TẬP CẬN BÌNH TIÊU DIỆT “ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN”!

 

Hồ Cẩm Đào bị đuổi ra ngoài trong Đại hội CPC

Mang CS ra chế diễu là Putin đã đốt cháy cây cầu phía sau lưng. Cũng như Putin, ông Tập Cận Bình chủ trương nhà nước Tập quyền, củng cố quyền lực trung ương. Điều này không dung hòa với Tán quyền cộng sản. Loại bỏ giới “Đoàn Thanh niên Cộng sản” tân tự do cấp tiến cũng là Tập Cận Bình đã đốt cháy cây cầu phía sau lưng.

Cả hai đã đốt cháy cây cầu CNCS kết nối với phương Tây, CNCS là học thuyết của phương Tây, ra đời ở London. Không phải bây giờ CNCS mới bộc lộ sự thối tha băng hoại của nó, hay lộ ra bản năng cá nhân tham lam độc đoán của nó. Ngay từ khi ra đời nó đã như vậy, nó ra đời và bén rễ trong sắc dân nông thôn-bán thành thị bị đào thải trong xã hội công nghiệp hóa. Họ cùng đường, nổi loạn và mong muốn lật đổ nhà nước. Đã đủ lâu để CNCS mang gen di truyền phá hoại. Do đó, cứ mỗi lần tiêu diệt CNCS, đất nước lại phát triển. Điều này đã xảy ra dưới thời Stalin, Putin, Tập Cận Bình.

Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc nổ ra, lan rộng ở các thành phố lớn, Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Urumqi (thủ phủ của Tân Cương). Đó là sự quẫy đạp của phe phái cũ, phe “Đoàn Thanh niên Cộng sản” TQ thân Mỹ trong ĐCSTQ. Từ sự kiện bất ngờ trong Đại hội XX, Hồ Cẩm Đào (nắm quyền 2002-2012) bị dẫn giải ra ngoài trong phiên họp là đánh bại nhóm thân phương Tây trong các cơ cấu quyền lực của CHND Trung Hoa, nhưng các "Đoàn Thanh niên Cộng sản" còn có một con át chủ bài - khủng bố xã hội.

Phát triển nhanh chóng để lại tình trạng bất ổn ở Trung Quốc kể từ năm 1989. Lần cuối cùng có các cuộc biểu tình chống Nhật Bản là vào năm 2012 về một vấn đề khá nhỏ liên quan đến tranh chấp các hòn đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sau đó, nó được chuyển sang một mối đe dọa từ bên ngoài, và vào năm 2022 - hoàn toàn là chính sách đối nội của nhà nước.

Có một lý do và nó khá hợp lý, chính sách Co-vi của ông Tập là “khủng bố nhân dân”, không có sự tương tự trên thế giới về thời lượng và quy mô. Chưa từng có ai bị đối xử khắc nghiệt như ở Trung Quốc. Chính sách không khoan nhượng đối với Co-vi đang tiến triển và bây giờ vấp phải phản ứng.

Nhóm quyền lực "Đoàn Thanh niên Cộng sản" mang tư tưởng tự do cấp tiến thân Mỹ

Komsomol là một từ bị lãng quên ở Nga nhưng ở TQ vẫn có ý nghĩa rất lớn. Các nhân vật đi lên từ bệ phóng Đoàn viên không chỉ chiếm các vị trí lãnh đạo nhà nước cao nhất, mà còn tạo thành một mạng lưới quyền lực bao trùm gần như toàn bộ TQ. Nhóm này gồm những ai, hệ tư tưởng của họ là gì - và ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đối đầu giữa "Đoàn Thanh niên Cộng sản" và "hoàng thân"?

Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lý Nguyên Triều, Lãnh đạo Chính phủ Lý Khắc Cường, Trưởng ban Tuyên giáo Lưu Vân Sơn, Chánh án Tòa án Tối cao Chu Khương, các lãnh đạo các Ủy ban khu vực, bao gồm các khu vực phát triển nhanh nhất của đất nước như: Thượng Hải, Trùng Khánh, Quảng Đông - tất cả giới lãnh đạo hàng đầu này, cũng như hàng chục lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố - đã bắt đầu sự nghiệp của họ từ Đoàn thanh niên Cộng sản. Họ thăng tiến sự nghiệp của mình phần lớn là do cựu TBT-cựu CTN Hồ Cẩm Đào, người nắm quyền cao nhất ở TQ các năm 2002 đến 2012. Tất cả đều có chung quá khứ bệ phóng Đoàn Thanh niên, hình thành phe nhóm thượng tầng độc nhất trong ĐCSTQ. Kể từ khi ông Tập Cận Bình củng cố quyền lãnh đạo và phát động "đả hổ diệt ruồi”, ở mức ý thức hệ, đã có cuộc đối đầu tư tưởng đường lối dù ít được công khai. Đó cũng là cuộc đối đầu giữa phe "hoàng thân" của ông Tập – với những Đoàn viên đã thăng tiến, tự coi mình là tự do cấp tiến, thân Mỹ và được quyền thừa kế làm nhà lãnh đạo hàng đầu của TQ.

Con đường qua Thiên An Môn

Đến đầu những năm 80, giới Cộng sản TQ đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng quyền lực rộng lớn: cải cách diễn ra ở một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hóa, đội ngũ Cận vệ Mao đã bộc lộ đen tối hoàn toàn bởi hành động của những kẻ ông ta đỡ đầu - băng đảng bốn người, bè lũ 4 tên do cô vợ lẽ Giang Thanh cầm đầu và hàng chục triệu HVB cuồng tín. Nhưng Đặng đã khá khéo phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính quá lớn này. Ông ta hiểu đốn hạ một cái cây cổ thụ, sẽ để lại khoảng trống cho cỏ dại, cây độc, giun sán khác sinh trưởng. TQ vẫn cần một cái tượng và những người cộng sản làm chỗ dựa niềm tin cho dân chúng, nhưng không liên quan đến "cực tả" của vợ lẽ Mao. Đó là chỗ để nhóm "Đoàn Thanh niên Cộng sản" kiểu Đặng chui ra và sau này trèo tít lên ngọn cây như đã thấy.

Tuy nhiên! Đấu trường Thiên An Môn sớm nổ ra, giới thanh niên trong các trường đại học của đất nước đã cố gắng chứng tỏ là lực lượng đáng gờm. Chúng tụ tập trên Quảng trường và trung tâm các thành phố đòi tự do, dân chủ.

Qui mô và tổ chức chứng tỏ có kẻ giật dây và không ai khác phải ở cấp rất cao, cao nhất là TBT Hồ Diệu Bang, cha đẻ của tổ chức “Đoàn Thanh niên Cộng sản”. Cuộc đấu Thiên An Môn và cuộc đấu trong đảng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, Đặng đã phải dùng đến quân đội để hành động - các cuộc biểu tình biến thành bạo loạn và đã bị đàn áp, giải tán.

Kể từ đó, có một sự cân bằng nhất định giữa "hoàng thân đỏ" và "Đoàn Thanh niên Cộng sản" ở Trung Quốc. Nhưng Thiên An Môn đã để lại sự chia rẽ sâu sắc trong đảng, nó sâu đến mức là điều cấm kỵ để được nói tới ở Trung Quốc. Một minh chứng cho điều này, kể từ 1989, mọi vấn đề liên quan tới Hồ Diệu Bang đều bị kiểm duyệt. Ông ta như thể đã tàng hình biến mất, nhưng kể từ năm ngoái, nhân vật này đã xuất hiện trở lại, ai đó đã cho phép.

Sau Thiên An Môn, Hồ Diệu Bang mất hết các chức vụ, nhân sự trong Đoàn Thanh niên cũng bị thay thế hầu hết. Năm 1992, quyền lực ở TQ thuộc về "người Thượng Hải" Giang Trạch Dân, được cho là, với một số điều kiện ràng buộc nhất định từ Đặng Tiểu Bình, còn sau đó, 10 năm sau là Hồ Cẩm Đào.

Hệ tư tưởng định hướng trong tương lai thuộc về Quân đội hay Đoàn viên?

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là tổ chức nền tảng của nhà nước Trung Quốc hiện đại. Hồng quân TQ xuất hiện sớm hơn nhiều so với nhà nước. Đặng và cả Mao đều ít nhiều là những chỉ huy chiến trường, giới chức trưởng thành trong PLA đã cố gắng thiết lập một nhà nước TQ khả thi theo tầm nhìn xa về chính trị của họ. Trước cải cách thị trường, gần như toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc đã trong tình trạng quân sự hóa và phụ thuộc nhịp điệu duy nhất từ quân đội. Quân đội sau này vẫn là nguồn sức mạnh thực sự của chế độ, thậm chí gần như là khi nói về "đảng" cũng là nói về "quân đội".

Tuy nhiên, có một khái niệm khác nữa gọi là nhóm "hoàng thân" – mô tả không chỉ các nhân vật chính trị có di truyền, có ảnh hưởng, mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn hùng mạnh mới nổi của Trung Quốc, nhưng đồng thời, nền tảng chính của họ, của các tập đoàn cũng là từ nguồn gốc chính quân đội của họ, như mọi khi hay vào vào thời điểm quan trọng, quân đội sẽ đóng vai trò là người bảo đảm cho việc duy trì trật tự quyền lực. Do đó, các bước tiến tư tưởng của các “hoàng thân” để khôi phục truyền thống đế chế Trung Quốc hoặc nỗ lực tạo ra một hệ tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc bành trướng đều có dấu vết quân đội. Khẩu hiệu mới "một đội quân có khả năng chiến thắng trong mọi cuộc xung đột" cũng là sự hồi sinh của truyền thống cách mạng quân sự thời Mao và Bành Đức Hoài, việc tổ chức các cựu chiến binh PLA, việc hình thành một "think tank" để ra quyết định từ họ là những đường hướng để bảo đảm quyền lực của "các hoàng thân-hồng quần”. Câu hỏi liệu Trung Quốc có tham gia vào một "cuộc chiến nhỏ nhưng chiến thắng" vì lợi ích của giới tinh hoa quân sự hay không vẫn nằm trong chương trình nghị sự.

"Đoàn Thanh niên Cộng sản" thu hút quyền lực và sự ủng hộ đông đảo từ dân chúng. Điều này làm cho Trung Quốc ngày càng giống với thời cổ đại, ví dụ, thời La Mã, nơi yêu nước và quân đoàn bảo vệ nhà nước bị cấm đoán bởi các tòa án phổ hiến. Thiên An Môn là nơi diễn tập sức mạnh của đám đông, sức mạnh của sắc nông dân-bán thành thị bất mãn với lòng mong muốn đổi mới và một bậc thang xã hội nhanh chóng.

Đô thị hóa - di cư và định cư hàng chục triệu nông dân trong ranh giới thành thị - là một trong những điều kiện chính để giới Đoàn Thanh niên mở rộng ảnh hưởng. Công cụ khác để mở rộng ảnh hưởng của giới Đoàn Thanh niên Cộng sản là dân nghèo. Đầu thế kỷ, có đến 300 triệu người nghèo đói ở TQ. Chính "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đã tỏ ra quan tâm chăm sóc và là cơ hội tuyên truyền CNCS và mị dân của họ.

Hệ tư tưởng của giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản", gọi một cách tương đối là cấp tiến, dân chủ cải cách, mang lại quyền tự do bình đẳng cho tất cả mọi người.

Nếu giới “hoàng thân” là một đẳng cấp khép kín của những ai được chọn – từ tướng lĩnh quân đội TQ, tuy nhiên gần đây, đã có sự thu nạp ngày càng nhiều giới trí thức, tinh hoa học thức, sinh viên có trình độ cao, thì "Đoàn Thanh niên Cộng sản" là ở tầng lớp thấp, số lượng đông từ dân bán thành thị với khoảng 200 triệu người di cư và nông dân, cũng có giới trí thức trong các thành viên. Nhưng họ là phe phái khác biệt, ảnh hưởng của "Đoàn Thanh niên Cộng sản" trong quân đội là rất hạn chế - Thủ lĩnh Hồ Cẩm Đào cũng từng nỗ lực nắm quân đội, ông ta đã thay thế hàng ngũ lãnh đạo PLA ít lâu sau khi nắm quyền.

Cho dù nghe có vẻ kỳ lạ trong thời đại công nghệ chính trị, nhưng quyết định - con đường nào của Trung Quốc sẽ đi trong tương lai là tùy thuộc phe phái nào thắng thế. Nếu Trung Quốc chọn chiến lược pháo đài, áp dụng học thuyết đối đầu với Mỹ, với Nhật thì đó là xuất phát từ các “hoàng thân” và giới tinh hoa chính trị quân sự, còn nếu Trung Quốc đòi hỏi cơ hội bình đẳng, giá trị phương Tây phổ quát thì đó là phe phái "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đang trên ngựa. Vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi này, thường là có sự hòa trộn của cả hai.

Cái nôi An Huy

"Xương sống" của phe nhóm "Đoàn Thanh niên Cộng sản", còn được gọi là "Tuanpai - 團派" đến từ tỉnh An Huy - nằm trong vành đai của khúc giữa dòng sông Dương Tử. Không có gì tình cờ khi An Huy lại là căn cứ địa của "Đoàn Thanh niên Cộng sản", và cốt lõi khu vực này là An Huy – quê của Hồ Cẩm Đào, Lý Khắc Cường và Uông Dương – một lãnh đạo chính trị, nhà cải cách tự do cấp tiến nhất trong ĐCSTQ.

Chắc chắn rất ít người biết, tình trạng bất ổn đầu tiên của sinh viên đã diễn ra ở đây, ở An Huy, sau đó phát triển thành các sự kiện Thiên An Môn.

Thủ lĩnh của “Đoàn Thanh niên Cộng sản” Hồ Diệu Bang, đến từ tỉnh Hồ Nam lân cận, và giới lãnh đạo từ bệ phóng Đoàn khác, ủy viên BCT tương lai như Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Thành, đến từ tỉnh Hồ Bắc. Do đó, có thể nói nòng cốt của "Đoàn Thanh niên Cộng sản" là những người đến từ một cụm khu vực, mà Lý Khắc Cường đặt tên là "Vành đai sông Dương Tử". Nhân tiện, "Vành đai kinh tế" là một khái niệm khác được chỉ định bởi lãnh đạo của "các hoàng thân" Tập Cận Bình.

Các "Đoàn Thanh niên Cộng sản" cũng phát triển một "sườn phía bắc" – là các tỉnh Thiểm Tây và Nội Mông - một thành viên của BCT xuất thân ở đây là Lưu Vân Sơn; ông này từng nhân vật số 5/7 trong giới lãnh đạo TQ. Thời nắm quyền Ban tuyên giáo, ông ta thả nổi báo chí truyền thông, cực tả thái quá theo hướng phương Tây hóa. Con trai Lưu Vân Sơn là Lưu Lạc Phi, một đại gia chứng khoán, từng được tạp chí Fortune xếp hạng 25 trong số các nhà giàu châu Á. Có tin tức Lưu Vân Sơn hiện lúc này đã bị bắt giữ.

Một cựu lãnh đạo Mặt trận Thống nhất (liên minh các đảng ở TQ) là Lệnh Kế Hoạch cũng đến từ khu vực này, còn Hồ Xuân Hoa từng làm việc ở đây trong một thời gian dài trước khi làm Bí thư tỉnh Quảng Đông.

Thành phần “trí thức” của giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đến từ Đại học Bắc Kinh - chính ở đó, là nơi đào tạo khối kinh tế của Lý Khắc Cường. Nhưng còn một nhóm Đoàn viên khác nữa từ Đại học Thanh Hoa do Hồ Khải Lập (Hu Qili) – cựu thủ lĩnh Đoàn, thành viên BCT. Trong sự kiện Thiên An Môn, Hồ Khải Lập công khai ủng hộ giới đoàn viên thanh niên biểu tình và bị trừng phạt, mất chức uv BCT nhưng vẫn làm Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Máy và Điện tử đến năm 1998.

Lý Tòng Quân, một thành viên thuộc giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" xuất thân An Huy - nắm quyền kiểm soát Tân Hoa Xã cho đến năm 2014. Người kế nhiệm là Thái Danh Chiếu đến từ tỉnh Sơn Đông.

Trò chơi rượu mới bình cũ

Không phải đến tận Đại hội XX mà sau hỗn loạn Hồng Kông 2017, ông Tập Cận Bình đã muốn thay máu chính trị và chuyển đổi hơn nữa cơ cấu nhà nước cho phù hợp tình hình mới. 2017 là năm bản lề, có cuộc bầu cử ở Hồng Kông mà giới thân Mỹ đặt nhiều hy vọng sẽ trở thành hình mẫu dân chủ cho TQ. Nhưng điều này đã không xảy ra, cũng năm 2017 có Đại hội XIX CPC, tại đó một thế hệ lãnh đạo mới được chỉ định và có kỳ vọng thăng tiến ở các nhà tư tưởng tự do cấp tiến, xuất thân "Đoàn Thanh niên Cộng sản" Hồ Xuân Hoa - người là Bí thư Quảng Đông, tỉnh cận kề Hồng Kông, cái ổ bất ổn nhất của TQ. Phương Tây đã rất kỳ vọng Hồ Xuân Hoa kế nhiệm ông Tập Cận Bình. Có lẽ, ai đó đã mộng tưởng bất thành Hồ Xuân Hoa làm Tổng thống được bầu đầu tiên của đất nước này, một phiên bản Gorbachev của TQ.

Bất cứ nơi nào và ở mọi nơi

Sau Đại hội XIX, giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đứng đầu các tỉnh và khu vực Hồ Nam, Giang Tô, Quảng Đông, Trùng Khánh, Quý Châu, An Huy, Thiểm Tây, Hà Bắc và Cát Lâm – không tình cờ, khi hầu hết các tỉnh này nằm trong "Vành đai Dương Tử", những tỉnh nằm ngoài biên giới của nó có lãnh đạo người bản địa đến từ cùng khu vực, ngoại trừ tỉnh Cát Lâm ở phía bắc là một người Mông Cổ. Đó là một sự giảm sút so với trước đó, năm 2013, giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" nắm chức vụ Bí thư/Chủ tịch của 25/31 tỉnh thành Trung Quốc. Có thể nói, những năm này, "Đoàn Thanh niên Cộng sản" gần như kiểm soát hoàn toàn Trung Quốc. Trong số đó, các nhân vật nổi bật là Hồ Xuân Hoa – Bí thư Quảng Đông; Tôn Chính Tài – Bí thư Trùng Khánh và Chu Cường lãnh đạo Tòa án Tối cao Trung Quốc. Cả 3 đều vào Ủy ban thường vụ BCT sau Đại hội XIX.

