«Товарищ
волк знает, кого кушать - кушает и никого не слушает»
Президент Владимир Путин о США
"Đồng chí Sói biết ai để ăn thịt, và nó ăn mà không cần nghe bất cứ ai."
http://www.unz.com/mwhitney/showdown-in-Ukraina/
"Đồng chí Sói biết ai để ăn thịt, và nó ăn mà không cần nghe bất cứ ai."
http://www.unz.com/mwhitney/showdown-in-Ukraina/
“Comrade
Wolf knows who to eat - he eats without listening to anyone”
– President Vladimir Putin referring
to the United States
-
Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập đến Mỹ
Cuộc
khủng hoảng Ukraina có gốc rễ từ chính sách những ngày cách đây 20 năm. Nguồn
gốc của chính sách này có thể truy ra dấu vết từ một bài báo năm 1997 trên tạp
chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) của Zbigniew Brzezinski, có tiêu đề
"Địa chiến lược cho Eurasia". Bài báo chứng tỏ, Mỹ cần phải mạnh mẽ đặt
mình vào Trung tâm Eurasia để duy trì vị thế của mình như siêu cường duy nhất
của thế giới. Trong khi nhiều độc giả có thể đã quen thuộc với ý tưởng Brzezinski
về những vấn đề này, họ có thể không biết những gì ông ta nói về Nga, được đặc
biệt sáng tỏ trước bạo lực gia tăng gần đây ở Ukraina, trong khi có vấn đề để phải chú ý với Ukraina hơn
là với cuộc chiến tranh giấu mặt của Washington nhằm vào Nga. Đây là những gì
Brzezinski nói:
"Vai
trò lâu dài của Nga tại Eurasia sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự tự định nghĩa của họ...
Ưu tiên hàng đầu của Nga phải là để hiện đại hóa mình, hơn là tiến hành nỗ lực
vô ích để lấy lại vị thế của mình như là một cường quốc toàn cầu. Với quy mô và
sự đa dạng của đất nước, một hệ thống chính trị phi tập trung và thị trường kinh
tế tự do sẽ có nhiều khả năng để mở ra tiềm năng sáng tạo của nhân dân Nga và
tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của Nga. Một nước Nga liên bang lỏng lẻo - bao
gồm nước Nga châu Âu, nước cộng hòa Siberia, và cộng hòa Viễn Đông - cũng sẽ thấy
họ dễ dàng hơn để nuôi dưỡng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với các láng giềng
của họ. Mỗi thực thể liên bang sẽ có thể khai thác tiềm năng sáng tạo địa
phương của họ, vốn bị bóp nghẹt trong nhiều thế kỷ bởi bàn tay quan liêu nặng nề
của Mat-xcơ-va. Đến lượt, một nước Nga phi tập trung sẽ ít có khả năng huy động
tiềm lực đế quốc.
(Zbigniew
Brzezinski, A Geostrategy for Eurasia, Foreign Affairs, 76:5, September/October
1997)
Vì
vậy, mục tiêu này của chính sách Mỹ, là để tạo ra "Một nước Nga liên bang lỏng
lẻo" có nền kinh tế gộp vào hệ thống dựa trên thị trường của Mỹ?
Chú
ý là Brzezinski đã dễ dàng như thế nào để xẻ Nga ra thành nhỏ hơn, những quốc
gia nhỏ cho phép không đe dọa đến sự mở rộng của đế quốc Mỹ. Brzezinski chắc chắn
hình dung một nước Nga sẽ bán lượng tài nguyên khổng lồ của họ bằng đồng đô la
dầu mỏ và tái quay vòng chúng vào trái phiếu kho bạc Mỹ, làm phong phú hơn nữa nạn
tham nhũng cho thuê-hớt váng ở Washington và Phố Wall. Ông ta thấy trước một nước
Nga sẽ từ bỏ vai trò lịch sử của họ trong thế giới và không có tiếng nói trong
việc định hình chính sách toàn cầu. Ông ta tưởng tượng ra một nước Nga quị lụy sẽ
giúp tạo điều kiện cho tham vọng đế quốc Mỹ ở châu Á, thậm chí đến chỗ họ sẽ trả
tiền để khống chế dân chúng của mình thay mặt cho đầu sỏ chính trị Mỹ, các nhà
sản xuất vũ khí, đầu nậu dầu mỏ, và 1% cai trị. Đó là đoạn văn trong phần
Brzezinski tổng kết mục tiêu của Washington ở Ukraina, Nga và xa hơn nữa. Sẽ là
thích với hợp tiêu đề có những từ in đậm sau đây:
AN NINH XUYÊN LỤC ĐỊA
"Xác
định nội dung và thể chế hóa hình thái của hệ thống an ninh xuyên Á-Âu có thể trở thành sáng kiến kiến trúc lớn của thế kỷ tiếp theo. Cốt lõi của khuôn khổ an ninh xuyên lục địa mới có thể là một ủy ban thường trực gồm
các cường quốc Á-Âu lớn, với Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, nước Nga liên
bang, và Ấn Độ giải quyết chung vấn đề quan trọng cho sự ổn định của lục địa
Á-Âu. Sự xuất hiện của một hệ thống xuyên lục địa như vậy dần dần có thể làm giảm
bớt một số gánh nặng của Mỹ, trong khi việc duy trì qua thế hệ vai trò quyết định
của Mỹ như một trọng tài của lục địa Á-Âu. Thành công địa chiến lược trong phiêu
lưu này sẽ là một di sản phù hợp với vai trò của Mỹ như một siêu cường toàn cầu
đầu tiên và duy nhất."
(Zbigniew
Brzezinski, “A Geostrategy for Eurasia,” Foreign Affairs)
Dịch
lại là: Mỹ sẽ làm cảnh sát thế giới, sai phái những kẻ phá rối, và loại bỏ các
mối đe dọa tiềm năng bất cứ nơi nào tìm thấy. Mỹ sẽ áp đặt giáo điều tân tự do
(thắt lưng buộc bụng, tư nhân hóa, điều chỉnh cơ cấu, cải cách chống lao động,
v, v) khắp nơi và mọi bên tham dự. Ngoài ra, các đối tác nhỏ "Châu Âu,
Trung Quốc, Nhật Bản, nước Nga liên bang và Ấn Độ", sẽ được trông chờ cung
cấp an ninh cho dân chúng của họ bằng chi phí của họ để "làm nhẹ bớt Mỹ khỏi
một số gánh nặng của Mỹ."
Hay
nhỉ có phải không? Thế là mình thậm chí phải trả tiền cho tên cai ngục của mính.
Vậy
"an ninh xuyên lục địa” là cái gì? Không phải là cách nói màu mè của "chính
phủ một thế giới" đấy chứ?
Thật
vậy, nó là, nó rất giống nhau. Dưới đây là nhiều hơn nữa từ Brzezinski:
"Thất
bại mở rộng NATO... sẽ làm vỡ khái niệm mở rộng châu Âu... Tệ hơn, nó có thể
tái kích hoạt những khát vọng chính trị Nga đang ngủ yên ở Trung Âu."
Đây
là một tuyên bố lạ lùng phức tạp. Trong câu đầu tiên, Brzezinski ủng hộ ý tưởng
về một "châu Âu mở rộng", và sau đó ông ta lo lắng rằng Nga có thể muốn
làm điều tương tự. Đó là một cách khác để gọi cái nồi là cái ấm đun nước đen.
Điều
rõ ràng, trong tâm trí Brzezinski, đó là mở rộng EU và NATO sẽ giúp Washington
đạt được nguyện vọng bá chủ. Đó là tất cả vấn đề. Đây là những gì ông ta nói:
"Châu
Âu là đầu cầu địa chính trị quan trọng của Mỹ tại Eurasia... Một châu Âu rộng lớn
hơn và một NATO mở rộng sẽ phục vụ lợi ích ngắn hạn và dài hạn của chính sách của
Mỹ... Một châu Âu được xác định về mặt chính trị cũng là điều cần thiết để đồng
hóa Nga vào trong một hệ thống cộng tác toàn cầu."
"Đầu
cầu”? Nói cách khác, châu Âu chỉ là phương tiện để đi đến “cuối cầu”. Nhưng cái gì
sẽ là "cuối cầu”?
Đó
là “Thống trị toàn cầu”. Liệu đó lại không phải là cái mà Brzezinski – cố vấn
chiến lược của nhiều đời tổng thống Mỹ - định nói tới?
Tất
nhiên, đó là nó.
KHỦNG
HOẢNG UKRAINA VÀ XOAY TRỤC!
Điều
gì gây ra cuộc khủng hoảng Ukraina là khó để hiểu, đó là thứ mà truyền thông giấu
diếm đằng sau màn sương mù không thể xuyên thủng các sự kiện hàng ngày. Một khi
sương mù tan đi, sẽ dễ dàng để nhìn thấy những kẻ gây ra tất cả bất ổn. Đó là những
kẻ can dự đang kêu gọi bắn giết từ nước ngoài, ông bạn già tử tế Mỹ.
Putin
không muốn cuộc chiến này và hầu hết người Ukraina cũng không. Toàn bộ mọi sự
điều được gợi lên bởi chú Sam và tay sai của chú để ngăn chặn dòng chảy khí đốt
của Nga sang châu Âu, để đẩy NATO hơn nữa về phía đông, và để phá vỡ Liên bang
Nga thành từng mảnh nhỏ. Đó là tất cả những gì thực sự về điều đó. Và những kẻ
điên sẵn sàng san bằng Ukraina đến mặt đất và giết mọi sinh vật sống trong vòng
bán kính Kiev 3.000 dặm để có được theo cách của họ. Sau khi tất cả, đó lại không
phải là những gì họ đã làm ở Iraq? Họ chắc chắn đã làm. Và tôi đã đề cập rằng, theo
Wall Street Journal vừa qua, "sản lượng dầu của Iraq tăng lên mức cao
nhất trong hơn 30 năm" với tất cả các nghi phạm thường lệ đều đang kiếm được
lợi nhuận khổng lồ.
Vấn
đề là, nếu họ đã làm điều đó ở Iraq, họ cũng sẽ làm điều đó ở Ukraina mà thôi.
Bởi cái mà Washington quan tâm là các yếu tố không tàn sát. Tàn sát họ có thể xử
lý.
Brzezinski
không phải là kẻ duy nhất ủng hộ chính sách hiện hành. Có những kẻ đồng hành, như
Hillary Clinton. Trong thực tế, ngoại trưởng Clinton là một trong những kẻ đầu
tiên sử dụng thuật ngữ "xoay trục" trong một bài báo năm 2011 trên tạp
chí Chính sách đối ngoại mang tên "Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ - America’s
Pacific Century". Bài viết nêu quan điểm của bà Clinton mô tả kế hoạch
"tái cân bằng" đó sẽ mở ra thị trường mới cho các công ty Mỹ và Phố
Wall, kiểm soát dòng chảy của các nguồn tài nguyên quan trọng, và "giả mạo
một sự hiện diện quân sự trên diện rộng" trên khắp lục địa. Đây là một đoạn
trích từ văn bản bài phát biểu hội thảo của bà Clinton:
"Tương
lai của chính trị sẽ được quyết định ở châu Á, không phải Afghanistan hay Iraq,
và Mỹ sẽ sẵn sàng ở trung tâm của hành động.
Khi
cuộc chiến ở Iraq đang dần lùi xa và Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan, Mỹ đứng
ở một điểm xoay trục. Trong 10 năm qua, chúng ta đã phân bổ nguồn lực to lớn
cho hai sân khấu. Trong 10 năm tới, chúng ta cần phải thông minh và hệ thống
hóa về nơi chúng ta đầu tư thì giờ và năng lượng, vì vậy mà chúng ta đặt mình
vào vị trí tốt nhất để duy trì sự lãnh đạo của chúng ta, bảo đảm lợi ích của
chúng ta, và thúc đẩy các giá trị của chúng ta. Một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhất của quản trị Mỹ trong thập kỷ tới do đó sẽ là cánh cửa tăng cường đầu
tư cơ bản - ngoại giao, kinh tế, chiến lược, và mặt lhác - trong khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương...
Tăng
trưởng và năng động châu Á là trung tâm lợi ích kinh tế và chiến lược của Mỹ và
là ưu tiên quan trọng của TT Obama. Mở cửa thị trường châu Á tạo cho Mỹ những
cơ hội chưa từng có để đầu tư, thương mại, và để tiếp cận với công nghệ tiên tiến…
Các công ty Mỹ (cần) khai thác thị trường tiêu dùng rộng lớn và đang tăng trưởng
châu Á... Khu vực này đã thực sự tạo ra hơn một nửa sản lượng toàn cầu và gần một
nửa thương mại toàn cầu. Như chúng ta phấn đấu để đạt mục tiêu tăng gấp đôi kim
ngạch xuất khẩu vào năm 2015 của Tổng thống Obama, chúng ta đang tìm kiếm cơ hội
để làm ăn nhiều hơn ở châu Á...
...
như tôi nói chuyện với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn quốc gia của
chúng ta, tôi nghe thấy tầm quan trọng của nó dành cho Mỹ là để mở rộng xuất khẩu
của chúng ta và cơ hội đầu tư của chúng ta trong thị trường năng động của châu
Á."
"Tăng
trưởng và năng động châu Á là trung tâm lợi ích kinh tế và chiến lược của Mỹ và
là ưu tiên quan trọng của Obama"?
Lý
lẽ nghe như một kẻ muốn trau dồi mối quan hệ cùng có lợi với các đối tác kinh
doanh của họ hay ai đó muốn di chuyển vào trong, chiếm lấy và vận hành việc làm
ăn?
Kế
hoạch của Washington trong việc chuyển sự chú ý của mình từ Trung Đông đến châu
Á tất cả là vì tiền. Clinton thậm chí tự nói với mình như vậy. Bà ta nói:
"Khu vực này tạo ra hơn một nửa sản lượng toàn cầu và gần một nửa thương mại
toàn cầu... thị trường châu Á... tạo cho Mỹ những cơ hội chưa từng có để đầu
tư, thương mại, và... một thị trường tiêu dùng rộng lớn và đang tăng trưởng."
Tiền,
tiền, tiền. Tiềm năng phát triển lợi nhuận vô hạn là lý do tại sao bà cô Clinton
muốn gieo trồng hào quang quá khứ vào ngay "trung tâm của hành động",
vì vậy các công ty Mỹ có thể vơ tiền mà không sợ bị trả đũa.
Brzezinski
nói điều tương tự trong kiệt tác "Bàn cờ lớn - The
Grand Chessboard". Đây là một đoạn trích:
"Quyền
lực thống trị Á-Âu sẽ kiểm soát hai trong số ba khu vực có hiệu quả kinh tế và
phát triển nhất của thế giới. Chút thoáng qua trên bản đồ cũng cho thấy rằng kiểm
soát lục địa Á-Âu sẽ gần như tự động kéo theo sự phụ thuộc của châu Phi, lôi cuấn
ngoại vi địa chính trị Tây Bán Cầu và Châu Đại Dương (Úc) vào lục địa trung tâm
của thế giới. Khoảng 75% dân số thế giới sống tại Eurasia, và hầu hết của cải vật
chất của thế giới cũng là ở đây, cả trong các nhà máy và bên dưới đất của nó.
Eurasia chiếm khoảng 3/4 các nguồn năng lượng được biết đến trên thế giới.
(Zbigniew
Brzezinski, “The Grand Chessboard: American Primacy And It’s Geostrategic
Imperatives”, page 31)
Lấy
1 hình ảnh? Đó là một cơn sốt vàng! Sau khi cướp bóc thành công tận đồng xu cuối
cùng trong cuộc hành hạ tầng lớp trung lưu và bỏ lại nền kinh tế Mỹ trong tình
trạng hỗn độn khủng khiếp, Brzezinski, Clinton và các tập đoàn đang hướng đến đồng
cỏ xanh tươi hơn ở Trung tâm châu Á, quê hương của quốc gia sản xuất dầu lớn nhất
thế giới, có dự trữ như vô hạn trong lưu vực Caspian, và rất nhiều dân tiêu
dùng tham lam cần tất cả mọi thứ từ I Pad đến ăn mặc, tất cả được ân cần cung cấp
bởi các công ty Mỹ sở hữu. Cha-ching!
Vì
vậy, đừng mắc sai lầm vào những sự kiện hàng ngày ở Ukraina. Đó không phải là
cuộc đụng độ giữa 1 bên là các lực lượng ủng hộ chính phủ và 1 bên là các nhà
hoạt động chống chính phủ. Đây là giai đoạn lớn tiếp theo của kế hoạch để Washington
chinh phục thế giới, một kế hoạch chắc chắn sẽ làm cho Mat-xcơ-va không thể
tránh được phải chống lại sức mạnh quân sự cóp nhặt của Mỹ. Cũng giống như David
chống Goliath, là Đức Mẹ Nga chống Satan vĩ đại, Vladie Putin chống đồng chí
sói.
Ukraina
chỉ là vòng đấu thứ 1;
Bài viết của Mike Whitney đăng trên:
Xem thêm phần liên quan: