Tham nhũng là gì? Là lợi dụng chức quyền vị thế để kiếm lợi
ích riêng. Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân. Không phải quyền của cá nhân
nào. Ông Quang A, Chu Hảo, Nguyên Ngọc… đòi
“dân chủ” là các ông tham nhũng bởi các ông đã lợi dụng quyền của nhân
dân vì mưu cầu lợi ích riêng.
Một bài viết của FB Trần Đăng Tuấn (cơm & thịt) có đầu đề: Dân
chủ của ông Putin có ý gán ghép một số vấn đề với “dân chủ”! Bác Tuẩn tuy
không cùng nhóm Quang A nhưng cũng tham nhũng. khi lợi dụng dân chủ cho lợi ích
nhóm (truyền thông tư nhân).
Cuộc đấu lợi ích nhóm đã diễn ra rất khốc liệt, không
loại trừ truyền thông. Các vụ bê bối TT TH mới vốn ODA Nhật, sự ra đời của đứa
con K+, sự cạnh tranh của các CT truyền thông khác… là cuộc đấu lợi ích. Không
có gì để gọi là dân chủ hay là không. Thậm chí TH nhà nước, phản ánh đúng
nguyện vọng dân chúng hơn, có nhiều DÂN CHỦ hơn là truyền thông tư nhân.
Ở Nga, việc
Putin xiết chặt luật lệ truyền thông, không có gì để ví von với dân chủ hay
độc tài. Việc ông có nhiều quyền lực, cũng không liên quan đến độc tài, khi quyền
lực đó phục vụ nhân dân, nó vẫn là dân chủ, thậm chí là nhiều dân chủ hơn.
Ta xem qua cuộc đấu lợi ích nhóm ở ví dụ kênh TV “Mưa” bên
Nga.
Đúng vào lúc Nga ban hành luật xử phạt nặng những kẻ cực
đoan, xuyên tạc lịch sử. Thì kênh truyền hình tư nhân Nga có tên “Dozhd” vướng
vào vụ bê bối đình đám với trò “thăm dò” dư luận. Đại ý rằng, nếu thành phố anh
hùng Leningrad đầu hàng phát xít Đức, thì có thể đã cứu được tính mạng hàng
trăm nghìn người!
Rất nhiều khán giả đã phẫn nộ phản đối Dozhd, cũng rất nhiều người cắt thuê bao trả tiền của Dozhd. Đến lượt các hãng truyền
dẫn sóng vệ tinh vào cuộc, họ hủy HĐ với Mưa. Hãng này mất khách trầm trọng,
đứng trước nguy cơ phá sản. Cho dù đã công khai xin lỗi khán giả.
Thực ra, Dozhd đã phạm luật, phạm qui tắc truyền thông.
Lao theo cái gọi là “xét lại” vốn vẫn âm ỷ ở Nga kể từ ngày Gorbachov phát động
cái gọi là Glasnost – mở cửa và minh bạch, nhưng thực chất là xét lại lịch sử,
bôi nhọ lãnh đạo.
Dĩ nhiên, nếu Dozhd đơn thân độc mã, thì chẳng dám vuốt
râu hùm. Đằng sau nó là cả một nhóm lợi ích khác. Và vụ bê bối không phải là do
“kém hiểu biết” hay sơ xuất – nó được tung ra một cách cố tình.
Cố tình gì? Đó là gây bê bối để được nổi tiếng, là kháng
cự lại một bê bối tham nhũng khác mà Mưa liên quan, tuy đang điều tra, nhưng có
thể là một vụ biển
thủ hàng tỷ rub công quĩ.
Kẻ đứng sau vụ này, không xa lạ: cựu bộ
trưởng tài chính Kudrin.
Lúc đương chức, hàng tỷ rub ngân sách đã được Kudrin ban phát
vào các túi, các kênh tài chính làm nghèo đi khá nhiều đất nước, trong đó có Mưa.
Cần làm gì? Tháng 11 năm ngoái, Mưa đến kỳ hạn phải trả lại vốn vay. Nhưng đã
không trả.
Về cơ bản, hãng tư nhân "Mưa" như “truyền thông thế hệ mới” – đại diện
cho giới trẻ hip-hốp và những trò gay LGBT, nhưng được khoe mẽ là tầng lớp “trí
thức sáng tạo”. Làm thế nào để 1 người bình thường lại phải trả tiền để bị tẩy
não nhồi sọ? Đã có Mưa! Thậm chí nhiều kẻ tự tin vào tiềm lực vốn liếng để Mưa
mở rộng PR thu hút nhiều khán giả vào trào lưu phương Tây. Khi bê bối vỡ nợ nổ ra,
những kẻ này gào lên: Mưa gặp nguy hiểm! Bị tấn công! Cấp cứu!
Đã trốn nợ lại còn thóa mạ chính quyền muốn bóp chết
mình. Thực ra, Mưa chưa bị xiết nợ đến phá sản (không kẻ vô ơn nào tỏ lời cám ơn
Putin?), không những thế, vấn đề nợ nần của Dozhd đã được giữ khuất một cách lịch sự
khỏi truyền thông. Thế mà ngược lại, chúng to mồm nói xấu chính quyền, gây dư
luận bức xúc.
Sự quá đà này, thậm chí là cuồng loạn, khiến các bên phải
vào cuộc: thư ký báo chí điện Kremlin, Hội đồng liên bang, phe đối lập,
blogger, giới báo chí… và câu chuyện không trả nợ cùng trách nhiệm của Kudrin
mới lộ ra. Thực sự, cái nguy hiểm không phải là Mưa chết, mà là nguy hiểm tuyên
truyền nhồi sọ giới trẻ theo kiểu tự do chủ nghĩa và lối sống văn hóa dị hợm phương
Tây.
Để có tiền duy trì hoạt động, Dozhd mở chiến dịch
quảng cáo rầm rộ khách hàng đăng ký xem truyền hình internet và điện thoại di
động, loại hình TH có tiềm năng ngoài kênh vệ tinh hay cáp. Lời rao rằng “trí
thức trẻ” phải xem Mưa với phí thuê bao 1000 rub/năm. Nhưng lượng thuê bao rất ỳ ạch, có thể nói là thất bại, ngay cả khi phe đối lập chống chính quyền rất nhiệt tình cổ súy. Thực ra, người ta vẫn có thể xem rất nhiều kênh TV đa dạng trên Internet mà không phải trả tiền, thậm chí là ngay cả ở Việt Nam.
Dĩ nhiên Mưa cũng biết điều đó, chỉ có điều họ đánh giá quá
cao về mình. Không kiếm được bạc triệu nhờ truyền hình Internet thì cần phải
làm gì đó. Thế là tung bê bối.
Lại 1 cơn cuồng nộ nữa của phe cánh chống đối thóa mạ chính
quyền “tấn công” bằng quyền lực. Dư luận phản đối cũng không kém phẫn nộ, đã có
đơn kiện ra tòa án tố cáo Dozhd bôi nhọ lịch sử, xúc phạm cựu chiến binh và
những người đã khuất. Mức án phạt cao nhất cho các tội danh này lên đến 50
triệu rub.
Vì thế, dự luật xiết chặt truyền thông và quảng cáo nằm
trên bàn Chủ tịch thượng viện Matviyenko và DUMA. Còn Dozhd thì hết tiền, sa
thải 1 nửa nhân viên, cắt nhiều chương trình, sa thải một số biên tập, dừng 1
số HĐ với đối tác.
Vừa qua Putin đã ký thành luật. Một số đầu trò bắt đầu biết phận giữ im lặng!