Nội các Thủ tướng Lý Khắc Cường

Dưới thời thủ lĩnh "Đoàn Thanh niên Cộng sản" Lý Khắc Cường làm thủ tướng, có 7 người đến từ Đoàn Thanh niên. Họ nắm Bộ Kiểm soát, Bộ Hành chính Dân sự, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên Đất đai, Bộ Nông nghiệp và Bộ Văn hóa. Riêng Ttg Lý Khắc Cường trực tiếp nắm 3 bộ. Trong Bộ Chính trị, giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" có Lý Khắc Cường, Lưu Vân Sơn, Lý Nguyên Chương (phó Chủ tịch nước), Lưu Diên Đông (phó Ttg), Lưu Kỳ Bảo (trưởng Ban tuyên giáo) và Hồ Xuân Hoa (chủ tịch Quảng Đông).

Rắc rối của Tập Cận Bình

Với việc ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực ở Trung Quốc, một cuộc chiến chống tham nhũng chưa từng có đã được phát động, nó thường được nhắc đến với cái tên “đả hổ, diệt ruồi”. Tham vọng thăng tiến của các "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đối với danh pháp đảng dường như đã được sử dụng để chống lại họ. Ngay từ đầu chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”, nhân vật Chu Vĩnh Khang – uv BCT, đã trở thành trung tâm của các mũi nhọn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là bề nổi. Trước đó, đã có sự giận dữ của các "hoàng thân" phải loại bỏ quyền lực của "Đoàn Thanh niên Cộng sản" Lưu Vân Sơn, uv BCT, lãnh đạo Ban tuyên giáo. Sau vụ bắt giữ Chu Vĩnh Khang, người ta nói rằng, không có lá bài miễn tử nào cho bất cứ ai ở Trung Quốc.

Đằng sau công cuộc chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình là cuộc chiến tư tưởng. Như đã đề cập ở trên, quyền lực của giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đến từ sự mộng mị xã hội công bằng, tốt đẹp của sắc dân bần cùng bán thành thị và nông thôn, đáng tiếc, lại là đông đảo rộng lớn – cũng không ngạc nhiên, Lưu Vân Sơn, một đồng sự thân cận của Hồ Cẩm Đào và cỗ máy tuyên truyền trở thành công cụ chính của nhóm này. Bây giờ, khi Lưu Vân Sơn bị bắt, ngày càng có ít ai nghi ngờ các cuộc "thanh trừng" là nhằm vào giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" trong khi họ đã cố gắng nắm giữ quyền trong suốt các thập kỷ qua. Vụ bê bối gần đây liên quan đến "Đoàn Thanh niên Cộng sản" là việc xuất bản một video cá nhân của người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Bi Phúc Kiến bôi đen Mao Trạch Đông trong một khung cảnh riêng tư. Bi Phúc Kiến gắn liền với Đài truyền hình trung ương TQ và cũng đến từ Đoàn viên Thanh niên. Có rất nhiều cái tên Đoàn Thanh niên Cộng sản mang họ "Hu" – phát âm gần như là “Hổ” và có lẽ không tình cờ khi “Đả hổ, diệt ruồi” là chiến dịch của ông Tập nhằm vào họ. Đó là Hổ Cẩm Đào, Hổ Diệu Bang, Hổ Khái Lập, Hổ Xuân Hoa; còn TQ được Mỹ ca ngợi là con Hổ mới nổi ở châu Á.


Tiếp theo là gì?

Phía sau các “hoàng thân” của ông Tập Cận Bình là quân đội, còn đằng sau "Đoàn Thanh niên Cộng sản" – là tuyên truyền và ảnh hưởng trong giới quần chúng. Các “hoàng thân” đang cản lại xu hướng tự do hóa thân Mỹ ở TQ, họ cản trở vấn đề Hàn Quốc, coi Hồng Kông, Đài Loan là mảnh đất của TQ và coi Nhật Bản, Mỹ là đối thủ. Khi TQ mạnh lên, sự ủng hộ từ “hoàng thân” của ông Tập Cận Bình sẽ chỉ tăng lên, trong khi "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đang giảm tốc tăng trưởng, còn lượng các nhân vật liên quan đến các vụ bê bối tham nhũng ngày càng lớn. Sự cân bằng đã mất đi khi các thành phần “hoàng thân” mới đi vào trong cơ cấu BCT. Điều này được khẳng định qua Đại hội XX gần đây, quyền lực của ông Tập Cận Bình và phe "hoàng thân" được củng cố, gần như tất cả các nhân vật cao cấp của "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đã bị loại bỏ.

Không có đường lùi, các "Đoàn Thanh niên Cộng sản" sẽ phải tiếp tục tấn công để duy trì quyền lực. Biểu tình chống phong tỏa Co-vi gần đây là cuộc tấn công phản đối của họ nhằm vào chính sách “Zero co-vi” của ông Tập Cận Bình, họ vẫn còn con bài: vận động dân chúng bất mãn biểu tình bạo loạn lật đổ nhà nước, khủng bố xã hội.

Cha đẻ các Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc là ai!?

Có một ông già trầm lặng thường ngồi một mình trên chiếc ghế dài trong công viên Regent ở London. Xung quanh ông ta, các diễn biến xảy ra: đấu tranh nữ quyền, quyền của giới chuyển giới, chống áp bức bất công, biểu tình đủ các kiểu, các màu sắc. Người đó chính là Trần Đại Tôn (陈岱孙), ông ta đã chọn London, cái nôi của CNCS để sinh sống những năm cuối đời.

Năm 1900, Trần Đại Tôn sinh ra ở Trung Hoa. Cậu trẻ sớm theo học tại trường Cao đẳng Anh-Trung, ngôi trường Helin Yinghua có các giáo viên người Anh và người Mỹ này được thành lập vào năm 1881 bởi một ngân hàng và đặt dưới sự giám hộ của người Mỹ.

Trần Đại Tôn sau đó tiếp tục được đào tạo tại vườn ươm tự do dân chủ Harvard. Năm 1926, Trần Đại Tôn trở về Trung Quốc và giảng dạy tại ĐH Thanh Hoa. Sau đó, Trần Đại Tôn làm Viện trưởng Viện Kinh tế và Tài chính Trung ương Bắc Kinh và là giáo sư tại ĐH Bắc Kinh trong rất nhiều năm.

Sự trống rỗng trong thuyết giáo Marx khiến CNCS không có gì để vận hành trong thực tế, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Không có gì để vận hành, không có gì để phát triển. Sự trống rống đó là chỗ để các học trò thân Mỹ của Trần Đại Tôn nổi lên.

Tại Đại hội CPSU cuối cùng của cuộc đời, năm 1952, Stalin nói rằng: “Tôi thấy cần loại bỏ một số yếu tố Chủ nghĩa Marx, gắn một cách giả tạo vào xã hội của chúng ta…”. Còn Putin nói, giáo lý CNCS là cóp nhặt, có thể đọc thấy ở bất cứ nhà thờ nào. Đúng, CNCS chỉ tốt đẹp trên giấy, thì có thể đọc trên giấy thứ tương tự trong Kinh thánh, nguyên bản, cổ truyền hơn. Còn trong thực tế, không thể ứng dụng, không thể vận hành ở bất cứ đâu. Làm thế nào để 3 thằng học việc nhân danh Chuyên chính vô sản đòi lãnh đạo ông thợ cả trong nhà máy?

Trần Đại Tôn để lại nhiều thế hệ học trò, trong đó có Lê Yên Ninh (Li Yining), người sinh cùng năm với George Soros và được coi là cha đẻ của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào năm 1990 cũng như khởi động công cuộc tư nhân hóa các công ty nhà nước TQ. Ba anh em nhà Lê Yên Ninh đều nắm giữ các vị trí quan trọng trong các trường Đại học về tài chính và kinh tế ở TQ.

Trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, Lê Yên Ninh đã gặp may khi chỉ bị đày về nông thôn, dọn cỏ vườn trong 6 năm. Nhưng dưới thời Đặng Tiểu Bình, ông ta đã thăng tiến trở lại và là một trong những nhà lý luận chính về "tự do hóa và mở cửa hòa nhập". Vào những năm 1980, Lê Yên Ninh được coi là “hạt giống đỏ” như Gaidar và Chubais ở Liên Xô. Cũng giống như thế, đề xuất tư nhân hóa quy mô lớn các doanh nghiệp nhà nước của Lê Yên Ninh chỉ dành cho các tay chơi lớn. Giới đầu tư tài chính quốc tế đã đến Trung Quốc nhờ sự tự do hóa và mở cửa của Đặng.

Các học sinh học các trường đạo Tin lành Anh-Mỹ ở Trung Quốc năm xưa, đã quay trở lại để mua và họ đã kiếm được hàng nghìn tỷ đô la nhờ đúng cậu học trò cũ học trường này.

