Tờ Independent đăng một bài báo có tựa đề
"Nước Anh chỉ còn
100 vụ mùa còn lại trong đất nông nghiệp khi các nhà khoa học cảnh báo về sự gia
tăng 'khủng hoảng nông nghiệp' ". Cả chúng tôi
cũng ý thức được tại sao nước Anh (và các quốc gia khác), đất đai đang trở nên
rất cạn kiệt (nếu không, xin vui lòng xem ở đây và ở đây), và cùng
với phương Tây thế giới đang đứng trên bờ vực liên quan đến nguồn cung cấp
lương thực, đó là điên rồ khi chúng ta lặp lại những sai lầm tương tự trên các
vùng đất lành ở nơi khác.
Tuy nhiên, đó lại là chính xác những
gì chúng ta đang làm – được tài trợ bởi 'sự đầu tư' và 'cơ chế bù đắp' trao quyền
cho những kẻ giàu, đứng sau bức màn không liên quan, để bòn rút và hủy hoại một
cách hiệu quả hơn bao giờ hết.
Các hình thức khai
thác nông nghiệp làm suy kiệt đất và sức khỏe ở miền Bắc đang được tích cực, mạnh
mẽ và nhanh chóng áp dụng cho nguồn đất sống quý giá ở châu Phi và nhiều nơi
khác - và trong rất nhiều trường hợp, cùng lúc cũng đang biến dân cư nghèo của
những vùng đất này thành nông nô. Sự hợp lý – và nhân đạo – và điều cần làm, là để thực hiện một quá trình
chuyển đổi nhanh chóng sang các loại nông nghiệp mà chúng tôi liên tục viết về nó…
Gieo cây trồng của mình nuôi con người, và hỗ trợ người trồng trọt địa phương của
mình, bạn sẽ không thể góp phần vào việc làm điên rồ sinh học đến không tưởng và
vô nhân đạo này.
Hoàn cảnh của cư dân bản
địa Sengwer ở Kenya cho thấy sự ‘bù đắp các bon’ đang trao quyền cho các tập
đoàn để tái thuộc địa đất nước này.
Ở Việt Nam, công cuộc cải cách kinh
tế đã mang lại nhưng thành tựu đáng kể về lúa gạo, cao su, cà phê, tôm cá…
Nhưng sự bất công và trói buộc đã không mang lại giàu có thịnh vượng cho đa số
người dân. Thay vì chỉ ra chính xác nguyên nhân, các “tinh hoa” đất nước trong
khi điên
cuồng gào rú về lạc hậu, về năng suất… lại bợ đỡ các tổ chức quốc tế như thể nhà từ thiện hay đấng tiên tri, để đẩy đất nước vào trói buộc hơn nữa,
bất công hơn nữa!
Giữa các năm
2000-2010, tổng cộng 500 triệu héc ta đất châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và Ca-ri-be đã bị mua hoặc dàn
xếp theo thỏa thuận bởi môi giới đại diện cho chính phủ nước ngoài hay các tập
đoàn xuyên quốc gia.
Nhiều mua
bán như vậy trùng khớp với việc gia tăng trồng trọt hay cây nhiên liệu sinh học
để xuất khẩu sang các nước giàu, đã phát triển - với
hậu quả là nông dân sản xuất nhỏ bị đẩy ra khỏi mảnh đất của họ và mất đi sinh
kế, trong khi các cộng đồng địa phương bị đói.
Sự tích tụ quyền
sở hữu đất nông nghiệp thế giới vào tay của các nhà đầu tư và các tập đoàn hùng
mạnh đang gia tăng nhanh chóng, nó được thúc đẩy bởi sự khan hiếm tài nguyên và do
đó, làm tăng giá cả. Theo một báo cáo mới của tổ chức quyền đất đai Grain – Mỹ:
Nhu cầu
mạnh của ngành công nghiệp lương thực và năng lượng đang dịch chuyển đất nông
nghiệp và nguồn nước từ trực tiếp sản xuất lương thực bản địa sang sản xuất các
sản phẩm chế biến công nghiệp.
Các yếu tố
ít được biết đến, tuy nhiên, bao gồm cả 'bảo tồn' và 'bù đắp các bon."
Ở tây
Kenya, như Chương trình rừng dân chúng
của Anh (Forest Peoples Programme - FPP) báo
cáo, hơn một ngàn ngôi nhà đã bị đốt cháy bởi Cơ quan Lâm nghiệp Kenya thuộc chính phủ
(Kenya Forest Service - KFS) để xua đuổi một cách bạo lực 15.000 dân bản địa lành
mạnh Sengwer ra khỏi mảnh đất tổ tiên của họ trong rừng Embobut và Cherangany.
Kể từ 2007,
chính phủ Kenya đã liên tục đe dọa trục xuất cộng đồng Sengwer trong rừng Embobut. Hạn chót
cho các cư dân rời khỏi khu rừng hết hạn vào đầu tháng 1đã kích động cơn bạo loạn
lớn nhất gần đây. Lý do của việc trục xuất là dân
bản địa Sengwer – bị dán nhãn nhầm lẫn thành ‘kẻ chiếm đất’ và
phải chịu trách nhiệm cho sự gia tăng mất rừng.
Ở nơi nào
đó trong rừng Elgon của Kenya, tuy nhiên, theo hồ sơ của KFS lại tiết lộ một
câu chuyện phức tạp hơn. Năm 2010, bộ tộc bản
địa Ogiek bị ban bố 1 thời hạn để di rời dưới cái tên để bảo tồn rừng và tái trồng rừng. Vào tháng 2, Survival International báo cáo rằng, giống như người Sengwer, dân Ogiek tiếp tục bị xua đuổi bạo
lực ra khỏi nhà của họ bởi vi phạm lệnh của tòa án, với các báo cáo của quan
chức chính phủ và những kẻ ủng hộ tịch thu đất đai của họ.
Trong khi
nạn phá rừng là chắc chắn có sự liên quan đến các hoạt động của cộng đồng dân cư
nghèo, thì cách tiếp cận của chính phủ Kenya cho thấy sự thiên vị về phía quyền
lợi kẻ được giao đất. Ngoài ra, đối với cộng
đồng bản địa, các khu rừng cũng là kế sinh nhai của hàng ngàn dân trồng chè, khai
thác gỗ, và người thuê đất.
Theo một báo cáo nội bộ của Liên minh
Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (International
Union for Conservation of Nature - IUCN) năm 2000, rà soát chương trình bảo tồn
quốc tế tài trợ cho chính phủ Kenya thì "rừng Elgon không được quản lý một
cách bền vững". Báo cáo đã nêu ra "khai thác không bền vững của cả
rừng và trồng trọt ở Elgon”, thói quen coi thường "các quy định và thủ tục
quản lý đúng đắn", "tỷ lệ khai thác rừng" vượt xa "tỷ lệ tái
trồng rừng", thiếu sự giám sát kiểm soát đối với "các hoạt động khai
thác rừng được cấp phép bởi Cục Lâm nghiệp” , và hậu quả làm "mất mát lớn tài
nguyên rừng".
Phê phán
của IUCN cũng ám chỉ đến vai trò quan hệ chính phủ Kenya với RaiPly Ltd, một
công ty Kenya liên quan đến sản xuất các sản phẩm gỗ: Người ta không biết tại sao hoặc làm thế nào RaiPly lại nhận
được giấy phép để thu hoạch các loài lâm sinh bản địa, do đó phá vỡ lệnh cấm
khai thác rừng bản địa.
Hồ sơ chính
thức của quốc hội Kenya từ tháng 5 năm 1999 cho thấy các đại diện chính trị của
Kenya đã quan tâm đến những vấn đề này một thời gian. Một câu hỏi đặt ra với trợ lý Bộ trưởng Kenya về tài nguyên
thiên nhiên, Peter Lengees, bởi một nghị sĩ Kenya đã chỉ ra rằng "cây rừng
đang bị chặt ở Elgon, "đe dọa lưu vực sông" từ cả hai phía. Các quan
chức chính quyền địa phương, vị này cáo buộc," đã được chia khu vực giữa
hai con sông này" và hiện nay "đang khô cạn".
Ông trợ lý Lengees
từ chối bất kỳ hiểu biết nào về điều này, khiến có thêm câu hỏi từ nhà chính
trị George Karten, nói rằng "xe tải từ công ty Raiply" đã chở gỗ tếch
có giá trị cao từ rừng Elgon. "Và tôi muốn nói
thêm rằng cơ quan cấp cao nhất ở đất nước này có cổ phần trong RaiPly".
