Nguyên soái Yazov: Sự thật và sự giả dối về Stalin

Dmitry Timofeevich Yazov - vị Nguyên soái Liên Xô cuối cùng (1923 - 2020) và cũng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô, thành viên GKChP trong các sự kiện 1991.  7/2017

Cuộc trò chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô cuối cùng, Nguyên soái Dmitry Timofeevich Yazov. 

 


G. K.: Gần đây, đạo diễn Nikita Mikhalkov đề nghị công nhận các hoạt động phạm tội của Gorbachev và Yeltsin. Sẽ thật tuyệt khi tham gia cùng với ông "Nikita Sergeevich quí mến". Có một lý do phù hợp: 60 năm đã trôi qua với chính cái báo cáo “lịch sử” mà Nikolai Starikov gọi là “bộ sưu tập truyện bịa đặt, dối trá và vu khống”, còn nhà sử học người Mỹ Grover Furr – là “hèn hạ chống Stalin”.

 

D. T. Yazov: Lưu ý là khi phân tích báo cáo Khrushchev, người Mỹ tỉ mỉ, khi đối mặt với những mâu thuẫn đầu tiên, rút ra kết luận thận trọng: “Sự gian lận tội lỗi?” Trong khi có nghi ngờ. Đến khi hoàn thành tác phẩm, ông ta không còn nghi ngờ nữa: “Tất cả những khẳng định của “báo cáo trong phiên họp kín”, trực tiếp “tố giác” Stalin hay Beria, không có một sự thật nào.” Chúng ta có rất nhiều nghiên cứu trung thực, nghiêm túc về chủ đề này. Tôi nói đến những cuốn sách của Arsen Martirosyan, Yuri Zhukov, Elena Prudnikova, cũng như Nikolai Starikov. Chỉ cần muốn nghe sự thật là đủ.

 

G. K.: Nhưng không may là đối thủ của chúng ta không cần sự thật. Mặc dù thói kiêu ngạo của họ đang dần bị đánh sụp. Gần đây, trong một buổi truyền hình bàn luận về "báo cáo kỷ niệm", những kẻ chống Stalin đã bị đáp trả một cách xứng đáng: Nikolai Starikov, Vitaly Tretyakov, Karen Shakhnazarov, Sergey Shargunov. Tôi biết rằng vào năm 1956, ông đã học năm cuối Học viện quân sự Frunze. Các đồng nghiệp của ông cảm nhận như thế nào về “những tiết lộ” của Khrushchev?

 

D. T. Yazov: Đối với chúng tôi, những chiến sĩ tiền tuyến gần đây, tên của Stalin, có thể nói, là Thánh. Trong những ngày đó, Nguyên soái Rokossovsky đã nói thế này: Đồng chí Stalin đối với tôi là Thánh. Quyền uy quân sự của Tổng Tư lệnh tối cao không thể bị nghi ngờ.

Vâng, tôi sẽ nói với bạn nhiều hơn: tất cả mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống của chúng tôi, chúng tôi gắn với tên của ông ấy. Trong những ngày chiến tranh, cảm xúc tốt đẹp của chúng tôi được Konstantin Simonov thể hiện rất rõ trong bài thơ nổi tiếng "Đồng chí Stalin, ông có nghe thấy chúng tôi không?" Trong đó có mấy câu này:

 

“Không phải mẹ, không phải con –

trong giờ phút hiểm nguy này

Chúng tôi nhớ đến ông đầu tiên.”

 

Vì vậy thử nghĩ xem, làm thế nào chúng tôi có thể hiểu được sự sụp đổ trong chúng tôi trước dòng thác buộc tội hoang đường? Có lẽ cảm giác đầu tiên là sốc. Cảm giác của một sự bất công kỳ quái thế nào đó. Người thầy giáo đưa bản báo cáo cho chúng tôi đã khóc. Người đứng đầu học viện lúc bấy giờ là Pavel Alekseevich Kurochkin - tướng quân đội, Anh hùng Liên Xô, nhà lãnh đạo quân xuất sắc. Khi đó ông nói - Tôi không đảm bảo tính chính xác của từ ngữ, nhưng ngữ nghĩa tôi truyền đạt là chuẩn xác - Đồng chí Stalin là nhà lãnh đạo vĩ đại và Chỉ huy tối cao xuất sắc. Vì vậy, ông ấy sẽ còn với chúng ta suốt đời.

 

Điều này, dễ hiểu, là tiếng nói quân nhân. Ý kiến ​​của ông ấy – trung thực và can đảm - là dễ hiểu. Nhưng đây là một ý kiến ​​khác: một người từng bị đàn áp trong những năm 30 và, như họ nói, đã phải chịu đựng rắc rối. Đã trải qua 3 nơi lưu đày, một nơi cũng như Stalin, ở vùng Turukhansk. Tôi đang nói về Valentin Feliksovich Voino-Yasenetsky. Giáo chủ Luke. Cựu tổng giám mục Simferopol và Crimea, bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng. Trong thời gian chiến tranh, ông vừa phụng sự Chúa và làm việc trong một bệnh viện sơ tán. Ông đã viết một số bài báo quan trọng, trong số đó gồm cả phẫu thuật mủ, nhờ thế ông đã được trao Giải thưởng Stalin. Các chuyên gia nói rằng công trình của ông ấy hiện nay vẫn không mất đi sự thiết yếu.

 

Tôi không biết liệu ông ấy có biết bản báo cáo khét tiếng này không, nhưng ý kiến ​​của ông hoàn toàn trái ngược với Khrushchev: “Stalin đã cứu nước Nga, đã cho thấy Nga là thế nào đối với thế giới. Do đó, tôi, với tư cách là một người Chính thống giáo và người yêu nước Nga, cúi đầu trước Stalin. Stalin là nhà lãnh đạo được Chúa ban cho”. Lưu ý rằng đánh giá này đến từ một người được coi là một vị Thánh.

 

Và đây là ý kiến ​​của một nhà lãnh đạo tôn giáo khác, Đại giáo chủ Joanna của St. Petersburg:

“Stalin được Chúa ban cho chúng ta, ông đã tạo ra một đế chế mạnh đến mức không bị phá hỏng, cũng không thể bị sụp đổ đến tận cùng... Vì vậy, nếu nhìn Stalin theo quan điểm của Chúa, thì đó thực sự là một người đặc biệt. Được Chúa ban, được Chúa bảo vệ."

G. K.: Có lẽ vô thần Khrushchev vì thế đã nổi loạn chống lại nhà lãnh đạo? Và cả nhà thờ Chính thống cũng đồng lõa. Họ nói, theo chỉ đạo của ông ấy, nhà thờ đã bị phá hủy nhiều hơn trong thời kỳ vô thần nhất.

D. T. Yazov: Điều này không khó để xác minh. Chiến dịch thập tự chinh của Khrushchev chống nhà thờ diễn ra trước mắt nhiều người đang còn sống...

 

G. K.: Điều gì đã không ngăn cản những kẻ tự do chủ nghĩa của chúng ta “treo” những tội lỗi này lên Joseph Vissarionovich.

D. T. Yazov: Chà, đây là sự thiếu hiểu biết hoặc có mục đích xấu. Ví dụ, có bức thư của Stalin gửi Menzhinsky từ năm 1933. Tôi đưa ra một đoạn trích ngắn từ nó: “BCHTW cho rằng không thể có kiến thiết xây dựng vì hậu quả phá hủy các đền thờ và tu viện, mà đáng được coi là di tích của nghệ thuật kiến trúc cổ”. Đồng thời, cũng vậy, ví dụ vở opera Bogatyr đã bị xóa khỏi tiết mục của một trong những nhà hát ở Moskva, tất nhiên, không thể làm điều đó nếu không có sự can thiệp của Stalin. Có cơ sở để nói rằng vở opera "đưa ra hình ảnh phản lịch sử và chế giễu lễ rửa tội Nga, đây quả thực là một giai đoạn tích cực trong lịch sử của người dân Nga".

Vẫn còn thực tế khác. Stalin ký quyết định của Bộ Chính trị BCHTW năm 1939, trong đó tuyên bố: "Tiếp tục thừa nhận sự không phù hợp thực tế của việc bắt giữ các nhà tu của Giáo hội Chính thống Nga và đàn áp các tín đồ của NKVD Liên Xô." Trong thời gian chiến tranh, 22 nghìn nhà thờ đã được mở tại Liên Xô. Có nhiều bằng chứng ghi nhận sự giúp đỡ của Stalin đối với nhà thờ và các tín đồ.

 

G. K.: Tôi đọc rằng Hiến pháp Stalin năm 1936 đã trả lại quyền được chọn cho các giáo sĩ, các tín đồ có quyền làm kễ cưới, rửa tội cho trẻ em, làm lễ Phục sinh... Và cá nhân ông có hàm ơn gì Joseph Vissarionovich?

D. T. Yazov: Nếu đặt khía cạnh quân sự sang một bên, tôi có thể nói rằng không chỉ tôi, mà hầu hết các đồng niên của tôi, những người như chúng tôi đã trở thành, trước hết, đều là nhờ Stalin. CNXH mà ông ấy xây dựng trên "một quốc gia duy nhất”, đã cho hàng triệu người như tôi: được học hành, có nghề nghiệp, và khả năng được trau dồi trong lĩnh vực của mình. Dưới chính quyền nào khác, một cậu bé từ ngôi làng Siberia xa xôi có thể trở thành một nguyên soái? Thế mà gia đình của tôi có 10 đứa trẻ. Và người mẹ nuôi một đám như thế gần như một mình. Cha mất sớm, và sau đó cha dượng qua đời trong Thế chiến II. Bà nuôi lớn tất cả, đặt chúng đứng trên đôi chân.

 

G. K.: Một tình cảnh tương tự trong gia đình nông dân của một cựu bất đồng chính kiến, nhà triết học nổi tiếng Alexander Zinoviev. Có mười một đứa trẻ. Tất cả trưởng thành. Một người trở thành giáo sư, người khác là giám đốc nhà máy, người thứ ba là đại tá, v, v. Trong thời đại này, Zinoviev viết, "có sự trỗi dậy chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại của hàng triệu người từ đáy cùng xã hội đến các bậc thầy, kỹ sư, giáo viên, bác sĩ, nghệ sĩ, sĩ quan, nhà khoa học, nhà văn, đạo diễn."

Dưới thời Stalin, A. Zinoviev đi đến kết luận: "có nền dân chủ thực sự... và chính Stalin là nhà lãnh đạo thực sự của nhân dân". Đó chính xác là lý do tại sao mẹ của Zinoviev, một nông dân giản dị, đã giữ bức chân dung Stalin như vị Thánh suốt cuộc đời.

D. T. Yazov: Bây giờ họ cay độc, khi nói về Stalin: "Người cha của các dân tộc". Và ông ấy đối với các dân tộc là một người giống như người cha. Mọi người cho đến nay vẫn cảm thấy mối liên hệ sâu sắc này với nhà lãnh đạo của họ. Do đó, họ chon ông ấy, vẽ biểu tượng và dựng tượng đài bất chấp những trở ngại to lớn.

 

Mọi người buồn nhớ vì đất nước vĩ đại trước đây, vì những chiến thắng giành được dưới thời Stalin, vì niềm tin mà với nó mọi người nhìn vào tương lai của họ, vì công lý thịnh hành trong xã hội thời bấy giờ. Có người gọi trạng thái nhân dân này là "tìm kiếm một người cha trong thời mất cha". Bạn không nói được chính xác hơn!

 

G. K.: Bây giờ, liên quan đến “ngày kỷ niệm”, một lần nữa chủ đề đàn áp lại được nêu ra. Một lần nữa, ở những kẻ chống Stalin, chúng ta có các viên đại úy chỉ huy sư đoàn, vì tất cả những người cấp bậc cao hơn đều không còn. “Hãy cho tôi xem dù chỉ một đại úy như vậy!” – V. Bushin không chỉ một lần kêu đối thủ của mình. Một nhà báo xuất sắc, người lính tiền tuyến và người bạn cũ của tôi. Tôi quyết định tìm kiếm, và tìm thấy một manh mối. Dường như trong khu vực quân sự Leningrad ngay trước chiến tranh có nhiều đại úy chỉ huy sư đoàn. Vì vậy, tôi đến tìm hiểu mặt trận Volkhov. Tôi nghiên cứu hồi ký của Kirill Meretskov. Và, hãy hình dung, tôi đã tìm thấy một đại úy xuất sắc.

Câu chuyện này liên quan đến các sự kiện bi kịch năm 1942, khi quân đoàn xung kích số 2 trong vòng vây. Để tìm Hội đồng quân sự và Ban tham mưu, Meretskov đã cử một đại đội xe tăng với lính dù và đại úy sĩ quan phụ tá Mikhail G. Boroda. Và rồi câu chuyện sau đó tiếp tục với chính chỉ huy mặt trận: “Lựa chọn rơi vào đại úy Boroda không tình cờ. Tôi chắc chắn rằng con người này sẽ vượt qua được mọi trở ngại. Khi Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bắt đầu, ngọn cờ đỏ Mikhail G. Boroda là người nổi bật trong chiến tranh với Phần Lan, là người đứng đầu đồn biên phòng số 5 gần Suoparvi trên biên giới Phần Lan. Người Phần Lan đã cố để... bao vây đồn... những người dũng cảm đã chịu đựng cuộc bao vây 22 ngày. Và khi hết đạn, những người lính biên phòng đã phá vỡ vòng vây từ một hướng bất ngờ bằng cuộc tấn công với lưỡi lê - về phía Phần Lan - và rút khỏi cuộc truy đuổi với đầy đủ trang bị và mang theo những người bị thương.”

Và Meretskov tiếp tục: “Mikhail Grigorievich đã hơn một lần nổi bật trong chiến đấu. Vì vậy, vào mùa xuân năm 1942, ở gần Myasniy Bor, đã nhận nhiệm vụ từ tôi: giúp đỡ sư đoàn của đại tá Ugorich đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù xé nát con đường đến Leningrad. Khi chỉ huy sư đoàn bị trọng thương, Boroda tạm thời đảm nhận chức vụ của người chỉ huy và không cho phép sư đoàn rút lui.”

 

D. T. Yazov: Vâng, thật đáng để tìm kiếm một đại úy như vậy. Và để kết thúc chủ đề này, tôi kể là trong chiến tranh và sau này không tình cờ mà tôi đã gặp những đại úy chỉ huy sư đoàn, khi không còn tướng và tá. Nhân tiện, tôi đã chiến đấu bên cạnh đại úy Boroda - trên Mặt trận Volkhov.

 

 

G. K.: Hầu như tất cả các lãnh đạo quân sự lớn của chúng ta đều đến từ nông dân, thường là từ các gia đình lớn: Zhukov, Konev, Chernyakhovsky, Chuykov, và nhiều người khác. Chẳng hạn, cha mẹ Chuykov có 12 đứa con. Goebbels, khi xem xét ảnh các chỉ huy quân đội Liên Xô năm 1945, đã thừa nhận: “Khuôn mặt họ, rõ ràng là được chạm khắc từ một cây tự nhiên tốt... Anh đi đến niềm tin đáng bực rằng giới chỉ huy hàng đầu của Liên Xô hình thành từ tầng lớp tốt hơn chúng ta.”

 

Làm thế nào để thành công - những đứa trẻ nông dân trội hơn hẳn "siêu nhân" Đức?

 

D. T. Yazov: Buộc phải lặp lại: điều này phần lớn là nhờ sự quan tâm của Joseph Vissarionovich. Ông rất chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ quân nhân. Đất nước có hàng chục trường quân sự, một số Học viện, bao gồm cả Học viện Bộ Tổng tham mưu. Lãnh đạo nó là chuyên gia quân sự lớn nhất, ông Boris Mikhailovich Shaposhnikov. Stalin đánh giá rất cao và tôn trọng ông. Có một lần tìm hiểu về những gì các chỉ huy tương lai được dạy, Stalin phát hiện ra rằng 1/3 quá trình đào tạo được dành cho... giáo dục chính trị. Đó là truyền thống. Stalin đã tự bỏ phần này và chỉ thị lấp đầy khoảng trống bằng kỷ luật quân đội. Đối với Joseph Vissarionovich, cách tiếp cận vấn đề thế này là khá điển hình. Ông nói: “Quân đội có thể mạnh khi và chỉ khi được có được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ và lòng yêu thương của nhân dân... Quân đội cần phải được yêu thương và trân trọng.” Dưới thời Stalin, quân đội được đối xử như vậy. Tổng tư lệnh tối cao đã chu đáo và quan tâm đến cấp dưới của mình. Câu chuyện về Tướng Volsky chứng minh điều này rất rõ.

 

G. K.: Một số tác giả viết về chiến tranh tôi đã gặp, có ý kiến ​​rằng trường hợp như vậy nhìn chung không thể...

D. T. Yazov: Trường hợp thực sự không bình thường. Nhưng những gì nghi ngờ lại có thể là như vậy ở đây. Alexander M. Vasilevsky đã nói về câu chuyện này khá tỉ mỉ. Khi đó, ông là Tổng tham mưu trưởng và đại diện cho Tổng hành dinh (Ставка) trên Mặt trận Stalingrad. Khi đang chuẩn bị cho cuộc phản công của chúng ta. Ngày đã được xác định: ngày 19 tháng 11. Và đột nhiên vào tối 17, Stalin gọi Vasilevsky về Moskva và giới thiệu lá thư của chỉ huy quân đoàn cơ giới số 4, Tướng Volsky. Cần phải nói rằng quân đoàn đặc biệt này đã trở thành lực lượng tấn công chính của mặt trận. Lá thư viết nội dung như sau: “Đồng chí Stalin thân mến! Tôi coi đó là nhiệm vụ khi phải thông báo cho đ/c rằng tôi không tin vào sự thành công của cuộc tấn công sắp tới. Chúng tôi không có đủ lực lượng và trang bị cho việc này. Tôi tin chắc rằng chúng tôi sẽ không thể vượt qua hàng phòng thủ của Đức và hoàn thành nhiệm vụ đặt ra cho chúng tôi. Toàn bộ các hoạt động này có thể kết thúc trong thảm họa và gây ra vô số hậu quả, mang đến cho chúng ta tổn thất, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ tình hình của đất nước...”

 

G. K.: Tôi không thể kiềm chế được một phản bác: Tổng tư lệnh cần phải có niềm tin như thế nào để chia sẻ những ngờ vực của mình với ông ấy vào thời điểm hệ trọng như vậy. Rốt cuộc, phản ứng có thể là rất nghiêm khắc.

D. T. Yazov: Thật sự, những gì đã xảy ra là thế này. Stalin chú ý đến người đã viết bức thư đáng lo ngại này cho ông. Nhận thấy có tính cách tốt, ông đã yêu cầu Vasilevsky kết hợp với Volsky. Theo lời Vasilevsky, ông ấy nói: “Tôi nghĩ rằng đ/c (Volsky) đang đánh giá không đúng khả năng của tôi và của mình. Tôi tin rằng đ/c sẽ làm tròn các nhiệm vụ được giao cho đ/c và sẽ làm tất cả để đảm bảo rằng quân đoàn của đ/c sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra và giành thắng lợi... Đ/c có sẵn sàng làm tất cả trong khả năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao?" Nghe câu trả lời tích cực, Stalin bình tĩnh kết luận: “Tôi tin rằng đ/c sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình, đồng chí Volsky. Chúc đ/c thành công.”

 

Vasilevsky trở lại Stalingrad. Chiến dịch tiến hành tốt đẹp. Volsky đã hành động táo bạo và dứt khoát. Hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đây là cách Vasily Chuikov ghi lại sự thật này trong cuốn sách của mình “Từ Stalingrad đến Berlin – От Сталинграда до Берлина:

 

“Ngày 23 tháng 11, vào 4 giờ chiều, bộ phận Quân đoàn tăng số 4 dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng A. G. Kravchenko và Quân đoàn cơ giới số 4 Mặt trận Stalingrad dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng V. T. Volsky (lúc đó cấp tá) hợp lại trong một xóm Xô viết. Vòng vây đã khép lại.” Khi đó Vasilevsky một lần nữa báo cáo tình hình với Stalin, ông hỏi Volsky và quân đoàn của ông ấy đã hành động như thế nào. Khi nghe rằng họ đã hành động xuất sắc, ông nói: “Thế đấy, đồng chí Vasilevsky, nếu vậy, tôi yêu cầu đ/c tìm ở đó, trên mặt trận, ít nhất một cái gì đó để ngay lập tức thay mặt tôi trao thưởng cho Volsky. Hãy chuyển cho đ/c ấy lời cảm ơn của tôi và nói rõ rằng các phần thưởng khác... đang ở phía trước.”

 

Vasilevsky có một khẩu “Volter” chiến lợi phẩm Đức. Họ gắn nó vào một cái bảng nhỏ với dòng chữ tương ứng, và Alexander Mikhailovich trao lại những lời của Stalin cùng món quà cho chỉ huy quân đoàn. “Chúng tôi đứng cùng Volsky, về sau Vasilevsky nhớ lại, chúng tôi nhìn nhau và cậu ấy có một cú sốc đến nỗi khóc nức nở trước mặt tôi, như một đứa trẻ.”

 

Đấy có nghĩa là giúp đỡ một con người kịp thời, giúp cho có được sự tự tin và cuối cùng nói một lời tốt đẹp. Vì vậy, ông là chỉ huy tối cao của chúng tôi.

 

G. K.: Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đó ...

D. T. Yazov: Vâng. Ở đó câu chuyện anh hùng tiếp tục. Điều này xảy ra sau khi quân đoàn của Paulus bị bao vây. Nhưng nhóm đặc biệt của tập đoàn quân “Don” dưới sự chỉ huy của Manstein đã được lập ra, để vội vàng giải cứu ông ta. Xe tăng Đức đã vượt qua được phòng tuyến của chúng ta, tạo tình huống nguy hiểm. Hai ngày đêm có thể trôi qua và sẽ là quá muộn để làm bất cứ điều gì. Đạo quân 300.000 người của Paulus có thể đã thoát ra khỏi Stalingrad. Tổng hành dinh quyết định đẩy Quân đoàn cận vệ số 2 của Malinowski về phía Malstein. Nhưng họ phải di chuyển từ mặt trận khác đến đến. Họ đã không đến kịp lúc cần kíp. Tình hình được cứu nguy bởi quân đoàn Volsky và các đơn vị gần đó. Họ đã cầm giữ binh lính Đức lại cho đến khi quân cận vệ của Malinovsky đến. Đây là những gì mà chỉ huy mặt trận Eremenko đã viết về chủ đề này: “Công lao to lớn nhất của các đơn vị chúng tôi và sự phối kết hợp tham gia vào trận đánh không cân sức với nhóm quân của Goth-Manstein là ở chỗ, họ với cái giá bằng những nỗ lực và sự hy sinh to lớn, đã thắng trong 8 ngày quí báu, cần thiết để lực lượng dự bị đến.” Trong những ngày đó, tờ báo Sao Đỏ (Krasnaya Zvezda) viết về một trong những trung đoàn của quân đoàn Volsky: “Chiến công được thực hiện bởi trung đoàn này bao gồm tất cả những quan niệm về sức chịu đựng của con người, sự kiên trì và bản lĩnh chiến đấu.”

 

Quân đoàn Volsky sớm trở thành Quân cận vệ. Lá thư tỏ là, tất cả đã bắt từ nó, sau đó rõ ràng, họ đã không còn thấy sự căng thẳng khủng khiếp của những ngày đó cũng như cảm giác trách nhiệm to lớn và nỗi sợ hãi. Điều này đã xảy ra trong chiến tranh, đặc biệt là với những người chưa qua lễ rửa tội trong lửa và không thể đi đến những trận chiến khốc liệt.

 

G. K.: Và chuyện gì đã xảy ra với Volsky, số phận sau đó?

D. T. Yazov: Tôi đã mất tin của ông ấy. Tôi biết rằng sau quân đoàn ông làm chỉ huy Quân đoàn xe tăng cận vệ. Năm 1944, ông được phong quân hàm Thượng tướng. Con đường của chúng tôi không đi qua nhau. Tôi nghe nói ông ấy đã qua đời sớm.

 

Có không ít trường hợp Stalin đã cứu người trong những phút khó khăn, ông đặt mình vào vị trí của họ, ủng hộ và và tin tưởng. Một trong những ví dụ như vậy được mô tả bởi chính ủy của Bộ Tổng tham mưu F. E. Bokov. Vào tháng 1 năm 1943, ông ấy trình Tổng Tư lệnh tối các tài liệu. Trong số đó có lệnh của chỉ huy Mặt trận phía Nam Eremenko và thành viên Hội đồng quân sự Khrushchev. Họ yêu cầu sa thải chỉ huy Quân đoàn cơ giới Cận vệ số 4, Tướng Tanaschishin. Ông ấy bị buộc tội lạm quyền. Tôi sẽ trích dẫn cuộc đối thoại với các tình tiết được lược bớt.

 

- Tanaschishin là người thế nào? – Stalin hỏi. – Trước kia là kỵ binh?

- Vâng. Ông ấy là Trofim Ivanovich.

- Tôi biết đ/c ấy rất rõ. Chiến đấu dũng cảm... Còn đơn vị ông ta chiến đấu ra sao?

- Rất tốt. Khi đó Tanaschyshyn đã trở thành Cận vệ.

 

Sau khi xác định cụ thể vị tướng này bị buộc tội gì, Stalin kết luận: “Ông ấy không có động cơ cá nhân. Là người làm tròn nhiệm vụ chiến đấu, nhưng đã quá liều lĩnh..." Và ông đưa ra quyết định: "Sẽ không cách chức. Nói với Eremenko và Khrushchev rằng Stalin bảo lãnh Tanaschishin.”

 

Eremenko với Khrushchev chỉ có thể lặp lại: được bảo lãnh, như thế được bảo lãnh.

 

G. K.: Dmitry Timofeevich, còn tôi cũng đã gặp trường hợp tương tự trong hồi ký của Nguyên soái Chỉ huy Không quân Alexander Evgenievich Golovanov. Có một phi công chiến đấu đã đến Moskva để nhận phần thưởng chiến đấu - ngôi sao Anh hùng Liên Xô. Sau khi nhận, anh ta tạm biệt bạn bè và trở về nhà vào đêm khuya. Trên đường, khi nghe thấy tiếng hét của phụ nữ cầu cứu. Một cô gái lạ bị người đàn ông đáng kính quấy nhiễu. Trong khi xét hỏi chuyện gì xảy ra, anh phi công đã bắn kẻ phạm tội. Kẻ bị bắn hóa ra là một nhân viên giữ trọng trách ủy ban nào đó. Báo cáo đến Stalin, hiểu chuyện gì đã xảy ra, ông hỏi có thể làm gì theo luật? Họ trả lời ông: trước khi xét xử người anh hùng, ông có thể bảo lãnh. Stalin đã viết đơn đến Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao với yêu cầu cho người phi công được bảo lãnh. Yêu cầu được chấp nhận. Người phi công trở lại mặt trận, chiến đấu anh dũng và hy sinh trong một trận chiến trên không.

 

Khi kể về câu chuyện này, ông Golovanov cũng là người biết rõ về Stalin, lưu ý: “Yêu cầu nghiêm ngặt về công tác đồng thời với sự quan tâm đến con người là không thể tách rời. Chúng kết hợp với nhau trong đó một cách tự nhiên như hai phần của một tổng thể và được đánh giá rất cao bởi tất cả những người tiếp xúc gần gũi. Sau những cuộc trò chuyện như vậy, những khó khăn và gian khổ bằng cách nào đó đã bị lãng quên. Bạn cảm thấy rằng Stalin nói với mình không chỉ như người phán xét số phận, mà chỉ như một con người.”

 

D. T. Yazov: Bạn đã hỏi làm thế nào các chỉ huy của chúng tôi có thể vượt trội hơn người Đức. Bởi chính bầu không khí được tạo ra trong quân đội dưới thời Stalin đã nâng họ lên, đưa họ đến tầm cao phục vụ. Nguyên soái chỉ huy pháo binh Nikolai Dmitrievich Yakovlev lưu ý: “Stalin có sự kiên nhẫn đáng thèm muốn, đồng ý với những lý lẽ hợp lý. Nhưng một khi đã đưa ra quyết định về vấn đề được thảo luận, thì đó là quyết định cuối cùng.” Trong cuốn sách của ông “Về pháo binh và một chút về bản thân - Об артиллерии и немного о себе”, ông Nikolai Dmitrievich mô tả công tác chung của mình với Tổng tư lệnh tối cao. “Công tác tại Tổng hành dinh đặc biệt bởi sự đơn giản và tính chất trí thức lớn. Không có những bài phát biểu phô trương, cao giọng, tất cả các bàn luận – đều khẽ nhẹ...

 

Ông ấy không thích bị lôi kéo vào bợ đỡ trước mặt, cũng không chấp nhận những cách tiếp cận thiếu tính xây dựng và sai trái.

 

Với tất cả tính cách nghiêm khắc của mình, đôi khi Stalin cũng cho chúng ta những bài học về thái độ khoan dung đối với những điểm yếu không lớn của con người. Tôi đặc biệt nhớ trường hợp này. Có lần, một số quân nhân ngồi lại trong văn phòng Tối cao ngoài giờ dự định. Chúng tôi ngồi và giải quyết vấn đề của chúng tôi. Và ở đó, Poskrebyshev di vào và báo cáo rằng một vị tướng nào đó... đã đến.

 

- Hãy để ông ấy vào, Stalin nói.

 

Và điều chúng tôi ngạc nhiên là khi vị tướng bước vào văn phòng, lại không hoàn toàn vững vàng, loạng choạng trên đôi chân! Ông ấy đi đến bàn và nắm chặt tay vào mép bàn, mặt nhợt nhạt, lẩm bẩm rằng ông đã xuất hiện theo lệnh. Chúng tôi nín thở. Một cái gì đó bây giờ sẽ đến với đồng nghiệp đáng thương! Nhưng Tổng tư lệnh lặng lẽ đứng dậy, đi đến bên tướng quân và nhẹ nhàng hỏi:

 

- Đ/c cảm thấy không khỏe lúc này hay sao?

- Vâng, ông ấy mím môi nói khó nhọc.

- Chà, thế thì tôi sẽ gặp đ/c vào ngày mai, Stalin nói và để vị tướng ra về.

 

Khi đóng cửa sau lưng, Stalin nói như không trông thấy, không với ai:

- Đồng chí hôm nay nhận được huân chương vì tiến hành chiến dịch thành công. Đương nhiên, ông ấy không biết là sẽ được gọi đến Tổng hành dinh, đương nhiên là không biết. Chà, ông ấy đã ăn mừng phần thưởng của mình vui vẻ. Nên say lạ thường đến thế, ông ấy xuất hiện trong tình trạng như vậy, tôi cho là không có lỗi…”

 

Khi kể câu chuyện đầy tính giáo dục này, Nikolai Yakovlev cho biết thêm, trong nhiều khía cạnh nhờ Stalin, đội ngũ lãnh đạo đất nước đã có một sự thống nhất không thể phá vỡ từ ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh đến ngày cuối cùng. Lời của Tổng Chỉ huy tối cao là luật.

 

G. K.: Dmitry Timofeevich, chúng tôi nhận thấy rằng những kẻ tự do chủ nghĩa của chúng ta đã tung ra vòng xoay mới của phiên bản nhàm tai: chúng ta thắng cuộc chiến tranh bất chấp có Stalin hay không? Zhirinovsky chỉ đơn giản là lên cơn thần kinh, cố tỏ ra mà không chứng minh được.

D. T. Yazov: Mọi thứ đều có thể giải thích được. Cuộc bầu cử sắp diễn ra. Muốn vào Duma. Và không có gì để trình bày cho dân chúng gì hết. Vì thế, họ bắt đầu đi vào những chuyện bịa đặt cải chính đã có từ lâu. Gần đây tôi đọc cuốn sách của Felix Chuev về nhà thiết kế máy bay xuất sắc của chúng ta, Sergei Vladimirovich Ilyushin. Đây, những từ này của ông ấy: “Stalin có một đức tính tốt: ông không thích bất cứ tên chó chết nào và rất yêu nước Nga. Ông là con người trung thực. Và đã đào tạo ra những người đáng tin cậy. Do đó, chúng ta thắng.”

 

G. K.: Lời của thiên tài người Nga Ilyushin chống lại sự suy diễn của "con trai của luật sư" Zhirinovsky. Tỏ ra không tồi.

Trong chiến tranh, cha tôi lái chiếc máy bay cường kích nổi tiếng “IL-2”. Ông không thích nói về chiến tranh, nhưng trong gia đình có sách về hàng không. Trong một cuốn, tôi tìm thấy lời của một vị tướng người Anh: “Nga đã đánh móc ruột quân đội Đức. IL-2 là một trong những dụng cụ phẫu thuật quan trọng nhất của điều này.”

D. T. Yazov: Bạn có biết, có thể nói rằng Joseph Vissarionovich đã đóng vai trò quyết định số phận của chiếc máy bay lừng lẫy này. Tôi không biết lý do là gì - có lẽ là sự thiếu suy nghĩ, tính cổ hủ và không loại trừ cả tính ganh tị - nhưng tất cả đã chống lại chiếc máy bay, sự ra đời của nó phụ thuộc vào họ. Đặc biệt bên quân đội cứ khăng khăng bác bỏ. Nhưng Ilyushin không bỏ cuộc. Dù mọi tình huống, ông ấy đã chuẩn bị sẵn chiếc vali với bánh quy. Nhưng vấn đề đã không đi đến chỗ bị ruồng bỏ nghiêm trọng. Stalin đã can thiệp, đưa ô tô đến đón nhà thiết kế, đưa đễn chỗ mình, ông nói:

 

- Nếu không phiền, đồng chí Ilyushin, hãy ở lại với tôi. Ở đây, tôi hy vọng sẽ không ai can thiệp vào công việc của đ/c.

 

Nhà thiết kế đã sống cùng lãnh đạo một tuần. Sau này, Ilyushin chia sẻ ấn tượng của mình với các đồng nghiệp: “Stalin không có gì xa xỉ, nhưng có lượng sách rất lớn. Mọi bức tường là sách. Ông ấy đọc vào ban đêm 300 hoặc 500 trang... Chúng tôi đã dùng bữa cùng nhau - súp bắp cải, cháo kiều mạch, ít dưa chua... Tất nhiên, tuần đó đã làm tôi mệt nhoài. Không dễ để duy trì tốc độ làm việc của Stalin.”

 

 

Nhưng điều thú vị nhất còn ở phía trước. Một ngày nọ, nhà lãnh đạo đưa Ilyushin đến cuộc họp Bộ Chính trị. Ngoài các cộng sự của Stalin, còn có các chuyên gia hàng không. Sau khi lắng nghe những ý kiến ​​khác nhau, Joseph Vissarionovich nói: “Bây giờ hãy lắng nghe những gì chúng tôi nghĩ về vấn đề này với đồng chí Ilyushin...” Kết quả là, Văn phòng thiết kế Ilyushin vẫn ở lại Moskva, và Sergey Vladimirovich cùng các nhân viên của ông có cơ hội ổn thỏa tiếp tục công việc của họ.

 

Tỏ ra là mọi thứ đã ổn. Nhưng Stalin không để câu chuyện về chiếc máy bay ra khỏi tầm mắt. Sau một thời gian, bức điện nghiêm khắc của Stalin bay đến giám đốc nhà máy hàng không Schenkman và Tretyakov: “Đ/c không xứng đáng với Hồng quân và đất nước chúng ta. Đ/c cho đến nay vẫn chưa cho ra đời máy bay IL-2. Hồng quân của chúng ta cần máy bay IL-2 như không khí, như bánh mì. Schenkman sẽ cho ra một chiếc Il-2 mỗi ngày và Tretyakov sẽ cho ra Mig-3 từ 1 đến 2 chiếc. Đây là sự nhạo báng đất nước, nhạo báng Hồng quân.

 

Chúng ta cần không chỉ Mig, mà cả IL-2. Nếu nhà máy số 18 nghĩ mình thoái thác đất nước, cho ra đời chỉ một Il-2 mỗi ngày thì đã mắc lỗi lầm nghiêm trọng và sẽ phải chịu hình phạt vì việc này.

 

Tôi đề nghị đ/c không đưa chính phủ ra khỏi sự kiên nhẫn và yêu cầu Ilov (IL-2) phải được xuất xưởng nhiều hơn. Tôi cảnh báo lần cuối.”

 

G. K.: Và kẻ nào đó dám nói rằng chúng ta thắng cuộc chiến tranh bất chấp có Stalin.

D. T. Yazov: Hãy nghe những gì tiếp theo đã xảy ra. "Thoái thác" như thế không thành. Sau chỉ thị của Stalin, mọi thứ đã được tìm thấy để sản xuất số lượng máy bay cần thiết. Và 40 chiếc Ilov đã ra mặt trận mỗi ngày.

 

Còn chiếc máy bay quả thực tuyệt vời. Họ nói về nó: đây là phép màu Nga, giờ ngôi sao của Ilyushin. Không có chiếc máy bay nào được như thế này trên thế giới.

 

Và đây là đánh giá của người Đức: “Máy bay IL-2 là bằng chứng của sự tiến bộ đặc biệt. Nó là kẻ thù chính, cơ bản của quân đội Đức."

 

Đối với Stalin, công việc luôn luôn được đặt ở vị trí hàng đầu. Và, dĩ nhiên, công việc phụ thuộc vào con người. Ví dụ, một trường hợp như vậy được biết đến. Tổng tư lệnh tối cao không hài lòng với công việc của Tổng tham mưu trưởng Hải quân. Có một câu hỏi về sự thay thế. Họ đề nghị Đô đốc Isakov, nhưng có sự ngờ vực: người ứng cử liệu có được chấp nhận. Chân của đô đốc bị cắt cụt. Mọi nghi ngờ đã bị Stalin xua tan. Ông nói: "Làm việc với một người không có chân thì tốt hơn là với người không có đầu".

 

 

G. K.: Ông, có lẽ đã xem một trong những chương trình TV gần đây “Chiến đấu”, thủ lĩnh LDPR Vladimir Zhirinovsky gây chuyện - nói một cách nhẹ nhàng, có ấn tượng về một người mang yếu tố không hẳn có năng lực mà còn bình tĩnh, chuẩn xác, trang bị nhiều sự thật, Nikolai Starikov. Cú đánh chính, dĩ nhiên, giáng vào Stalin, nhưng cũng là Starikov, người bảo vệ Stalin. Chống lại, không chỉ có đội Zhirinovsky, mà có cả chuyên gia gọi là có bằng cấp và thậm chí cả Solovyov cũng tham gia vào câu chuyện bên phe xấu “cái phễu” ẩn mình, họ muốn nắm lấy dân chúng thiện lành trong đêm ấy. Cuối cùng thì sao? Starikov được ủng hộ bởi hơn 50 nghìn người xem so với các đối thủ tập thể của mình. Mọi người cảm thấy dối trá và xa lánh họ.

D. T. Yazov: Nếu chúng ta trở lại với Alexander Zinoviev (nhà triết học, nhà văn từng phản đối kịch liệt Stalin), ông đã gọi Stalin không chỉ là “nhân cách vĩ đại nhất thế kỷ này, là một trong những thiên tài vĩ đại nhất, mà còn là một nhà Marxist chính hiệu và trung thực nhất.”

 

Nhưng tôi muốn trở lại cuộc trò chuyện về các nhà lãnh đạo quân sự thời Stalin. Hãy nhìn xem, cả một thiên hà rực rỡ các chỉ huy của Joseph Vissarionovich lớn lên trong chiến tranh. Đây có chàng trai nông dân điển hình, rồi trở thành nguyên soái của lực lượng thiết giáp, hai lần là Anh hùng Liên Xô. Mọi thứ đều liên quan đến Stalin, ông Mikhail Efimovich Katukov đã thể hiện trong... cuốn tự truyện của mình.

 

 

G. K.: Tại sao trong tiểu sử? Ông ấy không tách rời cuộc sống cá nhân của mình với lãnh đạo hay sao? Viết cuốn hồi ký như thế có dễ hơn không?

D. T. Yazov: Ông ấy viết chúng. Sau đó. Nhưng kín đáo nhất là trong cuốn tự truyện. “Vào tháng 9, lần đầu tiên tôi gặp đồng chí Stalin. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cách tôi sẽ báo cáo với ông ấy... Nhưng nó đã không diễn ra theo cách đó. Chính đồng chí Stalin bước vào hành lang, đưa tay ra và nói: “Xin chào, đồng chí Katukov, hãy đến với tôi...”


Tôi đã có một ngày lễ đúp hôm đó.
 Lần đầu tiên nhìn thấy đồng chí Stalin, nói chuyện với ông ấy, và vào ngày 17 tháng 9, tôi tròn 42 tuổi.”

 

- Tôi theo đ/c, Katukov tiếp tục, trách nhiệm lớn lao trong những năm chiến tranh nặng nề và hoàn thành nhiệm vụ cho đến khi kết thúc chiến tranh ở Berlin. Còn phần thưởng cao quí nhất đối với tôi là nghĩa vụ, mà tôi đã tuyên thệ, và lời này cho đ/c Stalin: “Tôi đã hoàn thành. "

 

Theo ngày tháng tự truyện: năm 1960.

 

Sau đó, trong cuốn sách của mình, “Hồi ức đáng nhớ” cho Ekaterina Sergeevna, ông cũng mô tả cảm xúc của mình về những năm tháng đó theo cách như thế: “Đồng chí Stalin đối với chúng tôi là người cộng sản Bolshevik mang lý tưởng cao quí, mà tất cả chúng tôi, kể cả bản thân tôi, sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình mà không ngần ngại.”

 

D. T. Yazov: Nhà văn nổi tiếng người Đức Lyon Feuchtwanger, từng đến thăm Matxcơva năm 1937, khi suy tưởng về Stalin, đã nhận xét: “Nhanh chóng, bạn hiểu tại sao quần chúng không chỉ tôn trọng ông, mà còn yêu mến ông. Ông là một phần của chính họ... Stalin, như xuất hiện trong cuộc trò chuyện, không chỉ là lãnh đạo nhà nước, nhà xã hội học, nhà tổ chức vĩ đại, ông trên hết, là một người chân chính.”

 

G. K.: Nhưng về nhân đạo - họ không chỉ một lần cự tuyệt ông ấy. Họ miêu tả như một kẻ tàn nhẫn bệnh hoạn, một con quái vật, v, v, phù hợp với sự tưởng tượng của những kẻ ác tâm nhiều trí tưởng tượng.

D. T. Yazov: Tôi cũng đã kể ông ấy là người lãnh đạo chu đáo, kiên nhẫn, tỉ mỉ như thế nào. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ nữa. Ivan Stepanovich Konev nói với Konstantin Simonov rằng ông ấy và một nhóm các nhà lãnh đạo quân sự khác có mặt tại một cuộc họp với Stalin. Sự việc xảy ra sau chiến tranh và có câu hỏi nảy sinh về kỳ nghỉ. Lãnh đạo hỏi:

 

“- Sức khỏe đ/c thế nào?

- Sức khỏe cũng như vậy, đồng chí Stalin.

- Sẽ đi nghỉ phép à?

- Vâng, tôi sẽ đi.

- Bao lâu?

- Trong một tháng rưỡi ... không hơn, đồng chí Stalin.

- Như thế nào là không hơn?

 

Và, quay sang Bulganin, là phó Chủ tịch HĐBT đầu tiên, ông nói:

 

- Cho đ/c ấy ba tháng. Và đ/c này ba tháng, và đ/c này ba tháng, và đ/c này cũng ba tháng. Cần hiểu những gì mọi người mang trên vai. Thật là một gánh nặng, mệt mỏi như thế nào... Phải mất ba tháng để cảm nhận, sắp xếp trật tự, nghỉ ngơi, chữa lành.”

 

Vì vậy, hãy đánh giá Zhirinovsky là loại người nào, giống như Feuchtwanger và Konev, hay như Svanidze.

 

G. K.: Dmitry Timofeevich, tôi sẽ không tha thứ cho mình nếu không đề nghị ông nói về Rokossovsky. Ông ấy là một trong những người cũng như Katukov, vẫn trung thành với Tổng tư lệnh của mình đến cùng. Mặc dù ông ấy có thể có ác cảm với thực tế là Stalin đã chuyển ông ấy từ tập đoàn quân Belorussia số 1, nhằm hướng Berlin, sang tập đoàn quân Belorussia số 2. Nhiều người cho rằng, thật không công bằng khi cần một người họ Nga ở Berlin cho chủ nghĩa sô-vanh Nga Stalin.

D. T. Yazov: Để bắt đầu, Stalin yêu thích Rokossovsky vì sự tinh tế, thông minh của ông ấy và tất nhiên, vì tài năng quân sự to lớn của ông ấy. Và sự thay thế ông ấy bởi Zhukov tại tập đoàn quân Belorussia-1 không liên quan gì đến gốc tịch của Konstantin Konstantinovich. Zhukov là phó tướng số 1 của Tổng Tư lệnh tối cao. Ông ấy biết những kẻ mà ông ấy phải đương đầu. Là phó của Stalin, ông ấy được ủy quyền đàm phán và cuối cùng ký kết văn kiện đầu hàng vô điều kiện của Đức. Vì vậy, đây là vấn đề đơn giản, nếu có thể nói như vậy.

 

Nhân tiện, cách giao tiếp với mọi người của cả Stalin và Rokossovsky là tương đồng. Cùng ở lòng tốt, sự đĩnh đạc, điềm tĩnh. Trong đó, Rokossovsky khác với nhiều đồng nghiệp của mình trong thời kỳ chiến tranh. Đây là chính Konstantin Konstantinovich xác định sự khác biệt trong cách giao tiếp với cấp dưới:

 

“Mỗi nhà lãnh đạo có cách ứng xử riêng của mình, có phong cách làm việc của mình với những nhân viên gần gũi nhất. Bạn không thể phát minh ra tiêu chuẩn trong vấn đề tế nhị này. Chúng tôi đã cố gắng tạo ra một bầu không khí làm việc thuận lợi, loại trừ các mối quan hệ được xây dựng theo nguyên tắc “mệnh lệnh”, loại bỏ cảm giác gò bó khi mọi người sợ bày tỏ một ý kiến khác với ý kiến cấp trên.”

 

 

G. K.: Có lẽ, không dễ để anh ta đối phó với bộ quy tắc này, khi phải phục tùng Zhukov ở Mặt trận phía Tây?

D. T. Yazov: Đừng quên rằng ở gần Moskva, vào những ngày hiểm nghèo nhất, khi mọi thứ treo trên sợi tóc. Có lẽ tại thời điểm đó, một người như Zhukov là cần ở đó. Cứng rắn, không khoan nhượng, không tha thứ cho ai vì chiến thắng. Vì vậy, trường hợp mà tôi muốn nói về Rokossovsky là khi đang chỉ huy Quân đoàn 16. Sau khi đánh giá tình hình, ông ấy xin phép rút các sư đoàn đã suy yếu trong các trận đánh liên tục của mình về hồ chứa Istrinsky, chuẩn bị và đẩy lùi kẻ thù ở đó. Mặt khác, ông tin rằng, kẻ thù sẽ quật đổ các lực lượng phòng thủ một cách khó khăn và, như họ nói, sẽ đặt hồ chứa trên đôi vai họ. Một câu trả lời ngay lập tức theo sau: "Tôi ra lệnh cho đ/c chiến đấu đến chết, mà không rời một bước nào." Cố gắng tránh thảm họa, chỉ huy quân đội đã quay về phía Bộ tổng tham mưu. Ông ấy, có tính đến tình hình hiện tại, cho phép rút quân. Nhưng mọi thứ đã được quyết định bởi bức điện khủng khiếp của Zhukov: “Tôi là chỉ huy quân đội của mặt trận! Tôi hủy lệnh rút quân về hồ chứa Istrinsky, tôi ra lệnh phòng thủ ở tuyến đóng quân và không lùi bước một bước!"

 

Rõ ràng, khi biết về cuộc xích mích, Stalin đã gọi Rokossovsky. Rokossovsky đã chuẩn bị chịu một hình phạt. Nhưng khi vị Tổng tư lệnh dự đoán đội quân của ông ấy buộc phải rút lui. Trái với mong đợi, ông ấy nghe thấy một giọng nói bình tĩnh, từ tốn của Joseph Vissarionovich trong máy điện thoại: "Tôi yêu cầu đ/c giữ thêm một thời gian nữa, chúng tôi sẽ giúp đ/c." Sáng hôm sau, bổ xung cho Quân đoàn 16: trung đoàn Katyusha, hai trung đoàn pháo chống tăng, bốn đại đội bộ binh với súng trường chống tăng, ba tiểu đoàn tăng và 2000 quân Muscovite để bổ sung cho các sư đoàn mỏng.

Tôi dẫn trường hợp này để cho thấy một lần nữa sự quan tâm, chu đáo và tình người của Tổng tư lệnh tối cao Joseph Vissarionovich Stalin là như thế nào. Vì vậy, Lyon Feuchtwanger không bị nhầm lẫn trong đánh giá nhà lãnh đạo của chúng ta.

Để kết luận, tôi muốn trích dẫn những lời của đồng chí lâu đời nhất với Stalin, Vyacheslav Mikhailovich Molotov, bị Joseph Vissarionovich giáng chức, nhưng điều đó không ngăn cản ông ấy trung thành với nhà lãnh đạo và có sự khách quan của ông ấy. "Càng tấn công vào ông ấy, ông ấy càng được đưa lên cao hơn... Không có và không có ai kiên định hơn, tài năng hơn, vĩ đại hơn Stalin."

G. K.: Và tôi sẽ thêm một lời chứng nữa về Vyacheslav Mikhailovich: “Các tướng của chúng ta nói với tôi rằng, Stalin trước mỗi trận chiến, hay khi chia tay với họ, thường nói: “Chà, Lạy Chúa!" Hoặc: "Xin Chúa hãy giúp đỡ!"

 

Cảm ơn ông, Dmitry Timofeevich. Tôi hy vọng chúng ta tiếp tục cuộc trò chuyện này. Và, như Joseph Vissarionovich đã nói, Xin Chúa hãy giúp đỡ!

 

 

Cuộc trò chuyện được thực hiện bởi Galina Kuskova.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...