Cũng không ngạc nhiên, con nhang đệ tử Cộng sản của Lê Yên Ninh khá nhiều, ba nhân vật dưới này là tiêu biểu:

- Lý Khắc Cường, thủ tướng Trung Quốc (2013-2023), ông này nói năm 2020 rằng, “Trung Quốc có 600 triệu người ăn xin”, dường như ông ta ám chỉ chính sách phát triển TQ của Tập Cận Bình là thất bại, trong khi ông Tập hứa hẹn sẽ xây dựng TQ thành một “Tiểu Khang”, một xã hội thịnh vượng vừa phải. Lý Khắc Cường đi lên từ Đoàn Thanh niên, là Bí thư Thứ nhất Đoàn các năm 1993-98.

- Lý Nguyên Triều, bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Thượng hải. Sau đó giữ chức Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa từ năm 2013 đến tháng 3 năm 2018. Thời kỳ đó, một phiên họp của Quốc vụ viện đã phê chuẩn việc mở rộng quyền hạn của Tập Cận Bình còn Lý Nguyên Triều xin nghỉ hưu. Giấc mộng kế vị Hồ Cẩm Đào của Lý Nguyên Triều sớm tan vỡ. Ông ta đau sót chứng kiến cảnh phe nhóm suy tàn, phe hoàng thân Tập Cận Bình lên ngôi.

- Lục Hạo năm 28 tuổi, anh ta đã là lãnh đạo của một nhà máy với 5.000 công nhân – chứng tỏ cũng là người có tài năng. Sau này, Lục Hạo làm Bí thứ thứ nhất Đoàn Thanh niên các năm 2008-13, rồi làm Chủ tịch tỉnh Hắc Long Giang ở tuổi trẻ nhất TQ cho chức vụ này. Khi đó, ông ta báo cáo: "Lương của những người thợ mỏ được trả liên tục". Biết được điều láo toét này, họ đi biểu tình phản đối và đòi lương. Lẽ ra, Lục Hạo đã bị sa thải, nhưng lại được phe nhóm che chắn và lên cao hơn, trở thành Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vào năm 2018 và phó Thị trưởng Bắc Kinh. Một thời, Lục Hạo được đánh giá là có tiềm năng làm "lãnh đạo thế hệ thứ 6" (aka TBT vào năm 2020). Nhưng sau đó, sự nghiệp chính trị của Lục Hạo đã đi xuống. Đến tháng 6 năm 2022, ông này chỉ còn giữ chức vụ vô thưởng vô phạt, trưởng một Trung tâm tư vấn nào đó.

Các tác phẩm mà Trần Đại Tôn để lại không nhiều, chủ yếu đề cập lĩnh vực kinh tế: "Lịch sử lý thuyết kinh tế", "Từ kinh tế học cổ điển đến Marx: Giới thiệu tóm tắt về sự phát triển của một số lý thuyết chính" (Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải, 1981).

Nhưng tất cả bây giờ chỉ là cát bụi. Trần Đại Tôn chết năm 1997, ông ta sống thọ, nhưng không đủ lâu để chứng kiến các học trò bị Tập Cận Bình hạ bệ, đặc biệt là không thấy được cảnh Hồ Cẩm Đào bị đuổi ra khỏi phòng họp ngay tại Đại hội đảng, không thấy được CNCS thân Mỹ của ông ta chết như thế nào.

Trần Đại Tôn, nhà kinh tế Marxist


 

Hồng Vệ Binh Mao ở Paris!

 Xứ Buốc bông này cực lạ, dung nạo đủ thứ tạp nham cặn bã khắp thế giới, Trotskyism và Maoism là một ví dụ. Trong vấn đề phát triển Mao giáo ở Pháp không tránh khỏi có bàn tay lãnh tụ Khrushchev. Chống Stalin làm uy tín và hình ảnh Stalin xấu đi rõ rệt, tạo ra bối cảnh bỏ lại khoảng chân không và nó được lấp đầy bằng Mao giáo. Dĩ nhiên, không loại trừ điều này thành Cây Gạo, lãnh địa lâu đời của giới người Hoa, nhưng đó là chủ đề riêng.

Khi xem xét vấn đề tư tưởng và thực tiễn của Maoism du nhập vào Pháp những năm 1960, thấy là khái niệm của Mao phát triển trong bối cảnh Đại cách mạng văn hóa TQ đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình Buốc bông. Maoism ở Pháp tỏ ra có ảnh hưởng đặc biệt đối với tầng lớp sinh viên – Hồng vệ binh tại École normale supérieure ở rue d'Ulm, một địa hạt thuộc Paris. Có điều này là bởi vai trò đặc biệt của nhà lý luận, ông thầy giáo Mác-xít, Louis Althusser. Triết học Maoism đã tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề chỉ trích chính sách thân Moscow-Stalin của ĐCS Pháp và hội sinh viên của họ. Thậm chí, triết gia Althusser còn đặt lại vấn đề với chủ nghĩa Marx nguyên bản, và tư tưởng của ông ta cuối cùng đã khiến các học trò đi đến chỗ đoạn tuyệt với “chủ nghĩa lý thuyết” của ông. Sự đóng góp phong phú của Mao giáo vào văn hóa tri thức Pháp trong những năm 1960, giúp đặt nền móng cho các sự kiện tháng 5 năm 1968, bắt nguồn chủ yếu từ bản chất lý luận và thực tiễn kép của nó. Dưới này nêu 2 đối tượng cụ thể của Maoism: Bản chất bạo lực không thể tránh khỏi của cuộc cách mạng và phương pháp “điều nghiên thực tiễn” theo chủ nghĩa kinh nghiệm thay thế tri thức. Cuối cùng, sau năm 1968, Maoism ở Pháp đã từ bỏ chính Maoism vì nền chính trị dân chủ tỏ ra hữu ích trước những đổ nát kinh hoàng ở Pháp cũng như ở TQ vì Hồng Vệ Binh.

TQ trong giai đoạn 1920-1970 trải qua nhiều biến động và thay đổi, từ nội chiến và cuộc đấu tranh đồng thời với chế độ phong kiến, ​​ruộng đất và giới CNTB dân tộc, sau đó là cuộc chiến chống Quân phiệt Nhật những năm 1930-40, đến tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa năm 1949. Mao nổi lên như một nhà lãnh đạo các nước Thế giới thứ ba trong quá trình phi thực dân hóa sau chiến tranh. Biến loạn loại bỏ Stalin mở ra cuộc đối đầu với Liên Xô, đặc biệt là sau năm 1956, đến cuộc Đại Cách mạng Văn hóa bắt đầu những năm 1960.

Vào nửa cuối thập kỷ 1960, nhà báo Pierre Hervé đã đặt một câu hỏi tự nhiên: “Một ngày nào đó, chúng ta sẽ có một phe bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc trong ĐCS Pháp?"

Ngày nào đó đã đến 2 năm sau khi ĐCS Pháp liên kết với Liên Xô trong các cuộc xung đột với Trung Quốc, Albania và sự e ngại sự kiện Hungary mở ra khả năng du nhập phong trào Maoism vào Pháp. Đó là thời kỳ Pháp gặp khủng hoảng, còn ĐCS Pháp chìm trong bế tắc.

Khó hình dung, giới thanh niên Pháp lại si mê cuồng tín Mao đến vậy nếu không kể đến sự du nhập tư tưởng. Kể từ 1962, một lượng lớn các ấn phẩm của Mao và về Mao, trong đó có Mao tuyển đã được giới lãnh đạo ĐCS Pháp dịch ra tiếng Pháp. Đồng thời, giới du học người Hoa cũng đóng góp đáng kể vào việc phát tán các tài liệu này.

Ông thầy triết gia Marxist Althusser ở rue d'Ulm là nhân vật có công lao chính trong việc trang bị cho giới sinh viên lý luận để khám phá các lựa chọn khác ngoài chủ nghĩa Stalin chính thống. Mặc dù, trên thực tế, Althusser cũng đôi lần chỉ trích Mao. Từ nền tảng ấy, cùng một số yếu tố khác, Mao giáo và Hồng Vệ Binh Pháp ra đời, tuy nhiên, sau Đại văn cách Pháp 1968, ông ta cho rằng, đám sinh viên của ông ta chỉ “bằng cách nào đó tìm thấy chủ nghĩa Mao”.

UJC(ml) - Union des jeunesses communistes marxistes-léninistes được thành lập năm 1966 từ các thành viên ly khai khỏi Hội đoàn thanh niên Cộng sản. Mặc dù cái tên vẫn là Mác-Lê, nhưng thực chất là tổ chức Hồng vệ binh Maoist đúng nghĩa. Thực tế, UJC cũng không phải là duy nhất, nhưng mạnh nhất.

Mang đặc trưng "Cánh tả vô sản cấp tiến", UJC đặc biệt chống trí thức, chối bỏ sách vở và văn hóa truyền thống. Họ thích những khẩu hiệu ngắn gọn trong Mao tuyển. Họ cho rằng, đã là giai cấp công nhân thì nhất nhất phải trải qua giai đoạn “tự căm thù, tự gột rửa chất tiểu tư sản trong mình”. Họ không thích những lý luận khó hiểu trong sách Marx, mà thích “Sách Đỏ” của Mao. Chính Mao mới khai sáng chủ nghĩa Marx cho họ qua những khẩu hiệu đơn giản, dễ hiểu và họ có được quyền “tự do tư tưởng theo cách mà nó không phải là quyền tự do của một nhóm tinh hoa".

Phát triển nhanh chóng, đầu 1968 đám HVB Pháp bắt đầu nổi loạn.

 

Một cảnh bạo loạn tại Paris tháng 5 1968

Đến tháng 5 1968, Đại Văn cách trộn lẫn Thiên An Môn chính thức nổ ra ở Pháp, nhờ mạng lưới rộng lớn, các cuộc biểu tình bạo động xảy ra gần như đồng thời tại các thành phố lớn khắp cả nước.

Cũng như ở TQ, đám HVB Pháp xông vào trường học, nhà máy chiếm giữ, bắt bớ giáo viên và các viên quản đốc. Cũng không kém phần long trọng là các cuộc ẩu đả, bạo loạn đường phố. Đỉnh điểm “Tháng Năm Đỏ, Tháng Năm Tự do”, phong trào HVB lan đến công đoàn và giới công nhân, gần như toàn bộ nền kinh tế và xã hội Pháp tê liệt. Lượng người biểu tình lên đến con số 11 triệu – hơn 20% dân số Pháp khi đó. Chính phủ và TT Charles de Gaulle sợ hãi bỏ chạy sang Đức lánh nạn. Báo giới nói đến một cuộc nội chiến đang diễn ra. Trên các khu phố La tinh ổ chuột nghèo đói ở thủ đô Paris là những cuộc chiến thực sự.

Cảnh sát đàn áp nặng nề không dập tắt được cuộc tổng đình công “Mèo hoang” lớn nhất lịch sử nước Pháp. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5, một số sự kiện đã thay đổi. Chính phủ de Gaulle ký được Thỏa thuận Grenelle vào ngày 27 tháng 5 với giới công đoàn và giới chủ với các điều khoản nhượng bộ. Cuộc phản công của đảng Gaullist tổ chức vào ngày 29 tháng 5 tại trung tâm Paris đã giúp cho de Gaulle tự tin giải tán Quốc hội và bầu cử sớm. Bạo lực và hỗn loạn nhanh chóng chấm dứt sau 7 tuần, công nhân quay trở lại nơi làm việc. Phe chính phủ Gaulle giành thắng lợi lớn hơn nhờ bầu cử.

Không có tin tức các thủ lĩnh Hồng Vệ Binh Pháp bị trừng phạt, còn tổ chức Maoism Union des jeunesses communistes tự giải tán cùng năm 1968.

***

 

Giới thanh niên, sinh viên Maoist biểu tình

Louis Althusser sinh tháng 10 năm 1918. Đến cuối đời, năm 1980, vị triết gia Marxist này gây ra cái chết bi thảm của cô vợ, là nhà xã hội học Rytmann khi ông ta lên cơn hoang tưởng và đã bópcổ bà vợ đến chết. Tuy nhiên, tòa không xét xử vì cho rằng Althusser mất trí nhớ, không nhận thức được hành vi và chỉ phải vào viện tâm thần điều trị trong 3 năm.

Sự sụp đổ team Đoàn viên thanh niên ở TQ

Đoàn Thanh niên Cộng sản, là một trong những cái nôi đào tạo lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc. Nhân vật cao nhất xuất thân từ Đoàn phái là cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng những thành viên đáng chú ý là thủ tướng đương nhiệm Lý Khắc Cường, chủ tịch chính hiệp Uông Dương và "tiểu Hổ" Hồ Xuân Hòa từng được cho sẽ kế nhiệm Tập Cận Bình. Và các nhân vật cao cấp khác như Lệnh Kế Hoạch "hổ lớn bị tiêu diệt", phó chủ tịch nước Lý Nguyên Triều (2012-2017) đều từng là bí thư trung ương Đoàn.

Lý Khắc Cường và Uông Dương bị loại khỏi thường vụ ở tuổi 67. 3 thành viên mới trong thường vụ là thuộc cấp cũ của Tập, như thủ tướng Lý Cường là thư ký của Tập ở Chiết Giang, phó thủ tướng Đinh Tiết Tường là thư ký của Tập ở Thượng Hải, bí thư thường trực ban bí thư Thái Kỳ nhiều năm là thuộc cấp của Tập, chỉ có bí thư ủy ban kiểm tra kỷ luật Lý Hi chưa có thời gian làm việc dưới quyền Tập có thể xem như là sự thoả hiệp để cơ chế kiểm tra kỷ luật còn yếu tố độc lập nhất định. Tiểu Hổ là nhân vật thân cận của lão Hổ (Hồ Cẩm Đào) vào bộ chính trị lúc 49 tuổi, sau 10 năm bị gạt ra bộ chính trị, Đoàn phái không còn bất kỳ thành viên nào trong bộ chính trị.

Ngân sách của Đoàn Thanh niên năm 2012 là 700 triệu nhân dân tệ. Nhưng năm 2021, ngân sách Đoàn chỉ còn 200 triệu tệ trong khi nền kinh tế TQ từ 53 ngàn tỷ tệ 2012 lên 114 ngàn tỷ tệ 2021 .Trong cùng thời gian, số lượng Đoàn viên ở Trung Quốc cũng giảm từ 90 triệu nay còn 70 triệu. Việc Hồ Cẩm Đào rời họp ủy ban trung ương Đảng bất ngờ có thể do lý do sức khỏe hoặc lý do chính trị. Khi Giang đã sắp hết thở, Hồ Cẩm Đào cũng được thấy thở khó khăn thì Trung Quốc chỉ có 1 tiếng nói độc tôn duy nhất.

Nguồn: Thông tin về các điểm nóng xung đột trên thế giới.

 






Vấn đề sử dụng GDP làm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển KT-XH

 Các khái niệm:

- Kế toán là việc đo lường, xử lý, truyền tải thông tin tài chính và liên quan về các đối tượng kinh tế, như công ty, doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh cá nhân và nhà nước. Nó đo lường hoạt động kinh tế và đưa thông tin đến người sử dụng, bao gồm các nhà đầu tư, người và cơ quan quản lý. Người làm công việc kế toán gọi là nhân viên kế toán hoặc kế toán viên. Thuật ngữ "kế toán" hay hoạch toán, báo cáo tài chính… đôi khi được sử dụng đồng nghĩa.

- Tài khoản là đối tượng trong trao đổi, mua bán và thanh toán, nghĩa là đối tượng của kế toán, ví dụ: một khoản vay, một lượng tiền, hay hàng hóa. Một chương mục tiền gửi của cá nhân, tổ chức trong ngân hàng cũng gọi là một tài khoản.

Như vậy, Kế toán là phương pháp, cách thức đo lường, xử lý các đối tượng kế toán. Còn Tài khoản là đối tượng của kế toán. Trong tiếng Anh, tài khoản (account) là tên chung với kế toán, tính toán tài chính hay sổ sách kế toán. Một người dùng đăng ký trên Google hay Facebook cũng gọi là một tài khoản.
Và như đề cập ở dưới, “Hệ thống kế toán quốc gia - System of National Accounts 2008 (2008 SNA)” vẫn bị dịch nhầm lẫn thành <Hệ thống tài khoản quốc gia> nghe như thể khoản tiền gửi nhà nước trong ngân hàng quốc tế!?

Các thuật ngữ, khái niệm cơ bản như vậy vẫn bị sử dụng và giảng dạy lẫn lộn trong các trường ĐH, thử hỏi, những vấn đề phức tạp hơn nhiều, được xây dựng bên trên các khái niệm này sẽ ra sao?
***

Nếu sống vào vài thập kỷ trước, có thể ai đó đã nghe câu này trong báo cáo tổng kết cuối năm: sản xuất X triệu tấn thép, Y triệu tấn thóc… Cứ thế, tiếp tục là máy cày, máy kéo, điều, cà phê… Một bản báo cáo như vậy dài, nhiều con số khó nhớ.

Thời này, theo chuẩn mực phương Tây, không còn con số như vậy nữa. Tất cả được qui thành tiền. Thu nhập của cả một nước, tính bằng tiền gọi là “Tổng sản phẩm nội địa - Gross domestic product hay GDP” và số tiền năm nay trừ đi năm trước theo % gọi là Tăng trưởng kinh tế!
Năm qua, nghe nói Tăng trưởng kinh tế 2,9% nhất thế giới! Khó có ai được xem Tổng cục Thống kê nhà nước tính toán ra con số này như thế nào. Họ cũng không có thời gian, hay đủ trình độ để hiểu biết. Nói chung, Tín điều chồng lên tín điều, Tây hay Ta thì cũng là chế độ Tôn giáo, tồn tại trong niềm tin tín ngưỡng. Các giáo dân chỉ còn cách vỗ tay hoan hô.

Tôi không tin con số tăng trưởng GDP 2,9% hay 0% hay âm%, trừ khi được các số liệu và cách tính thuyết phục. Đó là vấn đề nguyên tắc!
***

Khi mới nhận chức, Phó Ttg Vương Đình Huệ thậm chí có bài đăng báo, bài báo nói rằng: tồn tại 2 cách tính toán thống kê GDP khác nhau, khiến lãnh đạo không biết căn cứ vào đâu để điều hành quản lý đất nước.

Có năm, tỉnh nào cũng báo cáo GDP 2 con số, nhưng GDP cả nước chỉ 1 con số và thuộc top thế giới. Hay tỉnh nọ có một cảng, tỉnh đó tính toàn bộ hàng hóa xuất khẩu vào GDP của tỉnh mình.
Hoặc tỉnh khác, ngang nhiên lấy thu nhập của doanh nghiệp FDI làm thu nhập của mình, họ không hiểu thế nào là “nội địa”, thậm chí ai đó tự hào hàng chữ “Made in Vietnam” trên chiếc đt Samsung là thương hiệu Việt, họ quá thấp kém để đọc được 1 trang tiếng Anh văn bản WTO để hiểu qui định xuất xứ là như thế nào.
Tất cả những vấn đề bất cập và như thể thành tích này cũng vẫn chỉ là vấn đề phương pháp tính hay hình thức, chưa phải là những vẫn đề tồn tại nội trong GDP.

Và mục đích của bài viết này là để hiểu tính khách quan/chủ quan của chỉ số GDP, khi nó ngày càng được sử dụng rộng rãi để đo lường phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội.
***

Chắc chắn, GDP vẫn là công cụ quan trọng để đo lường phát triển kinh tế. Nhưng nói ngay, đo lường nền kinh tế - một thực thể rất phức tạp bằng một chỉ số GDP không khác gì thi hoa hậu bằng số đo vòng 1. Chả lẽ vòng một 1,5 mét, hay 2 mét là hoa hậu!?

Cũng chắc chúng ta đã nghe: GDP thực của Trung Quốc đã vượt Mỹ! Hay tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực châu Á đã chậm lại...
Thật vậy, GDP thể hiện quy mô của nền kinh tế, và tương ứng theo nó là số lượng công ăn việc làm và thu nhập của mỗi người dân, cũng như mức sống và khả năng, tiềm lực kinh tế nói chung. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận: chỉ số GDP có bản chất chủ quan, không thể qui đổi sang các hệ đo lường khách quan khác của nền kinh tế. Do đó, khá dễ hiểu tại sao kể từ lần công bố số liệu GDP chính thức đầu tiên vào năm 1942 cho đến này, cũng là lúc khởi đầu một làn sóng chỉ trích không ngừng về khái niệm này. Thước đo quy mô và sự phát triển kinh tế xã hội bằng GDP mang tính không hoàn hảo. Ngày nay, với nền kinh tế mở, giao thương, quan hệ phức tạp với cả thế giới cùng quá trình chuyển đối số - GDP còn là chủ đề tranh luận, bàn cãi sâu rộng hơn nữa trong giới nghiên cứu, trong cộng đồng khoa học.
***

Trước tiên là khái niệm GDP, sử dụng khái niệm của Hệ thống kế toán quốc gia 2008 (2008 SNA):
Mục 2.138 – Cơ bản, GDP bắt nguồn từ khái niệm giá trị gia tăng. Tổng giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa giá trị sản phẩm và tiêu dùng trung gian. GDP là tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất bản địa cộng với phần (có thể là toàn bộ) thuế trên sản phẩm, ngoại trừ trợ cấp.
Mục 2.139 - Tiếp theo, GDP cũng bằng tổng giá trị sử dụng cuối cùng của hàng hóa và dịch vụ (tất cả các mục đích sử dụng trừ tiêu dùng trung gian) được đo lường theo giá của người mua, trừ đi giá trị nhập khẩu của hàng hóa và dịch vụ.
Mục 2.140 – Tiếp theo, GDP cũng bằng tổng thu nhập chính, phân bổ ở các đơn vị sản xuất bản địa.

Một định nghĩa học thuật hơn được viết như sau: “Tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên lãnh thổ đất nước trong vòng một năm” (Kinh tế học: nguyên tắc, vấn đề và chính trị - McConnell, Brue, Flynn).

Như vậy, đối với doanh nghiệp FDI, giá trị sinh ra trên lãnh thổ VN vẫn được tính vào GDP. Tuy nhiên, như ví dụ với chiếc đt Samsung, nó là giá xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu của hàng hóa và dịch vụ (linh kiện, phần mềm, v, v) và còn thêm chuyển lợi nhuận của họ về chính quốc theo thỏa thuận bảo hộ đầu tư, luật đầu tư nước ngoài và các qui định khác.

Chúng ta đang nói về bất cập của chỉ số GDP, một vấn đề phương pháp luận.
Hãy xem xét 2 vấn đề bất động sản và nhà ở từ 2 nước: Triều Tiên và Việt Nam. Ở Triều Tiên, nhà được xây và phân phối miễn phí, hoặc giá tượng trưng – nói cách khác, nó không phải là hàng hóa. Tương tự là các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục. Do đó, GDP của Triều Tiên là thấp và không phản ánh mức sống thật của họ.

Với Việt Nam, tình hình khác biệt 180 độ. Bất động sản và nhà ở được định giá rất cao, nó được tính vào GDP. Trong những năm qua, tiền tệ hóa lĩnh vực này đã đi vào thu nhập của một bộ phận hoạt động bất động sản với con số khổng lồ, đóng góp % cao trong GDP, nhưng nó cũng không phản ánh mức sống thật của đại bộ phận dân chúng. Ngược lại, nó tác động tiêu cực đến tất cả, từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng vốn đầu tư, và ngay cả ly cà phê chúng ta uống, bát cơm ta ăn hàng ngày.
***

Tất cả hết nợ, một câu chuyện hài hước:
Trong một thị trấn kia, thời buổi kinh tế khó khăn, ai cũng nợ nần tùm lum.
Một hôm, có ông khách du lịch ghé qua. Ông ta vào khách sạn duy nhất trong thị trấn, đặt một tờ 100 USD lên mặt quầy tiếp tân và đi lên chọn phòng.
1. Người chủ khách sạn cầm lấy tờ 100 USD và chạy đi trả nợ cho người bán thịt.
2. Người bán thịt cầm tờ 100 USD và chạy đi trả nợ cho người nuôi heo.
3. Người nuôi heo cầm tờ 100 USD, đi trả nợ cho nhà cung cấp thức ăn.
4. Nhà cung cấp thức ăn cầm tờ 100 USD và chạy đi trả nợ cho cô gái làng chơi của thị trấn, mà trong thời buổi khó khăn đó đã phải cho khách hàng “chơi” chịu.
5.Cô gái chạy tới khách sạn và trả nợ 100 USD cho người chủ khách sạn vì những phòng mà cô ta đã thuê khi đưa khách của mình đến.
6. Người chủ khách sạn khi đó lại đặt tờ 100 USD lên mặt quầy để vị khách du lịch không ngờ vực điều gì.
Đúng lúc đó, sau khi kiểm tra phòng, người khách đi xuống, cầm lấy tờ 100 USD, bảo rằng ông ta không thích phòng nào cả rồi rời khỏi thị trấn.
Không ai kiếm được tí tiền nào. Tuy nhiên, cả thị trấn giờ lại không bị nợ nần và cực kỳ lạc quan khi nhìn về viễn cảnh tương lai.
Và cơ quan thống kê sẽ tính GDP của thị trấn nay là: 600$… và tốc độ tăng trưởng kinh tế là: 600% nữa chứ…

Trên đây chỉ là câu chuyện hài hước. Nhưng nó nói 1 điều sâu xa: đầu tư và dòng chảy tài chính giúp hoạt động kinh tế và lưu thông suôn sẻ, nhưng không chắc đã tạo ra sản phẩm, hay thu nhập của dân cư. Tương tự liều thuốc bổ, không phải lúc nào cũng nâng cao sức khỏe cho người uống nó.
***

Vấn đề thứ nhất: Đối với ngành y tế, giáo dục hay các lĩnh vực phi lợi nhuận hoặc bao cấp, “2008 SNA” cũng đưa ra cách tính toán, khuyến nghị rằng, ước tính theo chi phí của chúng, cộng với việc tiêu thụ vốn cố định. Tuy nhiên, đây là lỗ hổng, phương pháp tính toán này hoàn toàn bỏ qua giá trị thực tế và những thay đổi trong hiệu quả tổ chức, và do đó đánh giá thấp tốc độ tăng trưởng GDP trong lĩnh vực này. Trong tình trạng như vậy, con số GDP sẽ méo.

Vấn đề thứ hai là việc hạch toán hàng hóa của các hộ sản xuất, hay khối nông nghiệp, những người tự trồng lúa, nuôi gà và mỗi năm, chỉ ra chợ mua bán vài lần. Làm thế nào để kế toán danh mục này? Và có cần phải tính toán đến nó hay không? Liệu có nên qui đổi phúc lợi hộ gia đình sang hàng hóa mua bán trên thị trường? Tất nhiên, đây là một vấn đề gây tranh cãi. Nhưng rõ ràng, khoa học kế toán thống kê thế giới không có những công cụ cần thiết để tính toán điều này.

Vấn đề tiếp theo nằm ở việc xác định khái niệm "chỉ số", như là sự phản ánh trạng thái của một thứ gì đó. Đồng thời, đừng nhầm lẫn giữa phản ánh với trạng thái. Bản tính con người quen với cách làm việc trên chỉ số, do đó, sự thay thế các khái niệm thường xảy ra khi thiết lập mục tiêu. Giới lãnh đạo, bị thúc đẩy bởi mục tiêu ‘tốt’ là phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và cải thiện môi trường kinh tế xã hội - thường đặt ra cho mình mục tiêu tăng trưởng GDP. Hoặc, họ thực hiện các so sánh khác nhau trong nền kinh tế, sử dụng một số chỉ số bằng cách này hay cách khác gắn với GDP (ví dụ: GDP tính theo PPP, GDP bình quân đầu người, v.v.).

Thật không may, có nhiều cách để tăng trưởng GDP, chẳng hạn như chặt hết rừng của đất nước và bán chúng để xuất khẩu, bán ruộng làm đất nền BĐS... sẽ dẫn đến một bước nhảy vọt đáng kể trong GDP, hay đơn giản hơn là in tiền, cho vay đầu tư, tiêu dùng… Nhưng theo lẽ thường, sẽ có rất nhiều hệ quả tiêu cực xảy ra sau đó. Sự ra đời của các công nghệ đột phá cũng có thể dẫn đến một bước nhảy vọt về chỉ số này. Các ví dụ trên minh họa cho thực chất của một vấn đề khác do GDP không phân biệt giữa cách tiếp cận mở rộng và chuyên sâu, hay nói cách khác, nó không phản ánh hiệu quả của nền kinh tế (vốn đầu tư), mà lại thường được các chính trị gia sử dụng.

Ở đây trước khi đưa ra 1 ví dụ cụ thể, chúng ta cần dẫn lại câu này: “Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra vào giữa thế kỷ 20 đã làm nảy sinh nhân tố mới của sản xuất - tiến bộ khoa học và công nghệ, nó sớm trở thành nhân tố chính tạo ra tăng trưởng kinh tế. Giá trị thặng dư bắt đầu được hình thành ở mức độ lớn từ trí tuệ do sự ra đời của công nghệ mới, hơn là từ bóc lột lao động làm thuê.”

Ví dụ này không khác gì câu châm ngôn điển hình: Cách chúng ta tiêu tiền tác động ngay đến tương lai của chúng ta. Giả sử ta có 100 tỷ, với 2 cách: Một là đầu tư phát triển công nghệ sản xuất. Hai là xây trụ sở.




Rõ ràng, thuần túy và duy nhất chỉ số GDP trong ví dụ này là vô cùng sai lầm. Cả 2 cách đầu tư đều làm tăng GDP trong ngắn hạn. Nhưng trong dài hạn, chỉ có cách 1 mới dẫn đến tăng trưởng lâu dài, còn cách 2 là con đường cụt. Nói cách khác, GDP hay con số tăng trưởng của nó là một chỉ số khá yếu về hiệu quả, và do đó sử dụng GDP tách biệt với các chỉ số kinh tế vĩ mô, các yếu tố khác là vấn đề!

Không phải là trong thập kỷ qua, cách 1 không được giới lãnh đạo chú trọng, nhưng đáng tiếc làm đâu thua đó. Một số đại dự án bị gọi là tham nhũng, thất thoát! Không, phải gọi là phá hoại mới đúng.

Chúng ta đặt câu hỏi và cũng tự trả lời: Tại sao vốn vay như ODA cho các nước thế giới thứ 3 đều nhằm vào hạ tầng mà không trực tiếp phát triển sản xuất?
Bên cạnh đó, cách chúng ta đầu tư (cách tiêu dùng) cũng là vấn đề tác động đến phân phối thu nhập trong nền kinh tế. Chẳng hạn, rất nhiều, không muốn nói là hầu hết các “đại gia” mới nổi đều trong lĩnh vực bất động sản, tài chính-ngân hàng và hiếm có ở khối sản xuất. Sự phát triển tiếp theo sẽ lại đi theo con đường khá gay gắt trong hàng thập kỷ qua: gia tăng bất bình đẳng và phân tầng xã hội. Có thể thấy rõ rằng trong 30 năm qua, tài sản 10% giàu nhất ở Mỹ vẫn tăng đều đặn, bất chấp khủng hoảng hay phá sản.
Nói cách khác, tăng trưởng GDP như quan sát được ở Mỹ trong hơn 30 năm, thực tế không tác động đến phúc lợi của hơn một nửa dân số Mỹ. Tình hình tương tự ở VN, bất chấp đổi mới hay phát triển, cuộc sống của bộ phận dân chúng nghèo nhất (trong nông nghiệp và vùng sâu vùng xa) thay đổi không nhiều.
Như một kết luận: GDP không phải là thước đo tốt nhất để đánh giá trạng thái bên trong của nền kinh tế. Gia tăng khoảng cách thu nhập, sự phân tầng mạnh mẽ về thu nhập kéo theo nhiều vấn đề xã hội, chẳng hạn như: không thể có được một nền giáo dục hay y tế chất lượng cho các tầng lớp nghèo, gia tăng căng thẳng xã hội, bùng phát bất mãn, phản đối, v.v. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đang trên đường ray CNTB.
Trên thực tế, tổng sản phẩm quốc nội GDP phản ánh những gì mà tác giả của nó, Simon Kuznets đưa ra vào năm 1934 - giá trị tiền tệ của tất cả hàng hóa được sản xuất ở một quốc gia cụ thể trong thời kỳ một năm. Vấn đề là ở chỗ người dân và đặc biệt là các chính trị gia đánh giá quá cao ý nghĩa của chỉ số này, coi đó là mục tiêu chính của sự phát triển và phản ánh tình trạng kinh tế của nhà nước – trong khi bỏ qua những yếu tố, khía cạnh quan trọng khác của nền kinh tế.
***

Cũng đã có một số ý tưởng tìm kiếm các chỉ số hoàn hảo hơn đo lường sự phát triển kinh tế và xã hội, hay các lựa chọn thay thế cho GDP, ví như chỉ số về thu nhập và sự chênh lệch giàu nghèo trong dân số, hay chỉ số phức tạp hơn như Chỉ số Phát triển Con người, Chỉ số Chất lượng Cuộc sống và thậm chí là Chỉ số Hạnh phúc.

Vấn đề chủ yếu là giới lãnh đạo cần hiểu được mục tiêu mà họ theo đuổi: tăng GDP hay cải thiện đời sống của nhân dân là khác nhau và không tương đồng.
Nếu mục tiêu là cải thiện đời sống nhân dân, thì hệ thống đường dẫn và các chỉ số hoạt động nên được sửa đổi để phản ánh chính xác hơn mức độ hài lòng của người dân đối với cuộc sống của họ. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế lấy con người làm trung tâm, chứ không phải nhằm mục đích tạo ra tăng trưởng GDP cho nền kinh tế.

Một cụm từ trong bài báo của David Pilling "GDP đã phát triển nhanh hơn việc sử dụng nó chưa?" trên tờ Financial Times viết: “GDP có thể đã lỗi thời và gây hiểu lầm. Nó có lẽ đã thất bại hoàn toàn trong việc nắm bắt những đánh đổi phức tạp giữa hiện tại và tương lai, giữa lao động và giải trí, giữa tăng trưởng "tốt" và tăng trưởng "xấu". Tuy nhiên, đức tính tuyệt vời của nó vẫn là ở chỗ nó có một con số cụ thể và duy nhất. Trong thời điểm hiện tại, chúng ta có lẽ đã bị mắc kẹt với nó."

Tham khảo:
1. McConnell, Brue SL, Flynn | Economics: principles, problems and politics;
2. System of National Accounts 2008 (SNA 2008). - EC, IMF, OECD, UN, WB;
3. Stiglitz, Sen A., Fitoussi | Misjudging Our Lives: Why Doesn't GDP Make Sense?
4. Dobbs, Manyika, Remes, Woetzel | Is GDP the best measure of growth? - McKinsey Global Institute. - January, 2015;
5. Pilling D. | Has GDP outgrown its use? - Financial Times, July 4, 2014;

TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc!

 Nhiều tờ báo TQ đưa tin TBT Nguyễn Phú Trọng - Việt Nam nhận lời mời của ông Tập Cận Bình đã sang thăm và làm việc tại TQ. Họ gọi đó là “Ngoại giao vĩ đại” và cho rằng một trong các nội dung làm việc giữa 2 lãnh đạo là vấn đề trao đổi kinh nghiệm xây dựng đảng. Ví như tờ The Paper ấn bản tiếng Trung. Viết ngắn gọn ngay trên tiêu đề bài báo của họ như vậy.


TBT Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm TQ ngay sau bế mạc ĐH CPC lần thứ XX, chuyến thăm thể hiện tình hữu nghị truyền thống giữa 2 đảng, 2 nước.

Theo Tân Hoa Xã, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đến TQ nhiều lần, đó là các năm 1992, 1997, 2001, 2003 và 2007, 2011, 2015 và 2017. Sau khi nhậm chức TBT ĐCSVN vào năm 2011, Bác Trọng đã đi thăm TQ vào dịp tháng 10 cùng năm, dịp khác là tháng 4 năm 2015 và tháng 1 năm 2017. TTXVN hôm 29/10 cũng dẫn bài phân tích nói rằng, là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm TQ ngay sau Đại hội XX phản ánh đầy đủ tính đặc thù và tầm quan trọng của mối quan hệ giữa 2 nước.

Cách đây 5 năm, sau khi kết thúc ĐH CPC lần thứ XIX, ông Tập Cận Bình, với tư cách là nhà lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước TQ cũng đã chọn Việt Nam là nơi đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình. Bài viết của TTXVN cũng dẫn lời ông Xu Liping, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết: “Chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng có thể nói là một chuyến “trở lại” của TBT Việt Nam, tương tự như ông Tập Cận Bình đã thể hiện năm 2017. Đó là tình hữu nghị truyền thống của quan hệ Trung - Việt”.

Dù có những bất đồng và mâu thuẫn, quan hệ giữa 2 đảng, 2 nhà nước vẫn được duy trì và củng cố, các sự kiện chính trị quan trọng được tham vấn, trao đổi.

 

TTXVN ngày 27/9 nêu rõ, mối quan hệ 2 đảng, hai nhà nước đã được tiếp xúc và duy trì ở cấp cao, thiết lập các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa các ban ngành trung ương các bên. Mặc dù việc trao đổi giữa hai bên đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của đợt đại dịch nhưng hai bên vẫn duy trì các kênh liên lạc thường xuyên với hình thức linh hoạt và đạt kết quả tốt. Lãnh đạo 2 đảng, 2 nước đã thường xuyên điện đàm và hội đàm trực tuyến trao đổi.

Trả lời phỏng vấn của TTXVN, ông Xu Liping cho biết quan hệ giữa 2 đảng, 2 nước được nâng lên trong thời kỳ đại dịch thay vì giảm đi, đã có sự hợp tác tốt đẹp về vắc xin, vật tư phòng chống dịch, công nghệ chẩn đoán, điều trị và các mặt khác.

Về kinh tế và thương mại, tờ "Nikkei Asia" ngày 25/10 đưa tin, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam trong chiều hướng tăng dần qua từng năm. Thương mại giữa hai nước đã vượt 133 tỷ USD vào năm 2020, cao hơn 3 lần so với năm 2012 - theo số liệu của LHQ. Năm 2021, trong bối cảnh trì trệ và suy giảm kinh tế toàn cầu vì đại dịch, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đạt con số ấn tượng 165,9 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm 2020. Còn trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 117,4 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo TTXVN chỉ rõ, về đầu tư, tính đến ngày 20/8/2022, TQ đứng thứ 6 trong số 139 quốc gia và khu vực đầu tư vào Việt Nam, với 3.453 dự án đang có hiệu lực và tổng vốn đăng ký 22,43 tỷ đô la. Trong 8 tháng đầu năm nay, trong số 94 quốc gia và khu vực đầu tư vào Việt Nam, Trung Quốc đứng thứ 4 với 143 dự án đầu tư và số vốn đăng ký 1,4 tỷ USD.

Tờ The Paper của TQ viết: "Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á và là một quốc gia đích của nguồn vốn đầu tư quan trọng. Việc mở cửa hợp tác và tăng cường năng lực cảng biển của Việt nam sẽ tiếp tục được củng cố trong thời gian gần."

Như TTXVN viết, hiện nay, hai bên đã thiết lập các cơ chế hợp tác, trao đổi như lý luận chính trị-kinh tế-xã hội, đào tạo cán bộ, phối hợp với các cấp ủy địa phương, định hướng dư luận xã hội. Hai bên cũng thường xuyên phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo lý luận giữa 2 đảng để trao đổi kinh nghiệm, thực tiễn trong công tác xây dựng đảng và quản lý nhà nước. Cho đến nay, hai bên đã tổ chức 16 cuộc hội thảo lý luận như vậy giữa 2 đảng. Một nhà nghiên cứu tại ĐH Phúc Đán cho rằng: "Do cả 2 đảng đang phải đối mặt với những thách thức thực sự, đặc biệt là sức ép từ hoạt động 'diễn biến hòa bình' và sự xâm nhập chính trị của phương Tây, 2 bên đã thảo luận về cách thức duy trì ổn định an ninh và trật tự xã hội của hệ thống XHCN trong tình hình mới…. trong đó các nhà lãnh đạo của 2 đảng cần trao đổi kinh nghiệm về cách thức đấu tranh chống tham nhũng, củng cố nền tảng lãnh đạo và xây dựng đảng, v.v. Cùng nhau tìm hiểu lý luận, thực tiễn phong phú và phát triển trong công cuộc xây dựng CNXH”.

Trung Quốc cũng chỉ thực sự đổi mới vào năm 1991, nhưng “đã làm rất tốt và có nhiều kinh nghiệm để giới thiệu với Việt Nam, cũng như là Việt Nam vẫn còn rất nhiều điều để học hỏi từ Trung Quốc” – nhà nghiên cứu Hoàng Hợp nói với The Paper.

 

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch trong 2 năm, nhưng Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt trong phát triển kinh tế. Điều này không tránh khỏi một số đồn thổi từ truyền thông phương Tây rằng “Made in Vietnam đang vươn ra toàn cầu” và “có tiềm năng cạnh tranh thay thế Trung Quốc” hoặc chuyển giao sản xuất từ Trung Quốc đến Việt nam và Việt Nam đóng vai trò thay thế thế vị trị "công xưởng thế giới" của Trung Quốc. Họ thổi phồng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù một số tiếng nói ở Việt Nam coi đó là "rủi ro an ninh", nhưng Việt Nam vẫn chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan là quan điểm chủ đạo. Ông Hoàng Hợp cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài rằng TBT Nguyễn Phú Trọng dự kiến ​​sẽ bày tỏ quan điểm của mình về "giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan đến vấn đề Biển Đông" trong chuyến thăm.

Ông He Jiajie của ĐH Phục Đán nhấn mạnh, sự tương tác giữa lãnh đạo 2 đảng đóng vai trò “bánh lái” nhiều hơn, chủ yếu là “vạch ra phương hướng chung cho sự phát triển trong tương lai của quan hệ song phương”, đồng thời một lần nữa cũng làm rõ tính “cộng đồng chung vận mệnh” có ý nghĩa chiến lược giữa hai nước.

Khái niệm “cộng đồng chung vận mệnh” là của ông Tập Cận Bình đưa ra gần đây, chỉ các nước trong khu vực có mối liên kết địa chính trị, kinh tế , lợi ích và cùng chung những thách thức trước tình hình thế giới đang thay đổi và nhiều biến động.

Theo TTXVN, chuyến thăm TQ của TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam: coi mối quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại và mong thúc đẩy mối quan hệ lâu dài, bền vững giữa 2 nước, phù hợp với tinh thần nhất trí của 2 đảng và lãnh đạo cấp cao 2 nước. Phát triển ổn định, ngày càng hiệu quả và thực chất, đồng thời nêu rõ “sự quan tâm, lập trường và lợi ích hợp pháp” của Việt Nam.

Nhưng cũng cần thừa nhận, như ông Ge Hongliang, giám đốc Viện nghiên cứu An ninh hàng hải TQ nói: "Có một số vấn đề cũ giữa Trung Quốc và Việt Nam chưa được giải quyết, và một số vấn đề mới đã xuất hiện. Các vấn đề cũ như quan điểm lịch sử và vấn đề Biển Đông vẫn là nhân tố chính ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Việt hiện nay. Các vấn đề mới, chẳng hạn như mở cửa và giao lưu quốc tế trong thời đại dịch cũng đang ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Việt”. Tuy nhiên, ông Ge Hongliang tin rằng, chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cho phép thảo luận hầu hết các vấn đề và Việt Nam cũng sẽ đặt ra nhiều yêu cầu hơn về các chủ đề như phát triển công nghiệp và mở cửa biên giới.

Ông Tập Cận Bình, trong chuyến thăm Việt Nam năm 2017 đã chỉ ra nội hàm phong phú của "Tinh thần 4 tốt": Một là, Trung Quốc và Việt Nam nên là những người đồng chí tốt, tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau; Hai là, Trung Quốc và Việt Nam nên là đối tác tốt để hợp tác cùng có lợi; Ba là, Trung Quốc và Việt Nam nên là láng giềng tốt gần gũi trong một ngày không xa; Bốn là, Trung Quốc và Việt Nam nên là những người bạn tốt, những người thường xuyên đến với nhau.

Ông He Jiajie tin rằng nếu tinh thần "láng giềng tốt, bạn tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt" được đưa vào thực tế, Trung Quốc và Việt Nam nên tiến hành các cuộc thảo luận sâu rộng về cách quản lý hợp lý sự khác biệt và thiết lập một phương thức tương tác được thể chế hóa. Điều đó có lợi cho sự tin cậy lẫn nhau để tránh sự leo thang xung đột trên biển đã lan rộng, để tránh lập luận gọi là "cảnh giác với Trung Quốc" của Mỹ khi can thiệp vào việc ra quyết định của Việt Nam.

Ông He Jiajie nói với The Paper: "Hiện nay, sự cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gay gắt, còn sự cân bằng và phòng ngừa rủi ro giữa Trung Quốc và Mỹ từ phía Việt Nam ngày càng trở nên khó khăn hơn. Các nhà lãnh đạo nhân cơ hội gặp gỡ này cũng là một sự xác nhận chiến lược, làm rõ vị trí và nền tảng của quan hệ song phương, củng cố sự tin cậy lẫn nhau tạo để tạo ra động lực cho sự phát triển của quan hệ song phương trong giai đoạn tiếp theo.

Ông Hoàng Hợp nhấn mạnh, bất chấp những khác biệt, Trung Quốc và Việt Nam đang thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và duy trì hợp tác trong các vấn đề như thương mại và sáng kiến ​​"Vành đai, Con đường".

"Sự ổn định và hòa bình mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, vì vậy hy vọng rằng quan hệ Trung Quốc-Việt Nam sẽ tiếp tục giúp đảm bảo ổn định và hòa bình cho cả 2 nước và tất cả mọi người" - ông Hoàng Hợp nói.



 

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...