Lengees lặp lại lời từ chối nhưng cũng thừa nhận RaiPly
được "cấp phép chặt cây ở một số khu rừng Kenya".
Hiện tại,
RaiPly là một trong số các công ty lớn được miễn lệnh cấm một phần của chính phủ về khai thác gỗ. Một
cách hiệu quả, chính phủ đang cho phép các công ty khai
thác gỗ mạnh mẽ, đẩy nhanh việc phá rừng để nâng đỡ nền kinh tế Kenya trong khi
đàn áp có hệ thống cộng đồng dân cư bản địa, những người tác động đến môi
trường tương đối không đáng kể.
Hoàn cảnh hủy
hoại cư dân bản địa Kenya là triệu chứng của cách tiếp cận hoàn chỉnh về bảo
tồn trong một bộ
phận các tổ chức quốc tế.
Chương trình Quản trị Tài nguyên (Natural Resource Management Programme - NRMP)
của WB với chính phủ Kenya, được ra mắt năm 2007, đã tham gia tài trợ cho các
dự án ở Cherangany nằm dưới dự án Giảm phá rừng và suy thoái rừng của LHQ
(REDD), bao gồm cả "các hoạt động tài trợ thiện ý cho
REDD +" một số
trong đó bắt đầu tháng 5 năm 2013.
Theo kế
hoạch của REDD các công ty thuộc các nước đã phát triển tập trung “tín dụng carbon” để đầu tư vào việc
giảm lượng khí thải từ đất lâm nghiệp. Khoản tín
dụng này xuất hiện trở lại trong bảng cân đối của công ty như khoản giảm khí
thải carbon. Trong thực tế , tuy
nhiên, phần lớn các dự án REDD cho phép các công ty gia tăng ô nhiễm khi thu mua đất đai và các nguồn tài nguyên ở các nước đang
phát triển với giá hời.
Một báo cáo tóm tắt FPP về vai trò của WB, theo đó áp dụng NRMP
- giám sát bởi cùng một lực lượng KFS tiến hành chiến dịch tiêu thổ ở Cherangany
- là vi phạm chính sách an toàn hoạt động của chủ WB. Khiếu nại chính thức của dân Sengwer với nhà băng vào tháng 1/2013
cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Kenya là "kết quả trực tiếp"
của chương trình WB tài trợ:
"Một
ví dụ về tác hại của dự án là nó đã thay đổi biên giới của các khu bảo tồn rừng
Cherangany", theo bản báo cáo tóm tắt, "như khi các gia đình người Sengwer,
không có bất kỳ thông báo hay được hỏi ý kiến nào, thấy mình ở bên trong khu
bảo tồn rừng và do đó tự động là đối tượng bị lực lượng KFS truy đuổi, bị trục
xuất một cách có hiệu quả dưới sự tài trợ của WB. Các vụ trục suất thường được
thực hiện bằng cách đốt trụi nhà cửa và các kho chứa lương thực trong các năm 2007,
2008, 2009, 2010, 2011 và 2013."
Ảnh: lực lượng vũ trang đến trục
xuất dân cư bản địa
Ảnh: Nhà cửa của người Sengwer bị
đốt trụi, buộc họ phải di cư
Tuyên bố vào tháng 2/2013, WB chối bỏ bất cứ mối liên hệ nào giữa
chương trình của mình và xua đổi cư dân bạo lực, thậm chí còn đề nghị chính phủ
Kenya:
... để chia
sẻ kinh nghiệm tái định cư phù hợp với chính sách an toàn của nó. Có các
tìm kiếm cải thiện hoặc khôi phục lại mức sống của
người dân bị ảnh hưởng bởi tái định cư không tự nguyện.
Một lá thư gửi WB vào tháng 3 từ REDD ở châu Phi - một nhóm các tổ chức
xã hội dân sự châu Phi - có chữ ký của hơn 60 tổ chức NGO cáo buộc WB rằng, những
lời lẽ bên trên là: vừa thừa nhận mình đồng lõa trong việc dân Sengwer phải di
dời bắt buộc, vừa thông đồng với chính phủ Kenya để che đậy tội ác diệt chủng
văn hóa".
Vừa đóng
vai "nhà tài chính tín dụng carbon vừa là nhà môi giới", WB đã "trợ
giúp và tiếp tay cho việc di dời bắt buộc cả một dân tộc thiểu số thông qua kế
hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên (NRMP) trong đó bao gồm REDD”, bức thư
viết.
Khiếu kiện
của dân cư Sengwer hiện đang bị điều tra bởi Ban thanh tra WB. Mặc dù báo cáo đã hoàn thành, một phát ngôn viên của WB là Phil
Hay, nói rằng nó sẽ không được xem xét bởi Hội đồng quản trị cho đến tháng 8
hoặc 9/2013.
"WB không
liên quan đến việc giải tỏa và không hỗ trợ hoặc tài trợ tái định cư ở các khu
vực rừng thuộc Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên (NMRP) hiện đã chấm dứt",
Hay nói. "Tuy nhiên, chúng tôi cũng không
phải là người ngoài. Chúng tôi đã quan tâm đến cách
thức giải tỏa đã được vận dụng và đã liên lạc thường xuyên với chính phủ Kenya.
"
Đáng chú ý,
sự quan tâm tự khai ra của WB ở đây là "cách xua đuổi đã được vận dụng",
không phải là xua đuổi được thực hiện trên hàng đầu.
Chỉ
trích báo cáo mới của Sáng kiến Quyền và Tài nguyên (RRI) có trụ sở tại
Washington DC do đó cảnh báo rằng cách tiếp cận của WB và Liên Hợp Quốc đối với
REDD là mở đường cho “sự chiếm đoạt các bon” quy mô lớn của các chính phủ nước
ngoài và các nhà đầu tư, đẩy rủi ro vào quyền sử dụng đất, sinh kế và cuộc sống
của các cộng đồng bản địa.
Báo cáo
khảo sát 23 quốc gia thu nhập thấp và trung bình ở Mỹ Latin, châu Á và châu
Phi, chiếm đến 66% diện tích rừng của các nước đang phát triển, đã kết luận
rằng REDD đã không thiết lập luật lệ hoặc các cơ chế, mà theo đó người dân bản
địa và cộng đồng địa phương có thể có được lợi nhuận từ carbon trong rừng mà họ
cư ngụ.
"Quyền
của họ đối với rừng của họ có thể là ít ỏi và xa vời, nhưng quyền của họ đối
với các bon trong rừng lại còn là không hề tồn tại", Arvind Khare, giám
đốc điều hành RRI cho biết.
Tại các
cuộc đàm phán khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Warsaw vào tháng 11 năm 2013, các
đại diện đã đạt được một thỏa thuận rằng sẽ cho phép REDD tiếp tục để thực
hiện, tuy nhiên, câu hỏi xung quanh việc ai kiểm soát và ai được hưởng lợi từ
giá trị các bon mới, được tìm thấy trong rừng đã bị bỏ ngoài.
Thay vào
đó, cách tiếp cận của Quỹ các bon WB để xác định quyền các bon đã bị chỉ trích
rộng rãi bởi các nhóm xã hội dân sự, tạo ra xung đột giữa các quyền tài sản mới
dựa trên carbon, qui định hiện hành và quyền bảo tồn của cộng đồng địa phương.
Việc thiếu các biện pháp và sự bảo vệ rõ ràng đã mở ra
một cơ hội chưa từng có cho các doanh nghiệp và chính phủ lấn chiếm đất.
Tony La
Vina, hiệu trưởng của trường chính phủ Ateneo, chủ tọa các cuộc đàm phán liên
chính phủ REDD tại hội nghị khí hậu tại Copenhagen và Durban, cho biết: "Thị
trường carbon, khi đã thiết lập và vận hành, cần phải hỗ trợ cho dân cư sống ở
đó quản lý rừng, và không tạo ra cho chính phủ các quốc gia thêm một công cụ để
xua đuổi công dân của họ ra khỏi nguồn tài nguyên thiên nhiên mà họ đã chăm sóc
và phụ thuộc vào nhiều thế hệ".
Bài của Dr. Nafeez Ahmed
Đọc thêm: