Chính sách nhà nước của Stalin những năm 1920-1930

 Chính sách nhà nước của Stalin và giải pháp cho "câu hỏi Nga" của Liên Xô trong những năm 1920-1930.

Nga, Rus - bất cứ nơi nào tôi qua ...

Vì tất cả những đau khổ và trận chiến

Tôi yêu Người, nước Nga, sự cổ kính

Những khu rừng, nghĩa trang và lời cầu nguyện,

Tôi yêu những túp lều và những bông hoa,

Và bầu trời, nắng hè oi ả,

lời thì thầm của rặng liễu đứng bên bờ,

Tôi yêu mãi, cho đến khi vĩnh hằng yên nghỉ...

N. Rubtsov

Sự ra đời của một nhà nước về cơ bản là đa quốc gia kiểu mới - Liên bang Xô viết, đã trở thành một dấu mốc quan trọng không chỉ đối với nước Nga mà còn đối với lịch sử thế giới. Nhưng thời gian trôi qua, rõ ràng là việc thành lập Liên Xô vào năm 1922 đã không giải quyết được tất cả các vấn đề dân tộc ở nhà nước Xô Viết. Không thể khắc phục được chúng với việc thông qua Hiến pháp năm 1924.

Câu hỏi "ngữ hệ Tuyếc" rất gay gắt. Ngay cả trong khi thảo luận về các cách thức thành lập Liên Xô, chủ nghĩa dân tộc đã bộc lộ rõ ​​nét trong giới lãnh đạo của một số nước cộng hòa "Hồi giáo". Do đó, một nhân vật dân ủy nổi bật, Sultan-Galiev đã đòi nâng tầm tự trị của các cộng hòa liên minh lên ngang hàng với Nga. Tranh luận đã diễn ra, trước hết, là về CH XHCN Xô viết tự trị Turkestan, bao gồm trong nó lãnh thổ của Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan và Turkmenistan. Sau đó, ông ta đưa ra kế hoạch thành lập 4 nước cộng hòa trên lãnh thổ Nga, trên thực tế, chúng mang đặc điểm Pan-Turkic: liên bang các nước cộng hòa Ural-Volga, liên bang All-Caucasian, cộng hòa Kazakhstan và... cái gọi là cộng hòa Turan bao gồm 4 nước Trung Á. Năm 1923, một cuộc họp đặc biệt của BCHTƯ với các quan chức cấp cao của các nước cộng hòa dân tộc chỉ trích lập trường của Sultan-Galiyev. Nhưng ngay cả sau này, vào cuối thời kỳ NEP, một số quan chức Tatar và Crimea vẫn bị kết tội có liên hệ với phong trào Pan- Turkic và Thổ Nhĩ Kỳ.

Có sự căng thẳng liên tục diễn ra trong kế hoạch bảo toàn nhà nước liên minh ở Ukraine. Ở đây trong những năm 20, giới gọi là "ukapists" – là các đảng viên Cộng sản Ukraine một số tổ chức dân tộc chủ nghĩa và tiểu tư sản khác đã hoạt động. Không phải mọi thứ diễn ra suôn sẻ trong chính sách mà giới chức chính thức của Ukraine thuộc Liên Xô theo đuổi. Cũng có sự thái quá của quần chúng liên quan đến cái gọi là "Ukraine hóa". Nguồn gốc của nó là từ những nhân vật Ukraine như nhà văn và nhà thơ Mykola Khvylevoy, Mikhail Volobuev, ủy viên BCHTƯ Ukraine Oleksandr Shumsky. Hệ tư tưởng của họ dựa trên quan niệm lịch sử của M. S. Grushevsky, một lãnh đạo tư sản Rada UkraineÔng ta là nhà sử học trốn sang Áo quay trở về Liên Xô năm 1924 rồi được bầu làm thành viên Viện Hàn lâm Ukraine, và năm 1929 - Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Sự khởi đầu của chính sách "Ukraine hóa" thực tế diễn ra vào năm 1925. Một số bài báo của Khvylovy đã đóng vai trò như tín hiệu ép buộc. Đề cập đến các quyết định của Đại hội XII của Đảng Cộng sản Nga, ông ta nhấn mạnh vào "Korenizatsia” - một chiến dịch chính trị và văn hóa nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa chính quyền trung ương, các nước cộng hòa và điều chỉnh bộ máy nhà nước. Trên thực tế, cũng có nghĩa là cuộc di cư hàng loạt của hàng nghìn chuyên gia có trình độ, biết chữ, mà Nga là quê hương ngôn ngữ của họ. Không giới hạn bản thân điều này, Khvylovy nhấn mạnh rằng không thể "tập trung hóa" nếu không có quá trình Ukraine hóa các thành phố nói chung. Ông ta lập luận rằng chỉ có "tiểu thị dân Nga, kẻ có gan ngồi lên việc Ukraine hóa này... là kẻ “nghiến răng” nghiên cứu “ngôn ngữ của chónày? Là kẻ hét lên Matxcơva: "Cứu tôi với!". Trong khi đó 90% dân số thành thị của Ukraine vào thời điểm đó là người Nga. Cả hệ thống y tế, giáo dục, kinh tế đô thị, văn hóa và khoa học, và cuối cùng là - công nghiệp đã hỗ trợ họ."

Các kế hoạch trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Ukraine thậm chí còn đi xa hơn. Họ nhắm vào trung tâm của sự thống nhất Nga-Ukraine - là nền văn hóa chung của hai dân tộc Slavic có mối quan hệ chính thống. Khéo léo bắt chước môi trường chính trị lúc bấy giờ và khéo léo tung hứng vốn từ vựng chủ nghĩa Marx, Khvylovy ngoan cố tuyên truyền ý tưởng của mình: “Không nên nhầm lẫn liên minh chính trị của chúng ta với Nga và văn học”. Ông ta kích động, “người Ba Lan sẽ không bao giờ Mickiewicz (nhà thơ) nếu họ không chấm dứt tập trung vào nghệ thuật Nga. Thực tế là văn học Nga đã đè nặng lên chúng ta trong nhiều thế kỷ như vị thế ông chủ, làm chúng ta quen với tâm lý bắt chước của nô lệ... Ý tưởng giai cấp vô sản chúng ta đã được biến đến ngay cả khi không có nghệ thuật ở Matxcova. Hãy cho chúng tôi suy nghĩ của riêng mình! Hãy rời bỏ Matxcova! "

Một phần cán bộ của BCHTƯ Ukraine, do Shumsky đứng đầu, không chỉ ủng hộ chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa mà còn liên tục yêu cầu lãnh đạo chính phủ đẩy mạnh chính sách cưỡng bức Ukraine hóa. Không phải ở đâu, mà ở cơ quan trung ương, BCHTƯ Đảng Ukraine, tạp chí "Bolshevik Ukraine" năm 1928 – đăng bài báo của nhà kinh tế M. Volobuev "Về các vấn đề của nền kinh tế Ukraine". Trong đó lập luận rằng chế độ Tsarism ở Ukraine, theo đuổi chính sách thuộc địa, cướp đi các nguồn lực kinh tế của họ. Còn hiện nay, dưới quyền lực của Liên Xô - vị tác giả lập luận, Ukraine nên phát triển trong ranh giới nền kinh tế quốc gia độc lập một cách tự nhiên của mình. Từ những giả định lý thuyết này, các kết luận chính trị cũng được rút ra: theo M. Volobuev, kế hoạch "phân vùng kinh tế Liên Xô" do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước liên minh xây dựng theo đề án và với sự tham gia của các chuyên gia Nga Sa hoàng đế quốc cũ - hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích nền kinh tế quốc gia các "thuộc địa cũ của Nga".

Rất nhanh chóng, quan điểm của Shumsky được phần lớn giới cộng sản miền Tây Ukraine ủng hộ, họ tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Ba Lan và hoàn toàn có thiện cảm với Trotsky. Chính Trotsky là kẻ ủng hộ quyết liệt việc Ukraine ly khai. Trong Bản tin phản đối do ông ta xuất bản ở nước ngoài đã đăng một số bài về vấn đề này. Một trong số đó, Trotsky viết: Nhưng nền độc lập của một nước Ukraine thống nhất đồng nghĩa với việc tách Ukraine Xô viết ra khỏi Liên Xô, “những người bạn” của Điện Kremlin đồng thanh thốt lên. - Có gì ghê gớm ở đây? - chúng tôi phản đối, về phần mình. Sự kính sợ thần thánh trước các biên giới nhà nước là xa lạ đối với chúng tôi. Chúng tôi không đứng trên lập trường của “khối thống nhất và không thể chia cắt”. Cần phải nói thêm rằng Trotsky đã phát triển và bảo vệ những quan điểm này của mình trong thời kỳ đó.

Như trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, xương sống của phong trào ly khai Ukraine là ở sự hỗ trợ từ Đức, quốc gia này quan tâm đến việc chia cắt đất nước Nga. Sau hiệp ước Munich và trên thực tế Tiệp Khắc bị giải thể, một tổ chức bù nhìn đã xuất hiện – là cộng hòa Carpathian Ukraine độc lập. Sự xuất hiện của nó đã tạo tiền đề cho tất cả những ý tưởng thiết lập một "Ukraine vĩ đại" thông qua việc chia cắt Cộng hòa XHCN Xô viết Ukraine ra khỏi Liên Xô. Với sự tán đồng thực tế của những kế hoạch sâu rộng này, Trotsky và phe ông ta ở Liên Xô đã lên tiếng ngay trước khi Thế chiến thứ hai bắt đầu, họ giải thích điều này là bởi sự thất vọng của những người lao động Ukraine trong "điện Kremlin". Có đáng để nói thêm rằng trong các bài viết của ông ta về chủ đề này, Trotsky đã không đưa ra bất kỳ câu trả lời nào về những gì sẽ xảy ra đối với người Nga, những người chiếm 30% đến 40% ở Ukraine? Và điều này bất chấp cả thực tế là ông ta nhận thức rõ ràng rằng, giai cấp tư sản theo chủ nghĩa dân tộc sẽ tận dụng thành quả của phong trào vì "Ukraine vĩ đại", và nhà nước Ukraine mới rất có thể sẽ là phiên bản thứ hai của một nước Ba Lan độc lập, nơi một trong những các chế độ phát xít ở Châu Âu được thiết lập sớm nhất - Chế độ độc tài của Pilsudski ...

Như vậy, chúng ta thấy rằng tất cả những vấn đề tồn tại ở thời điểm đó, bằng cách này hay cách khác, đều dẫn đến câu hỏi chưa được giải đáp của Nga. Đối với giới sử học trước đây, khái niệm như vậy không tồn tại. Cùng với điều đó, người dân Nga cảm thấy sự bất công sâu sắc đối với chính họ. Cơ sở để theo đuổi chính sách này nằm ở lý thuyết đáng ngờ từ mọi quan điểm về "thực dân-nhân dân", được tuyên là Nga. Theo "lý thuyết" này, người Nga phải trả giá cho sự áp bức các dân tộc bản địa bởi chủ nghĩa Tsarism.

Một bước ngoặt trong cách tiếp cận giải pháp cho câu hỏi Nga chỉ được lên kế hoạch vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930. Vào thời điểm đó, đất nước đang chuyển sang giai đoạn hiện đại hóa một cách bắt buộc, khi mối đe dọa từ bên ngoài ngày càng gia tăng. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu không đánh thức tiềm năng sáng tạo của dân tộc lớn nhất Liên Xô để phát triển, thì sự tồn tại của chính nhà nước Liên Xô trở thành điều không tưởng.

Bước ngoặt đặc biệt bắt nguồn từ việc thành lập Liên đoàn Nhà văn Liên Xô. Đại hội thành lập được tổ chức từ ngày 17 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 năm 1934 tại Mátxcơva. N. Bukharin thay mặt ban lãnh đạo Đảng đọc báo cáo. Nội dung phát biểu của ông ta được Stalin kiểm soát cẩn thận. Do đó, các điều khoản, các vấn đề đưa ra trong đó có thể được coi là sự thay đổi định hướng của Đảng. Bukharin bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách tuyên bố rằng ban lãnh đạo đảng hiểu thơ ca là một trong những bộ phận quan trọng nhất của mặt trận tư tưởng và chủ đề báo cáo của ông ta về sáng tác thơ ca ở Liên Xô. Nhưng khi bắt đầu trình bày những câu hỏi cụ thể về sự phát triển của thơ ca, Bukharin đã đưa ra một điều kiện cơ bản

"Tôi cần nói trước - tôi không thể đưa ra một bức tranh toàn cảnh... về sự sáng tác thơ ca của đất nước chúng ta nói chung. Tôi không xem xét ở đây những nền văn học dân tộc lớn đang phát triển của chúng ta, thơ ca của chúng ta bằng ngôn ngữ dân tộc. Tôi chỉ xem xét thơ Nga."

Còn sau đó, tất nhiên Bukharin đã nhiều lần rào đón rằng ông ta không coi thường thơ dân tộc, rằng ông ta không nói về nó chỉ vì ông không biết thổ ngữ. Trong những lời xin lỗi nồng nàn của mình, ông ta thậm chí còn hứa sẽ học tiếng Uzbek và Tajik. Nhưng thực tế vẫn là: diễn giả chính thức của giới lãnh đạo đất nước đã dành bài phát biểu của mình cho thơ Nga. Nó bao gồm các trích dẫn từ Gumilyov, Blok, Yesenin, Bryusov. Tổng hợp những kết quả trái ngược nhau của Đại hội Nhà văn toàn Liên hiệp lần thứ nhất, chúng ta có thể nói rằng đang có sự kiên quyết hướng tới sự hồi sinh các quy luật cổ điển của nghệ thuật Nga.

Chính sách xã hội cũng đã có những thay đổi. Kể từ năm 1931, sự truy nã các chuyên gia không thuộc Đảng đã bị hạn chế bằng một quyết định bí mật. Kể từ đây, theo lời của Stalin, bắt đầu được thực hiện một "chính sách thu hút và chăm sóc" các nhân viên kỹ thuậtNgày 27 tháng 5 năm 1934, công bố lệnh ân xá và khôi phục một phần các quyền của "kulaks" trước đây. Vào giữa những năm 30, bãi bỏ những hạn chế xã hội trong lĩnh vực giáo dục đối với những người thuộc giai cấp thống trị cũ. Các luật khôi phục quyền thừa kế và quyền sở hữu tài sản theo di chúc được thông qua. Tất cả điều những này cũng có nghĩa là những thay đổi quan trọng trong giải pháp cho câu hỏi dân tộc, vì giới trí thức không theo đảng, giai cấp nông dân và các tầng lớp khác được nhận quyền chính trị mới tạo và tạo thành nền tảng của các đại diện cho dân tộc Nga.

Nhiều bước đi khác cũng đã được thực hiện trong việc giải quyết "câu hỏi Nga". Nghị quyết BCHTƯ ngày 20 tháng 4 năm 1936 là một như thế, Nghị quyết này bãi bỏ các hạn chế người Cossacks phục vụ trong Hồng quân. Sau đó, một lệnh của Bộ Quốc phòng do K. Voroshilov ban hành về các đơn vị Cossack chuyên nghiệp và theo lãnh thổ. Một số đặc quyền trước đây của người Cossacks cũng được khôi phục, bao gồm cả đồng phục Cossack. Tháng 9 năm 1935, báo chí Liên Xô đăng một sắc lệnh của chính phủ về việc khôi phục hệ thống cấp bậc quân hàm trước đây trong Hồng quân.

Song song với các quá trình này, một số trật tự và thể chế của Nga trước đây đã có sự khôi phục. Đạo đức truyền thống Nga có sự phục hồi dần dần, quyền của chủ nghĩa yêu nước Nga xuất hiện trở lại. Chương trình giảng dạy đang được điều chỉnh nghiêm túc, trong đó, sau hơn một thập kỷ che đậy quá khứ lịch sử của đất nước, việc nghiên cứu Lịch sử yêu nước quay trở lại. Cái gọi là "trường học Pokrovsky" bị chỉ trích gay gắt vì mang tính chất bài Nga trong việc trình bày các sự kiện trong quá khứ. Khái niệm lịch sử của Grushevsky, chia rẽ người dân Nga và Ukraine bị chỉ trích nặng nề. Mặt khác, sau nhiều thập kỷ bị đàn áp, các nhà sử học-nhà nước được phục hồi quyền của họ: Gauthier, Tarle, Platonov. Các tác phẩm văn học khắc họa người dân Nga và quá khứ của họ một cách thiếu tôn trọng đã bị phê phán một cách công bằng.

Các thay đổi cũng diễn ra ở cấp độ hộ gia đình. Theo nhà triết học di cư người Nga G. Fedotov, điều này được thể hiện ở việc cấm phá thai, thiết lập tôn ti trật tự gia đình và quy tắc đạo đức mới, dựa trên cơ sở là nền nếp và tuân thủ các chuẩn mực xã hội quy định. Theo đó, bản chất của cộng đồng mà một công dân Liên Xô phải xác định chính mình, cũng thay đổi. Nếu trước đây cộng đồng như vậy là giai cấp công nhân hay đảng, thì bây giờ là “dân tộc, quê hương, tổ quốcđược tuyên bố là thiêng liêng.


Trong bài này, bài chỉ dành cho những người quan sát không chú ý rằng, việc định hướng lại chính trị nhà nước trong văn bản Hiến pháp Liên Xô mới năm 1936 đã gây bất ngờ. Tất nhiên, người ta không thể nói rằng bước ngoặt này là không thể đảo ngược và đột ngột. Bản chất chủ nghĩa quốc tế của Liên Xô vẫn không thay đổi. Không có sự bác bỏ các biểu tượng hoặc thuật ngữ của thời kỳ Xô Viết. Biểu tượng con đại bàng hai đầu đã không quay trở lại chỗ quen thuộc trên những ngọn tháp của chúng Điện Kremlin. Lợi ích của tất cả các dân tộc Liên Xô đều được tính đến như trước đây. Nhưng điều mới mẻ chính là lợi ích của tất cả các dân tộc đã được tính đến trên thực tế - tức là gồm cả người Nga. Và trên hết, bản năng nhà nước của dân tộc Nga xây dựng đất nước đã được tính đến. Hiến pháp của Liên bang Xô Viết năm 1936, trước hết, là Hiến pháp của một quốc gia duy nhất.

Vì một lý do nào đó, khoa học lịch sử tồn tại ở Liên Xô, và ngay cả các nhà khoa học ở phương Tây, đã bỏ qua thực tế không bình thường nàyĐó là nói về thực tế thông qua "Hiến pháp Stalin", bản chất của liên bang đã âm thầm thay đổi. Nếu trước đó Liên bang Xô Viết trên thực tế, là Hiệp ước, thì bây giờ nó đã trở thành Lập hiến. Trong Hiến pháp cũ của Liên Xô năm 1924, văn bản bắt đầu bằng tuyên bố về việc thành lập Liên Xô và Hiệp ước Liên minh. Văn bản của "Hiến pháp Stalin" không còn tham chiếu đến tài liệu này. Như vậy, chúng đã mất đi quyền lực của mình. Liên Xô trở thành một quốc gia duy nhất.

Theo Hiến pháp mới 1936, cấu trúc nhà nước cũng thay đổi. Thay vì Đại hội toàn thể Xô viết, là lưỡng viện Ủy ban chấp hành TƯ Xô viết và Đoàn Chủ tịch của nó. Hiến pháp mới quy định thành lập Xô viết tối cao và Đoàn chủ tịch của Xô viết tối cao. Nếu như trước đây các cơ quan cao nhất được thành lập theo cơ chế ủy quyền thì nay các cơ quan này được bầu ra trên cơ sở đầu phiếu, bình đẳng, bỏ phiếu kín trực tiếp. Do đó, các cơ quan quyền lực cao nhất không còn bị kìm hãm bởi giới chức cầm quyền địa phương và có thể phản ánh lợi ích quốc gia. Quyền lực cũng được phân phối theo một cách mới giữa trung tâm liên minh và các nước cộng hòa.

Đồng thời, Hiến pháp năm 1936 đã không trở thành bước cuối cùng trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Liên Xô. Không nghi ngờ gì, Hiến pháp mới đã củng cố sự thống nhất lãnh thổ và toàn vẹn nhà nước của Liên Xô. Nhưng thực tế xấu xa trong quá khứ, khi câu hỏi dân tộc được quyết định hoàn toàn dựa trên sự tổn hại của cộng hòa lớn nhất - RSFSR không được khắc phục. Một lần nữa, những thiện cảm về địa chính trị của các nhà lãnh đạo lại được thể hiện để làm phương hại đến lợi ích nhà nước của người dân Nga. Đặc biệt, theo Hiến pháp mới, nước cộng hòa tự trị Kazakhstan được trao quy chế của một nước cộng hòa liên hiệp. Vấn đề tương tự đã được quyết định với Kyrgyzstan. Tổng cộng, theo nhiều ước tính khác nhau, RSFSR đã mất khoảng 1/4 lãnh thổ và khoảng 10% tiềm năng công nghiệp. Tuy nhiên, những biến đổi này không thể thấy được, rõ ràng bao gồm cả tiêu cực. Bằng cách củng cố và mở rộng quyền của các dân tộc trong thành phần Liên Xô, chính phủ đã cắt đứt nền tảng của nhiều loại phần tử ly khai và chủ nghĩa dân tộc, bao gồm cả những người theo chủ nghĩa sô vanh cường quốc.

 

Nói chung, với việc thông qua "Hiến pháp Stalin" vào đầu những năm 30 đã ấn định sự "phục hồi sống" cho người dân Nga. Sự thay đổi ý thức hệ đã trở nên rõ ràng và hiển nhiên đối với tất cả mọi người. Một ví dụ về điều này thậm chí có thể là những sự kiện dường như không quan trọng như việc xuất bản những cuốn sách tương tự như tập sách nhỏ "RSFSR - Cộng hòa XHCN Liên bang Xô viết Nga", được xuất bản dưới sự biên tập của A. Leontiev và N. Mikhailov. Do "Nhà xuất bản Văn học Chính trị Nhà nước" phát hành vào năm 1938, nó được dành cho các cuộc bầu cử vào Xô Viết Tối cao được tổ chức vào năm 1937 theo Hiến pháp mới, đồng thời nó phục vụ như một chiến dịch bầu cử cho các cuộc bầu cử tương tự sắp tới ở Nga.

Trong cuốn sách này, RSFSR đã được tuyên bố một cách công khai là "hàng đầu trong số các bình đẳng" mà không có bất kỳ yêu cầu nào phải ăn năn về nó. Mặc dù thành ngữ cổ điển "Rus vĩ đại" vẫn không được sử dụng, và phải là "nhân dân Nga vĩ đại", nghĩa là phải mang một số sắc thái ý thức hệ, nhưng có thể coi là một sự tương tự. Đặc biệt, họ đã viết rằng RSFSR chiếm vị trí hàng đầu ở Liên Xô và là hàng đầu trong số các cộng hòa bình đẳng. Nga được coi là một cộng hòa cung cấp tới 70% tổng sản phẩm của Liên Xô. Trong lĩnh vực cơ khí (chỉ tiêu quan trọng nhất trong các năm kế hoạch 5 năm đầu tiên), con số này đạt 4/5 của cả Liên Xô.

Điều này mới hoàn toàn mới so với sự kích động của những năm 20. Trong đó cũng nói về chính người dân Nga. Cuốn sách viết “Nhân dân Nga anh hùng trong nhiều thế kỷ đã đứng đầu cuộc đấu tranh cách mạng của tất cả các dân tộc trên đất nước chúng ta, họ đã chỉ ra cho tất cả các dân tộc khác con đường đúng đắn nhất đi đến thắng lợi”. Sách nhấn mạnh rằng sự trỗi dậy của các nền kinh tế tự trị và các nước cộng hòa khác trong liên minh chỉ có thể thực hiện được nhờ vào việc chuyển giao các nguồn lực kinh tế từ Nga, như họ đã nói khi đó – là với sự giúp đỡ vô tư của người Nga cho các dân tộc anh em. Tất nhiên, các giá trị mới của chủ nghĩa Marx cũng được nói đến theo một cách nào đó. Nhưng cách nó được trình bày có thể làm say mê (và thực sự đã làm được) những người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn nhất: "Đỉnh cao của văn hóa Nga - chủ nghĩa Lênin đồng thời là đỉnh cao của tất cả nền văn hóa thế giới". Trên thực tế, đó là tuyên bố văn hóa Nga - nền văn hóa tiên tiến nhất trên thế giới.

Tập tài liệu này cũng chứa một cái nhìn tổng quan về địa chính trị (theo nghĩa đen của từ này) về tình hình dọc theo chu vi biên giới của RSFSR: "Biên giới của RSFSR không đồng nhất. Ở phía nam, các nước cộng hòa thuộc Liên minh tiếp giáp với RSFSR... Đây là đặc điểm của tình bạn và tình anh em, là đặc điểm của tình đoàn kết máu thịt không thể tách rời. Trên thế giới này không có biên giới nào khác như vậy. Nó không tách rời mà ràng buộc, thắt chặt" (điều này được giải thích với tham khảo đến Hiến pháp). Và xa hơn nữa: Ở phía tây và phía đông, chúng ta có biên giới khác. Tại đây biên giới của RSFSR trùng với biên giới của Liên Xô. Nó ngăn cách đất nước Xô Viết hạnh phúc với thế giới tư bản.

Cụm từ sau đây của cuốn sách nhỏ nghe có vẻ rõ ràng: Theo Hiến pháp của Liên Xô, mỗi nước trong số mười một nước cộng hòa Liên minh có quyền ly khai khỏi Liên minh bất cứ khi nào họ muốn, nhưng không có cộng hòa nào trong Liên minh rời khỏi Liên . Như Stalin đã tuyên bố trong cuộc thảo luận về dự thảo Hiến pháp, các nước cộng hòa Liên Xô là "những nước được hình thành hoàn chỉnh và chịu đựng mọi thử thách của một nhà nước xã hội chủ nghĩa đa sắc tộc, sức mạnh của nhà nước này có thể được bất kỳ quốc gia nào ở bất kỳ nơi nào trên thế giới ghen tị."

Tất cả điều này kết thúc với những phản ánh về chủ đề hiến pháp của RSFSR "được phát triển trên cơ sở và tuân thủ hoàn toàn" Hiến pháp năm 1936, và do đó "giống như Hiến pháp Stalin" là "dân chủ nhất trên thế giới".

Trên thực tế, Hiến pháp Stalin" đã trở thành hiện thân lập pháp tổng hợp chủ nghĩa Bolshev và tư tưởng dân tộc Nga, mà N.A. Berdyaev đã viết trong cuốn sách triết học "Nguồn gốc và ý nghĩa của chủ nghĩa cộng sản Nga":

"Người dân Nga đã không coi ý tưởng Cứu thế của họ về Matxcơva là Rome thứ ba. Cuộc ly giáo vào thế kỷ 17 đã phát hiện ra rằng vương quốc Matxcơva không phải là Rome thứ ba... Và rồi một sự kiện đáng kinh ngạc đã xảy ra trong số phận của người dân Nga. Thay vì La Mã thứ ba, Nga đã thực hành Quốc tế thứ ba và nhiều đặc điểm của La mã thứ ba đã chuyển sang Quốc tế thứ ba. Quốc tế thứ ba cũng là một vương quốc thiêng liêng và cũng dựa trên đức tin chính thống. Phương Tây hiểu biết rất kém rằng Quốc tế thứ ba không phải là một Quốc tế, mà là một ý tưởng nhà nước của Nga. Đây là một sự biến đổi của chủ nghĩa Cứu thế Nga. Những người cộng sản phương Tây... bằng cách gia nhập Quốc tế thứ ba, họ tham gia cùng nhân dân Nga và thực hiện thiên chức Cứu thế của họ. Tôi đã nghe một người cộng sản Pháp nói trong cuộc họp của những người cộng sản Pháp: "Marx nói rằng giai cấp công nhân không có tổ quốc, điều đó đã từng đúng, nhưng bây giờ điều đó không còn đúng nữa, họ có tổ quốc – đó là Nga, đó là Matxcova, và những người lao động cần phải bảo vệ quê Tổ quốc của mình."

Điều này chính là nhờ việc thông qua hiến pháp mới của Liên Xô năm 1936 đã giúp củng cố và phát triển những quá trình bắt đầu phát triển vào cuối những năm 1920. Cơ sở kinh tế mới của đất nước đã cho một cái nhìn mới mẻ về vai trò của người dân Nga trong quá trình hiện đại hóa kinh tế và xã hội diễn ra ở Liên Xô. Vai trò của những người tập trung và những người thống nhất được thể hiện rõ ràng hơn. Hiến pháp đã trở thành một bảo đảm rằng những thay đổi đã diễn ra là không thể đảo ngược. Có lẽ, đây chính xác là ý nghĩa lâu dài của Hiến pháp năm 1936 đối với giải pháp cho câu hỏi Nga ở Nga – Liên Xô khi đó.

 

Sự phát triển hơn nữa của xã hội Xô Viết cho thấy sự điều chỉnh đường lối là kịp thời. Ngay cả các đối thủ chính trị của Stalin cũng công nhận rằng loại bỏ chủ nghĩa hư vô đối với các giá trị lịch sử của nhân dân Nga là một thành phần quan trọng trong việc bảo đảm chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Nhưng tầm quan trọng của việc giải quyết câu hỏi Nga không thể vì thế mà giảm điTổ chức đa quốc gia không gian Nga đã hình thành trong nhiều thế kỷ và trở thành cực quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng trên thế giới. Bất chấp sự suy yếu tạm thời của Nga, nước Nga chắc chắn vẫn sẽ đóng vai trò lịch sử của họ như một cường quốc cung cấp giải pháp tinh thần thay thế cho sự bế tắc mà phương Tây và nhân loại ngày nay nhận thấy khi có nguy cơ hủy diệt toàn bộ thế giới.

 

Trích từ tư liệu Nga;

Xem thêm: Stalin nói về sự cuồng tín chủ nghĩa dân tộc Ukraine





Nga và Trung là mối đe dọa hiện hữu đối với Mỹ

 Nga và Trung là thách thức sự thống trị ý thức hệ kinh tế của Mỹ với tư cách là Metropolis - Trung tâm địa chính trị chính duy nhất trên thế giới và là nơi tiếp cận những bộ óc, công nghệ và vốn tốt nhất.

TQ gây ra mối đe dọa kinh tế đối với Mỹ, điều này chắc chắn đe dọa sự thống trị của Mỹ với tư cách là trung tâm ra quyết định và là kẻ hưởng lợi chính về vốn và công nghệ.

Nga là một mối đe dọa ý thức hệ, bởi vì dám xâm phạm kiến ​​trúc thế giới thuộc địa hiện đại của Mỹ, trong đó có sự phân chia nghiêm ngặt của Metropolis và các quốc gia lệ thuộc của nó. Một thế giới trong đó ý thức hệ của những kẻ tự xưng “Được Chúa chọn” đã nâng tầm lên thành tuyệt đối. Thế giới Mỹ đang trong điều kiện hoàn toàn đạo đức giả, gian dối và người Mỹ đang thay thế các khái niệm, ẩn sau các thể chế dân chủ và cuộc đấu tranh cho nhân quyền là sự chuyên quyền độc đoán, sản sinh và vung vãi những phản văn minh, phản tiến bộ ra thế giới.

 

Metropolis sẽ luôn luôn và bằng mọi cách chống lại sự nhận thức (Nga) cũng như sự cạnh tranh kinh tế (TQ) được coi là mối đe dọa trực tiếp gây ra thiệt hại không thể khắc phục được đối với sự tồn tại lâu dài của Mỹ trong trật tự thế giới NWO mà Mỹ sống ăn bám ký sinh trong đó. Các sự kiện gần đây đã cho thấy sự ngông cuồng điên loạn của Metropolis: vô luật lệ, vô qui tắc, không thể chấp nhận thỏa thuận. Sự độc tôn đã đi đến bạo lực với quyền thiết lập các quy tắc quốc tế chỉ dành cho Mỹ. Mọi thứ đã trở thành địa ngục, chúng nên bị phá vỡ càng nhanh càng tốt.

Đằng sau sự chính trực là sự giả dối và thao túng. Đằng sau sự bình đẳng và khoan dung phân biệt đối xử. Đằng sau sự phân quyền là một hệ thống cấp bậc cứng nhắc. Đằng sau tự do ngôn luận và truyền thông sự kiểm duyệt hoàn toàn. Đằng sau chiêu bài dân chủ chế độ độc tài quân phiệt. Đằng sau nhân quyền là xâm phạm quyền con người. Metropolis trong một tối hậu thư đã ra lệnh cho các quốc gia có chủ quyền cách xây dựng chính sách đối ngoại, cách định hướng dòng vốn và áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga theo mệnh lệnh của họ. Rõ ràng Mỹ đã vượt qua tất cả các giới hạn.

Tất cả chỉ có quyền của kẻ mạnh để duy trì địa vị thống trị của kẻ mạnh. Các chư hầu Mỹ không có cách nào khác ngoài vâng lời.


Nga là quốc gia đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ đã dám thách thức địa vị thống trị Mỹ và phương Tây với cuộc chiến loại bỏ chế độ bù nhìn phát xít Ukraine. Xung đột Ukraine cũng khởi động quá trình phi đô la hóa của Nga. Nga là đầu tàu và đòn bẩy thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang một cấu trúc mới thay thế Trật tự thế giới cũ mà Metropolis đã thiết lập kể từ WW-1.

Có thể, trong viễn cảnh ít năm nữa, TQ 3-5 năm nữa cũng sẽ phá vỡ sự thống trị Mỹ theo trục của Trung Quốc, điều này sẽ đặt tất cả các đồng minh mới vào quỹ đạo của họ.

Hiện tại, Trung Quốc đang liên kết các nước châu Á và châu Phi ngoại vi, mở rộng hợp tác thương mại và đầu tư. Điều này không được viết trong tin tức, thậm chí không được chỉ ra trực tiếp trong số liệu thống kê, nhưng xu hướng này là có. Hầu hết các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi hiện đang được xây dựng bằng tiền, công nghệ của Trung Quốc và đôi khi là lao động của Trung Quốc.

Châu Phi đang có tốc độ tăng trưởng cực thấp, vì vậy tất cả lợi ích dài hạn của họ sẽ tập trung ở Trung Quốc, nước được hưởng lợi chính từ tăng trưởng của Châu Phi. Điều tương tự cũng áp dụng cho các nước châu Á tiếp giáp với Trung Quốc. Đầu tiên phải kể đến Việt Nam, Thái Lan, những quốc gia đang trở thành trụ cột mới của Trung Quốc trong khu vực. Có một sự nghiêng về phía Philippines và Indonesia đối với Trung Quốc. Cho đến nay, các quốc gia Châu Đại Dương - Malaysia và đặc biệt là Singapore - đang hội nhập vững chắc vào tiến trình hội nhập của phương Tây. Nhưng đây là...

Trung Quốc, đầu tư vào châu Phi, tạo ra vùng ảnh hưởng của riêng mình, tạo ra một hành lang chính trị ổn định, do đó, tăng trưởng kinh tế của châu Phi tạo ra nhu cầu đối với các sản phẩm của Trung Quốc, kích thích nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, giao thông, thông tin, công nghiệp, tiện ích và dịch vụ thương mại. Trong tương lai, khi Trung Quốc tăng trưởng và phát triển, khi tiền lương nội địa tăng, xuất hiện nhu cầu gia công hàng hóa ở các khu vực vệ tinh có giá rẻ hơn. Trung Quốc cần những khu vực mà họ có thể gia công sản xuất với tỷ suất lợi nhuận thấp, giá thành rẻ. Chính trong khái niệm này, khái niệm gia công ngoại (outsource) là hành động của Mỹ và các đồng minh trong những năm 1980 đến 2010, khi đó họ tạo ra một khu vực sản xuất toàn cầu từ Trung Quốc và các nước thế giới thứ ba, xuất khẩu sản xuất có lợi nhuận thấp trở lại chính quốc, để lại R&D, tiếp thị và các văn phòng quản lý chính của các tập đoàn xuyên quốc gia.

Quyền lợi Mỹ đối với tất cả các quốc gia khác luôn luôn là nô dịch, cướp bóc, tống tiền và khủng bố. Quyền lợi TQ là tạo ra các điểm phát triển tiềm năng, giống như với Liên Xô trước đây. Tất cả điều này giúp tạo ra một nhóm các đồng minh cho cuộc đối đầu với phương Tây trong tương lai.

Nga chắc chắn là đồng minh của Trung Quốc, họ sẽ giúp đỡ, chỗ dựa về địa chính trị và nguyên liệu của Trung Quốc cho lực lượng tấn công mạnh mẽ vào thế giới phương Tây.

Nguy cơ đe dọa độc quyền Mỹ đến từ Nga trong cuộc chiến ở Ukraine. Điều này buộc Mỹ phải hành xử vô luật lệ, gây sức ép kinh tế và chính trị chưa từng có với tất cả các nước để ngăn chặn Nga. Nga thắng trong công cuộc phá bỏ cấu trúc thuộc địa của trật tự thế giới, thì điều này sẽ gây ra phản ứng dây chuyền đối với việc các như hầu nhược tiểu bị Mỹ nô dịch sẽ tháo chạy khỏi sự kiểm soát của Mỹ sau đó là tất cả các nước còn lại.

Rõ ràng là thế giới Mỹ được xây dựng trên sự cân bằng âm, tất cả các nước lệ thuộc phải trả tiền cho sự thành công, quyền lực và sự thịnh vượng Mỹ. Không ai thích điều này, nhưng đây là cách thế giới hiện đại nằm trong vòng cương tỏa của Mỹ vận hành. Những người muốn xây dựng một chính sách có chủ quyền và phát triển độc lập là đủ, và những đại diện đáng sợ nhất là Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út, họ đang cố gắng xây dựng khu vực cân bằng vì lợi ích của riêng họ.

Không còn sự kiểm soát vô điều kiện của Mỹ như những thập kỷ mất đối thủ cân bằng vì Liên Xô sụp đổ. Hầu hết mọi quốc gia, khu vực đều bị chia cắt mất cân đối và tích lũy mâu thuẫn. Do đó, thuế thuộc địa mà các quốc gia trên thế giới trả cho Mỹ để được hưởng một chính sách đối ngoại dễ chịu của Mỹ là một cái giá quá cao đối với một bá quyền đã suy đồi, hoàn toàn mất liên kết với thực tế và khả năng kiểm soát tình hình. Sự suy yếu đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết vào lúc này, như chứng tỏ qua các sự kiện ở Ukraine.

Còn châu Âu, họ đang hành xử như đứa trẻ sơ sinh yếu ớt được nuông chiều. Không có gì nhiều để họ trỗi dậy. Họ sẽ vẫn là chư hầu Mỹ trong công cuộc chống Nga và buộc phải trả giá cho mọi thứ.

Do đó, việc diễu hành bảo vệ độc lập chủ quyền là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu Nga thể hiện được sự ổn định và phát triển trong điều kiện chịu áp lực cực lớn của một nửa hành tinh. Không ai muốn trả giá cho việc thực hiện các cuộc phiêu lưu địa chính trị của Mỹ.

Cùng vì thế, không thể có các cuộc đàm phán hiệu quả giữa Nga và Ukraine, bởi vì kẻ đàm phán Ukraine không phải là một chủ thể, mà là một công cụ của chính sách đối ngoại Mỹ và chương trình nghị sự do Mỹ ra lệnh.



Michael Hudson - 3 nhóm tư bản đầu sỏ Mỹ kích động cuộc chiến ở Ukraine

 Nước Mỹ là một thể phức tạp, nhiều phe phái. Một cách tương đối có thể thấy sự khác biệt giữa phe bảo thủ vs cấp tiến, Cộng hòa vs Dân chủ nhưng không đủ.

Trong quan điểm của giới bảo thủ Mỹ đối với Nga, cụ thể là chiến sự Ukr, sự khác biệt này rất rõ. Hãy nhìn phản ứng của giới bảo thủ Mỹ sẽ thấy khá nhiều thú vị.


Chẳng hạn, một bộ phận lớn giới bảo thủ My không đồng tình với quan điểm chính thức của Biden và Washington hiện nay về hoạt động quân sự của Nga ở Ukr. Thậm chí còn thấy một số status của ông Trump ủng hộ Putin, đại loại ổng viết: Putin à, táng chít mẹ Bai đờn đi cho tui!

Tuy nhiên, thường là khó thấy điều này, khi hầu hết truyền thông và báo chí Mỹ đều do phe Dân chủ nắm. Thời kỳ tranh cử, chính ông Trump cũng đã vạch mặt chiêu trò giả tạo của truyền thông và báo chí Mỹ. Còn để thấy, có thể là qua một số người, như một cái tên dưới này.

Một nhà kinh tế bảo thủ người Mỹ nổi tiếng, giáo sư ĐH Kansas, Michael Hudson. Sự nổi tiếng đến với ông cách đây đã nửa thế kỷ, bắt đầu với tác phẩm cơ bản của ông “Chủ nghĩa siêu đế quốc: nguồn gốc và nguyên tắc cơ bản của sự thống trị thế giới Mỹ (Super imperialism: theorigin and fundamentals of U.S. world dominance) được xuất bản vào năm 1972. Năm trước, một cuốn sách khác của Hudson là “Án mạng chủ nhân. Ký sinh trùng tài chính và nô lệ nợ đang phá hủy nền kinh tế thế giới”, được xuất bản bằng tiếng Nga với lời nói đầu: “Ngày mai của chúng ta” của V. Yu. Katasonov, 2021 (Убийство хозяина. Как финансовые паразиты и долговое рабство разрушают мировую экономику; Killing the Host: How Financial Parasites and Debt Bondage Destroy the Global Economy).


Michael Hudson, cũng giống như Paul Craig Roberts, là người chỉ trích gay gắt chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ. Ông không thờ ơ trước những sự kiện mới nhất ở Ukraine. Trang web chủ nghĩa bảo thủ nổi tiếng của Mỹ, The Unz Review, đã đăng một số bài viết của Hudson về chủ đề này. Vào ngày 28 tháng 2, ông có bài viết “Mỹ đánh bại Đức lần thứ ba trong một thế kỷ” (America Defeats Germany for the Third Time in a Century); ngày 7 tháng 3 – bài báo “Đế quốc Mỹ tự hủy diệt” (American Empire Self-Destructs). Vào ngày 23 tháng 3, một video và bản ghi cuộc phỏng vấn của Hudson có tựa đề, Trừng phạt: Gậy ông đập lưng ông (Sanctions: the Blowback);

Trong một bài viết, Hudson nhớ lại người thầy của mình là Herman Kahn (1922 - 1983), là nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ, nhà tương lai học và là giám đốc của Viện Hudson. Hudson nhớ lại rằng người thầy G. Kahn đã bắt đầu mỗi bài phát biểu của mình với câu nói "Các cuộc chiến tranh chưa bao giờ giải quyết được bất cứ điều gì". Đây là luận điểm của giới theo chủ nghĩa tự do ở Mỹ thời hậu chiến. Và sau đó ông bắt đầu bác bỏ luận điểm này. Vì vậy, cuộc chiến ở Ukraine hiện nay, Michael Hudson tin rằng, có thể thay đổi rất nhiều và quyết định rất nhiều. Cuộc chiến này không phải giữa Nga và Ukraine, mà là giữa Nga và Mỹ.

Hudson tập trung vào câu hỏi mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến này là gì và cho rằng, thực tế là Washington đang cố làm suy yếu Nga, quốc gia ngăn cản sự thống trị của Mỹ trên thế giới và với phí tổn của châu Âu. Điều này cũng y như đã thế từ thời Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, ngoài các mục tiêu địa chính trị dài hạn trong mối quan hệ với Nga, Washington còn có những mục tiêu cụ thể hơn tầm trung và ngắn hạn. Đó là những mục tiêu dành cho giới doanh nghiệp Mỹ, họ nhìn chính trị qua lăng kính thị trường, nguồn nguyên liệu, đầu tư và cuối cùng là lợi nhuận. Kinh doanh cần lợi nhuận ở đây và ngay lúc này. Chính sự nóng nảy này của tư bản Mỹ khiến người ta có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân của cuộc xung đột bắt đầu từ Ukraine.

Luận điểm quan trọng của Michael Hudson là Lầu Năm Góc và NATO đã nhận thấy mình dưới gót chân của các doanh nghiệp lớn, thứ dẫn dắt họ đến các quyết định và hành động không hợp lý theo quan điểm mục tiêu địa chính trị dài hạn. Một bài báo viết về điều này có tiêu đề: “Tổ hợp công nghiệp-quân sự, phân khúc dầu khí-mỏ và tài chính-ngân hàng-bất động sản hay còn gọi là tài phiệt đã chinh phục NATO” (TheMIC, OGAM and FIRE Sectors Conquer NATO).

Hudson lưu ý rằng ba lĩnh vực này của nền kinh tế đã thiết lập quyền kiểm soát hoàn toàn đối với Quốc hội Mỹ: “Các thượng nghị sĩ chủ chốt và thành viên hạ viện không đại diện cho các bang địa hạt của họ, mà đại diện cho lợi ích kinh tế và tài chính của giới tham gia vận động chính trị chính... Giới tham gia này về cơ bản là 3 nhóm chính. Và xa hơn thế, cả ở Thượng viện và Quốc hội Mỹ, các đại diện của ba khối đã đặt những người phù hợp vào cơ quan hành pháp: "Ba nhóm đầu sỏ cơ bản mua quyền kiểm soát Thượng viện và Quốc hội đã đưa các chính trị gia của họ vào Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng".

Nhóm đầu tiên, tổ hợp công nghiệp-quân sự đã ở trong tình trạng "đình trệ" sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Giới vận động hành lang của nhóm này tại Quốc hội, Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc cho rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ dẫn đến sự “hồi sức” của họ. Hudson viết rằng quá trình “hồi sức” đã bắt đầu: “Cổ phiếu của các công ty nhóm này đã tăng mạnh sau tin tức về cuộc tấn công của Nga... Các nhà đầu tư nhận ra rằng cuộc chiến trong thế giới “chủ nghĩa tư bản Lầu Năm Góc”... sẽ tạo ra dưới chiếc ô an ninh quốc gia món lợi nhuận độc quyền và được bảo đảm cho ngành công nghiệp quân sự... Cuộc leo thang quân sự của Nga hứa hẹn gia tăng mạnh doanh số bán vũ khí cho NATO và các đồng minh của Mỹ, làm giàu thêm lượng cử tri thực sự của các chính trị gia này. Đức nhanh chóng đồng ý tăng chi tiêu quân sự lên hơn 2% GDP..." Các công ty công nghiệp-quân sự của Mỹ như Raytheon, Boeing và Lockheed-Martin đang trông cậy vào đơn đặt hàng không chỉ từ Lầu Năm Góc, mà còn từ Đức và các thành viên NATO châu Âu khác.

Nhóm thứ hai, dầu khí cũng đang theo đuổi lợi ích của họ trong cuộc chiến. Như Hudson viết, “Mục tiêu của nhóm dầu khí là tối đa hóa giá năng lượng và nguyên liệu để gia tăng lợi ích từ tài nguyên thiên nhiên. Họ muốn duy trì độc quyền thị trường dầu mỏ trong khu vực đồng đô la và cô lập nó khỏi dầu khí của Nga. Điều này đã là ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong hơn một năm qua khi đường ống Nord Stream 2 có nguy cơ ràng buộc chặt chẽ hơn các nền kinh tế châu Âu với Nga.

Mục tiêu của giới lobby nhóm này là “ngăn chặn các quốc gia khác cản trở các công ty Mỹ kiểm soát ngành công nghiệp khai thác và dầu khí và khoáng sản cũng như công ty của các nước cạnh tranh trên thị trường thế giới với các nhà cung cấp Mỹ. Việc Nga và Iran bị cô lập với thị trường phương Tây sẽ dẫn đến giảm nguồn cung dầu khí, còn giá cả và lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng.

Tuy nhiên, lợi ích của nhóm này lại xung đột với nghị sự Năng lượng xanh của phe Dân chủ, họ đã nỗ lực lobby Quốc hội để vô hiệu hóa gần như hoàn toàn mọi lời hứa tranh cử của Joe Biden về môi trường và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu như mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Hudson lưu ý rằng “một mục tiêu bổ sung là từ chối nguyện vọng môi trường nhằm loại bỏ dầu, khí đốt và than đá bằng các nguồn năng lượng thay thế. Theo đó, chính quyền Biden đã ủng hộ việc mở rộng khoan ngoài khơi, hỗ trợ đường ống dẫn dầu của Canada đến nguồn dầu cát hắc ín Athabasca bẩn nhất thế giới dầu đá phiến của Mỹ.

Nhóm thứ ba, giới tài phiệt hùng mạnh, Hudson gọi là "nhóm thừa kế tài chính-tư bản hiện đại của tầng lớp quý tộc địa tô cũ thời hậu phong kiến ​​châu Âu, sống nhờ địa tô". Phần lớn tiền thuê đất ngày nay được chuyển đến các ngân hàng nhận lãi suất cho các khoản vay cầm cố. Như Hudson chỉ ra, khoảng 80% các khoản vay ngân hàng Anh-Mỹ kà dành cho lĩnh vực bất động sản, điều này đẩy giá đất cũng như giá thuê đất lên cao. Trong một thời gian dài, thông qua hình thức cho vay thế chấp, đã có sự liên kết giữa lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và lĩnh vực bất động sản, hình thành tổ hợp nhóm.“Trong nước, mục tiêu của nhóm này là tối đa hóa giá thuê đất và “lợi nhuận từ vốn”.

Đảng viên Đảng Dân chủ New York Chuck Schumer, người đứng đầu thượng viện, là một cây lobby lớn của giới chủ các ngân hàng Phố Wall và toàn bộ nhóm tài phiệt. Trong một thời gian dài (1973-2009), ông ta là một trong những nhà lobby hăng hái nhất tại Thượng viện và sau đó làm đại diện thượng viện Mỹ đến từ Delaware.

Mục tiêu của nhóm 3 đã từ lâu vượt xa biên giới nước Mỹ. Giới tài phiệt tìm kiếm lợi nhuận từ tài chính và vốn khắp nơi trên thế giới. Hudson viết: “Ở cấp độ quốc tế, mục tiêu của giới tài phiệt là tư nhân hóa nền kinh tế nước ngoài (chủ yếu để đảm bảo đặc quyền tín dụng trong tay người Mỹ) nhằm biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng thành các công ty độc quyền để thu lợi nhuận tối đa (như y tế, giáo dục, giao thông, truyền thông và công nghệ thông tin)”.

Cả 3 nhóm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp. Do đó, "Phố Wall luôn gắn bó mật thiết với ngành dầu khí (cụ thể là các tập đoàn ngân hàng do Rockefeller thống trị là Citigroup và Chase Manhattan)... và nhóm tài phiệt là trội nhất và có lợi ích từ các nhóm khác, họ thống trị thời hậu công nghiệp ngày nay và đó là chủ nghĩa tư bản tài chính".

Ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến Ukraine, giá thị trường và giá vốn hóa của các công ty và tổ chức lớn nhất ở cả 3 nhóm đã tăng vọt: “Vận may chung của họ lên cao khi cổ phiếu của tổ hợp công nghiệp-quốc phòng và ngành dầu khí tăng lên. Động thái loại trừ Nga ra khỏi hệ thống tài chính phương Tây kết hợp với những tác động bất lợi của việc cô lập các nền kinh tế châu Âu với năng lượng Nga hứa hẹn sẽ kích thích dòng chảy vào chứng khoán tài chính bằng đồng đô la.

Tuy nhiên, hưởng lợi từ cuộc chiến Ukraine chỉ là một số ít trong giới tài phiệt Mỹ đại diện cho cả 3 nhóm. Phần lớn còn lại của nước Mỹ trở thành “kẻ thua cuộc”. Phần thua cuộc ấy của nước Mỹ ngày nay không có ai đại diện cả Thượng viện hay Hạ viện. “Các thượng nghị sĩ chủ chốt và thành viên hạ viện không chỉ đại diện cho các bang địa hạt của họ, mà đại diện cho lợi ích kinh tế và tài chính của giới tham gia vận động chính trị chính của họ... " Trong số các "nhà tài trợ", không có đại diện của cả nông nghiệp lẫn công nghiệp (ngoài sản xuất vũ khí).

Hudson kết luận: “Sự hội tụ các mục tiêu chính trị của 3 nhóm thống trị Mỹ đã triệt tiêu lợi ích của người lao động và thậm chí của cả tư bản công nghiệp nằm ngoài tổ hợp công nghiệp-quân sự. Sự hội tụ này là một đặc điểm của chủ nghĩa tư bản tài chính-tài phiệt hậu công nghiệp ngày nay. Về cơ bản, nó là sự trở lại của cho thuê kinh tế, không phụ thuộc vào chính sách với người lao động và tư bản công nghiệp. Trong nhiều tác phẩm của mình, Hudson nói rằng nước Mỹ đang rơi vào chế độ phong kiến kiểu ​​mới. Không giống như chế độ phong kiến kiểu ​​cũ, vốn chỉ tập trung vào việc duy trì và gia tăng địa tô trong ranh giới phong kiến ​​(quyền sở hữu đất đai), chế độ phong kiến kiểu ​​mới của Mỹ muốn cắt giảm địa tô trên toàn thế giới.

Không phải ngẫu nhiên mà Hudson đặt tiêu đề một bài báo là "Mỹ đánh bại Đức lần thứ ba trong một thế kỷ". Đức đã tỏ ra là một chư hầu ngoan ngoãn của giới quân chủ phong kiến ​​MChư hầu buộc phải chịu tổn thất mọi mặt. Michael Hudson cũng đã viết về những tổn thất này:“Mục tiêu chiến lược cấp bách nhất của Mỹ trong cuộc đối đầu giữa NATO với Nga là tăng giá dầu và khí đốt, chủ yếu gây ra bất lợi cho nước Đức. Ngoài việc tạo ra lợi nhuận trên thị trường chứng khoán cho các công ty dầu mỏ của Mỹ, giá năng lượng cao hơn sẽ lấy đi phần lớn lợi ích của nền kinh tế Đức. Có vẻ như lần thứ ba trong một thế kỷ, Mỹ đang đánh bại Đức, mỗi lần tăng cường kiểm soát nền kinh tế Đức, họ càng phụ thuộc vào Mỹ... và NATO là một phòng thủ hữu hiệu trước mọi nội phản kháng của chủ nghĩa dân tộc Đức.



Mải mê với Ukraine, Pháp mất châu Phi


“Người Nga là những người duy nhất thực hiện phi thực dân hóa ở châu Phi. Và châu Phi nhớ điều đó. Cũng như châu Phi nhớ về những hành động tàn bạo của châu Âu."

Cả châu Âu bị thu hút bởi tin tức quân sự Ukraine, nhưng điều họ không mong đợi lại có thể đến. Người viết bài này là một vị khách và vào ngày 12 tháng 3 đã tham dự một buổi tối tại câu lạc bộ tranh luận Cercle des Nouveaux Mondes ở Paris, được tổ chức để vinh danh Lionel Zinsou, cựu Ttg Benin – một nước cộng hòa thuộc khu vực Tây Phi, Zinsou tốt nghiệp ĐH Khoa học Chính trị Pháp, nhà tài chính, nhân viên của tập đoàn Rothschild. Trong Salon Foch xa hoa, tọa lạc ở số 33 đường Faubourg Saint-Honoré, hầu hết các gà con của cái tổ Rothschild, các chủ ngân hàng, nhà ngoại giao và một vài bộ trưởng quyền lực, họ tụ tập.

Người dẫn chương trình gửi lời chào đến các vị khách, và đã dành sự tôn vinh cho thời trang, cũng không quên bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với “những người bất hạnh Ukraine”. Sau đó, MC nhường sân khấu cho vị khách danh dự phát biểu, rõ ràng, vị khách là tâm điểm của buổi tối mà nó được tổ chức.

Nhưng cũng từ đó có điều gì không ổn.

Vị khách Lionel Zinsou cũng đề cập đến cuộc khủng hoảng Ukraine trong bài phát biểu, ông này nói rằng: “Bây giờ tất cả chúng ta chỉ nghe về cuộc khủng hoảng này, về các lệnh trừng phạt chống Nga, dầu mỏ, khí đốt… Các vị có hiểu cuộc khủng hoảng này có ý nghĩa gì không, chẳng hạn đối với châu Phi? Nga cung cấp cho chúng tôi ngũ cốc và ngô. Tất cả các hoạt động hậu cần đều đi qua biển Đen. Và thế giới châu Phi đứng người kinh hoàng trước những gì đang xảy ra. Kinh hoàng trước hành động của Mỹ và EU...

Các vị không mua được người châu Phi bằng những câu chuyện về dân chủ. Đó chỉ là những câu chuyện cổ tích của các vị dùng để tiêu khiển nội bộ. Phần lớn tầng lớp tinh hoa châu Phi được hình thành ở Liên Xô - bác sĩ, kỹ sư, phi công, giáo viên, nhà khoa học. Người Nga là những người châu Âu duy nhất đã phi thực dân hóa châu Phi. Và châu Phi nhớ điều đó. Cũng như châu Phi nhớ về những hành động tàn bạo của châu Âu.

Nếu các vị để ý, các nước châu Phi đã không ủng hộ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án Nga. Và họ sẽ không bao giờ ủng hộ bất cứ nghị quyết nào chống Nga. Điều này đã nằm trong não bộ của mọi người dân châu Phi: Nga là thân thiện, bất kể các vị nghĩ gì. Nó cũng là một hằng số.

Cả châu Phi đang theo dõi CH Trung Phi và Mali. Điều mà người châu Âu không thể làm được trong nhiều thập kỷ, thì người Nga đã làm được trong một năm. Thay vì CH Trung Phi là các băng đảng, thì ở đó nay có một nhà nước thực sự.

Tôi biết, trong hội trường có các quan chức ngoại giao và nhân viên của BNG. Tôi kêu gọi các vị, kêu gọi giới ngoại giao Pháp: hãy tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của các vị, càng sớm càng tốt, bởi vì nếu xung đột không kết thúc trong một tháng, châu Phi sẽ bốc cháy.

Đối với các vị, vấn đề năng lượng được đặt lên hàng đầu. Trong trường hợp xấu nhất, các vị sẽ có ít ấm áp hơn và ít ô tô hơn, còn chúng tôi sẽ gặp nạn đói ở Châu Phi! Hãy nghe tôi, cuộc khủng hoảng ở châu Phi sẽ kéo theo sự tàn phá của châu Âu.

Hãy tỉnh táo lại, hãy tìm kiếm các giải pháp ngoại giao. Và đừng quên rằng các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc ủng hộ Nga. Châu Phi ủng hộ Nga.

Tôi không muốn nói về dân chủ, và các vị không cần làm mủi lòng thương hại ở tôi, một người châu Phi, với những câu chuyện về Ukraine bất hạnh và những lời kêu gọi nhân đạo. Nền dân chủ của các vị sự nghiệp kinh doanh của các vị. Không cần thiết phải áp đặt cho chúng tôi những ý tưởng của các vị về cách chúng tôi, những người châu Phi, nên sống.

Một lần nữa! Hãy tìm kiếm các thỏa hiệp, hãy để cho các nhà ngoại giao làm việc. Thời gian đang chống lại chúng ta. Chúng ta có 30 ngày! Ba mươi! Không hơn!".

Tiếng vỗ tay vang lên, kéo dài!

Lionel Zinsou, cựu Ttg cộng hòa Benin

Những người tụ tập trong Salon Foch trên con phố giàu có nhất của thủ đô nước Pháp biết lợi ích của đồng tiền. Không giống như giới quan chức, họ hiểu rằng vận may lớn của Pháp đã đến từ châu Phi. Họ nhận thức được rằng châu Phi quan trọng về mặt chiến lược đối với Pháp hơn Ukraine đối với Nga. Châu Phi là cái tủ đựng thức ăn, là sự giàu có của nước Pháp, máu của ngành công nghiệp Pháp, là tài khoản của nước Pháp trong ngân hàng Thụy Sĩ.

Sydney Cabessa, một cố vấn cao cấp của tập đoàn Rothschild, cho rằng mọi thứ cần phải được nhìn nhận theo cách thông thường.“Các công ty Pháp đang rời khỏi Nga, họ mất kết nối, vốn, danh tiếng ở đó, đồng thời có nguy cơ mất châu Phi. Bởi lúc này, Pháp đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở Sahel. Sự sụp đổ của Ibrahim Boubacar Keita và Roche Marc Christian Kabore thân Pháp đã khiến chính sách của Pháp ở Sahel không thể thực hiện được. Khủng hoảng chính trị ở Chad, Sudan, Guinea, việc trục xuất Pháp khỏi Mali, mất mát không thể cứu vãn của CH Trung Phi. Tất cả những điều này đánh bật mặt đất từ ​​dưới chân họ và làm phức tạp thêm sự hiện diện của Pháp trên lục địa châu Phi. Có rất ít khả năng hoạt động kinh doanh của Pháp sẽ được phục hồi sau khi mất 2 thị trường cùng một lúc - Nga và châu Phi. Chúng tôi chỉ mới tỉnh lại sau cuộc di cư của người Iran, khi Mỹ buộc Pháp phải đóng băng các khoản đầu tư vào Iran”.

Tham gia vào đàm thoại còn có Christine, bà là chủ một ngân hàng đầu tư và cũng là người sáng lập các ngân hàng ở Casablanca và Rabat: “Và các vị biết đấy, người Nga đang theo gót chúng tôi, ở châu Phi họ chỉ nói về một điều là Nga đang trở lại. Người Nga đang đợi ở đó”.

Lời nói của được xác nhận bởi Sonia Dellal, phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Kenya tại Pháp (Chambre de commerce et d'industrie du Kenya): “Những lệnh trừng phạt này đã ảnh hưởng đến danh tiếng hàng thế kỷ của doanh nghiệp Pháp. Mọi người sợ hãi, họ nhìn chúng tôi như bị điên, thấy rất nguy hiểm khi giao dịch với chúng tôi, nguy hiểm khi tin tưởng giao tiền, nguy hiểm khi phát triển các dự án. Nhưng chúng tôi sẵn sàng làm việc với người Nga… ”.

Sự ủng hộ đối với Ukraine và những người tị nạn Ukraine trên truyền thông là sức mạnh áp lực chưa từng có, nó gợi lên trong ký ức của người Pháp về vụ thảm sát ở Congo, vụ đánh bom ở Libya, vụ sát hại dã man nhà lãnh đạo được bầu hợp pháp và được nhiều người ở châu Phi yêu mến của nước này.

Nhà hoạt động nhân quyền Luc Michel nói: “Người châu Âu đang kêu gào rằng họ sẽ mở một vụ án về “tội ác” của Nga chống Ukraine, nhưng cho đến nay Tòa án Hình sự Quốc tế vẫn chưa mở cuộc điều tra về các vụ thảm sát ở Libya, Syria và nạn cướp bóc tài nguyên của người châu Phi. Chúng tôi được biết rằng châu Âu đã xóa bỏ phân biệt chủng tộc, nhưng ngày nay chúng tôi thấy nó đang nở rộ ở khắp mọi nơi. Cửa đang được mở rộng cho người Ukraine, thị trưởng Paris Hidalgo hứa sẽ mở một trường học cho trẻ em Ukraine, còn những người tị nạn từ châu Phi và Trung Đông vẫn đang ngồi trong các thành phố lều ở Calais. Cuộc chiến ở Yemen đã diễn ra được 7 năm, đã có 340 nghìn nạn nhân và không có một cuộc biểu tình nào ủng hộ Yemen. Tại sao người Yemen lại bị coi là kém hơn người Ukraine? Màu da? Người Pháp chỉ giả vờ khoan dung, họ đã và đang phân biệt chủng tộc!”.

Ông có nghĩ Putin sẽ dừng lại? - Luke hỏi tôi và chính mình trả lời câu hỏi ấy - Không, ông ấy sẽ không dừng lại, ông ấy sẽ đi đến cùng".




Stalin nói về sự cuồng tín chủ nghĩa dân tộc Ukraine

 Hay Bài học lịch sử đã bị lãng quên”, ông nói về chủ nghĩa dân tộc Ukraine, chính xác hơn theo ngôn ngữ thời này là sự cuồng tín chủ nghĩa dân tộc (CTDT). Nhìn chung, bất cứ cuồng tín cái gì cũng đều có thể gây hại và nguy hiểm. Stalin: 

“Không, chúng ta đang làm điều đúng đắn khi trừng phạt nghiêm khắc những kẻ CTDT mọi hoa văn màu sắc. Chúng là những kẻ trợ thủ tốt nhất cho kẻ thù của chúng ta và kẻ thù tồi tệ nhất của chính dân tộc của chúng. Rốt cuộc, ước mơ ấp ủ của những kẻ CTDT là chia tách Liên Xô thành các quốc gia “dân tộc” riêng biệt, và sau đó nó sẽ trở thành miếng mồi ngon dễ dàng cho kẻ thù. Phần lớn các dân tộc sinh sống tại Liên bang Xô Viết sẽ bị tiêu diệt về mặt thể xác, trong khi phần còn lại sẽ biến thành nô lệ ngu ngốc và khốn khổ của những kẻ chinh phạt.

Không phải ngẫu nhiên mà những kẻ phản bội đáng khinh bỉ của nhân dân Ukraine - những kẻ cầm đầu phe CTDT Ukraine, tất cả những gã thợ xay, bọn Konovalets, Bandera đều đã nhận nhiệm vụ từ tình báo Đức để kích động lòng căm thù người Nga giữa những người Ukraine - những người cũng là người Nga, và để tìm cách tách Ukraine ra khỏi Liên Xô. Cùng một bài ca cũ thời cổ đại từ thời Đế chế La Mã: chia rẽ và chinh phục.


Người Anh đặc biệt thành công trong việc kích động lòng căm thù dân tộc và kích động một số dân tộc chống lại những dân tộc khác. Nhờ những chiến thuật như vậy, nhờ mua chuộc những kẻ lãnh đạo đáng thương và thối nát của nhiều dân tộc khác nhau, hòn đảo tư bản Anh quốc trở thành công xưởng đầu tiên trên thế giới, chỉ có quy mô khá nhỏ béđã chiếm đoạt được những vùng lãnh thổ rộng lớn, nô dịch và cướp đi sinh mạng của nhiều dân tộc trên thế giới, tạo nên một "Đại Đế chế Anh, trong đó, như người Anh tự hào nói, mặt trời không bao giờ lặn.

Trò này đối với chúng ta, khi chúng ta còn sống sẽ không hiệu quả. Vì vậy, thật là vô ích khi những kẻ ngu ngốc theo Hitler gọi Liên Xô là “ngôi nhà của những quân bài”, là thứ được cho là sẽ tan rã ngay từ lần kiểm tra nghiêm túc đầu tiên, chúng tin tưởng vào sự mong manh của tình hữu nghị giữa các dân tộc sinh sống trên đất nước chúng ta ngày nay, chúng hy vọng họ sẽ cãi vã nhau. Trong trường hợp Đức tấn công Liên Xô, những người thuộc các dân tộc khác nhau đang sinh sống trên đất nước chúng ta sẽ bảo vệ nó, họ không hề tiếc mạng sống của họ, như Tổ quốc thân yêu của họ.

Tuy nhiên, không nên coi thường những kẻ CTDT. Nếu chúng được phép hành động mà không bị trừng phạt, chúng s đem đến rất nhiều rắc rối. Đó là lý do tại sao phải giam giữ chúng trong xích sắt, để chúng không được phép phá hoại sự thống nhất của Liên Xô.

Trích từ: I. V. Stalin - Toàn tập. Tập 15, Cuộc trò chuyện với A.S. Yakovlev ngày 26 tháng 3 năm 1941, trang 17”;




Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...