Quyền trẻ em (Child Rights) và Tự do tình dục (Sexual Liberation) là hai công cụ mà Chủ nghĩa đế quốc (Imperialism) sử dụng để thống trị loài người về văn hoá

Quyền trẻ em (Child Rights) và Tự do tình dục (Sexual Liberation) là hai công cụ mà Chủ nghĩa đế quốc (Imperialism) sử dụng để thống trị loài người về văn hoá

1.    Vì sao để xâm lược và duy trì sự cai trị, chủ nghĩa đế quốc luôn phải bứng tận gốc rễ văn hoá bản sắc truyền thống của dân tộc bản địa?
Trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, họ truyền đạo, dẹp đi bàn thờ ông bà tổ tiên. Thánh Kinh đã đi trước, súng đạn nối bước theo sau. Khi xâm lược châu Mỹ, Thực dân Anh và Tây Ban Nha cũng truyền đạo, họ thảm sát người da đỏ bản địa đến đâu, thì truyền đạo đến đó. Sau khi xâm lược Việt Nam, ngay lập tức Pháp dựng lên những nhà thổ, tiệm rượu, và nhà buôn thuốc phiện. Theo con số thống kê mà nhà báo Nguyễn Ái Quốc công bố, 12 triệu người Việt mỗi năm nốc 24 triệu lít rượu, tính cả đàn bà, trẻ nít [1]. Sau khi liên quân tám nước xâu xé thành công Trung Quốc, ngay lập tức mọc lên những nhà thổ, nhà buôn thuốc phiện. Các cô gái ở nông thôn lũ lượt rũ bỏ bộ đồ nhà quê, khoác lên mình bộ xườn sám theo cách phong cách Âu Mỹ (gợi dục, xẻ lên cao một cách táo bạo), để làm gái điếm. Ngay sau khi Diệm lên nắm quyền ở miền nam Việt Nam, hàng trăm nghìn quyển sách khiêu dâm, đồi truỵ lan tràn khắp mọi ngõ ngách miền nam, mà nhất là ở đô thành Sài Gòn.
Tại sao? Tại sao chủ nghĩa đế quốc phải làm những công việc đó? À, đó là vì, để khuất phục một dân tộc đời đời kiếp kiếp cúi đầu khom lưng làm nô lệ, chủ nghĩa đế quốc buộc phải BỨNG TẬN GỐC RỄ VĂN HOÁ BẢN SẮC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC đó. Xin nhấn mạnh hai chữ "bản sắc", nghĩa là văn hoá rất đặc thù, không lẫn lộn. Vì hễ còn ý thức về văn hoá truyền thống thì cho dù dân tộc đó bị cai trị trăm năm, nghìn năm, triệu năm, dân tộc đó vẫn đứng bật lên quét sạch mọi quân thù ra khỏi bờ cõi.
Để khuất phục một dân tộc đời đời kiếp kiếp cúi đầu khom lưng làm nô lệ, chủ nghĩa đế quốc buộc phải BỨNG TẬN GỐC RỄ VĂN HOÁ BẢN SẮC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC đó

Tại sao tổ tiên ta nghìn năm Bắc thuộc, nhưng vẫn bất khuất quật cường? Đó là vì chúng ta bảo vệ được bản sắc văn hoá dân tộc. Dĩ nhiên, giữa chúng ta và Trung Quốc có sự giao thoa về văn hoá, ở một chừng mực nào đó, vì dù sao Người Cha của dân tộc ta là Cha Lạc Long Quân, cũng là người Trung Quốc. Nhưng sự giao thoa đó không là gì cả nếu so với những bản sắc văn hoá đặc trưng của ta.
2.    Chủ nghĩa đế quốc làm gì để BỨNG TẬN GỐC RỄ VĂN HOÁ BẢN SẮC TRUYỀN THỐNG CỦA MỘT DÂN TỘC?
Vậy thì, chủ nghĩa đế quốc làm gì để BỨNG TẬN GỐC RỄ VĂN HOÁ BẢN SẮC TRUYỀN THỐNG CỦA MỘT DÂN TỘC? Muốn trả lời câu hỏi này, ta phải hiểu, cái gì là gốc rễ của văn hoá bản sắc truyền thống của một dân tộc? Là gì ạ? Là những GIA ĐÌNH BỀN VỮNG [2]. Mỗi một gia đình Việt Nam hạnh phúc, vợ chồng thương yêu kính trọng nhau, có trách nhiệm nuôi nấng dạy dỗ con, con cái hiếu kính cha mẹ, lễ phép với người lớn, tôn sư trọng đạo, anh chị thương yêu em, em kính trọng anh chị ... Một gia đình có được những điều đó thì vô cùng bền vững. Và, gia đình bền vững đó, chính là những cái nôi của văn hoá bản sắc truyền thống dân tộc, cũng chính là thành trì vững chắc bảo vệ Tổ Quốc trước mọi mưu đồ xâm lăng, dù là chủ nghĩa Sô Vanh Đại Hán, chủ nghĩa Phục Quốc Do Thái hay chủ nghĩa Đại Hồi.
Mất gia đình bền vững là mất văn hoá dân tộc. Mất văn hoá dân tộc là mất nước, mất chế độ.
Muốn xâm lược Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc chỉ cần băm nát gia đình Việt Nam ra, là thành công. Băm nát được gia đình Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc đã xâm lược được Việt Nam, còn lại chỉ là vấn đề thời gian.
Mất gia đình bền vững là mất văn hoá dân tộc. 
Mất văn hoá dân tộc là mất nước, mất chế độ.

Để băm nát gia đình Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc phải: (1) kích động con cái chống lại cha mẹ, học trò chống lại thầy cô, người nhỏ tuổi chịu ảnh hưởng lối sống Âu Mỹ chống lại thế hệ trước, và (2) tuyên truyền lối sống hưởng thụ ích kỷ, tự do phóng đãng về tình dục để làm nhạt màu tất cả những giá trị bản sắc văn hoá vốn cao đẹp, cao thượng và nhân văn.
Vậy thì, công cụ hiệu quả nhất, để chủ nghĩa đế quốc thực hiện hai điều đó là gì? Là QUYỀN TRẺ EM và TỰ DO TÌNH DỤC.
3.    Quyền trẻ em.
Quyền trẻ em là gì? Là một bộ luật cho phép trẻ em được những điều ở mục (1): chống lại cha mẹ, chống lại thầy cô và chống lại thế hệ đi trước. Một nghìn người cha mẹ thì bao nhiêu người cha mẹ thương yêu con, nuôi nấng dạy dỗ con; bao nhiêu người cha mẹ đánh đập, đối xử tệ với con? Trường hợp nào là đa số? Một nghìn trường hợp ý kiến của cha mẹ khác ý kiến con trẻ, thì bao nhiêu trường hợp ý kiến con trẻ đúng hơn ý kiến cha mẹ? Trường hợp nào là đa số? Vậy một bộ luật ra đời, dựa trên những trường hợp thiểu số rất cá biệt, bộ luật đó có đúng đắn, có khôn ngoan, có trí tuệ không? Thật khó hiểu khi ở những nước thường tự cho mình là văn minh, trong đó có nước Mỹ, lại chấp nhận ban hành một bộ luật phục vụ cho thiểu số, tước đoạt quyền nghiêm khắc dạy dỗ con cái của cha mẹ, góp phần đánh vỡ cấu trúc gia đình bền vững. Trong phim Mỹ, không khó để ta thấy cảnh tượng con cái lớn tiếng, sùng sộ, trợn mắt với cha mẹ. Hình ảnh ấy, là nỗi buồn của một nền văn minh đang tàn lụi.

Bản chất của Quyền trẻ em là tước đoạt trẻ ra khỏi vòng tay của cha mẹ, đánh vỡ ngay từ trong trứng nước mối quan hệ cha mẹ - con cái, từ đó nền tảng bền vững của gia đình bị lung lay tận mống!

Sau khi kích động được sự nổi loạn, sự bùng nổ cái tôi (bản ngã) của lớp trẻ, chủ nghĩa đế quốc tiếp tục nhồi sọ các em bằng đòn thứ hai: Tự do tình dục. Tự do tình dục và quyền trẻ em là anh em sinh đôi. Khi cái tôi (bản ngã) được kích động (cùng lúc với độ tuổi phát dục vốn có nhiều xáo trộn trong tâm sinh lý) bằng quyền trẻ em, các em bị đẩy ra xa khỏi vòng tay gia đình, yêu sớm hơn, sống thử trước hôn nhân, thì việc lớp trẻ dần dần hình thành khuynh hướng Tự do tình dục, là một hệ quả tất yếu.
Chủ nghĩa đế quốc kích động cái tôi, khiến lớp trẻ nghĩ rằng, bản thân luôn có gì đó đặc biệt, là trung tâm của tất cả, thấy mình luôn có điều gì đó hơn mọi người. Cái ý nghĩ "thấy mình luôn có điều gì đó hơn mọi người" là ý nghĩ tự cao. Mà một người tự cao, chắc chắn là một người nặng về tình dục, tiến trình tâm sinh lý này đã được Đức Siddhārtha Gautama - bậc Thầy vĩ đại của Trời Người, ông tổ của ngành Tâm lý học, chứng minh và tuyên thuyết quá nhiều trong suốt 45 năm hoằng dương chánh pháp, nên không có gì khó hiểu, khi một người tự cao luôn dễ dàng chấp nhận lối sống Tự do tình dục. Quyền trẻ em tạo ra sự kiêu mạn nơi trẻ, chuẩn bị sẵn đống rơm, Tự do tình dục chỉ việc quẳng vào một can xăng và châm lửa. Ngọn lửa dâm dục sẽ thiêu đốt tâm hồn lớp trẻ ở nước bản xứ, bứng tận gốc rễ, thiêu rụi bản sắc văn hoá ở đó, để chỉ còn lại một thứ “văn hoá đế quốc chủ nghĩa” tự tư tự lợi, ích kỷ, hưởng thụ và dâm đãng.
4.    Tự do tình dục.
Tự do tình dục là gì? Tự do tình dục, hiểu một cách nôm na, là một phong trào, một khuynh hướng, một quan điểm cho rằng tự do thoả mãn ham muốn tình dục khi cơ thể có sự đòi hỏi, là một điều đúng đắn. Khuynh hướng tự do tình dục biểu hiện ở những hành vi sau:
1.    Hành vi thủ dâm (Masturbation) nhiều, trước và trong hôn nhân, có hoặc không có sử dụng đồ chơi tình dục, búp bê tình dục.
2.    Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân, sống thử.
3.    Mức độ sinh hoạt tình dục (sexual performance) cao và chấp nhận những tư thế tình dục, những hành vi tình dục có tính thống trị. Ví dụ như quan hệ tình dục bằng miệng (blow job, oral sex), bằng tay (hand job) hay những tư thế quan hệ tình dục mà ở đó tạo cho người nữ hoặc người nam một tâm lý quái đản rằng họ đang thống trị người bạn đời. Tâm lý thống trị là một hệ quả của tâm lý khát khao quyền lực ngủ ngầm trong tất cả mọi người, khi tâm lý thống trị này xuất hiện ở những người nặng về tình dục, nó khiến cho khoái cảm họ đạt được trong khi giao hợp là tột độ vì tâm lý thống trị kích động tâm lý kiêu mạn, tâm lý kiêu mạn như rơm và xăng, rơm và xăng càng nhiều thì lửa khoái cảm càng bùng cháy mãnh liệt, mãnh liệt đến tột cùng. Dĩ nhiên, cái giá của sự tột cùng này là sự băng hoại, đổ vỡ nhân cách và lạc lõng tâm hồn của chính họ, đồng thời là sự rạn vỡ lòng kính trọng giữa hai người đối với nhau.
Bản chất của Tự do tình dục là kích động ham muốn tình dục của con người, kéo sập cấu trúc gia đình, bứng tận gốc rễ mọi văn hoá bản sắc truyền thống của dân tộc bản địa, để chỉ còn lại một thứ lối sống đế quốc chủ nghĩa tự tư tự lợi, thiếu trách nhiệm, ích kỷ đố kỵ, phóng túng, dâm đãng, cặn bã.

Tại sao, tại sao khuynh hướng tự do tình dục mà cụ thể là 3 biểu hiện hành vi trên là không đúng? Đúng và sai nên đứng trên phương diện khách quan lý trí, chúng ta bảo vệ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc thì phải khẳng định được điều ta bảo vệ là đúng, chứ không phải chỉ bảo vệ bằng một tình cảm yêu nước đơn thuần. Như thế là chưa đủ. Bây giờ ta sẽ cùng đánh giá từng biểu hiện.
Thứ nhất, thủ dâm nhiều là đúng hay sai? Mình nhấn mạnh chữ “nhiều” vì hiếm ai trong đời chưa từng thủ dâm, nhất là thế hệ trẻ. Mình là người thuộc thế hệ trẻ. Mình, cũng đã từng thủ dâm. Nên vấn đề này mình chỉ xin đóng góp quan điểm cá nhân, chứ không dám khẳng định gì mạnh mẽ. Thủ dâm là gì? Là tự mình tạo ra khoái cảm tình dục cho chính mình (1), để thoả mãn sự đòi hỏi, thường kết thúc bằng hành vi xuất tinh (2) đối với người nam. Có một quãng thời gian dài, có lẽ do một số ký ức không được …êm thắm về tính dục ở tuổi thơ, cũng có thể do tâm lý tín ngưỡng tuyệt đối bám chặt trong tâm thức, nên mình đã nhiều lần tìm đến cái chết khi mình không thể chế ngự được ham muốn. Vì mình biết đó là sai. Việc tự tạo khoái cảm (1) sẽ dẫn đến sự yếu đuối của tâm hồn, không làm chủ được tâm hồn, tạo nên phản xạ có điều kiện là hễ có ham muốn, thì thoả mãn. Nếu chẳng may phản xạ có điều kiện này của mình, sau này khi đã có công ăn việc làm, bị người khác lợi dụng để hãm hại sự nghiệp của mình, thì sau? Lỡ sau này mình có vợ, trong lúc nào đó vợ mình mệt mỏi, không muốn quan hệ, nhưng do cái phản xạ có điều kiện này, mình vẫn lao vào vợ  như một con thú đầy dục vọng, thì quả thật mình là người chồng tệ hại, và hạnh phúc gia đình tan vỡ? Lỡ có ai đó lợi dụng sự yếu đuối trước dục vọng của mình, để gài bẫy hãm hại, buộc mình phải làm những điều có lỗi với gia đình, tổ chức, quê hương, tổ quốc thì sao? Còn hành vi xuất tinh (2) sẽ làm tổn hao năng lượng của cơ thể, trong khi năng lượng đó là từ máu của bao nhiêu con heo, con cá, con tôm, con tép, từ máu của bao nhiêu là chúng sinh, từ bao nhiêu là rau củ thực vật lớn dậy trong sự nuôi dưỡng của đất mẹ, của cha mặt trời … Năng lượng đó là từ những giờ phút căng thẳng mưu sinh của ba, từ những giọt dầu ăn bắn đỏ tay của mẹ. Từ những cánh đồng mà người nông dân quằng lưng cày cấy. Thiêu đốt năng lượng chỉ để tạo khoái cảm cho bản thân, lãng phí nó bằng sự xuất tinh, mình nghĩ, có điều gì đó sai sai. Mình là người học dốt, chậm hiểu nên mình sợ những sự sơ xuất, ác độc len lõi trong tâm hồn như thế, mà mình không nhìn thấy. Cũng có thể do sức khoẻ cơ địa mình từ nhỏ rất kém. Vấn đề này mình tạm chỉ xin góp mấy lời như thế, mình xin để ngỏ để mọi người cùng suy ngẫm thêm và chỉ bảo mình thêm bằng chức năng bình luận ở bên dưới ạ.
Thứ hai, sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân có đúng không, có nên không? Thay cho phần biện giải, mình xin dẫn lại trích đoạn nội dung lá thư của mình gửi cho những anh em đồng bào Hồi Giáo ở An Giang:
“…Hành vi tình dục luôn đi kèm với trách nhiệm. Hành vi tình dục ở đây không phải chỉ là hành vi giao hợp. Cho dù là một cái nắm tay, chạm vai, một nụ hôn, một sự xúc chạm ban đầu về xác thịt …tất cả những điều mơn trớn đó cho đến hành vi giao hợp thật sự, đều phải kèm theo trách nhiệm của hai bên, trong đó, trách nhiệm của người đàn ông là nhiều hơn.
Vì sao phải kèm theo trách nhiệm?
Vì nền tảng của một gia đình bền vững là gì? Là sự kính trọng lẫn nhau giữa chồng và vợ. Khi nào thì sự kính trọng đó là hoàn hảo nhất? Khi cả hai người đều có đạo đức, có lý tưởng sống và “cái đầu tiên” của họ, thuộc về nhau. Không có người đàn ông nào không có chút “gợn sóng” trong lòng về vợ mình, nếu như “cái đầu tiên” của người vợ không thuộc về mình.
Nghĩa là việc kiềm chế ham muốn bằng tình yêu thương vị tha, kính trọng người bạn, chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của một gia đình. Mà sự bền vững của một gia đình nhân rộng lên, hình thành sự ổn định của một xã hội. Vậy, chúng ta có thể nói, khuynh hướng dè dặt với tình dục, kiềm chế ham muốn tình dục là khuynh hướng đúng đắn, đạo đức vì khuynh hướng này rèn luyện cho cả hai người con trai, con gái, khả năng yêu thương vị tha, sự trân trọng người bạn của mình với tinh thần trách nhiệm – là nền tảng cho một gia đình bền vững – cũng là nền tảng cho sự ổn định của xã hội.”

Kiềm chế ham muốn tình dục bằng tình yêu thương vị tha, kính trọng người bạn, chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của một gia đình

Xã hội không phải có riêng ai, không một cá thể nào có thể tồn tại độc lập tuyệt đối với cộng đồng. Vì lẽ đó, mà lợi ích cá nhân, sự hưởng thụ cá nhân cho dù là sự hưởng thụ rất riêng tư như tình dục, cũng cần được cân đối hợp lý với trách nhiệm cộng đồng. Sống thử là một hành vi, mà ở đó sự hưởng thụ cá nhân đã vượt hơn trách nhiệm cộng đồng, như thế là ích kỷ (trong chính trị, còn gọi là chủ nghĩa cá nhân), thiếu trách nhiệm.
Thứ ba, mức độ sinh hoạt tình dục cao là đúng hay sai? Mình chưa lấy vợ nên mình xin hoãn lại quan điểm của mình về điều này. Nhưng theo mình được biết về Y lý Đông Phương, thì việc sinh hoạt tính dục nhiều sẽ làm hao tổn Chân Âm, dẫn đến sự khó tập trung trong công việc, suy giảm trí nhớ và tai hại nhất là suy giảm khả năng miễn dịch. Đa phần những hệ quả tích cực của sinh hoạt tính dục mà nền y học Âu Mỹ tuyên truyền, đều có sự góp phần không hề nhỏ của một tham số, mà không biết vô tình hay cố ý, bộ máy tuyên truyền của họ đã bỏ qua, đó là tình yêu thương.
Có lần, mình đọc một báo cáo y học của một tổ chức nào đó, ghi rằng việc sinh hoạt tính dục ở người cao tuổi khiến tuổi thọ cao hơn. Và họ đưa ra một loạt so sánh giữa người cao tuổi có gia đình và người cao tuổi độc thân. Nghĩa là họ chỉ thấy được rằng người cao tuổi có gia đình với không có gia đình, chỉ khác nhau ở chỗ có làm tình và không có làm tình. Nhìn nhận như thế là phiến diện. Còn có tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc, cảm giác an toàn... Thật khó hiểu khi những nhà khoa học, những trường đại học lớn có tiếng tăm lại cho rằng hôn nhân, gia đình chỉ là tình dục. Càng khôi hài hơn khi kết luận “khoa học” này lan đi không giới hạn bằng các bộ máy truyền thông khắp nơi thế giới.
Vậy còn những tư thế quan hệ tình dục có tính thống trị thì sao, nó làm tăng khoái cảm tình dục lên tột độ, vậy nó có đúng không?
          Mình nghĩ là không. Dĩ nhiên đây là quan điểm của một thanh niên mới lớn chưa lập gia đình, nhưng hiện tại thì mình nghĩ là không. Vì mình thấy rằng, những hành vi như quan hệ bằng miệng, hay những tư thế kích động khoái cảm thống trị tính dục, đều …dễ làm mất đi sự kính trọng lẫn nhau giữa vợ chồng. Không phải vô lý mà ông bà xưa hay dạy vợ chồng lấy nhau phải “tương kính như tân”, “vợ không được thay áo trước mặt chồng”, “suốt đời xem nhau như khách quý”. Vì ông bà ta nhận ra rằng đời sống chung đụng của vợ chồng, nhất là đời sống tình dục, rất dễ làm tiêu tan niềm kính trọng lẫn nhau giữa hai người. Trước khi ăn nằm với nhau, người con trai thấy người con gái thật thiên thần dễ mến, “đường xưa lối cũ có em tôi tóc xanh bay mơ màng, đường chiều dịu nắng dáng em đi áo nâu in đường trăng”. Còn người con gái vì ngưỡng mộ, kính trọng tài năng, nhân cách người con trai mà đem lòng yêu thương. Nhưng trong đời sống tình dục, những giá trị lãng mạn, mơ mộng dễ thương đó, hoàn toàn bị khoái cảm bình thường, đôi khi là tầm thường của bản năng xác thịt lấn át, nếu không muốn nói là dập tắt. Sau khi khoái cảm qua rồi, hình ảnh người mình yêu thương bỗng trở nên bình thường, dung dị hơn, lòng kính trọng vì thế cũng phai màu một ít. Và ngày qua ngày, cái một ít đó cứ tích luỹ dần, cộng thêm vào những khuyết điểm, lỗi lầm của cả hai trong cuộc sống, sự “tương kính như tân” cứ thế mà phai màu nhanh chóng. Để rồi đến lúc nào đó, người ta sẵn sàng buông những lời xúc phạm nhau, thậm chí là những cái bạt tai đầy đau đớn. Và hôn nhân tan vỡ. 

Vợ chồng không còn kính trọng nhau, hôn nhân sẽ đổ vỡ.

         Do đó, thay vì đi tìm khoái cảm tột độ trong sinh hoạt tính dục bằng những tư thế quan hệ có tính thống trị, nên chăng, người vợ và chồng nên: một mặt tìm cách tiết giảm ham muốn tình dục, chung vui với nhau trong những niềm vui khác cao thượng hơn như văn học, âm nhạc, hội hoạ, trồng cây xanh, trồng rừng, tập Yoga, tập võ, làm từ thiện, thiền định kiết già tĩnh tâm …, mặt khác khi quan hệ tính dục, vợ và chồng sẽ cùng nhau định ra những câu hỏi, những cử chỉ nhỏ do hai người tự đặt ra, để sự chung vui xác thịt không bào mòn lòng “tương kính như tân”. Ví dụ như trong sự âu yếu, trong từng nụ hôn, ta luôn tự nhắc nhở chính mình gửi vào đó sự kính trọng, ban đầu sẽ chưa quen, nhưng tác ý lâu ngày sẽ quen. Khi đã quen rồi, sau cuộc chung vui xác thịt, lòng kính trọng không những còn nguyên, mà ta còn thấy thương người bạn đời hơn, nhất là người chồng sẽ thấy yêu thương vợ của mình hơn, vì đã bỏ lại gia đình để theo mình, yêu thương mình và thuộc về mình một cách trọn vẹn như thế này. Ý thức trách nhiệm làm chồng, ý thức gia đình sẽ đánh vỡ tâm lý khinh lờn nhau, nên giúp củng cố thêm cho lòng “tương kính như tân”.
          …
5.    Thay lời kết
Quyền trẻ em và Tự do tình dục như hai viên đạn bạc, một viên găm vào đầu, một viên găm vào tim. Nếu không cứu chữa kịp thời, tim sẽ ngừng đập, não sẽ chết, và nền văn hoá bản sắc truyền thống dân tộc sẽ tử vong. Dân tộc sẽ đời đời kiếp kiếp khom lưng, quỳ gối, cúi đầu làm trâu ngựa cho ngoại bang, liếm láp gót giày đầy mùi máu người và thuốc súng của chủ nghĩa đế quốc.
Ở Nhật Bản, từ khi Thánh Đức Thái Tử tuyên bố: “Toàn dân Nhật phải theo Đạo Phật”, thế là ảnh hưởng của Phật giáo, đặc biệt là ảnh hưởng của thiền tông len lỏi, tuôn trào vào mọi ngõ ngách cuộc sống người Nhật, hình thành phong thái sâu sắc, điềm đạm, thâm trầm và trách nhiệm. Những việc tưởng như chỉ dừng lại ở mức nghệ thuật như cắm hoa, uống trà, bắn cung …người Nhật Bản đều nâng lên thành Đạo học. Họ tìm thấy những triết lý sâu xa cao thượng, ẩn sau mọi điều bình dị của cuộc sống. Những câu chuyện về những Thiền sư Nhật Bản với lòng thương yêu vô hạn, tâm bất động nhẫn nhục phi thường, suốt hàng trăm năm sau đó đã lay động, làm thổn thức không biết bao nhiêu con người trên khắp thế giới. Ấy vậy mà, kể từ khi những công ty phim khiêu dâm được hợp pháp ở Nhật, những cảnh tượng dâm dục trơ trẽn được công khai bày bán, có cả những nội dung loạn luân, cưỡng hiếp …người Nhật đang dần dần tụt khỏi tay họ, nền văn minh vĩ đại rực rỡ của họ, trong quá khứ. Đã có những người Nhật biết tiếng Việt sang Việt Nam, đến phòng phát hành sách của một ngôi chùa, đọc những quyển sách như Góp nhặt cát đá – những mẫu chuyện Thiền, rồi bật khóc nức nở. Vì nước Nhật huy hoàng ngày đó đã trôi về nơi góc trời xa xôi …
. . .
Cách đây ít ngày, mình đọc được một confession của một nữ sinh viên, do một người bạn mình chia sẻ trên facebook. Trong confession ấy, bạn nữ sinh viên kể rằng, bạn và người yêu đã sống thử, đến khi có bầu thì người yêu rời bỏ, mọi niềm tin tan vỡ, mọi nụ cười như tắt lặng. Rồi mình chợt nhớ đến quyển sách “Sex và những thứ khác” của Tâm Phan, được in cả thảy 4 lần, mỗi lần 2000 quyển, vị chi là 8000 quyển, trong đó nội dung cổ suý mạnh mẽ lối sống tự do tình dục, quan hệ trước hôn nhân. Người viết lời giới thiệu đầy ngợi khen, là nhà thơ Đỗ Trung Quân. Rồi mình nhớ lại năm ngoái, các rạp phim công chiếu bộ phim dâm đãng 50 sắc thái, nội dung khai thác yếu tố kích dục từ những hành vi khổ dâm (bạo lực tình dục để tạo ra khoái cảm). Mới tháng 8 vừa rồi, VTV2 quyết định phát sóng trở lại phim Sex and the city, trong đó, nội dung xuyên suốt là cổ suý cho 3 hành vi tình dục mình đã dẫn ở trên. Mình là một đứa con nít trong thân xác thanh niên. Mình khá là mít ướt. Có những lần mình lau sạch bụi bám vào ảnh Bác Hồ, mà nước mắt tuôn hoài. Mình thầm hỏi Bác: Bác ơi, nếu Bác còn sống, Bác có chấp nhận cho những điều như thế này xuất hiện lan tràn ở đất nước mình không
Mình nhớ lúc Bác còn sống, có lần Bác đã nghiêm khắc nhắc nhở, răn dạy một anh chiến sĩ ta, đã dán hình của những cô ca sĩ nào đó nơi đầu giường, dù dĩ nhiên là tấm hình lúc bấy giờ chẳng có gì là gợi dục, hở hang. Nhưng Bác vẫn trách, Bác nói với anh chiến sĩ rằng, người phụ nữ duy nhất anh được quyền dán ảnh lên đầu giường hay mang theo trong trái tim của anh, phải là vợ của anh, chứ không phải người con gái nào khác. Phải chung thuỷ ngay từ trong suy nghĩ. Nghe Giáo sư Hoàng Chí Bảo kể câu chuyện đó, mình ngỡ ngàng lắm. Quả thật những nhân cách càng vĩ đại, thì càng tinh tế sâu sắc trong từng điều mà người chậm tiến như mình, tưởng như vô cùng vụn vặt.

“Bác ơi, nếu Bác còn sống, Bác có chấp nhận cho những điều như thế này xuất hiện lan tràn ở đất nước mình không”

. . .
Bài viết đã dài, mình xin phép lắng đọng lại bằng câu hỏi không phải của riêng mình, mà là của tất cả những người Việt Nam yêu nước và ý thức được tầm quan trọng của việc quyết liệt bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc:
Kính thưa ông Trần Bình Minh, giám đốc Đài truyền Quốc gia Việt Nam (VTV), uỷ viên ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyện quái quỷ gì đang xảy ra ở Đài truyền hình Quốc gia Việt Nam vậy ạ? VTV là Đài truyền hình Quốc gia Việt Nam hay là cái loa tuyên truyền của ngoại bang? Ngày vào Đảng ông đã đập tay lên ngực mà thề thốt điều gì? Ông còn nhớ chứ, ông có cần tôi nhắc?

          VTV đã vi phạm khoản 1 điều 60 của Hiên pháp năm 2013 nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. VTV đã vi phạm điều 253 bộ luật hình sự vì VTV đã "truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ có tổ chức".

           Không những chà đạp lên hiến pháp, công khai phạm pháp có tổ chức, VTV2 còn bán rẻ linh hồn dân tộc, rắp tâm bứng gận gốc rễ văn hoá dân tộc, quỳ gối cúi đầu làm tay sai cho ngoại bang, cho chủ nghĩa đế quốc.

            Bằng tất cả máu và danh dự, tôi khuyên VTV nên dừng lại hành vi dẫm lên văn hoá bản sắc dân tộc và bán nước này. Và phải có lời xin lỗi công khai trước nhân dân Việt Nam!

              Nếu không, các người nhất định sẽ hối hận. 
    Tôi xin lặp lại một lần nữa.
    Các người nhất định sẽ hối hận.

            Hãy nhớ lấy điều này: Đừng bao giờ xúc phạm những giá trị thiêng liêng! Chúng tôi, những người Việt Nam, trong đó có đồng bào Hồi Giáo Việt Nam, luôn biết cách bảo vệ những giá trị thiêng liêng trước sự báng bổ!

[1] Bản án chế độ thực dân Pháp – Nguyễn Ái Quốc.
[2] Tài liệu tham khảo: Bài giảng Gia đình bền vững – TT. Thích Chân Quang: https://www.youtube.com/watch?v=aB01Jb7aGdM.

Xem thêm: TÌNH YÊU VÀ SỰ TRONG SẠCH 16+

duyphanhung@gmail.com

Những đứa con rơi người Mỹ bỏ lại ở Philippines

Nhiều chục năm sau khi họ rời khỏi Philippines, sự u ám vẫn trùm lên những đứa con lai Amerasian ra đời từ gái mại dâm và bị quên lãng.

Bạn học của Emmanuel Drewery có thể nói thẳng vào mặt cậu rằng mẹ cậu là 1 con điếm và bố cậu đã bỏ rơi cậu. Drewery - một thanh niên cao gầy, có nước da sáng hơn so với hàng xóm. Cậu ra đời 26 năm trước ở Olongapo, một thành phố phía tây bắc Philippines.

Olongapo nằm cạnh Subic Bay, căn cứ hải quân Mỹ lớn nhất ở nước ngoài trong thời Chiến tranh Lạnh. Cha Drewery là một trong hàng triệu binh lính, những người trong nhiều thập kỷ, đã đến quận đèn đỏ ở Olongapo, mảnh đất màu mỡ của tội phạm, bất ổn và mại dâm.

"Thành phố này hoàn toàn phụ thuộc vào ngành công nghiệp tình dục. Có rất nhiều các cô gái và những tên ma cô trên đường" - Drewery nói. Ông bà cậu đã chuyển đến Olongapo để quản lý một hộp đêm, nó là 1 loại lai giữa nhà chứa với 1 quán rượu. Mẹ cậu có một giọng hát tuyệt vời, mới 15 tuổi và hát mồi cho các vũ điệu thoát y. Nhưng âm nhạc không phải là những gì lính Mỹ tìm kiếm. "Khách hàng không muốn chỉ có mỗi nhạc, phải có chương trình khỏa thân hoặc họ chán" – cậu nói. Mẹ của Drewery cũng không thể kiếm sống bằng ca hát, vì vậy bà bắt đầu đi ra ngoài với khách hàng. Một vài tháng sau đó, mẹ cậu đã trở thành một cô gái điếm. 

Theo tổ chức Preda, vào cuối những năm 1980 đã có khoảng 500 nhà thổ và 15.000 gái mại dâm ở Olongapo để đáp ứng nhu cầu cao của căn cứ hải quân. Sân bay quân sự Clark, cách Olongapo 30 dặm về phía đông, thậm chí còn lớn hơn, đến 230 dặm vuông gần thành phố Angeles. Olongapo và Angeles được biết đến bởi những người lính Mỹ là "thành phố song sinh tội lỗi" của Philippines, như Sodom và Gomorrah.

Ngày nay, các thành phố này tràn ngập trẻ tóc nâu mắt sáng, đôi khi da trắng, cao và gầy như Drewery, những đứa khác lại có da sẫm màu hơn nhiều so với hầu hết người Philippines. Chúng là con cái lính Mỹ bỏ lại sau khi rút đi. Cư dân địa phương thường gọi chúng là "con lai", chịu sự kỳ thị của trẻ mồ côi và mại dâm.
 Emmanuel Drewery, 26 tuổi từ 1 bà mẹ Philippines và một người bố Mỹ. 

Drewery sống với mẹ 20 năm ở Philippines cho đến khi ông bố đến tìm lại và rồi ông ta về Mỹ năm 1989. Ông ta đã không bao giờ liên lạc với con trai của mình thêm 1 lần nữa, còn mẹ cậu tiếp tục công việc của 1 gái điếm. Bà có đứa con gái nữa với 1 nhân viên đóng quân, cả gia đình đã sống với ông này một thời gian. Sau đó, vào năm 1992, chính phủ Corazon Aquino chọn cách đóng cửa các căn cứ, những người lính Mỹ cuối cùng đã hạ cờ ở Subic, nhổ neo và rong buồm. Drewery, em gái và mẹ của cậu đã trở thành vô gia cư.

"Thử hình dung là mẹ của mình, người đã từng làm việc trong ngành công nghiệp tình dục, không được học hành gì cả, đột nhiên thấy mình với căn cứ bị đóng cửa, không có cách kiếm sống nào khác, không có chuẩn bị gì." - Drewery nói.
*   *   * 
Barack Obama đã đến Philippines với 1 thỏa thuận quân sự mới cho phép quân đội Mỹ quay trở lại. Bản hiệp ước tăng cường Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng, củng cố liên minh của Washington với thuộc địa trước đây.

Obama đưa ra các thông điệp trong cuộc họp báo chung tại Manila với đồng cấp Philippines, TT Benigno S. Aquino III, con trai của Corazon Aquino, người đã ra lệnh trục xuất binh lính Mỹ 2 chục năm trước đây. Đối diện các nhà báo, Obama nói rằng sự gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ tại Philippines không có nghĩa là để khiêu khích Trung Quốc, cường quốc quân sự trong khu vực, mà "để đảm bảo luật lệ quốc tế và các chuẩn mực được tôn trọng."

Bắc Kinh chỉ mất ít hơn một giờ để trút giận. Trung Quốc, có các tranh chấp lãnh thổ trên biển phía nam với Philippines, cũng như với Đài Loan, Indonesia, Brunei, Việt Nam và Malaysia – đã chỉ trích các thỏa thuận thông qua Tân Hoa Xã, họ gọi Philippines là "kẻ gây rối": "Cho rằng Philippines có tranh chấp lãnh thổ 1 cách gay gắt với Trung Quốc, động thái này là đặc biệt đáng lo ngại vì nó có thể làm vững tâm Manila trong việc đối đầu với Bắc Kinh…"

Tuy nhiên, có hàng ngàn người Philippines đã tỏ ra khó chịu với Bắc Kinh còn hơn các quan chức Trung Quốc với
Philippines.

Mỹ và Philippines có lịch sử lâu dài và phức tạp. Sau 300 năm dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, quần đảo này bị Mỹ chiếm đóng năm 1898 trong chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, nó vẫn dưới sự kiểm soát của Mỹ cho đến đầu thế kỷ XX. Sau 3 năm bị Nhật Bản đô hộ, quốc gia này cuối cùng đã giành được độc lập sau Thế chiến II. Tuy nhiên, đạo quân lớn của Mỹ vẫn đồn trú tại 5 căn cứ quân sự lớn, những thập kỷ sau binh lính Mỹ đã để lại một di sản đầy tranh cãi từ khoảng 50.000 trẻ em bị bỏ rơi: ba thế hệ những đứa con lai Mỹ. (nguồn nytimes đến 250.000)

Các hoạt động chống quân sự hóa đã góp phần đóng cửa các căn cứ quân sự năm 1992, hiến pháp mới Philippines ngăn cấm sự hiện diện của quân đội nước ngoài và căn cứ quân sự tại đất nước này. Nhưng từ khi có Hiệp định Thăm viếng Quân sự năm 1999, tàu hải quân Mỹ đã thường xuyên đến các cảng Philippines tập trận, mặc dù không có sự hiện diện lâu dài ở đây. Các phong trào chống quân sự hóa đã ngủ yên lại bị đánh thức khi Obama đến thăm và phê chuẩn thỏa thuận. Nhiều người nghĩ rằng thỏa thuận này có hơi hướng chủ nghĩa thực dân mới và đã có nhiều cuộc biểu tình trước đại sứ quán Mỹ ở Manila.

Nói về những trở ngại hiến pháp, Obama đảm bảo rằng Mỹ sẽ không chiếm đóng các căn cứ cũ. "Tôi muốn được rất rõ ràng, Mỹ không cố gắng để lấy lại căn cứ cũ hoặc xây dựng căn cứ mới. Nhận lời mời của Philippines, nhân viên Mỹ sẽ luân chuyển quanh các cơ sở của Philippines. Chúng tôi sẽ đào tạo và huấn luyện nhiều hơn với nhau để chuẩn bị cho một loạt các thách thức, bao gồm cả các cuộc khủng hoảng nhân đạo và thiên tai như bão Haiyan."

Drewery nói rằng mẹ cậu không phản đối binh lính Mỹ quay lại. "Như nhiều người khác," cậu nói, "bà nghĩ rằng người nước ngoài sẽ mang tiền đến và đó sẽ là tốt." Nhưng cậu không đồng ý.

Ngắm hoàng hôn từ một ngọn đồi ở giữa Olongapo, Drewery nhớ lại những ngày cậu phải đánh nhau với những đứa tr khác. Chúng gọi cậu là pekeng tisoy - "đứa Mỹ giả". Các giáo viên đã cho gọi phụ huynh bất cứ khi nào cậu tham gia vào một cuộc gây lộn, nhưng chỉ có mẹ cậu xuất hiện, điều đó làm cậu càng xấu hổ hơn. Cậu bảo "lợi thế duy nhất của tôi là da trắng. Những đứa trẻ lai Mỹ gốc Phi còn tồi tệ hơn."

Drewery đề ngh không được gọi cậu là Mỹ lai Á - Amerasian một cái tên được đặt ra bởi nhà văn và hoạt động nhân quyền Pearl Buck. "Mẹ tôi là người Philippines và cha tôi là người Mỹ - "Phil-Am" là từ thích hợp hơn, tôi tin thế". Cậu tâm sự.

"Nghèo đói là vấn đề số một đối với Phil-Am", cậu cho rằng sự kỳ thị xã hội và chấn thương tâm lý thường dẫn đến khó khăn kinh tế cho nhiều người như cậu. Khi lên 8 tuổi và sống trên đường phố, Drewery đã gặp tổ chức Preda, hđược lập ra để cứu những đứa trẻ bị lạm dụng và bóc lột. Drewery bắt đầu làm việc cho Preda khi 17 tuổi. Sau khi học đại học về công tác xã hội, cậu bây giờ làm thư ký cộng tác cho 1 quỹ. Cậu nói "Chúng tôi không hài lòng về các thỏa thuận quốc phòng, chúng tôi rất muốn phản đối nhưng không thể làm bất cứ điều gì về việc này. Đó là lịch sử đang tự nó lặp lại".
*    *   * 
Mặt trời như thiêu đốt dưới quần áo ở Angeles và Olongapo. Khi đêm đến, cả hai thành phố bắt đầu sôi động. Mại dâm và khiêu dâm là bất hợp pháp ở Philippines, nhưng sẽ không ai hay biết đến nó ngoài các câu lạc bộ thoát y dưới ánh đèn neon bụi bặm nằm bên cạnh dãy hàng thức ăn nhanh và các nhà nghỉ trả tiền theo giờ. Chúng chẳng là cái gì để so sánh với thời Chiến tranh Việt Nam, nhưng du lịch tình dục vẫn là một yếu tố quan trọng đối với cả thành phố và nền kinh tế.

Cách tốt nhất để tránh cái nóng ở đây là phía sau chiếc jeepney, một loại xe jeep quân sự chuyển đổi thành xe buýt nhỏ đang có mặt trên khắp các nẻo đường. Mười phút đi xe jeepney từ căn cứ cũ Clark Air Base ở Angeles đã thấy 1 căn nhà nhỏ có nhà hàng, quán rượu và trạm cựu binh 2485. Gần một trăm cựu nhân viên Mỹ tụ tập ở đây hầu như cả ngày, một con số khá lớn với 1 nơi rất xa ớc Mỹ.

John Gilbert, 66 tuổi từng là chỉ huy ở đây. Tóc bạc, da nâu và rắn chắc, ông ta đến chcác đồng đội của mình với vẻ thoải mái trước khi ngồi xuống trước một loạt các loại nước giải khát đặt trên những cái bàn đá. Gilbert đã có 20 năm trong quân đội và chiến đấu trong chiến tranh vùng Vịnh 1, đã kết hôn 27 năm với 1 phụ nữa Filipino và họ sống ở Las Vegas trước khi chuyển về đây.

"Đây là thành phố rất khác vào những năm 1980. Có rất nhiều trẻ em nhỏ lang thang trên đường phố. Bạn nhìn thấy chúng, tóc hoe, ngủ dưới những cái cầu. Nếu các cô gái muốn tìm được một công việc, họ phải đến các quán bar. Và negritos (một thuật ngữ chỉ con lai Mỹ gốc Filipino) đã bị nhiều cô lập.”


John Gilbert, cựu chỉ huy trạm cựu binh 2485 ở Angeles.


Gilbert đổi giọng khi được hỏi về vai trò của lính Mỹ trên hòn đảo. Ông ta coi những đứa con lai Amerasians, một nhóm bao gồm cả 2 đứa con của mình, là một phần không thể thiếu của cái quốc gia đa dạng này. "Đã có những đứa con lai ở đây kể từ khi Legazpi đến lần đầu tiên", ông nói, đề cập đến nhà thám hiểm Tây Ban Nha thế kỷ 16. "Các dòng họ nổi bật nhất (hiện tại) là Tây Ban Nha hoặc Trung Quốc. Khi người Anh xâm chiếm quần đảo này, nhiều binh lính Ấn Độ đã ở lại. Maria Venus Raj, ứng cử viên Hoa hậu Hoàn vũ là một hậu duệ của họ. Con đẻ của người Mỹ, ông lập luận, vào thời điểm này không khác biệt đáng kể so với người Philippino đa sắc tộc.

Gilbert không cho rằng thế hệ quân nhân Mỹ mới cũng sẽ để lại di sản tương tự như những tiền nhiệm. "Binh lính bây giờ sẽ luân phiên. Họ sẽ thực hiện nhiều kỹ thuật và đào tạo y tế. Họ sẽ không có mặt ở đây; họ sẽ không ở Subic; họ sẽ ở tại nông thôn hay trên tàu. Sẽ không có vấn đề tương tự."
*   *   * 
Năm 1982, Quốc hội Mỹ đã thông qua nghị quyết cấp quốc tịch cho con ngoài giá thú có bố là lính Mỹ ở Thái Lan, Việt Nam và Hàn Quốc. Nhưng không bao gồm trẻ em từ Philippines.

Justin Ray Labandello là một sinh viên triết 19 tuổi có mẹ và bà ngoại làm việc trong khu đèn đỏ Barretto. Cậu phải đối mặt với việc bị bắt nạt ở trường từ rất sớm. "Họ hét vào mặt tôi rằng bà của tôi là gái mại dâm. Điều này rất khó chịu. Ngày nay, tôi không thể chối bỏ nó. Tôi đã học được cách chấp nhận nó và tránh đối đầu."

Bạn của Labandello là Joseph Guarino lớn hơn 5 tuổi, nói rằng nhiều người Mỹ gốc Á tiếp tục đấu tranh. "Một người bạn của tôi đã thực sự bị vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Cậu ấy hiện đang sống trong bệnh viện tâm thần." Guarino chọn cách làm chệch hướng các tình huống bằng sự hài hước: "Đôi khi tôi nói rằng tôi có dòng máu hoàng gia".



Các nữ Filipino đứng bên ngoài một quán bar ở khu đèn đỏ Barretto. 

Cả Labandello và Guarino khuyến khích tôi đến Barretto để xem nó như thế nào ngày nay. Đường phố thắp sáng rực rỡ nhất Olongapo đầy các cô ăn mặc khêu gợi. Họ đứng chờ đợi ở lối vào nhiều câu lạc bộ và vẫy tay với những người qua đường. Bất cứ khi nào thu hút được một khách hàng, họ đi cùng vào trong câu lạc bộ, nơi có những vũ công, tiếp viên và mama-san, kẻ phụ trách các cô gái. Chủ sở hữu của nơi này là một người Mỹ.

Jane là 1 hầu bàn 25 tuổi trông hấp dẫn tại Bunny Ranch, cô không muốn thừa nhận nguồn gốc Mỹ lai của mình, nhưng đặc điểm đã tố giác cô. Lọn tóc dài lượn sóng thả xuống cái hông rộng, nước da nâu. Thật khó để cô cảm thấy thoải mái, nhưng khi đã có sự tin cậy, cô thừa nhận dòng dõi người Mỹ gốc Filipino của mình. Cha cô là 1 lính bộ binh, cũng như cha 2 đứa con của cô, kẻ đã ra đi 6 năm trước.

"Ông ấy đã chết trong chiến tranh" cô nói, nhưng cô không biết gì hơn. Hai đứa, con trai 3 tuổi và con gái 5 tuổi của cô cũng bị láng giềng gọi là negritos. Nhưng chỉ vài phút sau, khi 2 cô gái khác đến gần, Jane đã không còn là con lai Mỹ. "Tôi là người Philippines" - cô đột nhiên nói - "Filipino thuần chủng!"
*   *   * 

Về tác giả:
Felix Lill là phóng viên tự do người Đức, viết cho 1 số tờ báo Die Zeit, Die Presse, Der Spiegel, NeueZürcherZeitung, Taggespiegel, Zeit Online. Ông được trao giải thưởng Áo Phóng viên thể thao năm 2010, 2011 và 2012. Ông cũng được trao giải Áo OEZIV Media năm 2012.

Javier Sauras là phóng viên ảnh, người đã lang thang từ châu Á đến châu Mỹ Latinh trong 5 năm. Ông đã viết về Nhật Bản, Philippines, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Anh và Bolivia.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...