“Vậy cậu muốn gì?” của Kochetov và sự phân hủy xã hội Cộng sản

 Sự phân hủy ấy đến từ những kẻ tự xưng là lãnh tụ Cộng sản qua một vài suy nghĩ về tác phẩm của V. Kochetov;

Tiểu sử ngắn. Vsevolod Anisimovich Kochetov

Tóm tắt "Vậy cậu muốn gì?"

Kochetov viết về Liên Xô"Chủ nghĩa Stalin"

Điều gì khiến nomenklatura sợ hãi? 

Vấn đề liên hệ giữa khoa học và nghệ thuật

Gia đình lớn

Lời kết

 


 

Nhà văn Liên Xô Vsevolod Kochetov (1912 - 1973) đã viết cuốn tiểu thuyết "Чего же ты хочешь?"Vào năm 1969, tận ngày nay nó vẫn gây ra phản ứng trái chiều trong xã hội, vì thực tế trong cuốn tiểu thuyết, ông thừa nhận rằng xã hội Liên Xô đang suy tàn mà nguyên nhân hoàn toàn khác với tuyên truyền.

 

Kochetov nói rất thật rằng, giới cầm bút chỉ là những kẻ tuyên truyền cơ hội phục vụ cho bất kỳ chính phủ nào, và xã hội Liên Xô cũng vậy khi ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với tuyên truyền của phương Tây, vào thời điểm đang phát triển mạnh.

Ông Kochetov nhận ra rất sớm mọi thứ sẽ đi đến đâu. Và với tác phẩm, về nguyên tắc, ông đã dự đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Thật không may, dự báo của ông khá chính xác, điều mà đất nước Liên Xô sau này đã cảm nhận được một cách đầy đủ. Đáng chú ý, Kochetov chắc chắn là một người cộng sản chân thành, người phản đối de-Stalin ngay từ đầuNgay tư đầu, ông đã biết giới chức đảng CPSU tìm cách loại bỏ chủ nghĩa Stalin là tìm cái chết cho chính mình. Ngày hôm nay, điều này là rõ ràng.

Nhưng vào năm 1969, khi cuốn tiểu thuyết này của ông đăng trên tạp chí “Văn học tháng 10, sự tranh luận gay gắt sôi động xung quanh nó. Lượng người đọc rất đông, họ xếp hàng trước các ki-ốt, toàn bộ số bản in gần như được bán hết ngay lập tức. Họ đọc ngấu nghiến, truyền tay nhau từ người này sang người khác.

Giới bồi bút chế độ, những kẻ “kiếm ăn quanh cái máng cám" – lời Khrushchev phát ốm với họ, họ dè bỉu Kochetov là tác giả vô danh và cuốn tiểu thuyết của ông chỉ là dạng sách “Samizdat” nhan nhản lúc bấy giờ.

Tiểu sử ngắn.  Vsevolod Anisimovich Kochetov


Xét theo quan điểm, Nhà văn Xô Viết Nga Kochetov thuộc về giới trí thức bảo thủ ủng hộ Liên Xô.

Vsevolod Kochetov sinh ngày 4 tháng 2 năm 1912 tại thành phố Novgorod, trong một gia đình đông con. Ông đã trải qua thời thơ ấu của mình ở Novgorod, nơi theo học cho đến năm 15 tuổi. Những ký ức về quê hương, về thời thơ ấu của ông có thể thấy được trong các tác phẩm: “Начало песни”, “Молодость с нами”, “Угол падения”, “Секретарь обкома”, “Чего же ты хочешь?”, “Молнии бьют по вершинам”

Năm 1927, Kochetov buộc phải rời Novgorod đến Leningrad theo người anh trai. Năm 1931, tại Leningrad, Kochetov tốt nghiệp trường kỹ thuật nông nghiệp, làm nhà nông học trong làng vài năm và vài năm khác ở một xưởng đóng tàu.

Từ năm 1938, ông bắt đầu làm báo, phóng viên cho tờ Leningradskaya Pravda. Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945, ông là nhà báo của các tờ tin tức Mặt trận Leningrad.


Kochetov được công nhận như nhà văn với cuốn tiểu thuyết Zhurbiny được xuất bản vào năm 1952. Cuốn sách viết về gia đình 3 thế hệ người công nhân đóng tàu được tái bản hơn 20 lần với số lượng lớn, được chuyển thể thành bộ phim Gia đình lớn đề cập ở dưới.

Các năm 1953-1955, ông là thư ký của Liên hiệp các nhà văn Leningrad. Các năm 1955-1959 ông là tổng biên tập tờ báo văn học Literaturnaya Gazeta. Từ năm 1961 - chủ bút của tạp chí "Tháng Mười" một tờ báo mang khuynh hướng bảo thủ xung đột với tờ cấp tiến "Thế giới mới" của chủ bút Tvardovsky.

 

Vào ngày 4 tháng 11 năm 1973, Kochetov tự sát tại căn nhà gỗ của mình ở Peredelkino, ông tự bắn mình bằng một khẩu súng. Theo một số tin, ông không chịu đựng nổi cơn đau ung thư nên đã tìm đến cái chết.

 

Năm 1975, theo quyết định của Ủy ban khu vực Novgorod, một trong những con đường của thành phố được đặt theo tên của V.A. Kochetov. Năm 1977, Buổi đọc Kochetov đầu tiên được tổ chức tại Novgorod. Kể từ đó, ở Novgorod, cứ 5 năm một lần, vào ngày sinh nhật của nhà văn lại tổ chức gặp mặt, hội thảo về tác phẩm của ông. Năm 1984, một bức tượng bán thân bằng đá granit được dựng lên để tưởng nhớ V.A. Kochetov.

 


Tóm tắt "Vậy cậu muốn gì?" và các phản ứng, phản ánh của nó trong thời đại ngày nay


Nội dung cuốn thiểu thuyết không quá phức tạp. Một nhóm các đặc vụ nước ngoài có ảnh hưởng được cử đến Liên Xô với nhiệm vụ vỏ bọc biên soạn một cuốn album nghệ thuật Nga, nhưng trên thực tế - tiến hành các hoạt động phá hoại và lật đổ, không phải bằng rìu hay giá treo cổ, mà bằng tuyên truyền hay "những kẻ phá hoại ý thức hệ" như lời nhà văn Sholokhov.

Và những “kẻ phá hoại”, hay tác nhân gây ảnh hưởng, than ôi, sau này hóa ra không chỉ thuộc nhóm các nhà báo theo chủ nghĩa tự do Korotichi, mà sau này nó được biết đến nhiều nhất - ngay cả trong con người của nhà tư tưởng học chính của CPSU, Alexander Yakovlev.

Thực tế, đây là lực lượng tấn công thời Chiến tranh Lạnh. Họ đến để tha hóa, làm hư hỏng xã hội Xô Viết. Kẻ thù, sau khi bị đánh bại trên các chiến trường, đã chuẩn bị giáng một đòn hiểm ác từ phía sau. Ở đó, họ chạm trán với đủ các tầng lớp xã hội Liên Xô, từ những người yêu nước cho đến các nhà bất đồng chính kiến ​​khác nhau, những kẻ tự nguyện hoặc vô tình hỗ trợ, cộng tác với các điệp viên của phương Tây. 

 

Bộ tứ, nhóm điệp viên cũng là những nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết trên lái một chiếc xe van đi xuyên qua Liên Xô. Một là Portia Brown nữ người Mỹ gốc Nga mắt xanh, một gái điếm nhân viên CIA và chuyên gia về văn học Nga. Một là Eugene Ross, một người Mỹ gốc Nga khác, cựu lính mũ nồi xanh đóng vai nhiếp ảnh gia. Một nữa có tên Uwe Klauberg, cựu sĩ quan SS trong vai một giáo sư đáng kính về khoa học thần bí, và nhà phê bình nghệ thuật. Cuối cùng, một người Ý, cựu người Nga lưu vong từng hợp tác với phát xít Umberto Caradonna.

 

Kochetov tự đặt mình vào trong tác phẩm dưới tên nhà văn Bulatov, người phản ứng gay gắt "sự phân hủy xã hội Xô Viết bởi văn hóa giả tạo và tuyên truyền của phương Tây".

Khi tác phẩm ra đời, có cái gọi là "giới trí thức Matxcơva mới" phản ứng gay gắt chống cuốn sách. Họ viết những lời vu khống nhằm vào tác giả, và thậm chí họ viết cả thư tập thể gửi tới BCHTƯ CPSU đòi cấm cuốn sách. Một số kẻ khác thì viết những bản sách nhái khó nghe: Zinovy ​​Paperny "Anh gáy cái gì?" và Sergei Smirnov "Anh cười cái gì?". 

Bên kia bờ đại dương, tờ The New York Times nhận xét:

“V. Kochetov, biên tập viên của tạp chí bảo thủ chính ở Liên Xô đã viết một cuốn tiểu thuyết mới, trong đó các nhân vật nhìn lại thời kỳ Stalin một cách yêu quí, còn những kẻ phản diện là giới tự do chủ nghĩa của Liên Xô, đã bị những tư tưởng và hàng hóa phương Tây làm cho hư hỏng và là những kẻ chống những người theo chủ nghĩa Stalin”.

 

Chống và xúc phạm Kochetov còn có nhà văn, thần tượng tự do chủ nghĩa của giới “trí thức sáng tạo” Tvardovsky, là tổng biên tập của tờ Novy Mir, cũng là nhà thơ và tác giả của cuốn sách “Vasily Terkin” nổi tiếng. Ông ta viết: “Một lời kêu gọi rành mạch cho những hành động mạnh dạn và dứt khoát để vạch trần và loại bỏ nhữngcá nhân, tức là những người thuộc giới trí thức dám nghĩ dám làm, dám mơ về dân chủ, v,v, Đây không còn là văn học, thậm chí không phải là cái xấu - đây là hình thức tuyên truyền văn đẳng công khai những tâm trạng và "ý tưởng" yếu ớt nhất được chấp nhận và tán dương".

 

Một kẻ chống nhà nước, bất đồng chính kiến ​​Roy Medvedev gọi cuốn tiểu thuyết của Kochetov là "tố cáo" và viết rằng ông ta gây ra "sự phẫn nộ của đa số giới trí thức Matxcova và nhiều người cộng sản phương Tây"20 đại diện của giới trí thức (đặc biệt là các viện sĩ Roald Sagdeev, Lev Artsimovich và Arkady Migdal) đã ký một lá thư gửi Brezhnev phản đối việc xuất bản cuốn "tiểu thuyết ngu dân". 

Tuy nhiên, nhà văn nổi tiếng Mikhail Sholokhov đã đứng ra bảo vệ Kochetov, ông Sholokhov viết: “Đối với tôi, không cần thiết phải đánh Kochetov. Ông ấy đã cố gắng làm một việc quan trọng và cần thiết, vạch trần sự xâm nhập của những kẻ phá hoại ý thức hệ vào xã hội của chúng ta với một cuốn sách nhỏ.


Nếu thực sự từng sống ở Liên Xô những năm 60 cho đến khi sụp đổ thập kỷ 90, thì sẽ phải kinh ngạc vì nhận ra chính những gì Kochetov viết một cách hư cấu trong tiểu thuyết lại là sự thật. Ông gần như là người duy nhất vào thời điểm đó, đã nhìn thấy trước, đã cảnh báo một điều hệ trọng trong cuốn tiểu thuyết của mình.

Những gì gọi là tự do dân chủ, lối sống, văn hóa và "các giá trị phổ quát" phương Tây đã hấp dẫn, đã mê muội giới chức Liên Xô, đã làm họ ảo tưởng và cuối cùng, chính những ảo tưởng này, thể hiện một cách cụ thể ở Gorbachev và phe nhóm của ông ta đã dẫn đến sụp đổ Liên Xô.

Trên các trang của cuốn tiểu thuyết, cựu sĩ quan SS Klauberg, kẻ được đào tạo lại với tư cách là một "nhà phê bình nghệ thuật" nói“Hóa ra là vào năm 41, người Đức không biết rõ về người Nga, về hệ thống cộng sản của họ. Bây giờ các lực lượng mạnh nhất của thế giới này đã hợp sức chống lại họ. Tất cả kinh nghiệm trong quá khứ đang được nghiên cứu, đúc kết lại, và những gì không thể xảy ra cách đây 1/4 thế kỷ phải được thực hiện ngay bây giờ, trong những năm không xa

 

Kochetov viết về Liên Xô"Chủ nghĩa Stalin"



Trong “Vậy cậu muốn gì?” của V. Kochetov có rất nhiều đoạn trích tập trung vào các chiến thuật chống Liên Xô, Một khi Stalin bị coi thường sẽ là điểm tựa để chúng ta có thể xoay chuyển thế giới cộng sản là một đoạn như vậy. Chúng ta phải phá hủy Liên Xô, nếu không, họ sẽ tiêu diệt chúng ta.

Người Đức trong nhân vật Klauberg đã làm tất cả để đánh bại Nga, bom đạn và chiến tranh, tuy nhiên, không phải người Nga, mà là người Đức đã bị đánh bại. Họ hy vọng vào sự vượt trội của chủ nghĩa Quốc xã, vào sức mạnh bom đạn, họ tin người kulaks, như cách Bolsheviks gọi những nông dân giàu có sẽ nổi dậyhọ dựa vào sắc dân lưu vong như Lenin và băng đảng Dân chủ-xã hội? Bolsheviks, Trotskyists, Mensheviks, tất cả đã không còn.

Chiến tranh như mọi khi, là phương pháp cùng đường bế tắc của chính trị. Tiêu diệt một triệu, mười triệu sẽ chống lại với sự quyết tâm gấp ba. Nhưng những bộ óc giỏi nhất của phương Tây đã nghiên cứu và sử dụng một phương sách mới để xóa bỏ nền tảng CNXH và trước hết là nhà nước Nga. Phương sách này do chủ nghĩa phát xít phát minh ra: “Stalin bị coi thường sẽ là điểm tựa để chúng ta có thể xoay chuyển thế giới cộng sản.

Chiến tranh thế giới không đánh bại được thì có sách lược mới: Bây giờ chúng ta có tổng huy động các lực lượng gây Chiến tranh lạnh căng thẳng. Chúng ta đã sử dụng cách bóc mẽ Stalin đặc biệt tài tình, điều này đòi hỏi tuyên truyền của hàng trăm đài phát thanh, hàng nghìn ấn phẩm, hàng nghìn hàng nghìn tuyên truyền viên, hàng triệu triệu, hàng trăm triệu đô la.

 

Đúng, chủ nghĩa Stalin bị chối bỏ làm niềm tin vào CNCS lung lay, những gì tốt đẹp nhất trong 30 năm xây dựng XHCN dưới sự lãnh đạo của ông ấy bị nghi ngờ, bị chối bỏ. Nó là cơ sở để quay trở lại con đường Cộng sản bệnh hoạn của Lenin, Trotsky và Bolsheviks trước đây. Nước Nga vẫn còn đầy rẫy những kẻ cuồng tín. Họ vừa già, vừa trung, vừa trẻ, họ sẽ không còn tin tưởng vào bất cứ điều gì thực tế, trở thành một người theo chủ nghĩa Stalin là có tội? Bản thân Stalin không phải là một nhà Mácxít, không phải nhà cách mạng, không phải Bolshevik. Chỉ là một cá nhân được quá sùng bái, đó là tất cả những gì viết nguệch ngoạc, thô thiển về chủ đề này.

 

Tại sao Kochetov hiểu rằng sau khi Stalin ra đi, sự tồn tại của Liên sẽ chấm dứt? Bởi vì trước hết, Kochetov là một nhà tư tưởng, ông hiểu quyền lực chính trị hiện tại đang dẫn đến điều gì. Ông viết về nó với một phong cách nghệ thuật, để có thể hình dung ra số phận tương lai của Xô Viết, và tất cả những ông viết hóa ra là chính xác. Nhưng Kochetov vẫn là một trong những người cộng sản trung thành, ngay cả khi phải cầm súng, để bảo vệ quan điểm của mình.

Ông đã nhiều lần bị cấm xuất bản, thậm chí cả những kẻ tự xưng "bảo vệ các quyền tự do" của con người, hét to lên điều đó trên các khán đài, các diễn đàn cũng chống lại ông, ví như nhà văn Solzhenitsyn, kẻ như con rối trong tay của phương Tây. Còn Kochetov khác, ông hiểu đâu là ranh giới và dừng lại, ông không thể phản bội quan điểm của mình, ông chỉ mang sự thật đến với xã hội hiện tại của chúng ta.

Điểm lại ai, tổ chức nào tận ngày nay vẫn cố phải xuyên tạc, bóp méo, bôi đen Stalin? Đảng Cộng sản Liên Xô đóng vai trò số 1, phương Tây số 2.

 

Tại sao lại có sự đồng điệu, song trùng lợi ích như vậy? Vì Đảng Cộng sản Liên Xô là con đẻ của CNTB! Chính xác là con đẻ, nó được lập ra để tiêu diệt đối thủ của CNTB - nước Nga độc lập, hùng mạnh chống CNTB. Lenin cuối cùng cũng theo CNTB bằng Tân kinh tế-NEP, Lenin không đưa ra mô hình CNXH nào, ngay trước ngày 7 tháng 11, ông ta xổ toẹt ra CNXH là CNTB nhà nước. Lenin thiết lập Liên Xô theo mô hình Liên hiệp các bang Mỹ. Di sản Lenin để lại (Lenin toàn tập) không có bất cứ chống đế quốc nào cụ thể, ông ta chỉ nhằm mọi thù hận vào người Nga, nước Nga. Nếu thực sự là lãnh tụ như được ca ngợi, ông ta đã phải chỉ ra kẻ thù chính của Liên Xô là 2 đế quốc Anh-Mỹ đứng sau Đức Phát xít, đã phải dự báo trước về WW-2. 

Lenin và các thuộc hạ của ông ta là đám tu sĩ áo chùng tụng Kinh thánh Mác xít còn đảng là một dàn hợp xướng hát thánh ca – Stalin mỉa mai như vậy. CPSU chống Stalin vì hai di huấn giả tạo của chủ nghĩa Mác: Lịch sử do quần chúng viết và chuyên chính vô sản. Cả 2 phủ nhận vai trò cá nhân, nhân vật lịch sử đã làm nên những bước tiến lớn lao, nổi bật trong lịch sử. Ở Việt Nam thế kỷ gần đây có 2 người như vậy. Đó là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Xét lại lịch sử là đặc sản riêng có của CNCS.

 

Điều gì khiến nomenklatura sợ hãi? 


Cuốn tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì?" như một vũ khí chống lại phương Tây và những kẻ theo chủ nghĩa tự do. Nó từng được đăng, nhưng rồi bị cấm. Năm 1989, các tác phẩm của Kochetov được xuất bản trở lại nhưng cuốn tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì?" vẫn bị cấm vì kiểm duyệt không cho phép.

Thực tế Kochetov là một người đứng đầu văn học cổ điển, lãnh đạo Liên đoàn các nhà văn Liên Xô, Tổng biên tập đầu tiên của tờ báo văn học - Literaturnaya Gazeta, sau đó là tờ Tháng 10, nhưng ông vẫn không theo hệ thống. Thời hậu Khrushchev, Brezhnev, quá trình phục hồi chậm chạp của Stalin đã bắt đầu, nhưng không đến mức có thể viết trực tiếp “Stalin tốt”. Xung quanh ông là cả quân đoàn tự do chủ nghĩa từ văn đàn "Thế giới mới" được giới quan chức đảng o bế, khuyến khích. Ông đã chiến đấu những trận khó khăn trên mọi mặt trận, trong đó là mặt trận văn hóa, ông chỉ trích chính phủ Liên Xô đối với chính sách văn hóa mặc dù thận trọng.

Nhưng tại sao nomenklatura lại chống cuốn tiểu thuyết này? Trong khi họ ngầm ủng hộ A. Solzhenitsyn với những cuốn sách bôi nhọ Stalin, bôi nhọ chính họ?Thực ra, vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước, ba tạp chí làm phiền giới tinh hoa đảng nhất là Novy Mir, Molodaya Gvardiya và Oktyabr (Новый мир, Молодая гвардия, và Октябрь).


Ở Việt Nam, cho đến lúc này rất ít ai biết đến cái tên Kochetov, còn Solzhenitsyn thì lại rất nổi tiếng. Ông ta - Solzhenitsyn là một kẻ ngoan cố theo đuổi đường lối tự do và đấu tranh để được chính quyền cho phép xuất bản các tiểu thuyết đầy tham vọng. Ông thầy giáo làng không thể viết “Quần đảo ngục tù” nếu không được ai đó tuồn cho tư liệu bảo mật (khá giống Osin với "Bên thắng cuộc"). Cùng thời với “Vậy cậu muốn gì?” của Kochetov là 2 cuốn sách của Solzhenitsyn “Khu vực ung thư” và “Trong giới chóp bu” (Cancer Ward và In the First Circle)

 

Một cuộc đấu tranh khác ủng hộ việc quay trở lại lối sống gia trưởng, tuyên bố những người chỉ trích như Viktor Chalmaev và Mikhail Lobanov là các nhà tư tưởng của họ. Và lực lượng thứ ba là Kochetov với tờ "Tháng Mười" chiến đấu cho sự trong sáng của lý tưởng cộng sản. Nhưng ở đây, bộ máy đảng phản đối. Tại sao?

Bởi vì, theo giới chức đảng, ông đã đi quá xa.

Kochetov không chỉ đả kích giới tự do chủ nghĩa, mà còn tác động mạnh giới pochvennik (thợ đất-một trào lưu văn học). Theo ý kiến ​​của ông, giới sáng tạo như Ilya Glazunov và Vladimir Soloukhin là những kẻ trả gậy và mang lại tác hại không nhỏ cho xã hội hơn là tiến bộ. Một bộ phận đáng kể trong bộ máy đảng cũng không ủng hộ Glazunov hay Soloukhin, và nói chung là sẵn sàng gần như cấm cả làng.

Vậy tại sao khi đó P. Demichev (Bí thư Ban Tuyên giáo TƯ, sau là Bộ trưởng Bộ Văn hóa) nói trong giới hẹp quan chức là cuốn sách này chống đảng? Điều gì không phù hợp với cá nhân ông ta? Có thể là những chỉ trích đối với chủ nghĩa cộng sản châu Âu đã thể hiện trong cuốn tiểu thuyết và đặc biệt là Roger Garaudy (1913-2012, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà triết học, nhà văn, nhà công luận, nhà lý luận Mácxít, nhà hoạt động đảng cộng sản người Pháp).

Vì vậy, vào cuối những năm 60, Garaudy không còn khơi dậy được thiện cảm của bất cứ ai trong BCT. Hoặc Demichev không thích những hy vọng mà Kochetov đặt vào giai cấp công nhân Liên Xô? Dù sao, CPSU cũng chính thức tuyên bố giai cấp công nhân là đội quân tiên phong của mình.

 

Demichev, có vẻ như không sợ hãi trước những tố giác của giới tự do chủ nghĩa và các nhà hoạt động pochvennik, và chắc chắn ông ta cũng không trước những lời chỉ trích của giới theo CNCS châu Âu. Ông ta sợ một điều gì đó hoàn toàn khác. Dù vô tình hay cố ý, Kochetov đã xoáy vào bộ máy đảng, nomenklatura sợ nêu lên chủ đề nguy hiểm nhất là sự thoái hóa của tầng lớp cao cấp và bộ máy quan liêu trong đảng. Đây là điều đã đánh động Ban bí thư của BCHTƯ CPSU.

Không phải ngẫu nhiên mà đích thân Demichev theo dõi phản ứng của giới trí thức thủ đô với cuốn tiểu thuyết “Vậy cậu muốn gì?”. Konstantin Katushev, một Bí thư khác của BCHTƯ, kẻ có tác động lớn để điều chuyển Andropov sang KGB giám sát liên lạc với các đảng cộng sản và công nhân của các nước XHCN, quan tâm đến thái độ đối với cuốn sách của Kochetov ở phương Tây.

Cũng cần lưu ý đến một sự kiện khác ở đây. Sự xuất hiện bản in phần thứ ba của cuốn tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì?" trùng với việc Solzhenitsyn bị loại khỏi Liên đoàn các nhà văn Liên Xô. Ban lãnh đạo đảng sợ rằng các lực lượng cánh tả ở châu Âu sẽ rút ra một kết luận sâu xa từ hai sự kiện này với việc Liên Xô quay trở lại chính sách biệt lập và khôi phục chủ nghĩa Stalin. Brezhnev không muốn đẩy hoàn toàn phương Tây ra khỏi Matxcơva khi vẫn chưa hiểu hết phản ứng gay gắt của châu Âu trước việc Liên Xô đưa quân vào Tiệp Khắc năm 1968.

Vào ngày 4 tháng 3 năm 1970, lãnh đạo Glavlit P. Romanov đã gửi cho Katushev một bản tóm tắt các thông điệp của phóng viên nước ngoài, trong đó có những nhận xét bấn loạn về tác phẩm của Kochetov (RGANI, f. 5, op. 62, d. 678, pp. 1 –9).

 

Và chỉ Stevens từ Newsday là không thổi phồng sự nguy hiểm của tiểu thuyết Kochetov. Ông hiểu rằng tương lai mối quan hệ Liên Xô-Châu Âu không phụ thuộc vào ai và những gì đã nói ở trong nhà bếp, mà phụ thuộc vào giới tinh hoa cầm quyền. Về vấn đề này, ông không quan tâm đến ý kiến ​​của cá nhân là viện sĩ hay nghệ sĩ, mà là ai ở vị trí của giới lãnh đạo Liên Xô. Và sau đó các giới chức đã làm rõ rằng không phải tất cả các quan điểm của Kochetov đều gần gũi với họ. Ông Stevens nhấn mạnh: “Chế độ khá lạnh nhạt với tác phẩm của ông ấy".

Đối với giới cầm quyền cấp cao Xô Viết, một điều khác rất quan trọng: tất cả giới phóng viên nước ngoài đều ghi nhận thái độ chống tự do của tác giả tiểu thuyết của Kochetov trong các hội đoàn của họ, cũng như sự thèm muốn của tác giả đối với chủ nghĩa Stalin và thái độ từ chối CNCS châu Âu. Ý kiến ​​chung của các nhà báo phương Tây làm việc tại Moscow được Doder, một nhân viên của United Press International, bày tỏ. Ông này lưu ý rằng ấn tượng với cuốn sách của Kochetov.

“Được viết chỉ để đưa vào dạng văn học theo quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương tháng 4 nhằm tăng cường đấu tranh làm trong sạch về tư tưởng. Kochetov và tạp chí của ông được coi là những phát ngôn nổi bật nhất của chủ nghĩa bảo thủ.

 

Các nhà tư tưởng chính trong CPSU cũng đồng ý một phần với điều này. Họ không tranh luận vthực tế rằng Kochetov luôn luôn có quan điểm bảo thủ cực đoan.

Một điều gì đó thú vị khác trong bản tóm tắt của Glavlit là không ai trong số những người nước ngoài đề cập nghiêm túc đến chủ đề cực kỳ quan trọng về sự thoái hóa của nomenklatura do Kochetov nêu ra. Và hóa ra nó nằm trong tay của giới cầm quyền cao cấp. Theo các nhà phê bình phương Tây, cuộc đấu tranh tư tưởng không tăng thêm với các nhân vật mạnh trong tiểu thuyết, mà điều này sớm làm suy giảm sự quan tâm đến tác phẩm của Kochetov. Ảnh hưởng đến tâm trí bị suy yếuthế cuốn tiểu thuyết không còn mang bất kỳ mối đe dọa nào đối với giới lãnh đạo Liên Xô.

Tuy nhiên, để đề phòng, BCHTƯ đã ra lệnh im lặng và không gây ồn ào với cuốn sách của Kochetov. Hơn nữa, ai dám thả nổi sự trào phúng chua cay trong cuốn tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì?", bí thư thứ nhất Thành ủy Matxcơva đã vội vàng khai trừ nhà phê bình văn học Zinovy ​​Paperny ra khỏi đảng. Và tất cả chỉ vì Kochetov vẫn được các nhà cầm quyền cần đến.

 

Thật vậy, phần lớn nhờ cuốn tiểu thuyết của ông, giới bảo vệ đã giải phóng gần hết cả hơi thở bất mãn và bình tĩnh trở lại mà không đi xa hơn. Kết quả là, "sự ổn định" tạm thời được bảo toàn. Giới tinh hoa cầm quyền cần điều gì khác?

Một nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ đó. "Vậy cậu muốn gì?" cho đến nay vẫn bị che giấu, chỉ gần đây nó được xuất bản trở lại bởi Roman-Gazeta. Nhưng nó có rất nhiều mối liên hệ với hiện tại. Rốt cuộc, bộ máy đảng gây ảnh hưởng đến nó đã không còn tồn tại. Nhưng vẫn còn cái khác, một cái khác đã xuất hiện - bộ máy quan liêu nhà nước bureaucracy. Và bộ máy này vận hành xã hội hiện tại như thế nào? Khi họ cũng đã thoái hóa như cỗ máy đảng nomenklatura. Chắc rằng, cuốn tiểu thuyết của Kochetov vẫn có hiệu ứng.

Trên thực tế, Kochetov đã đề cập đến vấn đề kết thúc quyền lực Liên Xô sau cái chết của Stalin, khi mà có lẽ chính ông cũng không thật hiểu, hoặc hiểu nhưng ít nhất là cũng không trực tiếp nói về nó một cách ẩn ý, như một sự lách luật để được xuất bản. Trên thực tế, giới chủ nghĩa Lenin-Trotsky đã quay trở lại cai trị đất nước sau cái chết của Stalin và đây là khởi đầu cho sự suy thoái của Liên Xô, cuối cùng là kết thúc bằng sự sụp đổ nhà nước. Tất cả đều được thực hiện bởi những kẻ theo chủ nghĩa Marx-Lenin-Trotsky liên minh với giới tự do chủ nghĩa và các nhóm chính trị khác nhau.

Vấn đề liên hệ giữa khoa học và nghệ thuật

Một cách khách quan, Liên Xô bước vào thời kỳ 1930-50 phát triển với tốc độ nhanh về mọi mặt, trong đó có các mặt văn hoá và khoa học-kỹ thuật. Tuy nhiên, văn hóa nói chung và các bộ phận cấu thành của nó - khoa học và giáo dục – vẫn có một khiếm khuyết nghiêm trọng: chúng không thể đảm bảo sự độc lập của nhà nước trên các ưu tiên cao nhất. Thực tế là toàn bộ tổ hợp triết học và khoa học xã hội, tâm lý học đã bị bóp méo dưới sức ép của chủ nghĩa Mác, do đó, nhiều lĩnh vực khoa học-kỹ thuật như sinh học và y học hay máy tình và công nghệ thông tin đi vào ngõ cụt.

Do sự đa dạng văn hóa, tri thức cho đến đặc điểm mỗi cá nhân bị chối bỏ. Tổ hợp khoa học về con người và xã hội ở Liên Xô, mối bất hòa giữa họ và sự sáng tạo nghệ thuật trong tất cả các loại hình nghệ thuật là không thể tránh khỏi dù không được thừa nhận. Tuy nhiên, mối bất hòa này đóng một vai trò tích cực trong xã hội theo chủ nghĩa đám đông gọi là văn hóa tầng lớp dưới, văn hóa giai cấp vô sản, thì nghệ thuật đi trước sự phát triển của khoa học và những người làm nghệ thuật dự đoán được điều gì đó chưa được khám phá trong khoa học.

 


Bởi thế, không hiểu có sự không dung hòa giữa sáng tạo nghệ thuật và khoa học triết-xã hội, thì không thể hiểu phong cách sáng tạo nghệ thuật được gọi là “hiện thực XHCN” là gì một đại diện của nó, trong số đó là V. Kochetovcũng không thể hiểu được thực chất và vai trò của cái gọi là “chủ nghĩa tiên phong-hiện đại” trong tất cả những biểu hiện của nó, được thời đại của thời kỳ quá độ từ thời tiền khởi nghĩa kế thừa.

Từ thời đại trước, Liên Xô đã nhận được một di sản nghệ thuật nhất định. Đã có sự thay đổi, trước hết, nó kết thúc nghệ thuật mang tinh thần vô hạn được tạo ra bởi văn hóa tôn giáo và hình thành một xu hướng hư vô được gọi là "chủ nghĩa hiện thực phê phán".

Một xu hướng khác của thời kỳ trước và sau cách mạng là "chủ nghĩa tiên phong-avangard", cùng với việc tìm kiếm các hình thức và cách thức mới để thể hiện ý nghĩa cuộc sống, chứa đựng thành tố đau đớn về mặt tinh thần và đạo đức - một biểu hiện của sự mê sảng như cái chết lâm sàng của tinh thần. Những kẻ ốm yếu tinh thần, thiểu năng trí tuệ hoặc tham vọng bệnh hoạn nhưng muốn trở nên nổi tiếng.

Trong thời kỳ khủng hoảng xã hội ấy, “chủ nghĩa tiên phong” được thể hiện phần lớn bằng các tác phẩm thấp kém về đạo đức và tinh thần hoặc chủ nghĩa sa đọa. Điều này cũng đúng cho đại đa số các "kiệt tác" của giới theo "chủ nghĩa tiên phong" thời tiền và hậu cách mạng.

 

Trong lịch sử, đã từng xảy ra hiện tượng giới sáng tạo của chủ nghĩa hiện thực phê phán hoặc cố để tìm cách chết hoặc gia nhập "tầng lớp tinh hoa" sáng tạo. Việc các nghệ sĩ của xu hướng này sống sót sau cách mạng từ chối chính phủ mới không chỉ do bị hắt hủi hay sợ bị đàn áp, mà ở nhiều khía cạnh còn là do không muốn đánh mất địa vị “tinh hoa-bề trên”, một số đã thắng trong cuộc vật lộn bảo tồn địa vị, một số biến thái và một số khác đơn giản hơn là di cư ra nước ngoài (I.A. Bunin, I.E. Repin, A.M. Gorky).

Khi xã hội Liên Xô ổn định, một số họ đồng ý trở về quê hương. Ở đây, những người trở về tiếp tục làm việc với cách này hay cách khác (A.N. Tolstoy, A.M. Gorky). A. Tolstoy là nhà văn hiện thực XHCN tích cực, còn A.M. Gorky được cho là người sáng lập và hiện thân của chủ nghĩa hiện thực XHCN có uy tín, mặc dù ông rất thất bại vì theo đuổi chủ nghĩa hư vô hơn là chủ nghĩa hiện thực.


Còn những người khác đã chết ở nước ngoài (I.E. Repin, I.A. Bunin), họ không muốn trở về quê hương và dùng khả năng sáng tạo hoặc uy tín của họ để "phục vụ chế độ" (như họ nghĩ) bởi vì chế độ là Bolsheviks và Marxists.

Nhưng như thế cũng là từ chối đóng góp sức sáng tạo của họ cho nhân dân, cho đất nước. Rất khó để lựa chọn. Còn xu hướng bảo thủ văn hóa như ông Kochetov, về mặt ý thức hệ là những người theo chủ nghĩa Cộng sản nguyên gốc, và về mặt nghệ thuật, đó là tất cả các loại chủ nghĩa tiên phong trừu tượng.

Nói cách khác, ở họ không có xung đột giữa khoa học xã hội và nghệ thuật. Nhưng có một cuộc xung đột giữa lý tưởng Cộng sản và thực tiễn đời sống, do đó họ muốn tìm kiếm những hình thức và phương tiện mới để thể hiện ý nghĩa của đời sống trong nghệ thuật, họ khao khát tương lai và cũng không tồn tại được trong môi trường này, một ví dụ điển hình như vậy là V. Mayakovsky, kẻ trong những năm trước cách mạng đã nổi tiếng như một nhà tiên phong tương lai, sau cách mạng được Hội nhà văn Liên Xô và các hội nghệ thuật săn đón vồ vập như một nghệ sĩ cách mạng tiêu biểu và cuối cùng đã tự kết liều cuộc đời đau khổ bi ai với một viên đạn.

 

Trước các dấu hiệu giống như nhau giữa phe đối lập chính trị Bolsheviks trong CPSU (b), do Bronstein-Trotsky cầm đầu và giới văn sĩ trường phái nghệ thuật tiên phong-avangard hậu cách mạng, ban lãnh đạo Liên Xô, đứng đầu là I.V. Stalin đã không nhầm, mặc dù nhiều nghệ sĩ lúc bấy giờ và tận bây giờ vẫn không hiểu và không hiểu được lý do của việc họ bị bác bỏ chủ nghĩa tiên phong và tại sao các mục tiêu của việc trừng trị lại nhằm vào họ.

Gia đình lớn

Năm 1954, bộ phim Đại gia đình (Большая семья) được công chiếu trên màn ảnh Liên Xô, Iosif Kheifits đạo diễn dựa trên cuốn tiểu thuyết của Vsevolod Kochetov, cuốn tiểu thuyết này là "Zhurbiny- Журбины" xuất bản năm 1952.

Phim kể về đại gia đình Zhurbins nghề đóng tàu cha truyền con nối. Ba thế hệ sống cùng nhau: ông nội Matvey, ông bố Ilya Matveyevich, bốn con trai của Ilya Matveyevich (Viktor, Kostya, Anton và Alexei), cô con gái út Antonina.


Con trai thứ Anton đến Leningrad để giới thiệu một phương pháp lắp ráp tàu mới, con trai cả Viktor, một bậc thầy chế tạo mô hình tàu tương lai, đang cố gắng thiết kế một loại máy vạn năng để làm mô hình.

Cậu con trai út Alexei, với tính cách phức tạp nổi bật trải qua những thăng trầm khó khăn nhất trong cốt truyện: anh ly thân với gia đình, định kết hôn, nhưng cô gái yêu dấu của anh là Katya rơi vào tay quản lý câu lạc bộ, hắn ta bỏ cô khi phát hiện ra rằng cô đã mang thai. Alexei tìm thấy sức mạnh để tha thứ cho cô và mang cô trở về với một đứa con nhỏ.

Lida, vợ của Viktor, ra khỏi gia đình Zhurbin khi cảm thấy mình như một người xa lạ trong một gia đình mà cả cuộc đời gắn liền với việc đóng tàu. tổ chức lại sản xuất, nhiều gia đình hội viên phải chuyển đổi ngành nghề, còn ông bố Ilya Zhurbin phải cố học những kiến ​​thức đại số cơ bản để theo kịp những người khác, ông cãi cọ với người bạn cũ của ông chủ Basmanov, người tin rằng thời đại của họ đã trôi qua.

 


Đại gia đình là bộ phim truyện cuối cùng, hiếm có trong điện ảnh Liên Xô khắc họa rộng chủ đề giai cấp công nhân trên cái nền kế thừa và liên tục của các thế hệ, cũng như chủ đề vai trò đặc biệt của giai cấp vô sản trong lịch sử. Sợi chỉ đỏ trong phim là ý tưởng về niềm tự hào của người lao động, qua những phát ngôn của họ là ông bố Ilya Zhurbin.

Cảnh trong phim, ông nội Matvey mắng lão giám đốc vì lão ta có 2 chiếc ô tô và gọi thợ làm tóc đến văn phòng làm việc là tiên đoán liên quan đến nomenklatura thời Brezhnev và Gorbachev.


Sau này, những sử thi trung thực và có phần thô lậu như vậy trong thời kỳ Stalin được thay thế bằng "phim làm màu", đặc điểm của phim Liên Xô những năm 1970. 

là một sự khác biệt - một nền văn minh toàn cầu mới đang đến, nền đạo đức và nghệ thuật hiện thực XHCN trong những tác phẩm xuất sắc nhất thể hiện trong khung cảnh của thế giới công nghệ nửa đầu thế kỷ 20.

Về thực chất, cổ động cho hạnh phúc cá nhân, điều thực sự có thể thực hiện được cũng đều phải được thực hiện trong cuộc sống bằng chính công việc của con người, luân lý và đạo đức của họ - là một thứ không phù hợp với đầu óc biến thái của những kẻ tố cáo nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực XHCN nói chung thời Xô Viết, và thời đại Stalin nói riêng.

cổ động cho hạnh phúc về bản chất mang tính xây dựng và nhiều hơn nhiều so với tất cả các vụ tàn sát trong phim Hollywood. Bạo lực, khiêu dâm và ma quỷ được phát trên truyền hình hàng ngày của người Mỹ không gì khác ngoài kích động trước những thảm họa và những bất hạnh phải chịu đựng. Thực tế này đã được các nhà tội phạm học Mỹ biết đến từ lâu, vì trong tất cả các số liệu thống kê tội phạm, một phần của việc này là bắt chước có ý thức các nhân vật phản diện trên màn ảnh và các anh hùng trong phim, bị các tình tiết của kịch bản đưa vào ngõ ngách. Cũng có một phần sự bắt trước vô thức (cá nhân và tập thể) lối sống kinh dị trên màn ảnh do hậu quả kích thích tâm lý của các nhân vật và môi trường xã hội bằng các bộ phim.

 

Trong thời đại chủ nghĩa Stalin, xã hội chịu ảnh hưởng của nghệ thuật "chủ nghĩa hiện thực phê phán", trước hết cho thấy con người bình thường sống trong điều kiện của đám đông - "chủ nghĩa tinh hoa" là tồi tệ như thế nào; và cũng dưới ảnh hưởng của nghệ thuật "hiện thực XHCN", chỉ ra cách thức xây dựng mối quan hệ giữa con người với nhau trong đời sống hàng ngày, và làm thế nào để mọi người làm việc tận tâm đều sống hạnh phúc.

Vẫn còn một câu hỏi khác liên quan đến bản chất của hiện thực XHCN, đó là nó đi ngược lại những tư tưởng của chủ nghĩa Mác về cái gọi là "chủ nghĩa vô sản quốc tế" và "cách mạng thế giới" như thế nào, hay tại sao lại xuất hiện những bộ phim như "Peter I", "Alexander Nevsky", "Ivan Grozny mà sau này không có nữa?


Một trong những ý kiến ​​phổ biến là ngay sau khi “mùi chiên” (nhận thức mối đe dọa chiến tranh với Đức Quốc xã), Stalin ngay lập tức quên đi K. Marx, "chủ nghĩa vô sản quốc tế ""cách mạng thế giới" hay "xã hội vô giai cấp". Stalin bỏ đi những vỏ bọc tư tưởng khác cho chế độ độc tài cá nhân và quyết định tái tạo những hình thức nghệ thuật với chủ đề yêu nước mà ông cần để duy trì uy quyền cá nhân của mình.


Nhưng thực tế là I.V. Stalin được dẫn dắt không phải bởi tình cảnh ngắn hạn, mà bởi một chiến lược chính trị lâu dài, và quyền lực của ông không phải là quyền lực vì cá nhân, như nhiều kẻ trước đây và hiện nay mường tượng. Những bộ phim nói trên cũng không phải là những bộ phim về “tinh hoa đế chế” - những lãnh tụ anh minh yêu nước và có công lao to lớn lập quốc trong lịch sử với tinh thần “Đức tin, Sa hoàng và Tổ quốc” cũng như chủ quyền nhà nước và uy quyền của Đấng tối cao.

Tất cả chỉ là giới lãnh đạo CPSU hậu Stalin bị ám ảnh bới lý tưởng chủ nghĩa Mác và sự sinh tồn của chính mình mà vô cớ hành quyết những thần dân trung thành và ân xá cho những kẻ phản bội.

Đây là những bộ phim kể về quá trình xây dựng nền văn minh Nga trong các thời kỳ trước đây và về những sai lầm đã mắc phải trong quá trình xây dựng sau này, mà họ đã phải trả giá bằng máu và cuộc sống bất hạnh của nhiều thế hệ. Nói cách khác, bản chất của sáng tạo nghệ thuật trung thực theo phong cách của cái gọi là "chủ nghĩa hiện thực XHCN" là ở khát vọng khách quan về một tương lai chính đáng.

Và thời đại của chủ nghĩa Stalin là thời đại mà xu hướng sáng tạo nghệ thuật này lần đầu tiên trong lịch sử nhận được sự ủng hộ có chủ đích của nhà nước. Sự hỗ trợ cấp nhà nước có hiệu quả trong chừng mực thiện chí và hiểu biết về các vấn đề và triển vọng của một xã hội, nơi các lãnh đạo có thể trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào việc hình thành và hỗ trợ cho sáng tạo nghệ thuật.


Cũng là vì nhờ những kiệt tác nghệ thuật hiện thực XHCN mà sau này, Liên Xô không chết ngay sau cái chết của Stalin, sống sót thêm gần nửa thế kỷ nữa, trải qua Khrushchev xét lại, Bezhnev trì trệ, và Gorbachev-perestroika cải cách quay lại CNTB những năm 1990.

Chính nghệ thuật hiện thực XHCN khắc phục được mối bất hòa giữa tính khoa học và tính sáng tạo nghệ thuật trong xã hội. Thành tựu cuối cùng và cao nhất của chủ nghĩa hiện thực XHCN là tác phẩm khoa học viễn tưởng “Giờ của bò đực – Час быка” của Ivan Antonovich Efremov.

Trong tiểu thuyết này, mối bất hòa giữa khoa học và nghệ thuật vẫn chưa được khắc phục, nhưng thú vị ở chỗ, Ivan Efremov đã trực tiếp tiếp cận đến ranh giới, sau khi vượt qua nó, mối bất hòa không còn tồn tại và không thể có. Đây có thể trở thành một sự kiện mang ý nghĩa toàn cầu: khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản và trở nên phổ biến rộng rãi, đạo diễn điện ảnh người Mỹ Stanley Kubrick, tác giả của những bộ phim nổi tiếng và ăn khách  như Spartacus và Star Odyssey 2001 đã muốn dựng thành phim.


Nhưng các chức vụ đảng cũng không thích tác giả Ivan Efremov và chuyện của ông. Cỗ máy nomenklatura với ám ảnh tâm thần đã kiên quyết phản đối ý định của Stanley Kubrick nó đã không thể được thực hiện. Tất cả hậu thế chúng ta mắc nợ nghệ thuật hiện thực XHCN.


Lời kết

Trên thực tế, V. Kochetov đã cảm nhận được quá trình phân rã của xã hội Xô Viết đang diễn ra như thế nào, rất rõ khi đó nhưng thế hệ của ông không thể hiểu được chủ nghĩa Mác mà họ biết "trên hết", đã dẫn dắt họ đi đến chỗ hiểu sai về các quy trình, các điều kiện nhân-quả của lịch sử, nó gây hậu quả sụp đổ tất yếu khó có thể tránh được nếu không từ bỏ Mác đúng như Stalin đã viết trong “Những vấn đề của CNXH…” và đọc trong Đại hội cuối cùng khi còn sống rằng: “Chúng ta phải từ bỏ một số yếu tố của chủ nghĩa Mác, gắn giả tạo vào đời sống xã hội chúng ta...”.

Bên cạnh đó, kiến ​​thức nông cạn hời hợt về chủ nghĩa Mác đi kèm với niềm tin tín điều tôn giáo rằng chủ nghĩa Mác đúng ở cả ba nguồn gốc, ba bộ phận cấu thành của nó (triết học, học thuyết về CNXH, kinh tế chính trị), và trên hết là triết học, kinh tế chính trị, với tư cách là cơ sở khoa học của CNXH và CNCS là yếu tố tai họa. Chủ nghĩa Mác, trước hết là tôn giáo mang đậm Du đa giáo cải biên từ kinh thánh Cựu ước.

Trên thực tế, những nước ít Mác nhất không hoặc ít gặp vấn đề như Liên Xô, Triều Tiên từ bỏ Mác-Lênin từ những năm 1950, Trung Quốc có cái lõi dân tộc tính lâu đời và những gì Đặng Tiểu Bình làm là khá giống Stalin thập kỷ 1930 dù khác nhau bối cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội.

Nếu không đi sâu vào bản chất triết học và kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác, thì không thể chống lại chủ nghĩa tâm lý, chủ nghĩa giáo điều, niềm tin tôn giáo và những mục đích tốt đẹp giả tạo của nó và những tố cáo bất công (dù có thật) trong thời đại thì mường tượng về chủ nghĩa Stalin, hay tập trung huy động trí tuệ và nguồn lực đất nước trên cơ sở truyền thống văn hóa và lịch sử là không thể.

 

Để giải phóng mình khỏi sự giam cầm của chủ nghĩa Mác, chỉ cần đặt mình vào vị trí phải giải quyết các vấn đề của đất nước trên cơ sở chủ nghĩa Mác trong thực tế: sau đó sẽ thấy được tất cả, câu hỏi triết học - “không đúng thế là vô nghĩa về mặt quản trị, bản thân nền kinh tế chính trị tự nó hạch toán, rằng lược đồ trao đổi sản phẩm sản xuất giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân không thể bị thu gọn thành phân khu thứ nhất và thứ hai của chủ nghĩa Mác.

Hay cũng có thể nhìn lại các tiên đề của chủ nghĩa Mác, chỉ cần một tiên đề cơ bản sai là toàn bộ học thuyết, chủ nghĩa Mác không còn chỗ đứng. Làm thế nào để giai cấp vô sản nghèo đói thất học lại có thể làm chủ số phận mình, đất nước mình? Cách mạng công nghiệp, máy móc thay thế sức người có nghĩa, động lực phát triển là trí não con người thay vì cơ bắp thuần túy. Do đó, trí thức phải là bộ phận tiên phong trong lực lượng sản xuất, giai cấp vô sản là phân khúc lạc hậu, bị đào thải trong chính CNTB hay bất cứ chủ nghĩa nào khác. Bộ phận này đói khát, nổi loạn, lật đổ triền miên, liên tục trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, nói như Mác và không như Mác, họ luôn luôn là động lực của mọi cuộc cách mạng lật đổ.


Hay tiên đề giá trị hàng hóa duy nhất do lao động tạo ra, nó sai, rất sai. Giá trị hàng hóa trước hết mang tính chất tự nhiên, vốn có, lao động chỉ đóng góp một phần, có thể lớn hay nhỏ trong đó. Trí thức càng phát triển, càng nhiều vật chất trong tự nhiên trở nên có giá trị hàng hóa. Ví dụ: nước Pháp phát triển hơn Việt Nam vào thế kỷ XVII, than đá đối với họ là hàng hóa có giá trị, còn ở Việt Nam bị coi là vô dụng, là đá có ma, vứt bỏ chỏng chơ, thậm chí tránh xa nó. Ví dụ khác, Nga ngày nay đang vận hành lò phản ứng neutron nhanh bằng công nghệ mới với nhiên liệu Uranium-238. Trong tự nhiên, nhiên liệu Uranium-235 đang sử dụng chỉ chiếm trung bình 0,7% quặng tự nhiên. Hàng triệu tấn Uranium-238 bị thải bỏ trong quá trình làm giàu sẽ trở thành nhiên liệu hạt nhân và có giá trị hàng hóa.


Thế nhưng hầu như không ai trong số những người được gọi là cộng sản hay theo cộng sản hiểu được điều này - hầu như tất cả họ đều coi chủ nghĩa Mác là đủ, đủ để tiến thân, để gây dựng công danh sự nghiệp. Họ bày tỏ (rất nhiều giả tạo) ủng hộ sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và tin tưởng (rất nhiều mù quáng) vào các nhà lãnh đạo của đảng này hay đảng kia. Cũng như đám đông giai cấp vô sản tin theo CNCS trên cơ sở chủ nghĩa Mác, chỉ cần nghe tất cả là tài sản chung, mình có phần, được hưởng là đủ. Điều này làm cho giới lãnh đạo ấu trí, bệnh hoạn có đủ cơ sở để chăn dắt đám đông đặt niềm tin vào họ. Cũng họ bị chăn dắt như cha già Mose của Mác chăn các con chiên đến miền Đất hứa! cách đây đã hơn hai ngàn năm.


Điều này cũng giải thích sự trở lại thành công của chủ nghĩa Trotkyism – luôn luôn sai, luôn luôn trái gọi là cánh tả tại Đại hội XXXXII của CPSU, nó vốn được coi là một trong những điều kiện tiên quyết cho tình yêu vô hồn “tự do-dân chủ phương Tây” của những năm 60, những đầu bếp chính trị CPSU nấu món gì cũng hỏng, không độc hại thì cũng thập cẩm tả pí lù lộn tùng phèo, còn dân chúng thì một số say sưa hát thánh ca chủ nghĩa Mác, một số tỉnh ra nổi cơn thịnh nộ rồi trở thành bất đồng chính kiến. Cuối cùng, Gorbachev xuất hiện như một tất yếu để vứt bỏ những món ăn cộng sản này vào thùng rác lịch sử, ông ta giải quyết sự trì trệ bảo thủ, sự cùng đường bế tắc này rất thành công. Nhưng thành công perestroika của ông ta năm 1985 đồng nghĩa với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991.

Không còn có thể giả vờ được mãi chủ nghĩa Marx-Lenin là độc tôn đúng đắn, đảng lúc nào cũng là anh minh sáng suốt. Vsevolod Kochetov là một trong số rất ít trí thức Nga nhìn ra tất cả những điều này, từ thập kỷ 1960.

Trước đó, Stalin gọi nomenklatura của CPSU là "đẳng cấp đáng nguyền rủa", ông đã phải trả giá vì điều này. 

Chúng ta biết tất cả quá muộn!




 

 

 

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...