Lời
giới thiệu: Thời Yeltsin, Mỹ mua được công nghệ radar mới nhất của Nga lúc đó: hệ
thống radar hành không vũ trụ trên biển. Nó được ông tổng thống say xỉn Yeltsin
bán rẻ mạt như 1 món quà kết tình bằng hữu.
Tự
tin về khả năng công nghệ, người Mỹ phát triển hệ thống này thành Sea-Based X-Band Radar (SBX)
trên bệ di động Nga CS-50 và thuê Na Uy đóng để làm nền tảng quan trọng cho Hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ.
Còn
bây giờ, thất bại đã bị phơi bày, nó giải thích tại sao, các quan chức Mỹ liên
tục hối thúc các đồng minh đặt căn cứ lá chắn tên lửa trên đất liền, ngay sát
các “quốc gia thù địch” Nga và TQ.
Những nỗ lực thời thượng về 1 thứ lá chắn đảm bảo để chống lại một cuộc tấn công tên lửa bắn lén, được các nhà hoạch định quân sự đặt cược vào các dự án tốn kém đã thất bại, để lại lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ trên đất Mỹ và 20 năm tụt hậu so với những gì người Nga đã làm với hệ thống phòng thủ vũ trụ của họ.
Thậm chí hệ thống mà
người Mỹ phát triển dựa trên Sea-Based
X-Band Radar được ví như cuộc chiến tranh giữa các vì sao 2 của ông Reagan.
Ảnh LA Times, dàn radar nổi SBX
Đó là khi các quan chức Cơ quan
phòng thủ tên lửa Mỹ (Missile Defense Agency - MDA) dạt dào niềm hứng khởi thuyết phục Quốc hội về khả năng của công nghệ mới: Đó là radar mạnh nhất trên
thế giới, họ nói với Quốc hội. Nó mạnh đến mức có thể phát hiện một quả bóng
chày trên sân ở San Francisco từ phía bờ bên kia đất nước. Do đó, nếu Triều
Tiên phát động một cuộc tấn công lén lút, SBX sẽ phát hiện ra các tên lửa phóng
đến, theo dõi chúng trong không gian và dẫn đường cho tên lửa Mỹ đánh chặn để
tiêu diệt chúng. “SBX là tiêu biểu cho 1 khả năng chưa từng có!” – giám đốc Cơ
quan phòng thủ tên lửa tuyên bố với Tiểu ban thượng viện như thế năm 2007.
Điều quan trọng là họ không biết,
hoặc cố tình làm ngơ rằng 1 hệ thống như thế có quá nhiều hạn chế, chẳng hạn,
tầm quan sát của nó rất hạn chế và không có cách nào để phân biệt 1 tên lửa
thật với các mồi giả.
Trong thực tế, các radar nổi khổng
lồ này – như tờ báo Los Angeles Times điều tra phát hiện đã tiêu tốn $2.2 tỷ
trong cả dự án phòng thủ tên lửa trị giá $10 tỷ đã thất bại. Được cho là đi vào
hoạt động năm 2005, thay vì thế, cho đến nay phần lớn thời gian nó nằm ở Hawaii
và không hoạt động.
Dự án không chỉ phí tiền, mà còn để
lại lỗ hổng trong phòng thủ quốc gia. Số tiền chi cho nó có thể đã đi theo
hướng radar trên đất liền có khả năng lớn hơn để theo dõi tên lửa tầm xa, theo
các chuyên gia, những người đã nghiên cứu vấn đề này cho biết.
Những sai lầm tốn kém đã trở thành
thương hiệu của Cơ quan phòng thủ tên lửa. Trong thập kỷ qua, cơ quan này đã ném
bỏ gần 10 tỷ USD vào SBX và ba chương trình khác mà lẽ ra đã phải chết hoặc
bị loại bỏ khi chúng tỏ ra không khả thi. Mike Corbett, một cựu đại tá không quân,
người giám sát hợp đồng của cơ quan này về hệ thống vũ khí từ năm 2006 đến năm
2009 nói "Anh có thể tiêu nhiều tiền đến kinh sợ và kết thúc chẳng có gì.
MDA đã chi tiêu hàng tỷ và hàng tỷ vào những chương trình đó mà chẳng hề đi đến
đâu."
Bốn chương trình xấu số là:
• Radar băng sóng X trên biển (Sea-Based
X-Band Radar), sử dụng để theo dõi tên lửa tầm xa, phân biệt đầu đạn thật và
mồi giả. Nó có thể bị đánh lừa, dẫn đến kích hoạt tên lửa nhằm vào mục tiêu
giả, thậm chí có SBX còn tăng thêm nguy cơ bị tên lửa tấn công, khi hiệu quả
đánh chặn rất thấp. Thất bại: tầm quan sát rất hạn chế
do bán kính cong trái đất, không thể phân biệt tên lửa thật và giả. Trị giá 2,2
tỷ USD.
• La de hàng không (Airborne Laser) trên
máy bay Boeing 747 tiêu diệt tên lửa bằng cách chiếu chùm tia la de hồng ngoại
đốt cháy nó trước khi có thể phóng mồi bẫy. Thất bại: tầm hạn chế, máy bay phải
bay rất gần mục tiêu (bên trong hay gần biên giới kẻ thù) để có thể tiêu diệt
tên lửa, do đó la de Boeing 747 không có gì để bảo vệ chống các mối nguy hiểm khác.
Chương trình bị hủy bỏ năm 2012. Trị giá 5,3 tỷ USD.
• Đầu đạn đánh chặn động năng (Kinetic
Energy Interceptor), tên lửa được thiết kế để bắn từ mặt đất hoặc biển, tiêu
diệt tên lửa đối phương trong giai đoạn đầu hành trình. Nhưng không phù hợp để
bố trí trên tàu biển cũng như trên đất liền, cũng như và trên đất liền, giống
như la de hàng không, nó cần phải bố trí gần với mục tiêu. Chương trình này đã
bị bãi bỏ năm 2009, sau sáu năm phát triển. Trị giá: 1,7 tỷ USD.
• Xe mang nhiều đầu đạn (Multiple
Kill Vehicle), một xe giải phóng nhiều đầu đạn đánh chặn (Kinetic Energy
Interceptor) trên quĩ đạo và phá hủy chúng, kể cả đầu đạn giả. Sau 4 năm phát
triển, các nhà thầu của MDA đã không thực hiện được dù chỉ 1 lần phóng thử. Chương
trình bị xếp xó kể từ 2008. Trị giá: 700 triệu USD.
Cùng với chương trình SBX, hệ thống
Future Combat System (FCS) của chính quyền ông Bush đã tiêu tốn rất nhiều tiền
của mà kết quả gần như Zero. Đã có rất
nhiều chỉ trích về tính không thực thi của những dự án như vậy. Tuy nhiên các
quan chức của Cơ quan Phòng thủ tên lửa vẫn bám vào những khái niệm kỳ lạ, không
được chứng minh hay có thực tế cũng không hề phân tích nghiêm túc về chi phí và
tính khả thi của họ. Cho nên cái khác là SBX kéo dài mãi sau này và đi cùng với
việc thổi phồng mối đe dọa tên lửa Triều Tiên và Iran. Đã có sự đồng lõa để
cùng hưởng lợi chi tiêu từ các thành viên Quốc hội, các cơ quan giám sát để họ
kiên quyết bảo vệ cho chương trình, bất chấp mọi phản đối ngay cả khi các thiếu
sót của họ trở nên rõ ràng.
Những kết luận về tính không khả thi đã xuất
hiện trong các đánh giá trong hàng ngàn trang báo cáo của các chuyên gia, các
cuộc điều trần trước Quốc hội và các hồ sơ theo dõi khác của chính phủ, cùng
với các cuộc phỏng vấn hàng chục chuyên gia hàng không vũ trụ và quân sự.
"Quản lý tổ chức là một trong các kỹ thuật nằm trong cửa hàng sở thích của họ," David Montague, cựu lãnh
đạo hệ thống tên lửa cho Lockheed Corp và là đồng chủ tịch của Học viện quốc gia
tài trợ khoa học.“ Họ không biết thực chất cần lấy
cái gì để làm một số thứ thành được việc." Điều này dẫn đến, ông nói, chương
trình "thách thức các giới hạn vật lý và logic kinh tế."
Còn về radar SBX, ông Montague nói:
"Nó lẽ ra đã không bao giờ được xây dựng!"
Tướng không quân nghỉ hưu Eugene
Habiger, cựu lãnh đạo Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ và là thành viên của Hội đồng
học viện quốc gia, nói sai lầm ngớ ngẩn của MDA phản ánh sự thất bại khi phân
tích lựa chọn thay thế hoặc tìm cách dự toán độc lập.
"Họ hoàn toàn tắt ngấm la-la
đất," Habiger nói.
MDA ra đời dưới thời chính quyền
Reagan, họ có 8.800 nhân viên và ngân sách 8 tỷ USD mỗi năm. Các quan chức cao cấp,
những người thúc đẩy bốn chương trình này đã bảo vệ hành động của họ như thể đã
giúp tạo ra một loại tên lửa phòng thủ "kiến trúc" mới. Nói về SBX,
họ bảo rằng nó ít tốn kém hơn so với một mạng lưới các trạm radar trên đất liền
và có thể triển khai nhanh chóng hơn.
Tướng Henry A. Obering III, Giám đốc
Cơ quan phòng thủ tên lửa – MDA vật lộn tranh đấu cho dự án SBX năm 2007. (AP)
Không quên buộc tội cho kẻ đổ vỏ:
chính quyền Obama, Obering nói rằng bất cứ kỳ vọng nào không được hoàn thành
cho SBX và các dự án khác là lỗi của CQ Obama và Quốc hội – vì đã không chịu tăng
gấp đôi chi tiêu.
"Nếu chúng ta có thể ngăn chặn
một tên lửa phá hủy một thành phố Mỹ, chúng ta đã chứng minh toàn bộ chương
trình có giá trị hơn nhiều chi phí khởi của nó."
Giám đốc hiện tại của MDA, Phó Đô
đốc James Syring, từ chối phỏng vấn. Nhưng trong một văn bản trả lời các câu
hỏi, MDA bảo vệ các khoản đầu tư của họ trong 4 chương trình gặp khó và khẳng
định hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia là đáng tin cậy.
"Chúng tôi rất tự tin về khả
năng của mình... và chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu sâu rộng, phát
triển và thử nghiệm những công nghệ mới để đảm bảo chúng tôi bắt kịp với các
mối đe dọa". Ông ta gọi SBX là một "đầu tư tuyệt vời".
Boeing Co., nhà thầu chính của MDA
thiết kế SBX. Raytheon Co. xây dựng các thành phần của hệ thống radar. Cả hai hãng
đều là các nhà thầu quốc phòng lớn nhất thế giới và cũng là những nhà tài trợ
chính trị lớn.
Người phát ngôn của Boeing cho biết SBX có "đủ khả năng để thực hiện vai trò của nó với tốc độ, đúng đắn và độ chính xác."
Còn đại diện của Raytheon thì từ
chối phỏng vấn.
Sau thất bại với Sea-Based X-Band
Radar, tờ The Times và báo giới cũng để mắt đến 1 chương trình khác: Hệ thống
phòng thủ mặt đất pha giữa, Ground-Based Midcourse Defense system hay GMD. Bài toán đặt ra cho GMD khiêm tốn hơn những cũng khó khăn chẳng
kém: ngăn chặn tên lửa của những đối thủ ít oai vệ hơn như Triều Tiên hay Iran,
bằng cách đánh chặn pha giữa, một thách thức kỹ thuật cao.
Tên lửa đánh
chặn sẽ được bắn vào không gian từ các hầm chứa tại căn cứ không quân
Vandenberg ở Santa Barbara County và Ft. Greely
Alaska. Đầu mỗi tên lửa đánh chặn là một "xe
tìm diệt" gắn đầu dò nhiệt được thiết kế để tách khỏi tên lửa đẩy của nó
trong không gian, tự bay đi và đánh trúng đầu đạn đang đến.
Gốc rễ của GMD
đến từ thời chính quyền Clinton. Việc phát triển
nó đã được đẩy mạnh sau khi ông Bush nắm quyền, tháng 12 năm 2002, ông Bush đã
ra lệnh cho Lầu Năm Góc làm việc trong lĩnh vực "tập hợp ban đầu về khả
năng phòng thủ tên lửa" để bảo vệ đất nước Mỹ vào năm 2004.
Ông Bộ
trưởng Quốc phòng khi đó là Donald Rumsfeld đã miễn cho MDA khỏi các qui định
về tiêu chuẩn mua sắm, cho tự do mua công nghệ mới mà không cần xem xét theo
qui định. Tên lửa đánh chặn đã đã được triển
khai trước khi có chiếc “xe tìm diệt” và các thành phần quan trọng khác đã được
chứng minh là đáng tin cậy qua thử nghiệm.
Mặc dù có thiếu
sót, GMD đã hình thành và hoạt động vào năm 2004. Trong 9 cuộc thử nghiệm được tiến
hành kể từ đó, hệ thống này đã đánh chặn thành công tên lửa mô phỏng đối thủ tất cả 4 lần.
Khả năng để
GMD có thể phân biệt được tên lửa thật với mồi giả, các mảnh vụn và các vật vô
hại khác – hay "biết phân biệt" như 1 thuật ngữ phòng thủ tên lửa -
là một nỗi ám ảnh dai dẳng. Để làm được việc đó,
nó cần có radar dẫn đường mạnh mẽ và chính xác. Dẫn đường là chìa khóa để hệ
thống phòng thủ tên lửa có hiệu quả. Nếu không
có radar, hệ thống không thể phân biệt được mối đe dọa nào là thật hay giả, để
phóng “xe tìm diệt”, tìm và tiêu diệt chúng.
Radar cũng phải
cung cấp ngay lập tức và chính xác "đánh giá đã trúng đích" – để xác
nhận rằng tên lửa đối phương đã bị phá hủy. Các chuyên gia quốc phòng nói rằng nếu không có thông tin này, GMD
sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt tên lửa dự trữ có hạn trong kho của họ: 4 ở Vandenberg
và 26 ở Ft. Greely.
Radar cảnh
báo sớm hiện có, đặt ở Alaska, California, Anh, Greenland và trên các tàu Hải
quân, cung cấp một số các khả năng cần thiết. Nhưng
tầm của chúng bị hạn chế bởi độ cong của trái đất, chúng cũng như các vệ tinh
quay xung quanh là không đủ mạnh để xác định xem đối tượng đang đến là lành
tính hay đe dọa.
Radar băng
sóng X là đủ mạnh. Bước sóng ngắn X của phổ sóng
vô tuyến cho phép có được hình ảnh chi tiết hơn, phân biệt tốt hơn.
Kế hoạch
phòng thủ tên lửa được đưa ra dưới thời CQ Clinton mường tượng 9 radar X-band
trên đất liền để bổ sung cho các radar cảnh báo sớm, bao phủ dọc bờ Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương.
Năm 2002,
phải đối mặt với thời hạn cuối cùng của ông Bush cho việc triển khai GMD vào năm
2004, các quan chức MDA đã không thêm nhiều hệ thống radar X-band trên đất liền, thay vì thế họ chọn một phiên bản duy nhất radar trên biển.
Nó sẽ được
đặt tại một bến cảng được chuẩn bị đặc biệt trong quần đảo Aleutian Alaska, một
vị trí lý tưởng cho việc phát hiện cuộc tấn công tên lửa của Triều Tiên, cũng
như sẽ di chuyển xung quanh khi cần thiết.
Đó là lý do
để SBX ra đời.
Thiết kế
của Boeing gọi là radar
khổng lồ đặt trên đỉnh một giàn khoan biển được chế tạo đặc biệt.
MDA có được
cái bệ dàn khoan này từ 1 công ty Na Uy và năm 2003 đã kéo nó qua Đại Tây
Dương đến xưởng đóng tàu ở Brownsville, Texas. Ở
đó, nó được trang bị hệ thống động cơ đẩy, sàn hạ cánh trực thăng và khu sinh
hoạt cho thủy thủ đoàn khoảng 100 người. Cần cẩu nâng radar và mái vòm bảo vệ hình
viên ngọc trai màu trắng của nó.
Kết cấu nửa
nổi nửa chìm này dài gần 125m, cao tương đương tòa nhà 26 tầng và nặng 50.000
tấn.
Tướng Obering
và người tiền nhiệm nói với Quốc hội rằng SBX sẽ hoạt động vào cuối năm 2005, điều
đó chứng tỏ không chính xác.
SBX đạt
tiêu chuẩn cho các tàu thương mại - nhưng các quan chức đã không tính đến tiêu
chuẩn Bản vệ bờ biển nghiêm ngặt đối với tàu thuyền về các điều kiện nguy hiểm
có ở quần đảo Aleutian.
Để đáp ứng
các yêu cầu, MDA đã phải chi hàng chục triệu USD để củng cố SBX chống các con sóng cao đến 9m và các cơn gió dỡ dội ở Adak, Alaska, nơi gọi là "nơi sinh
của gió." Công việc hoàn thành bởi Boeing
vào tháng 9 năm 2007, bao gồm việc lắp đặt tám cái neo nặng 75 tấn thả chìm trong
đáy đại dương tại Adak.
Các quan
chức MDA nói 1 cách hào hứng về khả năng kỹ thuật của SBX: "Nó là radar
mạnh nhất loại này trên thế giới và sẽ cung cấp cho hệ thống (GMD) các phát
hiện tiên tiến và khả năng phân biệt", tướng Obering nói Tiểu ban Thượng
viện ngày 10 tháng 5 năm 2006.
Cơ quan thông
tấn đưa ra khả năng dò tìm của SBX để thực hiện "chức năng đánh giá trúng mục tiêu" quan trọng, thông báo cho các chỉ huy Mỹ ngay lập tức khi
tên lửa đánh chặn phá hủy những tên lửa đang bay đến.
Tại cuộc
họp Thượng viện vào ngày 11 tháng 4 năm 2007, tướng Obering được hỏi về khả
năng của hệ thống GMD phân biệt tên lửa của đối phương với mồi giả. Ông trả lời rằng SBX sẽ giúp cung cấp cho Mỹ "một chân to lớn"
trong vấn đề này.
Để nhấn
mạnh quan điểm của mình, Obering nhiều lần xác nhận rằng SBX có thể nhìn thấy
một đối tượng cỡ 3-inch từ khắp lục địa. "Nếu
chúng ta đặt nó ở Chesapeake Bay, chúng tôi thực sự có thể phân biệt được và
theo dõi đối tượng có kích thước cỡ quả bóng chày tận ở San Francisco", Obering nói với Tiểu ban Thượng viện ngày 25
tháng 4 năm 2007.
Tuy nhiên, điều
mà Obering không nói là vì độ cong của quả đất, SBX sẽ không thể nhìn thấy 1 quả
bóng chày ở khoảng cách như vậy - khoảng 2.500 dặm - trừ khi quả bóng đó ở trên
cao 870 dặm hoặc hơn bên trên San Francisco.
Đó là cao
hơn 200 dặm so với độ cao tối đa dự kiến cho
tên lửa tầm xa của Mỹ có thể đánh chặn, các chuyên gia kỹ thuật
nói với tờ The Times.
"Trong
thế giới thực của các mối đe dọa tên lửa ICBM (tên lửa đạn đạo xuyên lục địa), sự
suy đoán tương tự quả bóng chày này là vô nghĩa," Ông Wendell Mead nói, ông
là kỹ sư hàng không vũ trụ từng phục vụ trong Học viện Khoa học Quốc gia.
Obering,
trong một cuộc phỏng vấn, cho biết nhận xét của mình trước Quốc hội không có ý
định đánh lừa mà là cung cấp cho “người thường” một quan điểm tốt về tầm của
radar. Ông ta nói thêm rằng "Tầm của radar đó xa hơn mọi thứ mà chúng tôi
có."
Điều nữa mà
tướng Obering cũng không nói là năng lực của SBX mà người ta ca ngợi bằng niềm tin đã có 1 khiếm khuyết cơ
bản. Trường quan sát của radar là rất hẹp: 25
độ, so với 90 đến 120 độ đối với radar thông thường.
Các chuyên
gia ví SBX với 1 cái ống hút và nói rằng việc tìm kiếm một chuỗi các tên lửa đang
đến với nó sẽ là phi thực tế. "Đây là một
ống hút vô cùng mạnh mẽ, nhưng đó không phải là cái chúng ta cần," Harvey
L. Lynch, nhà vật lý làm trong Học viện Khoa học Quốc gia nói.
Trong
trường hợp một cuộc tấn công, hệ thống radar cảnh báo sớm trên đất liền có thể,
về lý thuyết, xác định một điểm cụ thể trên bầu trời để SBX để tập trung vào đó.
Nhưng chùm tia của radar khổng lồ nhằm mục tiêu và tìm
lại mục tiêu là một bài thực hành vận dụng chậm chạp. Ở điều kiện chiến đấu,
SBX có thể không tin cậy và có thể không điều chỉnh một cách đủ nhanh chóng, để
theo dấu một dòng tên lửa riêng biệt, các chuyên gia radar cho biết.
Hạn chế của
SBX làm cho nó "không thích hợp với phòng thủ tên lửa đạn đạo," David
Barton, một nhà vật lý và kỹ sư radar, người từng tham gia vào Học viện Quốc
gia và tư vấn cho các cơ quan tình báo Mỹ cho biết.
"Bất cứ nơi nào chùm tia có thể
hướng tới, nó có thể bao phủ bất cứ cái gì bên trong nó," Barton nói.
"Nhưng rõ ràng điều đó không phải là bao trùm toàn bộ Thái Bình Dương để
tìm một dòng các tên lửa tấn công mà phân biệt được trong khoảng nhiều phút… Thậm
chí nếu chỉ có 4 tên lửa để có thể phân biệt chúng."
Ronald T. Kadish, giám đốc MDA từ
năm 1999 đến giữa năm 2004, đã bảo vệ quyết định phát triển SBX, nói rằng nó "4
hoặc 5 lần" ít tốn kém hơn so với việc lắp đặt hệ thống radar X-band trên
đất liền.
Một "cân nhắc quan trọng" khác,
ông Kadish cho biết trong một cuộc phỏng vấn, là các radar trên biển có thể
được đưa vào hoạt động một cách nhanh chóng, so với thời gian cần có để xây trạm
radar X-band tại Alaska hay đàm phán với các chính phủ nước ngoài cho các địa
điểm xây dựng trên đất liền. Ông cho biết SBX "dường như tạo ra cơ sở để dò
tìm và phát hiện mà chúng ta thiếu."
Đánh giá của Học viện Quốc gia, tuy
nhiên, lại thấy rằng MDA không đánh giá cao hoạt động của GMD do đó không cần phải
sử dụng nhiều hơn các hệ thống radar X-band trên đất liền. Báo cáo của họ năm
2012 cho biết, hệ thống phòng thủ trên đất liền có "vấn đề phân biệt phải
được giải quyết 1 cách rất nghiêm túc."
Hội đồng Khoa học Quốc phòng của Lầu
Năm Góc, sau khi xem xét 2 năm, đã đi đạt đến kết luận tương tự vào năm 2011:
"Tầm quan trọng của việc đạt được sự phân biệt pha giữa đáng tin cậy không
thể bị quá nhấn mạnh."
Để giải quyết lỗ hổng này, Mỹ đã lắp
đặt một trạm radar X-band trên đất liền ở Nhật Bản vào năm 2006, và bổ xung cái thứ
2 năm 2014. Hai radar được bố trí ở vị trí tốt để phát hiện các vụ phóng từ
Triều Tiên. Tuy nhiên, cả hai sẽ mất dấu tên lửa sau khoảng cách 930 dặm vì độ
cong của trái đất.
Ông David Barton
cho rằng, để cho tên lửa đánh chặn có đủ thời gian bắn trúng tên lửa kẻ thù,
radar Mỹ sẽ phải theo dõi các mục tiêu bay đến 1 cách liên tục sau khi phóng,
"từ cái nôi đến ngôi mộ".
Một trong các chức năng của SBX là
tham gia vào các bài thử nghiệm hệ thống GMD. Một tên lửa giả làm đối phương sẽ
được phóng lên trên Thái Bình Dương, SBX sẽ theo dõi mục tiêu và dẫn đường cho tên
lửa đánh chặn.
Hiệu năng của radar trong những cuộc
thử nghiệm này thể hiện đã bị giảm thiểu.
Trong một thử nghiệm năm 2007,
"SBX bộc lộ một số hành vi bất thường," yêu cầu "hiệu chỉnh phần
mềm," Lầu Năm Góc và Văn phòng đánh giá cho biết trong một báo cáo.
Báo cáo cho biết SBX đã không hoạt
động như radar chính cho mọi thử nghiệm, trong đó nó phải dẫn đường cho tên lửa
đánh chặn để tiêu diệt mục tiêu.
Tháng 1 năm 2010, SBX là radar duy
nhất của cuộc thử nghiệm, trong đó tên lửa đánh chặn đã cố để đánh trúng mục
tiêu phóng lên từ quần đảo Marshall. SBX "đã trình diễn không như mong
muốn và góp phần vào thất bại của tên lửa đánh chặn". Văn phòng đánh giá
báo cáo.
Các chuyên gia bên ngoài, những
người có quyền truy cập vào dữ liệu thử nghiệm từ 2010 nói với The Times rằng
SBX thất bại không "phân biệt được" khoang nhiên liệu chưa cạn của
tên lửa đang rơi hay các vật thể khác với tên lửa mục tiêu.
Thử nghiệm tháng 6 năm 2014, tên lửa
đánh chặn đã phá hủy mục tiêu, nhưng "đánh giá diệt mục tiêu" đã không
đến với chỉ huy kiểm soát hệ thống, theo một báo cáo của Văn phòng đánh giá Lầu
Năm Góc.
Trong một cuộc tấn công, đánh giá diệt
mục tiêu ngay lập tức và chính xác là rất quan trọng.
Patrick O'Reilly, giám đốc MDA 2008-2012
giải thích lý do tại sao: Nếu không có đánh giá, "chỉ huy có thể ra lệnh
cho binh lính bắn thêm tên lửa đánh chặn vào các mục tiêu đã thực sự bị phá hủy
- hoặc ngừng bắn các mục tiêu đã không bị phá hủy", ông nói trong một cuộc
phỏng vấn.
O'Reilly cho biết điều này là
"đáng lo ngại" khi chỉ huy đã không nhận được sự đánh giá đã diệt trong
các thử nghiệm năm 2014.
Phát ngôn viên của MDA, Richard
Lehner, cho biết một cuộc điều tra về vấn đề này "sắp kết thúc".
Các lãnh đạo quân sự cấp cao đã
không còn ảo tưởng với SBX như những năm trước. Cái dàn nổi đã đốt hàng triệu
gallon nhiên liệu để cung cấp điện cho radar hoặc để di chuyển. Nó phải được
tiếp tế trên biển, gió và nước mặn đặt ra những thách thức không ngừng với các
thiết bị nhạy cảm.
Năm 2009, bộ trưởng Quốc phòng
Robert Gates khi đó đã hủy bỏ kế hoạch đem SBX đến gần bán đảo Triều Tiên để
giám sát cuộc thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên. Ông Gates nói ông không thể
biện minh cho chi phí của nhiệm vụ đó, ước tính hàng chục triệu đô la.
Bắt từ hai năm sau đó, quản lý hoạt
động của radar được chuyển từ MDA sang Hải quân. "Đó rõ ràng là một phần
của hệ thống vũ khí lớn trên biển," O'Reilly nhớ lại, ai đã ủng hộ sự dịch chuyển này.
Tư lệnh Thái Bình Dương của Hải quân
Mỹ khăng khăng đòi thay đổi sâu rộng để đem đến cho SBX tiêu chuẩn sống còn đối
với các tàu chiến. Chi phí lên đến hàng chục triệu đô la – điển hình của câu
chuyện uẩn khúc dàn radar nổi.
SBX đã không bao giờ đặt ở bến
Alaskan nơi được chuẩn bị đặc biệt dành cho nó. Năm 2012, nó được hạ cấp để
"hỗ trợ trạng thái thử nghiệm có giới hạn".
Năm 2013, dàn radar đậu nhàn rỗi
trong Vịnh Trân Châu Hawaii hơn 8 tháng.
Đến nay, SBX đã làm hao phí của người
nộp thuế 2,2 tỷ USD, theo Cơ quan phòng thủ tên lửa - MDA.
Chính phủ Mỹ gần đây bắt đầu tìm
kiếm các đề xuất cho radar mới để giúp thực hiện mục đích ban đầu của SBX.
Nó sẽ được đặt ở Alaska, trên đất
liền. Ngày hoàn thành là đến năm 2020, và chi phí ước tính 1 tỷ USD.
Bài viết của David Willman - http://graphics.latimes.com/missile-defense/
Tựa đề tự đặt.
-------------------
92 trường hợp bom hạt nhân bị mất trên
biển đã được xác nhận
Quả bom đầu tiên đồng minh thả xuống
nước Đức trong WW2 chỉ giết chết 1 con voi trong chuồng thú Berlin. NATO tấn công
Nam tư năm 1999 làm chết nhiều động vật hơn là con người. Vũ khí thông minh, như
tên lửa hành trình Tô-ma-hốc được cho là bắn trúng mục tiêu xa 300km hay hơn. Nhưng
chỉ có 2/13 trúng mục tiêu. Có quả bay lướt trên cánh đồng xa mục tiêu đến vài cây
số, nó bay qua đường, lướt trên các bụi cây và nổ trong cánh đồng giết chết 7 con cừu,
1 con bò và 1 con dê. Người nông dân đã giữ cái đầu tên lửa này làm vật kỷ niệm.
Sai lầm của con người, làm máy tinh
thiếu chút nữa đã thực sự đảo lộn mọi thứ. Ngày 5/10/1960, hệ thống cảnh báo sớm
ở Sở chỉ huy Bắc Mỹ báo động có một lượng khổng lồ tên lửa Xô-viết đang bay đến
Mỹ. Cái thực sự xảy ra là lỗi trong 2 chiếc máy tính, chúng đã bỏ đi 2 số 0 từ bộ
phận radar đo xa, chúng đã nhận nhầm ánh trăng phản chiếu từ xa 400 000km là tên
lửa Liên xô đang tấn công nước Mỹ cách đó 4 000km.
Ngày 3/6/1980, máy tính lại báo động
tên lửa Xô-viết tấn công. 100 máy bay B-52 mang bom hạt nhân sẵn sàng cất cánh.
Lỗi máy tính đã được tìm thấy kịp thời, nhưng 3 ngày sau đó, lỗi tương tự lại xuất
hiện và một lần nữa các máy bay ném bom lại bị báo động. Vấn đề sau đó tìm ra là
lỗi trong mạch tích hợp của máy tính, nó tự sinh ra các con số ngẫu nhiên miêu tả
số tên lửa Liên xô phát hiện được.
Ngày 10/1/1984, căn cứ không quân
ở Warren tại Cheyenne bang Wyoming ghi nhận thông báo có 1 tên lửa đạn đạo liên
lục địa Minuteman III đang chuẩn bị phóng từ hầm tên lửa vì máy tính trục trặc.
Để ngăn không cho tên lửa phóng đi, người ta đè lên trên nắp
hầm tên lửa một cái xe bọc thép.
Lịch sử các vụ tai nạn vũ khí hạt
nhân cũng xưa cũ từ khi nó có mặt. Năm 1968, Bộ quốc phòng Mỹ lần đầu tiên công
bố danh sách các vụ tai nạn hạt nhân trong đó liệt kê 13 vụ tai nạn nghiêm trọng
từ năm 1950 đến 1968. Danh sách bổ xung sau đó công bố năm 1980 liệt kê 32 vụ. Cũng
thời gian này, tài liệu của Hải quân Mỹ giải mật theo điều luật tự do thông tin
nêu ra 381 vụ tai nạn có liên quan đến hạt nhân từ năm 1965 đến 1977.
Số lượng tàu nổi tàu ngầm hạt nhân
va chạm trên biển hay một số trường hợp lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm mất
điều khiển phải bỏ tàu, theo tổ chức Hoà bình xanh là trên 120 tàu ngầm gặp nạn
kể từ năm 1956. Có 92 quả bom hạt nhân bị mất đã được xác nhận.