Xứ Buốc bông này cực lạ, dung nạo đủ thứ tạp nham cặn bã khắp thế giới, Trotskyism và Maoism là một ví dụ. Trong vấn đề phát triển Mao giáo ở Pháp không tránh khỏi có bàn tay lãnh tụ Khrushchev. Chống Stalin làm uy tín và hình ảnh Stalin xấu đi rõ rệt, tạo ra bối cảnh bỏ lại khoảng chân không và nó được lấp đầy bằng Mao giáo. Dĩ nhiên, không loại trừ điều này thành Cây Gạo, lãnh địa lâu đời của giới người Hoa, nhưng đó là chủ đề riêng.
Khi xem xét vấn đề tư tưởng và thực tiễn của Maoism du nhập vào
Pháp những năm 1960, thấy là khái niệm của Mao phát triển trong bối cảnh Đại
cách mạng văn hóa TQ đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình Buốc bông.
Maoism ở Pháp tỏ ra có ảnh hưởng đặc biệt đối với tầng lớp sinh viên – Hồng vệ
binh tại École normale supérieure ở rue d'Ulm, một địa hạt thuộc Paris. Có điều
này là bởi vai trò đặc biệt của nhà lý luận, ông thầy giáo Mác-xít, Louis
Althusser. Triết học Maoism đã tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề chỉ trích
chính sách thân Moscow-Stalin của ĐCS Pháp và hội sinh viên của họ. Thậm chí,
triết gia Althusser còn đặt lại vấn đề với chủ nghĩa Marx nguyên bản, và tư
tưởng của ông ta cuối cùng đã khiến các học trò đi đến chỗ đoạn tuyệt với “chủ
nghĩa lý thuyết” của ông. Sự đóng góp phong phú của Mao giáo vào văn hóa tri
thức Pháp trong những năm 1960, giúp đặt nền móng cho các sự kiện tháng 5 năm
1968, bắt nguồn chủ yếu từ bản chất lý luận và thực tiễn kép của nó. Dưới này
nêu 2 đối tượng cụ thể của Maoism: Bản chất bạo lực không thể tránh khỏi của
cuộc cách mạng và phương pháp “điều nghiên thực tiễn” theo chủ nghĩa kinh
nghiệm thay thế tri thức. Cuối cùng, sau năm 1968, Maoism ở Pháp đã từ bỏ chính
Maoism vì nền chính trị dân chủ tỏ ra hữu ích trước những đổ nát kinh hoàng ở
Pháp cũng như ở TQ vì Hồng Vệ Binh.
TQ trong giai đoạn 1920-1970 trải qua nhiều biến động và thay
đổi, từ nội chiến và cuộc đấu tranh đồng thời với chế độ phong kiến, ruộng
đất và giới CNTB dân tộc, sau đó là cuộc chiến chống Quân phiệt Nhật những năm
1930-40, đến tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa năm 1949. Mao nổi lên như
một nhà lãnh đạo các nước Thế giới thứ ba trong quá trình phi thực dân hóa sau chiến
tranh. Biến loạn loại bỏ Stalin mở ra cuộc đối đầu với Liên Xô, đặc biệt là sau
năm 1956, đến cuộc Đại Cách mạng Văn hóa bắt đầu những năm 1960.
Vào nửa cuối thập kỷ 1960, nhà báo Pierre Hervé đã đặt một câu
hỏi tự nhiên: “Một ngày nào đó, chúng ta sẽ có một phe bất đồng chính kiến
Trung Quốc trong ĐCS Pháp?"
Ngày nào đó đã đến 2 năm sau khi ĐCS Pháp liên kết với Liên Xô
trong các cuộc xung đột với Trung Quốc, Albania và sự e ngại sự kiện Hungary mở
ra khả năng du nhập phong trào Maoism vào Pháp. Đó là thời kỳ Pháp gặp khủng
hoảng, còn ĐCS Pháp chìm trong bế tắc.
Khó hình dung, giới thanh niên Pháp lại si mê cuồng tín Mao đến
vậy nếu không kể đến sự du nhập tư tưởng. Kể từ 1962, một lượng lớn các ấn phẩm
của Mao và về Mao, trong đó có Mao tuyển đã được giới lãnh đạo ĐCS Pháp dịch ra
tiếng Pháp. Đồng thời, giới du học người Hoa cũng đóng góp đáng kể vào việc
phát tán các tài liệu này.
