Và liệu sau đó có thể gọi Stalin là người theo chủ nghĩa Mác không?
Cái tên William
Foster nói lên rất ít đối với độc giả hiện nay. Ở thời Liên Xô, ông này cũng không được nhắc đến nhiều, mặc dù vào năm 1971, một con tem bưu
chính đã được phát hành nhân kỷ niệm 90 năm. Dù, con
người, theo quan điểm của sử học Xô Viết, là người khá đáng chú ý. Ông đã lãnh
đạo Đảng Cộng sản Mỹ
trong những giai đoạn lịch sử rất khó khăn. Năm
1929-1934 và 1945-1957. Thời kỳ đầu tiên là cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa
Trotsky. Và những năm sau chiến tranh đã trở thành thời điểm của cuộc “săn lùng phù thủy CS ” ở Mỹ, khi các
đảng viên và thậm chí cả những người có thiện cảm với Đảng Cộng sản bị đàn áp khắc nghiệt. William Foster là người tham gia tích cực vào Đệ tam Quốc tế hay Quốc tế Cộng sản 3, chứ không phải như là những người làm việc trong các văn
phòng ở Mátxcơva, rồi
liều chịu bị bắt vì quan điểm hay bị buộc tội làm gián điệp. Sau năm 1957 và cho đến khi qua đời vào năm 1961, William
Foster vẫn là Chủ tịch danh dự của Đảng Cộng sản Mỹ.
Foster chết ngày 1 tháng 9 năm 1961 tại Mátxcơva và Liên Xô
đã tổ chức tang lễ cấp nhà nước cho ông tại Quảng trường Đỏ. Đích thân Khrushchev đi đầy đội tang lễ danh dự.
Tro cốt của Foster được chôn cùng John Reed và Bill Haywood. Cuốn sách “Toward Soviet America” của ông vẫn là cuốn sách được những người cộng sản Mỹ yêu thích, và
đã được tái bản liên tục bởi cả giới cánh tả và cả giới chống cộng,
những kẻ coi nó là một tai tiếng. Một ấn bản của cuốn sách đã
được xuất bản với phụ đề " "The Book the Communists tried to
Destroy! - Cuốn sách mà giới Cộng sản cố gắng phá hủy!"
Cuốn sách của William Foster: “A History of Three Internationals - История трех интернационалов” hay “Lịch sử QTCS-3” cho
một cái nhìn về vấn đề khác: Tại sao Stalin giải tán QTCS-3 hay Comintern. Cũng như Nguyễn Ái Quốc tại sao lại đọc 2 bản tham luận phê phán nặng
nề QTCS-3 năm 1924, có thể đọc 2 bản tham luận đó của Cụ ở đây và ở đây.
Về mặt chính thức, theo
ý kiến của Stalin, mục tiêu của QTCS-3 được chuyển từ cách mạng thế giới sang đối đầu với mối đe dọa phát xít. Có nhiều tư liệu cho phép nói
rằng Stalin hoàn toàn hiểu mối quan hệ giữa Đảng CS Đức, nước Đức và QTCS do Trotsky điều khiển, ai nuôi dưỡng phong trào dân tộc cực đoan
của Hitler, sử dụng làm công cụ gì, chống lại ai thậm chí được Stalin nói công khai trong một bản báo cáo phê bình Đảng
CS Đức. Đến năm 1935, vị trí của Stalin trong CPSU (b) đã được củng cố và ảnh hưởng đã
tăng lên đến mức ông có thể thực hiện các quyết định trái với các nguyên tắc cơ
bản ở Comintern. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ giới hạn ở điều này, và Stalin
thậm chí còn đi xa hơn. Năm 1943, Stalin giải tán Comintern. Còn William Foster thì mô tả nó
như thế nào.
Trước hết, chính Stalin là người đã giải tán Comintern. Mà theo cách
giải thích của Foster là BCHTƯ của
Comintern không thể đưa ra quyết định độc lập. Vào thời điểm bị giải tán, tất cả đều phải
thông qua hay có sự cho phép của Ủy ban
Quốc phòng do Stalin đứng đầu. Còn các thành viên của BCHTƯ đều phải sống dựa vào sự hỗ trợ của Liên Xô.
Foster lưu ý rằng, theo các nhà báo tư sản và chính khách, sự kiện
này đã góp phần thúc đẩy sự hợp tác quốc tế nhằm kết thúc chiến tranh càng sớm
càng tốt. Đức Quốc xã đã phản ứng với thái độ khó chịu, gọi đó là một
"hành động lừa bịp". - Có thật không. Trong tình huống này,
"Hiệp ước chống QTCS" đơn giản là mất đi ý nghĩa của
nó. Phe Trotskyists đã "gây ồn ào về thực tế rằng việc giải thể Comintern bị cho là phản bội sự nghiệp của CNXH thế
giới".
Cụ thể hơn, các nguồn tin phương Tây tận
ngày nay vẫn đưa ra quan điểm: Stalin giải tán QTCS là do yêu cầu của Anh và
Đồng minh để mở mặt trận phía Tây chống Đức quốc xã. Nhưng rõ ràng việc giải thể đã góp phần vào việc tăng cường hợp tác quốc
tế. Liên Xô, ở cấp độ các hành vi pháp lý chính thức, đã loại bỏ công cụ,
ban đầu chỉ nhằm mục đích lật đổ trên toàn thế giới (xin lỗi, "cuộc cách
mạng thế giới"). Và do đó đã từ bỏ những ý định gây hấn đối với các
đồng minh hiện có và tiềm năng.
Nhưng lý do cụ
thể của việc giải thể Comintern, như Foster trình bày là do tổ chức QTCS-3 đã không còn
phù hợp với tình hình thực tế, ["rất lâu
trước chiến tranh, nó đã khó trở thành và ngày càng trở nên rõ
ràng rằng đến mức mà nội bộ cũng như tình hình quốc tế của mỗi nước trở nên phức tạp hơn, giải pháp cho các vấn đề phong trào người lao động của mỗi quốc gia thông qua trung gian của
một trung tâm quốc tế nào đó sẽ gặp những trở ngại không thể giải
quyết được"; nói tóm lại, "hình thức tổ chức do Đại hội lần thứ nhất của
Quốc tế Cộng sản lựa chọn" đã tồn tại lâu hơn chính nó, và "hình thức
này thậm chí còn trở thành một trở ngại cho việc củng cố hơn nữa các đảng công nhân
các nước".] (trang 352).
Stalin cũng
đã giải thích quyết định giải thể Comintern, đăng trên báo Pravda, cũng
như trả lời câu hỏi của Harold King, phóng
viên Reuters (Stalin toàn tập, tập 15, tr. 79): “Việc giải tán Quốc tế Cộng sản là đúng, vì:
a) Điều
này vạch trần
những lời nói dối của Đức Quốc xã rằng "Mátxcơva" có ý định can thiệp
vào đời sống của các quốc gia khác và "bolshevik hóa" họ. Lời nói dối này giờ đã kết thúc.
b) Điều
này vạch trần những lời
vu khống của giới chống đối CNCS trong phong trào công nhân mà vì thế mà các đảng cộng sản của nhiều nước bị cáo buộc là hành động không vì
lợi ích của nhân dân mình mà theo lệnh từ bên ngoài. Sự vu khống này cũng
được đặt dấu chấm hết.
c) Điều
này tạo điều
kiện thuận lợi cho công việc của những người yêu nước có được sự đoàn kết các lực lượng tiến bộ của nước họ, không phân biệt đảng phái và tín
ngưỡng tôn giáo, thành một phe giải phóng dân tộc duy nhất, nhằm phát triển
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
d) Điều
này tạo điều
kiện thuận lợi cho công việc của những người yêu nước ở tất cả các nước trong
việc đoàn kết tất cả các dân tộc yêu tự do thành một tổ chức quốc tế duy nhất
để đấu tranh chống lại mối đe dọa thống trị thế giới bởi chủ nghĩa Hitle, từ đó
mở đường để tổ chức cộng
đồng các dân tộc trong tương lai trên cơ sở
của sự bình đẳng của họ.
Các luận điểm rõ ràng mà Stalin đưa ra cũng
là nói về:
a): CPSU (b) không có ý định xuất khẩu cuộc cách mạng thế
giới. Chính QTCS đã tiếp
tay cho Đức quốc xã tuyên truyền xuyên tạc gây hại, cô lập Liên Xô với các nước,
các phong trào chống Đức quốc xã. Nói cách khác, QTCS đã phản bội cương lĩnh của
chính họ, công khai làm tay sai của chủ nghĩa phát xít.
b): Đảng cộng sản các nước hành động vì lợi ích nhân nhân nước họ, không còn và
không cần nghe theo chỉ đạo của QTCS.
c): CPSU (b) không ngăn cản việc thống nhất các lực lượng nội bộ khác
đảng phái và tôn giáo các nước.
d): Sau chiến thắng phát xít, không quay lại “Đấu tranh giai cấp”, không “Vô sản các nước đoàn kết lại!”, không quay lại “cách mạng thế giới”. Mà đồng ý thiết lập "Cộng đồng các dân tộc trên cơ sở bình đẳng của họ". Một định hướng quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác đối với “cách mạng vô sản thế giới” đã được đặt dấu chấm hết.
Cuối thư, Stalin viết: “Tôi cho rằng việc
giải tán Quốc tế Cộng sản là khá kịp thời, vì lúc này, khi con thú phát xít
đang phát huy sức lực cuối cùng, cần tổ chức một cuộc tổng tấn công vào các
nước yêu tự do để tiêu diệt con ác thú này, và cứu các dân tộc khỏi sự áp bức
của phát xít”.
Chủ nghĩa phát xít là cánh tay nối dài quân phiệt hóa của chủ nghĩa đế quốc còn QTCS dưới ảnh hưởng nặng nề của Trotskyism trở cờ tiếp tay phát xít bị giải tán. Hóa ra là bằng việc giải tán Comintern, Stalin đã mở rộng đáng kể cơ hội cho Liên Xô trong công cuộc chống Đức quốc xã, nhưng trên thực tế, cũng loại bỏ "cách mạng thế giới", “cách mạng thường trực”. Ông đã đổi "cuộc cách mạng thế giới" để lấy "CNXH trong một quốc gia duy nhất".
Ở Việt Nam, chủ trương đường lối Phản đế-Phản phong (Chống đế quốc trước, Chống phong kiến sau) được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra từ rất sớm, đó là sự nắm bắt kịp thời những thay đổi của tình hình quốc tế. Đáng tiếc, đường lối ấy không phải lúc nào cũng có được sự hiểu biết và thông suốt trong đội ngũ cán bộ của Cụ - "Đáng sợ nhất là các chú".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét