Nội dung này chỉ tập trung vào ý hiểu tư tưởng của tác giả Ivan Ilyin... Về chủ nghĩa phát xít… Đoạn đó như sau – Nguyễn Duy viết, chỗ gạch chân là sai khác so với nguyên văn:
Nguyên văn: “Фашизм возник как реакция на большевизм, как концентрация государственно-охранительных сил направо. Во время наступления левого хаоса и левого тоталитаризма – это было явлением здоровым, необходимым и неизбежным. Такая концентрация будет осуществляться и впредь, даже в самых демократических государствах; в час национальной опасности здоровые силы народа будут всегда концентрироваться в направлении охранительно-диктаториальном. Так было в Древнем Риме, так бывало и в новой Европе, так будет и впредь.”
[Tư tưởng của Ilyin về chủ nghĩa phát xít có thể thấy quá rõ ràng trong các tác phẩm của ông ta.
Ví như cuốn "Về
chủ nghĩa phát xít" năm 1948, Ilyin viết:
"Chủ nghĩa phát xít phát sinh như một phản ứng cần thiết chống lại chủ nghĩa Bolshevik (cộng sản), một trong những lực lượng tiên phong bảo vệ chế độ tư bản. Trong thời kỳ bắt đầu sự hỗn loạn của chủ nghĩa toàn trị và phong trào cánh tả, nó (chủ nghĩa phát xít) là cần thiết, và tất yếu. Chủ nghĩa phát xít sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai, ngay cả ở những nước dân chủ nhất, trong những giờ phút nguy cấp, lực lượng chân chính (bọn phát xít) của nhân dân sẽ chuyên chính bảo vệ nó (chế độ). Nó diễn ra ở Đức, và nó sẽ diễn ra ở Châu Âu mới, và sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai".]
Biên dịch lại, chỗ gạch chân là sai khác:
[Hiện tượng Fascism như một phản ứng với chủ nghĩa Bolshevism, như một sự tập trung các lực lượng bảo vệ-nhà nước. Trong thời kỳ bắt đầu sự hỗn loạn cánh tả và chủ nghĩa toàn trị cánh tả - đây là một hiện tượng mạnh, cần thiết và không tránh khỏi. Sự tập trung này sẽ tiếp tục cả trong tương lai, ngay cả ở những nhà nước dân chủ nhất; trong thời nguy cấp của nhà nước, lực lượng mạnh của nhân dân sẽ luôn luôn được tập trung theo hướng chuyên chế-bảo vệ. Vì vậy, hiện tượng như thế đã tồn tại ở La Mã cổ đại, cũng như thế ở châu Âu mới, và cũng sẽ như thế từ nay về sau.]
Với ý tứ, tư tưởng về một cái gì đó, không có nghĩa là người mang tư tưởng này ủng hộ/thân thiết với cái mà họ đề cập. Mà đó là ý kiến, quan điểm, thậm chí là phê phán.
Ilyin viết: “Fascism như một phản ứng
với chủ nghĩa Bolshevism, như một sự tập trung các lực lượng bảo vệ-nhà
nước.”
Điều này đúng, đúng tận ngày nay, dù Bolshevism không còn thì vẫn còn chủ nghĩa tự do cánh tả (chủ nghĩa phá hoại nhà nước) [1] mà Bolshevism là một thành phần. Cái sự đúng là lực lượng bảo vệ (cánh hữu hay bảo thủ – tạm vậy) và họ bảo vệ nhà nước chứ không phải chỉ bảo vệ CNTB. Ý cuối của đoạn văn, tác giả chỉ ra tận thời kỳ Roma cổ đại.
Một minh chứng: HỌC THUYẾT BẢO TOÀN ÔN HÒA CỦA PUTIN
Ilyin viết: “Sự tập trung này sẽ tiếp tục cả trong tương lai, ngay cả ở những nhà nước dân chủ nhất; trong thời nguy cấp của nhà nước, lực lượng mạnh của nhân dân sẽ luôn luôn được tập trung theo hướng chuyên chế-bảo vệ.”
Lại càng đúng, những gì đang xảy ra ở Ukr là khẳng định sớm nhận định của tác giả từ thập kỷ 40-50. Sự tập trung lực lượng mà Ilyin chỉ ra thì chính Putin đang làm. Lạ chưa!? Sự tập trung mà tác giả đề cập là lực lượng bảo vệ nhà nước (phe bảo thủ - tạm gọi) và ông tiên đoán lực lượng này vẫn tiếp tục tồn tại trong tương lai. Không có bất cứ ý hiểu nào tác giả viết chủ nghĩa phát xít tồn tại trong tương lai. Để rồi căn cứ vào đó ám chỉ TT Nga Putin đang đọc sách của Ilyin là đang học hay đang vận dụng chủ nghĩa phát xít.
Nguyễn Duy viết, chỗ gạch chân là sai khác
so với nguyên văn:
Nguyên văn: “Наконец, фашизм был прав, поскольку исходил из здорового национально-патриотического чувства, без которого ни один народ не может ни утвердить своего существования, ни создать свою культуру.”
["Cuối cùng chủ nghĩa phát xít là đúng đắn, bởi vì nó xuất phát từ tình cảm dân tộc-yêu nước lành mạnh mà không một quốc gia nào (ngoài chế độ phát xít) có thể làm được trong việc tạo ra một bản sắc riêng của chính họ".]
Biên dịch lại, chỗ gạch chân là sai khác:
[Cuối cùng, Fascism đã đúng, bởi vì nó xuất phát từ tình cảm dân tộc-yêu nước lành mạnh, mà thiếu nó không có một dân tộc nào tồn tại hay khẳng định được sự tồn tại của mình, cũng không tạo lập được nền văn hóa của mình.]
Third Reich đã sử dụng fascism như một công cụ, phương tiện, tạo ra sức mạnh khủng khiếp như thế nào thì rõ ràng không cần chứng minh nữa. Liên Xô suýt chết đó. Đó là cái đúng của fascism, cái đúng của sự lấy tình cảm dân tộc làm điểm xuất phát và tạo ra sức mạnh từ đó.
Tác giả Ilyin đã đúng khi chỉ rõ điều này, 'thiếu nó' của tác giả là thiếu tình dân tộc-yêu nước chứ không phải là thiếu phát xít như ý hiểu của cậu học trò Duy. Thậm chí điều này là vấn đề thời sự hiện này. Còn cậu học trò, trong khi cố chằng buộc cái gì đó vào cổ tác giả đã vô tình đánh đồng dân tộc-yêu nước với fascism.
“Tuy nhiên, cùng với điều này, chủ nghĩa phát xít đã phạm phải
một loạt sai lầm nghiêm trọng và khủng khiếp, quyết định đến cơ chế chính trị
và lịch sử của nó và đặt cho chính nó một cái tên mang màu sắc ghê tởm mà kẻ
thù của nó không bao giờ mệt mỏi nhấn mạnh. Vì vậy, đối với các phong trào chính
trị và xã hội tương tự trong tương lai, cần phải chọn một cái tên khác. Và nếu
ai đó gọi phong trào của anh ta bằng tên cũ của nó (chủ nghĩa phát xít hoặc chủ
nghĩa quốc xã), thì sẽ bị hiểu là một ý định làm sống lại tất cả những lỗ hổng
và sai lầm chết người trong quá khứ.
…
Những sai lầm này đã
làm thương tổn chủ nghĩa phát xít, khiến toàn bộ các đảng phái, các dân tộc và
các quốc gia chống lại nó, dẫn nó đến một cuộc chiến tranh không thể chịu đựng
được và phá hủy nó. Sứ mệnh văn hóa và chính trị của nó đã thất bại, và yếu tố
cánh tả tràn ra với sức mạnh còn to lớn hơn.
…
Hãy hy vọng rằng những người yêu nước Nga suy nghĩ thấu đáo tận gốc rễ những sai lầm của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã và không lặp lại chúng.”
"Về chủ nghĩa phát xít" chỉ là một đoạn ngắn vài trang trong cuốn sách dài gần 500 trang "Nhiệm vụ của chúng ta". Cả cuốn sách là những vấn đề khác, nhiệm vụ hoàn toàn khác. Cắt trích ra một đoạn đã là hiểu sai về cuốn sách, về Ilyin. Ngay cả đoạn trích cũng bị diễn giải sai thì thật là đáng trách, nhất là với cậu học trò có học hàm học vị cao này.
Những vấn đề, những nhiệm vụ mà tác giả Ivan Ilyin chỉ ra, thì nước Nga đang thực hiện vào lúc này.
***
Lời bàn:
Cái sự học vấn ở những miền đất chưa hòa giải hòa nhập vào đất Mẹ có rất lắm vấn đề, cũng là vấn đề tái lập quốc xưa cũ: kém bề dày văn hóa truyền thống, ô nhiễm nặng nề chủ nghĩa tân-tự do cấp tiến phương Tây (cũng như ô nhiễm nặng nề Maoit và Trotskist trước kia và hiện nay); mơ mộng lập quốc thì chỉ cần cắm con; nhìn nắm đô la lẻ bay phấp phới là quên 15 triệu tấn bom đạn, hàng chục triệu tấn chất độc hóa học, quên luôn miền Bắc đã chịu đựng, hy sinh ra sao. Do đó cần hiểu biết môi trường mình đang sống mà cố gắng nỗ lực gấp đôi, gấp ba.
Hãy nhớ lời người thầy vĩ đại Kurt Godel dạy: “Bất cứ cái gì đóng kín không thể giải thích cho chính nó và chỉ có thể tồn tại trong ngụy biện”. Do đó, phải đứng ở vị trí khách quan, đứng ra ngoài môi trường và sự kiện để bao quát được vấn đề.
Bài văn của cậu học trò lớp 7 này chỉ được 4 điểm, chấm cho sự tìm tòi, phân tích. Có tìm tòi phân tích là đáng hoan nghênh, khích lệ vì ít nhiều có học vấn khi mà cả đám cờ đỏ với cuồng cộng chỉ cần lên phây phán 1 câu là xong – y chang cha già Vịt tọc Ulyanov Blanker với cụ cố Isidore Jacobin đứng chỉ tay 5 ngón: Kẻ thù của nhân dân! Thế là xong, 20 triệu nhân dân Nga nằm dưới mồ.
Không phải là vài cá thể, mà là có những thế lực, lực lượng chính trị đang lợi dụng sự kiện Ukraine tấn công chủ nghĩa yêu nước, sách động nghị sự lâu đời “Bài Nga, Thoát Hán… puppet Mỹ”.
Cuối cùng! Đây ko phải chuyện bới bèo ra bọ, mà là chuyện cũ của cụ Hồ: “Tây không đáng lo, Tàu cũng không đáng sợ. Bác sợ nhất là các chú!” Các chú cứ phăm phăm ôm phản lao ra biển thì ai cứu được.
Chuyện ngoài lề: Sách của Ivan Ilyin không phải là mới xuất hiện gần đây như cậu học trò nói, tuyển tập Ivan Ilyin có từ năm 1993. Không phải sớm, cũng không muộn, nhưng chính Liên Xô cấm đoán nó bởi một lý do không cần phải tranh cãi: có 1 số loại CNCS căm thù chủ nghĩa yêu nước, thù đến tận khi sụp đổ và vì thế nó sụp đổ.
Ghi chú:
[1] chủ nghĩa tự do cánh tả (chủ nghĩa phá hoại nhà nước), chính hội này mà Karenski làm đại diện, cùng Hội Tam Điểm chủ trò đã lật đổ Sa Hoàng trong cuộc cách mạng tháng 2, lập chính phủ chuyển tiếp. Bolshevik tiếp tục lật đổ chính phủ chuyển tiếp trong cách mạng tháng 10 để năm quyền.
[2] mối liên hệ của fascism với CNTB, với đế quốc Mỹ: Khơi mào WW-II tuyệt nhiên không phải là "Hitler khát máu" tự mình đến được quyền lực Đức. WW-II là dự án của các đầu sỏ tài phiệt quốc tế, các ông chủ Anh-Mỹ. Xem Phần 1 và Phần 2;