Ông thầy triết gia Marxist Althusser ở rue d'Ulm là nhân vật có
công lao chính trong việc trang bị cho giới sinh viên lý luận để khám phá các
lựa chọn khác ngoài chủ nghĩa Stalin chính thống. Mặc dù, trên thực tế,
Althusser cũng đôi lần chỉ trích Mao. Từ nền tảng ấy, cùng một số yếu tố khác,
Mao giáo và Hồng Vệ Binh Pháp ra đời, tuy nhiên, sau Đại văn cách Pháp 1968,
ông ta cho rằng, đám sinh viên của ông ta chỉ “bằng cách nào đó tìm thấy chủ
nghĩa Mao”.
UJC(ml) - Union des jeunesses communistes marxistes-léninistes
được thành lập năm 1966 từ các thành viên ly khai khỏi Hội đoàn thanh niên Cộng
sản. Mặc dù cái tên vẫn là Mác-Lê, nhưng thực chất là tổ chức Hồng vệ binh
Maoist đúng nghĩa. Thực tế, UJC cũng không phải là duy nhất, nhưng mạnh nhất.
Mang đặc trưng "Cánh tả vô sản cấp tiến", UJC đặc biệt
chống trí thức, chối bỏ sách vở và văn hóa truyền thống. Họ thích những khẩu hiệu
ngắn gọn trong Mao tuyển. Họ cho rằng, đã là giai cấp công nhân thì nhất nhất
phải trải qua giai đoạn “tự căm thù, tự gột rửa chất tiểu tư sản trong mình”.
Họ không thích những lý luận khó hiểu trong sách Marx, mà thích “Sách Đỏ” của
Mao. Chính Mao mới khai sáng chủ nghĩa Marx cho họ qua những khẩu hiệu đơn
giản, dễ hiểu và họ có được quyền “tự do tư tưởng theo cách mà nó không phải là
quyền tự do của một nhóm tinh hoa".
Phát triển nhanh chóng, đầu 1968 đám HVB Pháp bắt đầu nổi loạn.
Đến tháng 5 1968, Đại Văn cách trộn lẫn Thiên An Môn chính thức
nổ ra ở Pháp, nhờ mạng lưới rộng lớn, các cuộc biểu tình bạo động xảy ra gần
như đồng thời tại các thành phố lớn khắp cả nước.
Cũng như ở TQ, đám HVB Pháp xông vào trường học, nhà máy chiếm
giữ, bắt bớ giáo viên và các viên quản đốc. Cũng không kém phần long trọng là
các cuộc ẩu đả, bạo loạn đường phố. Đỉnh điểm “Tháng Năm Đỏ, Tháng Năm
Tự do”, phong trào HVB lan đến công đoàn và giới công nhân, gần như toàn bộ
nền kinh tế và xã hội Pháp tê liệt. Lượng người biểu tình lên đến con số 11
triệu – hơn 20% dân số Pháp khi đó. Chính phủ và TT Charles de Gaulle sợ hãi bỏ
chạy sang Đức lánh nạn. Báo giới nói đến một cuộc nội chiến đang diễn ra. Trên
các khu phố La tinh ổ chuột nghèo đói ở thủ đô Paris là những cuộc chiến thực
sự.
Cảnh sát đàn áp nặng nề không dập tắt được cuộc tổng đình công
“Mèo hoang” lớn nhất lịch sử nước Pháp. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5, một số sự
kiện đã thay đổi. Chính phủ de Gaulle ký được Thỏa thuận Grenelle vào ngày 27
tháng 5 với giới công đoàn và giới chủ với các điều khoản nhượng bộ. Cuộc phản
công của đảng Gaullist tổ chức vào ngày 29 tháng 5 tại trung tâm Paris đã giúp
cho de Gaulle tự tin giải tán Quốc hội và bầu cử sớm. Bạo lực và hỗn loạn nhanh
chóng chấm dứt sau 7 tuần, công nhân quay trở lại nơi làm việc. Phe chính phủ
Gaulle giành thắng lợi lớn hơn nhờ bầu cử.
Không có tin tức các thủ lĩnh Hồng Vệ Binh Pháp bị trừng phạt,
còn tổ chức Maoism Union des jeunesses communistes tự giải tán cùng năm 1968.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét