Sự thật về câu nói được cho là của Voltaire

“Tôi không đồng tình với những gì bạn nói, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói của bạn”. Câu này không hề của Voltaire mà là của 1 nữ sử viết tiểu sử Voltaire. Nhà văn, nhà triết lý có nhiều câu để đời, nhưng ko hề có câu nào ngố như thế này. Kể cả là suy luận ra cũng không có luôn.

“I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it.” - Voltaire!

"Tôi phản đối những gì anh nói, nhưng tôi thà chết để bảo vệ quyền được nói của anh." Vôn-te!

Slogan ấy được các chí sĩ "dân chủ", chủ nghĩa tự do, liberals tru lên khắp nơi.

Câu nói trứ danh bên trên được cho là của Voltaire (1694-1778), nhà văn, nhà tư tưởng tự do Pháp. Nhưng không phải, điều đó có thể đọc thấy ngay trong wiki. http://en.wikipedia.org/wiki/Voltaire

Trích dẫn đó không phải là của Voltaire, kể cả phát biểu hay ghi chép, hay tóm tắt quan điểm. Nó được Evelyn Beatrice Hall viết dưới bút danh Tallentyre trong 1 cuốn sách về tiểu sử "Bạn bè của Voltaire" năm 1906, tức là tận gần 130 năm sau ngày Voltaire chết. Hall có dụng ý tóm tắt, tổng kết quan điểm của Voltaire nhưng đã nhầm lẫn. Cho dù Voltaire có nhiều châm ngôn nổi danh, được thường xuyên trích dẫn ngày nay nhưng không có bất cứ phát biểu hay ghi chép nào của Voltaire để có thể trực tiếp hay gián tiếp tổng kết ra quan điểm của ông là như vậy. Do đó không có cách gì để đóng ngoặc và gắn mác Voltaire cho câu nói ấy. Nếu có thể thì đó là của Evelyn Hall, nhưng Hall không có tên tuổi gì nhiều nên đóng mác Hall không đủ độ phê!

Những phát biểu sáng giá về nhân quyền, tự do dân chủ Mỹ, ví dụ: Mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, dân biết dân bàn dân kiểm tra, hay tuyên ngôn về quyền con người này khác như quyền ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do lập hội, bình đẳng trước pháp luật... thực ra đều dẫn từ phong trào tự do cách mạng Pháp. Nhưng liberal Pháp lại cũng không phát minh ra những thứ này, họ tham khảo từ những luật, những tuyên ngôn xa lắc lơ của các đế chế cổ đại khác như Ba-tư, Lưỡng hà, Roma hay Hy Lạp...

Chúng ta để ý, tự do dân chủ kiểu Mỹ không hề đề cập đến quyền sống. Sống mới là quyền cơ bản nhất, không sống thì những đao to búa lớn kia vô nghĩa. Và đã bao nhiêu sinh mạng nằm xuống vì phổ biến tự do dân chủ kiểu Mỹ? Thật dễ hiểu! và thêm nữa, cứ nói thoải mái, không thay đổi được gì hết.

"Tôi thà chết..." tiếng tru ấy ngày nay nghe được khắp các bàn nhậu, hay lúc một tên dở hơi nào đó lên đồng. Thà chết để nghe một ai đó nói, để rồi thấy chối quá không chịu nổi, không đồng ý nổi. Thế chết rồi thì nghe Diêm vương nói sao?

Pseudo-ngụy tạo! Chẳng có tên khùng nào chịu bỏ tài sản của mình ra (tiền bạc, công sức, thì giờ) làm cái việc khùng này. Thằng bé đánh giày trong quán phở được boa tờ 10 đô còn dễ hơn.

Người ta nghe thấy nhiều tiếng tru tréo ấy trong đám làm "cách mạng", khi cần tụ tập quần chúng mỗi dịp bầu cử, dịp hô hào biểu tình, phản đối nào đó. Thấy đầu tiên là ở đám chí sĩ rân chủ X-cà - một slogan to tướng treo trên 4rum, rồi thấy các @ mạng, các bậc trưởng bối đầu bạc răng long tập tọe mạng miếc cũng tru lên như thế. Chẳng ai biết gốc tích của nó ở đâu.

Thêm: thật không may, rất có thể ai đó có liên tưởng đến câu nói: Dân chủ là để dân được mở miệng. Tôi không dám đóng mở ngoặc gì cả câu nói này vì không biết nguyên gốc hay ngữ cảnh, và được cho là của một phát biểu mang tính dân dã thuở sơ khai mới giành được độc lập của HCM. Nhưng rõ ràng là Bác đã không hề đề cập đến cái giá đao to búa lớn nào đó, không phải là hô hào khẩu hiệu, mà đúng hơn là đề cập đến một cơ chế, đó mới là ý tưởng thực chất dân chủ và không ngụy tạo có nguồn gốc Việt.

1 nhận xét:

  1. Cái này cũng na ná vụ câu nói của Bác Hồ và của Kennedy. Ken nói năm 1961 dịp nhậm chức tổng thống, còn Bác nói từ hồi 1955. Vậy mà có đứa bảo Bác lấy ý tưởng của Ken.

    Trả lờiXóa

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...