nhân để giữ gìn mái ấm gia đình thì xã hội sẽ hỗn loạn vì gia đình sẽ tan vỡ. 



Có một số thời kì, người ta rất khuyến khích người phụ nữ bước ra gánh vác công việc trong xã hội như người nam vì cho rằng nam nữ bình đẳng. Và để thể hiện sự bình đẳng đó, người ta khuyến khích phụ nữ cũng phải bước ra ngoài dấn thân vào xã hội, làm cán bộ, xông xáo vào việc kinh doanh…làm đủ thứ như người đàn ông để được cái gọi là “nam nữ bình đẳng”. Nhưng dần dần, người ta cảm thấy, điều đó ..không phải (không đúng). Vì sao vậy? Bởi vì khi cả hai người, người vợ lẫn người chồng, cùng bước ra xã hội để làm việc thì [vô tình] đã bỏ trống gia đình, bỏ trống hậu phương của mình. Thì không ngờ [điều đó lại khiến cho] xã hội sụp đổ, loạn lạc chứ chả hay ho gì cả. [Luôn luôn] cần phải có một người ở lại để giữ gìn gia đình. Vì mái ấm gia đình coi [riêng tư như] vậy lại đang [là yếu tố nền tảng quan trọng nhất] giữ gìn [sự bình yên, phát triển] cho cả xã hội này. [Giữ gìn gia đình bền vững, hạnh phúc] là quan trọng lắm. Vì vậy, người ta có thể ngưỡng mộ người đàn ông bước ra ngoài đi gánh vác đủ thứ chuyện. Nhưng mà, sự yêu quý sâu đậm vẫn dành cho người phụ nữ, người đã chịu thương chịu khó chịu nhiều thiệt thòi, phải tận tuỵ hi sinh để giữ lại mái ấm gia đình [yên vui, đầm thắm]. 


Sự phân công đó đến bây giờ vẫn không thay đổi. Đến bây giờ, khi xã hội đã khá lên, nhiều gia đình tương đối đã đủ ăn đủ mặc, thì người chồng quyết định liền: “Em ở lại coi nhà, nuôi con dạy con, một mình anh đi làm”. Đến bây giờ họ trở lại liền [giống như] thời kì của ngày xưa, sau khi xã hội đã đi qua giai đoạn quá khó khăn. Lúc mà khó khăn quá thì thôi [ta tạm chấp nhận], chồng làm một mình không đủ sống vợ phải đi làm thêm. Nhưng đến khi gia đình tương đối đầy đủ rồi thì bất ngờ con người lại quay trở về một xã hội như ngày xưa với hình ảnh người vợ, người mẹ gìn giữ mái ấm gia đình, làm hạt nhân cho gia đình. Đó là một sự [trở về] tự nhiên, [một khuynh hướng] của thiên nhiên, của tạo hoá, không có gì khác hơn được nữa.


Tuy nhiên, trong thực tế, có những người phụ nữ mà cái duyên của họ đối với xã hội, đối với cuộc đời lại không kém gì đàn ông. Số này không nhiều. Nhưng vẫn có. Thậm chí ta có cả những nữ tổng thống, nữ thủ tướng, nữ chủ tịch nước. Nhất là Việt Nam ta chủ trương “nam nữ bình đẳng”, đã tạo nhiều điều kiện cho người nữ được phát huy năng lực trong xã hội, nên nhiều người phụ nữ cũng giữ những chức vụ quan trọng (Chú thích thêm: Ví dụ như cô Nguyễn Thị Kim Ngân là nữ chủ tịch quốc hội đầu tiên của Việt Nam). Điều này, thoạt nghe có vẻ như văn minh, như tiến bộ nhưng thật sự nó đã đi ngược lại chức năng mà tạo hoá đã an bày. Nhưng khi nói đó là “chức năng mà tạo hoá đã an bày” cũng không có nghĩa là phải [tuân theo] răm rắp như vậy. Vì chẳng có ông nào xưng tên ổng là Tạo Hoá và ổng ra quy định là “nữ cứ phải ở nhà, và nam cứ phải đi làm”. Nó như là một điều tự nhiên một cách nhẹ nhàng không bắt buộc. Chính vì là không bắt buộc nên ta mới có những nữ doanh nhân xuất sắc. Nên có những người chấp nhận [làm theo] thiên chức của người phụ nữ là đứng ở nhà giữ gia đình và có những người có duyên đặc biệt riêng sẽ bước ra ngoài, đi vào xã hội để hoạt động về kinh doanh, …. Nên khi nói về các nữ doanh nhân, ta phải hiểu những điều khái quát như vậy để đừng xem việc người nữ bước ra ngoài xã hội kinh doanh là việc bình thường. Mà phải hiểu đó là những trường hợp đặc biệt. Vì bình thường là người phụ nữ ở nhà để giữ gia đình. Và vì [việc người nữ xông xáo dấn thân vào những công việc có tính xã hội cao] là đặc biệt nên ta không muốn điều này trở thành quá phổ quát. Ta không muốn hễ là người nữ là phải bước ra ngoài đi kinh doanh, vất vả làm lụng, để chứng tỏ [nước ta] nam nữ bình đẳng. Không nên như vậy. Vì như vậy xã hội sẽ xáo trộn ngay. Cho nên phần đông phụ nữ hãy giữ gìn mái ấm của mình để giữ giữ gìn đất nước này. 


Lạ như vậy nha, ta đừng tưởng chuyện giữ gìn gia đình là chuyện nội trợ nhỏ nhặt nha, không có đâu. Người phụ nữ làm việc mà ta coi là nội trợ đó, sự thật đã [góp phần] giữ gìn cả đất nước này. Có những vụ án chính trị, tình báo rất là lớn của nước ta, mà được phá án bởi những người phụ nữ nội trợ kiên cường. Khi người con đi làm về đưa cho mẹ mình một đống tiền để mẹ xây nhà. Thì bà mẹ chỉ là người nội trợ thôi, bà nói “Mẹ không cần xây nhà. Mẹ ở nhà nghèo như thế này cũng thấy vui rồi vì nhìn tụi con lớn lên, cống hiến được cho xã hội”. Người con thương mẹ quá nói: “Nay con kiếm được tiền rồi nên mẹ hãy xây nhà vì mẹ đã vất vả nuôi dạy chúng con cả một đời, bố đã hi sinh trong kháng chiến, chúng con chỉ còn có mẹ, con muốn mẹ được ở trong ngôi nhà cao cửa rộng”. Bà mẹ vẫn từ chối rồi ít lâu sau, bà gọi đứa con tới hỏi: “Nhưng con nói thật với mẹ, tiền này ở đâu ra?”. Người con im lặng không nói. Sau đó ít hôm nữa, bà gọi đứa con đến, để một chén nước trên bàn và nói: “Chén này là thuốc độc. Nếu con không nói cho mẹ biết số tiền này nguồn gốc ở đâu mẹ uống chén thuốc này mẹ chết liền”. Người con sợ tái mặt và cuối cùng cũng chịu nói thật về nguồn tiền. Sau khi người con nói thật hết rồi bà mới nói với người con: “Con cứ im lặng cho mẹ”. Rồi bà đi khỏi nhà tìm gặp một người đồng chí chiến đấu ngày xưa. Bà nói: “Địa phương tôi không đủ sức giải quyết chuyện này. Với những mối quan hệ của anh, anh hãy báo về Trung Ương vụ án này mà con tôi là người dính líu. Tôi biết rằng  khi tôi nói với anh thì con tôi sẽ hi sinh, con tôi sẽ bị giặc giết vì bị lộ nhưng tôi chấp nhận, vì đất nước này”. Sau đó, nhờ bà mẹ lên tiếng như vậy và nhà nước ta phá được một vụ án tình báo rất là lớn. Nhưng dĩ nhiên, có những vụ án không thể công bố. Chúng tôi kể lại hôm nay cũng không thể nói rõ mọi thứ. Kể như vậy để chúng ta biết rằng, có những người phụ nữ chỉ ở nhà làm nội trợ nhưng mà trái tim họ phủ trùm cả một Tổ Quốc. Và, thiên chức của người phụ nữ ở nhà giữ gìn gia đình thật sự cũng là giữ gìn cả đất nước này.



Trong chiến tranh của ta, có những Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, vì sao các Bà Mẹ là anh hùng? Các Bà Mẹ không hề cầm súng chiến đấu, không hề bắn một tên giặc nhưng đã ở nhà giữ gia đình để chồng đi chiến đấu, con đi chiến đấu mà [về sau những người ra đi đó một số đã] hi sinh, [thậm chí là hi sinh] hết sạch. Đến giải phóng, các Bà Mẹ sống một mình với cháu. Nhà nước phải tôn vinh các Bà Mẹ là Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Có những người vĩ đại như vậy dù chỉ là nội trợ. Cho nên công việc nội trợ, làm vợ, làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ mà [nhiều khi] ta xem như [là công việc] hèn mọn, xem như [công việc] nhỏ bé. Nhưng không, [thiên chức đó, công việc đó] rất vĩ đại. Lần lần rồi người ta cũng phải nhìn thấy điều đó và trở lại với thiên chức thiêng liêng vĩ đại đó của người phụ nữ.


Còn hôm nay ta nói chuyện về những nữ doanh nhân là ta đang nói đến những trường hợp đặc biệt, có những người phụ nữ có cái Duyên, trong Đạo Phật gọi là cái Duyên, những kiếp xưa, người phụ nữ này đã gieo những nhân duyên gì đó khiến cho họ có cái phúc phần, nhân duyên để bước vào hoạt động xã hội. Nên đây là một trường hợp đặc biệt. Chứ chúng ta thật lòng cũng không muốn người phụ nữ yếu đuối của ta, mảnh dẻ, nhỏ bé, nhỏ thó như vậy mà phải bước ra gánh vác việc của xã hội. Vất vả lắm, vất vả vô cùng. Ví dụ như ta nhìn chị Loan thấy chị vui cười như vậy chứ khi nhìn những cơ sở, doanh nghiệp của chị ta phải hiểu là trong đầu chị như một cái hội chợ, như một mớ bòng bong trong đó. Cực vô cùng, đàn ông làm còn vất vả…


(*) Trích đoạn từ bài giảng Đạo đức và văn hoá kinh doanh của Thượng Toạ Thich Chân Quang tại buổi nói chuyện với các nữ doanh nhân tại Thanh Hoá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...