Michael Hudson - 3 nhóm tư bản đầu sỏ Mỹ kích động cuộc chiến ở Ukraine

 Nước Mỹ là một thể phức tạp, nhiều phe phái. Một cách tương đối có thể thấy sự khác biệt giữa phe bảo thủ vs cấp tiến, Cộng hòa vs Dân chủ nhưng không đủ.

Trong quan điểm của giới bảo thủ Mỹ đối với Nga, cụ thể là chiến sự Ukr, sự khác biệt này rất rõ. Hãy nhìn phản ứng của giới bảo thủ Mỹ sẽ thấy khá nhiều thú vị.


Chẳng hạn, một bộ phận lớn giới bảo thủ My không đồng tình với quan điểm chính thức của Biden và Washington hiện nay về hoạt động quân sự của Nga ở Ukr. Thậm chí còn thấy một số status của ông Trump ủng hộ Putin, đại loại ổng viết: Putin à, táng chít mẹ Bai đờn đi cho tui!

Tuy nhiên, thường là khó thấy điều này, khi hầu hết truyền thông và báo chí Mỹ đều do phe Dân chủ nắm. Thời kỳ tranh cử, chính ông Trump cũng đã vạch mặt chiêu trò giả tạo của truyền thông và báo chí Mỹ. Còn để thấy, có thể là qua một số người, như một cái tên dưới này.

Một nhà kinh tế bảo thủ người Mỹ nổi tiếng, giáo sư ĐH Kansas, Michael Hudson. Sự nổi tiếng đến với ông cách đây đã nửa thế kỷ, bắt đầu với tác phẩm cơ bản của ông “Chủ nghĩa siêu đế quốc: nguồn gốc và nguyên tắc cơ bản của sự thống trị thế giới Mỹ (Super imperialism: theorigin and fundamentals of U.S. world dominance) được xuất bản vào năm 1972. Năm trước, một cuốn sách khác của Hudson là “Án mạng chủ nhân. Ký sinh trùng tài chính và nô lệ nợ đang phá hủy nền kinh tế thế giới”, được xuất bản bằng tiếng Nga với lời nói đầu: “Ngày mai của chúng ta” của V. Yu. Katasonov, 2021 (Убийство хозяина. Как финансовые паразиты и долговое рабство разрушают мировую экономику; Killing the Host: How Financial Parasites and Debt Bondage Destroy the Global Economy).


Michael Hudson, cũng giống như Paul Craig Roberts, là người chỉ trích gay gắt chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ. Ông không thờ ơ trước những sự kiện mới nhất ở Ukraine. Trang web chủ nghĩa bảo thủ nổi tiếng của Mỹ, The Unz Review, đã đăng một số bài viết của Hudson về chủ đề này. Vào ngày 28 tháng 2, ông có bài viết “Mỹ đánh bại Đức lần thứ ba trong một thế kỷ” (America Defeats Germany for the Third Time in a Century); ngày 7 tháng 3 – bài báo “Đế quốc Mỹ tự hủy diệt” (American Empire Self-Destructs). Vào ngày 23 tháng 3, một video và bản ghi cuộc phỏng vấn của Hudson có tựa đề, Trừng phạt: Gậy ông đập lưng ông (Sanctions: the Blowback);

Trong một bài viết, Hudson nhớ lại người thầy của mình là Herman Kahn (1922 - 1983), là nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ, nhà tương lai học và là giám đốc của Viện Hudson. Hudson nhớ lại rằng người thầy G. Kahn đã bắt đầu mỗi bài phát biểu của mình với câu nói "Các cuộc chiến tranh chưa bao giờ giải quyết được bất cứ điều gì". Đây là luận điểm của giới theo chủ nghĩa tự do ở Mỹ thời hậu chiến. Và sau đó ông bắt đầu bác bỏ luận điểm này. Vì vậy, cuộc chiến ở Ukraine hiện nay, Michael Hudson tin rằng, có thể thay đổi rất nhiều và quyết định rất nhiều. Cuộc chiến này không phải giữa Nga và Ukraine, mà là giữa Nga và Mỹ.

Hudson tập trung vào câu hỏi mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến này là gì và cho rằng, thực tế là Washington đang cố làm suy yếu Nga, quốc gia ngăn cản sự thống trị của Mỹ trên thế giới và với phí tổn của châu Âu. Điều này cũng y như đã thế từ thời Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, ngoài các mục tiêu địa chính trị dài hạn trong mối quan hệ với Nga, Washington còn có những mục tiêu cụ thể hơn tầm trung và ngắn hạn. Đó là những mục tiêu dành cho giới doanh nghiệp Mỹ, họ nhìn chính trị qua lăng kính thị trường, nguồn nguyên liệu, đầu tư và cuối cùng là lợi nhuận. Kinh doanh cần lợi nhuận ở đây và ngay lúc này. Chính sự nóng nảy này của tư bản Mỹ khiến người ta có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân của cuộc xung đột bắt đầu từ Ukraine.

Luận điểm quan trọng của Michael Hudson là Lầu Năm Góc và NATO đã nhận thấy mình dưới gót chân của các doanh nghiệp lớn, thứ dẫn dắt họ đến các quyết định và hành động không hợp lý theo quan điểm mục tiêu địa chính trị dài hạn. Một bài báo viết về điều này có tiêu đề: “Tổ hợp công nghiệp-quân sự, phân khúc dầu khí-mỏ và tài chính-ngân hàng-bất động sản hay còn gọi là tài phiệt đã chinh phục NATO” (TheMIC, OGAM and FIRE Sectors Conquer NATO).

Hudson lưu ý rằng ba lĩnh vực này của nền kinh tế đã thiết lập quyền kiểm soát hoàn toàn đối với Quốc hội Mỹ: “Các thượng nghị sĩ chủ chốt và thành viên hạ viện không đại diện cho các bang địa hạt của họ, mà đại diện cho lợi ích kinh tế và tài chính của giới tham gia vận động chính trị chính... Giới tham gia này về cơ bản là 3 nhóm chính. Và xa hơn thế, cả ở Thượng viện và Quốc hội Mỹ, các đại diện của ba khối đã đặt những người phù hợp vào cơ quan hành pháp: "Ba nhóm đầu sỏ cơ bản mua quyền kiểm soát Thượng viện và Quốc hội đã đưa các chính trị gia của họ vào Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng".

Nhóm đầu tiên, tổ hợp công nghiệp-quân sự đã ở trong tình trạng "đình trệ" sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Giới vận động hành lang của nhóm này tại Quốc hội, Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc cho rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ dẫn đến sự “hồi sức” của họ. Hudson viết rằng quá trình “hồi sức” đã bắt đầu: “Cổ phiếu của các công ty nhóm này đã tăng mạnh sau tin tức về cuộc tấn công của Nga... Các nhà đầu tư nhận ra rằng cuộc chiến trong thế giới “chủ nghĩa tư bản Lầu Năm Góc”... sẽ tạo ra dưới chiếc ô an ninh quốc gia món lợi nhuận độc quyền và được bảo đảm cho ngành công nghiệp quân sự... Cuộc leo thang quân sự của Nga hứa hẹn gia tăng mạnh doanh số bán vũ khí cho NATO và các đồng minh của Mỹ, làm giàu thêm lượng cử tri thực sự của các chính trị gia này. Đức nhanh chóng đồng ý tăng chi tiêu quân sự lên hơn 2% GDP..." Các công ty công nghiệp-quân sự của Mỹ như Raytheon, Boeing và Lockheed-Martin đang trông cậy vào đơn đặt hàng không chỉ từ Lầu Năm Góc, mà còn từ Đức và các thành viên NATO châu Âu khác.

Nhóm thứ hai, dầu khí cũng đang theo đuổi lợi ích của họ trong cuộc chiến. Như Hudson viết, “Mục tiêu của nhóm dầu khí là tối đa hóa giá năng lượng và nguyên liệu để gia tăng lợi ích từ tài nguyên thiên nhiên. Họ muốn duy trì độc quyền thị trường dầu mỏ trong khu vực đồng đô la và cô lập nó khỏi dầu khí của Nga. Điều này đã là ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong hơn một năm qua khi đường ống Nord Stream 2 có nguy cơ ràng buộc chặt chẽ hơn các nền kinh tế châu Âu với Nga.

Mục tiêu của giới lobby nhóm này là “ngăn chặn các quốc gia khác cản trở các công ty Mỹ kiểm soát ngành công nghiệp khai thác và dầu khí và khoáng sản cũng như công ty của các nước cạnh tranh trên thị trường thế giới với các nhà cung cấp Mỹ. Việc Nga và Iran bị cô lập với thị trường phương Tây sẽ dẫn đến giảm nguồn cung dầu khí, còn giá cả và lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng.

Tuy nhiên, lợi ích của nhóm này lại xung đột với nghị sự Năng lượng xanh của phe Dân chủ, họ đã nỗ lực lobby Quốc hội để vô hiệu hóa gần như hoàn toàn mọi lời hứa tranh cử của Joe Biden về môi trường và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu như mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Hudson lưu ý rằng “một mục tiêu bổ sung là từ chối nguyện vọng môi trường nhằm loại bỏ dầu, khí đốt và than đá bằng các nguồn năng lượng thay thế. Theo đó, chính quyền Biden đã ủng hộ việc mở rộng khoan ngoài khơi, hỗ trợ đường ống dẫn dầu của Canada đến nguồn dầu cát hắc ín Athabasca bẩn nhất thế giới dầu đá phiến của Mỹ.

Nhóm thứ ba, giới tài phiệt hùng mạnh, Hudson gọi là "nhóm thừa kế tài chính-tư bản hiện đại của tầng lớp quý tộc địa tô cũ thời hậu phong kiến ​​châu Âu, sống nhờ địa tô". Phần lớn tiền thuê đất ngày nay được chuyển đến các ngân hàng nhận lãi suất cho các khoản vay cầm cố. Như Hudson chỉ ra, khoảng 80% các khoản vay ngân hàng Anh-Mỹ kà dành cho lĩnh vực bất động sản, điều này đẩy giá đất cũng như giá thuê đất lên cao. Trong một thời gian dài, thông qua hình thức cho vay thế chấp, đã có sự liên kết giữa lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và lĩnh vực bất động sản, hình thành tổ hợp nhóm.“Trong nước, mục tiêu của nhóm này là tối đa hóa giá thuê đất và “lợi nhuận từ vốn”.

Đảng viên Đảng Dân chủ New York Chuck Schumer, người đứng đầu thượng viện, là một cây lobby lớn của giới chủ các ngân hàng Phố Wall và toàn bộ nhóm tài phiệt. Trong một thời gian dài (1973-2009), ông ta là một trong những nhà lobby hăng hái nhất tại Thượng viện và sau đó làm đại diện thượng viện Mỹ đến từ Delaware.

Mục tiêu của nhóm 3 đã từ lâu vượt xa biên giới nước Mỹ. Giới tài phiệt tìm kiếm lợi nhuận từ tài chính và vốn khắp nơi trên thế giới. Hudson viết: “Ở cấp độ quốc tế, mục tiêu của giới tài phiệt là tư nhân hóa nền kinh tế nước ngoài (chủ yếu để đảm bảo đặc quyền tín dụng trong tay người Mỹ) nhằm biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng thành các công ty độc quyền để thu lợi nhuận tối đa (như y tế, giáo dục, giao thông, truyền thông và công nghệ thông tin)”.

Cả 3 nhóm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp. Do đó, "Phố Wall luôn gắn bó mật thiết với ngành dầu khí (cụ thể là các tập đoàn ngân hàng do Rockefeller thống trị là Citigroup và Chase Manhattan)... và nhóm tài phiệt là trội nhất và có lợi ích từ các nhóm khác, họ thống trị thời hậu công nghiệp ngày nay và đó là chủ nghĩa tư bản tài chính".

Ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến Ukraine, giá thị trường và giá vốn hóa của các công ty và tổ chức lớn nhất ở cả 3 nhóm đã tăng vọt: “Vận may chung của họ lên cao khi cổ phiếu của tổ hợp công nghiệp-quốc phòng và ngành dầu khí tăng lên. Động thái loại trừ Nga ra khỏi hệ thống tài chính phương Tây kết hợp với những tác động bất lợi của việc cô lập các nền kinh tế châu Âu với năng lượng Nga hứa hẹn sẽ kích thích dòng chảy vào chứng khoán tài chính bằng đồng đô la.

Tuy nhiên, hưởng lợi từ cuộc chiến Ukraine chỉ là một số ít trong giới tài phiệt Mỹ đại diện cho cả 3 nhóm. Phần lớn còn lại của nước Mỹ trở thành “kẻ thua cuộc”. Phần thua cuộc ấy của nước Mỹ ngày nay không có ai đại diện cả Thượng viện hay Hạ viện. “Các thượng nghị sĩ chủ chốt và thành viên hạ viện không chỉ đại diện cho các bang địa hạt của họ, mà đại diện cho lợi ích kinh tế và tài chính của giới tham gia vận động chính trị chính của họ... " Trong số các "nhà tài trợ", không có đại diện của cả nông nghiệp lẫn công nghiệp (ngoài sản xuất vũ khí).

Hudson kết luận: “Sự hội tụ các mục tiêu chính trị của 3 nhóm thống trị Mỹ đã triệt tiêu lợi ích của người lao động và thậm chí của cả tư bản công nghiệp nằm ngoài tổ hợp công nghiệp-quân sự. Sự hội tụ này là một đặc điểm của chủ nghĩa tư bản tài chính-tài phiệt hậu công nghiệp ngày nay. Về cơ bản, nó là sự trở lại của cho thuê kinh tế, không phụ thuộc vào chính sách với người lao động và tư bản công nghiệp. Trong nhiều tác phẩm của mình, Hudson nói rằng nước Mỹ đang rơi vào chế độ phong kiến kiểu ​​mới. Không giống như chế độ phong kiến kiểu ​​cũ, vốn chỉ tập trung vào việc duy trì và gia tăng địa tô trong ranh giới phong kiến ​​(quyền sở hữu đất đai), chế độ phong kiến kiểu ​​mới của Mỹ muốn cắt giảm địa tô trên toàn thế giới.

Không phải ngẫu nhiên mà Hudson đặt tiêu đề một bài báo là "Mỹ đánh bại Đức lần thứ ba trong một thế kỷ". Đức đã tỏ ra là một chư hầu ngoan ngoãn của giới quân chủ phong kiến ​​MChư hầu buộc phải chịu tổn thất mọi mặt. Michael Hudson cũng đã viết về những tổn thất này:“Mục tiêu chiến lược cấp bách nhất của Mỹ trong cuộc đối đầu giữa NATO với Nga là tăng giá dầu và khí đốt, chủ yếu gây ra bất lợi cho nước Đức. Ngoài việc tạo ra lợi nhuận trên thị trường chứng khoán cho các công ty dầu mỏ của Mỹ, giá năng lượng cao hơn sẽ lấy đi phần lớn lợi ích của nền kinh tế Đức. Có vẻ như lần thứ ba trong một thế kỷ, Mỹ đang đánh bại Đức, mỗi lần tăng cường kiểm soát nền kinh tế Đức, họ càng phụ thuộc vào Mỹ... và NATO là một phòng thủ hữu hiệu trước mọi nội phản kháng của chủ nghĩa dân tộc Đức.



Mải mê với Ukraine, Pháp mất châu Phi


“Người Nga là những người duy nhất thực hiện phi thực dân hóa ở châu Phi. Và châu Phi nhớ điều đó. Cũng như châu Phi nhớ về những hành động tàn bạo của châu Âu."

Cả châu Âu bị thu hút bởi tin tức quân sự Ukraine, nhưng điều họ không mong đợi lại có thể đến. Người viết bài này là một vị khách và vào ngày 12 tháng 3 đã tham dự một buổi tối tại câu lạc bộ tranh luận Cercle des Nouveaux Mondes ở Paris, được tổ chức để vinh danh Lionel Zinsou, cựu Ttg Benin – một nước cộng hòa thuộc khu vực Tây Phi, Zinsou tốt nghiệp ĐH Khoa học Chính trị Pháp, nhà tài chính, nhân viên của tập đoàn Rothschild. Trong Salon Foch xa hoa, tọa lạc ở số 33 đường Faubourg Saint-Honoré, hầu hết các gà con của cái tổ Rothschild, các chủ ngân hàng, nhà ngoại giao và một vài bộ trưởng quyền lực, họ tụ tập.

Người dẫn chương trình gửi lời chào đến các vị khách, và đã dành sự tôn vinh cho thời trang, cũng không quên bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với “những người bất hạnh Ukraine”. Sau đó, MC nhường sân khấu cho vị khách danh dự phát biểu, rõ ràng, vị khách là tâm điểm của buổi tối mà nó được tổ chức.

Nhưng cũng từ đó có điều gì không ổn.

Vị khách Lionel Zinsou cũng đề cập đến cuộc khủng hoảng Ukraine trong bài phát biểu, ông này nói rằng: “Bây giờ tất cả chúng ta chỉ nghe về cuộc khủng hoảng này, về các lệnh trừng phạt chống Nga, dầu mỏ, khí đốt… Các vị có hiểu cuộc khủng hoảng này có ý nghĩa gì không, chẳng hạn đối với châu Phi? Nga cung cấp cho chúng tôi ngũ cốc và ngô. Tất cả các hoạt động hậu cần đều đi qua biển Đen. Và thế giới châu Phi đứng người kinh hoàng trước những gì đang xảy ra. Kinh hoàng trước hành động của Mỹ và EU...

Các vị không mua được người châu Phi bằng những câu chuyện về dân chủ. Đó chỉ là những câu chuyện cổ tích của các vị dùng để tiêu khiển nội bộ. Phần lớn tầng lớp tinh hoa châu Phi được hình thành ở Liên Xô - bác sĩ, kỹ sư, phi công, giáo viên, nhà khoa học. Người Nga là những người châu Âu duy nhất đã phi thực dân hóa châu Phi. Và châu Phi nhớ điều đó. Cũng như châu Phi nhớ về những hành động tàn bạo của châu Âu.

Nếu các vị để ý, các nước châu Phi đã không ủng hộ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án Nga. Và họ sẽ không bao giờ ủng hộ bất cứ nghị quyết nào chống Nga. Điều này đã nằm trong não bộ của mọi người dân châu Phi: Nga là thân thiện, bất kể các vị nghĩ gì. Nó cũng là một hằng số.

Cả châu Phi đang theo dõi CH Trung Phi và Mali. Điều mà người châu Âu không thể làm được trong nhiều thập kỷ, thì người Nga đã làm được trong một năm. Thay vì CH Trung Phi là các băng đảng, thì ở đó nay có một nhà nước thực sự.

Tôi biết, trong hội trường có các quan chức ngoại giao và nhân viên của BNG. Tôi kêu gọi các vị, kêu gọi giới ngoại giao Pháp: hãy tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của các vị, càng sớm càng tốt, bởi vì nếu xung đột không kết thúc trong một tháng, châu Phi sẽ bốc cháy.

Đối với các vị, vấn đề năng lượng được đặt lên hàng đầu. Trong trường hợp xấu nhất, các vị sẽ có ít ấm áp hơn và ít ô tô hơn, còn chúng tôi sẽ gặp nạn đói ở Châu Phi! Hãy nghe tôi, cuộc khủng hoảng ở châu Phi sẽ kéo theo sự tàn phá của châu Âu.

Hãy tỉnh táo lại, hãy tìm kiếm các giải pháp ngoại giao. Và đừng quên rằng các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc ủng hộ Nga. Châu Phi ủng hộ Nga.

Tôi không muốn nói về dân chủ, và các vị không cần làm mủi lòng thương hại ở tôi, một người châu Phi, với những câu chuyện về Ukraine bất hạnh và những lời kêu gọi nhân đạo. Nền dân chủ của các vị sự nghiệp kinh doanh của các vị. Không cần thiết phải áp đặt cho chúng tôi những ý tưởng của các vị về cách chúng tôi, những người châu Phi, nên sống.

Một lần nữa! Hãy tìm kiếm các thỏa hiệp, hãy để cho các nhà ngoại giao làm việc. Thời gian đang chống lại chúng ta. Chúng ta có 30 ngày! Ba mươi! Không hơn!".

Tiếng vỗ tay vang lên, kéo dài!

Lionel Zinsou, cựu Ttg cộng hòa Benin

Những người tụ tập trong Salon Foch trên con phố giàu có nhất của thủ đô nước Pháp biết lợi ích của đồng tiền. Không giống như giới quan chức, họ hiểu rằng vận may lớn của Pháp đã đến từ châu Phi. Họ nhận thức được rằng châu Phi quan trọng về mặt chiến lược đối với Pháp hơn Ukraine đối với Nga. Châu Phi là cái tủ đựng thức ăn, là sự giàu có của nước Pháp, máu của ngành công nghiệp Pháp, là tài khoản của nước Pháp trong ngân hàng Thụy Sĩ.

Sydney Cabessa, một cố vấn cao cấp của tập đoàn Rothschild, cho rằng mọi thứ cần phải được nhìn nhận theo cách thông thường.“Các công ty Pháp đang rời khỏi Nga, họ mất kết nối, vốn, danh tiếng ở đó, đồng thời có nguy cơ mất châu Phi. Bởi lúc này, Pháp đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở Sahel. Sự sụp đổ của Ibrahim Boubacar Keita và Roche Marc Christian Kabore thân Pháp đã khiến chính sách của Pháp ở Sahel không thể thực hiện được. Khủng hoảng chính trị ở Chad, Sudan, Guinea, việc trục xuất Pháp khỏi Mali, mất mát không thể cứu vãn của CH Trung Phi. Tất cả những điều này đánh bật mặt đất từ ​​dưới chân họ và làm phức tạp thêm sự hiện diện của Pháp trên lục địa châu Phi. Có rất ít khả năng hoạt động kinh doanh của Pháp sẽ được phục hồi sau khi mất 2 thị trường cùng một lúc - Nga và châu Phi. Chúng tôi chỉ mới tỉnh lại sau cuộc di cư của người Iran, khi Mỹ buộc Pháp phải đóng băng các khoản đầu tư vào Iran”.

Tham gia vào đàm thoại còn có Christine, bà là chủ một ngân hàng đầu tư và cũng là người sáng lập các ngân hàng ở Casablanca và Rabat: “Và các vị biết đấy, người Nga đang theo gót chúng tôi, ở châu Phi họ chỉ nói về một điều là Nga đang trở lại. Người Nga đang đợi ở đó”.

Lời nói của được xác nhận bởi Sonia Dellal, phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Kenya tại Pháp (Chambre de commerce et d'industrie du Kenya): “Những lệnh trừng phạt này đã ảnh hưởng đến danh tiếng hàng thế kỷ của doanh nghiệp Pháp. Mọi người sợ hãi, họ nhìn chúng tôi như bị điên, thấy rất nguy hiểm khi giao dịch với chúng tôi, nguy hiểm khi tin tưởng giao tiền, nguy hiểm khi phát triển các dự án. Nhưng chúng tôi sẵn sàng làm việc với người Nga… ”.

Sự ủng hộ đối với Ukraine và những người tị nạn Ukraine trên truyền thông là sức mạnh áp lực chưa từng có, nó gợi lên trong ký ức của người Pháp về vụ thảm sát ở Congo, vụ đánh bom ở Libya, vụ sát hại dã man nhà lãnh đạo được bầu hợp pháp và được nhiều người ở châu Phi yêu mến của nước này.

Nhà hoạt động nhân quyền Luc Michel nói: “Người châu Âu đang kêu gào rằng họ sẽ mở một vụ án về “tội ác” của Nga chống Ukraine, nhưng cho đến nay Tòa án Hình sự Quốc tế vẫn chưa mở cuộc điều tra về các vụ thảm sát ở Libya, Syria và nạn cướp bóc tài nguyên của người châu Phi. Chúng tôi được biết rằng châu Âu đã xóa bỏ phân biệt chủng tộc, nhưng ngày nay chúng tôi thấy nó đang nở rộ ở khắp mọi nơi. Cửa đang được mở rộng cho người Ukraine, thị trưởng Paris Hidalgo hứa sẽ mở một trường học cho trẻ em Ukraine, còn những người tị nạn từ châu Phi và Trung Đông vẫn đang ngồi trong các thành phố lều ở Calais. Cuộc chiến ở Yemen đã diễn ra được 7 năm, đã có 340 nghìn nạn nhân và không có một cuộc biểu tình nào ủng hộ Yemen. Tại sao người Yemen lại bị coi là kém hơn người Ukraine? Màu da? Người Pháp chỉ giả vờ khoan dung, họ đã và đang phân biệt chủng tộc!”.

Ông có nghĩ Putin sẽ dừng lại? - Luke hỏi tôi và chính mình trả lời câu hỏi ấy - Không, ông ấy sẽ không dừng lại, ông ấy sẽ đi đến cùng".




Stalin nói về sự cuồng tín chủ nghĩa dân tộc Ukraine

 Hay Bài học lịch sử đã bị lãng quên”, ông nói về chủ nghĩa dân tộc Ukraine, chính xác hơn theo ngôn ngữ thời này là sự cuồng tín chủ nghĩa dân tộc (CTDT). Nhìn chung, bất cứ cuồng tín cái gì cũng đều có thể gây hại và nguy hiểm. Stalin: 

“Không, chúng ta đang làm điều đúng đắn khi trừng phạt nghiêm khắc những kẻ CTDT mọi hoa văn màu sắc. Chúng là những kẻ trợ thủ tốt nhất cho kẻ thù của chúng ta và kẻ thù tồi tệ nhất của chính dân tộc của chúng. Rốt cuộc, ước mơ ấp ủ của những kẻ CTDT là chia tách Liên Xô thành các quốc gia “dân tộc” riêng biệt, và sau đó nó sẽ trở thành miếng mồi ngon dễ dàng cho kẻ thù. Phần lớn các dân tộc sinh sống tại Liên bang Xô Viết sẽ bị tiêu diệt về mặt thể xác, trong khi phần còn lại sẽ biến thành nô lệ ngu ngốc và khốn khổ của những kẻ chinh phạt.

Không phải ngẫu nhiên mà những kẻ phản bội đáng khinh bỉ của nhân dân Ukraine - những kẻ cầm đầu phe CTDT Ukraine, tất cả những gã thợ xay, bọn Konovalets, Bandera đều đã nhận nhiệm vụ từ tình báo Đức để kích động lòng căm thù người Nga giữa những người Ukraine - những người cũng là người Nga, và để tìm cách tách Ukraine ra khỏi Liên Xô. Cùng một bài ca cũ thời cổ đại từ thời Đế chế La Mã: chia rẽ và chinh phục.


Người Anh đặc biệt thành công trong việc kích động lòng căm thù dân tộc và kích động một số dân tộc chống lại những dân tộc khác. Nhờ những chiến thuật như vậy, nhờ mua chuộc những kẻ lãnh đạo đáng thương và thối nát của nhiều dân tộc khác nhau, hòn đảo tư bản Anh quốc trở thành công xưởng đầu tiên trên thế giới, chỉ có quy mô khá nhỏ béđã chiếm đoạt được những vùng lãnh thổ rộng lớn, nô dịch và cướp đi sinh mạng của nhiều dân tộc trên thế giới, tạo nên một "Đại Đế chế Anh, trong đó, như người Anh tự hào nói, mặt trời không bao giờ lặn.

Trò này đối với chúng ta, khi chúng ta còn sống sẽ không hiệu quả. Vì vậy, thật là vô ích khi những kẻ ngu ngốc theo Hitler gọi Liên Xô là “ngôi nhà của những quân bài”, là thứ được cho là sẽ tan rã ngay từ lần kiểm tra nghiêm túc đầu tiên, chúng tin tưởng vào sự mong manh của tình hữu nghị giữa các dân tộc sinh sống trên đất nước chúng ta ngày nay, chúng hy vọng họ sẽ cãi vã nhau. Trong trường hợp Đức tấn công Liên Xô, những người thuộc các dân tộc khác nhau đang sinh sống trên đất nước chúng ta sẽ bảo vệ nó, họ không hề tiếc mạng sống của họ, như Tổ quốc thân yêu của họ.

Tuy nhiên, không nên coi thường những kẻ CTDT. Nếu chúng được phép hành động mà không bị trừng phạt, chúng s đem đến rất nhiều rắc rối. Đó là lý do tại sao phải giam giữ chúng trong xích sắt, để chúng không được phép phá hoại sự thống nhất của Liên Xô.

Trích từ: I. V. Stalin - Toàn tập. Tập 15, Cuộc trò chuyện với A.S. Yakovlev ngày 26 tháng 3 năm 1941, trang 17”;




CHÂN CHIÊM LY KHAI!

 Mới đây nhất, Quân ủy Trung ương lại một lần nữa khẳng định lại sự kiện tại Dinh độc lập 30-4-1975, trả lại công bằng và sự thật lịch sử. Sự xuyên tạc một lần nữa lại thất bại.



Nhưng có một vấn nạn không hề dễ chịu ở các vùng đất mới, ở những người di cư cũ kém truyền thống văn hóa và lịch sử, pha trộn các dòng văn hóa khác nhau.

"Môn-Khmer mới là gốc tiếng Việt tính là 1 chương hồi! Ca ngợi Triều Nguyễn là 1 chương hồi, “Bài Nga thoát Hán” chối bỏ nguồn gốc, đòi công nhận VNCH là 1 chương hồi khác, đả Hồ diệt Giáp là 1 chương hồi khác nữa. Tất cả đều nằm trong Sự nghiệp ly khai để làm tôi mọi Mỹ."

Thực ra một diễn đàn Lịch sử nọ chỉ đưa ra 3 hiện tượng bề nổi mà không thấy cái chìm, cái lõi của nó. Nó là hiện tượng chung của những kẻ chối bỏ Tổ quốc mà đại diện là cả dàn Chân Chiêm từ Duẩn, Kiệt, Dũng cho đến đàn con cháu và đám con nhang đệ tử. Chúng chiếm sóng truyền thông quốc gia, ca Bolero tình thương mến thương và quên chưa một lần cảm ơn thanh niên sinh viên miền Bắc vào Nam chiến đấu, cho đến các mẹ già đồng bằng Bắc Bộ, dải đất hẹp Thanh Nghệ nhịn ăn cấy lúa lấy gạo chở vào Nam.

Đánh Mỹ có chưa đầy 30 năm, nhưng chối bỏ quê hương đã 300 năm có lẻ. Dễ thấy, Kiệt già rên rỉ khóc lóc đòi hòa hợp hòa giải với ngụy mà quên chính Chân Chiêm mới cần hòa hợp vào Đại Việt. Còn đám con cháu LD thì rao giảng chính ông ta mới là phò Mỹ thứ thiệt trong tiếng tung hô lãnh tụ CS Chân Chiêm vạn tuế của cả đàn cờ đỏ.


Đến cả Cảng ta cũng hãi đám Châm Chiêm đến vô cùng tận, sau LD, chẳng còn dám cho ai dưới VT17 làm tổng bí thơ. Đến bí thơ cây Gạo cũng phải cử người MB vào.

Cả cuộc đời gian hùng, chưa thấy lấy một lần LD đi thắp nén nhang cho liệt sĩ, hay đọc một bài luận, một đoạn văn tỏ lòng biết ơn.

Stalin: “Tôi uống, trước hết vì sức khỏe nhân dân Nga, bởi vì họ là dân tộc kiệt xuất nhất trong số tất cả các dân tộc nằm trong thành phần Liên xô.

Tôi nâng ly Chúc mừng sức khỏe của nhân dân Nga, vì họ xứng đáng được công nhận trong cuộc chiến tranh này nói chung, là lực lượng chủ đạo của Liên Xô trong số toàn thể nhân dân các dân tộc đất nước chúng ta.

Tôi nâng ly Chúc mừng sức khỏe nhân dân Nga không chỉ vì, họ là người lãnh đạo, mà còn bởi vì họ có trí tuệ trong sáng, tính cách và sức chịu đựng kiên cường.” - (Bài phát biểu của I.V. Stalin tại lễ tiếp tân trong điện Kremlin mừng chiến thắng và vinh danh các chỉ huy quân đội ngày 24 tháng 5 năm 1945;)



Cốt lõi là gì? Là đất nước thống nhất năm 1975 bằng hàng vạn xương máu, đó chỉ là thống nhất không gian địa lý, chưa bao giờ thống nhất lòng người. Đó là thực tế cay đắng, và cần đọc Nhật ký nhà văn của Dostoevsky mới hiểu được.

Dost viết cái gì trong "Nhật ký nhà văn"? Ông viết tận năm 1877: "Trong đó các vùng đất này sẽ muôn đời bất hòa với nhau, muôn đời ganh ghét nhau và bày mưu kế chống nhau."

Rằng các vùng “ngoại vi” mỗi khi gặp hoạn nạn, họ lại chạy về trung tâm cầu cứu đất mẹ. Nhưng cái sự ra đi, di cư của họ đến vùng đất mới bao gồm chối bỏ, chán ghét thể chế, trật tự mà họ cho là “cũ kỹ, lạc hậu”. Kể từ đó họ vĩnh viễn thờ phụng ý chí tự do, họ mộng tưởng phương Tây là tự do, họ mong mỏi, họ quỳ lạy phương Tây. Nhưng đến khi bị phương Tây biến thành nô lệ, bị đè đầu cưỡi cổ đến ghẹt thở muốn chết đi được, họ lại vùng lên và…

 

Và họ lại một lần nữa chạy về Đại Việt cầu cứu!


Dĩ nhiên, ranh giới địa lý ngày nay chỉ là tương đối. Nhưng cơ bản là vậy, khi không còn yếu tố văn hóa, lịch sử, tất cả đều bị xóa nhòa. Tôi cũng không muốn nói về sự giúp đỡ của miền Bắc, hay sự hy sinh vô cùng to lớn nhưng vô ích của các thanh niên sinh viên ĐH ở Quảng Trị cho cái Ngai vàng của LD. Tôi nói về tư tưởng về truyền thống và văn hóa lịch sử, về những ý niệm, mà con người sống bởi chúng và nhân loại không thể sống thiếu chúng, nếu những ý niệm này không còn tồn tại thì những con người chỉ còn là loài động vật.

Vì thế, giúp họ, giúp Chân Chiêm nhưng ngay sau khi giải phóng được cho họ, thế nào rồi họ cũng lại sắp đặt điều gì đó, thủ đoạn nào đó - họ thừa nhận chiến thắng là vĩ đại, hy sinh là lớn lao, nhưng phương Tây mới là văn minh, mới là điểm đến chứ không phải đất Mẹ, không phải Tổ quốc hay truyền thống văn hóa lịch sử mà họ cho là “cũ kỹ, lạc hậu”.

Mấy cái trò này chẳng nghĩa lý gì đâu, ông Dost viết cả từ năm 1877 rồi.


"Thi lon chuyn đổi hay ng nghiêng luôn luôn xut hin nhng k d bit mi nơi… Không, đó ch là tôi nói v tên vô li. Trong bt k lúc giao thi nào tên vô li này cũng ngóc lên, mà đúng là bt c xã hi nào… nó cũng là tên vô li - loi chính nó cũng không biết, hu như li luôn luôn rơi vào 1 nhóm nh "cp tiến", cái nhóm này hot động có mc đích xác định, và tp trung tt c rác rưởi như nó mun, nếu như nó còn chưa có nhng k hoàn toàn ngu xun…” - Nhng con qu, F. M. Dostoyevsky;




Cách để buộc Putin đàm phán có lợi về Ukraine


 Không phải Nhà Trắng hay ông J. Biden, không phải BNG, Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR-Council on Foreign Relations) mới là tổ chức đưa ra chính sách địa chính trị thế giới, CFR quyết định chính sách đối ngoại của phương Tây: nơi nào có chiến tranh, nơi nào khai thác thuộc địa, nơi nào làm cách mạng màu.

Những ngày qua, CFR luôn luôn bận rộn với “vấn đề Nga”. Lãnh đạo CFR Richard Haas đang liên lạc với các nơi, thế rồi ông đãmột bài báo, nhưng rất yếu ớt, trong đó liệt kê 4 điểm gây áp lực tiềm ẩn với Nga, chúng có tác dụng để có thể buộc V. Putin đi đến đàm phán chương trình nghị sự của Ukraine, buộc Nga, hay có lợi hơn cho Nga nếu họ từ bỏ các mục tiêu ban đầu của REDD. Tuy nhiên, cũng chính ông Haas nói luôn rằng tất cả 4 điểm này không có khả năng dẫn đến thành công.

Bài viết của ông Haas làm lộ ra bại chiến luận và ít tưởng đến đáng ngạc nhiên, quá truyền thống đối với trình độ của ông và cấu trúc quyền lực phương Tây mà ông đứng đầu. Rõ ràng, Mỹ đã chấp nhận thực tế rằng việc phi quân sự hóa và phi phát xít hóa con pet điên dại của họ là không thể tránh khỏi. Nó sẽ sẽ không chỉ bị nhổ hết răng và bị thiến, mà còn bị mổ xẻ làm thịt và không chắc còn tồn tại. Tất cả những gì còn lại là người Mỹ muốn Nga bị thiệt hại đến tối đa với cái giá hy sinh Ukraine. 

"Điều gì có thể làm cho cục diện được thuận lợi hơn cho một giải pháp thương lượng cuộc xung đột?", Haas đặt câu hỏi. Và tự câu trả lời:

1. Tăng phí tổn kinh tế và quân sự của việc tiến hành chiến tranh đến mức có thể buộc Putin phải đàm phán hòa bình;

2. Gây áp lực từ dân chúng, nghĩa là huy động NGO, các tổ chức bình phong thân phương Tây trong nội địa Nga tuyên truyền bịa đặt, định hướng dư luận dân chúng phản đối chiến tranh, thậm chí tổ chức biểu tình, gây rối loạn xã hội và cản trở Nga tiếp tục chiến tranh;

3. Gây ảnh hưởng đến những người có chức vụ quyền hạn; trong cấu trúc đa đảng phái, điều này là có thể được, một quân bài khác là tịch thu tài sản của giới tỉ phú để buộc họ phản đối Putin.

4. Lôi kéo Chủ tịch Tập Cận Bình gây ảnh hưởng để có thể buộc Nga đàm phán, và vì điều này, Mỹ phải vừa mua chuộc vừa gây áp lực lên Trung Quốc bằng mọi cách hiện có.

Không phải là đàm phán đang không diễn ra, mà là về các thỏa thuận về các điều khoản theo ý của phương Tây. 


Giáo sư John Mearsheimer của ĐH Chicago (video): Điều tôi chắc chắn là người Nga sẽ thắng trong cuộc cạnh tranh với phương Tây. Ai quan tâm hơn đến tình hình ở Ukraine: Người Nga hay người Mỹ? Mỹ không quan tâm nhiều đến Ukraine. Khi xung đột leo thang, người Nga sẽ thắng chứ không phải chúng tôi. Chúng tôi, phương Tây, đã chọc một cọng rơm vào mắt của con gấu. Bạn có nghĩ rằng chú gấu sẽ mỉm cười nhìn những gì chúng ta đang làm không? Không, nó sẽ gầm lên. Còn trong trường hợp này, con gấu sẽ xé nát Ukraine. Ai chịu trách nhiệm cho tất cả những điều này? Người Nga? Tôi không nghĩ vậy. Bây giờ họ đang làm công việc lầy lội, nhưng điều gì đã thúc đẩy người Nga làm điều này? Và câu trả lời rất đơn giản - Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nguyên do!"





Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...