Về Âm mưu Tukhachevsky theo V.I. Alksnis

Khi còn tại ngũ - Đại tá Viktor Imantovich Alksnis trên bục một đại hội;

Đã nhiều lần trong các bình luận cho các bài báo khác nhau, có chủ đề về Stalin đàn áp quân nhân, về "âm mưu quân sự" bị cáo buộc trong những năm 1930, v.v. Vì vậy, mà có thêm một bài viết này dựa trên những gì Viktor Imantovich Alksnis đã viết.

Vài lời về con người này - Victor Alksnis, nếu ai đó không biết – Một tiểu sử ngắn của Viktor Imantovich Alksnis.

Viktor Imantovich Alksnis sinh ngày 21/6/1950 tại thành phố Tashtagol, vùng Kemerovo, trong một gia đình Latvia gốc Nga lưu vong.

Năm 1973, ông tốt nghiệp Trường Quân sự cao cấp Riga theo tên ông nội của mình, Yakov Alksnis, với ngành kỹ sư điện tử quân sự, ông bắt đầu phục vụ trong một phi đội không quân ở Voronezh.

Năm 1974, ông gia nhập CPSU, năm 1977 ông được chuyển đến Riga.

Năm 1979-1992, ông giữ các chức vụ kỹ sư, kỹ sư cao cấp và kỹ sư-thanh tra cao cấp của Lực lượng Không quân thuộc Quân khu Baltic. 

Vào mùa xuân năm 1989, Viktor Alksnis được bầu làm đại biểu nhân dân Liên Xô. Vào tháng 10 năm 1989 ông trở thành một trong những người khởi xướng việc thành lập và trở thành phó điều phối nhóm Soyuz. Vào mùa thu năm 1990, ông đàm phán với TT Liên Xô Gorbachev và là người khởi xướng yêu cầu các bộ trưởng từ chức – Bộ nội vụ Bakatin và Ngoại giao Shevardnadze. 




V.I. Alksnis là Nghị sĩ Đuma Quốc gia LB Nga khóa 3 và 4, (2000-2003) và (2004-2007) còn nay là Đại tá về hưu.

Bây giờ vào vấn đề chính. Ông nội của Viktor là chỉ huy cấp 2 Yakov Ivanovich Alksnis (Jekabs Alksnis) - phó Chính ủy Không quân. Hay dễ hiểu hơn là một Chỉ huy Không quân của Hồng quân.

Yakov Alksnis là một trong các thành viên Đại diện Tư pháp đặc biệt, có mặt tại các phiên tòa xét xử nhóm lãnh đạo quân sự do Tukhachevsky cầm đầu và bắt đầu từ ngày 11 tháng 6 năm 1937. Dường như là trong phiên tòa, Yakov Alksnis là thành viên tích cực nhất của quá trình xét xử này và đã bằng mọi cách có thể để buộc tội các bị cáo và nhất quyết đề nghị áp dụng hình phạt tử hình đối với họ.

Sau đó, chính ông cũng bị bắt - ngày 23 tháng 11 năm 1937, do trong quá trình điều tra (như công bố chính thức) đã áp dụng "các phương pháp gây ảnh hưởng vật lý" (nói cách khác là tra tấn), 2 ngày sau khi bị bắt, vào ngày 25 tháng 11 năm 1937, Alksnis đã ký vào lời khai rằng mình là điệp viên người Latvia, thành viên của tổ chức phản cách mạng "Tổ chức dân tộc chủ nghĩa Latvia trong Hồng quân". Kết quả là Yakov Alksnis bị bắn vào ngày 29 tháng 7 năm 1938.

Vào ngày 1 tháng 2 năm 1956, Yakov Alksnis được minh oan  vì "thiếu chứng cứ buộc tội".

Thông thường, khi đọc về thời kỳ đàn áp những năm 1930, thì có thể thấy mọi thứ diễn ra nhanh chóng - bắt giữ, điều tra, xét xử, hành quyết. Và sau đó 2 ngày mọi chuyện dường như được khám phá - bị cáo đã thú nhận mọi chuyện, nhưng không hiểu sao Yakov Alksnis lại bị giam thêm 8 tháng nữa...



Như chính Victor Alksnis đã viết về người ông Yakov: "... Người vợ của ông ấy (là bà tôi), bà Kristina Karlovna Mednis-Alksnis, với tư cách là thành viên trong gia đình của một kẻ phản bội Tổ quốc, đã phải trải qua 15 năm trong trại cải tạo và sống lưu vong. Cha tôi, Imant Yakovlevich, vào 10 tuổi không cha mẹ và cho đến năm 30 tuổi, ông ấy mang trong mình sự kỳ thị là "con của kẻ thù của nhân dân". và theo đó, tôi là một kẻ chống chủ nghĩa Stalin…”.

Thời Perestroika bắt đầu - Viktor Alksnis viết, ông chăm chỉ đọc tất cả các ấn phẩm của những năm đó, "... vạch trần tội ác của Stalin và những kẻ xung quanh ông ta...".

Năm 1989, khi Alksnis được bầu làm Đại biểu nhân dân Liên Xô, ông đã nói chuyện với Chủ tịch KGB của Liên Xô lúc đó là V.A. Kryuchkov với lời đề nghị cho ông tiếp cận với các tài liệu và tư liệu liên quan đến ông nội của mình, Yakov Alksnis.



Đặc biệt, ông yêu cầu được xem hồ sơ vụ án hình sự và các tài liệu phiên tòa xét xử Tukhachevsky, vì Yakov Alksnis là thành viên Đại diện Tư pháp đặc biệt, đã kết án Tukhachevsky và các lãnh đạo quân sự khác.

Victor Alksnis viết - "... Các tài liệu quá trình xét xử nhóm lãnh đạo quân sự do Tukhachevsky đứng đầu được tôi đặc biệt quan tâm, vì M. Tukhachevsky và Robert Eideman (chủ tịch Hội đồng TƯ Osoaviakhim Liên Xô), những người đã bị bắn bởi bản án của Đại diện Tư pháp đặc biệt, là các bạn thân của ông tôi. Và họ cũng có chút là bạn bè của Robert Eideman từ khi còn nhỏ. Còn tôi đã không thể hiểu nổi làm thế nào mà ông tôi lại có thể kết án tử hình bạn mình..."





Sau một thời gian, như Viktor Alksnis nhớ lại, ông được mời đến tòa nhà của KGB Lubyanka và hai tập giấy được đặt trước mặt ông. Đầu tiên là hồ sơ vụ án hình sự của ông nội, thứ hai là bản tốc ký ghi lại phiên tòa xét xử nhóm quân nhân do Tukhachevsky cầm đầu. Alksnis thậm chí còn được phép sao chép những trang cần thiết.

Trích dẫn Alksnis - "... Tôi ngay lập tức bị bất ngờ vì có rất ít tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự. Ông nội bị bắt vào ngày 23 tháng 11 năm 1937 và bị xử bắn vào ngày 29 tháng 7 năm 1938, tức là ông đã ở Lefortovo 8 tháng. Còn trong thời gian đó, chỉ có ba hoặc bốn biên bản thẩm vấn trong hồ sơ, hơn nữa, tất cả các biên bản này chẳng nói lên điều gì cả.

Ví dụ, một biên bản nhiều trang là về việc tổ chức sửa chữa thiết bị máy bay của Lực lượng Không quân. Hơn nữa, biên bản này rất chi tiết, đối với tôi, dường như câu trả lời cho các câu hỏi của điều tra viên chỉ đơn giản là được chép ra từ các tài liệu của lãnh đạo những năm đó về tổ chức sửa chữa máy bay.

Tôi ngạc nhiên là ba ngày sau khi bị bắt, ông tôi đã viết một bức thư viết tay gửi cho Dân ủy Bộ Nội vụ Yezhov về việc ông sẵn sàng làm chứng thẳng thắn về các hoạt động phản cách mạng của mình, nhưng lại không có dấu vết lời khai thẳng thắn này trong hồ sơ vụ án hình sự.

Xét theo các tài liệu của hồ sơ, cuộc thẩm vấn đầu tiên chỉ diễn ra vào tháng 1 năm 1938. Trong khi đó, xét theo các tài liệu minh oan năm 1956, cũng đính trong hồ sơ này, cụ ông nhiều lần bị triệu tập để thẩm vấn và bị “đánh đập” vì lời khai của mình. Nhưng những biên bản với lời khai "bị đánh đập" này ở đâu, tại sao chúng không có trong hồ sơ?...".

Tiếp theo, Viktor Alksnis làm quen với bản ghi tốc ký "phiên tòa Tukhachevsky" (tạm gọi là vậy), và nhận ra rằng không phải tất cả mọi thứ đều rõ ràng trong quá trình xét xử này, như họ đã viết khi đó, và đôi khi họ viết cả trong hiện tại.

Đầu tiên, ông Viktor Alksnis quan tâm đến vụ án này sau khi một số ấn phẩm viết rằng chỉ huy cấp 2 Yakov Alksnis đã rất tích cực tại phiên tòa, "dìm hàng" các bị cáo, yêu cầu mức án tử hình đối với họ, v.v. Như Alksnis đã viết - "... Còn theo bản tốc ký, mọi thứ hoàn toàn ngược lại. Trong toàn bộ quá trình xét xử, họ chỉ được hỏi tất cả hai hoặc ba câu hỏi...". Đây là về người ông của ông ấy.

Hơn nữa. Trước đó ông Viktor Alksnis đã tin rằng Tukhachevsky và các đồng sự chỉ đơn giản là bị ép buộc để phải tự nhận tội về mình. Họ bị vu khống. Và vì vậy họ không có bất cứ tội lỗi gì. Nhưng niềm tin này cuối cùng đã tiêu tan.

Điều kỳ lạ nhất, theo ghi nhận của ông sau khi làm quen với hồ sơ, đó là hành vi của các bị cáo. Báo chí Liên Xô những năm 1980 và 1990 viết rằng các bị cáo phủ nhận tất cả, không đồng ý với bất cứ điều gì.

Và trong bản tốc ký, ngược lại – thừa nhận đầy đủ. Có thể nói, chỉ riêng lời thú tội là không đủ - nó có thể đạt được bằng cách tra tấn.

Nhưng có một cái gì đó hoàn toàn khác ở đó, như Alksnis lưu ý - rất nhiều chi tiết, cuộc hỏi đáp dài, những lời buộc tội lẫn nhau, rất nhiều điều được làm rõ. Không thể đạo diễn điều này.

Như chính Alksnis viết - "... Sau khi xem qua bản ghi tốc ký, tôi có nhiều câu hỏi hơn là nhận được câu trả lời. Tôi có ấn tượng rằng âm mưu tồn tại trên thực tế. Điều rắc rối là nếu vào năm 1937, người ta tin rằng những kẻ bị kết án khi đó là "kẻ thù của nhân dân", thì sau 1985 tất cả đều trở nên vô tội. Và tôi nghĩ rằng đã có sự đối lập, kể cả với Stalin... Nhưng đây là những gì đã làm tôi cảnh giác: trong bản ghi tốc ký có những khoảnh khắc minh chứng cho sự thành thực của các tuyên bố, như thể có ai đó nói rằng phiên tòa là một cảnh tượng có tổ chức, rằng họ đã làm các việc đặc biệt với những bị cáo để đưa ra các bằng chứng cần thiết.

Hãy hình dung: quả là khi Tukhachevsky kể về cuộc gặp với tùy viên quân sự Đức tại một Dacha ngoại ô Moskva... Và ngay lúc đó Primakov đột ngột cắt ngang và nói: “Mikhail Nikolayevich, anh sai rồi. Cuộc gặp này không phải diễn ra trong căn phòng Dacha của anh, mà ở ngoài mái hiên". Theo như tôi hiểu, sẽ không thể sắp đặt mọi thứ cho Tukhachevsky nói về điều này để Primakov làm rõ ràng ra như vậy... Sẽ không thể sắp đặt xử án như nó được diễn đạt trong bản ghi tốc ký... Điểm chính để buộc tội những kẻ chủ mưu là gì? Tất cả mọi thứ đều ở đó: cả gián điệp, cả chuẩn bị một cuộc đảo chính quân sự, và phá hoại... Thực tế là sự liên hệ với quân đội Đức đang được thiết lập, đi đến cộng tác với chúng. Đó là về thực tế có một tổ chức, do Tukhachevsky đứng đầu và tham gia vào những việc tương tự. Đó là điểm chính trong quá trình xét xử...

... Hơn nữa, tất cả đều thừa nhận tội lỗi của mình trong lời nói cuối cùng của họ, rằng họ đã tham gia vào âm mưu (trong khi biết rằng vì điều này, họ sẽ bị bắn), không thể tưởng tượng được tất cả họ đều bị ép buộc phải tự thú và tuyên bố như vậy... Tôi không biết gì về bản chất của âm mưu. Nhưng thực tế là một âm mưu trong Hồng quân thực sự tồn tại, còn Tukhachevsky là một người tham gia vào nó, hôm nay tôi hoàn toàn bị thuyết phục... ".

Và sau đó Viktor viết rằng vụ án hình sự của ông nội đã được "làm sạch", ông tin rằng một số tài liệu rất quan trọng đã bị xóa bỏ khỏi đó, là những tài liệu đã bị tịch thu trong thời kỳ "làm tan băng” của Khrushchev mà ông nội của ông được minh oan trong đó.

Câu hỏi hợp lý là tại sao? Nếu lời khai là giả mạo khi bị đánh gục dưới sự tra tấn, thì tại sao lại xóa bỏ chúng đi? Ngược lại, chúng có giá trị để nói rằng: - Đây, hãy xem, những lời khai trong khi bị đánh đập! Đó là thứ giá trị đối với họ! Đó là một cây bồ đề! Là bằng chứng thuyết phục nhất để nói rằng, tất cả những điều này, tất cả các phiên tòa xét xử - đều là dối trá!

Nhưng lại không, các tài liệu đã không tồn tại... Khi chúng được "làm sạch", ai liên quan đến việc này thì không biết. Ông Alksnis chỉ cho là - dưới thời Khrushchev.

Và, thứ hai - theo ông Viktor, có một "âm mưu quân sự" trong Hồng quân, hay như người ta nói - "Âm mưu của Tukhachevsky", tất cả là như thế!


Rồi đến những năm 1990, Liên Xô sụp đổ... Người cha của Viktor Alksnis đã rất vất vả khi đất nước sụp đổ và ngày 17/7/1992, ông ấy qua đời ở tuổi 65 do một cơn đau tim.

Nhưng, như Alksnis nhớ, “... Một tháng trước, trong bữa trà tối tại Dacha với ông, bằng cách nào đó, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện thẳng thắn về những gì đang xảy ra, và đột nhiên cha tôi nói: “Nếu Stalin còn sống, ông ấy đã không cho phép cái đám cặn bã này". Tôi bàng hoàng! Cha tôi, một người chống Stalin hăng hái, căm thù Stalin đến từng thớ thịt, căm thù Stalin dữ dội, bỗng nhiên hiểu ra và tha thứ cho ông ấy...".

Và rồi càng thêm tò mò. Năm 2000, ông Alksnis được bầu vào Duma Quốc gia và một yêu cầu xin phép xem lại hồ sơ vụ án hình sự của ông mình được chuyển cho Giám đốc FSB của Nga lúc đó là ông N.P. Patrushev.





Alksnis nhớ lại - "... Năm 2003, tôi một lần nữa được mời đến Lubyanka, hay đúng hơn, đến Kuznetsky Most, phòng đọc của FSB, và họ đưa cho tôi hồ sơ vụ án quen thuộc. Tôi bắt đầu lật các trang, kiểm tra hồ sơ của năm 1990, và bỗng nhiên hết sức bất ngờ, phát hiện ra rằng nó bị thiếu một số tài liệu quan trọng, ví dụ, báo cáo tình báo NKVD đề ngày 1932 đã bị mất, trong đó, tùy viên quân sự Latvia đã nói trong một cuộc nói chuyện riêng với đặc vụ của chúng tôi rằng Bộ Tổng tham mưu Latvia có người của riêng mình trong số các chỉ huy Hồng quân. Trong số những cái tên khác cũng có tên của ông tôi.

Vào năm 1990, tôi đã rất nghi ngờ về bản báo cáo này, vì không chắc ông tôi có thể là đặc vụ của Bộ Tổng tham mưu Latvia, theo lời bà tôi, ông ấy là một Bolshevik cứng rắn. Nhưng thực tế về sự biến mất của tài liệu này và một số tài liệu khác cho phép tôi kết luận rằng việc “làm sạch” các kho lưu trữ vẫn tiếp tục cho đến nay. Câu hỏi đặt ra: tại sao?...".

Và thực sự là tại sao? Các kho lưu trữ đã bị "làm sạch" dưới thời Khrushchev, dưới thời Gorbachev. Tỏ ra là họ tiếp tục "tẩy rửa" dưới thời Yeltsin. Để làm gì? Nếu có tài liệu, chứng tỏ là, "chống lại Stalin" - tại sao lại xóa bỏ chúng? Ngược lại, nó phải được bảo tồn! Đây này, hãy nhìn xem – tất cả mọi thứ được xác nhận!

Theo Alksnis, nhiều thập kỷ đã trôi qua kể từ những sự kiện đó, nhưng các kho lưu trữ vẫn đóng cửa.

Lời của Alksnis - "... Thay vì các tài liệu lưu trữ, chúng tôi buộc phải đọc Solzhenitsyn và những lời gièm pha Stalin khác. Vậy điều gì ngăn cản chúng tôi mở kho lưu trữ? Điều gì ngăn cản chúng tôi xuất bản bản ghi tốc ký phiên tòa xét xử Tukhachevsky?... ". Ông kết luận - "... Vậy là có điều gì đó phải che giấu!...".

Cuối cùng, đoạn dưới này là từ cuộc phỏng vấn với Viktor Imantovich Alksnis vào năm 2019:

"... Tôi nghĩ, có sự thất bại rõ ràng của hoạt động tuyên truyền chống chủ nghĩa Stalin, vốn đã được thực hiện đặc biệt tích cực trong 30 năm qua. Hàng tỷ đô la dồn vào hoạt động tuyên truyền chống chủ nghĩa Stalin này đã bay theo gió.... Tôi là người mà phần lớn cuộc đời là kẻ chống chủ nghĩa Stalin nhất. Ông tôi, người đứng đầu Lực lượng Không quân, chỉ huy cấp hai Yakov Alksnis bị bắn vào năm 1938, bà tôi, là thành viên trong gia đình của một kẻ phản bội quê hương, đã trải qua 15 năm trong trại cải tạo và lưu vong, cha tôi bị bỏ lại không cha mẹ khi 10 tuổi, bị đưa đến trại trẻ mồ côi, tôi gặp mẹ tôi chỉ 20 năm sau đó. Tôi được nuôi dưỡng bằng tuyên truyền chống Stalin trong gia đình tôi. Khi Gorbachev bắt đầu chính sách Glasnost, tôi đã đọc tất cả những tố giác này với sự phấn khích đến thế nào, tất cả mọi bài báo, những cuốn tiểu thuyết mới, và cứ như thế. Sau đó, dần dần, tôi bắt đầu nhận ra rằng có điều gì đó không đúng đắn....

Tôi hoàn toàn không theo chủ nghĩa Stalin và tôi không cố để bảo vệ ông ấy, nhưng tôi biết trong kho lưu trữ... thực sự có những tài liệu bác bỏ cách giải thích hiện tại về các sự kiện của thời Stalin.

... Tôi có thể nói rằng trong thời Yeltsin, các kho lưu trữ đã được dọn dẹp sạch sẽ, bởi vì vào năm 1990 tôi đã xem một trong những hồ sơ của ông tôi, và khi vào năm 2003, tôi truy cập lại vào hồ sơ của ông tôi, tôi đã không tìm thấy một số tài liệu trong đó. Ai cần xóa các tài liệu khỏi hồ sơ vào những năm 1990?...

Các kho lưu trữ không được mở không phải vì ai đó đang cố che giấu sự thật về tội ác của Stalin, mà vì tình hình lúc đó phức tạp hơn nhiều. Ngày nay, cố gắng đánh giá những con người và vấn đề của những năm xa cách đó là sai lầm.

Hôm nay tôi biết và tin chắc rằng có âm mưu của quân đội do Tukhachevsky đứng đầu, và thực sự là một cuộc đảo chính quân sự đang được chuẩn bị. Đúng vậy, việc loại bỏ Stalin và những người xung quanh ông ấy khỏi quyền lực đang được chuẩn bị...

... Vào những năm 1930, có sự chống đối... có những kẻ trải qua cuộc nội chiến mà không sợ phải đổ máu của chính mình hay của kẻ khác. Ở đó, tình hình thực sự là một cuộc tranh giành quyền lực, bao gồm cả phe đối lập mạnh mẽ nhất với Stalin, quyền lực thực sự có thể chuyển sang tay Trotsky. Vào những năm 1980, tôi đã nói chuyện với một cựu tay súng người Latvia còn sống sót, không chết, anh ta nói rằng vào những năm 1930, người Latvia, những người rất đông trong Hồng quân và trong NKVD, họ ủng hộ Trotsky, bởi vì Stalin nắm lấy khái niệm xây dựng CNXH ở một quốc gia duy nhất, từ bỏ cuộc cách mạng thế giới, còn người Latvia, những người cộng sản ở Liên Xô - họ muốn khôi phục quyền lực của Liên Xô ở Latvia, và Trotsky đã ủng hộ điều này...

... Nếu nhìn vào tầng lớp ưu tú của chủ nghĩa Stalin xuất hiện vào đầu chiến tranh, các Ủy viên nhân dân nổi tiếng của Stalin, những người mà so với các nhà quản lý hiệu quả ngày nay, tất nhiên, là những thiên tài sản xuất vào thời điểm đó, đã đảm bảo rằng vào năm 1943 chúng ta đã vượt qua kỹ thuật quân sự của Đức Quốc xã, mà có cả châu Âu đều làm việc cho Đức. Đây là thành tựu của Stalin.

Đúng, tôi còn xa mới nghĩ rằng mọi thứ đều ổn và tốt đẹp với ông ấy. Stalin có tội, trong số những điều khác, là thất bại 1941-42, khi chúng tôi bị tổn thất khủng khiếp, hàng triệu binh sĩ của chúng tôi bị bắt làm tù binh.

Đúng, chúng tôi đã không sẵn sàng, nhưng đó không phải là lỗi của Stalin, mà là sự bất hạnh của Stalin. Vài năm không đủ để ông thực hiện việc tái trang bị công nghiệp, hoàn thành công nghiệp hóa và chuẩn bị cho quân đội.

Nói chung, Stalin đóng một vai trò rất quan trọng. Không cần biết ngày nay họ có chửi rủa ông ấy như thế nào, nhưng ngày nay chúng ta đang sống trên cơ nghiệp của ông ấy. Chúng ta đã sống ngần ấy năm ở nước Nga thời hậu Xô Viết, ở nước Nga thời hậu Stalin, tất cả mọi thứ chúng ta có được đều nhờ Stalin và những người của ông ấy xây dựng nên nhờ các chính sách của ông ấy...".

Đây cũng là câu trả lời - Tại sao Viktor Imantovich Alksnis, một người được nuôi dưỡng chống chủ nghĩa Stalin hăng hái, nhưng sau khi tiếp cận các tài liệu và nghiên cứu chúng, ông ấy đã thay đổi quan điểm của mình.

Không, ông ấy không theo chủ nghĩa Stalin, ông ấy chỉ đơn giản tuyên bố rằng mọi thứ phức tạp hơn nhiều và chắc chắn có những dấu hiệu khác với những gì chúng ta đã được kể trong nhiều năm. Và đó là một âm mưu vũ trang, và còn là những lời than vãn: "Stalin đã tiêu diệt những tinh hoa của lực lượng vũ trang trước chiến tranh!" – nó không đáng một quả trứng thối.

Những kẻ âm mưu trong lịch sử của bất cứ quốc gia nào cũng luôn bị xử lý cứng rắn và nghiêm khắc.




Tiết lộ của một nhà ngoại giao Mỹ về Stalin và Liên Xô!

Joseph Davies: Nếu không loại bỏ Đạo quân thứ 5, Liên Xô đã phải chịu thất bại tan nát trước Hitler;
Joseph Davies và J. Stalin

Có bài viết này ở đây, vào lúc này là do các sự kiện đang xảy ra ở châu Âu làm gợi nhớ lại mốt quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô vào thời điểm trước và sau Thế chiến 2.
Cũng có một cuốn sách của 2 người Mỹ về Liên Xô, các ông Michael Sayers và Albert Kahn và thật ra, tiểu sử và dòng họ của 2 người này cũng khá thú vị, còn cuốn sách của họ có tên: "Cuộc chiến bí mật chống lại nước Nga Xô Viết", hay cái tên tiếng Anh: “The Great Conspiracy. The Secret War Against Soviet Russia”.
Nhà ngoại giao người Mỹ Joseph Davies có cuốn sách khác: "Sứ mệnh tới Mátxcơva” (Mission to Moscow | download). Tác giả của cuốn sách, người mà vào các năm 1936-38 là Đại sứ tại Liên Xô. Cuốn sách "Mission to Moscow" của Davies được xuất bản ở Mỹ cách đây đúng 80 năm, vào năm 1942.
Cụm từ “Soviet Russia” trong cuốn sách thậm chí còn là rất khác thường tận ngày nay. Cái lên Liên Xô, hay Xô Viết chung chung phổ biến hơn. Tại sao vậy, có lẽ cần giải thích ở một bài khác.
Cuốn sách gồm lời tựa của tác giả và chín phần: 1. Bắt đầu Sứ mệnh; 2. Washington và các nước phương Đông; 3. Thanh trừng trong Hồng quân; 4. Nước Nga qua con mắt các láng giềng; 5. Thanh trừng nhằm vào Bukharin; 6. Mátxcơva nghe tiếng trống trận; 7. Đỉnh cao nhiệm vụ; 8. Tóm tắt các sự kiện; 9. Thành quả của nhiệm vụ. Cuốn sách kết thúc với phần phụ lục mở rộng do chính J. Davies biên soạn và chứa đựng nội dung các văn bản, tài liệu tham khảo, các báo cáo quan trọng của đại sứ.

Joseph Davies sinh năm 1876. Ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách luật sư. Đầu những năm 1930, ông đã nổi tiếng trong Đảng Dân chủ khi đóng góp một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị và tiến hành thành công chiến dịch tranh cử tổng thống của Woodrow Wilson. Sau đó, Davies bắt đầu được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng. Năm 1913-1915, là ủy viên chính phủ phụ trách giám sát các tập đoàn; các năm 1915-1918 là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang. Trong Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919, ông là cố vấn kinh tế của Tổng thống Wilson. Sau Thế chiến 1, Davies trở lại với nghề luật một lần nữa.
Davies đã làm quen với Franklin Roosevelt năm 1933, và Roosevelt trở thành chủ nhân của Nhà Trắng (nhiệm kỳ 1933-45), Roosevelt đã tham khảo ý kiến của Davies về nhiều vấn đề. Cũng năm 1933, Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Liên Xô là William Bullitt. Quan hệ của Bullitt với Stalin và các nhà lãnh đạo Liên Xô khác là bình thường, nhưng thông tin về Liên Xô mà Bullitt gửi về Washington lại khá tiêu cực. Còn TT Roosevelt có mong muốn xích lại gần hơn với Liên Xô, đặc biệt là khi Đảng Quốc xã lên nắm quyền ở Đức. Và Roosevelt quyết định bổ nhiệm Davies làm đại sứ tại Matxcova, mặc dù lúc đó không có kinh nghiệm về ngoại giao.
Được bổ nhiệm làm đại sứ vào tháng 8 năm 1936, J. Davies đã góp phần hoàn tất các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại giữa Liên Xô và Mỹ. Gần hai năm Davies ở Liên Xô đã khiến ông tin tưởng chắc rằng chính phủ Anh và Pháp đã mắc sai lầm lớn khi xoa dịu Hitler và cố gắng cô lập Liên Xô. Đồng thời, Davies thấy Stalin đã tỉnh táo trong việc đánh giá tình hình thế giới, chuẩn bị cho một cuộc đối đầu gần như không thể tránh khỏi với Hitler. Trong cuốn sách, Davies trình bày chi tiết về sự chuẩn bị này.
- Thứ nhất, phát triển nhanh chóng của công nghiệp (công nghiệp hóa 10 năm trước Thế chiến 2).
- Thứ hai, tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang Liên Xô (huấn luyện quân sự, tăng số lượng biên chế, nâng cao chất lượng vũ khí và trang thiết bị quân sự).
- Thứ ba, thanh lọc Đạo quân thứ 5 (trong bộ máy quản lý nhà nước, lực lượng vũ trang, trong nền kinh tế quốc dân).

Davies đặc biệt chú ý đến tuyến thứ ba “thanh lọc Đạo quân thứ 5” trong quá trình chuẩn bị chiến tranh của Stalin. Đại sứ Mỹ đã có mặt tại hầu hết các phiên tòa ở Mátxcơva năm 1937-38. Là một luật sư có kinh nghiệm dày dặn, Davies ghi nhận tính không hoàn hảo của các phiên tòa ở Mátxcơva và xác nhận tội trạng của các bị cáo. Trong cuốn sách, Davies tường thuật nhiều sắc thái thú vị liên quan đến những bị cáo trong các phiên tòa như Nikolai Bukharin, Mikhail Tomsky, Grigory Zinoviev, Alexei Rykov, Lev Kamenev, Yuri Pyatakov, Christian Rakovsky, Nikolai Krestinsky, Arkady Rozengolts, Grigory Grinko, Grigory Sokolnikov, Karl Radek và những kẻ khác. Ông quan tâm nhiều đến "phe đối lập ngầm" trong Lực lượng vũ trang Liên Xô. Nhân vật chính ở đây là Nguyên soái Mikhail Tukhachevsky. Các nhân vật khác của đội quân ngầm: V. Putna, I. Yakir, I. Uborevich, R. Eideman, A. Kork, B. Feldman, V. Primakov. Adolf Hitler, vào trước chiến tranh đã tạo ra đạo quân thứ 5 ở tất cả các nước châu Âu và sử dụng chúng để tìm cách chinh phục những nước này một cách nhanh chóng, đôi khi không cần bắn một phát súng nào. Liên Xô cũng có đạo quân thứ 5 như vậy. Nhưng sau vụ ám sát M. Kirov năm 1934, Stalin bắt đầu công cuộc thanh lọc có hệ thống, đến cuối năm 1938 thì cơ bản hoàn thành.
Davies liên tục lặp lại rằng nếu không loại bỏ đạo quân thứ 5, Liên Xô sẽ phải chịu thất bại nặng nề trước Hitler.
Davies viết về những quan sát của mình với các sự kiện diễn ra ở Liên Xô không chỉ trong nhật ký mà còn trong các thông điệp do Ngoại trưởng Cordell Hull gửi tới Bộ Ngoại giao Mỹ. Một số thông điệp đã được gửi đến F. Roosevelt. Vào mùa hè năm 1938, Davies được triệu hồi từ Mátxcơva và bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Bỉ và Đặc phái viên tại Luxembourg, và vào tháng 1 năm 1940, ông làm Trợ lý Đặc biệt cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ.
Sự nghiệp ngoại giao của Davies chấm dứt vào tháng 11 năm 1940, theo nguyện vọng, ông được cho thôi việc tại Bộ Ngoại giao. Năm 1941, Davies được đặt vào vị trí lãnh đạo Ủy ban của Tổng thống nhằm thống nhất các hoạt động của tất cả các tổ chức về vấn đề hỗ trợ đồng minh trong chiến tranh.
Thật khó để không đánh giá rất cao vai trò của Davies trong việc đưa Mỹ và Liên Xô xích lại gần nhau hơn trước và sau Thế chiến 2 cũng như thời kỳ cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bùng nổ. Davies đã thuyết phục được cả Cordell Hull và Franklin Roosevelt rằng Liên Xô không những không phải là kẻ thù của Mỹ mà ngược lại, có thể và nên trở thành đồng minh chính của Mỹ trong chiến tranh thế giới. Dựa trên kiến thức sâu rộng của mình về Liên Xô, cựu đại sứ Davies, chỉ 2 ngày sau khi Đức tấn công Liên Xô, đã tuyên bố rằng: "Thế giới sẽ ngạc nhiên về quy mô của cuộc kháng chiến mà Nga sẽ tiến hành”. Ở Mỹ, có rất nhiều giới ủng hộ Hitler một cách công khai và bí mật, cũng như giới chống Liên Xô công khai và bí mật. Davies không ngần ngại gọi giới này là Đạo quân thứ năm (fifth column) của nước Mỹ. Ông nói rằng: "Chính phủ Xô Viết không tìm cách áp đặt ý chí của họ lên các dân tộc khác mà chỉ chống lại Hitler và những kẻ muốn nô dịch nhân loại". Davies đã phát biểu trên báo chí, trên đài phát thanh, tại nhiều cuộc mít tinh, kêu gọi người Mỹ từ bỏ thành kiến với Liên Xô và cung cấp hỗ trợ cho Liên Xô. Ông kiên quyết yêu cầu mở mặt trận thứ hai. Sau đó, ông trở thành thành viên của phái đoàn Mỹ tại Hội nghị Potsdam năm 1945 (với cấp bậc đại sứ).
Davies đã có hai cuộc gặp gỡ với Stalin. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra vào đêm trước khi ông hoàn thành nhiệm vụ đại sứ tại Mátxcơva vào tháng 6 năm 1938. Nhà ngoại giao Mỹ kể chi tiết cuộc trò chuyện của ông với Stalin trong một báo cáo gửi cho Ngoại trưởng Mỹ. Báo cáo này đã được giải mật và đưa vào phần bổ sung của cuốn sách. Cuộc gặp thứ hai, diễn ra vào mùa hè năm 1943. Đó là một chuyến của Davies đến Mátxcơva, mang theo theo một thông điệp đặc biệt từ Roosevelt gửi đến IV Stalin.
Vào cuối mùa xuân năm 1943, quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ bị nguội lạnh. Nguyên nhân là do phương Tây trì hoãn việc mở mặt trận thứ hai chống phát-xít. J. Davies đã thảo luận vấn đề này với Roosevelt, và tổng thống đã giao cho ông đứng đầu với nhiệm vụ mới, gặp Stalin và thuyết phục rằng Mỹ vẫn là một đồng minh đáng tin cậy của Liên Xô và sẵn sàng hợp tác chặt chẽ sau chiến tranh. Davies mang đã chuyển về một thông điệp riêng cho Roosevelt (Bản dịch thư của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô – Stalin với các Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945. Văn bản số 83 ngày 5 tháng 5 năm 1943). Nhưng sức thuyết phục chính để Mỹ duy trì các mối quan hệ đồng minh thậm chí không phải là thông điệp dành cho Roosevelt, mà là bộ phim mà Davies, cùng với tổng thống Mỹ, đã tặng cho Stalin.
Bộ phim này có cũng tên với cuốn sách của ông, "Mission to Moscow". Bộ phim ra đời một năm sau cuốn sách. Đó là một dự án được TT Roosevelt ủng hộ. Phim thuộc thể loại nửa hư cấu, nửa tài liệu. Hầu hết phần tài liệu là những gì liên quan đến công việc của đại sứ quán Mỹ tại Mátxcơva cũng như ông Davies. Ở Mỹ, bộ phim đã được hàng triệu người Mỹ theo dõi, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố thiện cảm của "tầng lớp thống nhất Mỹ" dành cho nước Nga Xô Viết. Nói không quá, nếu không có bộ phim này, Mặt trận thứ hai chống phát-xít ở phương Tây có lẽ đã không được mở ra sau này.
Gửi bộ phim, Roosevelt đã rất hy vọng rằng Stalin sau khi xem phim có thể cảm thấy “tâm trạng thân Mỹ”. Stalin ngay lập tức đã xem bộ phim và quả thực rất ấn tượng. Davies viết cho Harry Warner: "Nguyên soái Stalin và tất cả những người có mặt tại buổi chiếu đều đánh giá cao những hình ảnh". Năm 1943, bộ phim được phát hành cho hệ thống phân phối phim của Liên Xô và cũng rất được khán giả Liên Xô yêu thích. Bộ phim "Mission to Moscow" đặc biệt thành công bên ngoài Mỹ, ở Liên Xô ở Anh và Trung Quốc.
Ngay sau khi bộ phim được phát hành tại Mỹ, một bản sao của nó cũng đã được đưa đến boongke của Hitler. Trùm tuyên truyền quốc xã Goebbels đã viết một mục về điều này trong nhật ký của mình vào tháng 5 năm 1943. Hắn ta cũng nhận được thông tin về chuyến đi của Davies đến Mátxcơva, và đã gọi ông Davies là "cái phòng khách của Bolshevik", một loại người "nguy hiểm" và ra lệnh cho báo chí Đức tuyên truyền tẩy chay cuốn sách và tác giả của nó.
Sau Thế chiến 2, ông Davies tiếp tục làm việc để duy trì mối quan hệ Xô-Mỹ, mối quan hệ mà khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, Washington bắt đầu có chủ ý làm sụp đổ. Davies là một trong những người tổ chức và là chủ tịch danh dự của Hội đồng quốc gia về tình hữu nghị Mỹ-Xô. Trong một bài phát biểu của mình, ông tuyên bố rằng: "Trong số tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc, sẽ không có ai trung thành, kiên định hơn trong việc duy trì và bảo vệ nền hòa bình vĩnh viễn hơn là nhân dân Liên Xô”. Cho đến cuối đời (ông mất ngày 9 tháng 5 năm 1958), J. Davies, bất chấp các cuộc tấn công liên tục từ giới chống Liên Xô thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, vẫn là một người bạn thực sự của đất nước Liên Xô.
PS: bên trên có cụm từ "tầng lớp thống nhất Mỹ". Cần giải thích thêm là nước Mỹ nhiều phe phái, ngay cả giới chính trị gia cũng có nhiều đường lối, quan điểm khác nhau. Do đó, không có sự thống nhất như một tầng lớp. Vì thế mà đặt cụm từ này trong ngoặc kép. Vấn đề là Stalin, nếu như không tận dụng được sự ủng hộ của giới chính khách mà Roosevelt là đại diện, nếu như coi nước Mỹ là đối thủ, là kẻ thù, thì cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại sẽ khó khăn, ác liệt hơn nhiều. Chiến tranh là một hoàn cảnh đặc biệt, trong đó cây giáo dài hơn, súng đạn nhiều hơn là thiệt hại, tổn thất ít hơn, là cơ hội chiến thắng nhiều hơn. Hình ảnh bên dưới là một minh chứng cho điều này. Quan điểm của Truman, TT kế nhiệm đã rất khác. Đó là sự trục lợi, là chủ nghĩa cơ hội. Về phía mình, Liên Xô nhận được 1 khẩu súng trong Lend-lease cũng đã bớt đi 1 khẩu cho phát-xít. Súng có lởm, nhưng giá trị là gấp đôi.
Cũng cần nói thêm rằng, KKE gây chiến ở Hy Lạp và giấc mộng Đại Nam tư của Tito cũng là một phần nguyên nhân của Chiến tranh lạnh.

Truman: "Nếu chúng ta thấy Đức đang thắng thì chúng ta phải
giúp Nga và nếu Nga đang thắng thì chúng ta phải giúp Đức và
đấy là cách để họ giết nhau nhiều nhất có thể,..."


Hầu hết văn sĩ đều chống chiến tranh!

 Họ là giới mang tâm hồn yếu đuối, nhạy cảm. Họ chống chiến tranh như bản năng sợ hãi chết chóc. Nhưng họ không thể giải thích tại sao có chiến tranh.

Ví dụ điển hình là nhà thơ Khoa. Sự bực tức tích tụ lâu ngày, giáo phái PLC làm lú lẫn, nhà thơ chỉ cần phán xét 1 câu là xong.

Ví dụ khác là cây cờ đỏ Hiếu Chế, theo nghĩa tích cực nhất của phản đối chiến tranh là xăng dầu giá cả đều tăng ảnh hướng đến cả nước. Còn cái máng cám Mỹ to đùng bác ta vẫn ăn dẫn bác ta đến chỗ chửi bới Putin và Nga như một thằng cờ vàng giẻ rách vô học.

Hiện tượng phản đối chiến tranh còn thấy ở những nhà văn cổ, như Lev Tolstoy, nhưng đó là câu chuyện khác.



Duy nhất một người, một nhạc sĩ tên tuổi chỉ ra nguyên nhân chiến tranh một cách căn bản, đó là John Lennon, hãy lắng nghe ca khúc Imagine.

Ba nguyên nhân-động lực gồm: tôn giáo, địa chính trị, thị trường-kinh tế. Dĩ nhiên, khi nói đến Hybrid War, có nghĩa là bao gồm cả sự hội tụ của 2 hoặc cả 3 và và các nguyên do thứ cấp khác.

John Lennon đã chỉ ra 3 nguyên nhân này cách cao siêu ý tứ nửa thế kỷ trước. Chính xác hơn, vào ngày 9 tháng 9 năm 1971 với IMAGINE, một ca khúc ca ngợi hòa bình nhưng thực ra đã chỉ ra 3 nguyên nhân của chiến tranh. Cũng cần nói rằng, “The Beatles” ,có rất nhiều ca khúc chống chiến tranh, cổ vũ cho hòa bình. Thậm chí được coi là lá cờ đầu chống chiến tranh Việt nam.

Imagine như mời gọi mọi người mơ về một thế giới không thiên đường, không địa ngục và không tôn giáo, tất cả sống trong hiện tại và không lo lắng về bất kỳ loại cứu rỗi nào trong tương lai. Thế giới ấy cũng không có quốc gia để có tham vọng địa chính trị, không có gì để bắn giết hay lý do để chết. Còn thứ 3, đó cũng là nơi không có của cải, lòng tham hay đói khát, không có tranh cướp của cải, tài nguyên nào.

Vì vậy, Lennon đã sử dụng giấc mơ hòa bình, một giá trị được chia sẻ bởi phần lớn nhân loại, để tố cáo những lý do chiến tranh: tôn giáo, địa chính trị và lòng tham của cải. 

***

Các vấn đề vẫn còn hiện hữu ngày nay, được trình bày qua một số bài phát biểu về Chiến tranh ở Ukraine, cũng đúng như Lennon đã chỉ ra.

1. Vào tháng 3 năm 2022, Giáo hoàng Francis tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine không phải là một “hoạt động quân sự”, mà là một cuộc chiến gây ra “chết chóc, tàn phá và đau khổ”, trái ngược với câu chuyện của Moskva. Hơn nữa, vị Giáo hoàng quy trách nhiệm cho nhà lãnh đạo Nga về tình hình này và yêu cầu "dừng ngay cuộc thảm sát”. 

Thượng phụ Kirill của Nhà thờ Chính thống Nga trả lời: “Mọi người cần có có quyền tự do thực hành đức tin của họ và nói ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, mà không bị đàn áp chính trị”. Trên thực tế, đó là câu đáp trả Giáo hoàng khi gợi nhắc rằng người dân Donbas ở đông nam Ukraine đã bị áp đặt Công giáo và bạo lực của chính phủ Ukraine cùng các nước phương Tây, kể từ năm 2014, khi họ chống lại những mối quan hệ lịch sử và văn hóa với Nga.

Sẽ không sai khi nhắc đến mối xung đột tôn giáo lâu đời giữa DT và Công giáo, giữa Công giáo và Chính thống giáo, và dĩ nhiên, những cuộc Thập tự chinh đẫm máu. Đó là thời Đại Schism năm 1054 giữa các nhà thờ Công giáo La Mã và Chính thống giáo phương Đông, khi bắt đầu cuộc tranh chấp giữa Rome và Constantinople về địa vị thừa kế thực sự của Văn minh Cơ đốc giáo. Vài thế kỷ sau, sau Đại Schism, các cuộc đụng độ đã đi theo một con đường khác do sự độc lập của Nhà thờ Chính thống Nga khỏi Constantinople vào năm 1448 và sự kết thúc của Đế chế Byzantine vào năm 1453. Nói cách khác, để tìm ra các cách tiếp cận khác nhau liên quan đến các sự kiện gần đây ở Ukraine, người ta phải xem xét cẩn thận cách các sự kiện này.

2. Phát biểu thể hiện động lực xã hội nặng nề của chiến tranh và hòa bình đã diễn ra vào tháng 6 năm 2022. Ngoại trưởng Anh, Liz Truss, đã cung cấp một số thông tin cho Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vương quốc Anh về chính sách đối ngoại. Vào một thời điểm cụ thể, Nghị sĩ Đảng Lao động Chris Bryant đã nói về sự ủng hộ và quan hệ đối tác giữa Anh và Ả Rập Xê-út, được mô tả là một chế độ độc tài, chẳng hạn, chịu trách nhiệm cho 81 vụ hành quyết trong một ngày và vụ giết người của Jamal Khashoggi, nhà báo Ả Rập Saudi.

Sau một số nỗ lực không đưa ra được gì ngoài câu trả lời theo nghị định thư và có lẽ do không hài lòng rõ ràng với các câu hỏi, ngoại trưởng Liz Truss đã tiết lộ các mục tiêu chính và bản chất địa chính trị trong chính sách đối ngoại của Anh. Theo đó: “Điều tôi tập trung vào là đảm bảo rằng chúng ta đang đối phó với các mối đe dọa lớn đối với thế giới. Mối đe dọa số một mà chúng ta đang đối phó vào lúc này là mối đe dọa từ Nga. Để làm được điều đó, chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta có các nguồn năng lượng thay thế. Một trong những nguồn năng lượng quan trọng là vùng Vịnh. Chúng ta không giao dịch trong một thế giới hoàn hảo. Chúng ta đang đối phó với một thế giới mà chúng ta cần phải đưa ra những quyết định khó khăn. Và tôi nghĩ rằng việc chúng tôi xây dựng mối quan hệ thương mại chặt chẽ hơn với các quốc gia vùng Vịnh là đúng đắn”.

Tuyên bố này giúp tiết lộ các lực lượng địa chính trị xác định mối quan hệ giữa các cường quốc, các đề xuất chính của họ và tính hợp lý chiến lược của họ. Liz Truss cũng gợi lại truyền thống lâu đời về chính sách đối ngoại và địa chính trị của Vương quốc Anh. Truyền thống này nằm trong chính sách của đế quốc Anh vào thế kỷ 19 chống lại Nga, chẳng hạn như trong Trò chơi vĩ đại của châu Á, mà các yếu tố mà Alfred Mackinder đã sử dụng để xây dựng lý thuyết trung tâm nổi tiếng của mình vào năm 1904. Theo ông ta, mối quan tâm thích đáng nhất của người Anh cần phải là khu vực trung tâm, nơi, nói thẳng ra, là đất Nga. Nó là một pháo đài không thể tiếp cận trước sự bao vây của sức mạnh hàng hải đối với cường quốc lục địa hoặc cận biên của Âu-Á, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sức mạnh của bất kỳ quốc gia nào có thể chinh phục nó. Vì vậy, rõ ràng là ý tưởng “mối đe dọa Nga” vẫn tiếp tục là định hướng cho chiến lược và chính sách an ninh của Anh quốc, bao gồm cả các lập trường của nước này liên quan đến Chiến tranh ở Ukraine.

Nhưng vào tháng 6 năm 2022, một thành viên QH Tây Ban Nha, Barcelona en Comú - Nghị sĩ Gerardo Pisarello đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid. Theo ông ấy, “Hội nghị thượng đỉnh này được tổ chức về cơ bản là để củng cố các ưu tiên địa chiến lược của Mỹ, không phải là về Ukraine hay châu Âu và trên hết là về việc làm suy yếu Trung Quốc. Các quý ông, đó là lý do tại sao Mr. Marshall đã không đến hội nghị thượng đỉnh này với một loạt các khoản đầu tư xanh và xã hội dưới tay của mình. Ông ta đã không đến với Thỏa thuận xanh mới (Green New Deal) dưới tay mình. Ông ta đã đến để bán cho chúng tôi - với giá cao, khí đá phiến gây ô nhiễm của ông ta, hạt giống GMO của ông ta, và trên hết, vũ khí của Lockheed Martin và ngành công nghiệp chiến tranh của ông ta. Và ông ta đến để nói với chúng tôi rằng, còn hơn cả việc làm cho chiến tranh kết thúc, những gì chúng tôi cần là nuôi sống nó”.

3. Phát biểu của Nghị sĩ Tây Ban Nha tiếp cận một trong những lý do lịch sử của các cuộc chiến tranh, đó là lợi ích kinh tế. Một hành vi xã hội trở nên trầm trọng hơn rõ rệt bởi một hệ thống mà mục tiêu chính là tích lũy vốn qua tranh giành thị trường (tài nguyên, nhân công) và tích lũy vốn. Kể từ khi bắt đầu củng cố hệ thống CNTB, chiến tranh đã có một quy luật trung tâm. Theo nhà sử học nổi tiếng người Bỉ Henri Pirenne, mối quan hệ giữa chiến tranh và tích lũy vốn cũng đã được thể hiện rõ rệt kể từ các cuộc Thập tự chinh trong bối cảnh thời kỳ Phục hưng kinh tế châu Âu vào thế kỷ XII. Nói theo cách riêng của Pirenne, “Một kết quả lâu dài và thiết yếu của các cuộc thập tự chinh là để lại cho các thị trấn của nước Ý, và ở mức độ thấp hơn, các thị trấn của Provence và Catalonia, trở thành chủ nhân của Địa Trung Hải. Mặc dù không thành công trong việc giành lấy các thánh địa Hồi giáo, và mặc dù không hơn gì một vài nơi trên bờ biển Tiểu Á và trên các hòn đảo, nhưng ít nhất cũng cho phép Tây Âu không chỉ độc quyền toàn bộ thương mại từ Bosporus và Syria đến eo biển Gibraltar mà còn phát triển ở đó hoạt động kinh tế và tích lũy tiền vốn để dần dần tự mở rộng ra đến tất cả các vùng đất phía bắc dãy Alps.”

Khả năng dàn xếp tránh đối đầu giữa các quốc gia phụ thuộc nhiều hơn vào kỹ thuật ngoại giao, các biện pháp kiểm soát và cân bằng có khả năng ràng buộc và ngăn chặn các hành vi bạo lực của các quốc gia hơn là khả năng loại bỏ tôn giáo, địa chính trị và kinh tế thị trường.


Chứng loạn thần tập thể Russophobia ở Latvia!


Latvia ngày 1 tháng 8, Ruslan Pankratov, một cựu phó Hội đồng thành phố Riga đã bị đặc vụ của Cơ quan An ninh bắt giữ sau khi gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ tại khu vực Matxcova thuộc Riga. Lý do bắt giữ Pankratov chỉ là “Ủng hộ Nga”.

Thực tế, hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine đã đẩy chứng Cuồng sợ Nga – Russophobia lên một tầm cao mới. Giới chức cầm quyền Latvia thường xuyên kêu gọi "lên án hành động xâm lược" và cảnh báo công dân không được phép đi thăm “quốc gia của kẻ thù” (như Nga và Belarus).

Ở Latvia cũng như 3 nước Baltic, các vụ bắt bớ, đe dọa những người có quan điểm "thân Nga" đã diễn ra rất nhiều và từ lâu mà không bị coi là vi phạm “quyền tự do dân chủ”. Việc thể hiện quan điểm bị coi là “thân Nga” bị ngăn chặn, bị cấm đoán hoàn toàn.

Không có gì ngạc nhiên. Giới cầm quyền công khai rằng, nếu công dân Latvia không lên án “Nga xâm lược láng giềng”, Nga "quốc gia khủng bố", không chỉ trích chính sách “đối ngoại hiếu chiến” Nga và "sự đàn áp người Nga bất đồng chính kiến trong nước"… thì tất cả là “Thân Nga”.

Thậm chí là vào ngày 19 tháng 7, đích thân ông TT Egils Levits công khai đe dọa tước quyền công dân bất cứ ai thiếu chứng sợ nước Nga vì như thế là họ xa lạ với cái mà ông ta gọi là “nước Latvia dân chủ". Còn theo sáng kiến ​​của phó QH Andrei Yudin, một dự luật sửa đổi cho phép các cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ giấy phép cư trú của những ai bị nghi ngờ “phủ nhận hoặc biện minh cho chiến tranh hoặc tội ác chiến tranh Nga”, điều này đồng nghĩa với trục xuất.

Mức độ Russophobia ở Latvia đã dâng cao chưa từng thấy. Dân chúng thậm chí sợ hãi né tránh những phát ngôn có từ “nước Nga” hoặc “người Nga”. Trong bối cảnh này, tình hình với cựu phó Riga, Ruslan Pankratov có vẻ rất nghiêm trọng. 

Ở Latvia, Pankratov là một trong số các thủ lĩnh hàng đầu của phong trào chống phát xít và bảo vệ quyền công dân. Các cộng sự cùng hoạt động trong “Đảng Hành động” của ông cũng đã bị liên lụy. Luật sư Alvis Pilags trong đảng này cũng vừa bị bắt ở Riga. Tổng cộng, sau khi bắt đầu chiến dịch SVO ở Ukraine cuối tháng 2, giới chức an ninh Latvia đã tiến hành hơn 100 cuộc điều tra “hoạt động chống phá nhà nước” hoặc ủng hộ “chính sách Nga” và bắt giữ hàng trăm người chỉ vì lý do “Thân Nga”.

 

Giới chức Latvia đã thường xuyên kêu gọi người dân báo cáo ngay lập tức thông tin chi tiết nhất có thể khi phát hiện ra “các dấu hiệu của hoạt động tội phạm đã nêu ra”. Một chiến dịch tố giác những người “có biểu hiện Thân Nga” qua đường dây nóng đã được phát động. Cổng thông tin Jauns .lv đăng các hướng dẫn chi tiết mà từ đó “công dân Lativa yêu nước" có thể đưa ra các đơn tố cáo.

Cuộc săn lùng phù thủy bắt đầu. Vladimir Linderman, một chính trị gia từ Riga và cũng là người đấu tranh cho quyền lợi của người nói tiếng Nga ở Latvia bình luận về những gì đang xảy ra: “Một mạng lưới các tình nguyện viên săn lùng những người mang “quan điểm sai trái” đang được tạo ra. Cần phải có can đảm để chống lại chứng loạn thần tập thể này."

Linderman từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của giới chức an ninh Latvia. Một cáo buộc đã dẫn Linderman đến phiên tòa tòa hình sự theo Phần 1 của Điều 74 Bộ luật Hình sự “Về việc tôn vinh và biện minh cho các tội ác chống hòa bình và tội ác chiến tranh”. Hình phạt tối đa của tội danh này lên đến 15 năm tù. Vào ngày 21 tháng 6 vừa qua, Linderman đã bị bắt giam và Tòa án Riga đã tuyên phạt anh ta. Những lời cuối cùng của Linderman là: “Tình trạng vô luật pháp đang xảy ra ở Latvia, nhưng nó sẽ không tồn tại được mãi. Hầu hết các luật sư và chính trị gia đối lập hoặc bị đe dọa hoặc đã không thể chống lại được sự cuồng loạn và tung hô sự trấn áp đang diễn ra  mà phương Tây chấp thuận”.

Đúng như vậy, dưới sự điều khiển của Washington và London, tiếng Nga và truyền thông Nga đã bị các nước Baltic cấm đoán từ lâu. Bây giờ họ đang thủ tiêu ngôn luận "Thân Nga" trong không gian thông tin công cộng. Tại Estonia, Harri Raudvere, phó hội đồng giáo xứ của đảo Saaremaa, đã bị khai trừ, chỉ vì ông này nói rằng Nga chỉ phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine, chứ không muốn chiếm đóng và tìm cách tránh thương vong cho dân thường. Điều này hóa ra đã đủ để gán cho Raudvere cái mác "Kẻ thù của Estonia", trong khi báo chí làm hoa mắt độc giả bởi đầy rẫy những tố giác tương tự về "những tên ngốc hữu dụng của Putin".

Rafal Kowalski, một nạn nhân của chứng cuồng “Thân Nga” nói rằng: Các thuật ngữ như “tự do ngôn luận ”và “nhà tù ”sẽ sớm trở thành đồng nghĩa ở Baltics”, Kowalski  đã bị thẳng tay đàn áp ở Lithuania, chỉ vì lý do bị cho là “tuyên truyền chủ nghĩa ly khai”. 

Vilnius chính thức công khai ý định tiêu diệt tất cả tiếng nói trái chiều và Diễn đàn  “Láng giềng Quốc tế” là một điểm ngắm chỉ vì nơi này đưa tin tức sự kiện thật và chủ trương quan hệ hòa bình với tất cả láng giềng. Lãnh đạo Bộ An ninh Nhà nước (DSB) đang chuẩn bị hồ sơ diễn giải rằng Diễn đàn này là nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia cho các công tố viên.

Điều này xảy ra sau 2 sự kiện: Thứ nhất, chủ tịch Diễn đàn, ông Algirdas Paleckis bị kết tội "làm gián điệp Nga" và, Thứ hai, một số thành viên của Diễn đàn đã đến thăm Moskva vào cuối tháng 7. GIới chức an ninh nhấn mạnh rằng: Chuyến đi “không được ủy quyền” này gây hại cho Litva và giúp tuyên truyền cho ĐIện Kremlin với những tuyên bố: Có nhiều chính trị gia ủng hộ Đức Quốc xã Ukraine; nhưng cư dân Ukraine bình thường phần lớn ủng hộ các định hướng giá trị khác, họ bị giới theo chủ nghĩa dân tộc đe dọa và mất tinh thần đến mức lo sợ cho cuộc sống của mình và của những người thân họ. 

Đầu tháng 8, vị Thứ trưởng Matas Maldeikis đã gửi tới Văn phòng Tổng Công tố một bức thư, trong đó nhấn mạnh rằng những “phát ngôn vô nghĩa” trong chuyến thăm Moskva là hành động chống Lithuania, và những kẻ này phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nói dối. 



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...