TISA - Cú bồi chết người bên cạnh TPP, TTIP và NAFTA


Song song với việc triển khai TPP và TTIP, Mỹ tiếp tục xúc tiến trong bí mật TISA nhằm vào mảng tài chính dịch vụ liên quan đến 51 quốc gia.

TISA: Trade In Services Agreement; Hiệp định thương mại trong lĩnh vực dịch vụ; 

Tin tức về TISA đã bị Wikileaks tiết lộ năm 2014, nay họ tung ra tiếp bản dự thảo mới nhất bị rò rỉ ngày 2 tháng 7 mới đây. Không có Wikileaks, thậm chí cái tên TISA còn không ai biết đến. Hiện nay, trên Google còn chưa hề xuất hiện bất cứ trang web tiếng Việt nào về TISA.

Hiệp hội “Public Citizen's Global Trade Watch - GTW” giải thích 10 đe dọa chủ chốt của TISA đối với các qui định tài chính. Ông Robert Weissman của hiệp hội này cho biết:

"Phân tích của chúng tôi về một phiên bản bị rò rỉ của dự thảo thỏa thuận, cùng với phụ lục dự thảo về dịch vụ tài chính, xác định các mối đe dọa đến các quy tắc và các chính sách khác nhau, phạm vi từ giới hạn về kích thước tổng thể của ngân hàng để bảo vệ người tiêu dùng, từ bảo vệ dự phòng chống lại các công cụ tài chính đầu cơ mới đến hạn chế chuyển nhượng các dữ liệu tài chính cá nhân."

"Nó là không thể tưởng tượng rằng một thỏa thuận như vậy lại đang được đàm phán trong khi nền kinh tế toàn cầu vẫn còn đang hồi phục từ cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái, trong khi Hy Lạp và các nước khác vẫn còn đang lảo đảo vì các tiến triển liên quan đến khủng hoảng."

Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 đã bị bỏ qua một cách hệ thống. Ông Weissman kêu gọi đình chỉ đàm phán TISA, công bố các văn bản được coi là đầy đủ, và không làm gì hơn nữa mà không "tranh luận công khai, đúng đắn về cuộc vận động phá bỏ luật lệ triệt để của họ".

Họ sẽ yêu cầu các nước tham gia đảo ngược những qui định tài chính đã có hơn nữa - ảnh hưởng ngân hàng, cổ phiếu và trái phiếu, ngoại hối, bảo hiểm, thẻ tín dụng, xử lý dữ liệu tài chính, xếp hạng tín dụng, tái bảo hiểm, các phái sinh và các dịch vụ tài chính khác.

Mười mối đe dọa chính mà GTW dẫn bao gồm:

1. Giới hạn các chính sách hạn chế rủi ro tài chính: "tiếp cận thị trường" không bị kiểm soát là bắt buộc. Các quốc gia bị cấm hoặc hạn chế các dịch vụ tài chính rủi ro hoặc các sản phẩm như phái sinh phải đối mặt với các thách thức pháp lý trước "Toà án ngoài pháp lý (do tập đoàn nước ngoài vận hành)". Bảo vệ tường lửa để ngăn chặn sự lây lan của rủi ro đều bị cấm.

2. Xuất ngoại dữ liệu tài chính khách hàng nhạy cảm là được phép - bỏ qua những mối quan tâm riêng tư bằng cách tiết lộ thông tin này để giám sát không chính đáng.

3. Các chính phủ được yêu cầu phải "dự đoán tất cả các quy định" có khả năng gây hại cho TISA-được uỷ quyền "tiếp cận thị trường không hạn chế". Thiếu điều này có thể bị thách thức như là vấn đề vi phạm hiệp định để có thể cấm vận thương mại.

4. Quy định tài chính mới không phù hợp với quy tắc TISA-được uỷ quyền không bị kiểm soát đều bị ngăn cấm. Cái gọi là biện pháp "dừng" của nó cấm thực hiện các quy định mới để đối phó với "các sản phẩm và rủi ro tài chính mới nổi". Các chính phủ không thể ban hành các chính sách theo bất cứ cách nào để hạn chế "tiếp cận thị trường" không giới hạn.

5. Kiểm soát vốn phòng ngừa hay giảm nhẹ khủng hoảng tài chính đều bị cấm. Bài học trong quá khứ đã học bị bỏ qua. TISA đi đến thay thế mọi thứ. Ngoại lệ duy nhất là trong trường hợp khủng hoảng cán cân thanh toán. Thậm chí khi đó, chỉ có các biện pháp tạm thời riêng là được phép", “loại bỏ dần 1 cách lũy tiến" – ý nghĩa bảo vệ bằng thể chế sẽ không còn vị trí trong trường hợp cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai nổ ra.

6. Các sản phẩm tài chính chưa tạo ra phải được chấp nhận như qui tắc - tự do - không có vấn đề nguy hiểm như thế nào. Phụ lục TISA về Dịch vụ Tài chính khẳng định các chính phủ "sẽ cho phép" các công ty nước ngoài giới thiệu bất kỳ dịch vụ tài chính mới hoặc sản phẩm nào miễn là nó không đòi hỏi luật mới hay thay đổi những luật hiện có.

GTW giải thích điều kiện này sẽ không "loại trừ nhiều sản phẩm tài chính mới từ các qui tắc sâu rộng, như khi giới thiệu một sản phẩm mới thường không đòi hỏi" các luật mới hoặc thay đổi những luật đang có.

7. Chính phủ có thể miễn các công ty tài chính nước ngoài khỏi các qui định nội địa "thận trọng" nếu đất nước họ có hệ thống tài chính gần "tương đương". Thực tiễn này trong các lĩnh vực khác làm suy yếu sự bảo che chở.

Cách khác, các chính phủ có thể "làm hài hòa" quan hệ tài chính của họ để phù hợp với các tiêu chuẩn đàm phán với các bên ký kết TISA khác. Hài hòa hóa quá khứ trong các lĩnh vực phi tài chính cho thấy biện pháp bảo vệ đã thiết lập bị thay thế bằng các đàm phán bí mật mới - làm suy yếu sự bảo vệ pháp lý.

8. Các chính phủ phải công bố đề xuất các quy định tài chính để "những người liên quan" có thể bình luận trước khi chúng thành qui định. Nói cách khác, cản trở, trì hoãn và cuối cùng là làm suy yếu hoặc ngăn chặn việc thực hiện chúng.

9. Các chính phủ bị cấm ưu tiên doanh nghiệp trong nước khi ký kết hợp đồng dịch vụ tài chính. Hãng nước ngoài phải được tiếp cận bình đẳng.

10. Làm suy yếu "các biện pháp bảo đảm an toàn" để ngăn chặn các thách thức hiệu quả làm hại ủy quyền TISA. Chúng cưỡi trên luật pháp quốc gia.

GTW giải thích các điều khoản TISA "áp đặt những hạn chế ràng buộc lên một vùng rộng lớn các biện pháp bảo vệ nội địa, bao gồm cả các quy định tài chính."

Giống như NAFTA, TPP, TTIP, và những giao dịch thương mại phương Tây khởi xướng khác, lợi ích của tập đoàn được trao quyền bên trên các quốc gia và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.



The Trans-Pacific Partnership
Trans-Pacific Partnership (TPP) có qua cơn nguy kịch?
Rò rỉ chương đầu tư Hiệp định thương mại - Trans-Pacific Partnership
Chúa trùm tập đoàn: Obama, ký TPP đi!
Hơn 1.000 người kiện, ngăn cản Nhật Bản vào TPP

Hy Lạp quẫy đạp trong bẫy nợ! P3

Cướp nhà băng!

Chúng ta đề cập đến phần cuối cùng, không phải là bộ phim hành động kiểu Mỹ mà là những vụ cướp trong đời thực: cướp của nhà băng.

Đây là câu chuyện kinh điển, đã và đang xảy ra khắp nơi, không riêng gì Hy Lạp.

Chuyện rằng có 1 gã nhà băng béo ú tốt bụng đến bảo: tiền của tôi đây, các vị cứ lấy mà dùng, 10 năm, 20 năm hay 100 năm sau trả tôi cũng được. Chỉ xin mỗi năm trả thêm cho tôi 1%.

Xem ra rất hời! Ông lão Aristotle bùi tai vứt đồng drachma cầm 100 tỷ bạc, bằng đúng toàn bộ tài sản đất nước Hy Lạp. Ông xây cầu, dựng thành, mở trường triết học, ông phát tiền cho dân chúng ăn chơi phè phỡn – ai ai cũng sung sướng.

100 năm sau, gã béo tốt bụng đến đòi nợ. Bây giờ con cháu ông Aristotle gom góp cũng chỉ trả được có đúng 100 tỷ bạc. Họ không thể lấy đâu ra thêm 1 đồng nào nữa bởi họ không có máy in tiền.

Họ đành gán quốc gia cho gã nhà băng và khăn gói lên đường ăn mày.


Câu chuyện cướp của nhà băng này trong thực tế không cần đến 10 năm, bởi nó nhiều mánh khóe, thủ đoạn và dã man nhiều lần hơn thế.

Nhưng trên MSM, chúng ta chỉ nghe rủa: dân Hy Lạp ăn chơi, trốn thuế, lương cao, nghỉ hưu sớm, không chịu làm việc, vung tay quá trán, chi tiêu quá nhiều và phá sản.

Tất cả những điều này có thể ít nhất là có thật 1 phần. Nhưng hoàn toàn không có chuyện cướp của nhà băng. 

Ngoại trừ việc nó là gã béo nói dối... không chỉ về Hy Lạp, mà còn về các nước EU khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Ireland tất cả những ai đang trải qua mức độ thắt lưng buộc bụng khác nhau. Cùng dối trá như thế đã được đám nhà băng dùng để cướp bóc Mỹ La tinh, châu Phi, châu Á bao nhiêu năm qua.

Dĩ nhiên, Hy Lạp không tự sụp đổ, chúng đã làm họ sụp đổ!

Nói gọn, đám nhà băng đã nhận chìm chính phủ Hy Lạp, rồi cố tình đẩy họ vào tình trạng nợ không trả được... khi đó, từ tài sản công cho đến lợi tức bị bán tống bán tháo cho bọn đầu sỏ chính trị và các tập đoàn nước ngoài. Phần còn lại của bài sẽ giải thích tại sao và như thế nào.

Có thể bạn khoái những bộ phim kiểu mafia hoặc Bố già! Chắc bạn đã biết cách bọn mafia chiếm đoạt 1 nhà hàng nổi tiếng. Đầu tiên, chúng sẽ làm cái gì đó để công việc kinh doanh bị gián đoạn – dựng lên 1 vụ giết người hay bắt đầu một đám cháy đều được. Khi doanh nghiệp bắt đầu phải chịu đựng, Bố già xuất hiện và sẽ hào phóng đề nghị một số tiền như dấu hiệu hữu hảo. Đổi lại, hắn đưa tay chân vào kế toán của nhà hàng, gã đàn em làm chân phụ trách mua sắm, và cứ như vậy. Không cần phải nói, đó là một vòng xoáy đau khổ của chủ sở hữu, anh ta sẽ sớm phá sản, và nếu may mắn thì còn sống.

Câu chuyện cướp bóc Hy Lạp của đám nhà băng tuy có phức tạp hơn nhưng cơ bản là tương tự như vậy, nó gồm 4 bước.

Bước 1: Lý do đầu tiên và quan trọng nhất mà Hy Lạp gặp rắc rối là "Đại khủng hoảng tài chính" 2008, nó là đứa con tinh thần của Wall Street và các nhà băng quốc tế. Nếu bạn còn nhớ, các nhà băng đã đưa ra một ý tưởng tuyệt vời cho vay thế chấp dưới chuẩn với bất cứ ai lơ ngơ. Họ sau đó gói ghém tất cả những quả bom tài chính hẹn giờ này vào và bán chúng như là "chứng khoán thế chấp" cho các tổ chức tài chính khác nhau ở các nước trên thế giới và kiếm món hời khổng lồ.

Hoạt động tội phạm qui mô lớn này có 1 nhánh khác trong hệ thống, đó là bọn “cò mồi” được gọi theo kiểu bác học kinh tế-tài chính là các tổ chức đánh giá, như S & P, Fitch hay Moody – bọn chúng khêu gợi, mời mọc các con mồi bằng các bảng xếp hạng sao hay chi chít sao cho các loại chứng khoán, các phế thải tài chính có mệnh giá sắp sụp đổ. Chúng còn thuê những gã chính trị gia vô đạo đức bán rong món hàng này. Như gã Tony Blair đã gia nhập Goldman Sachs và bán món chứng khoán nguy hiểm này cho các quỹ hưu trí, các thành phố và các nước khắp châu Âu. Gã Tony Blair cũng đã nhiều lần xuất hiện ở VN thậm thụt với giới quan chức và châu Á trong vai cò mồi. Bọn Wall Street đã kiếm được hàng trăm tỷ đô trong vụ lừa đảo này.

Nhưng đây chỉ là khởi đầu của canh bạc bịp khổng lồ của bọn chúng. Chúng còn kiếm bẫm hơn nữa trong các bước sau.

Bước 2: Khi các quả bom hẹn giờ tài chính nổ tung. Các ngân hàng thương mại và đầu tư trên toàn thế giới bắt đầu sụp đổ chỉ trong một vài tuần. Các chính phủ địa phương và khu vực nhìn thấy khoản đầu tư và tài sản của họ bốc hơi. Hỗn loạn xảy ra khắp mọi nơi!

Kền kền như Goldman Sachs và nhà băng lớn bắt đầu nhảy vào kiếm lời trên đống xác chết hay đang hấp hối bằng 3 cách:

- Mua tài sản với giá rẻ mạt như chúng đã mua Lehman Brothers và Washington Mutual với giá vài xu.

- Giả chết để đòi bailout, chúng đòi ngân khố quốc gia phải cứu chúng, như Mỹ hàng ngàn tỷ USD vì chính tội lỗi chúng gây ra.

- Dã man hơn, chúng mua hết và đặt cược vào các chứng khoán sẽ nổi lên hay được bơm cho nổi lên. Như Goldman Sachs và kẻ tay trong John Paulson đã kiếm được hàng tỷ nhờ trò này.

Tại Hy Lạp, các nhà băng trong nước đã nhận khoản giải cứu 30 tỷ USD từ chính người dân Hy Lạp. Thay vì để cho chúng chìm, chính phủ Hy Lạp đã vô trách nhiệm bảo lãnh và giải cứu cho các nhà băng tư bản gộc.

Bước 3: Khi các nhà băng buộc chính phủ phải chấp nhận các khoản nợ khổng lồ. Ví như trong sinh vật học là virus, khuẩn độc, hoặc ký sinh trùng. Tất cả chúng đều có chiến lược duy nhất là làm suy yếu hệ thống miễn dịch của vật chủ. Một trong những kỹ thuật đã được chứng minh, sử dụng bởi các nhà băng quốc tế ký sinh là hạ cấp trái phiếu chính phủ của một quốc gia. Đó chính xác là những gì các nhà băng đã làm, bắt đầu từ cuối năm 2009. Điều này ngay lập tức làm cho lãi suất trái phiếu tăng lên, làm cho nó ngày càng đắt đỏ hơn để đất nước có thể vay tiền hoặc thậm chí chỉ là để đảo trái phiếu hiện có.

Từ năm 2009 đến giữa năm 2010, lãi suất trái phiếu 10 năm Hy Lạp gần như tăng gấp ba lần! Cuộc tấn công tài chính độc địa này đã đốn quị chính phủ Hy Lạp, và bọn chúng giành được hợp đồng cho vay nợ đầu tiên với 1 con số khổng lồ 110 tỷ euro.

Các nhà băng cũng kiểm soát nền chính trị của đất nước. Năm 2011, khi Ttg Hy Lạp từ chối chấp nhận gói cứu trợ lớn thứ 2, các nhà băng buộc ông ta ra khỏi văn phòng và ngay lập tức thay thế bằng Phó Chủ tịch ECB! Bóp nghẹt dân chủ và không cần 1 cuộc bầu cử nào. Tay chân mới của chúng làm gì? Ký vào chỗ trống mọi thứ giấy tờ bọn chúng đem đến.

Cũng bằng cách này, trong ít ngày tiếp theo, chính xác điều tương tự xảy ra ở Ý, nơi Ttg Chính phủ từ chức, chỉ để được thay thế bởi một con rối là nhân viên nhà băng/kinh tế. Mười ngày sau đó, Tây Ban Nha đã có một cuộc bầu cử sớm, một con rối, nhân viên nhà băng "kỹ trị" thắng cuộc bầu cử.

Đàn con rối của đám chủ nhà băng bắt đầu múa may từ những tháng đẹp nhất của chúng, tháng 11 năm 2011.

Vài tháng sau, vào năm 2012, chính xác là các thao túng thị trường trái phiếu đã được sử dụng khi đám nhà băng thổi lãi suất trái phiếu Hy Lạp vọt lên đỉnh đến 50%!!! Cuộc khủng bố tài chính này ngay lập tức có hiệu quả mong muốn: Quốc hội Hy Lạp đã đồng ý gói cứu trợ lớn thứ 2, thậm chí còn lớn hơn cái thứ 1.

Đây là một thực tế hầu hết mọi người không hiểu. Các khoản vay này không đơn giản là cho vay như bạn nhận từ thẻ tín dụng hay tiền từ nhà băng. Các khoản vay này đi kèm với chuỗi rất đặc biệt đòi hỏi tư nhân hóa tài sản quốc gia. Nếu bạn đã xem phim Bố già III, hẳn nhớ nhân vật Hyman Roth, chỉ cần thay cái tên Hyman Roth bằng Goldman Sachs hay IMF hoặc ECB, và bạn sẽ có được kẻ giống hệt.

Bước 4: Bây giờ, là lúc bắt đầu hãm hiếp và làm nhục 1 quốc gia. Đối với các khoản nợ đã áp đặt lên họ, Hy Lạp đã phải bán nhiều tài sản có lợi nhuận để các đầu sỏ chính trị và các tập đoàn quốc tế mua. Và tư nhân hóa là tàn nhẫn, liên quan đến tất cả mọi thứ và bất cứ cái gì có lợi nhuận. Tại Hy Lạp, tư nhân hóa bao gồm điện, nước, bưu điện, dịch vụ sân bay, nhà băng quốc gia, viễn thông, chủ quyền cảng biển, nó là rất lớn tại 1 đất nước hàng đầu thế giới trong vận chuyển biển.

Bên cạnh đó, các bạo chúa nhà băng còn bức chế mọi chương mục trong ngân sách chính phủ. Muốn cắt giảm chi tiêu quân sự? NO! Muốn tăng thuế đối với các đầu sỏ chính trị hay các tập đoàn lớn? NO! Quản lý vi mô không tồn tại trong bất kỳ mối quan hệ chủ nợ-con nợ nào khác.

Vì vậy, cái gì sẽ xảy ra sau khi tư nhân hóa và chuyên quyền của nhà băng? Tất nhiên, doanh thu của chính phủ đi xuống và nợ tăng thêm. Làm thế nào để "sửa chữa" điều đó? Tất nhiên, cắt giảm chi tiêu! Sa thải nhân công, cắt giảm tiền lương tối thiểu, cắt lương hưu cũng như an sinh xã hội, cắt giảm các dịch vụ công cộng, và tăng thuế đối với mọi thứ ảnh hưởng đến số đông 99% nhưng không phải là số giàu 1%. Ví dụ, lương hưu đã bị giảm một nửa và thuế bán hàng tăng đến hơn 20%. Tất cả những biện pháp này đã dẫn đến hậu quả Hy Lạp lao vào 1 thảm họa tài chính còn tồi tệ hơn cuộc Đại suy thoái Mỹ những năm 1930.

nhiên, đám nhà băng thao túng sẽ luôn luôn đòi hỏi tư nhân hóa ngay lập tức tất cả các phương tiện truyền thông, nghĩa là quốc gia này bị đóng chặt vào những hình ảnh tuyên truyền hàng ngày và chúng nói cho dân chúng rằng, các nhà băng tham lam và đám gian lận là những kẻ cứu rỗi; còn nô lệ trong cảnh thắt lưng buộc bụng như thế là tốt hơn nhiều những thứ khác.

Nếu người dân Hy Lạp biết được sự thật về thắt lưng buộc bụng, họ sẽ không chấp nhận điều này. Cùng xảy ra như thế với Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Ireland và các nước khác. Khía cạnh buồn của tất cả những điều này là nó chẳng phải chiến lược độc đáo gì. Kể từ WW-II, những con thú ăn thịt này đã thực hành vô số lần qua IMF và WB tại Mỹ La tinh, châu Á và châu Phi.

Đây là bản chất của trật tự thế giới mới – NWO, một thế giới thuộc sở hữu của một nhóm nhỏ các tập đoàn và nhà băng.

PS: Cũng có thể xem video này, nơi John Perkins - tác giả của cuấn sách "Lời thú tội của 1 sát thủ kinh tế - Confessions of an Economic Hit Man" - Nói về cách bóc lột các nước Mỹ Latinh và châu Á bằng việc sử dụng cùng các công cụ nợ-thắt lưng buộc bụng-tư nhân hóa mà chính ông ta từng làm trong cuộc đời.



How Greece was robbed by the bankers

Hy Lạp quẫy đạp trong bẫy nợ! P2

Chấm dứt đi trước khi quá muộn!

 


Với vẻ đầy tự tin, vị TTg trẻ nhất lịch sử Hy Lạp tuyên bố các chủ nợ nên quay lại bàn đàm phán sớm trong khi Merkel và Hollande gọi điện cho nhau rất lâu và kêu gọi 1 cuộc họp khẩn Eurozone vào 7/7.

Chiêu thức gây sức ép giờ lại trong tay con nợ! Đã quá lâu rồi chủ nợ dọa dẫm, tống tiền: không có tiền, không có việc làm, không có cả chỗ ngồi ở EU, tương lai tối tăm mờ mịt… Thậm chí ngay trước trưng cầu là đe dọa rút phích điện ngân hàng (đã rút), bỏ phiếu Oxi! là dấu chấm hết đàm phán và ra khỏi Eurozone.

Vị Chủ tịch Nghị viện EU, Martin Schul người Đức nói với một đài phát thanh cuối tuần rằng bỏ phiếu Oxi gần như chắc chắn có nghĩa  Hy Lạp sẽ bị buộc ra khỏi đồng euro... "Nếu sau khi trưng cầu dân ý, đa số là "không", họ sẽ phải giới thiệu một đồng tiền khác vì euro sẽ không còn sẵn sàng làm phương tiện thanh toán…"

Chính trị gia Đức, Bộ trưởng kinh tế Sigmar Gabriel Sigmar cáo buộc Tsipras  “xé bỏ cây cầu nối cuối cùng mà Hy Lạp và EU có thể cùng chung để đi đến thỏa hiệp”. Ông thêm rằng: Tsipras và chính phủ của ông ta đang dẫn dân chúng Hy Lạp trên con đường bị bỏ rơi cay đắng và thất vọng."

Nhưng có thật như thế? Chắc chắn là không nếu nhìn từ phía Hy Lạp. Chỉ có điều họ không dám mạnh dạn rời bỏ Eurozone.



Kể từ khi chấp nhận euro năm 2001 và ngồi cùng các ông lớn. Tưởng chừng Hy Lạp có nhiều lợi thế hơn hẳn các nhược tiểu đói rách Đông Âu. Trước 2008, dân Hy Lạp ai cũng hỉ hả và chỉ sau đó mới nếm mùi đau khổ.

Thậm chí là trong các văn bản Eurozone, cũng như trách nhiệm mà ECB tự công bố có ghi: duy trì sự ổn định kinh tế cho các thành viên. Sự cuồng tín euro đã phải trả giá. Bây giờ họ đang luyến tiếc đồng drachma.

Nhìn lại các nước không Eurozone, dường như khủng hoảng lại là cơ hội của họ. Một loạt nước đang có tăng trưởng nhanh nhờ lợi thế, ngay cả láng giềng: Romania, Bungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Thụy Điển, Croatia, Iceland… Thậm chí chính dữ liệu báo cáo IMF khẳng định điều này.

Nếu ra khỏi Eurozone, với Hy Lạp bây giờ là điều may mắn. Chỉ có điều đáng nguyền rủa là sau 15 năm, họ lại quay về điểm xuất phát với nhiều mất mát vĩnh viễn. Đó là 1 bài học, kẻ yếu hơn, nghèo hơn nên biết điều và đừng ra gió, đừng làm vật lót đường cho cỗ máy đồ sộ không biết thương xót.


Lời lẽ như thế của các chính khách Đức là thẳng thừng, nặng ký và chẳng cần phải úp mở khi con mồi đã trong bẫy. Tuy nhiên, khi dọa dẫm Hy Lạp, họ đã không nói vế bên kia: chính họ!

Bởi nếu Hy Lạp ra đi, sẽ là một cú sốc lớn đối với Eurozone và thị trường tài chính toàn cầu. Đức tin trong Eurozone Project tan vỡ, đồng euro sẽ chìm nghỉm như 1 tảng đá, thị trường chứng khoán sụp đổ kéo theo rất nhiều hiệu ứng tiêu cực khác.

Vì thế mà ở đây, ý kiến của 1 người khác xem ra xác đáng hơn, ông Romano Prodi, cựu giám đốc Ủy ban EU, cựu Ttg Ý: sự sống còn của chính EU giờ đang bị trói buộc vào việc xử lý khủng hoảng Hy Lạp đang leo thang thành một thảm họa. "Nếu như EU không thể giải quyết một vấn đề nhỏ có kích thước Hy Lạp, thì đỉnh điểm của EU là cái gì?"

Cho dù không rõ có liên hệ gì hay không, nhưng cùng sự kiện Hy Lạp, chứng khoán Trung Quốc đã mất giá đến 30% trong vòng 3 tuần qua, 1 lượng tiền 2,36 nghìn tỷ đã bay hơi, nghĩa là gấp 10 lần GDP Hy Lạp.

Vì vậy, bất chấp võ mồm dồn dập, các bên sẽ quay lại bàn đàm phán ngay thôi.


Hy Lạp quẫy đạp trong bẫy nợ!

Như vậy là cử tri Hy Lạp đã nói Oxi! (Không!) 61.3%!

Một số tờ báo phương Tây bắt đầu thóa mạ đảng cầm quyền Syriza và cá nhân ông Ttg Alexis Tsipras như thế ông này đã kéo Hy Lạp ra khỏi Eurozone hay xù nợ.

Tuy nhiên, dù muốn nói thế nào, thì Tsipras không thể rũ bỏ nợ hay ra khỏi Eurozone 1 cách dễ dàng – kết quả trưng cầu “Không” chỉ là 1 sức ép nặng ký trên bàn đàm phán, nó cũng mở đường cho chức trách Hy Lạp có thể thực hiện những biện pháp mạnh tay như Iceland: phong tỏa tài khoản ngân hàng của các chủ nợ, quốc hữu hóa, trưng dụng tài sản tư nhân hay thậm chí phát hành 1 loại tiền mới. Nên nhớ đảng cầm quyền Syriza là cánh tả bình dân ít dính dáng quyền lợi với các phe cánh cũ. Tất cả đều có thể là option!

Tờ báo Zero Hedge, nơi có nhiều bài hay về kinh tế tài chính cho biết, thực ra Hy Lạp đã thực hiện "thanh khoản song song” từ 1 tuần trước – tương tự bang California trong khủng hoảng 2008. Ðó là 1 dạng thanh toán điện tử có bảo lãnh của chính phủ. Có nhiều định nghĩa về tiền cũng như nó thực hiện nhiều chức năng. Nhưng bảo lãnh chính phủ là 1 chức năng quan trọng nhất - để nó không giống mảnh giấy hiệu cầm đồ hay chữ ký của chủ hụi.

Tờ báo Forbes nhận định có 3 vấn đề quan trọng mà dường như CQ ông Tsipras sẽ đàm phán với các chủ nợ:

+ Đạt được thỏa thuận giảm đáng kể nợ (tương tự như Đức sau WW-II). Điểm quan trọng nhất là mọi khoản trả nợ và lãi trong tương lai sẽ bị ràng buộc với tình hình phát triển kinh tế.

+ Chấm dứt “thắt lưng buộc bụng” dưới mọi hình thức. Thực hiện ngay lập tức chương trình kích thích tài chính trị giá 12-17 tỷ euro, gồm cả tăng lương, chống đói nghèo và đánh thuế tài sản nhà giàu.

+ Hạn chế áp đặt vấn đề “bền vững nợ” để vừa có thể giảm nợ, vừa nới lỏng tài chính cho đầu tư, kích thích kinh tế.

Hẳn người ta còn nhớ Tsipras tuyên bố khi nhậm chức cách đây 5 tháng: “Chấm dứt “vòng kim cô ‘thắt lưng buộc bụng’ độc ác!” Đó cũng là khẩu hiệu giúp đảng cánh tả bình dân Syriza thắng cử.

Có thể thấy, đàm phán sẽ vô cùng khó khăn nếu nói là không thể. EU muốn Hy Lạp chết trong Eurozone chứ không phải rũ bỏ Hy Lạp. Một trong các lý do quan trọng là nhiều kẻ trong Eurozone cũng đang tình trạng thoi thóp tương tự. Nói cách khác, ra khỏi Eurozone chỉ là 1 trong các tình huống mà các chủ nợ không mong muốn. Ở Áo, 1 nước khá giàu có, đã có 260 nghìn người ký thỉnh cầu ra khỏi EU, trong khi chỉ cần 100 nghìn để bắt đầu thực hiện thủ tục trưng cầu dân ý.

Có lẽ tình cảnh Hy Lạp nghiêm trọng hơn nhiều cảm nhận của những người ngoài cuộc, sẽ là bi thảm nếu tiếp tục liều độc dược IMF. Chúng ta nhớ những cuộc biểu tình bạo loạn, đốt phá hàng trăm nghìn người xảy ra suốt bao năm qua ở Athens. Tình cảnh EU và Eurozone cũng tương tự như vậy. Ở đây chúng ta bàn về EU và Eurozone.

Trước hết, cơ chế phát hành đồng euro vẫn nằm trong bí mật, mọi thứ mà EU công bố đều rất mù mờ và nhiều nghi vấn! Mối liên hệ của nó, của ECB với các tổ chức tài phiệt quốc tế hay tổ chức tài chính công khai như IMF là 1 dấu hỏi to đùng ngã ngửa!? Nằm chềnh ềnh ngửa bụng giữa nền dân chủ văn minh Tây.

Chính vì vậy, mặc dù IMF đóng vai trò chính trong vụ Hy Lạp, nhưng nó lại chỉ giữ có 10% nợ Hy Lạp. ECB cũng vậy, dường như đã có sự bán cái cho Eurozone, hay nói chính xác là các nhà đầu tư khu vực đồng euro. Có nghĩa là mất mát lớn nhất nếu xảy ra, thuộc về Eurozone chứ không phải IMF.

Điều này không lạ, đạo diễn IMF là chủ của tổng tài sản cho vay khoảng 750 tỷ USD. Không quá lớn cũng không quá nhỏ và họ thường bán cái cho tổ chức khác. Ví dụ tình cảnh Ukraine hiện nay cũng đang tương tự Hy Lạp, và chủ nợ lớn nhất ở đây là Quỹ Franklin Templeton chứ không phải IMF. Như vậy, có thể kết luận: IMF chỉ là kẻ tạo ra cơ hội để kẻ khác trục lợi và tự chịu rủi ro.


Nghi vấn IMF (tạm gọi như vậy) mới nổi lên khi cách đây không lâu, lộ diện bản báo cáo “Phân tích khả năng chịu đựng nợ” của Hy Lạp do chính IMF thực hiện cách đây nhiều năm (ít nhất từ 2010) nhưng giấu kín không chịu công bố. Trong báo cáo, đã dự báo đúng những gì đang xảy ra vào lúc này, đúng cả thời điểm và kết luận Hy Lạp cần phải được giảm nợ, giảm nhiều và nhanh chóng để tồn tại. Nghĩa là họ hoàn toàn biết trước Hy Lạp sẽ sụp đổ. Có thể nói, từ năm 2010, IMF đã biết gói cứu trợ tiếp theo sẽ đẩy Hy Lạp tụt sâu vào nợ nần. Đó là chính xác những gì họ muốn. Trong gói đó, không có thỏa thuận cơ cấu nợ, đẩy trách nhiệm pháp lý từ các ngân hàng tư nhân Pháp, Hà Lan, Đức sang quỹ công Hy Lạp. 

Nếu như IMF có lý do để che giấu, thì chủ nợ Eurozone cũng đồng lõa che giấu. Hành động của EU thật khó hiểu nếu không muốn nói là tự sát. Hàng đoàn người dài xếp hàng trong vô vọng để rút những đồng tiền cuối cùng ra khỏi ngân hàng thì cả hệ thống ngân hàng đóng cửa. Người ta tưởng Tsipras đã ra cái lệnh vô nhân đạo này. Nhưng không, kẻ ra lệnh là giám đốc ngân hàng TW EU có tên ECB Mario Draghi. Dường như ông ta cho rằng đây là 1 biện pháp buộc dân Hy Lạp phải bỏ phiếu Yes! chấp nhận các điều kiện áp đặt khốn đốn nhất của chủ nợ. Kết quả bỏ phiếu làm ông ta biết đã mắc sai lầm nặng, bonus thêm lòng thù ghét EU của dân Hy Lạp.


Và nếu như biết về vai trò giữa IMF, ECB và Eurozone, tất cả bọn họ biết rõ báo cáo của IMF, biết rõ sẽ phải giảm nợ. Thì việc họ cù nhầy, kéo dài đàm phán nhiều tháng qua và kiên quyết không chịu không giảm nợ là cố tình câu giờ, đẩy Hy Lạp vào chỗ chết. Họ quá tự tin con mồi đã sập bẫy và không còn lối thoát!

Báo cáo “Phân tích khả năng chịu đựng nợ” của Hy Lạp mới nằm trên bàn QH Hy lạp cách đây ít nhất 3 tuần. Đó cũng chính là lý do để Tsipras đã từ chối ký kết 1 thỏa thuận mà không bao gồm cơ cấu lại nợ và viện đến chiến thuật trưng cầu toàn dân. Nó sẽ là công cụ mạnh trên bàn đàm phán. Và chắc rằng khi đàm phán, ông ta sẽ chẳng khách sáo nói toẹt ra rằng, tuyên bố phá sản và ra khỏi Eurozone không hẳn là quá bi thảm đối với chúng tôi, mà là đối với các ông. Tỏ vẻ bất cần là 1 chiến thuật đàm phán cổ điển.

****  
Người ta vẫn chưa hiểu, làm thế nào mà bản báo cáo IMF bị giấu kín này lại đến được QH Hy Lạp. Bàn tay KGB hay ai đó trong số các chủ nợ Eurozone lo cho khoản tiền đầu tư của mình nên đã mất hết kiên nhẫn.

Nhanh không kém, lộ thì công bố luôn cho đỡ mang tiếng xấu xa. IMF đã phát hành tài liệu này tại Washington chính xác vào hôm thứ 5 ngày 2/7, bây giờ, EU chặn nó chỉ còn là vô vọng! Giữa Brussels và IMF đã xảy ra cuộc chiến to lớn bằng mồm! Nhưng chẳng làm gì nổi.

Liệu có phải Mỹ đã chơi EU 1 vố nặng? Điều này làm người ta nhớ đến Dominique Strauss-Kahn, cựu giám đốc IMF là người có tư tưởng phục vụ lợi ích EU, kể cả đông Âu, nhưng đã bị hạ bệ vì 1 vụ bê bối giả tạo tại Mỹ năm 2012. Lương của ông ta, $500 nghìn 1 năm có thể mua được vài cô người mẫu sáng giá làm trò, chẳng cần thiết phải giở trò với 1 ả hầu phòng. Kẻ lên thay, Christine Lagarde là người Pháp nhưng Mỹ đào tạo và phục vụ Mỹ rõ rệt.

Ông Ttg Alexis Tsipras dĩ nhiên đã lợi dụng báo cáo này để lôi kéo sự ủng hộ của cử tri và QH trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu Có/Không vừa qua. Ngay trước trưng cầu, thăm dò cho thấy đã có phần lớn dân chúng sợ hãi và nói Có! Nhưng gió đã đảo chiều khiến nhiều kẻ ở EU chưng hửng. Tsipras nói: "IMF đã công bố một báo cáo về kinh tế của Hy Lạp là minh chứng to lớn cho chính phủ Hy Lạp vì nó khẳng định rõ ràng - Nợ của Hy Lạp là không chịu đựng nổi".

Các nhà đàm phán IMF và EU sẽ xuất hiện như thế nào trong các cuộc đàm phán tới. Họ không thể mang bộ mặt vấy bùn đến nói những lời lịch sự. Nó sẽ là phí tổn nhiều tỷ cho những người đóng thuế EU. Đầu tầu Đức, quý bà cuối cùng cũng sẽ bị Mỹ phắc thôi sẽ nói gì về bê bối này?


Chắc rằng búa rìu đang chờ Angela Merkel, mới đây thôi, quí bà này kiên quyết khước từ giảm nợ cho Hy Lạp – một thành viên EU nhưng lại hào phóng phúng cho bọn phát xít Kiev hàng trăm triệu euro. Bà ta chắc chắn biết báo cáo IMF. Vậy tinh thần chung EU mà các lờ đờ vẫn to mồm hô hào ở đâu? Hay lòng thù phát xít Đức đã thắng thế khi sẵn sàng cho toàn dân Hy Lạp đi tàu lặn?

Nhà phân tích tên tuổi Brett Arends ở MarketWatch viết rằng sai lầm lớn nhất của Hy Lạp là muốn ở lại Eurozone, khi đồng euro đã là 1 thảm họa tài chính. Thật khó hiểu khi đã chẳng ai chỉ ra điều này trước đó. Ở lại trong Eurozone, sẽ không có cách nào để họ vượt qua.

Vậy thì vấn đề là trong khi tưởng tượng mình đang hiếp dâm Hy Lạp, EU đã bị chính Mỹ hiếp dâm. Họ sợ con gấu Nga hơn Mỹ. Họ sợ Nga sẽ mang đến Hy Lạp cho Tsipras nhiều tỷ và xé toạc cái EU đang rệu rã ra 1 mảnh và nhiều mảnh nữa như đã làm với Ukraina. Mất với Mỹ chỉ là mất tiền, dù là nhiều nhiều tỷ. Mất với Nga, là mất cả EU! Đó là trả lời cho câu hỏi bên trên: Hành động của EU thật khó hiểu?

Nhưng tay chơi Putin nói tuyệt đối đúng: Cuối cùng thì EU cũng sẽ bị hiếp dâm thôi!

Và đâu phải chỉ có 1 lần!



Hai bài học của cùng 1 phương pháp: Hungary và Iceland!

Iceland Phục hồi nhanh nhất châu Âu sau khi bắt giam các nhà băng thay vì giải cứu!


(ANTIMEDIA) Sau khi Iceland chịu cú đánh khủng hoảng tài chính nặng nề 2008-2009, dẫn đến kết án và bỏ tù 1 số giám đốc điều hành ngân hàng hàng đầu, IMF nói bây giờ họ đã hướng tới phục hồi kinh tế "mà không ảnh hưởng đến mô hình phúc lợi", bao gồm y tế và giáo dục. Trong thực tế, Iceland đang trên đường trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên phải chịu đựng khủng hoảng tài chính đang "vượt qua đỉnh khủng hoảng sản lượng kinh tế" - minh chứng bản chất rằng giải cứu không phải là con đường để đi.

Tình cờ, độc đáo trong cách họ đã chọn để xử lý thảm họa. Họ đơn giản là để cho các ngân hàng phá sản, dẫn đến vỡ nợ tổng cộng $85 tỷ, nhiều thứ để truy tố và phạt tù các giám đốc điều hành vì liên quan đến các gian lận khác nhau. Những quyết định của họ có vẻ gây sốc vào thời điểm đó, vì điều này họ bị EU và nhất là Anh đe dọa. Nhưng rõ ràng là sự mạo hiểm đã được đền đáp.

"Tại sao chúng tôi lại có một bộ phận xã hội không bị khống chế hay không phải chịu trách nhiệm?" Công tố viên đặc biệt Olafur Hauksson cho biết sau khi Tòa án tối cao Iceland bắt giữ 3 nhà băng và kết án. "Thật là nguy hiểm khi kẻ nào đó là quá lớn để điều tra, nó mang lại cảm tưởng có một nơi trú ẩn an toàn."

Ông Hauksson, vốn chỉ là 1 sĩ quan cảnh sát ở một làng chài nhỏ, đã làm công tố viên đặc biệt sau khi kêu gọi mà không có ai đảm nhận vai trò này. QH Iceland thậm chí còn hỗ trợ nỗ lực công tố bằng cách nới lỏng luật bí mật để cho phép điều tra mà không có trở ngại.

Sáu trong số 7 vụ đã kết thúc tại Tòa tối cao Iceland với cáo trạng giữ nguyên, thêm 14 vụ có khả năng bị truy tố. Ngược lại, có cảm giác thù địch của Mỹ đối với các tổ chức tài chính lớn nhất của họ khi các gói cứu trợ thành nỗi cay đắng. Sau khi các nhà băng nhận tội thao túng tiền tệ và lãi suất toàn cầu vào tháng 5 và
bị phạt ít ỏi $5,7 tỉ, thậm chí không có đền bù cho người dân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi gian lận. Truy tố thành công và phục hồi kinh tế của Iceland vẫn là chủ đề thèm muốn cho người Mỹ.
  
Đóng băng tài sản nước ngoài là việc đầu tiên Iceland đã làm khi gặp khủng hoảng. Điều này Hy Lạp mới làm trong ít tuần gần đây (khôi hài!). Kiểm soát vốn chặt chẽ đã được áp dụng trong 6 năm qua và bây giờ mới được nới lỏng, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có tài sản về cơ bản đã bị đóng băng kể từ đó có thể đưa kinh doanh của họ đến nơi khác. Để ngăn chặn cuộc khủng hoảng có thể lặp lại, ông bộ trưởng Tài chính công bố một loại thuế 39% đối với bất cứ ai chọn để làm như vậy. Thorolfur Matthiasson, 1 giáo sư tại ĐH kinh tế Iceland giải thích: "Mối nguy hiểm là chuyển vốn và hậu quả làm giảm giá trị đồng krona."

Nói ngắn gọn, sức khỏe kinh tế Iceland sẽ được thử nghiệm. Mặc dù còn nhiều lo lắng, vẫn có lạc quan báo trước kể từ khi Iceland đã chắc chắn vượt qua cơn bão trước kia.

Hungary thoát khỏi liều thuốc độc dược IMF!


Có một thuật ngữ gọi là “Poisoned Chalice”, Chalice theo nghĩa La-tinh là cái ly, thường dùng để đựng sữa như ở Hy Lạp cổ. Poisoned Chalice – Ly độc, chỉ thứ ban đầu, hay bề ngoài là rất tốt đẹp, hữu dụng, nhưng về sau là rất tồi tệ như bị đầu độc vậy.

Bất cứ nơi nào được kê đơn, liều thuốc IMF chỉ có hợp chất khủng hoảng kinh tế;

Chúng ta dâng lợi ích đáng ngờ cho những kẻ vận hành nền kinh tế toàn cầu thêm bao nhiêu lâu nữa? Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF đã có cùng một "sai lầm" rất nhiều lần mà duy nhất một lời giải thích còn lại: nó là một thảm họa kỹ thuật.

Các cuộc khủng hoảng đã được điều khiển ở Thái Lan, Hàn Quốc, Nga và Argentina đều được ghi bởi Joseph Stiglitz, cựu kinh tế trưởng của World Bank, cũng như những người khác. Nhưng chúng ta, cho đến nay, thiếu một mô tả toàn diện về cách nó làm ở Đông Âu. Một cuốn sách mới của nhà kinh tế Pongrac Nagy cho thấy lần đầu tiên IMF đã nện cú trời giáng vào Hungary như thế nào.

Quản lý kinh tế cộng sản là vô vọng: cưỡng chế, vô trách nhiệm, không đủ năng lực và lãng phí. Vì vậy, khi Hungary bắt đầu dân chủ hóa cuối những năm 1980, rõ ràng rằng hệ thống kinh tế mới là một nhu cầu. Có một số tùy chọn cho quá trình chuyển đổi. Nhưng trước khi bất cứ ai xem xét chúng, chính phủ mới Hungary ngây thơ và kỳ vọng đã bị thuyết phục bởi các cường quốc phương Tây, cho rằng không có sự lựa chọn nào ngoài quay sang IMF.

Trừ khi chính sách kinh tế của quốc gia được sự chấp thuận bởi IMF, họ không thể có được vốn nước ngoài. Hậu cộng sản Hungary cần vốn nước ngoài chỉ với một mục đích: để giúp trả món nợ nước ngoài khổng lồ của họ. Họ có thể áp dụng, như nhiều quốc gia khác đã làm, cho giảm nợ, nhưng IMF, đã đưa ra những bằng chứng có thật, nói với họ rằng điều này sẽ ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài. Lựa chọn duy nhất là thực hiện chính sách IMF đề nghị.

IMF chỉ có một tập hợp các chính sách. Chính phủ phải áp đặt những hạn chế khi cung tiền và tín dụng, mở cửa cho vốn nước ngoài, tư nhân hóa tài sản nhà nước và cắt giảm chi tiêu công cộng. Họ biện minh cho những yêu cầu này bằng cách thuyết phục Hungary rằng họ đang phải chịu khoản nợ không thể quản lý và lạm phát phi mã.

Vì vậy, năm 1990, IMF nói với Hungary rằng họ đang trải qua cuộc khủng hoảng lạm phát. Giá cả, như họ chỉ ra, đã tăng 17% trong năm 1989. Trong khi sự thật thì giá cả tăng này là không bởi do lạm phát (nhu cầu vượt xa cung cấp), mà chủ yếu là do thay đổi chính sách, chẳng hạn như áp dụng thuế VAT và việc bãi bỏ trợ cấp. IMF nhấn mạnh một cách giả tạo rằng nó bị gây ra bởi nhu cầu quá mức.

Cách tốt nhất là giảm cầu, IMF quả quyết, là hạn chế lượng tiền các ngân hàng có thể cho vay. Vì vậy, từ năm 1990 đến năm 1996, NHTW đảm bảo tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp giảm một nửa. Kết quả ngay lập tức và như dự đoán là lãi suất tăng cao (đến 50%), doanh nghiệp trên khắp đất nước Hungary sụp đổ. Khi công nhân bị sa thải và tiền lương bị cắt giảm, nhu cầu tiêu dùng bị tụt xuống. IMF, như Nagy viết, đã "nhận chìm một cách giả tạo nền kinh tế Hungary vào cuộc suy thoái to lớn chưa từng có trong thời bình". Từ năm 1990 đến năm 1993, tổng sản phẩm quốc nội Hungary đã giảm 18%.

Còn xa hơn cả thứ lạm phát cũ, phác đồ điều trị của IMF này gây ra thêm chính lạm phát. Từ năm 1993 đến năm 1996, giá đã tăng 130%. Đây không phải là vì nhu cầu đang tăng, chỉ đơn giản là bởi vì nó giảm không nhanh như cung. Nhưng IMF, một lần nữa, xử lý vấn đề mới này như thể nó được gây ra bởi nhu cầu lồng lên. Họ khăng khăng đòi hạn chế kinh tế hơn nữa, nó, như dự đoán đã quá đủ, đẩy Hungary lún sâu hơn vào suy thoái.

Để đảm bảo Hungary trả nợ của mình, IMF yêu cầu họ cắt hết các dịch vụ công cộng có thể, và tư nhân hóa mọi tài sản nhà nước có thể. Toàn bộ các lĩnh vực kinh tế bị đánh sập nhanh chóng và bán tháo rẻ mạt, với hậu quả là các công ty nước ngoài giành quyền kiểm soát hoàn toàn thị trường. Để đảm bảo, như trong những lời của chính phủ, "việc phân bổ lại thu nhập trong lĩnh vực kinh doanh", Hungary sau đó đã buộc phải đưa ra một trong những chính sách thuế lạc hậu nhất trên thế giới: 43% doanh thu của chính phủ đến từ thuế tiêu thụ, chỉ 20% là thuế thu nhập và 14% thuế kinh doanh.

Tất cả điều này được thực hiện, như tất cả các chương trình của IMF, trong điều kiện hoàn toàn bí mật và lừa đảo có tổ chức. Lời dối trá của IMF nói rằng họ chỉ đơn giản là chấp thuận "lá thư bày tỏ ý định" được viết bởi chính phủ, trong đó chứa đựng các chính sách kinh tế mới. Câu chuyện này cứu giúp tất cả trách nhiệm IMF vì những gì xảy ra. Nhưng thư “bày tỏ ý định” lại thực sự được viết bởi IMF, và chỉ cần chữ ký của chính phủ. Nó, từ vĩ mô đến chi tiết hướng dẫn đời sống kinh tế và chính trị quốc gia từ một đến ba năm. Điều này hoàn toàn bí mật. Người Hungary biết họ phải chấp nhận chính sách của IMF là qua lá thư bị rò rỉ từ quan chức cấp cao của IMF gửi cho Bộ trưởng Tài chính. Ông ta yêu cầu chính phủ Hungary áp dụng chính sách phù hợp một cách chính xác.

Một và nửa triệu người Hung (gần 30% lực lượng lao động) bị mất việc làm. Thu nhập của những người vẫn còn việc giảm 24%, lương hưu giảm 31%. Đến năm 1996, hầu hết dân chúng sống trong hoặc xung quanh mức chỉ tồn tại. Dịch vụ công cộng bị teo lại. Từ năm 1989 đến năm 1998, tỷ lệ tội phạm tăng 166%. Điều này, người Hungary phải nhớ, là kết quả của một quá trình gần như được mô tả là "chiến thắng của chủ nghĩa tư bản".


Nhưng đất nước Hungary kỳ lạ, kỳ lạ bậc nhất châu Âu, người Hung kiên cường chưa bao giờ chịu khuất phục bất cứ đế quốc nào. Năm 1996, đột nhiên, không cần thông báo hay giải thích, chính sách đã thay đổi. Các ngân hàng được phép để bắt đầu cấp tín dụng một lần nữa và suy thoái kinh tế, kết quả là, đã kết thúc ngay lập tức. Trong 4 năm tiếp theo, sản xuất công nghiệp tăng 45% và GDP tăng 21%. Tiền lương và trợ cấp hưu trí bắt đầu tăng trở lại.

Thí nghiệm này, nói cách khác, là rõ ràng đến mức không còn gì rõ hơn về kết quả điều trị của lang băm kinh tế IMF. Áp dụng đơn thuốc IMF - kinh tế sụp đổ. Dừng lại - kinh tế hồi phục. Điều này được lặp đi lặp lại thường xuyên, đủ để chúng ta tin tưởng vào kết quả. Tại Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Nga và Argentina, tự do hóa tài chính và hạn chế bắt buộc của IMF dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế, mà chỉ được khai thông khi những hạn chế được dỡ bỏ. Những quốc gia từ chối uống liều độc dược Chalice, mặc dù họ phải đối mặt với điều kiện gần như tương đồng (Trung Quốc, Ba Lan) đều phát triển thịnh vượng trong khi các nước láng giềng của họ sụp đổ.

Vậy tại sao, biết những gì sẽ là hậu quả, mà IMF lại cứ tiếp tục áp dụng cùng một đơn thuốc gây thảm họa? Điều đó khó có thể đổ lỗi là do thiếu chuyên môn. Sự thật là hậu quả xảy ra rất phù hợp với mong muốn của nhà đỡ đầu nó. Trong khi IMF hoạt động chủ yếu ở các nước nghèo, nó đã bị kiểm soát hoàn toàn bởi những kẻ giàu có, thông qua hệ thống một lá phiếu-một đồng đô la của IMF. Kết quả là, như Stiglitz cho biết, các chương trình của nó phản ánh "lợi ích và hệ tư tưởng của cộng đồng tài chính phương Tây".

Desmond Tutu đã từng nhận xét rằng: "Khi các nhà truyền giáo đến châu Phi, họ có Kinh Thánh và chúng tôi có đất đai. Họ nói rằng 'chúng tôi hãy nhắm mắt vào và cầu nguyện". Khi chúng tôi mở mắt ra, chúng tôi có Kinh Thánh, và họ có đất đai." Người Hungary đã được trao Kinh Thánh kinh tế chính thống bằng cách truyền giáo. Thông qua lừa lọc và giấu diếm, IMF đảm bảo rằng đôi mắt của họ đã bị bịt kín. Đến khi họ mở mắt ra, các nhà băng và các công ty nước ngoài đã sở hữu nền kinh tế, khu vực công đã được giao cho vốn tư bản nước ngoài; thất nghiệp cơ cấu đã tạo ra một lực lượng lao động dễ bảo và tuyệt vọng. IMF, nói cách khác, đã sắp đặt vụ trộm cắp cả một đất nước. Bao nhiêu lần chúng thực hiện điều này 1 lần nữa trước khi chúng ta có thể thấy rõ trò chơi này là cái gì?

Cuốn sách của Pongrac Nagy có tên: From Command to Market Economy in Hungary under the Guidance of the IMF;

Cho đến nay, Hungary vẫn khước từ Eurozone. Tăng trưởng kinh tế bị chững lại nhưng không rơi xuống hố như Hy Lạp. Trong đồ thị là GDP của Hungary, Czech và Nga, theo nguồn Forbes.




Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...