Khi văn nghệ sĩ là những xác chết biết đi
Đôi khi nó núp dưới mỹ từ lành tính: nghệ thuật đương đại, hiện đại, nhưng bản chất có thể hoàn toàn khác. Chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn chưa thể được gọi là một hệ thống học thuật, nghệ thuật có những tuyên ngôn và giá trị riêng, chưa trở thành lý thuyết hay phương pháp, mặc dù là một hiện tượng văn học-nghệ thuật cũng như văn hóa hiện nay nói chung. Hậu hiện đại còn có nghĩa là từ bỏ hiện đại, tiến đến một hình thái gì đó nhưng chưa đến và đang ở vào lúc giao thời và cũng có nghĩa là nghệ thuật suy đồi thoái hóa.
Chủ nghĩa hậu hiện đại hay Nghệ thuật hậu hiện đại (CNHHĐ | Post-modernism) là một hiện tượng triết học, văn hóa, xã hội, nghệ thuật (nhạc họa, thơ ca…), kiến trúc - một phản ứng mạnh đáp trả những ý tưởng và thành tựu của chủ nghĩa hiện đại, với niềm tin vào tiến bộ, khoa học-kỹ thuật, vào chân lý tuyệt đối, vào hứng thú tìm tòi thử nghiệm sáng tạo. Nó là sự thoái hóa, là phản ứng đối với tính trừu tượng chủ nghĩa biểu hiện, là sự thoái trào, là điểm cuối cùng trong sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại, sau đó không còn chỗ cho những thử nghiệm, những nỗ lực nào nữa – là điểm chết của văn học nghệ thuật. Đúng như tên gọi, với tiền tố hậu (post), không còn sự phát triển hiện đại nào nữa.
Ở Việt Nam, chủ nghĩa và nghệ thuật hậu hiện đại có lẽ đã du nhập sớm hơn thời “mở cửa, hòa nhập”, nó theo chân các công tử, cậu ấm cô chiêu du học trở về. Còn đại diện tiêu biểu hiện nay: thơ sĩ Quang Thiều.
CNHHĐ có những nét phác thảo đầu tiên cuối những năm 1960. Còn trong triết lý lý thuyết, nó tìm thấy vị trí của mình vào những năm 1970 nhờ Jean-Lyotard và Jacques Lacan. Sau đó, các nghệ sĩ bình dân đã sử dụng rộng rãi các bức chân dung của Monroe và Elvis được cắt ra từ tạp chí, họ vẽ nhà du hành vũ trụ Gagarin hay Kennedy, theo cách ảo ma, người lính cầm súng theo lối s.e.x.y (girl and gun). Các nhà khái niệm học đã sử dụng văn bản chữ viết tay, bản sao, phim và ngôn ngữ cơ thể của chính họ làm ngôn ngữ nghệ thuật, Yoko Ono, ca sĩ người Nhật và là vợ của John Lennon nổi tiếng ngồi trên sân khấu và tặng các khán giả hâm mộ món quà bằng cách cắt ra những mảnh vải từ chiếc váy của mình.
Thế giới kể từ đó bắt đầu xôn xao bàn tàn về một đỉnh cao khủng khiếp của CNHHĐ, cao đến mức có lẽ chẳng còn gì cao hơn. Thế rồi họa sĩ Jackson Pollock trang trí cho chiếc xe hơi của mình trông không khác gì thứ được moi ra từ bãi rác, còn họa sĩ Mark Rothko thì trầm cảm bế tắc đến nỗi cố tự sát bằng rượu. Người cuối cùng, nghệ sĩ điêu khắc Joan Miró tích trữ xăng và diêm đủ để đốt hết cả tấn các bức tranh của mình rồi tuyên bố chấm dứt CNHHĐ.
Trong lĩnh vực âm nhạc, các nghệ sĩ pop của Mỹ được coi là các nhà tiên phong của CNHHĐ. Trong vài năm, họ đã phá bỏ hoàn toàn cấm kỵ, biên giới thiêng liêng phân biệt nghệ thuật hàn lâm và bình dân trong nhiều thế kỷ. Họ đặt nghi vấn không chỉ về sứ mệnh của nghệ thuật và mục tiêu của nó mà còn tạo ra thứ âm nhạc bình dân không đòi hỏi bất cứ điều gì ở khán giả về nhận thức, hiểu biết cũng như kiến thức có từ trước – là âm nhạc thuần túy giải trí.
Nhà lý luận văn học Fredric Jameson viết về NTHHD và Xã hội tiêu dùng: "Nhiều kiểu CNHHĐ mới nhất chỉ đơn giản là bị mê hoặc bởi phong cảnh biển quảng cáo và nhà nghỉ, các chương trình biểu diễn, những thước phim hạng hai của Hollywood, còn cái gọi là văn học, tất cả là những cuốn sách bìa mềm để đọc trên đường - những câu chuyện yêu đương, tiểu sử người nổi tiếng, truyện trinh thám, khoa học viễn tưởng hoặc giả tưởng. Họ không còn 'trích dẫn' những 'văn bản' tương tự, như Joyce hay Mahler đã làm; họ đã kết hợp chúng nhiều đến mức ngày càng khó vẽ ranh giới giữa nghệ thuật và các hình thức thương mại."
Ở lĩnh vực hội họa, kiến trúc và bài trí, CNHHĐ xâm nhập vào các viện bảo tàng và học viện nghệ thuật, các phòng trưng bày tư nhân và thậm chí cả không gian bên trong của trụ sở các tổ chức quốc tế, các tòa thị chính và sân bay. Đối với thế hệ của những năm 60, CNHHĐ trở thành một nền tảng mới, một chủ nghĩa học thuật mới, và những thủ lĩnh thành công của nó là Picasso, Dalí, Gropius, Mies van der Rohe, họ đã biến thành những tượng đài bằng vàng nhàm chán, những hình mẫu của sách giáo khoa.
Trong văn học, CNHHĐ còn gọi là văn học trích dẫn. Tại một trường ĐH Úc, giáo sư lịch sử nghệ thuật Daniel Palmer đã yêu cầu sinh viên trả lời về chủ nghĩa hậu hiện đại là gì. Một trong những câu trả lời là: đó là khi bạn “trích dẫn” mọi thứ. Có lẽ, đây là câu trả lời ngắn gọn và chính xác nhất.
Còn trong cả trào lưu CNHHĐ, trích dẫn cũng là sự nhại, bắt chước. Các văn sĩ hiện đại không chỉ tìm kiếm sự công nhận trong cuộc sống, khẳng định cái tôi của những kẻ phá cách, nổi loạn nhưng lại đôi khi gọi là đổi mới, tân tiến.
Fredric Jameson, nhà phê bình văn học người Mỹ lập luận rằng sự bắt chước hóa ra lại là khái niệm then chốt của chủ nghĩa hậu hiện đại. Ông nói rằng: "… gánh nặng của toàn bộ truyền thống thẩm mỹ chủ nghĩa hiện đại, hiện đã chết" nhưng lại vẫn gây áp lực lên tâm trí người sống như một cơn ác mộng. "Một lần nữa tất cả chỉ còn là sự châm biếm, tất cả những gì còn lại đối với chúng ta trong thế giới mà những đổi mới về phong cách không còn khả thi nữa là sự bắt chước những phong cách đã chết, nói qua chiếc mặt nạ với giọng nói của những phong cách này từ một bảo tàng tưởng tượng."
Sự bắt chước phong cách đôi khi không giống như trò nhại, nó không chế nhạo bản gốc, nhưng hãy kiểm chứng cẩn thận trong khuôn khổ của nó cho đến khi không thể phân tách sự khác biệt. Và ở đây tiếp theo một đặc điểm quan trọng khác của chủ nghĩa hậu hiện đại, như một điều trớ trêu. Đó là sự không nhất quán, mơ hồ, dư thừa, đánh lừa kỳ vọng thẩm mỹ của người đọc, người xem - các văn sĩ, nghệ sĩ của thời hậu hiện đại biện minh cho tất cả những thái cực với sự trớ trêu đó.
Khi không còn một khái niệm chung được chấp nhận về cái đẹp và không còn sự hấp dẫn nghệ thuật, không có một chân lý hay quy chuẩn đạo đức duy nhất nào trong xã hội. Cũng không còn sự định hướng đến cái hay cái đẹp, và khán giả không còn nghĩa vụ phải tìm hiểu, giải mã nó.
Nhà phê bình văn học Roland Barthes cho rằng các văn sĩ CHHHĐ đã chết trong một bài luận cuối thập kỷ 1960. Theo cách giải nghĩa của ông, cái chết của họ là họ không còn là những người sáng tạo, đem những cảm xúc, kinh nghiệm và kiến thức tạo thành nền tảng cho tác phẩm. Họ chỉ còn là như cái máy vô hồn, thu thập, trích dẫn, bắt chước những gì đã được tích lũy và lưu giữ bởi nền văn hóa qua hàng thiên niên kỷ tồn tại của nó.
Roland Barthes đã viết: "… Văn bản (của văn học CNHHĐ) bao gồm nhiều loại văn bản khác nhau, có nguồn gốc khác nhau và đi vào một mối quan hệ đối thoại, nhại lại, tranh luận, nhưng tất cả sự đa dạng này đều tập trung ở một điểm nhất định, mà không phải là tác giả, như đã tuyên bố cho đến nay, mà là người đọc. Người đọc là không gian nơi mọi câu trích dẫn được in dấu, từ đó tạo ra đoạn văn; văn bản tìm thấy sự thống nhất của nó không phải ở nguồn gốc của nó, mà là ở mục đích, mặc dù mục đích không nhằm vào cá nhân; người đọc là người không có lịch sử, không có tiểu sử, không có tâm lý học, anh ta chỉ là một người nào đó tập hợp tất cả những nét vẽ đó tạo thành một văn bản viết."
Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trở thành hình thức nghệ thuật trung tâm, hành động diễn ra ở đó thu hút người xem càng nhiều càng tốt trong quá trình sáng tạo. Do đó, nghệ thuật thị giác mang rất nhiều phong cách với tiền tố neo và neo-geo ( hay hình thể mới) tạo thành chủ nghĩa tân biểu hiện. Một ví dụ là anh chàng bằng vàng của làng nhạc pop Michael Jackson.
Trong lịch sử văn học nghệ thuật, bất kỳ trào lưu nào cũng định vị bản thân nó liên quan đến hiện thực. Và cho dù giới CNHHĐ có nhiệt tình đến đâu với các thí nghiệm về câu từ, màu sắc, hình dạng, phối cảnh, thì trong những biểu hiện của họ, vị trí của thế giới thực vẫn luôn vang lên. Nhưng họ tung hứng chúng mà không hề cố gắng thiết lập mối liên hệ với thực tế nào cả.
Nhà triết học Pháp, Jean Baudrillard mô tả điều này là "thực tế (của CNHHĐ) che đậy thực tế rằng nó không tồn tại" còn bản sao thì không có bản chính, hiện vật không có lịch sử.
Một trong những minh chứng nổi bật nhất của điều này là triển lãm “Những kho báu của Damien Hirst từ Xác tàu đắm”. Đây là một trò lừa bịp hoành tráng, một câu chuyện nghệ thuật hư cấu, được chuẩn bị kỹ lưỡng và là màn trình diễn theo lối kể chuyện. Theo tác giả, con tàu chưa từng tồn tại đã chìm ngoài khơi châu Phi cách đây 2000 năm. Triển lãm đi kèm các thước phim tài liệu giả mạo quay dưới nước, nơi được cho là con tàu đắm, nó mô phỏng mê hoặc như thật.
Và mới gần đây, bức tranh xấu xí vẽ lá cờ trận Điện Biên Phủ, không gì hơn là một minh chứng của CNHHĐ.
Vấn đề ở đâu là gì? Chủ đề phất cờ là gì! Là chiến thắng, nét chủ đạo là tinh thần chiến đấu, là niềm vui giành thắng lợi, đó cũng là thực tế và chủ nghĩa hiện thực cũng mô tả như vậy. Đó không phải là nơi chỗ diễn tả nỗi sợ hãi, hay sự rách nát của lá cờ để chứng tỏ trận chiến là ác liệt.
Vị họa sĩ nọ có thể vẽ nguyên một bức tranh khác về chủ đề sợ hãi chiến tranh, về đói khổ hay ác liệt, không ai ngăn cấm điều này.
Nhưng cóp nhặt 5 cha 3 mẹ, sao chép ý tưởng, lồng ghép lạc đề tạo thành bức tranh xấu xí mà lại cho là nghệ thuật. Đáng trách là rất nhiều văn sĩ nghệ sĩ trong đủ các thể loại hội đoàn, lẽ ra cần có phản biện đàng hoàng, đúng đắn, nhưng tiếc thay, họ cũng lại chẳng hiểu biết gì.
***
Những thập kỷ gần đây, có tiến trình toàn cầu hóa một cách triệt để, cùng bước tiến nhảy vọt về công nghệ và sự phát triển của công nghệ thông tin, thế giới đang bước vào thời kỳ gọi là chủ nghĩa siêu nhiên, là văn hóa tổng hợp của CHHHĐ và cũng là sự tự hủy của văn học nghệ thuật.
Phát biểu của TT Nga V. Putin tại CLB Valdai gần đây về sự thoái hóa, tự hủy hoại của thế giới là một gợi ý đến chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa hậu hiện đại. Chúng ta nhớ câu “Quyền lực thoái hóa, quyền lực càng nhiều, thoái hóa càng nhanh” như châm ngôn của các nhà dân chủ nhằm vào lãnh đạo các nước bị coi là “độc tài toàn trị”. Đây cũng là bịa đặt. Triết gia cổ đại Platon từng viết về điều này, ông cũng đề cập đến sự thoái hóa xã hội dân chủ cổ đại Hy Lạp. Thoái hóa, không chỉ ở giới nắm quyền lực, mà nó diễn ra ở cả dân chúng bé cổ thấp họng, diễn ra trên toàn thế giới như V. Putin đề cập.
Ở Việt Nam, tiến trình này cũng được gọi tên một cách mỹ miều là “mở cửa, hòa nhập”, và cũng là “hòa nhập mà không hòa tan”. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, cái sự không tan này có nghĩa ngược tiêu cực và nuôi giữ lại những văn sĩ cặn bã nhất được tuyển chọn từ những làng quê tăm tối nhất (lời HPG).
Không ai bịa ra điều này, chỉ cần quan sát những gì xảy ra xung quanh.
Và các văn sĩ chân chính không phải phiền lòng, các văn sĩ chân phụ cũng không phải phiền lòng, bởi vì đó là đang nói về môi trường toàn cầu, về gió máy mà bất cứ ai cũng phải hít thở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét